Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

DSpace at VNU: TIẾP CẬN KINH TẾ XANH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP CHÈ AN TOÀN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 Che an toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.5 KB, 1 trang )

TIẾP CẬN KINH TẾ XANH TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH
TRONG QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP CHÈ AN TOÀN
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
Nguyễn Hùng Cường
Nghiên cứu sinh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Lê Thái Bạt, Bùi Sĩ Nam và Nguyễn Ngọc Tân
Hội Khoa học Đất Việt Nam

Tóm tắt

Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển
kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia
về Biến đổi khí hậu. Phát triển “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh”, tiến tới nền kinh tế
cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế
bền vững. Giảm phát thải ở các khu công nghiệp, tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống,
đồi trọc, phát triển mạnh công nghiệp xanh, dịch vụ xanh, nông nghiệp sinh thái, nông
nghiệp xanh và chè an toàn, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu
bắt buộc và quan trọng trong phát triển “kinh tế xanh” của tỉnh Thái Nguyên, từ đó góp
phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế mạnh (về
công nghiệp, thương mại và du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, có nền văn hóa lành mạnh, đậm đà
bản sắc dân tộc, quốc phòng an ninh vững mạnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân không ngừng được nâng cao.
Tăng trưởng xanh trong quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên là
một nhiệm vụ cấp bách của ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè của tỉnh nói riêng.
Việc áp dụng các quy trình sản xuất như VIETGAP, GAHP, GMP, HCCP trong quá trình
sản xuất kinh doanh mặt hàng chè an toàn, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên (tài nguyên đất).
1. MỞ ĐẦU



Kinh tế xanh bao gồm năng lượng xanh dựa vào năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có
hiệu quả. Kinh tế xanh tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô
nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Thế
giới đã tổng kết trong vòng 300 năm qua, diện tích rừng đã giảm khoảng 40%; 50% diện tích đất
ngập nước đã biến mất từ năm 1900; 60% các hệ sinh thái trên Trái đất cũng như nguồn lợi từ các
hệ sinh thái đang có nguy cơ suy giảm; 1 tỷ người đang rơi vào tình trạng nghèo đói và thiếu lương
thực, tập trung chủ yếu ở châu Phi và châu Á; 900 triệu người phải sống trong các khu ổ chuột với
tốc độ phát sinh 25 triệu người/năm (Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Môi trường, 2012).

376



×