Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

DSpace at VNU: SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC VỊNH TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH đất ngập nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.75 KB, 1 trang )

SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KHÔN KHÉO ĐẤT NGẬP NƯỚC
VỊNH TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga
Nghiên cứu sinh, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học vịnh Tiên Yên đang bị suy giảm, các hoạt động khai
thác, sử dụng đất ngập nước (ĐNN) vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và vai trò
của các cơ quan chức năng chưa hoạt động đủ mạnh. Bảo tồn theo cách truyền thống vẫn
tỏ ra chưa thực sự mang đến những kết quả mong muốn. Nhu cầu thực tế đặt ra đối với
quản lý ĐNN là cần phải có những cách tiếp cận mới, phù hợp và hiệu quả. Sử dụng khôn
khéo ĐNN được đề xuất áp dụng trong bối cảnh đó và nhấn mạnh việc khai thác, sử dụng
tài nguyên ĐNN theo hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ các giá trị vốn có của
nguồn tài nguyên này. Các hình thức khai thác, sử dụng các vùng ĐNN phải phù hợp với
bản chất tự nhiên của chúng để không gây suy thoái tài nguyên và môi trường, đặc biệt
trong giới hạn cho phép có thể phục hồi và gắn với sự tham gia, chia sẻ lợi ích với các bên
liên quan. Trên cơ sở các nội dung, tiêu chí sử dụng khôn khéo và điều kiện thực tế địa
phương, 5 nhóm giải pháp và 22 hoạt động cụ thể được đề xuất, cũng như bước đầu đề
xuất áp dụng thí điểm 2 mô hình tại 2 trong số 4 vùng môi trường tại khu vực ĐNN vịnh
Tiên Yên.
1. MỞ ĐẦU

Đất ngập nước (ĐNN) có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, từ vùng ẩm nhiệt đới đến các vùng ôn
đới và chiếm diện tích khoảng 6% bề mặt Trái đất, tương đương khoảng 8,6 triệu km2 (William
và Gosselink, 2011). ĐNN có vai trò quan trọng đối với đời sống của các cộng đồng dân cư.
Hiện nay, khoảng 70% dân số thế giới sống tại các vùng cửa sông ven biển và xung quanh các
thủy vực nội địa (Dugan, 1990). ĐNN còn là nơi sinh sống của một số lượng lớn các loài động
và thực vật, trong đó có nhiều loài quý, hiếm. Ở Việt Nam, ĐNN rất đa dạng, với diện tích xấp xỉ


58.100 km², chiếm khoảng 8% diện tích toàn bộ các vùng ĐNN của châu Á (Lê Diên Dực, 1989).
Tuy nhiên, ĐNN của thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị suy giảm khá mạnh cả về chất và
lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do tác động của các hoạt động
phát triển kinh tế, xã hội của con người cùng với các vấn đề về quản lý và sử dụng khôn khéo.
Nhu cầu thực tế đặt ra đối với quản lý ĐNN cần phải có những cách tiếp cận mới, phù hợp và
hiệu quả. Bảo tồn theo cách truyền thống vẫn tỏ ra chưa thực sự mang đến những kết quả mong
muốn. Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học (ĐDSH) vẫn đang bị suy giảm, hoạt động khai thác,
sử dụng ĐNN vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và vai trò của các cơ quan chức năng
chưa hoạt động đủ mạnh. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, một khu vực mặc dù giàu có về
các nguồn tài nguyên, nhưng hiệu quả khai thác kinh tế thấp, nhu cầu khai thác tiếp tục gia tăng,

117



×