Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.87 KB, 7 trang )

Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh
Lạng Sơn hiện nay
Lâm Thị Thúy Hoa
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học; Mã số: 60 22 03 08
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thanh Khôi
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Chính sách dân tộc; Văn hóa Việt Nam; Triết học; Lạng Sơn
Content
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và các dân tộc anh em cùng chung sống, luôn yêu
thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Nhận thức được điều này, Đảng ta luôn coi việc hoạch định
và thực hiện đúng chính sách dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong tiến trình
cách mạng. Chính sách dân tộc là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX về công tác dân tộc đã khẳng định: Các dân tộc thiểu
số: Thực hiện tốt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng
và phong phú về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa
trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, có tác động không nhỏ đến nền văn hóa của mỗi quốc
gia. Theo xu hướng tích cực chung của thế giới, chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan, vẫn giữ
gìn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta có những nhận thức mới về vai trò của văn hóa. Các văn kiện Đại
hội của Đảng thời kỳ đổi mới nhất quán khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là
động lực, là mục tiêu của sự phát triển. Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, việc quan tâm đến xây dựng chính sách dân tộc về văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc ở nước ta.
Lạng Sơn, một tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc Bộ nước ta, gồm nhiều dân
tộc cùng sinh sống, trên 83% là đồng bào các dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa,
Sán Chay, Mông,…). Mỗi dân tộc, tuy không hình thành nên những địa bàn định cư riêng biệt,


nhưng có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng tạo nên bề dày
lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời ở tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó, đại bộ phận các dân tộc trên
địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng.
Đồng thời, với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu văn hóa, kinh tế với Trung Quốc, điểm
giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa đã hình thành nên một diện mạo văn hóa Xứ Lạng đa
dạng trong thống nhất, mang tính đặc thù của vùng. Những năm thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nhìn
chung đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển,


đặc biệt, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số còn gặp
nhiều khó khăn.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều chính sách, chương trình mục
tiêu, cùng sự nỗ lực phấn đấu của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh, tình hình văn hóa vùng đồng bào các dân tộc Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói
chung đã có nhiều thay đổi, khởi sắc.
Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó
khăn nên nhìn chung đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Để
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thực sự đi vào đời sống của đồng bào dân tộc trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, tác
giả đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chính sách dân tộc về văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đoàn kết các dân tộc, bình
đẳng dân tộc và khẳng định sự ưu tiên trong chính sách phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu
số.Trong đó, việc bảo tồn phát triển các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc có đóng góp to lớn trong
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, việc thực hiện chính sách
này ở những vùng dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Ngoài các văn kiện của Đảng, các văn bản
pháp luật của Nhà nước quy định về chính sách dân tộc, còn có nhiều quyết định, chương trình,
đề án khoa học, đã quan tâm và nghiên cứu về vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số dưới nhiều góc độ
khác nhau. Có thể kể đến một số như:

Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (2002) của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc miền núi. Nội dung trình bày
những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế
hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc
biệt là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời kiến nghị những giải pháp giải quyết
kịp thời những vấn đề cơ bản như: xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc
sức khoẻ, kiện toàn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn
hóa tốt đẹp của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Đây là tài
liệu tham khảo bổ ích thiết thực cho các cơ quan làm công tác dân tộc và miền núi, các nhà
hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu và đang thực thi chính sách kinh tế - xã hội đối với
vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam (2005), của TS. Lê Ngọc Thắng,
Nhà xuất bản Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Nội dung cuốn sách tác giả trình bày một cách
hệ thống các vấn đề lý luận về dân tộc, vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các
quan điểm cơ bản của vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta. Đồng thời tác giả trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của các nhà nước
phong kiến, thực dân đế quốc, tư bản và một số nước khác trên thế giới. Qua đó tác giả so sánh
để thấy được tính sáng tạo, đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đánh giá những
thành tựu và yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tác giả đề
ra định hướng chính sách dân tộc, đặc biệt là chính sách trên lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới.
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 -2015, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ với mục tiêu chung là nhằm nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, của
các cấp các ngành, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia, đóng góp vào sự nghiệp phát
triển văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa và phục vụ việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị
quan trọng của Đảng và Nhà nước; tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và
phát triển văn hóa, thể thao cơ sở, nhất là khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng



đồng bào dân tộc thiểu số; xóa các điểm trắng về văn hóa, xây dựng những điểm sáng về văn hóa
trên các mặt, trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần.
Đề án Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020, của Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt. Đây là sự kiện quan trọng tiếp tục thể hiện chính sách của Đảng,
Nhà nước trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII.
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hóa dân tộc, có những tác phẩm tiêu biểu như: “Tìm
hiểu văn hóa dân tộc” (2006), Đặng Việt Bích, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. “Văn Hóa Việt
Nam giàu bản sắc” (2010), Nguyễn Đắc Hưng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. “Truyền thống
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” (2006), Vũ Ngọc Khánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
“Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc” (2010),
Nguyễn Văn Lộc, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. “Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt
Nam – Các tỉnh phía Bắc” (2012), Hoàng Lương, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội… đã
trình bày nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam,
nghiên cứu đặc điểm, vai trò bản sắc văn hóa trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa
khi đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập
vào xu thế toàn cầu hóa.
Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn đã xuất bản: Tuyển tập luận văn Hội nghị khoa học Xứ
Lạng – Lạng Sơn (1988), khắc họa nên bức tranh khá hoàn chỉnh về đất nước – con người, kinh
tế - xã hội, văn hóa của Xứ Lạng – Lạng Sơn, đặc biệt về phần văn hóa giới thiệu một vườn hoa
văn hóa đầy sắc màu bao gồm truyện thơ, lễ hội, diễn xướng, dân ca Sli lượn,…
Ngoài ra, còn có các luận án, thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến đề tài này như:
Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật
Việt Nam (1994), Luận án Tiến sĩ của Cù Huy Chử.
Văn hóa Mai Pha ở Lạng Sơn (2000), Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Cương.
Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện
đại hóa (2001), Luận án Thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Thủy.
Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại
(2007), Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Đặng Thành Đạt.
Vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (2009), Luận án

Tiến sĩ Triết học Phạm Thanh Hà.
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn (2009), Luận án Tiến sĩ của Hoàng Văn
Páo.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn
hiện nay (2011), Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Thanh Mai.
Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá trình đổi mới
kinh tế - xã hội (2012), Luận án Tiến sĩ của Bế Văn Hậu...
Các tác giả đều tập trung vào vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
bối cảnh chung của xã hội, hoặc nói đến chính sách dân tộc chung, chưa đề cập đến chính sách
dân tộc trên trên những lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là về văn hóa.
Riêng tỉnh Lạng Sơn, các công trình nghiên cứu chỉ tâp trung vào từng nét văn hóa đặc
trưng của một dân tộc cụ thể, chưa trình bày một cách một cách toàn diện và đầy đủ về chính
sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, đề tài tôi chọn sẽ không trùng lặp với các đề
tài, công trình nghiên cứu đã công bố. Những tài liệu trên giúp ích cho việc tham khảo, đối
chứng, so sánh trong quá trình nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế
trong việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đưa ra những


quan điểm và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách dân tộc về
văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Luận giải khái quát những nội dung lý luận cơ bản về chính sách dân tộc, văn hóa, và chính
sách dân tộc về văn hóa và việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa nói riêng trong việc thực
hiện chính sách dân tộc nói chung.
Mô tả, phân tích, đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa
và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn.
Phân tích một số quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng, Nhà nước và tỉnh Lạng Sơn về

chính sách dân tộc, luận chứng những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách dân tộc về văn hóa trong tỉnh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Được thực hiện dựa trên những nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn
hóa và chính sách dân tộc, đồng thời đề tài có kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các ngành
khoa học xã hội và nhân văn có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc về văn hóa. Tiến hành đi thực tế tại các đơn vị trực
tiếp làm công tác dân tộc tại địa bàn, thu thập thông tin, số liệu thống kê về tình hình văn hóa, ưu
điểm cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa của Đảng và
Nhà nước ta.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh
Lạng Sơn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở cả các dân tộc đa số và thiểu số của tỉnh Lạng Sơn, thời gian chủ yếu từ khi có Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (năm 1998) đến nay.
6. Đóng góp mới của luận văn
Dưới góc độ chính trị - xã hội, làm rõ những những thành tựu đạt được trong quá trình
thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở Lạng Sơn đồng thời chỉ ra những hạn chế cần được
khắc phục.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
trên lĩnh vực văn hóa trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu của đất nước và quốc tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, đặc
biệt là chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, luận văn có thể cung cấp nguồn tài

liệu để cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành có liên quan đề ra những chính sách cụ thể đối
các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng
Sơn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương (6
tiết).
Chương 1: Chính sách dân tộc về văn hóa và những nhân tố tác động đến chính sách dân
tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn hiện
nay.


Chương 3: Những quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện chính sách dân tộc về văn hóa ở Lạng Sơn hiện nay.

References
1. Đặng Việt Bích (2006), Tìm hiểu văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới, những thời cơ và thách
thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Cương (2000), Văn hóa Mai Pha ở Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ.
4. Nông Quốc Chấn, Tô Văn Đeng (1995), Ba mươi lăm năm gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa
các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Cù Huy Chử (1994), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền
văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
6. Đinh Xuân Dũng (2010), Phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Thời đại, Hà Nội.
7. Lê Tiến Dũng (2011), Văn hóa cội nguồn sức mạnh Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự

thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI (số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đặng Thành Đạt (2007), Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt
Nam thời hiện đại, Luận án Tiến sĩ Lịch sử.
18. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Duy Đức (2010), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm
đổi mới (1986-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Duy Đức (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề
phương pháp luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2012), Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới
và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
23. Bế Văn Hậu (2011), Văn hóa mặc người Tày Lạng Sơn, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (3),
tr30.



24. Bế Văn Hậu (2012), Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong
quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, Luận án Tiến sĩ.
25. Dương Phú Hiệp (2010), Tác động của toàn cầu đối với sự phát triển văn hóa và con người
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa X(2000), Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về
dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
34. Phạm Mai Hùng (2005), Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) và sự quán triệt những quan điểm của
chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, Di Sản văn hóa, (2), tr24-27.
35. Nguyễn Đắc Hưng (2010), Văn Hóa Việt Nam giàu bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
36. Vũ Ngọc Khánh (2006), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
37. Lê Văn Liêm (2013), Văn hóa và văn hóa tộc người cảm nhận từ những góc nhìn, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Lộc (2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc
thiểu số ở Việt Bắc, Nxb ĐH Thái Nguyên, Thái Nguyên.
39. Hoàng Lương (2012), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam – Các tỉnh phía Bắc, Nxb
Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội.
40. Lê Hồng Lý (chủ biên), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo trình quản lý di sản
văn hóa với phát triển du lịch (Giáo trình dành cho sinh viên ĐH và CĐ các trường Văn hóa
– Nghệ thuật), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Xuân Nam (2013), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa – Một góc
nhìn từ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Vi Hồng Nhân, Ngô Quang Hưng, Trịnh Thị Thùy, Nguyễn Gia Lâm (2004), Hỏi đáp về xây
dựng đời sống văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
43. Mai Hải Oanh (2011), Quan hệ giữa xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế ở nước ta hiện
nay, nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
44. Hoàng Văn Páo (2009), Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ.
45. Phạm Nhân Thành (2011), Văn hóa các dân tộc ít người Việt Nam – Hội văn nghệ dân gian
Việt Nam, Nxb Dân Trí, Hà Nội.
46. Bế Trường Thành (2011), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội.
47. Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Giáo trình
dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng các ngành KHXH & NV, Nxb Trường ĐH Văn hóa,
Hà Nội.
48. Hồ Bá Thâm (2012), Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
49. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (2012), Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong
quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Thị Phương Thủy (2001), Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( từ các tỉnh miền núi phía Bắc ) Luận văn Thạc sĩ
Triết học.
51. Phạm Ngọc Trung (2010), Văn hóa thời đại toàn cầu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


52. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Việt Nam, nxb Thanh Niên, Hà Nội.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2013), Kế hoạch: Phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân
sách Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2014, Nxb Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn,
Lạng Sơn.
54. Lê Xuân Vũ (1989), Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
55. Dương Lộc Vượng (2006), Văn hóa – văn nghệ xứ Lạng một góc

nhìn: Tập tiểu luận
nghiên cứu phê bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
56. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VIII), về “ Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (1998-2013), Nxb Sở Văn
hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn.



×