Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: SỬ DỤNG CÔNG CỤ BẢNG BIỂU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.9 KB, 7 trang )

SỬ DỤNG CÔNG CỤ BẢNG BIỂU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
ThS. Hoàng Thanh Tú – Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN
(Tạp chí Thiết bị dạy học số 49, tháng 9-2009)
Kiến thức môn Lịch sử mang những đặc điểm riêng, trong đó đặc điểm cơ bản là tính
không lặp lại. Trong từng bài học, học sinh (HS) lại biết đến những sự kiện, nhân vật lịch sử
mới. Vì vậy HS thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, khái niệm
lịch sử đã học. Trong các bài thi môn Lịch sử ở kì thi vào đại học, cao đẳng những năm gần
đây, nhiều HS đã nhầm lẫn các sự kiện lịch sử cơ bản, nhầm lẫn tên các nhân vật lịch sử cũng
như đóng góp của họ. Bài viết giới thiệu cách thức thiết kế và sử dụng công cụ bảng biểu
hướng dẫn HS ôn tập nhằm đạt mục tiêu ghi nhớ kiến thức cơ bản của môn học, rèn luyện
các kỹ năng và hình thành thái độ học tập bộ môn đúng đắn.
1. Công cụ bảng biểu là gì?
Một cách hiểu chung nhất công cụ bảng biểu là những công cụ dùng để trực quan hóa
thông tin giúp chúng ta không chỉ dễ dàng nhận biết mà còn tìm ra mối liên hệ giữa các thông
tin ấy.
Vận dụng vào quá trình dạy học, công cụ bảng biểu được sử dụng nhằm hướng dẫn
HS suy nghĩ, sắp xếp và trình bày những kiến thức đã học theo chủ đề nhất định dưới dạng
hình ảnh trực quan (bảng, biểu, sơ đồ…).
2. Các loại công cụ bảng biểu và cách thức thiết kế, sử dụng
Trong dạy học Lịch sử, giáo viên (GV) có thể sử dụng nhiều loại công cụ bảng biểu
hướng dẫn HS ôn tập, tổng kết những kiến thức đã học. Có thể chia thành 3 loại công cụ cơ
bản là bảng, biểu đồ và sơ đồ.
* Bảng gồm bảng niên biểu, bảng so sánh, phân loại
Bảng niên biểu là loại bảng liệt kê các sự kiện cơ bản sau khi học xong một giai đoạn
lịch sử. Niên biểu gồm hai loại cơ bản: niên biểu tổng hợp và niên biểu chuyên đề. Cấu trúc
bảng niên biểu thường chia làm 2 hoặc 3 cột dọc gồm: niên đại, sự kiện, ý nghĩa lịch sử.
Ví dụ: Bảng niên biểu về diễn biến Cách mạng tháng Tám 1945 (Lịch sử lớp 12)
Niên đại

Ý nghĩa lịch sử



Sự kiện

13-8-1945

Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Đảng chớp đúng thời cơ, chính thức
Quân lệnh số 1
phát lệnh Tổng khởi nghĩa

14 đến 15-8-1945





16 đến 17-8-1945
18-8-1945
19-8-1945
1




Bảng so sánh là loại bảng tổng kết nhằm rút ra những điểm tương đồng hay khác biệt
giữa những sự kiện lịch sử cơ bản theo tiến trình lịch sử (lịch đại) hoặc cùng thời kì (đồng
đại). Cấu trúc bảng so sánh thường gồm các cột dọc thể hiện đối tượng cần so sánh còn hàng
ngang thể hiện các tiêu chí để so sánh.
Ví dụ: Bảng so sánh giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại
Lãnh địa phong kiến


Thành thị trung đại

Tiêu chí
1. Thời gian hình thành

….

...

2. Hoạt động kinh tế
3. Dân cư
4. Chính trị

Bảng phân loại là loại bảng dùng để xác định các sự kiện lịch sử theo tính chất, đặc
điểm hoặc chủ đề nội dung; xác định những đặc trưng nội hàm của một khái niệm lịch sử
hoặc phân loại thông tin đúng sai:
- Bảng phân loại các sự kiện lịch sử được cấu trúc linh hoạt, trong đó cột dọc định
hướng cho HS sắp xếp sự kiện cùng tính chất, đặc điểm hoặc theo chủ đề nội dung.
Ví dụ: Sắp xếp các sự kiện vào bảng dưới đây theo các chủ đề nội dung:
a. Tuần lễ đẫm máu diễn ra ở Pari
b. Cuộc tổng bãi công bắt đầu ở Mat-xcơ-va rồi chuyển thành khởi nghĩa vũ trang
c. Phong trào Hiến chương ở Anh….
Phong trào công nhân quốc tế
thế kỉ XIX

Cách mạng Nga 1905-1907

Công xã Pa-ri




- Bảng xác định đặc trưng nội hàm của khái niệm: cột dọc định danh khái niệm, hàng
ngang là các đặc trưng nổi bật của khái niệm. HS sẽ đánh dấu + vào ô tương ứng với đặc
trưng liên quan đến khái niệm, điền dấu - vào ô tương ứng đặc trưng không liên quan đến
khái niệm1. Loại bảng này còn có thể được thiết kế gồm 3 cột dọc (định danh tên khái niệm,
hoàn cảnh lịch sử và giải thích khái niệm) nhằm hướng dẫn HS ôn tập các khái niệm đã học.
Ví dụ:
Khái niệm

Hoàn cảnh lịch sử

Giải thích

1

Xem bài viết: Hoàng Thanh Tú, Một số kĩ thuật kiểm tra đánh giá vận dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Tạp
chí Giáo dục số 156 (kỳ 2, tháng 2/2007).

2


Cải tổ

Công cuộc cải tổ do M.Goóc-ba-chốp tiến Tổ chức lại nền kinh tế, chính trị, xã
hành ở Liên Xô từ 1985 – 1991. Hậu quả hội theo những yêu cầu mới, nguyên
là chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, Liên tắc mới.
bang CHXHCN Xô Viết tan rã.

- Bảng phân loại thông tin đúng sai: gồm 3 cột dọc và các hàng ngang (tương ứng với
các nội dung cần xác định), học sinh sẽ đọc và đánh dấu (X) vào cột ghi đúng hoặc sai cho

các nội dung kiến thức đã học.
Ví dụ:
Đúng

Nội dung

Sai

1. Trật tự hai cực I-an-ta chi phối toàn bộ nền chính trị thế giới và các
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã là do sự chống
phá điên cuồng của các thế lực đế quốc phản động
….

* Loại biểu đồ: gồm biểu đồ K-W-L, biểu đồ cốt truyện, biểu đồ Venn và biểu đồ khái
niệm
Biểu đồ Biết – Thắc mắc – Hiểu (Biểu đồ K-W-L) liên tưởng, tổ chức những nội dung
HS đã biết, muốn biết và học được sau bài học. Phần “Biết” kích hoạt kiến thức tiềm tàng
của học sinh về một chủ đề nào đó (“What I Know?”), Sau đó, học sinh làm việc một mình
hoặc cùng với nhóm bạn để đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung sắp học và ghi vào
phần Thắc mắc (What I Want to know?). Sau bài học HS sẽ ghi lại những nội dung bài học
vào phần Hiểu (What I Learned). Biểu đồ này được dùng khi bắt đầu một bài học mới, tham
khảo trong suốt bài học và dùng để tổng kết vào cuối bài học.
Ví dụ: Biểu đồ K-W-L cho bài “Trung Quốc thời phong kiến” (Lịch sử lớp 10):
Ghi lại những gì em biết về “Trung Quốc thời cổ đại” (trong bài Các quốc gia cổ đại phương Đông).
Sau đó viết ra những câu hỏi cho những điều em muốn biết về “Trung Quốc thời phong kiến”. Khi hoàn thành
bài học, hãy ghi lại những gì em đã học được.
Những điều em Biết

Những điều em Thắc mắc


Những điều em Hiểu được sau bài học



...

...

Biểu đồ cốt truyện (Storymap) định hướng cho HS trong việc xây dựng các ý tưởng
hoặc trình bày thông tin về các nhân vật, sự kiện lịch sử theo lôgic “cốt truyện”.
Ví dụ:
3


Chủ đề: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX

Giới thiệu

Kể về các nhân vật
lịch sử tiêu biểu trong
cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược
từ 1858 đến cuối thế
kỉ XIX

Chủ đề 3: Nguyễn Hữu
Huân - vị thủ khoa yêu nước
Nội dung: …


Chủ đề 1: Phạm Văn Nghị
và đội quân nghĩa dũng
Nội dung: …

Chủ đề 2: Trương Định –
Bình Tây Đại nguyên soái
Nội dung: …

Chủ đề 4: Nguyễn Trung
Trực và câu nói nổi tiếng
Nội dung: …

Chủ đề 5: Nguyễn Tri Phương
bảo vệ thành Hà Nội
Nội dung: …

Biểu đồ cốt truyện trên được thiết kế nhằm hướng dẫn học sinh ôn tập một nội dung
quan trọng của phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX (chương I - Lịch sử lớp
11). Số chủ đề sẽ được phát triển thêm cho phù hợp với tên các nhân vật lịch sử và công lao
của họ. Khi bắt đầu học chương này, GV cung cấp cho HS biểu đồ cốt truyện với phần giới
thiệu chủ đề, sau từng bài HS sẽ từng bước hoàn thiện biểu đồ này bằng cách điền chủ đề và
thông tin về từng nhân vật lịch sử tiêu biểu nhất. Kết thúc chương HS hoàn thiện biểu đồ và
dựa vào đó để kể về các nhân vật lịch sử.
Biểu đồ Venn được tạo thành bởi 2 hay nhiều vòng tròn đan vào nhau. Loại biểu đồ
này phù hợp cho phân loại hoặc so sánh các sự kiện, khái niệm lịch sử. Các điểm tương đồng
giữa các chủ đề được liệt kê ở phần giao nhau giữa hai đường tròn. Các điểm khác biệt được
liệt kê riêng ở từng đường tròn.
Ví dụ dưới đây là Biểu đồ so sánh điểm giống và khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và
phương Tây (Lịch sử lớp 10):


4


Điểm riêng
(Phương Đông
cổ đại)

Điểm riêng
(Phương Tây
cổ đại)

Điểm
chung


Những thông tin gợi ý trong biểu đồ trên định hướng cho HS điền những từ khóa ngắn
gọn thể hiện đặc điểm của mô hình xã hội thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây.
Biểu đồ khái niệm (Concept Chart) được mô hình hóa theo nhiều kiểu, có thể theo
kiểu mạng (nên còn được gọi là sơ đồ mạng, sơ đồ tư duy2), hoặc là sự gắn kết giữa một hình
ảnh đặc trưng cho khái niệm và những từ khóa ngắn gọn giải thích nội hàm khái niệm. Có 2
cách học qua biểu đồ khái niệm: thứ nhất, HS lựa chọn 1 hình ảnh (tư liệu do GV cung cấp
hoặc HS tự vẽ dưới dạng biểu tượng) đặc trưng cho khái niệm và ghi những từ khóa giải
thích các đặc trưng cơ bản của khái niệm (kết hợp trình bày bằng lời); thứ hai, GV chọn một
khái niệm quan trọng có liên quan đến nhiều khái niệm khác, HS tự lập biểu đồ (hình bánh
xe, mặt trời…) và các từ khóa ghi các khái niệm liên quan hoặc giải thích đặc trưng của khái
niệm ấy.
* Sơ đồ (Graph) gồm nhiều loại như: đường trục thời gian, sơ đồ chuỗi sự kiện, sơ đồ
mạng và sơ đồ hình cây3. Cấu trúc của Graph bao gồm các đỉnh được mô hình hóa bằng
những vòng tròn hoặc hình vuông, hình chữ nhật để thể hiện những kiến thức cơ bản và cung

là những đường định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện mối quan hệ
lôgic giữa các đỉnh (kiến thức cơ bản). Các bước lập Graph được tiến hành theo ba bước cơ
bản: xác định kiến thức cơ bản, tóm tắt theo các hình quy ước và xếp đỉnh, lập cung.
Đường trục thời gian (Timeline) có cung được thiết kế bằng một mũi tên định hướng
còn đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện và các mốc thời gian tương ứng. Loại sơ đồ
2

Xem: Tony Buzan (2008). The Buzan’s Study Skills Handbook (Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp
Buzan). NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
3

Xem bài viết: Hoàng Thanh Tú, Sử dụng phương pháp Graph hướng dẫn HS ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT (trong cuốn “Đổi mới nội dung, phương pháp DHLS ở trường phổ thông”, Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB ĐH Sư
phạm, tr492.499).

5


này phù hợp cho việc tổng kết các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử theo tiến
trình thời gian.
Sơ đồ chuỗi (Chain of Events) có các đỉnh mô hình hóa bằng hình vuông hoặc hình
chữ nhật và các cung mô hình hóa bằng những mũi tên thẳng định hướng. Loại sơ đồ này
dùng để ôn tập một chuỗi các sự kiện quan trọng của một giai đoạn lịch sử hoặc các sự kiện
lịch sử có mối liên hệ nhân quả với nhau.
Sơ đồ mạng (Spide Map) có một đỉnh trung tâm và các mũi tên định hướng nối với các
đỉnh khác (mô hình hóa đỉnh bằng hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật). Với cấu trúc
như vậy đỉnh trung tâm sẽ thể hiện một nội dung khái quát còn các đỉnh kết nối sẽ diễn tả các
nội dung chi tiết. GV có thể đưa ra chủ đề ôn tập rồi hướng dẫn HS vẽ sơ đồ mạng thiết lập
mối liên hệ giữa các sự kiện LS hoặc hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ mạng giải thích khái niệm.
Sơ đồ cây (Tree Map) có một đỉnh gốc và các mũi tên định hướng kết nối với các đỉnh

nhánh (tất cả các đỉnh cũng được mô hình hóa). Do vậy đỉnh gốc sẽ diễn tả nội dung kiến
thức mang tính khái quát và các đỉnh nhánh sẽ diễn tả nội dung chi tiết. Sơ đồ này phù hợp
với việc giải thích nguyên nhân, hệ quả của các cuộc cách mạng, cơ cấu xã hội, tổ chức nhà
nước…
Các công cụ bảng biểu được thiết kế và trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint sẽ tiết
kiệm được thời gian, đồng thời hiệu ứng hình ảnh và màu sắc sẽ tạo hứng thú học tập cho
HS. Đặc biệt các phần mềm khác như: Concept Draw MindMap, Mind Mapping… dễ sử
dụng và đặc biệt phù hợp trong việc thiết kế sơ đồ mạng.
Việc ôn tập kiến thức trong môn Lịch sử không chỉ nhằm ghi nhớ các sự kiện, khái
niệm lịch sử mà còn biết vận dụng chúng trong những hoàn cảnh mới. Căn cứ vào mục tiêu
bài học GV lựa chọn kiến thức cơ bản và ngay khi bắt đầu bài học hay một chương GV cần
xây dựng nhiệm vụ của HS (lập bảng, biểu hay vẽ sơ đồ…), cung cấp công cụ hỗ trợ (phiếu
học tập, phiếu đánh giá) định hướng cho HS thường xuyên ôn tập kiến thức đã học. Các công
cụ bảng biểu đa dạng trong cách thiết kế, mềm dẻo trong cách sử dụng, trợ giúp HS rất hữu
ích trong học tập môn Lịch sử. Sử dụng công cụ bảng biểu hướng dẫn HS ôn tập ghi nhớ các
sự kiện, khái niệm lịch sử trong một hệ thống, từ đó có thể phân tích, giải thích được mối liên
hệ lôgic giữa các sự kiện, khái niệm ấy. Theo cách này khắc phục được cách học “thuộc
lòng”, học “vẹt” mà không hiểu bản chất các sự kiện, khái niệm lịch sử của HS; góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.
Hết
Tài liệu tham khảo:
1. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002). Phương
pháp dạy học lịch sử, tập 2. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6


2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. Tony Buzan (2008). The Buzan’s Study Skills Handbook (Sách hướng dẫn kỹ năng
học tập theo phương pháp Buzan). NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Thanh Tú, Một số kĩ thuật kiểm tra đánh giá vận dụng trong dạy học lịch
sử ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục số 156 (kỳ 2, tháng 2/2007).
5. Website: www.intel.com/education

7



×