Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.38 KB, 6 trang )

Những tác động của quá trình đô thị hóa đến
thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử dụng
đất đai tại thành phố Đà Nẵng
Phạm Xuân Thu
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Pháp luật Việt Nam; Quản lý sử dụng đất đai; Đô thị hóa; Luật đất đai.

Content
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hóa tương ứng với quá
trình phát triển kinh tế hiện tại, chính phủ Việt Nam đã đặc biệt chú trọng vào việc phát triển hệ
thống hạ tầng đô thị, nhằm mang lại nhiều tiện ích, phục vụ cho đời sống của người dân, đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại dân số đô thị chiếm 34% dân số toàn
quốc, với tốc độ tăng trưởng 3,4% mỗi năm.
Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi
thay diện mạo đất nước, Tại Việt Nam, Đô thị hóa mang lại sự tăng trưởng này trong vòng
chưa đầy 30 năm, nhưng nó cũng mang lại nhiều nhức nhối, khó khăn không kém như ô
nhiểm môi trường, tắc nghẽn giao thông, thu hẹp diện tích đất canh tác trong nông nghiệp,
các nguy cơ đe dọa đến môi trường, tình trạng sạt lỡ đất, ngập nước…
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay, trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích đáng đến vấn đề đất đai và đã ban
hành, đổi mới Luật Đất đai: Luật Đất đai 1988, Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ


sung một số điều của Luật Đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Đặc biệt, Luật Đất đai năm


2003 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2004 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với
thực tế quản lý và sử dụng đất. Các văn bản, Thông tư, Nghị định... đi kèm đã giúp rất nhiều
cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai với 13 nội dung được ghi nhận tại điều 6 của Luật
Đất đai năm 2003, đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài
nguyên của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng
từ đất mang lại.
Thành phố Đà Nẵng bao gồm 06 quận nội thành, 02 huyện là : Huyện Hòa Vang và
huyện đảo Hoàng Sa, có 45 phường và 11 xã, diện tích tự nhiên là : 1.255,53 km2. Mật độ dân
số của thành phố là 971 người/km2 tại thời điểm cuối năm 2011 ( không tính huyện đảo
Hoàng Sa), đứng ở vị trí 9 trong các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy.Đà
Nẵng đang ở mức cao về mặt tập trung đô thị hóa.
Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ: ” Xây dựng thành
phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội
lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là
thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và
quốc tế; trung tâm bưu chính- viễn thông và tài chính- ngân hàng; một trong những trung tâm
văn hóa- thể thao, giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị
trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước“. Với
định hướng ấy, ranh giới đô thị được mở rộng theo hướng “ kéo dài dòng sông, kéo dài bờ
biển“ hướng đến các vùng nông thôn và đồi núi, khai thác hợp lý các tiềm năng thiên nhiên,
huy động cả cộng đồng xã hội. Đà Nẵng được ví như một công trường khổng lồ, sôi động. Vì
vậy, sau hơn 10 năm, Đà Nẵng đã đạt được những thành quả tích cực trên lĩnh vực quy hoạch
và phát triển đô thị.
Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa cũng bắt đầu xuất hiện, môi trường đã có dấu hiệu
bị ô nhiễm, các hoạt động như thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất để xây
dựng các công trình phúc lợi, công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,
trong khi dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như đất sản xuất ngày càng lớn, rừng

ngày càng bị khai thác, những hành vi lấn chiếm hủy hoại đất vẫn chưa được ngăn chặn kịp
thời… Đồng thời, liên quan đến một số quyền lợi của người dân, cũng như việc thực thi thi


hành pháp luật về việc quản lý và sử dụng đất đai, đáp ứng cho yêu cầu của việc đô thị hóa.
Từ đó đòi hỏi phải có những biện pháp, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm
sớm ngăn chặn, khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và
quá trình đô thị hóa ở địa phương, đẩy nhanh việc sử dụng đất đai có hiệu quả. Đó chính là lý
do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Những tác động của quá trình đô thị hóa đến thực tiễn thi
hành pháp luật về quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng”.
2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu chung là nghiên cứu việc thi hành pháp luật về quản lý
sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hóa nói chung để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Trên căn bản của mục tiêu chung này, Luận văn có các mục đích nghiên
cứu cụ thể sau đây:
+ Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng;
+ Xác định sự ảnh hưởng của đô thị hóa đến thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý sử
dụng đất đai tại thành phố Đà Nẵng;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng.
Luận văn chỉ nghiên cứu tổng quan pháp luật thực định về đất đai, không nghiên cứu
các vấn đề lý luận về pháp luật đất đai và không mở rộng tới việc nghiên cứu mô hình thi
hành pháp luật về đất đai. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận văn chỉ liên quan tới
pháp luật về sử dụng đất đai tại các thành phố.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học chủ yếu của Luận văn bao gồm:
-Cung cấp tổng quát cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa đến thực tiễn
thi hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất.
- Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn bao gồm:
-Làm cơ sở cho qui hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, trong quá trình

đô thị hóa.
-Là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng đất hiệu quả cao về kinh tế,
đồng thời đảm bảo phát triển bền vững về môi trường và xã hội.
-Là một tài liệu hữu ích giúp cơ quan chuyên môn trong quá trình thực thi
việc thi hành pháp luật về quản lý sử dụng đất có hiệu quả hơn.


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích qui
phạm; phương pháp thông kê, tổng hợp; phương pháp xã hội học; phương pháp mô tả qui
phạm, mô tả sự việc; phương pháp mô hình hóa và điển hình hóa.
Các phương pháp này được sử dụng kết hợp trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận
văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý sử dụng đất đai;
Chương 2: Những đặc thù của quá trình đô thị hóa tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Những yếu tố tác động ảnh hưởng tới mô hình thi hành pháp luật về quản lý
và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng dưới và những kiến nghị.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ( 2012 ) , Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
31/10/2012 của về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


2. TS. Lê Xuân Bá (Chủ biên) 2003, Sự hình thành và phát triển thị trường BĐS trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr83.

3. TS. Nguyễn Đình Bồng (Chủ biên) 2012, Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945-2010),
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật

5. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa và Nhà Xuất bản Tư pháp, tr 665.


6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT về tổng kết tình hình
thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai, Hà Nội.

7. PGS. TS Trần Thị Minh Châu (2006), Sự phân định của Nhà nước giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng đất đai- những vấn đề cần nghiên cứu, Hội thảo : Tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do
Viện Nghiên cứu lập pháp và Quỹ Rosa Luxemburg ( CHLB Đức) tổ chức vào ngày
28-29/6/2011 tại Hải Phòng .

8. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2011), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm
2010, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng ( 2010 ) , Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng
bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2010- 2015.

10. TS. Bùi Văn Huyền- TS. Đinh Thị Nga ( Đồng chủ biên), Quản lý Nhà nước đối với thị
trường Bất Động sản ở Việt nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

11. Ngô Trung Hải (2008), Quy hoạch đô thị Việt Nam – 60 năm nhìn lại, Tham luận tại

Hội thảo Kiến trúc Việt Nam đương đại - Nhìn từ bên trong và từ bên ngoài.

12. Đỗ Hậu – Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và Bất động sản đô thị, Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội

13. Chu Thị Hoa ( 2010 ), Pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam trong nền kinh
tế thị trường , Viện Khoa học Pháp lý .

14. Nguyễn Đăng Sơn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng
Quy hoạch đô thị và quản lý thực hiện quy hoạch, Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị
trong cơ chế thị trường.

15. Tổng Cục quản lý đất đai (2010), Dự án xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật để phát
triển các tổ chức cung cấp các dịch vụ cho thị trường bất động sản, Hà Nội.

16. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Đại học Luật và Nguyễn Xuân Trọng, Vụ Chính sách pháp
chế, Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bàn về quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất.

17. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo số 43/BC-UBND về Tổng kết
đánh giá tình hình thi hành Luật đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


18. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ( 2011 ) , Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015
thành phố Đà Nẵng.

19. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.


20. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà
Nẵng thời kỳ 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015.

21. Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế- xã hội Đà Nẵng (2012), Tạp chí Phát triển kinh tếxã hội Đà Nẵng 2012

22. TS. Nguyễn Ngọc Vinh ( 2013 ) , " Đa dạng hóa quyền sở hữu đất đai, những vấn đề
cần bàn luận", Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 9 (19) Tháng 3-4/2013.

23. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Công hữu đất đai và nguy cơ tham nhũng
/>
Văn bản pháp luật

24. Luật Đất đai 1987.
25. Luật Đất đai 1993
26. Luật Đất đai 2003

27. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

28. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai..
29. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009
30. Thông tư số 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch xây dựng, Hà Nội.



×