1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản
Việt Nam (1996), đã xác định “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp”, “mục tiêu của công nghiệp hóa (CNH),
hiện đại hóa (HĐH) đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Trong quá trình CNH, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục
đích để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng, công nghiệp và đô thị là điều không
tránh khỏi. Hậu quả là người nông dân bị mất đất sản xuất, thiếu việc làm. Các
khu công nghiệp (KCN) chưa thu hút được nhiều lao động nông nghiệp tại địa
phương đặc biệt là lao động từ các hộ gia đình bị thu hồi đất. Vì vậy, theo những
quan điểm hiện nay, để quá trình CNH thành công, hay nói rộng hơn là để phát
triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, cần nghiên cứu các chủ trương, chính
sách, đánh giá đúng thực trạng CNH ở các khu vực nông thôn. Ngoài ra cần tổ
chức thực hiện tốt việc tham gia của người dân vào các lĩnh vực của đời sống,
nhất là trong quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đồng bằng sông
Hồng, có tốc độ CNH cao, trong đó Quế Võ là một huyện điển hình. Quế Võ có
21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 20 xã, với tổng diện tích tự
nhiên: 15.484,82 ha; và tổng dân số là 139.525 người (Cục Thống kê Bắc Ninh,
2010). Trong những năm qua, tốc độ CNH trên địa bàn huyện diễn ra với tốc
cao. Các KCN trên địa bàn huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thu hút việc
làm. Tuy nhiên quá trình này cũng làm mất diện tích đất nông nghiệp đáng kể,
điển hình là các xã nằm trên trục Quốc lộ 18, nơi tốc độ CNH cao, sự hình thành
của KCN Quế Võ đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
cũng như đời sống người dân nông thôn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu tác động của quá trình công nghiệp hoá đến quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh"
2
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình CNH đến tình hình quản lý,
sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử
dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH, góp phần nâng cao đời sống người
dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về
đánh giá tác động của quá trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và
đời sống, việc làm của người dân.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý, sử
dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người nông dân cho huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH;
- Các yếu tố về kinh tế xã hội liên quan đến đời sống người dân trong
quá trình CNH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn: Các xã, thị trấn thuộc huyện Quế Võ sau khi đã thực hiện Nghị
định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng
thành phố Bắc Ninh
- Thời gian: các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2000 - 2010
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực và tiêu cực của quá trình
CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện
Quế Võ, từ đó rút ra một số quy luật về tác động của quá trình CNH đến tam
nông tại các địa bàn thuần nông đang thực hiện CNH nhanh. Các quy luật đó
bao gồm:
- Đất nông nghiệp giảm nhiều nhưng diện tích đất nông nghiệp/lao
động nông nghiệp tăng. Có hiện tượng thiếu lao động nông nghiệp, nông dân
giảm đầu tư, tự chuyển đổi nghề nghiệp, chỉ còn lao động lớn tuổi làm nông
nghiệp nên sản xuất kém hiệu quả. Như vậy, các huyện thuần nông thực hiện
CNH sẽ đối mặt với vấn đề xã hội là dân cư nông thôn già hóa nhanh hơn,
3
chính sách xã hội cần hoạch định phù hợp với quy luật tác động này.
- CNH giúp nâng cao mức sống ở nông thôn theo phong cách đô thị là
biểu hiện tích cực, nhưng nâng cao mức sống mà mất sinh kế do mất đất là
biểu hiện tiêu cực. Các doanh nghiệp được thuê đất chỉ hỗ trợ người dân bị
thu hồi đất chứ chưa hỗ trợ được khu vực nông thôn. Khu dân cư nông thôn
có phong cách sống đô thị làm nông nghiệp là phương thức canh tác mới trên
cơ sở công nghệ cao và đòi hỏi nhiều động lực.
Từ những quy luật tác động trên, đề xuất một số giải pháp mới có thể
áp dụng cho các địa phương phát triển CNH nhanh trong hoàn cảnh là một
huyện thuần nông tương tự Quế Võ.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa
1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa
1.1.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển của nhân loại
Theo ATofler lịch sử nhân loại đã trải qua 3 làn sóng Văn minh: Làn
sóng thứ nhất mở ra một thời đại mới với sụ xuất hiện của nền Văn minh Nông
nghiệp. Làn sóng thứ hai chỉ 2 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần
thứ hai. Làn sóng thứ ba với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ mới.
1.1.1.2. Khái quát về công nghiệp hóa
i) Phát triển kinh tế và công nghiệp hóa
Phát triển kinh tế là một khái niệm đặc thù của của lĩnh vực kinh tế, dùng
để chỉ bước chuyển cách mạng từ kinh tế tiểu nông, kém phát triển thành kinh tế
công nghiệp phát triển. Đã chỉ ra các quan điểm của K Marx, kinh tế học phát
triển, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội (Lê Cao Đàm, 2009)
ii) Công nghiêp hóa là quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước trong
quá trình phát triển.
Một số quan điểm về công nghiệp hoá trên thế giới: Quan niệm Liên Xô
(cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, quan niệm mới về CNH của tổ
chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc.
Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam: Là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
4
hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ,
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
1.1.2. Đường lối công nghiệp hóa Việt Nam
Chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH qua các kỳ
Đại hội, đặc biệt là trước và sau đổi mới năm 1986; chủ trương, đường lối về
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.1.3. Nội dung của công nghiệp hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Thực hiện cuộc cách mạng khoa học, công nghệ để xây dựng cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân
công lại lao động xã hội
1.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển châu Á
Nghiên cứu tại Thái Lan, Đài Loan, Malayxia để rút ra kinh nghiệm
cho Việt Nam. Trong CNH các nước này đã biết đi lên từ nông nghiệp. Vì chính
CNH không thể tiến hành khi tình hình xã hội không ổn định. Việc lựa chọn mô
hình CNH có ý nghĩa quyết định với sự kinh tế ở các nước đang phát triển. Nhà
nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với việc lựa chọn chiến lược, việc tạo lập
môi trường kinh tế vĩ mô, chiến lược tạo vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, có chính
sách phát huy nguồn lực con người, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. CNH là
con đường tất yếu để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của các nước đang phát triển.
1.3. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta
1.3.1. Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa
CNH góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng
năm cũng tăng nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 20,4%, công
nghiệp: 40,2%, dịch vụ 36,9%. Sản xuất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng và giành một phần tích lũy (Tổng cục Thống kê, 2011).
1.3.2. Những hạn chế chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa
- Tăng trưởng kinh tế nước ta thời gian qua còn phụ thuộc nhiều vào vốn
đầu tư từ nước ngoài; Cơ cấu kinh tế đã diễn ra sự chuyển dịch nhưng sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa đạt được ý đồ mong muốn, nông nghiệp còn chiếm
một tỷ trọng lớn trong GDP. Kinh tế có đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng
chưa thật vững chắc. Vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập với một bộ phận
khá lớn dân cư nông thôn đang là vấn đề khó khăn.
5
1.4. Tác động của công nghiệp hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường nông
thôn Việt Nam
CNH tác động không nhỏ đến việc làm của người nông dân, đời sống văn
hoá tinh thần, môi trường sống của dân cư nông thôn.
1.5. Định hướng nghiên cứu
Định hướng nghiên cứu tập trung ở địa bàn là một huyện thuần nông, có
tốc độ công nghiệp hóa nhanh. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề
sau: Tác động của CNH đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp: Việc mất đất
nông nghiệp để chuyển sang xây dựng các KCN, công tác quản lý đất nông
nghiệp trong tình hình mới hiện nay; Tác động của CNH đến thu nhập, việc làm
của người dân khi sự phát triển các KCN đã lấy một phần diện tích đất nông
nghiệp không nhỏ, khiến người nông dân bị mất đất và thiếu việc làm, ảnh
hưởng tới thu nhập và môi trường sống của cư dân nông thôn.
Những nghiên cứu trên sẽ tìm ra các quy luật tác động tích cực và tiêu cực
của CNH đến xã hội, góp phần giúp chính quyền các cấp, các nhà quản lý, nhà
khoa học có định hướng khi xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch dài hạn
trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và cả nước.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và tình
hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
- Đánh giá thực trạng quá trình CNH huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
- Tác động của quá trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
- Tác động của quá trình CNH đến đời sống người dân huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp và nâng cao đời sống người dân trong quá trình CNH
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tài nguyên
đất đai, môi trường, lao động, việc làm của huyện từ số liệu của các Phòng, Ban
thuộc UBND huyện Quế Võ.
6
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Tiểu vùng 1: Bao gồm 9 xã, thị trấn, các xã này nằm 2 bên trục đường
QL18. Trong tiểu vùng có các KCN tập trung. Chọn nghiên cứu 4 xã: Phương
Liễu, Phượng Mao, Việt Hùng, Ngọc Xá
Tiểu vùng 2: Bao gồm 6 xã, diện tích đất công nghiệp có tỷ lệ mức trung
bình, chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Chọn nghiên cứu 2
xã: Mộ Đạo, Cách Bi
Tiểu vùng 3: Bao gồm 6 xã, có vị trí giáp đê sông Cầu, diện tích đất công
nghiệp có tỷ lệ thấp. Chọn nghiên cứu 2 xã: Nhân Hoà, Phù Lãng.
2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về thực trạng sử dụng đất và
đời sống, việc làm của người dân. Số lượng phiếu điều tra nông hộ để điều tra
tổng thể đời sống, thu nhập người dân là 420 phiếu.
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích môi trường
2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu
Các phân tích mẫu nước được thực hiện tại phòng thí nghiệm Khoa Môi
trường và Trung tâm tư vấn dịch vụ Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội theo quy định.
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Huyện Quế Võ có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan
môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 15,2%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 51,7%,
thương mại, dịch vụ là 30,0%, nông - lâm nghiệp là 18,3%.
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Các công tác ban hành các văn bản dưới luật về quản lý đất đai, xây dựng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất bồi thường và giải phóng mặt bằng được thực hiện thường xuyên, kịp
thời và đúng quy định, đi vào nề nếp, việc giao đất tuỳ tiện, trái thẩm quyền đã
không còn xảy ra. Năm 2010 với tổng diện tích tự nhiên 15.484,82 ha, trong đó
7
đất phi nông nghiệp là 6.730,61 ha, đất nông nghiệp 8.592,57 ha, (chiếm
55,49%), tập trung chủ yếu vào đất trồng lúa với 7.231,74 ha.
3.3. Đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
3.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp
3.3.1.1. Sự tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp
CNH được biểu hiện đầu tiên là làm thay đổi cơ cấu diện tích đất của
huyện. Diện tích đất công nghiệp liên tục được mở rộng trong những năm qua.
Nếu năm 2000 toàn huyện có 107,26 ha đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
chiếm 0,69% tổng diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên
1.696,39 ha, bằng 10,96% tổng diện tích đất tự nhiên (bảng 3.8)
Bảng 3.8. Tình hình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Quế Võ
T
T
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Số
lượng
Cơ
cấu%
Số
lượng
Cơ
cấu%
Số
lượng
Cơ
cấu %
1.
Diện tích đất sản xuất
kinh doanh phi NN
Ha 107,26
0,69 347,63
2,24
1.696,39
10,96
2. Diện tích đất KCN Ha
236,95
1,53
1.129,00
7,29
3. Số lao động công nghiệp Người
3.286
4,67 13.560
18,67
15.627
19,96
4. Số cơ sở, doanh nghiệp
1.346
1.574
2.146
Nguồn: Tổng hợp từ Ban quản lý các khu công nghiệp huyện và kết quả điều tra
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 là 802 tỷ đồng, năm 2010
tăng lên đạt 1.183 tỷ đồng, nâng tốc độ tăng bình quân là 15,32% (bảng 3.9)
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ
TT Chỉ tiêu
GTSX công nghiệp
(triệu đồng)
Tốc độ phát
triển (%)
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
2000-
2005
2000-
2010
Tổng giá trị sản xuất 802.280
964.015
1.183.700
3,74
4,42
1. NN trung ương
153.100
2. NN địa phương 4.332
3. Ngoài nhà nước 28.564
107.201
226.100
30,28
25,84
4. Vốn đầu tư nước ngoài 769.384
856.814
804.500
2,18
0,50
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quế Võ
3.3.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động công nghiệp
Cơ cấu lao động công nghiệp liên tục tăng trong những năm qua, nếu năm
2005 tổng số lao động công nghiệp đạt 13.560 chiếm 18,67% thì đến năm 2010
con số này là 15.627
lao động (chiếm 19,96%) (bảng 3.11)
8
Bảng 3.11. Cơ cấu lao động các ngành công nghiệp
Đơn vị tính %
STT Ngành
Năm
2000 2005 2010
Toàn ngành công nghiệp
100,00
100,00
100,00
1. Dệt – May 11,36 14,80 19,23
2. Da – Giày 26,24 21,11 18,40
3. Cơ khí chế tạo 6,80 9,00 9,14
4. Điện tử - Tin học 1,58 6,51 8,97
5. Chế biến gỗ 7,10 13,10 11,41
6. Chế biến thực phẩm 17,60 12,02 13,97
7.
Xây dựng và vật liệu xây dựng
22,01
16,51
13,78
8. Các ngành khác 7,31 6,95 5,10
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê huyện Quế Võ
3.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng khu, cụm công nghiệp Quế Võ
3.3.2.1 Quy mô phát triển khu, cụm công nghiệp
Trên địa bàn huyện hiện có 1.129,0 ha đất khu, cụm công nghiệp gồm 3
khu CN tập trung của tỉnh với tổng diện tích là 1.000,32 ha (năm 2010). Cụm công
nghiệp vừa và nhỏ của huyện gồm (Châu Phong- Đức Long, Nhân Hòa –Phương
Liễu) với tổng diện tích đến năm 2010 là 128,68 ha.
3.3.2.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 613,6
870,2
2318,0
2 Tỷ trọng công nghiệp % 9,8
16,9
30,0
3 Diện tích khu công nghiệp Ha 0,0
358,15
1129,0
4 Lao động công nghiệp Người 3.868
7.398
10.597
Theo tốc độ tăng bình quân, đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp
các KCN chiếm 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện, giá trị xuất
khẩu chiếm 85-90%, khẳng định vị trí, vai trò quyết định sự phát triển công
nghiệp của tỉnh trong những năm tới. (bảng 3.14)
3.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp
3.4.1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý đất nông nghiệp
3.4.1.1. Đẩy nhanh việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý đất đai
Ban hành nhiều văn bản pháp luật về quản lý đất đai, nâng cao tính hiệu lực,
hiệu quả của văn bản pháp quy
9
3.4.1.2. Đẩy mạnh công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp thực hiện được
1.306,92 ha đạt 52,65 ha so với quy hoạch. Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất
nông nghiệp thực hiện được 94,31 ha đạt 12,49% so với quy hoạch. Đất phi
nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở thực hiện được 94,57 ha đạt
352,74% so với quy hoạch.
3.4.1.3. Tác động gián tiếp đến việc phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a) Phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hầu hết các phương án quy
hoạch, kế hoạch ở ba cấp tỉnh, huyện, xã đều phải xây dựng và điều chỉnh nhiều
lần cho phù hợp với thực trạng kinh tế, xã hội của huyện.
b) Tiến độ thực hiện các dự án chậm và kéo dài
Bảng 3.16. Tiến độ thực hiện các dự án năm 2010
STT
Nhóm dự án, công trình
Số
lượng
Diện
tích
(ha)
Tình hình triển khai
Đã đi
vào
hoạt
động
Đang tổ
chức đầu
tư xây
dựng
BT xong
đang san
lấp mặt
bằng
Đang
thực
hiện BT,
GPMB
1 Các dự án KCN, Cụm
công nghiệp, đất sản xuất
kinh doanh
16
361,41
3 6 3 8
2 Các dự án giao đất không
thu tiền sử dụng đất
12
80,28
2 3 2 5
3 Các dự án giao đất có thu
tiền sử dụng đất và đấu giá
02
2,02
1 1
4
Các d
ự án trang
tr
ại
02
1,52
1 1
Tổng số 32
445,23
5 10 8 14
Nguồn: UBND huyện Quế Võ năm 2010
3.4.2. Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sử dụng đất
nông nghiệp
3.4.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tích cực
Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp hiện có 8.592,57 ha, chiếm 61,95%.
Bình quân đất nông nghiệp là 693,6m
2
/người.
- Đất sản xuất nông nghiệp 7.583,24 ha chiếm 89,49% diện tích đất nông
nghiệp; Đất lâm nghiệp: 152,97 ha (chiếm 1,60%); Đất nuôi trồng thuỷ sản:
855,54 ha (chiếm 8,91%).
10
3.4.2.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng
Bảng 3.21. Biến động đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: ha
STT Chỉ tiêu
Diện tích
năm 2000
Diện tích
năm 2005
Diện tích
năm 2010
So sánh
2010-2000
1
Tổng diện tích đất nông
nghi
ệp
10.681,84 11.536,54 8.592,57 -2.089,27
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.721,46 10.278,49 7.583,24 -2.138,22
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.706,77 10.227,39 7.560,98 -2.145,79
- Đất trồng lúa 9.447,42 9.889,06 7.231,74 -2.215,68
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 43,90 43,90 43,9
- Đất trồng cây hàng năm khác
259,35 294,43 285,34 25,99
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 14,69 51,1 22,26 7,57
1.2 Đất lâm nghiệp 315,94 342,57 152,97 -162,97
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 303,29 914,66 855,54 552,25
1.4 Đất làm muối
1.5 Đất nông nghiệp khác
0,82 0,82
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quế Võ
Giai đoạn 2000-2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện giảm
2.138,22 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 2.215,68 ha.
Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một hộ gia đình hay trên đầu
người giảm nhanh. Năm 2000 bình quân đất nông nghiệp/hộ của toàn huyện
là 3.254,6m
2
/hộ thì đến năm 2010 chỉ còn 2.771,3m
2
/hộ (bảng 3.22)
Bảng 3.22. Bình quân diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính
Tiểu vùng
Năm 2000 Năm 2010
BQ đất NN/hộ
(m
2
/hộ)
BQ đất NN/người
(m
2
/người)
BQ đất NN/hộ
(m
2
/hộ)
BQ đất NN/người
(m
2
/người)
Tiểu vùng 1
3.162,0 740,8 2.456,8 545,9
Ti
ểu
vùng 2
3.310,5 778,0 2.837,4 630,5
Ti
ểu v
ùng 3
3.295,5 790,0 3.230,9 718,0
Toàn huyện
3.254,6 766,1
2.771,3 615,8
- Giai đoạn 2000-2005, diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng 1 giảm mạnh
nhất, khoảng hơn 313 ha, nhưng bình quân đất nông nghiệp/lao động nông
nghiệp tăng 659,5m
2
. Trung bình trên toàn huyện đất nông nghiệp giảm hơn 500
ha nhưng bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng 224,3m
2
.
- Giai đoạn 2000-2010, diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng 3 giảm 405,0
ha nhưng bình quân đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng 287,9m
2
. Trung
bình trên toàn huyện đất nông nghiệp giảm 2,089,3 ha nhưng bình quân đất nông
nghiệp/lao động nông nghiệp tăng 18,0m
2
(bảng 3.23).
11
Bảng 3.23. Tổng hợp chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
So sánh
2000 2005 2010
2000-
2005
2000-
2010
1. Tiểu vùng 1
1.1 Diện tích đất NN Ha 4.390,46
4077,33
3.373,87
-313,13
-1.016,6
1.2 Lao động NN Người 17.531
12.887
15.400
-4.644
-2.131,0
1.3 Bình quân đất NN/LĐNN
m
2
/LĐNN
2.504,4
3.474,3
2.190,8
659,5
-313,6
2. Tiểu vùng 2
2.1 Diện tích đất NN Ha 3.273,25
3.086,02
2.605,56
-187,23
-667,7
2.2 Lao động NN Người 20.300
17.270
17.871
-3.030
-2.429,0
2.3 Bình quân đất NN/LĐNN
m
2
/LĐNN
1.612,4
1.946,5
1.458,0
174,5
-154,5
3. Tiểu vùng 3
3.1 Diện tích đất NN Ha 3.018,13
2.997,56
2.613,14
-20,57
-405,0
3.2 Lao động NN Người 23.672
21.655
16.720
-2.017
-6.952,0
3.3 Bình quân đất NN/LĐNN
m
2
/LĐNN
1.275,0
1.707,5
1.562,9
109,3
287,9
4. Toàn huyện
4.1 Diện tích đất NN Ha 10.681,84
10.160,91
8.592,57
-520,93
-2,089,3
4.2 Lao động NN Người 61.503
51.812
49.991
-9.691
-11.512,0
4.3 Bình quân đất NN/LĐNN
m
2
/LĐNN
1.736,8
2.226,6
1.718,8
224,3
-18,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Trong những năm qua có 1.129,00 ha đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ
mục tiêu CNH chiếm tổng số 91,25% tổng diện tích đất bị thu hồi.
Bảng 3.24. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi để xây dựng các khu,
cụm công nghiệp năm 2010
STT
Tên dự án, công trình
DT giao đúng QH, đúng mục đích (ha)
Tổng số
Thu hồi từ loại đất
Đ
ất NN
Đ
ất CD
Đ
ất CSD
I
KCN
TT Qu
ế V
õ
1
Khu công nghi
ệp Quế V
õ 1
424,52
396,36
28,07
0,09
2 Khu công nghiệp Quế Võ 2 272,00
263,86
8,14
3 Khu công nghiệp Quế Võ 3 303,80
303,80
Tổng 1.000,32
952,95
47,28
0,09
II Các cụm công nghiệp
0
1 Cụm Nhân Hòa + Phương Liễu 78,68
77,99
0,69
2 Cụm Châu Phong + Đức Long 50,00
49,12
0,88
Tổng 128,68
123,82
4,86
Tổng cộng 1.129,00
1.076,77
52,14
0,09
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quế Võ
Tiểu vùng 1 là vùng có tỷ lệ số hộ bị thu hồi đất nhiều nhất chiếm 26,9%
và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cũng lớn nhất chiếm 54,8%. (Bảng 3.26)
12
Bảng 3.26. Tỷ lệ số hộ, diện tích bị thu hồi theo tiểu vùng
Tiểu vùng
Tỷ lệ số hộ bị
thu hồi đất
(%)
Tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi trong hộ gia đình
(%)
Trung
bình
Bị thu hồi
<30%
Bị thu hồi
30
-
70 %
Bị thu hồi 70-
100%
Ti
ểu v
ùng 1
26,9
54,8
7,6
79,0
13,4
Tiểu vùng 2 19,1 49,2 58,4 40,5 1,1
Ti
ểu v
ùng 3
6,7
25,7
78,5
20,6
0,9
Toàn huyện 19,6 38,5 44,0 46,9 9,1
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
3.4.2.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
a) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Bảng 3.28. Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm
của một số cây trồng chính năm 2010
Loại cây trồng
Diện tích
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ lệ sử dụng
trong gia đình
(%)
Tỷ lệ
hàng
hoá
(%)
1. Lúa chiêm xuân 7.300 64,0 46.720 90,0 10,0
2. Lúa mùa 6.900 55,7 38.433 85,0 15,0
3. Ngô 260 27,9 7.254 40,0 60,0
4. Khoai tây 1.600 196,0 31.360 25,0 75,0
5. Khoai lang 450 163,7 7.367 35,0 65,0
6. Cà Rốt 280 218,0 6.104 15,0 85,0
7. Lạc 450 16,7 751 27,0 73,0
8. Đỗ tương 200 18,7 374 70,0 30,0
9. Bắp cải 150 307,0 4.605 25,0 75,0
10. Dưa gang
80
295,0
2.360
20,0
80,0
11. Su hào 200 248,0 4.960 15,0 85,0
12. Cà chua
240
305,0
7.320
10,0
90,0
13. Rau các loại 410 125,7 5.154 20,0 80,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra nông hộ và Phòng Nông nghiệp và PTNT
Qua kết quả điều tra, các kiểu sử dụng đất gồm 6 loại hình sử dụng đất
(LUT) với 22 kiểu sử dụng đất chính. Trong đó nhiều nhất là đất chuyên lúa
4.200,41 ha (chiếm 43,90 % tổng diện tích đất canh tác), đất lúa - màu là 3.840,12
ha (chiếm 40,14 %), đất chuyên rau màu 378,66 ha (chiếm 3,96 %),
- LUT chuyên lúa: (gồm lúa xuân, lúa mùa) với diện tích cây lúa cả năm
là 8.400,82 ha, phân bố nhiều ở tiểu vùng 1 và 2.
- LUT lúa - màu với 10 kiểu sử dụng đất, có diện tích là 3.840,12 ha
chiếm 40,14 %. Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa -Khoai tây,
chiếm diện tích lớn nhất 1.200 ha, tập trung chủ yếu ở tiểu vùng 2 và 3.
13
- LUT chuyên rau, màu: có 10 kiểu sử dụng đất với diện tích 378,66 ha
chiếm 3,96 %, thuộc các xã thuộc tiểu vùng 2, 3
- LUT nuôi trồng thuỷ sản tồn tại 3 kiểu sử dụng đất chính là nuôi cá, nuôi
tôm, lúa - cá, có diện tích 855,54 ha chiếm 10,57% diện tích đất canh tác, tập
trung ở các chân đất trũng thuộc các xã tiểu vùng 3.
b) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong phát triển trang trại
Năm 2000, huyện Quế Võ mới có tổng số 4 trang trại, với diện tích là 3,12
ha. Năm 2010, con số này đã là 160 trang trại với 126,77 ha, với tổng số vốn đã
đầu tư cho hoạt động sản xuất là 29.280 triệu đồng, bình quân vốn của một
trang trại là 350 triệu đồng. Doanh thu bình quân của một trang trại là 303 triệu
đồng. Tổng số lao động trong kinh tế trang trại là 404 lao động.
3.5. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến đời sống của người dân
3.5.1. Tác động của công nghiệp hóa đến thu nhập, việc làm của người dân
3.5.1.1. Tác động của công nghiệp hóa đến thu nhập của người dân
a) Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân tính trên hộ năm 2010 của huyện là 52,8 triệu
đồng/hộ/năm. Trong đó cao nhất là tiểu vùng 1 với 55,7 triệu đồng/hộ/năm.
Bảng 3.30. Thu nhập bình quân của hộ gia đình giai đoạn 2000-2010
Khu vực
Thu nhập bình quân/hộ/năm (triệu đồng)
Năm
2010
Năm 2000 Năm 2005
Thu nhập
So sánh
2000-2010
Thu nhập
So sánh
2005-2010
1. Tiểu vùng 1 55,7 25,8 29,9 44,0 11,7
1.1 Nhóm hộ I 55,1 24,6 30,5 46,8 8,3
1.2 Nhóm hộ II 56,7 25,7 31,0 45,7 11,0
1.3 Nhóm hộ III 56,9 25,1 31,8 40,8 16,1
1.4 Nhóm hộ IV 52,6 26,7 25,9 42,2 10,4
2. Tiểu vùng 2 53,0 25,1 27,9 41,7 11,3
2.1 Nhóm hộ I 55,4 25,0 30,4 41,5 13,9
2.2 Nhóm hộ II 53,8 25,9 27,9 42,5 11,3
2.3 Nhóm hộ III 52,6 24,8 27,8 40,3 12,3
2.4 Nhóm hộ IV 53,7 25.1 28,6 40,9 12,8
3. Tiểu vùng 3 50,9 24,0 26,9 39,5 11,4
3.1 Nhóm hộ I 49,3 24,1 25,2 37,9 11,4
3.2 Nhóm hộ II 51,0 24,0 27,0 40,5 10,5
3.3 Nhóm hộ III 51,6 25,4 26,2 38,8 12,8
3.4 Nhóm hộ IV 49,4 24,6 24,8 39,4 10,0
Toàn huyện 52,8 24,6 28,2 40,8 12,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
14
So sánh thu nhập bình quân giai đoạn 2000-2010, tiểu vùng 1 có tốc độ
tăng thu nhập cao nhất (215%), nhưng so sánh giai đoạn 2005-2010 thì tiểu
vùng 3 có tốc độ tăng thu nhập nhiều nhất (132,0%). Qua phân tích kết quả điều
tra cho thấy nhóm hộ I là nhóm hộ có tốc độ tăng thu nhập so với các nhóm hộ
còn lại ở mức cao, còn nhóm hộ IV có tốc độ tăng thu nhập thấp hơn cả.
b) Biến động thu nhập
Bảng 3.32. Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất
Đơn vị tính: %
STT
Biến động thu nhập
Bình
quân
huyện
Trong đó
Tiểu vùng
1
Tiểu vùng
2
Tiểu vùng
3
1. Giảm 45,0 40,0 50,1 51,0
1.1 Giảm nhiều 20,7 17,7 24,1 24,0
1.2 Giảm không nhiều 24,3 22,3 26,0 27,0
2. Không thay đổi đáng kể 25,8 19,1 19,5 46,0
3. Tăng 29,2 40,9 30,4 3,0
3.1 Tăng không nhiều 17,5 23,6 19,0 3,0
3.2 Tăng nhiều 11,7 17,3 11,4 0,0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Có 45 % hộ gia đình có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất, tỷ lệ hộ gia
đình có thu nhập tăng chỉ chiếm 29,2% và còn lại là 25,8% các hộ có thu nhập thay
đổi không đáng kể (bảng 3.32).
Bảng 3.33. Tổng hợp các hình thức sử dụng tiền bồi thường
Đơn vị tính: %
STT Sử dụng tiền bồi thường
Bình
quân
huyện
Trong đó
Tiểu
vùng 1
Tiểu
vùng 2
Tiểu
vùng 3
1 Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp 41,1 36,7 41,1 43,9
1.1 Thâm canh trên diện tích còn lại 22,0 20,0 22,0 21,9
1.2 Chuyển đổi cây, con có năng suất cao 5,5 6,8 5,5 4,7
1.3 Mua lại đất nông nghiệp 1,9 2,0 1,9 2,0
1.4 Đầu tư khác cho sản xuất nông nghiệp 11,7 7,9 11,7 15,3
2 Chi cho con cái học hành 36,5 40,1 36,5 32,2
3 Mua sắm tài sản 22,5 25,5 22,5 20,8
3.1 Sửa chữa, xây mới nhà ở 14,1 15,5 14,1 13,4
3.2 Mua xe cộ, tài sản khác 8,4 10,0 8,4 6,4
4 Gửi tiết kiệm 13,6 12,0 13,6 14,0
5 Trả nợ 10,0 8,8 10,0 11,7
6 Đầu tư khác 12,4 5,8 12,4 15,9
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
15
Việc sử dụng tiền bồi thường cho đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
lệ cao nhất (chiếm 41,1%), trong đó có việc thâm canh trên diện tích còn lại chiếm
22,0%; chi cho con cái học hành cũng chiếm tỷ lệ lớn (36,5%) (bảng 3.33)
c) Nguồn thu nhập
Tỉ lệ hộ có thu nhập từ nghề phụ cũng tăng lên 10,2% và đã có 13,3% hộ
gia đình có thu nhập từ nghề khác như dịch vụ cho thuê nhà, xe ôm, dịch vụ phi
nông nghiệp khác ở nông thôn.
4.5.1.2 Tác động của công nghiệp hóa đến việc làm của người dân
Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi thấy những người nông dân khi bị
thu hồi đất chủ yếu họ được đào tạo nghề (chiếm 31,5%). Tuy nhiên số này không
phải đều có việc làm ổn định, họ được đào tạo nghề nhưng lại không có việc làm
(chiếm 14,7%). (bảng 3.35).
Bảng 3.35. Tổng hợp các hình thức hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
Đơn vị tính: %
STT
Hình thức hỗ trợ
Bình
quân
huyện
Trong đó
Tiểu
vùng 1
Tiểu
vùng 2
Tiểu
vùng 3
1 Được đào tạo nghề 31,5 33,5 30.0 30,5
1.1 Được đào tạo nghề và có việc làm ổn định 7,4 9,6 6,2 6,2
1.2 Được đào tạo nghề nhưng việc làm không ổn định 9,4 10,0 11,0 9,6
1.3 Được đào tạo nghề nhưng không có việc làm 14,7 13,9 12,8 14,7
2 Được miễn, giảm thuỷ lợi phí 17,3 15.2 15,0 18,3
3 Được vay vốn 17,0 16,7 18,6 17,0
4 Được giao đất, thuê đất 15,7 16,9 15,2 15,7
4.1 Được giao đất để kinh doanh thương mại dịch vụ 8,8 10,8 9,6 8,8
4.2 Được giao đất nông nghiệp 2,1 2,1 2,6 2,1
4.3 Được ưu tiên đấu thầu đất nông nghiệp công ích 4,8 4,0 3,0 4,8
5 Được cấp tư liệu sản xuất miễn phí, giá ưu đãi 2,4 2,8 2.0 2,4
6 Hình thức hỗ trợ khác 16,1 14,9 17,0 16,1
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
16
Qua kết quả điều tra thực tế của huyện cho thấy số lao động nông nghiệp
dưới 20 tuổi là 19,5%; từ 20-60 tuổi là 61,3%; trên 60 tuổi là 19,3%. Như vậy
lao động nông nghiệp có độ tuổi trung bình đang dần tăng lên ở tỷ lệ trên 60
tuổi. Đặc biệt ở tiểu vùng 3 đang thiếu những lao động ở độ tuổi 20-60 (chỉ có
52,7% ở độ tuổi này).
Bảng 3.37. Thông tin về lao động nông nghiệp tại các tiểu vùng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Toàn
huyện
Chia ra
Tiểu
vùng 1
Tiểu
vùng 2
Tiểu
vùng 3
Tổng số lao động nông nghiệp LĐ 49.991
15.400 17.871 16.720
1. Tuổi của lao động nông nghiệp
- Tuổi < 20 % 19,5
19,7
18,2
20,5
- Tuổi từ 20 - 45 % 33,0
35,6
37,6
25,7
- Tuổi trên 45 - 60 % 28,3
29,4
28,5
27,0
- Tuổi >60 % 19,3
15,3
15,7
26,8
2. Giới tính lao động
- Nam % 45,5 47,7
48,2
43,1
- Nữ % 54,5 52,3
51,8
56,9
3. Trình độ văn hoá
- Số LĐ học hết tiểu học % 17,3
15,2
17,6
19,1
- Số LĐ học hết THCS % 42,5
43,3
45,6
38,7
- Số LĐ học THPT % 33,6
37,9
28,5
34,4
- Số đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH ) % 6,6
3,6
8,3
7,8
4. Số nhân khẩu BQ/hộ Ng/hộ 4,49 4,50
4,51
4,50
5. Lao động
- Số lao động BQ/hộ LĐ/hộ 2,52 2,66
2,49
2,45
- Số lao động nông nghiệp BQ/hộ LĐNN/hộ 1,6 1,1
1,9
2,1
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Cơ cấu việc làm đa dạng hơn với khoảng 15 loại việc làm, trong đó chiếm
tỷ lệ cao nhất vẫn là làm nông nghiệp 41,57%, tiếp đến là tỷ lệ người lao động
làm công nhân 21,32%, buôn bán đồ dùng sinh hoạt 7,84%. Năm 2010 đã xuất
hiện các nghề như: kinh doanh nhà trọ, kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh
karaoke, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ (trung bình khoảng 2%).
17
Bảng 3.38. Tổng hợp việc làm của người lao động giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính %
Việc làm Năm 2000 Năm 2010
So sánh
2010-2000
1
Nông dân
77,97 41,57 -36,40
2
Công nhân
0,96 21,32 20,36
3
Buôn bán hàng ăn uống
4,88 4,85 -0,03
4
Buôn bán đồ dùng sinh hoạt
3,58 7,84 4,26
5
Làm nghề mây tre đan
2,27 3,23 0,96
6
Làm nghề hàng mã
0,96 3,27 2,31
7
Kinh doanh nhà trọ
2,91 2,91
8
Kinh doanh nhà nghỉ
2,31 2,31
9
Kinh doanh karaoke
2,36 2,36
10
Xe ôm
1,31 2,96 1,65
11
Thợ xây
3,58 2,65 -0,93
12
Thợ mộc
1,96 0,85 -1,11
13
Xuất khẩu lao động
0,65 1,31 0,66
14
Làm đậu
1,61 1,96 0,35
15
Nấu rượu
0,27 0,61 0,34
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
3.5.2. Tác động của công nghiệp hóa đến đời sống xã hội
3.5.2.1. Tác động đến đời sống hộ gia đình
a) Nhà ở hộ gia đình
Trước khi thu hồi đất 72,2% là nhà nông thôn truyền thống, nhưng sau khi
thu hồi đất loại nhà này chỉ còn 59,0%. Nhà mái bằng một tầng trở lên ở tiểu
vùng 1 chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai tiểu vùng còn lại, chiếm 42,1%
Bảng 3.39. Các kiểu kiến trúc nhà ở trước và sau khi bị thu hồi đất
Đơn vị tính: (%)
T
T
Kiểu kiến trúc nhà ở
BQ huyện
Trong đó
TV 1 TV 2 TV 3
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
1
Nhà mái bằng 1 tầng 15,1 31,0
14,7 33,6 16,5 32,4 2,8 28,5
2
Nhà 2 tầng trở lên 1,4 5,7 1,8 8,5 1,7 7,7 0,2 4,0
3
Nhà nông thôn truyền thống
72,2 59,0
72,1 50,3 71,9 55,8 82,3 63,8
4
Nhà hỗn hợp 2,1 3,2 2,4 7,1 2,3 3,1 1,9 2,0
5
Nhà tạm 9,2 1,1 9,0 0,5 7,6 1,0 12,8 1,7
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
18
b) Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
Mức sống của hộ gia đình đã tăng lên đáng kể, các vật dụng hiện đại, tiện
nghi được tăng lên. 95,0% hộ gia đình mua máy tính, 92,3% mua máy giặt, 90,9%
mua bình nóng lạnh, 86,2% mua điện thoại di động sau khi bị thu hồi đất (bảng 3.40)
Bảng 3.40. Các loại tài sản trong gia đình người nông dân bị thu hồi đất
Đơn vị tính: (%)
TT Loại tài sản
Sở hữu Số lượng Thời gian mua
Có Không 1 2 3 4
Trước
THĐ
Sau
THĐ
1 Tivi 93,4 6,6 99,8 0,2
41,0
59,0
2
Đ
ầu đĩa
50,7
49,3
99,5
0,5
27,6
72,4
3 Dàn âm thanh 8,7 91,3 100,0
34,2
65,8
4 Tủ lạnh 10,8 89,2 100,0
13,2
86,8
5 Máy giặt 3,0 97,0 100,0
7,7
92,3
6 Xe máy 62,5 37,5 96,9 2,6 0,4
20,0
80,0
7 Ô tô 0,8 99,2 80,0
20,0
11,0
89,0
8 Điện thoại cố định 76,8 23,2 99,0
1,0
44,6
55,4
9 Điện thoại di động 4,7 95,3 96,6 3,4
13,8
86,2
10 Máy tính 1,1 98,9 100,0
5,0
95,0
11 Bếp ga 29,0 71,0 98,4 0,8 0,8
14,0
86,0
12 Bình nóng lạnh 2,5 97,5 100,0
9,1
90,9
13 Đồ gỗ đắt tiền 7,6 92,4 90,9 9,1
43,7
56,3
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
3.5.2.2 Tác động đến điều kiện sống khu dân cư
Qua kết quả điều tra các khu dân cư nông thôn tại các tiểu vùng về cơ sở
hạ tầng xã hội, có thể nhận thấy các điểm dân cư gần các khu, cụm công nghiệp
sẽ có nhiều công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân hơn: ngân hàng,
bưu điện, phòng khám chữa bệnh. Các điểm dân cư cách xa khu, cụm công
nghiệp tập trung thì số lượng các công trình trên ít hơn.
3.5.2.3 Tác động đến các vấn đề xã hội khác
Tiểu vùng 1 có đến 27 người nghiện hút, 19 người bị nhiễm HIV/AIDS,
12 người nghiện cờ bạc. Số lượng này đã tăng đáng kể so với năm 2000. Các
dạng tệ nạ xã hội cũng đa dạng nhiều hình thức hơn: bạo hành gia đình, mê tín
di đoạn, bói toán… Trên địa bàn các xã Phượng Mao, Phương Liễu tỷ lệ này
thường cao hơn các xã còn lại và cũng nhiều dạng tệ nạn xã hội hơn.
19
3.5.3. Tác động của công nghiệp hóa đến môi trường sống của người dân
3.5.3.1. Chất lượng môi trường nước
a) Nước thải tại khu, cụm công nghiệp
Hầu hết các mẫu phân tích có thông số về BOD
5
, COD, TS, sắt, đồng,
mangan,…. đạt tiêu chuẩn cho phép (So sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước thải công nghiệp QCVN 24: 2009/BTNMT, mức B). Tuy
nhiên cũng có một số mẫu phân tích cho kết quả vượt quá quy định. Cụ thể là
mẫu nước thải Nt2, Nt4 có chỉ số BOD
5
vượt 1,2 lần và 1,04 lần. Hàm lượng Pb
ở các mẫu Nt1, Nt2, Nt4 cũng vượt quy chuẩn lần lượt là 1,18; 1,13; 1,24 lần.
Phân tích Cd trong nước thải cho thấy tất cả các mẫu đều vượt quy chuẩn cho
phép, vượt cao nhất là mẫu nước thải Nt1 với 8,6 lần.
b) Chất lượng nước mặt
So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt cho
thấy tất cả các mẫu nước đều đạt chuẩn cho phép
Bảng 3.46. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Tiểu
vùng
Ký hiệu mẫu
Kết quả phân tích các chỉ tiêu
pH
TSS
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
COD
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1
Nm1 8,3 54 25 18 1350
Nm2 7,2 42 27 25 1200
2
Nm3 7,2 30 16 36 1470
Nm4
8,1
36
19
18
1590
3
Nm5 6,0 25 11 08 2010
Nm6
5,8
31
14
13
1700
QCVN 08:2008/BTNMT
Mức B1
5,5-9 50 15 30 7500
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả lấy mẫu phân tích
Có thể nhận thấy các mẫu nước tại tiểu vùng 1 có nồng độ BOD
5
, COD,
TSS cao hơn mẫu nước tại các tiểu vùng còn lại. Cụ thể là nồng độ BOD
5
trong
mẫu Nm2 cao gấp 2,45 lần nồng độ BOD
5
trong mẫu Nm5; nồng độ COD trong
mẫu Nm2 cao gấp 3,13 lần nồng độ COD trong mẫu Nm5; tổng các chất rắn lơ
lửng TSS trong mẫu Nm1 cao gấp 2,16 lần trong mẫu Nm5 (bảng 3.46)
Mẫu nước Nm1, Nm2 có chỉ số BOD
5
vượt 1,6 lần và 1,8 lần; mẫu nước
Nm3, Nm4 có chỉ số BOD
5
vượt 1,06 lần và 1,27 lần. Chỉ tiêu COD trong nước
mặt về cơ bản là đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng có mẫu Nm3 có COD vượt quy
20
định cho phép 1,2 lần (tương đương 36mg/l), gấp 4,5 lần lượng COD trong mẫu
nước mặt Nm5.
3.5.3.2 Chất lượng không khí xung quanh
a) Chất lượng không khí xung quang khu, cụm công nghiệp
Bảng 3.47. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu,
cụm công nghiệp
Tiểu
vùng
Ký hiệu mẫu
Kết quả phân tích các chỉ tiêu
Đ
ộ ồn
(dBA)
B
ụi tổng
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
1
K2 70,4
0,559
0,163
4,925
0,192
K3 71,7
0,320
0,235
3,650
0,130
K4 65,0
0,551
0,240
2,781
0,124
2 K5 60,1
0,428
0,012
5,070
0,115
3
K9 62,6
0,475
0,203
2,400
0,142
K11
58,7
0,330
0,190
4,560
0,017
QCVN
26:2010/BTNMT
70
QCVN
05:2009/BTNMT
0,300 0,200 30 0,35
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả lấy mẫu phân tích năm 2011
So sánh nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí với QCVN
05:2009/BTNMT (24h) có thể nhận thấy tất cả các mẫu đều có lượng bụi tổng
vượt quy chuẩn. Bụi vượt quá quy định cho phép lớn nhất là 1,83 lần (mẫu K2).
Nồng độ NO
2
trong
ba mẫu không khí K2, K5, K11 là đạt tiêu chuẩn cho
phép, còn lại đều vượt quá quy định. Lượng
NO
2
lớn nhất là
0,240mg/m
3
vượt
1,2 lần.
Nồng độ CO cho phép là 30mg/m
3
, vì vậy các mẫu đều dưới quy định
cho phép. Mẫu có nồng độ CO lớn nhất là 5,070mg/m
3
(tại khu vực KCN Quế Võ
3, ngã 3 đường vào KCN thuộc đại phận làng Guột).
Với chỉ tiêu SO
2
, cho ta kết quả đều đạt quy định cho phép. Cao nhất là
0,192mg/m
3
tại KCN Quế võ 1, cạnh đường quốc lộ 18 thuộc địa phận thôn
Giang Liễu, Phương Liễu (quy chuẩn là 0,35mg/m
3
). Thấp nhất là
0,
017mg/m
3
tại cổng cơ sở sản xuất Gốm gần thôn Thủ Công, Phù Lãng.
b) Chất lượng không khí xung quanh khu vực dân cư
Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dân cư thể
hiện trong bảng 3.48
Theo kết quả đo đạc có thể nhận thấy nồng độ bụi trong không khí ở vị trí
thuộc tiểu vùng 3 là lớn nhất và vượt quy định cho phép là 1,13 lần (tại thôn Đại
Đường, xã Nhân Hòa); nồng độ bụi trong không khí thấp nhất là 0,210mg/m
3
(tại
thôn Mai Cương, xã Cách Bi,).
Đối chiếu chuẩn cho phép nồng độ NO
2
, SO
2
, CO trong không khí với kết
21
quả phân tích tại các vị trí lẫy mẫu cho thấy đều đạt yêu cầu quy định.
Tuy nhiên có thể nhận thấy càng gần các KCN nồng độ SO
2
càng cao
(trung bình ở tiểu vùng 1 là 0,048mg/m
3
, trung bình ở tiểu vùng 2 là
0,046mg/m
3
, ở tiểu vùng 3 là 0,122mg/m
3
).
Bảng 3.48. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
khu vực dân cư
Tiểu
vùng
Ký hiệu
mẫu
Kết quả phân tích các chỉ tiêu
Độ ồn
(dBA)
Bụi tổng
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
1 K1 68,7
0,329
0,012
1,244
0,048
2 K6 58,0
0,275
0,064
1,628
0,098
K7 55,2
0,231
0,050
2,705
0,022
K8 51,0
0,210
0,028
1,470
0,019
3 K10 56.0
0,340
0,061
0,766
0,122
QCVN
26:2010/BTNMT
70
QCVN
05:2009/BTNMT
0,300 0,200 30 0,35
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả lấy mẫu phân tích năm 2011
3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp, nâng cao đời sống của người dân trong quá trình công nghiệp hóa
3.6.1. Các giải pháp về chính sách
Tiếp tục hoàn thiện chính sách về đất đai, chính sách về tam nông: Chính
sách bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp, chính sách về giao đất, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, khung giá đất nông nghiệp và thị
trường quyền sử dụng đất, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho
người có đất bị thu hồi.
3.6.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất
Kiên quyết giữ các vùng đất nông nghiệp tốt, nếu sử dụng diện tích này
vào mục đích kinh tế phải tính tới hệ quả xã hội và môi trường. Huyện Quế Võ
phải giữ vững ổn định gần 5.000 ha đất chuyên trồng 2 vụ lúa có năng suất cao
Công tác lập, xét duyệt quy hoạch đảm bảo với nâng cao chất lượng, tính toán
hiệu quả, làm tăng tính khả thi của các mục tiêu kinh tế, xã hội, cần đánh giá lại
tính khả thi trong quy hoạch sử dụng đất trước đây để rút kinh nghiệm và định
hướng cho cách lập quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo.
22
3.6.3. Giải pháp về tài chính
Khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp trong nông nghiệp và
nông thôn, tạo điều kiện để người nông dân được góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất nông nghiệp, thành lập các HTX nông nghiệp ở nông thôn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1 Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển,
trở thành một huyện trọng điểm kinh tế công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, bình quân 15,2%/năm, tỷ trọng các ngành CN - TTCN, TM -
DV trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Huyện có
tốc độ CNH cao, trong 10 năm đã hình thành 3 KCN tập trung của tỉnh, 2 cụm
công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích 1.129,0 ha, đóng vai trò quan trọng
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế
nhanh, liên tục. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 1.183 tỷ
đồng, tạo việc làm cho 10.597 lao động. Theo tốc độ tăng bình quân, đến năm
2010 giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN chiếm 65-70% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn huyện, giá trị xuất khẩu chiếm 85-90% khẳng định vị trí, vai
trò quyết định sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong những năm tới.
1.2 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực,
được khai thác và sử dụng theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích đất nông
nghiệp giảm nhanh, đặc biệt là đất trồng lúa. Từ 10.996,6 ha (năm 2000) xuống
còn 8.592,57ha, chiếm 55,49% (năm 2010). Với mô hình thâm canh lúa- màu
đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân khoảng hơn 100 triệu/ha. Quá trình CNH
còn thúc đẩy khả năng tích tụ ruộng đất, quy mô sử dụng đất nông nghiệp của
huyện có xu hướng tăng tỷ lệ có từ 1 ha trở lên và giảm tỷ lệ quy mô nhỏ hơn 0,5
ha. Bình quân đất nông nghiệp toàn huyện là 615,8m2/người. Diện tích đất thu
hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp là 1.129,00 ha, trong đó đất nông
nghiệp là 1.076,77 ha. Các khu vực nông thôn thực hiện CNH nhanh đang tạo cơ
hội về nhu cầu nông sản tại chỗ để cung cấp cho khối lượng lớn lao động phi
nông nghiệp. Một lượng lớn đất phải chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông
nghiệp nhưng đất nông nghiệp vẫn còn đủ để phát triển. Ở đây có thể thấy, một
quy luật mới xuất hiện là nông nghiệp trong đô thị. Khu dân cư nông thôn có
phong cách sống đô thị làm nông nghiệp là một phương thức mới đòi hỏi nông
sản phù hợp nhu cầu, năng suất, sản lượng, chất lượng cao. Nông nghiệp trong
hoàn cảnh này cần thay đổi phương thức canh tác trên cơ sở nông nghiệp công
23
nghệ cao, dựa vào động lực từ các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
1.3 Chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp/người giảm nhưng diện tích đất nông
nghiệp/lao động nông nghiệp tăng đặc biệt là các tiểu vùng lân cận khu công
nghiệp. Điều này chứng tỏ CNH tạo việc làm (ngành nghề phi nông nghiệp) cho
các tiểu vùng lân cận. Các tiểu vùng lân cận có hiện tượng thiếu lao động nông
nghiệp do di dân cơ học vào tiểu vùng có tốc độ CNH cao. Hiệu quả sản xuất nông
nghiệp tại các tiểu vùng lân cận có xu hướng giảm hơn so với tiểu vùng có tốc độ
CNH cao do diện tích đất nông nghiệp không giảm nhưng người dân giảm đầu tư,
chuyển đổi nghề nghiệp, chỉ còn lao động lớn tuổi nên sản xuất kém hiệu quả. Như
vậy, cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng cao (95,7%) nhưng lao động ở khu vực nông
thôn có tỷ trọng thấp hơn nhiều (63,8%). Từ đây có thể suy ra rằng các huyện thuần
nông như Quế Võ khi thực hiện CNH luôn phải đối mặt với vấn đề xã hội là cư dân
nông thôn già hóa nhanh hơn. Do đó, chính sách an sinh xã hội cần hoạch định phù
hợp với hoàn cảnh này. Một mặt chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi
nông nghiệp cần lực lượng lao động nông nghiệp có chất lượng cao nhưng mặt
khác là quá trình tìm động lực mới cho kinh tế nông nghiệp.
1.4 Đời sống người dân huyện Quế Võ có thay đổi đáng kể. Nhu cầu về
nhà ở của người nông dân đã được đáp ứng phần nào nhờ có tiền BT khi bị thu
hồi đất. 33% số người bị thu hồi đất được học nghề; 41% sử dụng tiền BT cho
con cái học hành; 45% có thu nhập trung bình giảm hơn so với trước khi bị thu
hồi đất; thu nhập vẫn tập trung vào trồng trọt là chủ yếu (44,5%); 14% lao động
đã được làm tại các KCN địa phương. Nhà ở có xu hướng khang trang, hiện đại
với 43,2% có nhà mái bằng một tầng. Như vậy, song song với quá trình CNH là
quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa không chỉ thể hiện ở việc thành lập các
khu đô thị gắn liền với các KCN mà nó còn thể hiện ở phương thức phát triển
cách sống đô thị tại các khu dân cư nông thôn. Đây vừa là biểu hiện tích cực vừa
là biểu hiện tiêu cực. Nâng mức sống ở nông thôn theo phong cách đô thị là tích
cực nhưng tìm cách nâng mức sống mà mất sinh kế do mất đất lại là một biểu
hiện tiêu cực. Cần có một hệ thống chính sách từ phương thức BT, thu hồi đất
tới tìm động lực mới cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cần được đặt ra
cụ thể đối với địa phương.
1.5 Việc xử lý chất thải tại các KCN chưa được quan tâm đúng mức dẫn
đến tính trạng gây ô nhiễm môi trường. Không khí, nước thải tại một số khu vực
trong KCN có nhiều chỉ tiêu vượt quá quy định cho phép. BOD
5
trong nước thải
vượt quy định cao nhất là 1,04 lần - 1,20 lần. Hàm lượng Pb cũng vượt quy
24
chuẩn cho phép từ 1,13 đến 1,24 lần. Chỉ tiêu Cd trong các mẫu đều vượt quy
chuẩn cho phép, vượt cao nhất là 8,6 lần. Chỉ tiêu NO
2
, SO
2
, CO trong không
khí, nước mặt tại một số khu vực trong khu dân cư nằm dưới quy định cho phép,
riêng nồng độ bụi là vượt quá xa tiêu chuẩn, cao nhất là gấp 6 lần so với tiêu
chuẩn (1,81mg/m
3
). Các vị trí nằm càng xa khu công nghiệp thì nồng độ các
chất ô nhiễm càng thấp.
1.6 Trên cở sở các đánh giá nói trên đề xuất 3 nhóm giải pháp về chính
sách, quy hoạch, tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp, nâng cao đời sống của người dân trong quá trình CNH, có thể áp dụng
cho các địa phương phát triển công nghiệp hóa nhanh trong hoàn cảnh là một
huyện thuần nông tương tự Quế Võ.
2. Kiến nghị
2.1 UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Quế Võ cần tiếp tục rà soát,
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch
sử dụng đất. Trong đó, cần quy hoạch và hình thành vùng sản xuất nông sản
hàng hoá và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, KCN chế biến
nông sản hàng hoá và phát triển ngành nghề. Việc dự báo và xác định nhu cầu
sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp phải trên cơ sở khoa học tránh quy
hoạch tràn lan, gây lãng phí đất.
2.3 Chính quyền địa phương cần tiếp tục quản lý chặt chẽ quỹ đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có năng suất cao. Trên cơ sở huy động vốn tự có
trong nhân dân là chính, cần có chính sách ưu đãi, HT vùng và thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đầu tư nguồn ngân sách của địa
phương để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt
trong khu vực nông thôn.
2.4 Chính quyền địa phương phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong
việc quản lý chặt chẽ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu
dân cư và trong KCN tập trung Quế Võ. Cần có biện pháp xử lý nghiêm minh
các cơ sở vi phạm quy định về thải chất gây ô nhiễm môi trường.
2.5 Các cấp, các ngành trung ương và địa phương cần tiếp tục có những
nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao đời sống
người dân trong quá trình CNH mạnh mẽ như hiện nay. Tiếp tục có những
nghiên cứu sâu và toàn diện hơn để đánh giá, phân tích các quy luật tác động của
quá trình CNH đến đất nông nghiệp và cư dân nông thôn.