Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.88 KB, 5 trang )

QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN
NINH PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Đại tá NGUYỄN DUY KHẢI
Chủ nhiệm Khoa Quân sự
Giáo dục đại học Việt Nam đang ở thời điểm có những thay đổi căn bản về
phương thức dạy - học: Đó là chuyển đổi từ dạy học theo học chế niên chế sang
đào tạo theo phương thức tín chỉ - một phương thức đào tạo hiện đại và là xu thế
tất yếu của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. GDQP - AN cho sinh viên trong
các trường Đại học ở nước ta không nằm ngoài xu thế đó. Đào tạo theo tín chỉ sẽ là
cuộc cách mạng trong giáo dục đại học nói chung và GDQP - AN nói riêng trên rất
nhiều phương diện: hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập đặt ra rất nhiều vấn đề
trong lĩnh vực quản lý.
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY THEO PHƯƠNG THỨC
TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM GDQP-AN, ĐHQGHN

1.1. Về đề cương môn học trong dạy học theo tín chỉ.
- Những việc đã làm được: Cả 3 môn học do Trung tâm trực tiếp quản lý đều
có đề cương môn học theo đúng quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội về đào tạo
theo phương thức tín chỉ và đã được Giám đốc Trung tâm phê duyệt, phần lớn
trong số đó đã được triển khai tốt trong thực tế.
- Những việc cần khắc phục:Việc trao đổi thông tin giữa các giảng viên trong
việc thực hiện cùng một đề cương môn học chưa tốt nên sự thống nhất chưa cao
1.2. Về hình thức tổ chức dạy học.
- Những việc đã làm được: Đã đa dạng hoá hình thức thực hiện nội dung dạy
học theo phương thức tín chỉ.
- Những điểm cần khắc phục: Chưa phát huy tác dụng của các hình thức lên
lớp để chuyển dạy “Cái” sang dạy “Cách”.
1.3. Về phương pháp dạy học trong học chế tín chỉ.
- Những việc đã làm được: Sinh viên đã học tập chủ động hơn theo tinh thần của


phương thức dạy học theo tín chỉ, nhiều giảng viên đã nhanh chóng triển khai cách
dạy học phù hợp với yêu cầu dạy học theo tín chỉ; đã tạo điều kiện, môi trường cho
sinh viên chủ động và tích cực học tập phù hợp với phương pháp học của mình.
- Những việc chưa làm được: Phương pháp dạy – học trong phương thức dạy
học theo tín chỉ coi trọng khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực hành, thực tế…
Tuy nhiên nếu không tuân thủ đề cương môn học, không chú trọng việc thực hiện
1


mục tiêu môn học đã đề ra, không tuân thủ quy trình kiểm tra - đánh giá thì hiệu
quả của dạy học theo tín chỉ sẽ không cao.
1.4. Về kiểm tra - đánh giá trong học chế tín chỉ.
- Những việc đã làm: Đã coi trọng kiểm tra, đánh giá thường xuyên vì đây là
một phương pháp bổ trợ rất hiệu quả cho các phương pháp khác, cụ thể:
- Đánh giá thường xuyên: 10%
- Bài tập nhóm: 10%
- Điểm kiểm tra giữa kỳ: 10%
- Điểm kiểm tra thực hành bắn: 20%
- Điểm thi cuối kỳ: 50%
- Những việc cần khắc phục: Việc trả bài và nhận xét, sửa lỗi cho sinh viên
chưa kịp thời và cụ thể với tất cả loại bài kiểm tra. Điểm chấm còn chưa phản ánh
thật chính xác, khách quan kết quả học tập của sinh viên; một số giảng viên chưa
tận dụng tốt vai trò của kiểm tra - đánh giá trong phương thức dạy học theo tín chỉ.
1.5. Về quản lý đào tạo trong học chế tín chỉ.
- Những việc đã làm được: Đã mở nhiều xemina, hội thảo để bồi dưỡng đội
ngũ về cách thức thực hiện các yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ cho các giảng viên
trong Trung tâm và giám sát kế hoạch dạy học của các môn học.
- Những điểm cần khắc phục: Học liệu chưa được bổ sung kịp thời, đầy đủ
cho sinh viên tự học...
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY GDQP - AN

THEO PHƯƠNG THỨC TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM GDQP-AN, ĐHQGHN

2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh
viên về học chế tín chỉ.
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: là một hình thức đào tạo mới, đòi hỏi sự
thay đổi căn bản nhận thức của tất cả các thành viên tham gia vào quá trình đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức với quyết tâm “đổi mới”, vượt qua mọi rào cản
sẵn sàng cho sự thay đổi, xây dựng một “văn hoá tín chỉ” cho tất cả thành viên là
chìa khoá thành công của phương thức đào tạo này.
- Nội dung biện pháp: Trung tâm và các đơn vị đào tạo tiến hành một cách
bài bản, đồng bộ, trên cơ sở xây dựng kế hoạch tập huấn về học chế tín chỉ: Các
giảng viên phải nắm vững quy chế đào tạo đại học của ĐHQGHN theo phương
thức tín chỉ (Quy chế 2010); Các cán bộ quản lý, chuyên viên phòng đào tạo phải
được trang bị kiến thức về phương thức quản lý theo học chế tín chỉ; Đối với sinh
viên được trang bị những phương pháp học tập tích cực, chủ động sang tạo, có thái
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh và hoàn
thành các môn học của phương thức đào tạo mới.
2


- Cách thức thực hiện.
Đối với cán bộ quản lý: Tập huấn để hiểu rõ đầy đủ và bản chất, đặc điểm
của hệ thống tín chỉ cũng như sự cần thiết phải chuyển đổi sang phương thức đào
tạo theo tín chỉ; Tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin, sử dụng thành
thạo các ứng dụng phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ; Tập huấn việc thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo theo phương thức tín chỉ.
Đối với giảng viên: Tập huấn, hướng dẫn phương pháp chuyển đổi khung
chương trình đào tạo hiện hành phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ; Tập
huấn xây dựng đề cương chi tiết môn học; Tập huấn sử dụng phương pháp dạy học
phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ; Tập huấn xây dựng và thực hiện quy

trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập; xây dựng giáo án điện tử, nâng cao trình
độ công nghệ thông tin sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại.
Đối với sinh viên: Được quán triệt chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập,
tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các hoạt động học tập
của phương thức tín chỉ; Hướng dẫn, nghiên cứu nắm vững mục tiêu, phương pháp
học tập và các quy định về học tập GDQP-AN của Trung tâm.
2.2. Hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung và các hình thức tổ chức
GDQP-AN theo phương thức tín chỉ
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: là những yêu cầu về tri thức, kỹ năng, thái
độ phải đạt được sau một giờ học, một bài học, một môn học và cả chương trình.
- Nội dung của biện pháp: Mục tiêu phải phân định theo các bậc nhận thức,
bậc kỹ năng và chú trọng vào bậc cao hơn hướng tới hình thành nhân cách toàn diện
của sinh viên. Nội dung chương trình phải kế thừa phát huy truyền thống và nghệ
thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc mặt khác phải bổ sung các
yếu tố, đặc điểm của chiến tranh hiện đại, tác chiến công nghệ cao. Các hình thức tổ
chức dạy học phải đa dạng linh hoạt, trú trọng và rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Cách thức thực hiện.
Về mục tiêu: Trung tâm giám sát thực hiện mục tiêu tổng quát, thường
xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu thông qua kết quả học tập của sinh viên,
từ đó hàng năm có sự bổ sung hoàn chỉnh.
Về chương trình, nội dung: Nội dung dạy học phải được quản lý về mặt
chuyên môn, việc cải tiến nội dung chương trình phải được thông qua hội đồng
khoa học của Trung tâm và được thử nghiệm giảng dạy, điều chỉnh, bổ sung kiến
thức cũng như kỹ năng cần đạt được.
Về các hình thức tổ chức dạy học: Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
các hình thức tổ chức dạy học với mỗi nội dung giảng dạy.
2.3. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch dạy-học và huấn luyện.
3



- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Kế hoạch dạy - học và huấn luyện được
xây dựng khoa học, khả thi sẽ là tiền đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học.
- Nội dung của biện pháp: Kế hoạch dạy học và huấn luyện phải khoa học,
khả thi, bảo đảm tính mềm dẻo và liên thông.
- Cách thức thực hiện: Phòng Đào tạo là trung tâm xây dựng và điều hành
các hoạt động giảng dạy theo kế hoạch; Các khoa, bộ môn tiếp tục xây dựng kế
hoạch chi tiết về kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo đề cương môn học.
2.4. Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy, huấn luyện của giảng viên, học
tập và rèn luyện của sinh viên.
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Hoạt động giảng dạy, huấn luyện của giảng viên, học tập và rèn luyện của
sinh viên luôn được điều chỉnh chung bảo đảm theo đúng các quy định để đi đến
cùng một mục đích là nhằm chiếm lĩnh mục tiêu của chương trình môn học.
- Nội dung của biện pháp: Tổ chức quản lý, chỉ đạo quá trình giảng dạy,
huấn luyện của giảng viên một cách sát sao, đúng với đề cương môn học; chỉ đạo
hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nghiêm túc, tạo cho họ niềm say mê,
hứng thú tìm tòi khám phá những tri thức về QP-AN cũng như tích cực rèn luyện
để thành thạo các kỹ năng Quân sự.
- Cách thức thực hiện.
Đối với hoạt động giảng dạy, huấn luyện của giảng viên: Tăng cường quản
lý thực hiện lịch trình giảng dạy theo đề cương môn học. Đề cương môn học
thường xuyên được bổ sung cập nhật và ngày càng hoàn thiện; Cải tiến phương
pháp giảng dạy, huấn luyện.
Đối với hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên: Bồi dưỡng phương
pháp học GDQP-AN tích cực, giáo dục ý thức tự học và tự nghiên cứu, xây dựng
những quy định cụ thể về nền nếp học tập, rèn luyện khi học GDQP -AN.
2.5. Hoàn thiện tiêu chí, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện của sinh viên.
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ là thước đo
mức độ lĩnh hội kiến thức - kỹ năng - thái độ của sinh viên so với mục tiêu chương

trình môn học, qua đó điều chỉnh quá trình giảng dạy của thầy và trò để ngày càng
hoàn thiện hơn.
- Nội dung của biện pháp: Tiêu chí của kiểm tra - đánh giá phải phù hợp với
mục tiêu chương trình môn học GDQP - AN đã được đề ra, quy trình kiểm tra đánh giá
phải đúng quy định của phương thức đào tạo tín chỉ. Chú trọng vào khả năng tư duy
sáng tạo, năng lực thực hành và sát với tình hình thực tế về bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

4


- Cách thức thực hiện: Rà soát quy trình kiểm tra - đánh giá, hoàn thiện hệ
thống ngân hàng câu hỏi cho phù hợp với từng môn học, từng hình thức kiểm trađánh giá, cải tiến công tác kiểm tra đánh giá cần thực hiện song song với công tác
cải tiến phương pháp giảng dạy, có thử nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm.

5



×