Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Quản lý bổi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh các trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 192 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung, số
liệu và kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa có tác giả
nào công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận án

Đồng Thế Hiển


ii

LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội và Vụ Giáo dục quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ giáo viên hướng dẫn
khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh và PGS.TS Từ Đức Văn, đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Chỉ huy Phòng sau Đại
học; Khoa quản lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Vụ Giáo dục quốc
phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo các đồng nghiệp luôn động viên, quan tâm và giúp
đỡ để hoàn thành luận án.
Xin chân thành cám ơn các Thầy giáo, các nhà Khoa học và gia đình đã quan
tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, cổ vũ và động viên tác giả hoàn thành
công trình khoa học này.


iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT .......................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ............................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ
PHẠM CHO GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH .........8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................8
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .....................................................8
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................11
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài ..................................................................15
1.2.1. Khái niệm giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ................................15
1.2.2. Khái niệm bồi dƣỡng.......................................................................................16
1.2.3. Khái niệm nghiệp vụ sƣ phạm ........................................................................17
1.2.4. Khái niệm quản lý và quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm .......................18
1.3. Lý luận về bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng
và an ninh ..................................................................................................................19
1.3.1.Vai trò, nhiệm vụ và các đặc trƣng nghề nghiệp của giảng viên giáo dục quốc
phòng và an ninh .......................................................................................................19
1.3.2. Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an
ninh ............................................................................................................................23
1.4. Quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và
an ninh .......................................................................................................................34
1.4.1. Vai trò của chủ thể quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên
Giáo dục Quốc phòng và an ninh ..............................................................................34
1.4.2. Nội dung quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục
Quốc phòng và an ninh .............................................................................................36



iv

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng
viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ......................................................................44
1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ chủ quan ...................................................................44
1.5.2. Các yếu tố thuộc khách quan quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng
viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ......................................................................46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................48
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ..............................................................................................49
2.1. Khái quát về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh các trƣờng đại học .....49
2.1.1. Sự hình thành, phát triển các Khoa, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an
ninh trong các trƣờng Đại học ...................................................................................49
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Khoa, Trung tâm giáo dục Quốc
phòng và an ninh các trƣờng Đại học .......................................................................51
2.1.3. Những kết quả đạt đƣợc của khoa Giáo dục Quốc phòng và an ninh các
trƣờng Đại học...........................................................................................................53
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...............................................................................54
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................54
2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................54
2.2.3. Nội dung khảo sát............................................................................................54
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................55
2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát ...............................................................................55
2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và thực trạng
bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ....57
2.3.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ....................57
2.3.2. Thực trạng bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc
phòng và an ninh .......................................................................................................64

2.4. Thực trạng quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên Giáo
dục Quốc phòng và an ninh .......................................................................................71
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho
giảng viên giáo dục QP&AN ....................................................................................71
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm ....73


v

2.4.3. Thực trạng quản lý phƣơng pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng
viên giáo dục QP&AN ..............................................................................................75
2.4.4. Thực trạng quản lý hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm giảng viên giáo
dục QP&AN ..............................................................................................................85
2.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm nghiệp vụ
sƣ phạm .....................................................................................................................86
2.4.6. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho
giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ...........................................................92
2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh .....................................................94
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dƣỡng NVSP cho đội ngũ GV giáo
dục QP&AN ..............................................................................................................96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................99
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................................100
3.1. Định hƣớng về giáo dục Quốc phòng và an ninh đối với sinh viên các Trƣờng
Đại học trong giai đoạn hiện nay ............................................................................100
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về Giáo dục Quốc phòng và an ninh ........100
3.1.2. Vai trò của Giáo dục Quốc phòng và an ninh đối với sinh viên các Trƣờng
Đại học trong giai đoạn hiện nay ............................................................................102

3.2. Nguyên t c đề xuất giải pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên
Giáo dục Quốc phòng và an ninh các trƣờng đại học .............................................103
3.2.1. Nguyên t c đảm bảo thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng .....................................103
3.2.2. Nguyên t c tính khoa học và hiệu quả ..........................................................103
3.2.3. Nguyên t c bảo đảm tính thực tiễn ...............................................................104
3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ ...................................................................................104
3.2.5. Nguyên t c đảo bảo tính kế thừa ...................................................................104
3.3. Giải pháp quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc
phòng và an ninh các trƣờng đại học ......................................................................105
3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên Giáo dục Quốc phòng và
an ninh về công tác bồi dƣỡng NVSP .....................................................................105


vi

3.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên Giáo dục
Quốc phòng và an ninh một cách hợp lý và khoa học ............................................108
3.3.3. Phát triển nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm phù hợp với
đối tƣợng giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh .........................................110
3.3.4. Quản lý đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên
Giáo dục Quốc phòng và an ninh ............................................................................115
3.3.5. Đa dạng hóa các hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng
viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ....................................................................118
3.3.6. Quản lý có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất phục vụ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ
phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh. ........................................121
3.3.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng
viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh ....................................................................124
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho
giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh các trƣờng đại học ...........................127
3.5 Khảo nghiệm về tính cần thiết và phù hợp của các giải pháp quản lý bồi dƣỡng

nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên giáo dục QP&AN .................................127
3.6. Thực nghiệm một số giải pháp quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội
ngũ giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh ..................................................129
3.6.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................129
3.6.2. Đối tƣợng thực nghiệm .................................................................................129
3.6.3. Giới hạn thực nghiệm ....................................................................................129
3.6.4. Nội dung thực nghiệm:..................................................................................130
3.6.5. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................130
3.5.6. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................136
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................145
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................146
1. Kết luận ...............................................................................................................146
2. Khuyến nghị .......................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC ..............................................................................................................159


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
STT

VIẾT TĂT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BD


Bồi dƣỡng

2

CBQL

Cán bộ Quản lý

3

CĐN

Cao đẳng nghề

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

DBHB

Diễn biến Hòa Bình

6

ĐH


Đại học

7

ĐVHT

Đơn vị học trình

8

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

9

GDQPAN

Giáo dục Quốc phòng và an ninh

10

GV

Giảng viên

11

HV


Học viên

12

NVSP

Nghiệp vụ sƣ phạm

13

NCGD

Nghiên cứu giáo dục

14

PTKTDH

Phƣơng tiện kỹ thuật dạy học

15

PP/KTDH

Phƣơng pháp/Kỹ thuật dạy học

16

QL


Quản lý

17

QP&AN

Quốc phòng và an ninh

18

QS

Quân sự

19

QP, AN

Quốc phòng, an ninh

20

SCN

Sơ cấp nghề

21

SV


Sinh viên

22

THPT

Trung học Phổ thông

23

TTGDQPAN

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh

24

TCN

Trung cấp nghề

25

XHCN

Xã hội Chủ nghĩa


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng về trình độ đào tạo của đội ngũ GV giáo dục QP&AN ........58
Bảng 2.2: Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên .............................61
Bảng 2.3. Trình độ NVSP của đội ngũ cán bộ quản lý và GV giáo dục QP&AN ...62
Bảng 2.4 . Số lƣợng GV GDQP&AN đƣợc bồi dƣỡng NVSP từ 2010 - 2014.........64
Bảng 2.5. Chất lƣợng bồi dƣỡng NVSP cho GV giáo dục QP&AN qua đánh giá của
các cơ sở bồi dƣỡng .................................................................................................65
Bảng 2.6 . Chất lƣợng bồi dƣỡng NVSP qua đánh giá của GV, CBQL các Trung
tâm, Khoa, Bộ môn giáo dục QP&AN ......................................................................66
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý tuyển sinh đầu vào bồi dƣỡng NVSP ........................71
Bảng 2.8: Thực trạng các nội dung bồi dƣỡng NVSP cho GV giáo dục QP&AN
đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2014 ......................................................................73
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá về hoạt động chuẩn bị giảng dạy của GV…………….76
Bảng 2.10: Đánh giá của giảng viên về kế hoạch trong bồi dƣỡng NVSP ...............77
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá về căn cứ xác định mục tiêu, nội dung cho bài giảng
của GV.......................................................................................................................78
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV các cơ sở bồi dƣỡng NVSP về mức độ sử dụng
PP/KTDH của GV .....................................................................................................80
Bảng 2.13. GV tự đánh giá 1về mức độ sử dụng PP/KTDH trong bồi dƣỡng NVSP.
...................................................................................................................................81
Bảng 2.14. Đánh giá của GV giáo dục QP&AN về mức độ sử dụng PP/KTDH của
GV các cơ sở bồi dƣỡng NVSP ................................................................................82
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá về mức độ chuẩn bị tài liệu và phƣơng tiện dạy học ..83
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hình thức bồi dƣỡng NVSP của giảng viên ............85
Bảng 2.17. Nội dung đánh giá kết quả học tập của HV trong bồi dƣỡng NVSP ......87


ix

Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các hình thức đánh giá kết quả học tập của HV .......89

Bảng 2.19. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng các phƣơng pháp KTĐG kết quả
học tập của HV ..........................................................................................................89
Bảng 2.20. Kết quả đánh giá về mức độ sử dụng công cụ KTĐG kết quả học tập của
HV .............................................................................................................................90
Bảng 2.21. Ý kiến đánh giá về mức độ đầy đủ, mới cũ và hiện đại của thiết bị dạy
học của các cơ sở bồi dƣỡng NVSP ..........................................................................92
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết và phù hợp của các giải pháp……….....128
Bảng 3.2. Thang đánh giá năng lực dạy học của HV tham gia thực nghiệm..........131
Bảng 3.3. Phân phối tần số điểm đánh giá kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của
HV trƣớc thực nghiệm ............................................................................................134
Bảng 3.4. Mức độ kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của HV trƣớc thực nghiệm
.................................................................................................................................135
Bảng 3.5. Phân phối tần số điểm đánh giá kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của
HV sau thực nghiệm lần 1 .......................................................................................137
Bảng 3.6. Mức độ kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của học viên sau thực
nghiệm lần 1 ............................................................................................................137
Bảng 3.7. Phân phối tần số điểm đánh giá kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của
HV sau thực nghiệm lần 2 .......................................................................................140
Bảng 3.8. Mức độ kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của học viên sau thực
nghiệm lần 2 ............................................................................................................141
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp phân phối mức độ kết quả ba lần kiểm tra .....................143
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các giá trị tham số đặc trƣng cơ bản qua ba lần kiểm tra
.................................................................................................................................144


x

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ GV giáo dục QP&AN ......61
Biểu đồ 2.2. Trình độ NVSP của đội ngũ GV và CBQL giáo dục QP&AN.............63

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của
HV trƣớc thực nghiệm ............................................................................................135
Hình 3.2. Tần suất kết quả kiến thức NVSP và kỹ năng dạy học của HV sau thực
nghiệm lần 1 ............................................................................................................138
Hình 3.3. Điểm kiểm tra trung bình của HV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
sau thực nghiệm lần 1..............................................................................................138
Hình 3.4. Tần suất kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần 2 ...................................141
Hình 3.5. Điểm kiểm tra trung bình của HV nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
sau thực nghiệm lần 2..............................................................................................142


1

MỞ ĐẦU
1. T nh c p thiết của v n đề nghiên cứu
Thế giới chuyển động phức tạp, khó lƣờng, từ đơn cực, sang xu thế đa cực.
Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… các nƣớc lớn vừa là hợp tác, vừa cạnh tranh vừa
kiềm chế nhau, sẵn sàng thoả hiệp lợi ích trên các nƣớc nhỏ. Chiến tranh Thế giới
khó xảy ra nhƣng xung đột cục bộ đang là nguy cơ thƣờng trực. Asean là một khối
nhƣng các nƣớc đều đặt lợi ích Quốc gia lên trên, do đó đối ngoại hiện nay giữ vai
trò chiến lƣợc quan trọng. Việt Nam đã và đang kiên cƣờng bảo vệ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, chủ quyền lãnh thổ.
Việt Nam là đất nƣớc có vị trí chiến lƣợc quan trọng, cửa ngõ của khu vực
ấn độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Nhiều nƣớc trong đó có Mỹ muốn Việt Nam là
đồng minh quan trọng nhƣ “Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan…” liên minh quân sự với
Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng có những động thái
cứng r n tuyên bố chủ quyền đƣờng chiếu đoạn ở Biển Đông thuộc khu vực đặc
quyền kinh tế, trên thềm lục địa của Việt Nam gây căng thẳng giữa hai nƣớc.
Bảo vệ Tổ quốc luôn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, thực tế cho
thấy các thế lực thù địch luôn dùng mọi âm mƣu, thủ đoạn để chống phá sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CNXH ở mỗi nƣớc. Thực tế, vào những năm giữa thế
kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không dễ gì dùng bạo lực vũ trang
để tiêu diệt CNXH ở mỗi nƣớc hay trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, chúng phải
thay đổi bằng chiến lƣợc, cùng với thủ đoạn dùng sức mạnh quân sự để răn đe, đã
chú trọng sử dụng biện pháp “hoà bình” nhằm chống phá và lật đổ các nƣớc xã hội
chủ nghĩa (XHCN).
Giáo dục quốc phòng và an ninh đã trở thành một trong những nhiệm vụ
quan trọng của toàn Đảng, toàn dân nhằm tăng cƣờng giáo dục ý thức quốc phòng,
an ninh và kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Triển khai thực hiện các
văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa giáo dục
QP&AN trở thành môn học chính khoá từ cấp trung học phổ thông đến đại học. Tuy
nhiên, đây là môn học có tính chất đặc thù cả về nội dung, phƣơng pháp và hình


2
thức thực hiện, nên việc phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên nhằm triển khai
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục QP&AN trong giai đoạn cách mạng mới đã trở nên
cấp thiết và là một đòi hỏi khách quan.
Chất lƣợng giáo dục QP&AN ở các trƣờng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
nhƣ: Đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trƣờng và nội dung
chƣơng trình đào tạo... Trong các yếu tố thì “Giảng viên giảng dạy là yếu tố quyết
định nhất đến chất lƣợng giáo dục, đào tạo”. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó,
Đảng và Nhà nƣớc đã phê duyệt đề án “Đào tạo giảng viên, giảng viên giáo dục
QP&AN cho các trƣờng trung học phổ thông, Đại học, cao đẳng, trƣờng chuyên
nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng chƣơng trình, mở mã ngành và tổ
chức đào tạo giảng viên, giảng viên trình độ đại học ngành giáo dục QP&AN cho
các trƣờng trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trƣờng chuyên nghiệp phấn đấu
đến năm 2020 có đủ số lƣợng giảng viên, giảng viên giáo dục QP&AN giảng dạy
ở các học viện, nhà trƣờng.

Vì vậy, quản lý tốt bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN sẽ
góp phần trực tiếp trong việc nâng cao chất lƣợng, trình độ NVSP của đội ngũ
giảng viên giáo dục QP&AN các trƣờng Đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, giảng viên giáo dục QP&AN tại các trƣờng đại
học phần lớn đều tốt nghiệp ở các trƣờng đại học về kỹ thuật quân sự hoặc là cán bộ
sỹ quan quân đội có kinh nghiệm đƣợc chuyển sang làm công tác giảng dạy về giáo
dục QP&AN tại các trƣờng. Các giảng viên này phần lớn chƣa đƣợc đào tạo cơ bản
với mục đích để làm thầy, họ thiếu các kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm, về kỹ năng
dạy học. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác giảng
dạy và quản lý bồi dƣỡng NVSP hiện nay và dẫn tới công tác này còn nhiều bất cập
và hạn chế.
Để nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn học giáo dục QP&AN thực sự góp
phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo dục nhƣ Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII đã đặt ra là “xây dựng
những con ngƣời và thế hệ thiết tha g n bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ


3
quốc” [28], thì phải xác định đúng các giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho đội
ngũ giảng viên giáo dục QP&AN để họ có đủ trình độ, năng lực sƣ phạm đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lƣợng giảng dạy quốc phòng và an ninh tại các trƣờng đại
học trong điều kiện mới.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh các trư ng
đại học" làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý bồi
dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN các trƣờng đại học trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục đ ch nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý bồi dƣỡng NVSP cho
đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN, đề tài đề xuất các giải pháp quản lý bồi
dƣỡng NVSP nhằm nâng cao trình độ NVSP, kỹ năng sƣ phạm cho đội ngũ giảng
giáo dục QP&AN trong các trƣờng đại học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN các
trƣờng Đại học.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN tại
các trƣờng Đại học.
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục
QP&AN tại các Trƣờng đại học đã đạt đƣợc nhiều kết quả. Tuy nhiên, quản lý bồi
dƣỡng NVSP giảng viên vẫn chƣa thích hợp và còn tồn tại những bất cập nhất định.
Nếu đề xuất đƣợc giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP giảng viên giáo dục QP&AN
nhƣ: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng về quản lý bồi dưỡng NVSP
cho giảng viên giáo dục QP&AN; Quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho
giảng viên giáo dục QP&AN một cách hợp lý và khoa học; Phát triển nội dung
chương trình bồi dưỡng NVSP phù hợp với đối tượng giảng viên giáo dục
QP&AN,… thì sẽ nâng cao trình độ kỹ năng sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên giáo


4
dục QP&AN và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, phục vụ sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bồi dƣỡng NVSP cho

giảng viên giáo dục QP&AN.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dƣỡng NVSP và quản lý bồi dƣỡng
NVSP cho đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN tại các trƣờng đại học.
5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo
dục QP&AN tại các trƣờng đại học.
5.4. Tổ chức thực nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của các
giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN tại các trƣờng
đại học đã đề xuất.
6. Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN.
- Giới hạn địa bàn: Tập trung 6 trƣờng Đại học có khoa, Trung tâm giáo dục
QP&AN cụ thể:
+ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2;
+ Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh;
+ Đại học Trà Vinh;
+ Đại học Cần Thơ;
+ Đại học Quốc Gia Hà Nội;
+ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
- Đối tƣợng khảo sát điều tra: các giảng viên, CBQL của Khoa và Trung tâm
giáo dục QP&AN của các trƣờng Đại học có Khoa, Trung tâm giáo dục QP&AN.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
* Tiếp cận biện chứng: Vận dụng cơ sở lý luận và quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu xem xét các vấn đề giáo
dục nói chung và giáo dục QP&AN nói riêng trong quá trình vận động và phát triển
trên cơ sở những điều kiện về nội dung chƣơng trình, đội ngũ giảng viên, trang thiết bị
giảng dạy.



5
* Tiếp cận hệ thống: Môn học giáo dục QP&AN có mối quan hệ với các
môn học khác trong các chƣơng trình đào tạo tại các cấp học CĐ, ĐH, có mối quan
hệ mang tính cấu trúc ràng buộc với các môn học khác trong hệ thống chƣơng trình
đào tạo và có mối quan hệ chặt chẽ với các yêu cầu về đào tạo nói chung và phát
triển lòng yêu nƣớc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ con ngƣời Việt Nam
nói riêng.
* Tiếp cận chuẩn hóa: Việc quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo
dục QP&AN nằm trong xu thế vận động chung và yêu cầu của đổi mới, nâng cao
chất lƣợng giáo dục, đặc biệt yêu cầu chuẩn hóa ngƣời giảng viên đại học, trong đó
có và giảng viên giáo dục QP&AN các trƣờng đại học.
* Tiếp cận thực tiễn: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, lợi thế
cạnh tranh ngày nay không còn nằm ở một nƣớc riêng lẻ mà có sự quan hệ hợp tác
giữa các nƣớc trên toàn thế giới. Trong nhà trƣờng việc giáo dục QP&AN cho thế
hệ trẻ nhằm mục đích giúp họ thấy đƣợc tầm quan trọng của công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động
bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN.

7.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng bồi dƣỡng NVSP và thực
trạng quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN.
- Phỏng vấn sâu một số đối tƣợng nhƣ: Các cán bộ quản lí, giảng viên và
sinh viên đã nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn giáo dục QP&AN, nhằm thu
thập thông tin để đánh giá thực trạng, bổ sung, củng cố những kết luận khoa học và
đƣa ra đƣợc những kết quả của việc bồi dƣỡng NVSP cả về ƣu điểm, hạn chế và

nguyên nhân của nó.
- Phƣơng pháp thực nghiệm nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi của các
giải pháp bồi dƣỡng đã xác định.


6
- Phƣơng pháp quan sát hoạt động giảng dạy của giảng viên; học của học viên
các lớp bồi dƣỡng về lý thuyết và kỹ năng thực hành ở trên lớp và trên thao trƣờng.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực
giáo dục, quân sự, an ninh...

7.2.3. Phƣơng pháp bổ trợ
- Sự dụng toán thống kê để xử lý số liệu khảo sát điều tra thực trạng và kết
quả thực nghiệm.
- Dùng sơ đồ, biểu đồ minh họa tóm t t một số kết quả trong quá trình
nghiên cứu.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học nói chung và giảng viên giáo
dục QP&AN nói riêng là nhân tố có vai trò quan trọng, quyết định đến việc nâng
cao chất lƣợng đào tạo của các nhà trƣờng.
- Chất lƣợng giảng dạy, giáo dục QP&AN phụ thuộc vào trình độ chuyên
môn, năng lực sƣ phạm và trình độ NVSP của đội ngũ giảng viên. Trình độ NVSP
của giảng viên chỉ đƣợc hình thành thông qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng và tự rèn
luyện của mỗi giảng viên.
- Việc tìm ra các giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo
dục QP&AN tại các trƣờng đại học trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục QP&AN tại các trƣờng đại học trong giai
đoạn hiện nay.
9. Đóng góp mới của luận án
- Đã hệ thống hóa, đƣợc những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi

dƣỡng NVSP của đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN các trƣờng đại học.
- Trên cơ sở những kết quả khảo sát, đã phân tích làm sáng tỏ thực trạng quản lý
hoạt động bồi dƣỡng NVSP của đội ngũ giảng viên giáo dục QP&AN các trƣờng đại học
của nƣớc ta, đồng thời xác định các nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên giáo dục
QP&AN các trƣờng đại học và tiến hành thực nghiệm khẳng định tính cần thiết, khả
thi của các giải pháp.


7

10. C u trúc của luận án
Ngoài các phần: mở đầu; kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho
giảng viên giáo dục Quốc phòng và An ninh
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng
viên giáo dục Quốc phòng và an ninh các trƣờng đại học
Chƣơng 3: Giải pháp quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên
giáo dục Quốc phòng và an ninh các trƣờng đại học.


8

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM
CHO GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1.1. Tổng quan v n đề nghiên cứu


1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về bồi dƣỡng
Trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, trên thực tiễn nhiều quốc gia
rất chú trọng. Chính phủ Singapore đã đầu tƣ rất lớn cho đào tạo và bồi dƣỡng cán
bộ về mọi mặt (xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; có chính sách ƣu đãi
nhƣ giáo dục phổ thông đƣợc miễn phí, bao gồm cả học phí, sách giáo khoa, máy
tính, phí giao thông…). Việc đào tạo, bồi dƣỡng công chức theo hƣớng mỗi ngƣời
đều cần đƣợc phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục học
hỏi để mỗi công chức đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, và trình độ để phục vụ tốt
cho nền công vụ. [98].
Trung Quốc cũng đặc biệt chú trọng đến việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ
chính trị, phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức nhằm xây dựng
một đội ngũ công chức chuyên nghiệp và có chất lƣợng cao. Nội dung đào tạo, bồi
dƣỡng công chức của Trung Quốc tập trung vào: lý luận xây dựng CNXH mang đặc
s c Trung Quốc và chiến lƣợc phát triển; quản lý hành chính nhà nƣớc trong nền
kinh tế thị trƣờng; quản lý vĩ mô nhà nƣớc với những nội dung cụ thể nhƣ thể chế
hành chính, quyết sách hành chính, đào tạo và phát triển nhân tài. Tất cả các khóa
đào tạo đều phải học chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận Đặng Tiểu Bình [98].

1.1.1.2. Nghiên cứu về bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
"N.M Iacốplep trong cuốn: "Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường
phổ thông" đã phân tích quá trình nhận thức của học sinh và quá trình dạy học
tƣơng đối chi tiết. Tác giả đã nêu rất cụ thể việc giảng viên cần phải làm là gì?
Những yêu cầu đối với giảng viên ra sao? tác giả đã dẫn ra những ví dụ về thành
công cũng nhƣ những thất bại trong nghề dạy học nhằm làm sáng tỏ vấn đề nâng


9
cao chất lƣợng giảng dạy trong nhà trƣờng. Có thể nói, cuốn sách mang tính ứng
dụng cao, rất bổ ích cho giảng viên nhất là đối với giảng viên trẻ khi mới bƣớc vào

nghề [58].
F.N Gônôbôlin trong cuốn "Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên"
đã phân tích hoạt động dạy học ở hai lĩnh vực: Công tác dạy học và công tác giáo
dục của ngƣời giáo viên. Tác giả phân tích: Đối với công tác dạy học ngƣời giảng
viên cần có những phẩm chất tâm lý gì và đối với công tác giáo dục ngƣời giảng
viên phải có những phẩm chất tâm lý nhƣ thế nào thì mới đạt đƣợc hiệu quả trong
giáo dục và dạy học. Đây chính là những yêu cầu cơ bản đòi hỏi ngƣời giảng viên
phải có và phải thƣờng xuyên rèn luyện [ 34].
Michel Develay trong cuốn "Một số vấn đề về đào tạo giáo viên" đã đƣa ra
những vấn đề hết sức cơ bản về việc dạy và học. Đặc biệt tác giả đã đƣa ra mô hình
ngƣời giảng viên và khẳng định: "Không còn nghi ngờ gì nữa, dạy học là một nghề
đích thực cùng với sự đãi ngộ thích đáng dành cho nó"; "Nghề dạy học luôn thuộc
về lĩnh vực nghệ thuật và khoa học"... Tác giả đã đƣa ra 4 lĩnh vực kiến thức mà
giảng viên cần phải đạt đƣợc trong quá trình đào tạo (những kiến thức thuộc phạm
vi bộ môn sẽ dạy và những năng lực thuộc phạm vi đào tạo tâm lý học cho giáo
viên) [56].
X.L.Kixêcôp đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sƣ phạm. Một
trong các công trình đó là: "Hình thành các kỹ năng kỹ xảo sư phạm trong điều kiện
của nền giáo dục đại học". Tác giả đã đƣa ra 2 giai đoạn trong thực tập sƣ phạm đó
là: thực tập tập luyện và thực tập tập sự. Theo tác giả ở giai đoạn thứ nhất (thực tập
tập luyện) giáo sinh phải n m đƣợc các kỹ năng nhƣ thiết kế, nhận thức, tổ chức,
giao tiếp... để có thể lên đƣợc kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động giảng dạy,
giáo dục. Ở giai đoạn sau (thực tập tập sự) đòi hỏi giáo sinh phải tiếp thu đƣợc các
kỹ năng nói trên để tiến hành đƣợc giờ lên lớp. [ 96].
Trong tác phẩm "Giảng viên rèn luyện tâm lý" của Jacques Nimier. Tác giả
đã nêu vấn đề: Không phải việc đào tạo tâm lý chỉ làm ở các trƣờng sƣ phạm mà đủ.
Cả cuộc sống nghề nghiệp của họ sau này, ngƣời giảng viên vẫn phải luôn luôn tự
rèn luyện mình [46].



10

1.1.1.3. Nghiên cứu về quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Khi "Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và đề xuất mô hình đào tạo giảng
viên phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" (trong Hội
thảo đề tài đặc biệt cấp Đại học quốc gia Hà Nội của Trƣờng Đại học sƣ phạm, Hà
Nội) [84], các tác giả đã làm rõ công tác quản lý bồi dƣỡng giảng viên ở một số
nƣớc nhƣ:
Ở Ba Lan ngƣời ta đã phân biệt khái niệm "đào tạo giáo viên" và "nâng cao
nghiệp vụ giáo viên". Họ đã có các cơ quan khác nhau phụ trách các mảng khác
nhau trong công tác đào tạo giáo viên. Nhà nƣớc Ba Lan đã quy định, nghĩa vụ của
giảng viên là luôn luôn phải nâng cao văn hoá và trình độ NVSP của mình, nhƣng
cũng không b t buộc giảng viên phải học bồi dƣỡng theo một hệ thống có tổ chức.
Nhƣ vậy, đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục phải tổ chức thật tốt để mọi giảng viên
đều có thể có đủ điều kiện tham gia bồi dƣỡng NVSP .
Nước Pháp có truyền thống coi trọng nghề giảng dạy. Họ quan niệm:
"Giảng dạy là một nghề đòi hỏi có trình độ chuyên sâu và được đào tạo về nghề
nghiệp rất cao" [84]. Ở Pháp việc đào tạo ban đầu về nghề nghiệp đƣợc coi là điều
kiện b t buộc đối với tất cả các giáo viên, phải có điều lệ hoạt động cho tất cả các
trƣờng sƣ phạm để có thể phát huy cao nhất hiệu suất của các biện pháp quản lý, các
phƣơng tiện phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. Họ xem xét trách nhiệm
của các trung tâm sƣ phạm trong việc đào tạo giảng viên thêm ba năm sau khi bổ
nhiệm giáo viên. Việc bồi dƣỡng giảng viên ở Pháp đƣợc thực hiện theo ba hƣớng
chính: Coi trọng việc tự nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên; tạo ra sự phù
hợp với công việc đối với tất cả các giảng viên đặc biệt là đối với giảng viên dạy
các môn mà lĩnh vực đó luôn có sự phát triển mạnh mẽ và các thiết bị trở nên lạc
hậu; định kỳ xác định những kiến thức sẽ phải đƣa vào tổng thể chƣơng trình bồi
dƣỡng để tổ chức bồi dƣỡng giáo viên.
Ở Trung Quốc, đã thiết lập và mở rộng bồi dƣỡng giảng viên cả chính quy
lẫn không chính quy, mở rộng mạng lƣới bồi dƣỡng giảng viên bằng phát triển các

chƣơng trình truyền hình, truyền thanh, nghe, nhìn, phù đạo ngoài giờ. Coi các cơ
sở bồi dƣỡng giảng viên có vị trí quan trọng trong việc bồi dƣỡng giảng viên tiểu


11
học. Bộ Giáo dục duyệt chƣơng trình bồi dƣỡng và thiết lập mạng lƣới bồi dƣỡng
giảng viên ở nhiều trình độ.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về bồi dƣỡng
Ở nƣớc ta những nghiên cứu về bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng và tay nghề đã
có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, tiêu biểu nhƣ:
Luận án: “Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự
theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh”, tác giả đã xác định yêu cầu
và đề xuất 4 biện pháp bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập cho học viên ở đại học quân
sự theo tƣ tƣởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh, bao gồm: Giáo dục và xây
dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên; bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập “lấy tự
học làm cốt” thông qua các hình thức tổ chức dạy học; xây dựng quy trình bồi
dƣỡng phƣơng pháp học tập theo tƣ tƣởng “lấy tự học làm cốt” cho học viên; tăng
cƣờng hoạt động theo nhóm để bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập
theo tƣ tƣởng “lấy tự học làm cốt” cho học viên. Các biện pháp là một chỉnh thể
thống nhất nhằm bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự
theo tƣ tƣởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh.[74].
Luận án tiến sĩ “Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính
quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay” của Đỗ Thị Ngọc Oanh, luận án làm rõ nội
hàm của một số khái niệm: năng lực, năng lực thực hiện, cán bộ chính quyền cấp
xã; xác định các nội dung của quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ
chính quyền cấp xã theo quan điểm tăng cƣờng năng lực thực hiện. Luận án chỉ ra
những yêu cầu khách quan phải đổi mới quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ hành chính
theo quan điểm tăng cƣờng năng lực thực hiện cho cán bộ chính quyền cấp xã.

Thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng
các nội dung quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp
xã; xác định những yếu kém, nguyên nhân những yếu kém đó trong quản lý bồi
dƣỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện
nay. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn luận án đề xuất các giải pháp quản lý bồi


12
dƣỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay
theo quan điểm tăng cƣờng năng lực thực hiện [69].

1.1.2.2. Nghiên cứu về bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giảng viên đang là
yêu cầu cấp bách đối với nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, nhiều cán bộ giảng dạy,
cán bộ quản lý giáo dục… quan tâm nghiên cứu ở các góc độ, nội dung, hình thức
khác nhau nhằm nâng cao trình độ, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của ngƣời giảng viên và
của công tác đào tạo bồi dƣỡng giáo viên.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 1987 sau khi cơ quan nghiên cứu
của Bộ giáo dục hợp nhất thành Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, ban nghiên cứu
NVSP trở thành trung tâm nghiên cứu đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên với nhiệm
vụ nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về ngƣời giảng viên và việc xây
dựng đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về nghề dạy học,
nhất là vấn đề rèn luyện NVSP nhƣ: Nguyễn Quang Uẩn “Về rèn luyện NVSP cho
sinh viên” (thông báo khoa học ĐHSPI - 1/97; Đặng Vũ Hoạt với “Kế hoạch rèn
luyện NVSP thƣờng xuyên” (cục đào tạo bồi dƣỡng 1989)…
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đƣợc đăng tải trên các tạp chí của ngành
giáo dục đã đề cập tới vấn đề bồi dƣỡng và rèn luyện NVSP nhƣ: Nguyễn Văn Lê
“Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến động cơ công tác của giáo viên”; Trần Bá
Hoành “Về đội ngũ giảng viên phổ thông trong cải cách giáo dục” (TCNCGD số
9/1988); Nguyễn Trí “Về đội ngũ giảng viên vấn đề và kiến nghị” (TCNCGD số

8/1994); “Một số bài viết về vấn đề giảng viên của trung tâm nghiên cứu giảng viên
- Viện KHGD kỷ niệm 50 năm thành lập nghành sƣ phạm (1996); Nguyễn Đình
Chỉnh với “ Thực tập sƣ phạm” (1997); Nguyễn Kế Hào với “Học sinh tiểu học và
nghề dạy học” (1992); ...
Đề tài tiến sỹ của Phạm Ngọc Anh “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng trình
độ sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam” Đề tài thực hiện
năm 2004 đến năm 2005. Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung và biện pháp bồi dƣỡng
trình độ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên trong các trƣờng cao đẳng kỹ thuật ở Việt
Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dƣỡng


13
trình độ sƣ phạm cho giảng viên các trƣờng cao đẳng kỹ thuật; phân tích thực trạng
về đội ngũ giảng viên các trƣờng cao đẳng kỹ thuật để tìm ra phƣơng pháp bồi
dƣỡng; đề xuất nội dung và biện pháp bồi dƣỡng trình độ sƣ phạm phù hợp cho
giảng viên các trƣờng cao đẳng kỹ thuật.

1.1.2.3. Những nghiên cứu về quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm giảng viên
Trong bài "Quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên của hiệu trưởng trường
trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học" [37], Hai tác giả Lê Thị
Hoa, Đoàn Thị Bẩy sau khi đã phân tích thực trạng, chỉ ra những điểm còn bất cập
của việc quản lý công tác bồi dƣỡng giảng viên của hiệu trƣởng trung học phổ thông
thành phố Cà Mau, các tác giả đã đƣa ra 6 giải pháp chủ yếu của hiệu trƣởng nhằm
tăng cƣờng quản lý hoạt động này: 1. Hiệu trƣởng thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra
bằng các hình thức khác nhau; 2. Hiệu trƣởng phải lập kế hoạch phát triển đội ngũ
trên cơ sở phát triển nhà trƣờng mang tính chiến lƣợc và ng n hạn; 3. Hiệu trƣởng
phải tạo điều kiện cho giảng viên đƣợc bồi dƣỡng theo chu kỳ và bồi dƣỡng thƣờng
xuyên; 4. Hiệu trƣởng phải tổ chức và chỉ đạo cho giảng viên tham gia nghiên cứu
khoa học và tổng kết sáng kiến kinh nghiệm dạy học; 5. Hiệu trƣởng tổ chức xây
dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cấp tỉnh, cấp quốc gia để có đội ngũ giảng viên

đầu đàn làm nòng cốt cho nhà trƣờng ở từng bộ môn; v.v..
Luận án tiến sĩ "Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng NVSP của giảng viên
trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay" [60] của Lục Thị Nga đã làm rõ
những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tự bồi dƣỡng, đánh giá thực trạng
công tác quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động tự bồi dƣỡng NVSP của giảng
viên trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra năm nhóm giải pháp về quản
lý của hiệu trƣởng trƣờng trung học cơ sở đối với hoạt động tự bồi dƣỡng NVSP
của giáo viên: 1. Đổi mới nhận thức, thái độ của giảng viên về vai trò của chủ thể
của họ trong hoạt động tự bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm; 2. Chuyển giảng viên từ
ngƣời bị quản lý trở thành ngƣời tự quản lý trong hoạt động tự bồi dƣỡng NVSP ; 3.
Đa dạng hóa hình thức, nội dung tổ chức tự bồi dƣỡng NVSP của giáo viên; 4. Xây
dựng điều kiện thuận lợi cho giảng viên tự bồi dƣỡng NVSP có hiệu quả; 5. Tổ


14
chức cho giảng viên tự giám sát, tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự bồi dƣỡng. Tăng
cƣờng giám sát và động viên khen thƣởng kịp thời.
Ngoài các công trình trên còn có nhiều bài báo khoa học đề cập về công tác
quản lý, bồi dƣỡng phát triển đội ngũ giảng viên đƣợc đăng tải trong các tạp chí:
"Một số biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng tổ trƣởng chuyên môn trong trƣờng
tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng" của tác giả Huỳnh Thị Tam
Thanh - Trần Thị Kim Bình (Tạp chí Giáo dục, số 300, 2012); "Vận dụng quản lý
nguồn nhân lực vào phát triển đội ngũ giảng viên trung học phổ thông tại thành phố
Đà Nẵng" của Lê Trung Chinh (Tạp chí Giáo dục, số 284, 2012);...
Đánh giá chung: Qua các công trình nghiên cứu về bồi dƣỡng, NVSP, bồi
dƣỡng NVSP và quản lý bồi dƣỡng NVSP cho giáo viên và giảng viên cho thấy, ở
các góc độ khác nhau, các đề tài đã làm rõ đƣợc cơ sở lý luận của việc bồi dƣỡng và
quản lý bồi dƣỡng NVSP cho đội ngũ giảng viên theo từng lĩnh vực, chuyên ngành,
cấp học, bậc học; Các công trình đã đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng và
quản lý bồi dƣỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên, sinh viên và bƣớc đầu đƣa ra

những biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả bồi dƣỡng và công tác quản
lý bồi dƣỡng NVSP cho đội ngũ giáo viên, sinh viên. Đây là những tài liệu tham
khảo quý, giúp tác giả có những cách tiếp cận, nghiên cứu đầy đủ hơn. Tuy nhiên,
qua các công trình nghiên cứu các tài liệu, các đề tài khoa học của các tác giả có
liên quan, có nhận xét:
- Việc nghiên cứu về bồi dưỡng NVSP cho giảng viên các trường Đại học,
Cao đẳng tương đối nhiều nhưng nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NVSP thì còn
hạn chế.
- Các đề tài nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NVSP cho giảng viên các khối
ngành khác đã có nhiều công trình được công bố. Còn đối với vấn đề quản lý bồi
dưỡng NVSP cho cho đội ngũ giáo dục QP&AN thì hầu như một vùng đất chưa
được khám phá.
- Hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn
diện về quản lý bồi dưỡng NVSP cho giảng viên giáo dục QP&AN các trường đại
học trên phạm vi cả nước.


15
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh các trư ng đại học", nhằm hoàn
thiện và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng
viên giáo dục QP&AN các trƣờng đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại
học đã xác định trong Chiến lƣợc giáo dục 2011- 2020.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài.

1.2.1. Khái niệm giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh.
1.2.1.1. Giảng viên .
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
quan niệm: “giảng viên là ngƣời giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán bộ”.
Luật giáo dục sửa đổi bổ sung ngày 25/11/2009 quy định: Nhà giáo giảng

dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ
sơ cấp nghề (SCN), trung cấp nghề (TCN), TCCN gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng
dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trƣờng CĐN gọi là giảng viên, nhƣ vậy giảng viên là
nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy giáo dục ở các trƣờng cao đẳng và đại học. Giảng
viên là viên chức thuộc ngành giáo dục đào tạo. Cần phân biệt khái niệm giảng viên
(nhà giáo) với khái niệm giảng viên theo tiêu chuẩn ngạch, bậc giảng viên, một
chức danh của cao đẳng và đại học [54].
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: Giảng viên là công chức chuyên
môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một
chuyên ngành đào tạo của trƣờng đại học hoặc cao đẳng.

1.2.1.2. Giảng viên Giáo dục Quốc phòng và an ninh
Giảng viên giáo dục QP&AN bao gồm giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng
và cán bộ quân đội, công an biệt phái.
Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của giảng viên giáo dục QP&AN: Giảng viên
giáo dục QP&AN cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học có bằng cử nhân giáo dục
QP&AN trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và phải
có chứng chỉ bồi dƣỡng NVSP và chứng chỉ đào tạo giảng viên giáo dục QP&AN,
thời gian đào tạo không dƣới 6 tháng.
Chế độ, quyền lợi của giảng viên giáo dục QP&AN đƣợc hƣởng chế độ,
quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc đối với cán bộ, giảng viên , giảng


×