Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu Luận Vai Trò Của Các Phương Tiện Truyền Thông Trong Kinh Doanh Thời Đại Hiện Nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.05 KB, 20 trang )

I.

Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin ngày nay ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới,
cùng với sự vươn lên của thế hệ thông minh (Smart) các phương tiện truyền
thông cũng ngày càng nâng cao và hiện đại hơn trên tất cả mọi lĩnh vực. Đặc
biệt nó đóng góp một phần vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày
nay nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Do các nước trên thế giới phát triển hội
nhập, giao lưu, mở cửa , buôn bán hợp tác với nhau từ đó kéo theo sự cạnh
tranh mạnh mẽ và gay gắt, người tiêu dùng cũng có nhu cầu đòi hỏi ngày càng
mong muốn hoàn hảo và linh hoạt hơn tạo áp lực cạnh tranh cho các các nhà
doanh nghiệp nếu muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện
nay (đặc biệt là việc cạnh tranh kinh tế). Vì thế việc phát triển mạnh mẽ truyền
thông cùng với tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông rất quan trọng
trong đời sống của con người trên mọi mặt, mọi phương diện và mọi hình thức.
Nó giữ vị trí chủ đạo, là công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp trong việc phát triển và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nhưng
không hẳn cứ sử dụng các phương tiện truyền thông vào kinh doanh thì sẽ
mang lại hiệu quả, bởi vì không có nguyên tắc thành văn chính thức nào cho
thấy đâu là các phương tiện truyền thông xã hội sẽ mang lại thành công cho
doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp tự xác định yếu tố nào sẽ phục vụ cho
công ty mình. Do các phương tiện truyền thông xã hội rất đa dạng nên chúng ta
có thể sử dụng nó theo bất cứ cách nào phù hợp nhất với những điều doanh
nghiệp quan tâm cũng như nhu cầu của họ, để đạt được hiệu quả cao nhất có
thể. Hơn nữa các phương tiện truyền thông xã hội bản thân nó sở hữu rất nhiều
các giá trị nhưng vấn đề ở đây là làm cách nào mà các nhà tiếp thị có thể phát
huy được hết các vai trò của nó để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp? Sau đây
chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và tìm hiểu về vai trò của các phương tiện
truyền thông trong kinh doanh thời đại hiện nay.

II.



Định nghĩa liên quan
1) Truyền thông
Là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác
thông qua các ký tự, tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá
trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp
là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy
tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực
dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã
giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ
các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học.


2) Phương tiện truyền thông
Là những công cụ được sử dụng như một kênh giao tiếp để truyền đạt thông
tin, giúp cho nhà doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác được với các
khách hàng quan tâm đến các sản phẩm
3) Khái niệm các phương tiện truyền thông đại chúng trong kinh doanh
Gồm có :
+ Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền
hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử
viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để
chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy
phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm
theo. Máy truyền hình là máy nhận những tín hiệu đó (qua ăng-ten) và phát bằng
hình ảnh.
+ Radio, hay vô tuyến truyền thanh là thiết bị kỹ thuật ứng dụng sự chuyển
giao thông tin không dây dùng cách biến điệu sóng điện từcó tần số thấp hơn tần
số của ánh sáng, đó là sóng radio. Sóng dùng trong radio có tần số trong khoảng từ
3Hz (dải tần ELF) đến 300GHz (dải tần EHF). Tuy nhiên, từ dải

tần SHF đến EHF, tức là từ tần số 3GHZ đến 300GHz, bức xạ điện từ này thường
gọi là sóng vi ba. Từ radio còn được dùng để chỉ máy thu thanh - một thiết bị điện
tử dùng để nhận về các sóng âm đã được biến điệu qua ăng ten để khuếch đại,
phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu, và cho phát ra ở loa.
+ Báo (sách, tạp chí, phim ảnh và các ấn phẩm)


Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo và "chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định
kỳ, như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình
truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa
này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản
trên web (báo điện tử).



Ấn phẩm: là các sản phẩm của ngành in ấn.Theo tính chất phát hành
 Ấn phẩm là xuất bản phẩm bao gồm các loại
như sách, báo, tạp chí (xuất bản định kì, nhiều kì, không định
kì); ấn phẩm tờ rời như bản nhạc, bản đồ, tranh ảnh...
 Ấn phẩm không phải là xuất bản phẩm bao gồm các loại
như nhãn hiệu, bao bì, mẫu biểu, tài liệu thống kê, thiếp
mời, danh thiếp...


Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất
bản được in thành nhiều bản để phát hành: sách, báo, tranh ảnh, băng
nhạc, băng hình, đĩa hình... Điều 4, Luật xuất bản năm 2004 quy
định: "Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học,
nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt

Nam, tiếng nước ngoài và được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh
trên các vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau. Trong các loại hình
Xuất bản phẩm, sách là bộ phận cơ bản nhất, phổ biến nhất và ra đời
sớm nhất. Hiện nay, Xuất bản phẩm còn tồn tại ở nhiều dạng khác:
băng, đĩa, sách, báo điện tử..."
 Tạp chí:
Xuất bản phẩm định kì, có tính chất chuyên ngành, đăng nhiều bài
do nhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo.
 Sách: Là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy,
truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng
các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên
soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau,
được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ,
tích lũy, truyền bá trong xã hội.
Là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu
thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản
khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa
học công nghệ ở mỗi thời đại.
 Điện ảnh:
Là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung
hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh
sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ
thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công
nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và
phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).
Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát
từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của
"cinématographe". "Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp
κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν - gráphein có



nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi
lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm
1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi
lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã
được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở
thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành
một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật,
đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử
dụng như các phương tiện tuyên truyền.
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ
thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được
dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những
phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn"
cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu
trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân
biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất
liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã
được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền
hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển
của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều
dùng công nghệ này.
+ Internet (thường được đọc theo khẩu âm tiếng Việt là "in-tơ-nét") là một
hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy
tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển
gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn

hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của
các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng
cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
4) Khái niệm kinh doanh, hoạt động kinh doanh
a) Kinh doanh (tiếng Anh: Business) là hoạt động của cá nhân hoặc tổ
chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như:


Quản trị



Tiếp thị



Tài chính




Kế toán



Sản xuất

Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người. Hoạt
động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập đoàn, tư
nhân... nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân.

Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau
như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng...
Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa kinh doanh (business) và kinh
tế (economic).

Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế
hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế
sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất,
vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật
khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
b) Hoạt động kinh doanh:
Là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữu các doanh
nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng
với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh
doanh.Ngoài ra nó được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị
trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu
người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm cơ bản cùng hoạt động kinh doanh là:
- Hoạt động kinh doanh luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh
tế, hệ thống chính sách và luật pháp của nhà nước cũng như các yếu
tố môi trường kinh doanh khác.
- Phải nghiên cứu phân tích để xác định được nhu cầu của thị trường
- Xây dựng được chiến lược kinh doanh trên cơ sở huy động và sử
dụng hợp lý của nguồn lực của doanh nghiệp
5) Khái niệm vai trò:
Vai trò thường là tính từ tính chất của sự vật, sự viêc hiện tượng, dùng để
nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong
một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó mà một bộ phận phải thực hiện
chức năng đó.



III. VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRONG KINH
DOANH:
1. Báo chí và các ấn phẩm:
Ngày nay, báo chí và các ấn phẩm là
một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác
động từng ngày từng giờ vào xã hội,
vào từng tổ chức và từng thành viên
trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và
công nghệ, đời sống vật chất, tinh thần
của xã hội có những bước phát tiển
nhanh chóng và to lớn. Trong điều
kiện ấy, quy mô phạm vi và hình thức
hoạt động của nó ngày
càng mở rộng thu hút sự quan tâm chú ý của đại bộ phận xã hội, trở thành một phương
tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích khác nhau : kinh doanh, kinh tế, chính
trị, quân sự,.. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh luôn cần đến Báo chí và ấn phẩm để
quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Có thể nói rằng với nhiệm vụ, chức năng và vai
trò của mình, Báo chí và ấn phẩm đã trực tiếp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển
bền
vững.
a) Vai trò gián tiếp:
Trong thời gian vừa qua, báo chí, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông đại chúng của
chúng ta đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới doanh nghiệp nói chung
và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, điển hình là 1 số vấn đề nổi bật
sau:
Thứ nhất là: Báo chí, ấn phẩm là diễn đàn để doanh nghiệp bày tỏ ý kiến quan điểm của
mình với Đảng, Nhà nước từ đó nhận được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình. Báo chí, ấn phẩm là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của
cộng đồng doanh nghiệp để đạt với cơ quan nhà nước, góp phần làm cho thể chế kinh tế
sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực
hiện.
Thứ hai là: Báo chí, ấn phẩm là phương tiện quan trọng nhằm chuyển tải các thông tin
về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước. Nhìn chung thông tin kinh tế trên báo chí và
các ấn phẩm trong những năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa diện hơn
trong các lựa chọn, nhìn nhận và phân tích, từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các
doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.


Thứ ba là: Báo chí, ấn phẩm là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên
doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nghề, giữa các doanh nghiệp có
khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của họ trên thương trường. Báo chí, ấn phẩm thực sự là một môi trường
thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý các doanh nghiệp trước các quyết định trong
hoạt động kinh tế của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngoài nước.
b) Vai trò trực tiếp:
- Trong tình hình xã hội phát triển, Báo chí, ấn phẩm đang tham gia vào một bộ phận
trong quá trình sản xuất. Ở nhiều khâu, nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, sự tham
gia của Báo chí, ấn phẩm ngày càng rõ rệt; đặc biệt là khâu kinh doanh, dịch vụ.
- Mặt khác nhờ Báo chí, ấn phẩm nâng cao nhận thức mà con người có khả năng đẩy
mạnh tốc độ trong sản xuất kinh doanh; đó là nhân tố quan trọng để tạo ra nguồn nhân
lực mới cho nền sản xuất kinh doanh phát triển.
- Các doanh nghiệp nắm Báo chí, ấn phẩm như một
“át chủ bài” trong các chiến thuật kinh doanh, trong
quảng bá sản phẩm, bảo mật kinh doanh và là vũ khí
để tiêu diệt đối tác khi cần thiết. Có thể nói rằng Báo
chí, ấn phẩm là một công cụ kinh doanh, cạnh tranh
hữu hiệu của các nhà sản xuất.

- Bên cạnh những yếu tố nói trên thì tự thân Báo chí,
các ấn phẩm cũng làm nhiệm vụ kinh doanh thông qua
các dịch vụ như: Bán báo, tạp chí, quảng cáo, bán
thông tin tổ chức các chương trình liên doanh liên kết,
làm từ thiện và mở ra các trung tâm tư vấn…
Nhờ sự tác động tích cực như đã nêu trên mà ngày nay
xu thế đan xen hội nhập giữa báo chí và ấn phẩm với
các nhà sản xuất, công ty, tập đoàn ngày càng mạnh. Vì
lẽ đó mà các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới
đều có các công ty tham gia quản lý, chứng tỏ rằng sức
mạnh của báo chí, ấn phẩm đã trở thành một trong những vũ khí lợi hại của doanh nghiệp
trong quá trình xây dựng cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
Quảng cáo trên báo, tạp chí có lẽ là hình thức rẻ nhất để đến được với rộng rãi
công chúng, chi phí rẻ . Tuy nhiên số lượng các mẩu quảng cáo lại quá nhiều nên dễ làm
người đọc rối mắt. Thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo, tạp chí. Nếu có ghé mắt
qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề (headline) và bỏ qua
phần chữ bên dưới.


2. Truyền thanh – Radio:
Ngay từ thời gian đầu, đài phát thanh đã
trở thành một phần không thể tách rời của cuộc
sống. Trong một chừng mực nào đó, đài phát
thanh có tác động hàng ngày đến cuộc sống của
hầu hết mọi người, nó là công cụ giải trí thu hút
người nghe trong lúc họ đang làm việc, đang đi đường, nghỉ ngơi và hầu như trong mọi
công việc. Một người nông dân có thể nghe đài khi đang ăn sang hoặc đang cầy ruộng,
những người lái xe đi làm thường nghe đài trên đường đi…Đài phát thanh thường cung
cấp những thông tin như tin ức, dự báo thời tiết, tình trạng giao thông, quảng cáo và ca
nhạc.

Một số ưu điểm của đài phát thanh
Đài phát thanh là một cách tương đối không tốn kém để tiếp cận được với mọi
người. Đài phát thanh thường được gọi là “rạp hát của tư duy” vì các giọng nói hoặc âm
thanh có thể được sử dụng để tạo ra các trạng thái và hình ảnh mà, nếu như được minh
họa them bằng các hiệu ứng hình ảnh, thì bạn sẽ không đủ tiền để chi trả. Bạn cũng có thể
thương lượng về mức giá các nội dung quảng cáo thương mại, hoặc thậm chí trao đổi.
Các ưu điểm của việc quảng cáo qua đài phát thanh bao gồm:
 Đài phát thanh có khả năng dễ dàng thay đổi và cập nhật nội dung quảng
cáo, do các nội dung tin tức có khả năng và thường xuyên được phát đi trực
tiếp.
 Đài phát thanh là một phương tiện quảng cáo mang tính chất cá nhân, các
phát thanh viên thường có quan hệ tốt với thính giả. Nếu một phát thanh
viên công bố nội dung quảng cáo của công ty bạn, gần như việc đó đã bao
hàm sự công nhận đối với sản phẩm.
 Đài phát thanh cũng là một cách hỗ trợ cho những quảng cáo trên báo và
tạp chí của doanh nghiệp. Bạn có thể nói trong đoạn quảng cáo trên đài phát
thanh: “Hãy đọc quảng cáo của chúng tôi trên tờ Thời báo Kinh tế”, việc đó
sẽ khiến cho thông điệp quảng cáo của bạn có hiệu quả gấp đôi.
Một số nhược điểm của quảng cáo qua đài phát thanh
Việc quảng cáo qua đài phát thanh cũng không phải là không có những nhược
điểm ví dụ như:


 Bạn không thể xem lại nội dung một đoạn quảng cáo trên đài phát thanh,
khi đã phát đi, nội dung quảng cáo đó không quay trở lại. Nếu bạn không
nắm bắt được nội dung thông điệp quảng cáo bạn không thể quay lại để
nghe them một lần nữa.
 Do có nhiều đài phát thanh, tổng số thính giả đối với bất kỳ một đài phát
thanh nào cũng chỉ chiếm một phần trong tổng số thính giả của cả nước. Đó
là lý do tại sao điều quan trọng là cần biết được những đài phát thanh nào

khách hang và khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghe. Hơn thế nữa, gần
như bạn sẽ cần mua thời lượng quảng cáo trên vài đài phát thanh để tiếp
cận với thị trường bạn đang tìm kiếm.
 Mọi người không phải lúc nào cũng nghe đài, họ chỉ nghe đài vào những
thời gian nhất định trong ngày. Do đó, điều quan trọng là cần biết được khi
nào khách hàng tiềm năng của bạn nghe đài. Ví dụ như nếu bạn muốn tiếp
cận với số đông thính giả qua quảng cáo trong thời gian phát bản tin giao
thông buổi sang, bạn cần có yêu cầu cụ thể về thời gian đối với đài phát
thanh khi đặt mua thời lượng quảng cáo.
 Một trong những thời điểm phổ biến nhất để tiếp cận với những thính giả
trong khoảng thời gian “lái xe” (từ 6 giờ sang đến 10 giờ sang, và từ 3 giờ
chiều đến 7 giờ chiều). Sở dĩ nói như vậy là do hầu hết mọi người sẽ lái xe
đến chỗ làm hoặc từ chỗ làm về nhà trong những khoảng thời gian này, và
bởi vì hầu hết mọi người nghe đài trong khi lái xe. Điều không may là các
đài phát thanh biết đây là khoảng thời gian được ưa thích nhất của quảng
cáo, do đó chi phí quảng cáo sẽ cao hơn nhiều trong khoảng thời gian này.
 Đài phát thanh là một phương tiện truyền thông có thể quảng bá hiệu quả
một hình ảnh, hoặc nhiều nhất là một vài ý tưởng. Song đài phát thanh
không phải là phương tiện quảng cáo chi tiết…và là một phương tiện không
hữu hiệu trong việc quảng cáo về giá cả và số điện thoại.
 Số lượng các thính giả tăng lên trong mùa xuân và mùa hè, ngược với số
lượng khán giả xem truyền hình tăng lên vào mùa thu và mùa đông. Đây là
một khía cạnh quan trọng cần phải xem xét khi bạn chọn các phương tiện
truyền thông để quảng cáo.
3. Truyền hình – TV:


Cùng với sự tiến bộ của công nghệ
thông tin, phương tiện truyền thông cũng đã
đạt được những bước tiến nhảy vọt. Trong đó

truyền hình đã dần thế chỗ của báo chí và trở
thành “ông vua” trong lĩnh vực truyền thông
đại chúng. Đặc biệt là ở Việt Nam, kết quả
nghiên cứu cho thấy tivi là đồ dùng gia đình
phổ biến nhất (xe máy chỉ đứng thứ hai), chiếm
tỷ lệ 83% hộ gia đình có tivi, trong đó 27% hộ
gia đình có từ 2 tivi trở lên. Đa số người dân
Việt Nam đều xem tivi hàng ngày, từ 200-256 phút/ngày, vì thế truyền hình là phương
tiện truyền thông phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Trước hết nói đến truyền hình người ta
có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với
người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển
động và những âm thanh sống động trên màn hình. Đây được coi là thế mạnh lớn nhất
của truyền hình. Nếu như báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc người ta phải đọc,
nghe và buộc người ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả thì truyền
hình lại cho người ta thấy thông tin của sự kiện thấy không gian nơi diễn ra sự kiện và
những chủ thể đang tham gia sự kiện ấy một cách chân thực. Tính chân thực đã tạo cho
người xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin mà truyền hình chuyển tải đến. Nếu
như báo mạng, báo in, báo phát thanh... còn tạo cho người xem, người nghe sự nghi ngờ
nhất định thì báo hình có thể làm cho người ta tin ngay đó là sự kiện có thật, đã, đang
diễn ra thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ
hiện trường. Mặt khác đó là những hình ảnh được ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của
ống kính máy quay và màu sắc sinh động cấu hình ảnh cho người xem cảm hứng và tạo
cho họ như đang được tham gia vào sự kiện.
Thế mạnh của truyền hình đó là tính thời sự.: Nói như thế không phải là báo in,
báo nói, báo mạng không có, mà ngược lại có khi các loại hình này còn thông tin nhanh
hơn là đằng khác. Hiện nay báo mạng có thể cập nhật thông tin từng phút. Nhưng tính
thời sự của truyền hình vẫn được coi là thế mạnh của loại hình truyền thông này chính là
ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh làm cho người ta thấy tính chân thực
của sự kiện, làm cho người xem như đang được tham gia vào sự kiện ấy.
Khả năng tương tác:. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển đã cho phép

nhiều loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi kéo công chúng về phía mình. Phía
sau mỗi bài viết trên báo mạng có hẳn thư mục để người đọc đánh giá, bình luận về thông
tin bài báo đưa ra hoạc các chương trình phát thanh người nghe có thể đưa ra những ý
kiến đánh giá, bình luận trực tiếp về một vấn đề thông qua các phương tiện hỗ trợ như gọi
điện thoại, gửi tin nhắn, gửi mail...Tính tương tác cuả truyền hình cũng gần giống như
vậy. Người xem truyền hình có thể gọi điện đến chương trình để đặt câu hỏi cho các nhân
vật, hoặc gửi tin nhắn đánh giá, bình luận về một vấn đề nào đó. Nhưng điểm mạnh của
tính tương tác trên truyền hình lại nằm ở góc độ hình ảnh. Nếu như báo in, báo mạng, báo


phát thanh người đọc, người nghe chỉ biết thông tin đơn thuần thì báo hình còn cho người
ta thấy đựơc hình ảnh sự kiện, thấy đựơc hình ảnh của người mình sẽ gọi điện đặt câu hỏi
hay nhắn tin, bình luận, gủi mail....
Sự phổ biến của TV và sự tăng tiến về mặt kỹ thuật đang có ảnh hưởng lớn đối với
cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ngày nay đã trở thành thời đại mà bất cứ ai cũng có
thể chỉ ngồi một chỗ mà nghe được, nhìn được các sự kiện đang xảy ra ở khắp nơi trên
thế giới ở cùng thời điểm đó hoặc chỉ chậm hơn không đáng kể. Nhờ có màn ảnh truyền
hình mà chúng ta có thể cùng vui sướng, phẫn nộ, buồn, hồi hộp với những người xuất
hiện trên TV. Nó cung cấp cho tất cả chúng ta các chương trình hiểu biết thời sự, âm
nhạc, thể thao, đố vui,…nếu biết rằng họ đang cùng xem một chương trình, cùng cười
một điệu,cùng ngạc nhiên, cùng xúc động thì ngay cả những người từ trước đến nay
không quen biết cũng có thể bắt đầu nói chuyện một cách than mật. Có lẽ nhờ TV họ đã
có cùng trải nghiệm. Bên cạnh đó truyền hình còn giúp quảng bá các dịch vụ sản phẩm
của các nhà doanh nghiệp trong mục thông tin quảng cáo, PR, phim ảnh truyền hình.. nhờ
vậy mà các sản phẩm của họ được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và sản phẩm còn
được phát triển xuất khẩu mạnh trên thương trường quốc tế, không chỉ thế các chương
trình thực tế được các nhà doanh nghiệp hỗ trợ và giúp sức vốn đầu tư để chương trình
phát triển mạnh và có phần hấp dẫn hơn, doanh nghiệp có thể có bản quyền riêng quảng
bá sản phẩm của công ty mình. Một mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trên đà phát triển của
nền kinh tế thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.

Tuy nhiên, có một nỗi lo trong lĩnh vực truyền hình, đó là chỉ cần một sai sót nhỏ
cũng có thể dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc. Nếu như nó có thể giúp cho doanh nghiệp
thành công và hái ra tiền thì nó cũng có thể “hạ bệ” những thành quả mà doanh nghiệp đó
gây dựng nếu như nhà doanh nghiệp đó có những hành vi kinh doanh trái pháp luật gây
thiệt hại cho xã hội, cho đất nước thì truyền hình cũng mạnh dạn thẳng thắn và lên án.
4. Internet:
Thế giới đang thật sự được thu nhỏ và làm phẳng bởi Internet
và các kết nối. Internet ra đời và bùng nổ mạnh mẽ đã tạo nên
một cuộc cách mạng trong giao tiếp, thay đổi cách doanh
nghiệp marketing và làm kinh doanh.
Với mức độ lan tỏa nhanh và rộng, chỉ trong một thời gian
ngắn, Internet Marketing đã làm thay đổi mạnh mẽ thế giới Marketing online, là một
công cụ tuyệt vời cho các Doanh nghiệp với chi phí ít nhất, hiệu quả nhất và trực tiếp
tương tác với khách hàng một cách nhanh nhất, rộng nhất.
Trong những năm gần đây, doanh số thu được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ
trên Web được ước tính vào khoảng trên 150 tỷ USD. Với doanh số này các doanh nghiệp


đang xem xét, điều gì thu hút khách hàng đến với Web, họ muốn mua gì ở đó, họ muốn
mua như thế nào và các doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng được những yêu cầu đó.
a) Những điểm mạnh của kinh doanh trên Web:
• Chi phí nhận được đơn đặt hàng trên Web sẽ rẻ
hơn so với hầu hết cách nhận đơn đặt hàng khác,
kể cả đặt tại cửa hàng, qua điện thoại, hay đến tận
nhà.
• Chi phí xử lý và quản lý thấp hơn.
• Các đơn đặt hàng qua Web thường ít sai sót hơn
so với các đơn đặt hàng qua điện thoại.
• Các khách hàng có thể dễ dàng so sánh các cửa
hàng và có thể mua hàng vào bất kỳ thời gian nào,

dù là ban ngày hay ban đêm.
• Các khách hàng đôi khi cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng
khi không có mặt của người bán hàng.
• Đối với việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp thì việc có một trang
Web để nhận dơn dặt hàng ngụ ý rằng doanh nghiệp đó có sử dụng các công nghệ hiện
đại.
b) Những điểm yếu:
Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn để kinh doanh trên Web như vậy, nhưng các doanh nghiệp
vẫn rất dè dặt. Một số vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại gồm:
• Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được
họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.
• Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về
các chính sách trả hàng lại.
• Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ
kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.
• Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu
trong cuộc sống.
• Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế.
Hầu hết những điểm bất lợi trong việc mua bán trên Web bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh
vực thương mại điện tử còn khá mới mẻ. Cũng như đối với các công nghệ mới khác, nó
cần thời gian để không chỉ phát triển công nghệ mà còn phát triển kinh nghiệm, chuyên
môn, và văn hoá để sử dụng nó. Một số công ty sử dụng Web site để quảng cáo sản phẩm
hay dịch vụ của mình, tăng doanh số và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Một điển hình
trong số các công ty như vậy là Barnnes & Noble - công ty này bán sách từ các cửa hàng
bán lẻ và từ Website của mình. Ngoài ra, Banners & Noble còn sử dụng Web site để thu
hút khách hàng đến các cửa hàng của mình.


Khi Internet và các ngành sử dụng nó phát triển ổn định thì nhiều vấn đề rắc rối trong
việc kinh doanh trên Web sẽ giảm dần và Web sẽ trở thành một bộ phận thiết yếu của

nhiều doanh nghiệp. Rất có thể trong tương lai các doanh nghiệp sẽ xem khả năng nhận
đơn đặt hàng qua Internet cũng quan trọng như việc sử dụng máy tính để thực hiện việc
kế toán và sử dụng điện thoại để nhận đơn đặt hàng của khách hàng.
Hiệu quả cho cả DN và khách hàng
Internet càng ngày có tác động đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Điều này thấy
rất rõ ở ngay cả các DN nhỏ và các DN sắp thành lập.
Hiện nay có thể thấy tác dụng của 4 mảng lĩnh vực đuợc sử dụng để mở rộng
khách hàng qua mạng Internet. Điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý hiểu được những cơ
hội và thách thức phổ biến trên Internet, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho DN.
Thông tin và truyền thông mang lại gì?
Chính mảng thông tin sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho các DN, nhất là vì nó
cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng hay cho các đối tác tiềm năng. Đối
với nhiều DN, Internet chỉ là một kênh thêm để truyền bá thông tin. Trang Web của DN
được đưa lên cũng chỉ là để diễn tả lại cho hấp dẫn nội dung
tài liệu giới thiệu về công ty. Nhưng việc tạo ra một trang Web
không chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty mà còn cung cấp
một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập. Nhiều DN
muốn thông báo trên Internet có thể tập họp lại và tạo ra một
trang Web chung. Chẳng hạn như các DN bán các sản phẩm rất
khác nhau và có mong muốn giới thiệu hàng hoá của mình cho
một khách hàng tiềm năng chung. Nếu một DN muốn để cho khách hàng truy cập vào
trang Web của mình nhằm xây dựng một mối quan hệ liên tục, thì DN phải đảm bảo tính
cập nhật đều đặn của các trang này.
Việc có mặt của các DN trong mảng truyền thống còn khá hạn chế do còn những
nghi ngờ về tính hiệu quả của mục tiêu. Vấn đề là việc tiếp cận để trao đổi thông tin giữa
DN và khách hàng chủ yếu vẫn được đảm bảo thông qua mạng lưới marketing. Mảng
truyền thông đem lại khả năng trao đổi thông tin và ý kiến thông qua khâu trung gian là
thư điện tử, cũng như những cuộc họp qua đường truyền hay không gian tương hỗ nhanh
nhậy hơn. Các cuộc bàn luận giữa những ngời truy cập vào trang Web về sử dụng sản
phẩm, có thể đem lại cho DN những thông tin quý báu. Điều đó không chỉ giúp DN đa

dạng hoá sản phẩm mà còn có thể làm nảy sinh những suy nghĩ về thay đổi hay phát hiện
ra những thị trường chưa được khám phá. Cuối cùng, việc mở ra những trang Web này sẽ
tạo ra được một lợi thế chắc chắn do nhóm họp lại được với nhau các DN đối tác tiềm
năng, các nhà cung cấp hay phân phối trên cùng một lĩnh vực, do tận dụng được sự hiệp
đồng này để bàn về những định hướng trong lĩnh vực của mình nhờ vào các cuộc họp qua


mạng và để tổ chức những cuộc gặp gỡ với những ngời đại
diện của DN.
Lợi ích lớn nhất trong lĩnh vực phân phối là giảm giá thành và
thời hạn. Các DN ngày càng tăng cường giao hàng hoá của
mình qua khâu trung gian là
mảng phân phối.
Lợi ích trong phân phối và giao dịch
Internet cũng có thể đảm bảo việc phân phối cho
công chúng những dịch vụ liên quan đến những sản
phẩm như ôtô, hàng tiêu dùng. Internet không chỉ cho
phép họ xem xét mọi thứ mà còn cung cấp một mạng
phân phối giá rẻ để tìm đối tác; đồng thời thu thập thông tin quan trọng về thị trờng và
nguồn nhân lực. Ngay cả khi một DN đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ rất đặc biệt thì
Internet cũng giúp cho họ lôi kéo được khách hàng trên toàn thế giới. Hơn nữa, giá thành
rẻ của việc phân phối hàng hoá qua Internet mở ra vô số thị trờng mới. Internet không
hạn chế việc tạo điều kiện bình đẳng cho các DN sắp thành lập với DN đã thành lập. Một
lợi thế khác là Internet cho phép mở rộng những dịch vụ mới có giá trị ngày càng gia
tăng. Một số DN đã đem đến cho khách hàng những nguồn thông tin riêng sau khi nhận
ra được sự cần thiết của biện pháp này. Chẳng hạn như Federal Express, dịch vụ giao
hàng nhanh, đã giúp khách hàng tự theo dõi những kiện hàng của mình ngay trên đường
vận chuyển. Chính nhờ sử dụng hình thức này mà Công ty đã giảm được giá chào hàng
và xây dựng được sự tín nhiệm của khách hàng trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Giao dịch qua Internet giữa các DN sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Nó cho phép tự

động đặt hàng, dễ làm hoá đơn và thanh toán. Các cơ sở trao đổi dữ liệu trên máy tính
cũng giúp thao tác dễ dàng nhờ vào mức độ an toàn cao. Nhiều công ty đang tìm kiếm
một biện pháp bảo vệ tốt hơn nên việc gia tăng sử dụng phương pháp giao dịch qua mạng
đang trở thành hiện thực. Để đảm bảo an toàn, DN không chỉ nối chương trình kế toán
vào trang Internet mà còn nối tất cả các mạng xử lý khác về giao dịch.
Cho tới hiện nay, ứng dụng của Internet vẫn còn hạn chế trong quá trình vận hành
DN. Trên bình diện chiến lược, hiệu quả của nó vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên, những tác
động thực tiễn của Internet ở bốn mảng trên sẽ đem lại những thay đổi lớn. Nó cho phép
các DN nhỏ tiến hành nghiên cứu thị trường chỉ cần truy cập trang Web; cho phép các
DN tiến hành các cuộc điều tra với giá thành thấp, hiệu quả hơn so với các cuộc điều tra
qua điện thoại hay thư. Các DN muốn thu nhiều lợi nhuận qua mạng Internet cần phải tạo
ra nhiều chức năng mới: dịch vụ mang lại giá trị thặng dư cho khách hàng; thắt chặt mạng
lưới giữa các thành viên; phân tích nghiên cứu thị trường trên trang Web; lưu trữ những
nội dung đã truyền lên trang Web. Tương lai tuỳ thuộc vào việc các DN có biết tự tổ chức
để đạt được những lợi thế và cơ hội của Internet hay không.


Chắc chúng ta đã từng biết đến biểu tượng “trái táo khuyết”
là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên điên cuồng và phần
khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ nhận, Apple là
một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục trên con
đường chinh phục những đỉnh cao mới.
Bạn có biết vì sao, trước khi một sản phẩm của Apple được
tung ra trên thị trường thì đã có hàng triệu triệu người biết đến và
mong chờ được sở hữu sản phẩm mới đó???
Điều này đã cho thấy được rằng sức mạnh của Marketing trong chiến lược kinh
doanh có vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định để đưa sản phẩm đến với thị trường
và chiếm được nhiều thị phần. Apple đã rất thành công trong chiến lược về Marketing của
họ.
Internet Marketing quả thực kỳ diệu với những ai biết vận hành nó vào công

việc kinh doanh.
Vì vậy, những kiến thức về Internet Marketing vô cùng thiết thực và rất quan trọng
trong bất kỳ ngành kinh doanh nào.
Có thể điều này không hề xa lạ, nhưng trên thực tế, không phải tất cả các doanh
nghiệp Việt Nam đều thực sự ý thức đầy đủ và có sự quan tâm đúng đắn, cũng như tận
dụng một cách hiệu quả “đòn bẩy” Internet Marketing trong chiến lược Marketing của
họ. Trước vận hội phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức lớn
nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khà năng quản lý và điều hành chuyên
nghiệp.
5. Phim ảnh
Phim ảnh cũng đem lại ảnh hưởng to lớn trong việc kinh doanh thời đại hiện nay,
có những bộ phim manh lại những bài học và kinh nghiệm quý báu cho người người làm
kinh doanh, đánh vào nhận thức và suy nghĩ của mỗi người như 7 bộ phim dưới đây:
7 bộ phim giới doanh nhân không thể bỏ qua: Luôn phải cố gắng để có được
sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mỗi doanh nhân có thể tìm thấy
chính mình và cả những lời khuyên hữu ích trong những bộ phim cổ điển dưới
đây.
1. The Social Network (2010):


Tiền bạc và danh vọng nảy sinh những vấn đề về
mối quan hệ cuộc sống
Trở thành tỷ phủ trẻ nhất thế giới, nhưng nhà sáng lập và
CEO của Facebook Mark Zuckerberg cũng đã tự tạo ra
nhiều kẻ thù trên con đường đến với thành công của
mình.
Với những cảnh quay từ phòng ngủ ký túc xá đại học Harvard cho đến phòng xử án, bộ
phim The Social Network xoay quanh nhân vật sáng lập Facebook (do Jesse Eisenberg
thủ vai) với những thử thách và thành công trong quá trình xây dựng trang mạng xã hội
trở thành đế chế tỷ đô.

Mặc dù Zuckerberg và những cộng sự của anh cho rằng bộ phim hoàn toàn là hư cấu, bộ
phim vẫn có ý nghĩa cảnh báo sâu sắc đối với những doanh nhân trẻ rằng danh tiếng và
tiền bạc có thể dễ dàng phá hỏng các mối quan hệ cá nhân của họ.
2. Wall Street (1987)
Tham lam không phải lúc nào cũng tốt
Bud Fox (do Charlie Sheen đóng), một nhà môi giới trẻ
tuổi và cực kỳ tham vọng, sống ở trung tâm của thế giới
mà tất cả bất cứ điều gì có thể được mua và bán. Anh tìm
mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Anh đã nhận được sự
giúp đỡ từ một nhà đầu tư cổ phiếu khét tiếng tàn nhẫn và
cực kỳ giàu có Gordon Gekko (Michael Douglas thủ vai) với châm ngôn “tham lam luôn
tốt”.
Gekko trở thành cố vấn cho Fox, cuốn lấy chàng doanh nhân trẻ trong đôi cánh thành
công của mình bằng cách khuyến khích anh dở các trò lừa bịp trong kinh doanh. Chỉ khi
Fox bị bắt giam vì những phi vụ mờ ám, anh mới nhận ra rằng có nhiều thứ còn quan
trọng hơn tiền.
Wall Street gửi gắm tới các doanh nhân một thông điệp đầy nhân văn rằng sự giàu có
không đến trong chốc lát và tham lam không bao giờ đem lại sự thành công đích thực.
3. The Aviator (2004)


Đừng e sợ những đối thủ mạnh
Bộ phim đã đạt giải Oscar nói về sự nghiệp của huyền
thoại Howard Hughes (Leonardo DiCaprio đóng) từ khi
anh là đạo diễn điện ảnh của Hollywood cho đến khitrở
thành phi công và rồi chủ một hãng hàng không.
Bộ phim nói về câu chuyện có thật khi Hughes tiếp nhận hãng hàng không TransWorld và
cạnh tranh với hãng hàng không lớn Pan American. Con đường đến thành công đầy
chông gai, thử thách nhưng Hughes không bao giờ từ bỏ. Bài học từ bộ phim cho giới
doanh trẻ là: Đừng bao giờ e ngại những công ty lớn.

4. In the Pursuit of Happiness (2006)
Đạo đức trong kinh doanh luôn giúp bạn tồn tại lâu dài
Chris Gardner (Will Smith thủ vai) là một nhân viên bán hàng
đầy mâu thuẫn tại San Francisco. Anh trở thành một kẻ vô gia
cư và phải chăm đứa con trai nhỏ sau khi nướng toàn bộ số tiền
tiết kiệm của gia đình vào một vụ đầu tư thất bại. Nhưng
Gardner không lãng phí thời gian chìm trong tuyệt vọng. Anh
quyết định làm công việc thực tập không lương trong 6 tháng bởi từ đó có thể anh sẽ đạt
được công việc ước mơ của mình.
Mặc dầu những người thực tập khác trẻ hơn và có học vấn cao hơn, nhưng trực giác nhạy
bén, thái độ tích cực và lương tâm trong công việc lại giúp anh chiếm ưu thế. Anh đã thực
hiện được giấc mơ của mình và nhận được sự kính trọng của đồng nghiệp.
5. Jerry Maguire (1996)
Hãy luôn đề cao những giá trị của bạn
Tại một công ty thể thao sẵn sàng làm bất kỳ điều gì, kể cả
những việc trái với lương tâm, để có được những hợp đồng
cho các vận động viên (cùng với mức lợi nhuận khổng lồ đi
liền đó), Jerry Maguire (Tom Cruise đóng) đã bị sa thải bởi
anh tỏ ra trung thực trong công việc. Mất việc và hầu hết khách hàng, nhưng Jerry không
từ bỏ, anh quyết định lập một công ty thể thao của riêng mình. Bộ phim nhắc nhở chúng
ta rằng khởi nghiệp kinh doanh không bao giờ là dễ dàng nhưng làm những gì mà bạn tin
tưởng luôn là lựa chọn chính xác. Cuối phim, Jerry trở nên hạnh phúc và thành công hơn
bao giờ hết.
6. Baby Boom (1987)


Doanh nhân hoàn toàn có thể đạt được sự cân bằng giữa
cuộc sống và công việc
J.C. Wiatt (Diane Keaton thủ vai) là một nữ doanh nhân
thành đạt ở thành phố New York và cô là một người nghiện

làm việc. Nhưng khi cô phải nuôi một đứa trẻ sơ sinh của
người họ hàng xa mới qua đời, cô đã không thể theo đuổi
sự nghiệp mà bỏ đứa trẻ ở nhà. Cô quyết định chuyển từ
thành phố về nông thôn và mở công ty bán mứt táo cho trẻ em, và công ty của cô làm ăn
rất phát đạt. Bài học từ bộ phim là doanh nhân cũng có thể cân bằng sự thành công trong
sự nghiệp và cuộc sống gia đình đầy ý nghĩa và hạnh phúc.
7. Pirates of Silicon Valley (1999)
Cạnh tranh luôn đáng giá trong kinh doanh
Bộ phim truyền hình Pirates of Silicon Valley xoanh
quanh sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn lớn Apple và
Microsoft khi Steve Jobs (Noah Wyle) và Bill Gates
(Anthony Michael Hall) cùng gây dựng đế chế công
nghệ của mình vào những năm 1980.
Dù chỉ là bộ phim hư cấu, Pirates of Silicon Valley đã khắc họa thành công cạnh tranh
gay gắt giữa hai doanh nhân và cách họ liên tục vươn lên từ cạnh tranh đó.
Và có thể thấy hiện nay Steve Jobs và Bill Gates thật đều là những nhân vật đứng đầu
trong ngành của mình, bộ phim truyền tải một thông điệp: Khi bạn khởi nghiệp, sự cạnh
tranh luôn là thuốc bổ cho sự phát triển.
III.

KẾT LUẬN:

Trong xã hội hiện đại tiên tiến và phát triển trên một tầm cao mới như ngày nay
các phương tiện truyền thông trong việc kinh doanh hiện đại càng phong phú và không
ngừng mở rộng, đa dạng hơn, đóng vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn đối
với sự phát triển của doanh nghiệp. Các phương tiện truyền thông trực tuyến hiện đại
đang tiếp tục thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn với những tính năng cung cấp
thông tin nhanh nhạy, toàn diện và trực tiếp. Điều đó cho thấy khả năng tham gia hoạt
động truyền thông nằm trong tầm tay của mỗi người nếu chúng ta thực sự có niềm say mê
và mối quan tâm. Chúng ta có thể tạo ra các mối quan hệ qua việc sử dụng truyền thông

xã hội với nhiều người. Mà nếu không có các công cụ trên trợ giúp thì không thể biết về
các sản phẩm và dịch vụ của công ty hay chính bản thân công ty. Các phương tiện truyền
thông xã hội giúp chúng ta trở nên “thật và sống động” hơn trong mắt người tiêu dùng và
khách hàng. Chúng ta còn có thể dùng truyền thông xã hội để kết nối chính mình với các


doanh nghiệp cùng ngành đang phục vụ chung một mảng thị trường với mình. Ngoài các
cách trên thì chúng ta còn có thể sử dụng truyền thông xã hội để giao tiếp và đưa ra sự
tương tác mà khách hàng mong đợi nhận được từ doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông trong kinh doanh rất quan trọng, bởi vì dù
tài liệu truyền thông có được thiết kế tốt đến đâu, nhưng nếu không thu hút được đúng
đối tượng mục tiêu cần hướng đến thì nó cũng không mang lại nhiều giá trị. Đối với
quảng cáo in ấn, đó không chỉ là chọn được tờ báo hay tạp chí phù hợp, mà nó còn liên
quan đến việc mục quảng cáo sẽ được đặt ở vị trí nào trong rất nhiều nội dung khác nhau
của ấn phẩm. Đối với biển quảng cáo tấm lớn, việc lựa chọn cũng có nghĩa là làm sao tìm
được một nơi có địa thế phù hợp để đặt bảng biển. Với áp phích trên các phương tiện vận
chuyển, ta lại phải chọn lựa tuyến đường sao cho phù hợp. Đối với quảng cáo truyền
hình, cần lựa chọn thời gian phát sóng và chương trình quảng cáo thích hợp để thu hút
nhóm khán giả mục tiêu tương ứng. Và với truyền thông xã hội, cần tìm được đúng kênh
truyền thông xã hội để bắt đầu đối thoại.
Cho đến tận đầu thế kỷ này, ở các nền kinh tế thị trường phát triển, hầu hết các
phương tiện truyền thông đều đã xác định được đối tượng khán thính giả đặc trưng và có
thể mô tả họ không chỉ đơn thuần theo khía cạnh nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính,
trình độ học vấn mà còn bao gồm cả những đặc trưng tính cách và cảm xúc tương ứng.
Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng ngày một gia tăng khả năng
xác định đối tượng khán thính giả riêng. Trong một vài thập kỷ qua, ấn tượng về các
thương hiệu được hình thành bởi người tiêu dùng nhờ sự tác động của các dạng phương
tiện truyền thông chính thống và mang tính trực diện. Có thể nói rằng các phương tiện
truyền thông đó thường dẫn dắt và truyền động lực cho thương hiệu.
Ngày nay, mặc dù các phương tiện truyền thông chính thống vẫn đóng vai trò quan

trọng trong việc tạo dựng ấn tượng về thương hiệu, song sức ảnh hưởng thì không còn
mạnh như trước đây. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại được chia thành nhiều phân khúc
đến vậy, và dĩ nhiên các phương tiện truyền thông phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng
cũng được phân khúc với mức độ đa dạng không kém. Truyền hình cáp và website có mặt
ở khắp mọi nơi. Các tạp chí chuyên đề mới, các trang nhật ký trên mạng (blog) xuất hiện
thường xuyên. Facebook và YouTube đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Phương tiện
truyền thông mới không còn là mới nữa—đó là điều tất yếu mà người ta mong đợi.
Giữa vô vàn các loại phương tiện truyền thông đa dạng như vậy, tạo được sự đột
phá giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do vậy, các doanh nghiệp khôn ngoan đều
đánh giá lại việc sử dụng ngân sách cho các phương tiện truyền thông. Thay vì đánh giá
các phương tiện truyền thông chính thống cần tạo động lực dẫn dắt thương hiệu của mình
như thế nào, giờ đây họ cân nhắc xem loại phương tiện truyền thông nào sẽ giúp khách
hàng nắm bắt được ý tưởng thương hiệu mà họ mong muốn chuyển tải. Ngày nay, chính
thương hiệu là động lực điều khiển và dẫn dắt các phương tiện truyền thông. Để đạt được
thành công trong môi trường hiện nay, các ý tưởng thương hiệu cần tập trung đi sâu vào
trọng tâm cốt lõi và cần phải sáng tạo hơn nữa khi lựa chọn các phương tiện truyền thông
tương ứng.


Tóm lại các phương tiện truyền thông đã dần trở thành một phần thiết yếu đối với
cuộc sống hằng ngày và cũng như trong hoạt động kinh doanh hiện nay không chỉ phát
triển đẩy mạnh nguồn kinh tế của đất nước mà còn giúp doanh nghiệp làm giàu thành
công, khách hàng tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm hàng hóa chất
lượng trên thị trường tiêu dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

NGUỒN DỮ LIỆU
1.
2.
3.
4.

5. http:// vyadvertising.com
6. />7. />8. />9. />10. />



×