Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ IPTV VOD trên hạ tầng mạng Truyền hình Cáp HFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.08 KB, 4 trang )

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ IPTV/VOD trên hạ tầng mạng Truyền
hình Cáp HFC
Phạm Ngọc Hưng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính; Mã số: 60 48 15
Người hướng dẫn: TS. Lê Nhật Thăng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về dịch vụ IPTV/VOD, các công nghệ triển khai IPTV trên
mạng viễn thông và mạng HFC. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
IPTV/VOD, các tham số đánh giá chất lượng, các tiêu chí đánh giá dịch vụ
IPTV/VOD. Giới thiệu Case Study về triển khai dịch vụ IPTV/VOD đang thực hiện
tại VCTV, kết quả đo kiểm các tham số đánh giá chất lượng dịch vụ đang hoạt động.
Đưa ra nhận xét, so sánh, đánh giá và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ IPTV/VOD trên hạ tầng mạng Truyền hình Cáp HFC.
Keywords: Truyền dữ liệu; Mạng truyền thông; Truyền hình cáp; Công nghệ thông
tin
Content
1. Đặt vấn đề
Hiện nay sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, sự tăng trưởng của dịch vụ
truyền hình cáp số, và đặc biệt là sự ra đời của HDTV đã để lại dấu ấn to lớn đối với lĩnh vực
truyền hình. Tuy nhiên, trên thế giới đã xuất hiện một phương thức cung cấp dịch vụ mới đó
là IPTV (Internet Protocol Television) dựa trên mạng viễn thông băng thông rộng. IPTV dễ
dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình.
Tại Việt Nam, hiện có nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnh tranh
nhau nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng rộng với chất lượng cao và giá rẻ. Họ
cũng đã nhận ra xu hướng phát triển của truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu, và
đang có những bước đi mạnh mẽ.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn của các nhà cung cấp dịch vụ IPTV đó là đảm bảo chất
lượng dịch vụ cho nhu cầu càng cao về dịch vụ IPTV của khách hàng. Do đó các nhà cung


cấp dịch vụ đều tìm mọi cách để nâng cao chất lượng dịch vụ, chiếm được lòng tin của khách
hàng. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
IPTV/VOD, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung trên mạng
Truyền hình Cáp HFC.


Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ IPTV/VOD trên hạ
tầng mạng Truyền hình Cáp HFC” hiện nay là đề tài hết sức thiết thực góp phần thúc đẩy
sự phát triển dịch vụ truyền hình Cáp tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng và các dịch vụ
truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của đề tài


Tổng quan về dịch vụ IPTV/VOD, các công nghệ triển khai IPTV trên mạng viễn
thông và mạng HFC.



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ IPTV/VOD, các tham số đánh
giá chất lượng, các tiêu chí đánh giá dịch vụ IPTV/VOD.



Giới thiệu Case Study về triển khai dịch vụ IPTV/VOD đang thực hiện tại VCTV, kết
quả đo kiểm các tham số đánh giá chất lượng dịch vụ đang hoạt động. Đưa ra nhận
xét, so sánh, đánh giá. Sau đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ IPTV/VOD trên hạ tầng mạng Truyền hình Cáp HFC.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ IPTV/VOD trên mạng truyền hình Cáp

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tập trung chính tại VCTV – Trung tâm Kỹ thuật
Truyền hình Cáp Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là vận dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
cơ bản như: Thống kê, tổng hợp và so sánh, đối chiếu và phân tích
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về IPTV, các công nghệ sử dụng trong IPTV.
- Chương II: Đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV.
- Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ IPTV/VOD trên mạng
Truyền hình cáp HFC.
References
Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Việt
1. TS. Trần Tuấn Hưng (2009), ―Từ QoS đến QoE : Vấn đề cần quan tâm khi cung cấp các
dịch vụ viễn thông‖ , Tạp chí Công nghệ thông tin & Truyề n thông.
2. Ngô Thái Trị (2001), Truyền hình số, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
3. Bộ thông tin và truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Viện khoa học
Kỹ thuật bưu điện (2009), Chuyên đề: Tổng kết các tiêu chuẩn cho IPTV, Hà nội.

2


4. Bộ thông tin và truyền thông (2010), Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn “Dịch vụ IPTV trên
mạng viễn thông công cộng – các yêu cầu”, Hà Nội.

Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Anh
5. Cable Lab DOCSIS® Specifications — DOCSIS® 1.0 Interface, DOCSIS® 1.1 Interface,
DOCSIS® 2.0 Interface.
6. Cable Lab CM-SP-SECv3.0-I13-100611 (2010), Data-Over-Cable Service Interface

Specifications DOCSIS 3.0, Security Specification
7. Cable Lab DOCSIS® Specifications — Modular Headend Architecture (MHA).
8. Charles Poynton (2003), Digital video and HDTV Algorithms and Interfaces, Copyright
2003 by Elsevier Science (USA), Printed in United States of America.
9. Christina Holland, Dave Foote, Dan Mostert (January 20, 2009 ), ―IPTV QoS Monitoring
& Assurance‖, Technical Committee Forum, 46th Annual Winter Convention.
10. Gilbert Held (2007), Understanding IPTV, First edition, Auerbach Publications.
11. Gerard O’Driscoll (2008), Next Generation IPTV Services and Technologies, First edition,
John Wiley & Sons, Inc.
12. ETSI TR 102 479 V1.1.1 (Feb, 2006), Review of available material on QoS requirements
of multimedia services.
13. IETF RFC 2330 (1998), Framework for IP Performance Metrics.
14. IETF RFC 3357 (2002), One-way Loss Pattern Sample Metrics.
15. ITU-R BT 500 (2009), Recommendation BT. 500: Methodology for the subjective
assessment of the quality of television pictures.
16. ITU-T Y. 1540/1541 (2002, 2006), IP packet transfer and availability performance
parameters, Network performance objectives for IP-based services.
17. ITU-T G.694.2 (2003), Spectral grids for WDM applications: CWDM wavelength grid.
18. ITU-T J.112 Annex B (2001), Transmission systems for interactive cable television
services, Data-over-cable service interface specifications: Radio-frequency interface
specification.
19. ITU-T J.144 rev.1 (2004), Objective perceptual video quality measurement techniques for
digital cable television in the presence of a full reference.
20. ITU-T Recommendation J.241 (2005), Quality of service ranking and measurement
methods for digital video services delivered over broadband IP networks.
21. ITU-T P.10/G.100 Amd 1 (2007), New Appendix I, Definition of Quality of Experience
(QoE).

3



22. ITU-T J.122 (2004), Second-generation transmission systems for interactive cable
television services - IP cable modems.
23. ITU-T G.1080 (2008), Quality of experience requiemets for IPTV services.
24. TR-126 (2006), Triple-Play Services Quality of Experience (QoE) Requirements, DSL
Forum.

4



×