Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học khảo sát, đánh giá hiện trạng định hướng quản lý điện nông thôn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.04 KB, 62 trang )

ủy ban nhân dân tỉnh hậu giang

sở công nghiệp

báo cáo
đề tài nghiên cứu khoa học

khảo sát, đánh giá hiện trạng
định hướng quản lý điện nông thôn
tỉnh hậu giang
------------------------

Cơ quan chủ trì:

sở công nghiệp hậu giang

Cơ quan quản lý: sở khoa học - công nghệ tỉnh hậu giang

Chủ nhiệm đề tài:
châu ngọc triêm

Tháng 8 / 2006

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 1


danh sách
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trực tiếp
tham gia thực hiện và tài liệu tham khảo
STT


I-

họ tên

1
2
3
4
5
6
8
9
III-

nơi công tác

PGĐ Sở Công nghiệp

SCN Hậu Giang

GHI chú

Chủ nhiệm đề tài:

Châu Ngọc
Triêm
II-

chức vụ


Cán bộ tham gia nghiên cứu:

Truởng phòng
Kỹ thuật- GSĐN
Trưởng phòng
Lê Đông Nam
Kế hoạch- QLDN
Ch.viên TT.Khuyến
Nguyễn Tấn Lạc
công& Tư vấn PTCN
Nguyễn Tấn
Chuyên viên - Phòng
Minh
Kỹ thuật- GSĐN
Huỳnh Thanh
Chuyên viên Phòng
Diệu
Kỹ thuật-GSĐN
Chuyên viên- Ban
Lê Xuân Sánh
QLDA Điện NT
P.Giám đốc SCN,
Lê Chí Công
GĐ Ban QLDA Điện
NT
Phạm văn
Chuyên viên - Thanh
Phương
tra Điện lực
Dương Tuyên


SCN Hậu Giang
SCN Hậu Giang
Trung tân Tư
vấn- SCN.HG
SCN Hậu Giang
SCN Hậu Giang
Ban QLDA Điện
NT SCN.HG
Ban QLDA Điện
SCN.HG
Thanh tra Sở
CN.HG

Cố vấn đề tài:

Trần Quốc Thanh

Giám đốc

SCN Hậu Giang

IV- Tài liệu tham khảo:

- Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ XI
- Kết quả điều tra của tổ thực hiện đề tài; báo cáo phát triển điện của Sở
Công nghiệp qua các năm.
- ý kiến đóng góp của Điện lực và cơ quan quản lý Nhà nước về điện của các
cấp chính quyền địa phương.
- Thỏa thuận 06/10/2004 về Đầu tư phát triển điện của UBND tỉnh Hậu

Giang với Công ty Điện lực 2.
- Tài liệu “Hỏi- đáp về Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Sổ tay hướng dẫn “Kinh doanh điện nông thôn” của Tổng Cty Điện lực
VN.
- Tài liệu “Tiết kiệm điện và các văn bản thi hành” của Tổng Cty Điện lực
VN.

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 2


- Tài liệu các lần “hội nghị giao lưu giữa các Giám đốc Sở Công nghiệp và
Điện lực”hàng năm do Công ty Điện lực 2 tổ chức.
- Các tài liệu tham khảo trên mạng.
Mục lục

Chương I: Phần tổng quan:
1
Giới thiệu vị trí địa lý, kinh tế- xã hội tỉnh Hậu Giang........... tr.4
2
Tầm quan trọng của đề tài....................................................... tr.5
3
Mục tiêu của đề tài.................................................................. tr.5
4
Phương pháp, các bước thực hiện đề tài.................................. tr.6
5
Quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện...... tr.6
6
Thống nhất quan điểm trong nghiên cứu đề tài....................... tr.8
Chương II: Đầu tư, xây dựng lưới điện
i/ Hiện trạng

1
Tình hình đầu tư phát triển điện cả nước................................ tr.10
2
Hiện trạng đầu tư phát triển nguồn ......................................
tr.10
3
Hiện trạng đầu tư trung thế và trạm biến áp phân phối.........
tr.10
4
Tình hình đầu tư phát triển điện trên địa bàn .......................
tr.11
5
Nhu cầu đầu tư phát triển điện..............................................
tr.13
ii/ Định hướng trong phát triển lưới điện
1
Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực.....................
tr.17
2
Quy định của Nhà nước về đầu tư phát triển điện lực.............
tr.18
3
Các vấn đề quan tâm và giải pháp.....................................
tr.19
Chương III: Quản lý, kinh doanh điện nông thôn
I/ Nội dung công tác quản lý kinh doanh điện năng
1
Nội dung cụ thể của công tác quản lý kinh doanh điện........... tr.22
2
Chức năng, nhiệm vụ quản lý, kinh doanh điện……………. tr.23

II/ Hiện trạng quản lý, kinh doanh điện nông thôn
1
Tình hình chung...................................................................... tr.26
2
Chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý kinh doanh điện ... tr.27
3
Mô hình quản lý điện nông thôn......................................... tr.27
4
Hiện trạng, quy mô quản lý các tổ chức QLĐNT Hậu Giang.. tr.28
5
Tình hình hoạt động…............................................................. tr.30
III/ Chuyển đổi mô hình quản lý và một số giải pháp
1
Mục đích, Yêu cầu .................................................................. tr.31
2
Căn cứ pháp lý định hướng chuyển đổi mô hình QLĐNT ...... tr.32
3
Lựa chọn mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn ............... tr.32
Chương IV: Sử dụng điện
I/ Hiện trạng và định hướng cấp điện
1
Hiện trạng cấp điện..........................................................
tr.35
2
Các nguyên nhân ............................................................
tr.39
3
Định hướng trong cấp định sử dụng.................................
tr.39
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 3



II
III
IV
V
1
2

Giá bán điện đến hộ sử dụng điện nông thôn………………..
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện……………
An toàn cấp điện và sử dụng điện.............................................
Tiết kiệm trong sử dụng điện....................................................
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Kết luận..................................................................................
Kiến nghị.................................................................................
Bộ bảng tổng hợp số liệu
kết quả khảo sát tỉnh Hậu Giang

tr.43
tr.44
tr.45
tr.47
tr.48
tr.49
tr.51

báo cáo
đề tài nghiên cứu khoa học


khảo sát, đánh giá hiện trạng
định hướng quản lý điện nông thôn
tỉnh hậu giang
chương i: tổng quan về công tác
quản lý điện nông thôn
1. Giới thiệu về địa lý, xã hội -kinh tế tỉnh Hậu Giang:

Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Hậu Giang được chia tách và thành lập mới từ
Tỉnh Cần Thơ. Thị xã Vị Thanh trở thành nơi đặt trụ sở cơ quan Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, ủy Ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Các đơn vị hành
chính cấp huyện của tỉnh gồm: Thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp và 05 huyện:
Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành và Châu Thành A.
Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên 160.772 ha, trong đó: đất thành thị
11.513 ha (7,2%); đất nông thôn 149.259 ha (92,8%). Dân số tỉnh Hậu Giang tại
thời điểm chia tách là 772.239 người, trong đó: dân cư thành thị 115.851 người
(15%); dân cư nông thôn 656.388 người (85%); Bình quân mật độ dân cư 480
người/ km2, trong đó: mật độ dân cư thành thị 1.007 người/km 2; mật độ dân cư
nông thôn 440 người/km2.
Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm tiểu vùng tây Sông Hậu, thuộc
đồng bằng sông Cửu Long; phía Bắc giáp TP.Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc
Trăng, phía Đông tiếp giáp Sông Hậu và đối diện bên kia bờ Sông Hậu là tỉnh Vĩnh
Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu; Từ TP. Cần Thơ xuôi theo Quốc
lộ1A, rẽ theo Quốc lộ 61 về đến thị xã Vị Thanh 58 km và tỉnh Hậu Giang cách TP.
Hồ Chí Minh 240km;
Tỉnh Hậu Giang, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất
nông nghiệp cả nước và khu vực, là một trong những vựa nông thủy sản, như: Lúa,
Mía, cây ăn trái, thủy sản,... của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là
một tỉnh mới, giàu tiềm năng để phát triển.

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 4



Phát triển kinh tế thời kỳ 2001-2005, tỉnh Hậu Giang đạt mức tăng trưởng
bình quân khá cao 10,04%/năm, hơn 1,36 lần bình quân cả nước, đã tạo ra giá trị
GDP năm 2005 tăng gấp 1,62 lần năm 2000. Trong đó, các ngành thuộc khu vực II
(công nghiệp, xây dựng) tăng bình quân 16,69%/năm; khu vực III (dịch vụ) tăng
bình quân 13,2%/năm; khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng bình quân 5,10%/năm;
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp từ
26,16%/năm 2000 lên 30,53%/năm 2005, dịch vụ từ 22,53%/năm 2000 lên
26,97%/năm 2005, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 51,31%/năm 2000 xuống
42,49%/2005. Thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng /năm 2000 (tương
đương 247USD) lên 6,6 triệu đồng /năm 2005 (tương đương 421USD), tăng 1,7
lần, bằng 70% bình quân cả nước.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ XI đã
đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hậu Giang, là: “…đã tạo được
những chuyển biến tích cực và khá toàn diện trong tất cả các lĩnh vực...đã tạo tiền
đề cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh nhà, góp phần
cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước...”
2. Tầm quan trọng của đề tài:

Hậu Giang là một tỉnh mới giàu tiềm năng, nhưng xuất phát điểm thấp. Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân Hậu Giang đang nỗ nực, phấn đấu không ngừng, khắc
phục khó khăn để phát triển ngang bằng các tỉnh khu vực. Phát triển Điện năng, là
động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống xã hội, nên cần thiết phải quan
tâm phát triển điện lực đi trước một bước để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà Hậu Giang.
Do vậy, tập trung phát triển hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phát triển là một
nhiệm vụ quan trọng. Nhất là, trong bối cảnh một tỉnh mới, số liệu phản ánh tình
hình điện nông thôn kế thừa từ số liệu của tỉnh Cần Thơ (cũ) chia tách ra, chưa

được kiểm chứng, nên thiếu chính xác và không thống nhất, cần thiết phải nghiên
cứu xác lập hệ thống các số liệu về hiện trạng, nhu cầu đầu tư- quản lý- sử dụng
điện đủ tin cậy làm căn cứ khoa học đánh giá đúng tình hình nhằm tìm các giải
pháp củng cố, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang, phục vụ tốt công tác tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh về quản lý
nhà nước về Điện trong: Quy hoạch điện lực; đầu tư phát triển hệ thống điện;
chuyển đổi mô hình quản lý điện; tăng tỷ lệ hộ dân có điện sử dụng đạt yêu cầu.
Chấp hành nghiêm chỉnh Luật Điện lực; các văn bản hướng dẫn thực hiện của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ
quan có thẩm quyền trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
3. Mục tiêu của đề tài:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết, toàn diện về hiện trạng và nhu cầu quản lý
điện nông thôn, trên các mặt: Đầu tư, phát triển lưới điện; phương thức quản lý và
sử dụng điện năng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng
điện, nhất là điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 5


- Tổng hợp hiện trạng, xác định nhu cầu đầu tư phát triển mới và cải tạo lưới
điện toàn tỉnh.
- Đánh giá hiện trạng các tổ chức quản lý điện nông thôn; định hướng
chuyển đổi mô hình quản lý và nghiên cứu cách thức chuyển đổi phù hợp.
- Hiện trạng cấp điện - chỉ tiêu tỷ lệ hộ dân phủ lưới cấp điện và có điện,
nguyên nhân và định hướng trong cấp điện sử dụng; các vấn đề khác có liên quan
đến sử dụng điện, như: giá điện, sử dụng điện tiết kiệm, an toàn,...
- Tạo căn cứ khoa học, xây dựng quy hoạch đầu tư phát triển lưới điện nông
thôn chi tiết cho các huyện, thị phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh
được Bộ Công nghiệp phê duyệt trong giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà, thực hiện thành công Nghị
quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Hậu Giang lần thứ XI.
4. Phương pháp và các bước thực hiện đề tài:

Để các số liệu đạt độ chính xác cần thiết, phản ánh trung thực các nội dung
theo yêu cầu đề tài. Nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện đề tài, thực hiện phương pháp:
- Sử dụng phương pháp điều tra toàn diện trên các mặt: Đầu tư, phát triển
lưới điện; phương thức quản lý và sử dụng điện năng của các tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, nhất là điện nông thôn trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang;
- Phỏng vấn trực tiếp, toàn diện các bộ trưởng ấp (khu vực) toàn tỉnh thông
qua các nội dung được biểu mẫu hóa, phương pháp quan sát đánh giá thực tế tại
hiện trường;
- Đối tượng phỏng vấn là cán bộ trưởng ấp (khu vực) là cấp quản lý cơ sở,
đại diện nhân dân tại ấp (khu vực), các địa phương;
- Kết quả số liệu ấp (khu vực) được tổng hợp lên biểu mẫu số liệu xã
(phường) và thông qua UBND xã (phường) thống nhất xác nhận, để tổng hợp
thành số liệu toàn huyện (thị xã);
- Thực hiện phúc tra tỷ lệ phiếu nhất định để kiểm tra độ tin cậy của số liệu.
- Thực hiện báo cáo và thực hiện phúc tra số liệu theo yêu cầu với cơ quan
quản lý nhà nước về điện ở huyện (thị xã) để tổng hợp lên số liệu toàn tỉnh.
- Số lượng phiếu thực hiện điều tra, thu thập số liệu về hiện trạng, như sau:
+ Khối lượng phiếu điều tra và bảng, biều tổng hợp
: 1.215 phiếu
+ Trong đó: →Số phiếu khảo sát các ấp (khu vực)
: 490 phiếu.
→Tổng hợp khảo sát các xã (phường, th.trấn)
:
63
phiếu.

→Khảo sát các Tổ chức quản lý điện
:
63 phiếu
→Khảo sát hộ sử dụng điện
: 325 phiếu
→Khảo sát các cơ sở SXKD
: 169 phiếu.
→Phúc tra ngẫu nhiên 10% tổng số phiếu
: 105 phiếu
→Tổng hợp số liệu theo chuyên đề toàn tỉnh
- Phân tích đánh giá hiện trạng, đề ra định hướng quản lý điện nông thôn
5. Quản lý nhà nước(QLNN) về hoạt động điện và sử dụng điện ở địa phương:
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 6


Luật Điện lực, các Nghị định 105,106/2005/NĐ-CP, của Chính phủ ban
hành: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và
các Quyết định số 30, 31, 32/2006/QĐ-BCN, của Bộ Công nghiệp, trong đó có nội
dung về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử
dụng điện ở địa phương.
5.1- QLNN về hoạt động điện lực và sử dụng điện:
Luật Điện lực, quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực
và sử dụng điện ở địa phương:
“Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt, Nhà nước thống nhất
quản lý các hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả
nước bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát
triển điện lực”.
“ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử
dụng điện tại địa phương.”

5.2- Nội dung QLNN về hoạt động điện lực và sử dụng điện:
Nghị định 105/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định 12 nội dung QLNN về
hoạt động điện lực và sử dụng điện, cụ thể:
1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, Quy hoạch phát triển điện lực.
2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt
động điện lực và sử dụng điện.
3- Ban hành chính sách giá điện và biểu giá bán lẻ điện.
4- Quy định tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy phạm
an toàn điện áp dụng trong hoạt động điện lực, sử dụng điện và dịch vụ liên quan.
5- Quản lý đầu tư trong hoạt động điện lực theo quy định pháp luật.
6- Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực điện lực. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ
khoa học, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật về điện lực.
7- Quản lý sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả. Quản lý và khai thác hợp lý tài
nguyên năng lượng phục vụ cho phát điện, bảo vệ môi trường và chính sách liên
quan đến nhu cầu sử dụng điện.
8- Tổ chức hệ thống thông tin về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
9- Hợp tác quốc tế về hoạt động điện lực.
10- Thực hiện giám sát cung ứng và sử dụng điện. Kiểm tra, đề xuất các giải
pháp liên quan đến thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện.
11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện lực và sử
dụng điện; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp
luật trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
12- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử
dụng điện. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện thực hiện các quy định của pháp
luật về mua bán điện, giá điện, quản lý nhu cầu điện và sử dụng tiết kiệm điện.
Quyết định số 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 của Bộ Công nghiệp V/v
ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập, cụ thể:

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 7



- Dự án điện độc lập là dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng
vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp
luật về điện lực.
- Quy định về lựa chọn chủ đầu tư, chuẩn bị dự án đầu tư, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư, thực hiện dự án đầu tư và quản lý đầu tư đối với dự án điện độc
lập.
- Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng
dự án điện độc lập.
- Thay thế Quyết định số 50/2002/QĐ-BCN ngày 25/11/2002 của Bộ Công
nghiệp ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.
Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ Công nghiệp V/v
ban hành Quy định Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh
chấp hợp đồng mua bán điện, cụ thể:
- Quy định trình tự, thủ tục kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực
phát điện. Truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và sử dụng
điện; giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện và các hoạt động khác có liên
quan.
- Thay thế Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 09/10/2002 của Bộ Công
nghiệp V/v ban hành Quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm
hợp đồng mua bán điện.
Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ Công nghiệp V/v
ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và
quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực, áp dụng đối với các lĩnh vực tư vấn
quy hoạch điện lực, tư vấn đầu tư xây dựng điện, tư vấn giám sát thi công các công
trình điện, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện,
xuất nhập khẩu điện; thay thế Quyết định số 27/2002/QĐ-BCN ngày 18/6/2002
của Bộ Công nghiệp V/v ban hành Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp giấy

phép hoạt động điện lực.
6. Thống nhất một số quan điểm trong thực hiện đề tài:

- Khái niệm “quản lý điện nông thôn” ghi trong tên đề tài, được hiểu: bao
gồm 3 nội dung: Đầu tư, phát triển lưới điện- tổ chức quản lý, kinh doanh diện- sử
dụng điện và đây cũng là phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Nghiêm túc thực hiện đúng phương pháp và các bước thực hiện đề tài;
tuyệt đối tôn trọng kết quả số liệu thu được từ phương pháp nghiên cứu, theo đề
cương đề tài đã được Hội đồng Khoa học tỉnh thông qua; Không vì một lý do gì,
mà sửa ngang số liệu.
- Số liệu phỏng vấn, khảo sát để xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết, toàn diện về
tình trạng đầu tư, quản lý và sử dụng điện nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh Hậu
Giang được thực hiện tại các ấp(khu vực), trong thời điểm tháng 10/2005.
- Số liệu thu thập có thể phát sinh tăng, giảm, khác nhiều so với số liệu các
cấp chính quyền địa phương đang theo dõi, quản lý, vì các lý do:

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 8


+ Số

liệu đang được sử dụng trong công tác QLNN về hoạt động điện lực và
sử dụng điện, chưa phản ánh đúng hiện trạng quản lý điện nông thôn, cần thiết phải
thực hiện đề tài khoa học này, để đánh giá đúng tình hình.
+ Khái niệm về “Số hộ” trong đề tài là dùng chỉ số lượng “nóc gia” hộ dân,
không phải là số hộ theo đăng ký hộ khẩu tại địa phương, có thể một hộ có nhiều
nhà (nóc gia).
+ Về xác định tỷ lệ hộ dân có điện? nhóm thực hiện đề tài xác
định theo kết quả phỏng vấn người đại diện nhân dân tại ấp (khu
vực) trên cơ sở chia lưới điện ra thành nhiều nhánh tuyến để điểm

danh hộ (nóc gia) thực hiện hợp đồng hoặc có trong danh sách
quản lý bán điện, hộ câu đuôi nối tiếp sau...nói chung là tất cả các
hộ đang có điện sử dụng, thành số liệu “hộ đang có điện sử dụng”
trên địa bàn; hộ dưới lưới, nhưng vì nhiều lý do như nghèo không
có tiền vào điện, cự ly ở xa nên chi phí cao, được tổng hợp thành
số liệu “hộ dưới lưới chưa vào điện”và hộ được phủ lưới bao gồm
cả hai dạng hộ đang có điện sử dụng và hộ dưới lưới chưa vào
điện trong phạm vi 150m;
- Phương pháp so sánh tỷ lệ hộ có điện:
+ Tỷ lệ hộ có điện sử dụng được tính bằng tổng số hộ (nóc
gia) đang có điện sử dụng so với tổng số hộ (nóc gia).
+ Tỷ lệ hộ được phủ lưới cấp điện được tính bằng tổng số hộ
(nóc gia) được phủ lưới điện so với tổng số hộ (nóc gia).
+ Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện được tính bằng tổng
số hộ (nóc gia) có điện sử dụng thuộc khu vực nông thôn so với
tổng số hộ (nóc gia) thuộc khu vực nông thôn (nằm ngoài khu vực
thuộc các thị xã).
- Đợt khảo sát chưa cộng thêm số hộ tăng thêm do Sở Công nghiệp và Điện
lực Hậu Giang mở đợt cao điểm lắp điện kế đáp ứng yêu cầu nhân dân đón xuân
Bính Tuất, lắp điện kế 6 tháng đầu năm 2006, đang lập thủ tục lắp điện kế và triển
khai thực hiện các công trình điện kế hoạch năm 2006.
- Về tiêu chí vùng sâu, vùng xa trong lĩnh vực đầu tư, phát triển điện:
+ Tại Điều 60 của Luật Điện lực có quy định chính sách phát
triển điện nông thôn, niềm núi, hải đảo; Tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người,
vùng có điều kiện kinh tế - xó hội đặc biệt khó khăn được sử dụng
điện để sản xuất và phục vụ đời sống. Tuy nhiên đến thời điểm
này, các địa phương đang chờ các văn bản hướng dẫn thực hiện
quy định trên của các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là quy định về
tiêu chí vùng sâu, vùng xa.

+ Đối với tỉnh Hậu Giang, trong lĩnh vực đầu tư phát triển
điện, có thể nói tại những nơi được gọi là vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn là những nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển
(điện, đường, trường, trạm,...), có mật độ dân cư thưa, hiệu quả
đầu tư các công trình điện thấp, khả năng thu hồi vốn khi đầu tư
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 9


các công trình điện là trên 10 năm (theo quy định của ngành điện,
khấu hao tài sản mỗi năm khoảng 10%)
+ Riêng đối với hai huyện Vị Thuỷ và Long Mỹ, được UBND
tỉnh Hậu Giang ưu đãi trong lĩnh vực sản xuất các khí cụ điện hạ
thế phục vụ cho nhu cầu cải tạo và phát triển mạng lưới điện
nông thôn (tại Quyết định số 12/2006/QĐ-UB ngày 03/5/2006, của
UBND tỉnh Hậu Giang V/v ban hành Quy định thực hiện một số
chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang).
Vì mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, đề ra định hướng phù hợp, tăng cường
và làm tốt công tác quản lý điện nông thôn, phục vụ đắc lực cho các chương trình
phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Chúng tôi tin tưởng hệ thống số liệu điều tra
có được, sẽ đủ căn cứ cơ sở khoa học để phân tích và đánh giá, đáp ứng yêu cầu
nội dung đề tài.
CHƯƠNG ii: đầu tư xây dựng lưới điện

Đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn được thực hiện thông qua chương trình
điện khí hóa nông thôn, là một chương trình kinh tế- xã hội của Nhà nước và của
tỉnh Hậu Giang, nhằm tạo cơ sở vật chất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành tỉnh có công nghiệp, dịch
vụ và nông nghiệp phát triển; tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và giá trị sản
phẩm nông nghiệp; phát triển kinh tế hộ, sản xuất phụ, chăn nuôi gia súc gia cầm,

lập vườn cây đặc sản, tăng thu nhập kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần
cho nhân dân; giúp tạo cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư thuận lợi trong các khu
cụm công nghiệp, hình thành trung tâm kinh tế - xã hội mới; điện về vùng nông
thôn sâu, vùng căn cứ kháng chiến, đã cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần
nhân dân tại vùng đặc biệt khó khăn này, thể hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa,
củng cố niềm tin của nhân dân với đảng, nhà nước.
i/ hiện trạng

Các năm qua, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam, Công ty Điện lực II đã quan tâm đầu tư phát triển nhiều
công trình nguồn, lưới truyền tải cao áp, trung áp và các trạm
biến áp trung gian, trạm biến áp phân phối, nên hệ thống điện
toàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực về chất lượng điện, đảm bảo
cấp điện liên tục, an toàn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và sinh hoạt của nhân dân Hậu Giang.
1. Tình hình đầu tư phát triển điện cả nước:

Đầu tư phát triển điện trong cả nước, được thể hiện qua các số
liệu của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, như sau:
- Công suất lắp đặt của nguồn điện quốc gia đã tăng từ
31,5MW/1955 lên đến trên 10.000MW/2004 và vẫn đang tiếp tục
đầu tư phát triển;
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 10


- Lưới điện cao áp từ chỗ chỉ có 100km đường dây 35kV nối Hà
Nội- Hải Phòng năm 1955, nay đã hình thành cả một hệ thống lưới
điện quốc gia từ cấp điện áp 6kV- 500kV bao trùm đến tất cả các
tỉnh, thành phố trong cả nước với 178.015km đường dây và
50.485MVA trạm biến áp.

- Tính đến cuối năm 2005, 97,7% số huyện trong cả nước đã có
điện lưới quốc gia, 92,9% số xã toàn quốc với 83,3% số hộ dân nông
thôn đã được cấp điện.
2. Hiện trạng đầu tư phát triển nguồn trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang:

- Ngoài Trạm 110 KV-40MVA Vị Thanh hiện hữu, đang đầu tư
lắp thêm Máy 2-40MVA, năm 2004 ngành Điện đã hoàn thành đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng Trạm 110KV-25MVA Phụng Hiệp;
đang chuẩn bị đầu tư xây dựng Trạm 110KV tại huyện Châu Thành
và Long Mỹ; trong quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh giai đoạn
2006-2010 có xét đến năm 2015, đã quy hoạch đầu tư trạm
nguồn 110KV cho Khu Công nghiệp Sông Hậu. Đồng bộ với các
trạm nguồn là đầu tư các tuyến đường dây truyền tải cao thế
110KV, hiện đang chuẩn bị đầu tư 78,5 km đồng bộ với phát triển
trạm nguồn ở huyện Châu Thành A, Long Mỹ.
Nhìn chung, phát triển trạm nguồn hiện tại và thời gian tới,
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu phát triển Kinh tế- xã hội của tỉnh Hậu
Giang.
3. Hiện trạng lưới điện phân phối tỉnh Hậu Giang:

Lưới điện phân phối, là các đường dây trung thế, tải điện trên
không có cấp điện áp 15(22)kV xuất tuyến từ trạm nguồn, đi đến
các trạm biến áp phân phối để hạ thế xuống cấp điện thế sử
dụng.
Theo số liệu điều tra, tổng hợp số liệu hiện trạng lưới điện
trung hạ thế và trạm biến áp toàn tỉnh Hậu Giang:
bảng tổng hợp
hiện trạng lưới điện phân phối tỉnh hậu giang
(Tính đến tháng 10/2005)

ĐZ trung thế (km)
t
t

Địa
phương

Trạm (kvA)

ĐZ hạ
thế (km)

TT 1ph

TT 3ph

Tổng

1 TxVị Thanh
2 H.Vị Thủy
3 H.Long Mỹ

259,45
346,35
618,57

68,90
100,80
151,85


38,67
52,95
194,40

107,57
153,75
345,25

148
152
403

4 H.Ph Hiệp

537,20

158,88

144,58

303,46

232

S.lượn
g

D.lượng

6.115,0

4.107,5
10.575,
0
13.400,
0

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 11


5 TxTân Hiệp
6 HChâu
Thành
7 Ch.Thành
A

101,15
309,33

17,10
105,11

37,90
46,63

55,00
151,74

71
105


2.088,0
5.775,0

268,07

66,35

35,52

101,87

96

5.338,0

Cộng: 2.440,12

668,99

550,65

1.219,6
4

1.210

47.398,
5

Nhận xét về hiện trạng lưới điện toàn tỉnh:

1. Đã hoàn thành phủ lưới cấp điện từ nguồn lưới điện quốc
gia cho Thị xã Vị thanh, Tân Hiệp và 05 huyện của tỉnh Hậu Giang,
đạt tỷ lệ 100%.
2. Các tuyến điện trung thế 3 pha được đầu tư đến trung tâm
các xã và các trục lộ giao thông thủy, bộ quan trọng, tạo điều
kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hình thành
các trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh và của các địa
phương trên địa bàn tỉnh.
3. Các tuyến điện trung thế 1 pha triển khai dọc các tuyến,
cụm dân cư trên địa bàn các xã, ấp nhằm đảm bảo các vị trí đặt
trạm phân phối hợp lý.
4. Lưới điện hạ thế, triển khai đi hỗn hợp dưới tuyến điện
trung thế hoặc đi độc lập để phân phối điện đến từng hộ phục vụ
sinh hoạt; phát triển nghề truyền thống; phát triển kinh tế hộ; ứng
dụng đầy đủ hoặc từng phần mô hình VAC ..., cải thiện, nâng cao
đời sống trong nông dân, nông thôn.
4. Tình hình đầu tư phát triển điện
Giang:

trên địa bàn tỉnh Hậu

Thực hiện Quyết định 22/1999/QĐ-TTg, ngày 13/02/1999 của
Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Đề án điện nông thôn; tỉnh
Cần Thơ (cũ) đã triển khai thực hiện Đề án Điện khí hóa nông thôn
để tập trung chỉ đạo phát triển lưới điện, tăng tỷ lệ hộ sử dụng
điện, với phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” và phân
cấp ngành điện đầu tư trung thế, địa phương đầu tư hạ thế từ phụ
thu tiền điện, ngân sách tỉnh và vận động nhân dân đóng góp từ
50% giảm dần xuống còn 20-10% và không còn huy động; nhân
dân tự đầu tư nhánh rẽ vào nhà, có sự đầu tư của nhà nước đối

với hộ chính sách, hộ nghèo. Ngoài ra, các địa phương cũng chủ
động có phương án phát triển lưới điện trên địa bàn bằng việc
thành lập Ban điện xã và tổ điện do dân tự quản để đầu tư phát
triển nhanh lưới điện hạ thế từ vốn đóng góp của nhân dân và chỉ
vài năm, đã nhanh chóng tăng tỷ lệ hộ dân có điện, đáp ứng yêu
cầu sử dụng điện, cải thiện đời sống nhân dân.
4.1-Tình hình đầu tư trung thế:
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 12


4.1.1/ Các giải pháp đầu tư phát triển điện thỏa thuận với
ngành điện:
- Từ năm 2001, UBND tỉnh Cần Thơ và Công ty Điện lực II đã
thỏa thuận chủ trương tập trung đầu tư phát triển lưới điện bằng
giải pháp tỉnh ứng vốn không tính lãi để ngành Điện đầu tư lưới
điện trung thế và trạm phân phối, tỉnh thực hiện đầu tư hạ thế
đồng bộ theo.
- Ngày 06/10/2004 giữa Công ty Điện lực 2 với UBND tỉnh
Hậu Giang, đã tiếp tục thỏa thuận về kế hoạch đầu tư trung thế
năm 2005 và các năm tiếp theo, cụ thể:
Tỉnh Hậu Giang thỏa thuận:
Tiếp tục ứng vốn Công ty Điện lực 2 đầu tư phát triển đường
dây trung thế và trạm chuyển tiếp từ năm 2003 sang năm 2004;
giao Sở Công nghiệp phối hợp với Điện lực Hậu Giang dự kiến kế
hoạch năm 2005; thống nhất thỏa thuận chỉ đạo các cấp chính
quyền địa phương, chịu trách nhiệm vận động nhân dân phát
quang, giải toả phù hợp theo các quy định của Chính phủ về bảo
vệ hành lang an toàn điện cao áp.
Công ty Điện lực 2 chấp thuận thỏa thuận:
+ Đầu tư trung hạ thế và trạm phân phối hoàn chỉnh lưới điện

06 xã anh hùng
+ Thực hiện đầu tư đường dây trung thế, hạ thế và trạm cấp
điện cho thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành;
+ Đầu tư lưới điện trong các khu, cụm Công nghiệp, trung
tâm CN-TTCN, nội thị, khu dân cư vượt lũ, các trạm bơm phục vụ
tưới tiêu và các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang để bán
điện trực tiếp cho các doanh nghiệp đầu tư, các tổ chức, công
dân,.. và giao Điện lực Hậu Giang lập kế hoạch đầu tư kịp thời
theo quy hoạch và tiến độ trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc mua
bán điện thống nhất trách nhiệm đầu tư giữa Điện lực và chủ đầu
tư.
+ Chịu trách nhiệm di dời các tuyến điện hiện hữu phù hợp
các công trình như đường xá, ... mà tỉnh đã hoàn thành cải tạo,
mở rộng bằng chi phí của mình.
4.1.2/ Kết quả thực hiện thỏa thuận:
- Triển khai đầu tư trung thế:
+ Năm 2001-2002: thực hiện 18 công trình, giá trị quyết toán
10,905 tỷ đồng.
+ Năm 2002-2003: thực hiện 12 công trình, giá trị quyết toán 10,80 tỷ đồng .
+ Năm 2003-2004 chuyển tiếp sang 2005: thực hiện 12 công
trình với 136 tuyến điện trung thế và trạm, giá trị đầu tư khỏang
trên 15 tỷ đồng.
+ Kế hoạch năm 2006: Công ty Điện lực 2 đã giao Điện lực
Hậu Giang làm Giám đốc Ban Quản lý A, triển khai thực hiện thỏa
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 13


thuận đầu tư cho 06 xã anh hùng, chia thành 2 giai đoạn với khối
lượng thực hiện:
St

t

1
2
3
4
5
6

Hạng
mục
công
trình
trung thế

Trung
thế
(km)

Trạm
(KvA)

Vốn đầu
tư (tỷ
đ)

Số hộ
phủ
lưới
(hộ)

5.633

Ghi chú:

Cộng:
Xã Thạnh Hòa
Xã Hỏa Tiến

48,74

1.625

7,180

8,1
22,0

425
325

1,367
2,784

1.404 Giai đoạn 1
061.397


Phương
Bình
xã Lương Tâm

Xã Hỏa Lựu

Nhơn
Nghĩa

5,24

300

0,912

1.033

3,8
5,4
4,2

250
200
125

0,698
0,818
0,602

08/2006

885 Giai đoạn 2
08467
11/2006

447

- Thực hiện thỏa thuận ứng vốn:
+ Đợt 1 (Năm 2001-2002): Tỉnh Cần Thơ đã ứng vốn và Công
ty Điện lực 2 đã thực hiện hoàn trả vốn đợt 1(năm 2003), với giá
trị tương ứng với giá trị quyết toán về cho Cần Thơ; Trong đó
chuyển về cho tỉnh Hậu Giang giá trị 0,827 tỷ đồng.
+ Đợt 2 (Năm 2002-2003): Đã thực hiện ứng vốn và Công ty
Điện lực 2 thực hiện hoàn trả vốn đợt 2(năm 2004), với giá trị
tương ứng với giá trị quyết toán về cho tỉnh Hậu Giang 10,8 tỷ
đồng.
Nâng tổng giá trị hoàn vốn của Điện lực cho tỉnh Hậu Giang
là: 11,627 tỷ đồng.
+ Đợt 3 (Năm 2003-2004): Hiện nay hoàn thành thi công với
khối lượng 12 dự án công trình (136 tuyến điện) trung thế, vốn
đầu tư 15,407 tỷ đồng. Trong năm 2005, UBND tỉnh Hậu Giang đã
thực hiện thỏa thuận ứng vốn cho Điện lực đầu tư trung thế, giá
trị thanh toán đến 31/12/2005 là: 10,285tỷ đồng.
Nhu cầu tỉnh ứng tiếp vốn thanh toán các công trình này
năm 2006, là 5,122 tỷ đồng.
Số
dự
án

Quyết
toán

Vốn
ứng


Đã
hoàn
trả

Đ/n
ứng
2006

Đợ
t

Năm

1

20012002

10,90 10,080
18 10,905
0,827
5

- Hoàn CThơ 2003
HGiang
- Hoàn

20022003
20032004

12 10,800 10,80 10,800

0
12 15,407 10,28
5

HGiang

2
3

Ghi chú

2004
- Hoàn
2004

5,122

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 14


Cộng:

42

37,11 31,99
0
0

11,62
7


5,122

4.1.3/ Đầu tư phát triển hạ thế đồng bộ trung thế:
UBND tỉnh Cần Thơ trước đây và UBND tỉnh Hậu Giang hiện
nay, rất quan tâm kịp thời đầu tư các tuyến điện hạ thế đồng bộ
theo trung thế và trạm do ngành điện đầu tư, cụ thể:
- Trong năm 2003, tỉnh Cần Thơ thực hiện đầu tư trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang 24 dự án điện 452,6 km hạ thế; Giá trị xây lắp
18,4 tỷ đồng
- Năm 2004-2006, Tỉnh Hậui Giang thực hiện 51 dự án điện hạ
thế, khối lượng thực hiện là 523,10km, vốn đầu tư là 41 tỷ đồng;
St
t

Năm

Khối
lượng(k
m)

Số dự
án

Tổng mức
đầu tư(tỷ
đ)

Cộng:


75

975,70

59,43

Từ chia tỉnh(20042006):

51

523,10

41,028

452,60

18,400

0
1
0
2
0
3
0
4

Hộ
dưới
lưới

(hộ)
47.02
6
24.52
6

2003

24

2004

15

321,03

25,632

2005

33

168,57

12,198

22.50
0
16.66
6

6.076

2006

03

33,50

3,198

1.784

Ghi chú

chia tỉnh

- Năm 2006-2007, Tỉnh đang đề nghị Điện lực bố trí vốn năm
2007, đầu tư hạ thế đồng bộ trung thế điện lực đang đầu tư 6 xã
Anh Hùng.
Theo khảo sát của Ban Điện nông thôn cần phải đầu tư
126,3km hạ thế, vốn 11,998 tỷ đồng đồng bộ trung thế điện lực
đang đầu tư 6 xã anh hùng.
St
t

Dự án hạ thế đồng bộ
trung thế ngành điện đầu
tư 6 xã anh hùng

Cộng:

1
2
3
4
5

Xã Thạnh Hòa
Xã Hỏa Tiến
Xã Phương Bình
xã Lương Tâm
Xã Hỏa Lựu

126,3

11,99

Số hộ
phủ
lưới
(hộ)
5.633

32,0
26,0
23,4
20,9
14

3,04
2,47

2,22
1,98
1,33

1.404
1.397
1.033
885
467

Hạ thế
(km)

Vốn
đầu tư
(tỷ đ)

Ghi chú:

Giai đoạn
1
Giai đoạn
2

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 15


6

Xã Nhơn Nghĩa


10

0,95

447

5. Nhu cầu đầu tư phát triển lưới điện:

Theo số liệu được tổng hợp điều tra và thực hiện khảo sát
hiện trường, xác định nhu cầu tiếp tục phát triển hoàn chỉnh hệ
thống điện từ trung thế- trạm điện- hạ thế đảm bảo cấp điện an
toàn đến tận các hộ trên địa bàn ấp(khu vực) đạt tỷ lệ hộ dân có
điện và phủ lưới cấp điện cao nhất.
5.1.1/ Nhu cầu đầu tư lưới điện mới: số liệu khảo sát được tổng
hợp trong bảng sau:
Số
TT

01
02
03
04
05
06
07

tên huyện (thị)

Nhu cầu

Đầu tư
tr. thế (km)

Nhu cầu
Đầu tư
trạm điện

TX. Vị Thanh
H. Vị Thủy
H. long Mỹ
H.Phụng Hiệp
TX. Tân Hiệp
H.Châu Thành
H.Châu Thành A

5,30
15,00
122,30
100,60
17,60
34,20
15,95

56
85
193
189
44
76
65


Tổng cộng

310,95

708*

Trong đó:
- Nhu cầu đầu tư lưới điện mới
+ Đầu tư lưới điện trung thế
+ Đầu tư trạm điện
14,12%
+ Đầu tư lưới điện hạ thế
14,03%
- Nhu cầu đầu tư lưới điện mới
+ Đầu tư lưới điện trung thế
92,64%
+ Đầu tư trạm điện
85,88%
+ Đầu tư lưới điện hạ thế
85,97%

Nhu cầu
đầu tư hạ
thế(km)

Ghi chú

có danh mục
nt

nt
nt
nt
nt
nt
*25kvA/tr x708 =
1.410,58
17.700KVA

110,35
169,00
385,25
378,10
87,50
150,75
129,63

tại TX Vị Thanh và Tân Hiệp:
: 22,9 km, chiếm tỷ lệ 7,36%
: 100 trạm, chiếm tỷ lệ
:

197,85km,

chiếm

tỷ

lệ


tại các huyện:
:
288,05 km, chiếm tỷ lệ
:

608 trạm, chiếm tỷ lệ

: 1.212,73 km, chiếm tỷ lệ

5.1.2/ Nhu cầu vốn đầu tư:
Khái toán nhu cầu vốn, để thực hiện đầu tư phát trển lưới
điện mới trong bảng sau:
Stt

Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển lưới điện mới
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nhu cầu đầu tư Khối lượng Đơn giá
Thành
Ghi chú
tiền
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 16


1
2
3

Trung thế:
-1pha
-3pha

Trạm: (25kvA)
Hạ thế:
-Hỗn hợp
-Độc lập

310km

217km
93km
708 trạm
1410km

310km
1.100km

37,8 (1)

0,110
0,150
0,025
0,085
0,095

Cộng
(1)+(2)+(3):

23.9
13.9
17,7 (2)
130.8 (3)


26,3
104,5
186,3

Nhận xét:
- Nhu cầu đầu tư phát triển lưới điện còn khá lớn, cụ thể: nhu cầu đầu tư mới
1410km hạ thế, tăng thêm 57,79% so với lưới điện hạ thế hiện hữu là 2440km.
- So sánh mức đề nghị đầu tư trung thế: 310 km chỉ bằng
22% so với đề nghị đầu tư đường dây hạ thế, cho thấy thời gian
qua mới chỉ thực hiện đầu tư các nhánh hạ thế trục chính, tới đây
cần phát triển thêm hạ thế đi đều các tuyến dân cư cả hai bên
kênh, hai bên lộ giao thông, cụm dân ở sâu, đoạn chưa giáp tuyến
hạ thế,...để giảm thiểu nhánh rẽ cấp điện cho hộ dân phải kéo
dây băng qua sông, qua lộ; đảm bảo nhà dưới đường dây với
khoảng cách hợp lý, tránh kéo dài dây dẫn điện, không an toàn.
- Đầu tư trung thế, cần đưa sâu vào trung tâm tải, để giảm
bán kính hoạt động của mạng hạ áp. Thực hiện quy hoạch dân cư
hợp lý để nâng hiệu quả đầu tư cấp điện, giảm dần vùng sâu,
vùng xa, nơi có mật độ phụ tải rất thấp...
5.2- Nhu cầu đầu tư giáp tuyến hạ thế:
5.2.1/ Theo số liệu khảo sát, có bảng sau
bảng nhu cầu đầu tư giáp tuyến hạ thế
Số
TT

01
02
03
04

05
06
07

tên huyện (thị)

Tổng số
hạ thế

Nhu cầu
Đ.Tư giáp
tuyến

Tỷ lệ

TX. Vị Thanh
H. Vị Thủy
H. long Mỹ
H.Phụng Hiệp
TX. Tân Hiệp
H.Châu Thành
H.Châu Thành A

259,45
346,35
618,57
537,20
101,15
309,33
268,07


36,36
38,60
65,20
64,20
12,70
71,70
45,00

14,01
11,14
10,54
11,95
12,55
23,17
16,78

2.440,12

333,76

TONG CONG

Nhu cầu
vốn đầu tư(tỷ đồng)

Ghi chú

Nếu P.án kỹ thuật là: có dmục
Tăng công suất trạm,

nt
nối dài tuyến hạ thế
nt
độc lập; theo thời giá
nt
hiện nay, 1km = 95
nt
triệu đ, thì chi phí
nt
333,76km hạ thế độc
nt
lập là: 31,7tỷ đồng
13,68
31,70

Trong đó:
- Nhu cầu đầu tư giáp tuyến hạ thế tại TX Vị Thanh và Tân
Hiệp: 49,06km, chiếm 14,70% tổng số km cần đầu tư giáp tuyến
của toàn tỉnh.
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 17


- Nhu cầu đầu tư giáp tuyến hạ thế tại các huyện: 284,7km,
chiếm 85,30% tổng số km cần đầu tư giáp tuyến của toàn tỉnh.
5.2.2/ Nguyên nhân:
Đây là hiện tượng phát sinh do nhiều nguyên nhân trong
thực hiện và sau khi hoàn thành dự án công trình điện, như: chưa
có sự phối hợp tốt giữa địa phương và chủ đầu tư khi chuẩn bị dự
án nên bỏ sót; khó khăn về vốn đầu tư do biến động giá vật tư,
nhân công hoặc do hiệu quả đầu tư thấp nên chủ đầu tư cắt giảm

khối lượng...; sự tăng dân số, tăng số hộ không ngừng ngay sau
khi dự án kết thúc theo quy luât tự nhiên về phát triển dân số; sự
đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông, hệ thống kênh
thủy lợi mới dẫn đến sự phát triển của tuyến, cụm dân cư mới
cũng là nguyên nhân phát sinh hiện tượng này. Khối lượng khá lớn
và qua thời gian vẫn tiếp tục tăng thêm...do vậy, cần tranh thủ sự
chỉ đạo của UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư, nhằm từng bước phủ
đều mạng lưới điện sao cho mọi người dân trên địa bàn đều có
điện sử dụng an toàn, chất lượng và cấp điện ổn định. Quá trình
thực hiện đề tài, đây cũng là nội dung được quan tâm khảo sát.
5.3- Nhu cầu đầu tư cải tạo:
5.3.1/ Bảng tổng hợp số liệu khảo sát:

Số liệu tổng hợp tuyến điện đầu tư cảI tạo
Số
TT

01
02
03
04
05
06
07

tên huyện (thị)

Tổng số Không an
h.thế(km) toàn(km)


TX. Vị Thanh
H. Vị Thủy
H. long Mỹ
H.Phụng Hiệp
TX. Tân Hiệp
H.Châu Thành
H.Châu Thành A
TONG CONG

259,45
346,35
618,57
537,20
101,15
309,33
268,07
2.440,12

21,28
37,30
59,10
115,30
16,25
79,45
60,95

≈ 390,00

tỷ lệ


8,20
10,76
9,55
21,46
16,06
25,68
22,74
15,98

Nhu cầu
Ghi chú
vốn đầu tư(tỷ đồng)
Để giải quyết triệt để, có dmục
phải đầu tư mới thay
nt
thế, nên vốn đầu tư
nt
cải tạo:
nt
390kmx0,090tỷ ≈ 35
nt
tỷ đồng

nt
nt

35,00

Trong đó:
- Nhu cầu đầu tư cải tạo lưới điện không an toàn tại TX Vị

Thanh và Tân Hiệp: 37,53km, chiếm 9,62% tổng số km lưới điện
cần cải tạo của toàn tỉnh.
- Nhu cầu đầu tư cải tạo lưới điện không an toàn tại các
huyện: 352,47km, chiếm 90,38% tổng số km lưới điện cần cải tạo
của toàn tỉnh.
5.3.2/ Nguyên nhân:
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 18


Bảng số liệu cho thấy cần tiếp tục thực hiện đầu tư cải tạo 390,00 km lưới
điện do dân tự đóng góp xây dựng không có thiết kế; xuống cấp trong quá trình sử
dụng; hoặc phát sinh mới do tổ chức quản lý kém, hiện không đảm bảo kỹ thuật
đường dây, chất lượng cấp điện và an tòan sử dụng, tổn thất và giá bán điện cao;
đây là vấn đề tồn tại của quá trình nôn nóng triển khai đầu tư, nhưng không tăng
cường quản lý, hướng dẫn và giám sát thực hiện, nên đang trở thành bức xúc, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ cần sớm được nâng cấp, cải tạo; nhất là các địa phương lưới điện
hạ thế có tỷ lệ không an toàn cao như: huyện Châu thành 79,45km, Châu Thành A
60,95km và Phụng Hiệp 115,30km
5.4- Nhu cầu hạ thế đầu tư cải tạo chờ chuyển lưới:
5.4.1/ Tình hình: tuyến điện đã hoàn thành đầu tư để cải tạo,
chờ chuyển hộ sử dụng điện từ lưới điện không an toàn sang dùng
điện lưới an toàn, được tổng hợp trong bảng sau:
tổng hợp tuyến điện hạ thế đầu tư cải tạo, chờ chuyển lưới
Số
TT

01
02
03
04

05
06
07

tên huyện (thị)

Tổng số
hạ thế

Đầu tư
cải tạo
sang lưới

TX. Vị Thanh
H. Vị Thủy
H. long Mỹ
H.Phụng Hiệp
TX. Tân Hiệp
H.Châu Thành
H.Châu Thành A

259,45
346,35
618,57
537,20
101,15
309,33
268,07

28,00

35,70
41,20
25,20
14,85
115,65
72,35

10,79
10,30
06,66
04,69
14,68
29,40
26,99

2.440,12

332,95

13,64

TONG CONG

tỷ lệ

phương án
vốn đầu tư

Ghi chú


-Tỉnh đ.tư cải tạo lưới có dmục
-Điện lực đ.tư chuyển
nt
lưới trong phạm vi
nt
30m
nt
-Khách hàng đ.tư từ
nt
trên 30 m có hỗ trợ
nt
ngân sách cho các hộ
nt
diện chính sách.

Trong đó:
- Nhu cầu đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế chờ chuyển lưới tại
TX Vị Thanh và Tân Hiệp: 42,85km, chiếm 12,87% tổng số km lưới
điện hạ thế chờ chuyển lưới của toàn tỉnh.
- Nhu cầu đầu tư cải tạo lưới điện không an toàn tại các
huyện: 290,1km, chiếm 87,13% tổng số km lưới điện cần cải tạo
của toàn tỉnh.
5.4.2/Nguyên nhân:
Đó là các trường hợp tuyến điện đã đầu tư cải tạo thay thế lưới điện không
an toàn của dân tự đầu tư, nhưng chỉ có một số hộ có tiền mới chuyển đổi sang lưới
Nhà nước, còn nhiều hộ không chịu chuyển đổi sang vì tốn thêm chi phí vào điện.
Do vậy, tồn tại song song 02 tuyến điện bên cạnh nhau nhiều năm. Đây là vấn đề
cũng cần có chủ trương phù hợp để giải quyết theo hướng bỏ đường dây không an
toàn, động viên nhân dân và có chính sách hỗ trợ phù hợp của nhà nước đối với hộ
chính sách, hộ nghèo chuyển đổi sang lưới điện an toàn do nhà nước đầu tư.

5.4.3/Giải pháp:
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 19


- Bảng số liệu cho thấy cần có giải pháp thực hiện chuyển lưới điện từ lưới
không an toàn do dân tự đầu tư, sang lưới an toàn do nhà nước đầu tư với khối
lượng đầu tư chuyển lưới toàn tỉnh là 332,95km. Trọng điểm là huyện Châu thành
115,65km và Châu Thành A 72,35km.
- Sở Công nghiệp và Điện lực Hậu Giang đã thống nhất
phương án kế hoạch chuyển lưới các hộ dân sử dụng điện không
an tòan, sang lưới an toàn đã được tỉnh đầu tư cải tạo mới song
song, bỏ lưới cũ, thực hiện Điện lực bán điện trực tiếp.
- Để giúp sớm thực hiện chuyển đổi, ngòai nguồn vốn của
tỉnh cải tạo lưới, Điện lực 2 cần có giải pháp hỗ trợ về vốn; cho
phép nhiều lực lượng có chuyên môn của tỉnh tham gia công tác
này và có hướng tiếp nhận cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay
nghề tham gia vào hệ thống quản lý của ngành điện với hình thức
quản lý phù hợp.
Ii/ định hướng trong đầu tư phát triển lưới điện

Trong những năm qua, chúng ta đã quan tâm nhiều đến đầu tư phát triển lưới
điện và lưới điện nông thôn, kết quả đạt được đáng phấn khởi. Định hướng đầu tư
phát triển lưới điện trong thời gian tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề và các
giải pháp sau:
1. Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực:

Luật Điện lực đã thể chế hóa những chính sách, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về phát triển điện lực, với nội dung sau:
- Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thách tối ưu
mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân

dân và phát triển kinh tế- xã hội với chất lượng ổn định, an toàn
và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an
ninh và an ninh năng lượng quốc gia.
- Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc
công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của
nhà nước; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị điện lực
và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế
tham gia hoạt động điện lực và sử dụng trong những lĩnh vực
được phép.
- áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong hoạt động điện
lực và sử dụng điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đẩy mạnh khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng mới,
năng lượng tái tạo để phát điện.
Bộ Công nghiệp đã ban hành các quy định về hoạt động điện
lực và sử dụng điện tại các Quyết định số 30, 31, 32/2006/QĐBCN, với nội dung sau:
- Quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.

Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 20


- Quy định Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh
chấp hợp đồng mua bán điện.
- Quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và
quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực.
Các quy định này sẽ được UBND tỉnh triển khai thực hiện trong thời gian
sớm nhất.
2. Quy định của Nhà nước về đầu tư phát triển điện lực

2.1/ Quy định chung của Nhà nước về đầu tư phát triển điện

lực, được quy định tại Điều 11, Luật Điện lực, với các nội dung cần
chú ý sau:
- Đầu tư phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch phát
triển điện lực hoặc được cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch
cho phép;
- Chủ đầu tư dự án điện lực phải thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường;
- Sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại
phù hợp quy phạm, tiêu chuẩn ngành điện trong đầu tư phát triển
điện lực;
- Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách
nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ điện và đường dây dẫn
điện đến công tơ để bán điện. Đây là một quy định mới đối với các
đơn vị điện lực đòi hỏi các đơn vị phải có kế hoạch thực hiện.
2.2/ Một số chính sách phát triển điện nông thôn của nhà nước:
Luật Điện lực đã quy định tại Điều 60, 61 một số chính sách ưu tiên thúc
đẩy phát triển hoạt động điện lực ở nông thôn, miền núi, hải đảo, nhằm khuyến
khích, hỗ trợ cho các hoạt động điện lực ở các khu vực không có hiệu quả kinh tế
hoặc hiệu quả kinh tế thấp, góp phần thúc đẩy các khu vực này cùng có cơ hội phát
triển kinh tế- xã hội, như các vùng khác trong cả nước:
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động phát điện, phân
phối điện, kinh doanh điện tại vùng nông thôn,...có điều kiện kinh tế- xã hội khó
khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, tài chính
và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư..
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư và
ưu đãi về thuế cho đơn vị điện lực hoạt động tại khu vực mà việc đầu tư và hoạt
động điện lực không có hiệu quả kinh tế
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ
đến nơi sử dụng điện cho các hộ thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn theo xác nhận của UBND địa phương.

2.3/ Kết luận về định hướng đầu tư phát triển điện lực:
Quy định của nhà nước về đầu tư phát triển điện lực và chính
sách phát triển điện nông thôn của Nhà nước đã có hiệu lực,
nhưng các nội dung cụ thể: hỗ trợ về vốn đầu tư; về lãi suất vay
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 21


vốn đầu tư; ưu đãi thuế của Nhà nước,... cần phải chờ Bộ Tài chính
và Bộ Công nghiệp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.
Do vậy, đầu tư phát triển điện lực hiện nay phải đảm bảo
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của Nhà nước,
nhưng cũng cần có những thỏa thuận cụ thể với ngành điện về nội
dung, giải pháp thực hiện, đảm bảo đầu tư phát triển điện lực đáp
ứng nhu cầu cấp điện phục vụ đời sống nhân dân và phát triển
kinh tế- xã hội của địa phương và thông cảm với các khó khăn về
vốn đầu tư, năng lực quản lý của ngành điện, khi triển khai thực
hiện Luật điện lực.
3. Các vấn đề cần quan tâm và giải pháp thực hiện trong đầu tư
phát triển điện lực:

3.1- Vấn đề đầu tư trạm nguồn:
Sở Công nghiệp làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh thực hiện
thủ tục thỏa thuận của địa phương về: vị trí, công suất đặt trạm;
hướng tuyến đường dây truyền tải cao thế; phương án đền bù,
giải toả; đánh giá ảnh hưởng môi trường dự án... theo quy định
quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước, để Ngành điện hoàn thành
thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư trạm nguồn và đường dây
tải điện cao thế trên địa bàn tỉnh, theo kịp tiến độ và phù hợp quy
hoạch và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang.
3.2- Đầu tư phát triển lưới trung hạ thế và trạm phân phối

Cần tập trung hoàn thành các công trình điện triển khai và
các công trình điện chuyển tiếp theo kế hoạch hàng năm của
ngành điện và của tỉnh theo phân cấp đầu tư: ngành điện đầu tư
trung thế, tỉnh đầu tư hạ thế đồng bộ theo, đúng trình tự, thủ tục
quy định quản lý dự án đầu tư XDCB của Nhà nước. Đảm bảo khối
lượng, chất lượng xây dựng; thực hiện giải tỏa hành lang an toàn;
nghiệm thu, đóng điện, bàn giao đơn vị quản lý sớm đưa công
trình vào sử dụng.
Lý do, vẫn thực hiện phân cấp đầu tư cũ, theo đề nghị của
ngành điện là:
- Khó khăn về nguồn vốn, do hiện nay ngành điện tập trung
vốn kéo nhánh rẽ vào hộ dân sử dụng theo quy định của Luật
Điện lực, nên thiếu vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản lưới điện phân
phối: đường dây trung thế- trạm- đường dây hạ thế.
- Đầu tư phát triển lưới điện nông thôn, nhất là vùng nông
thôn sâu, vùng căn cứ kháng chiến,...không có hiệu quả kinh tế,
chủ yếu là thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về đền ơn,
đáp nghĩa, chính sách xã hội... Chính phủ sẽ có chính sách phát
triển điện nông thôn ( Điều 60- Luật Điện lực), cụ thể: chính sách
thu hút mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực; chính
sách ưu đãi về đầu tư, tài chính và ưu đãi khác đối với tổ chức
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 22


quản lý-kinh doanh điện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc ít người, cùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn
và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong các vùng này được
sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống; ... hỗ trợ của Nhà
nước đối với đơn vị điện lực hoạt động tại các khu vực không có
hiệu quả kinh tế; hỗ trợ đầu tư đường dây từ sau công tơ đến nơi

sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn...; Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
bao gồm: Hỗ trợ về vốn đầu tư; lãi suất vay vốn và ưu đãi thuế;...
(theo Điều 61 Luật Điện lực). Hiện nay đang chờ hướng dẫn của
Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp để thực hiện.
3.3- Vấn đề đầu tư hạ thế:
Trung thế, trạm biến thế do Điện lực đầu tư xong, cần thiết
phải có tuyến điện hạ thế đồng bộ theo, và thực hiện kéo nhánh
rẽ, lắp điện kế cho dân. Khi đó lưới điện mới thực hiện vận hành
cấp điện. Do đó, để triển khai hạ thế đồng bộ theo kịp tiến độ, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị Điện lực Hậu Giang- đại diện
chủ đầu tư Công ty Điện lực 2, Chủ đầu tư trung thế với Ban QLDA
Điện nông thôn- Đại diện Sở Công nghiệp Hậu Giang, Chủ đầu tư
hạ thế, về các nội dung: thống nhất danh mục đầu tư; thông tin
kịp thời về khối lượng và tiến độ thực hiện; cung cấp tài liệu kỹ
thuật dự án...để triển khai đầu tư hạ thế không bỏ sót tuyến, phủ
lưới cấp điện gọn từng khu vực, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Thực hiện đầu tư mới, nhưng cũng cần quan tâm đầu tư giải
quyết đầu tư giáp tuyến; đầu tư cải tạo và đầu tư sang lưới.
Phát huy kết quả đã đạt được, Sở Công nghiệp tăng cường chủ động trong
chuẩn bị đầu tư; tham mưu và tranh thủ sự chấp thuận của UBND tỉnh, sự ủng hộ
của Sở Kế hoạch- Đầu tư, các địa phương và các ban ngành có liên quan; thực
hiện phương án đầu tư trả chậm để tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị thi công.
3.4- Vấn đề đảm bảo hành lang an toàn đóng điện trung thế
3.4.1/ Tình hình:
Thời gian qua, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trung thế, đã trở thành
vấn đề trở ngại để sớm đưa công trình hoàn thành đầu tư vào hoạt động, do sự phối
hợp chưa chặt chẽ giữa đơn vị Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và các cấp chính quyền
địa phương trong chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án; chưa quan tâm vận động
sự đồng thuận của nhân dân dưới tuyến điện đi qua, trong việc công khai cho dân

biết ý nghĩa, mục đích, để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Nhất là các dự án đi qua
các khu, tuyến dân cư đã có điện để cấp điện cho dân cư ở sâu bên trong... nên
nhiều công trình trung thế đã hoàn thành như không đóng điện được, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả công trình đầu tư, đến tiến độ đầu tư hạ thế đồng bộ
theo, tạo dư luận xấu, bưc xúc trong nhân dân.
- Kế họach 2002 chuyển tiếp sang năm 2003, gồm 12 dự án điện trung thế
(113 nhánh tuyến), hoàn thành cuối năm 2004, Sở CN phối hợp với Điện lực và
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 23


các cấp chính quyền địa phương, mở nhiều hội nghị bàn biện pháp và nhiều đợt
vận động nhân dân giải tỏa hành lang an tòan, để khi trung thế hoàn thành đến đâu,
thực hiện đóng điện đến đó, nhưng rất khó khăn, đến đầu năm 2005 mới hòan
thành đóng điện toàn bộ.
- 12 dự án điện trung thế (136 nhánh tuyến) thuộc kế họach
2003 chuyển tiếp sang năm 2004, 2005 đã hòan thành thi công
năm 2006... tiến độ thực hiện bị chậm, vì: trở ngại phát quang
ảnh hưởng thi công ở hầu hết nhánh tuyến; hướng tuyến được
thống nhất ban đầu không khả thi vì vướng nhiều nhà dân trong
hành lang an tòan, ảnh hưởng thay đổi quy họach giao thông và
sử dụng đất của địa phương...phải thực hiện lập lại hồ sơ, điều
chỉnh hướng tuyến và thiết kế ; đơn vị trúng thầu thi công ở xa,
phương án thi công và vận chuyển vật tư đến chân công trình
không lường hết khó khăn do địa hình, như nước cạn, rạch nhỏ ...
3.4.2/-Giải pháp giải tỏa hành lang an tòan đóng điện cao áp:
- Các địa phương thành lập Ban Chỉ đạo để tăng cường sự
phối hợp trong thực hiện dự án công trình điện, đảm bảo phù hợp
quy hoạch, hướng tuyến, lộ giới,... của công trình đầu tư và nhất
là làm tốt công tác phối hợp trong giải tỏa hành lang, an toàn
đóng điện khi công trình hoàn thành; tuyên truyền giáo dục hiểu

biết của nhân dân về an toàn sử dụng điện; và các vấn đề khác
theo quy định và hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Công nghiệp.
- Sở Công nghiệp phối hợp Điện lực Hậu Giang thống nhất
một số biện pháp cụ thể để giải tỏa hành lang, đảm bảo an tòan
đóng điện, Cụ thể:
+ Phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư: như thông qua
phương án thiết kế tại địa phương; thông tin cho nhân dân vùng
dự án biết ý nghĩa, mục đích đầu tư hướng tuyến thiết kế, trách
nhiệm của nhân dân... giải thích, làm rõ mọi vấn đề nhân dân
thắc mắc liên quan đến dự án.
+ Phân công trách nhiệm trong phối hợp giữa các thành viên
tham gia giải tỏa, để: đánh dấu xác định các cây cối cần phát
quang; thống kê, đề ra biện pháp giải tỏa nhà, tiếp xúc trực tiếp
vận động nhân dân...
+ Cơ quan cấp phép xây dựng, phải thực hiện khảo sát thực
tế vị trí xây dựng, để cấp phép xây dựng không phạm các quy
định về hành lang an toàn bảo vệ lưới điện;
+ Về nhà cửa không an tòan: đối với nhà lá, thuộc diện nhà
tạm, không được cất mới, phải di dời để đảm bảo an tòan hoặc
vận động nhân dân lợp Tonle và điện lực sẽ đóng tiếp địa cho bà
con bằng kinh phí của mình; đối với nhà xây mới, tuyệt đối không
được cất trong phạm vi hành lang an tòan.
+ Về cây cối không an tòan: các cấp chính quyền địa phương
có trách nhiệm vận động nhân dân hy sinh một phần lợi ích của
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 24


mình bằng cách đồng ý đốn, mé các cây này để đảm bảo an tòan
hành lang lưới điện.
3.5- Vấn đề huy động vốn dân:

Các năm trước năm 2003, thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” trong đầu tư, phát triển lưới điện nông thôn của Tỉnh Cần Thơ cũ. Nhiều
dự án, công trình điện triển khai, đã có thỏa thuận giữa chủ đầu tư với địa phương
xã, huyện về tỷ lệ huy động, mức huy động nhân dân tham gia đóng góp đầu tư
phát triển lưới điện trên địa bàn. Do không huy động được, nên hiện còn tồn
khoảng 1,7 tỷ đồng chưa thanh quyết toán cho đơn vị thi công, mặc dù công trình
đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng nhiều năm.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Hậu Giang: “tiếp tục huy động nhân
dân... trả nợ” theo thỏa thuận của địa phương trước đây. Sở Công nghiệp đã có văn
bản chỉ đạo và phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện. Nhưng vì nhiều lý
do: Công trình đã hoàn thành đưa vào hoạt động nhiều năm; cán bộ thực hiện thỏa
thuận và tổ chức thực hiện việc thỏa thuận đã chuyển đổi công tác khác, không còn
đương nhiệm tại địa phương; hộ dân dưới lưới cũng thay đổi nhiều...có thể nói
“Tính hiệu lực không còn đủ thuyết phục nhân dân”; sự đồng thuận về chủ trương
huy động vốn dân đối với nhân dân các xã không phải là xã Anh Hùng không cao,
có sự so bì,... mặt khác, nhân dân nông thôn còn nghèo và phải đóng góp nhiều
khoản trong năm, để xây dựng thủy lợi, giao thông nông thôn....; tiêu chí hộ nghèo
thay đổi, nên các hộ thuộc diện huy động bị thu hẹp; chủ trương của tỉnh Hậu
Giang sau chia tách, không thực hiện huy động vốn dân đối với công trình điện đầu
tư mới. Trong khi đó, vấn đề trở nên phức tạp, do có đơn vị thi công đã bức xúc,
thực hiện thủ tục để đưa vấn đề ra pháp luật can thiệp giải quyết. Cụ thể: Cty
TNHH Xây dựng- Thương mại Toàn Cầu (Đồng Tháp) đã khởi kiện UBND huyện
Phụng Hiệp ra Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang về khoản nợ 258 triệu đồng cam
kết huy động vốn dân thanh toán sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2003
của 2 công trình điện hạ thế xã Tân Phước Hưng và Phương phú. Vì vậy, để giải
quyết dứt điểm vấn đề này, đề nghị ngân sách cân đối, giúp các Chủ đầu tư tháo
gỡ, khắc phục, sớm thanh toán giảm tổn thất cho đơn vị thi công.
chương iii: quản lý, kinh doanh điện

Cũng như một số tỉnh bạn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu

Long, do đầu tư, xây dựng phát triển điện từ nhiều nguồn vốn
khác nhau, do đó quản lý và kinh doanh điện nông thôn trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang, ngòai Điện lực Hậu Giang còn lực lượng đáng
kể của các tổ chức quản lý điện nông thôn do các cấp chính
quyền địa phương và nhân dân thành lập và tham gia quản lý như
hợp tác xã quản lý điện, tổ điện, ban điện...đây là vấn đề cần có
sự đánh gía đầy đủ làm căn cứ cho định hướng quản lý điện nông
thôn trong thời gian tới.
i/ nội dung công tác quản lý điện nông thôn
Đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý điện nông thôn Năm 2006 - Trang 25


×