Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý và xử lý chất thải bảo vệ môi trường cho ngành chăn nuôi, giết mổ và chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.24 KB, 70 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI NCKH VÀ PTCN TỈNH HẬU GIANG NĂM 2008
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
NGÀNH CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ VÀ CHẾ BIẾN THỨC
ĂN GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

SỔ TAY QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO NGÀNH
CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH
HẬU GIANG
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: CN.HOÀNG MINH CHÂU- CHI CỤC
TRƯỞNG CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẬU GIANG

Hậu Giang, 10/2009


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.
5
HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM5

1.1. Hiện trạng ngành chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang
5
1.2. Ảnh hưởng đến môi trường và con người của hoạt động


ngành chăn nuôi gia súc gia cầm
12
CHƯƠNG 2.
17
CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NGÀNH CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM
17

2.1. Quy định về BVMT trong hoạt động chăn nuôi gia súc
gia cầm quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2005
18
2.2. Quy định về lập Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường
đối với các cơ sở chăn nuôi theo Nghị định 21/2008/NĐ-CP
20
2.3. Một số tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường
có liên quan
20
2.4. Quy định về xử lý xác súc vật chết do dịch bệnh nhằm
ngăn ngừa lây nhiễm và BVMT thuộc Pháp Lệnh thú y
18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004
21
CHƯƠNG 3.
22
QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA
CẦM
22

3.1. Giới thiệu quy trình chăn nuôi heo

22
3.2. Nguồn gây ô nhiễm và tác động môi trường tương ứng
từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm
23
3.2.1. Chất thải rắn
24
3.2.2. Nước thải
26
-

-

1


3.2.3. Khí thải và mùi
27
CHƯƠNG 4.
29
CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO
29

4.1. Vị trí chuồng nuôi
4.2. Công tác vệ sinh chuồng trại
4.3. Công tác phòng bệnh
4.4. Công tác vệ sinh chuồng trại sau khi có dịch bệnh
4.5. Qui trình lựa chọn thức ăn gia súc và thuốc thú y
4.6. Qui trình xác định và xử lý ổ dịch bảo vệ môi trường


30
31
34
35
35
36

CHƯƠNG 5.
CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NGÀNH CHĂN NUÔI HEO

37
37

5.1. Xử lý chất thải rắn (phân)
37
5.1.1. Hộ gia đình chăn nuôi qui mô nhỏ lẻ và vừa
38
5.1.2. Cơ sở chăn nuôi heo qui mô trang trại, công nghiệp 46
5.2. Xử lý nước thải chăn nuôi
51
5.2.1. Sử dụng để nuôi cá
52
5.2.2. Sử dụng bể lắng
52
5.2.3. Xử lý sinh học bằng hệ thống bể biogas 02 cấp
53
5.3. Xử lý khí thải và mùi
54
CHƯƠNG 6.

57
CÁC QUY ĐỊNH, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ LIÊN
QUAN ĐẾN AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI GSGC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẬU GIANG
57
PHỤ LỤC: THÔNG TIN CẦN BIẾT
66

MỘT SỐ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ TRA CỨU THÔNG TIN

-

-

66
70

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia
súc gia cầm tỉnh Hậu Giang giai đoạn 1995 - 2005
5
Bảng 2. Số lượng gia súc gia cầm tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2003 - 2007
6

Bảng 3. Số lượng heo chăn nuôi phân theo huyện thị

9

Bảng 4. Khía cạnh môi trường của hoạt động chăn nuôi gia
súc gia cầm
11
Bảng 5. Tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi
gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (năm 2007) 13
Bảng 6. Danh sách các loại vi sinh vật có trong phân

25

Bảng 7. Khối lượng phân và nước tiểu do heo thải ra hàng
ngày
32
Bảng 8. Danh mục các chế phẩm sinh học làm giảm mùi hôi
trong chăn nuôi
55

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Diễn biến số lượng heo chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh
giai đoạn 2003 – 2007
7
Hình 2. Diễn biến số lượng gia cầm chăn nuôi trên địa bàn
Tỉnh giai đoạn 2003 – 2007
8
Hình 3. Phân bố số lượng heo chăn nuôi của từng huyện thị
năm 2007
10

Hình 4. Quy trình chăn nuôi heo tổng quá

23

Hình 5. Các dòng thải chính từ quy trình chăn nuôi heo

24

Hình 6. Ủ phân là hình thức xử lý chất thải nhằm hạn chế ô
-

-

3


nhiễm BVMT

39

Hình 7. Túi chứa gas được bảo quản có mái che

44

Hình 8. Mô hình V.A.C.B kết hợp

46

Hình 9. Sơ đồ hệ thống ao sinh học xử lý nước thải chăn nuôi
53


Nội dung tra cứu:
1) Hiện trạng sản xuất và khả năng gây ô nhiễm
môi trường.
2)Cơ sở pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ
môi trường.
3)Quy trình chăn nuôi và các vấn đề môi trường.
4)Các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm
môi trường.
5)Các giải pháp xử lý chất thải bảo vệ môi
trường.
6) Các qui định, yêu cầu và giải pháp bảo vệ liên
quan đến an toàn lao động, phòng chống cháy
nổ và sự cố môi trường.
Phụ lục (các thông tin cần biết).

-

-

4


CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH
CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
Hiện trạng ngành chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang
Theo khảo sát và đánh giá, ngành chăn nuôi gia súc gia
cầm của tỉnh Hậu Giang chiếm tỉ trọng trung bình trong

cơ cấu nông nghiệp (15,1%), biểu hiện đặc trưng của sản
xuất nông nghiệp còn nặng về trồng trọt và đang bước
dần chuyển dịch theo hướng chăn nuôi. Các sản phẩm
chính theo thứ tự giá trị sản xuất heo, gia cầm và đại gia
súc được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi gia
súc gia cầm tỉnh Hậu Giang giai đoạn 1995 - 2005

Giai đoạn 1995 –
2000
Vật
nuôi

Heo

Số
lượng
(con)
131.044

Giai đoạn 2001 –
2005

Tốc độ
tăng
trưởng
(%/năm)
4,2

Trâu



-

-

Số
lượng

Tốc độ tăng
trưởng

(con)

(%/năm)

209.000

9,8

2.041

57,3

5


Gia
cầm


1,98
triệu

2,7

2,93



13,9

330

Chim
cút

15 triệu

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hậu
Giang năm 2005-2020)
Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang có khuynh hướng tăng nhanh trong giai đoạn
2000-2005; các chỉ số chăn nuôi thuộc vào loại cao so
với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khác. Ngành
chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh sau năm 2000 và
đang có khuynh hướng giảm sau giai đoạn 2004-2005.
Thống kê số lượng gia súc gia cầm chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2003 – 2007 được trình bày
trong bảng dưới đây.
Bảng 2. Số lượng gia súc gia cầm tỉnh Hậu Giang giai đoạn

2003 - 2007

Năm

Số lượng (con)
Trâu



Heo



Gia cầm

2003

784

1.81
7

171.45
7

550

2.934.390

2004


951

1.56

181.03

1.14

2.303.020

-

-

6


5

0

4

2005

1.20
5

2.48

6

174.95
0

1.70
0

1.750.130

2006

1.58
2

3.53
7

249.77
5

2.25
3

2.866.493

2007

1.50
9


3.36
6

206.92
1

2.46
1

2.966.157

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2007,
03/2008)
Trong đó có thể thấy loại gia súc chủ yếu là heo và bò.
Biểu đồ sau thể hiện diễn biến số lượng heo và gia cầm
chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh giai đoạn từ 2003 – 2007.

Hình 1. Diễn biến số lượng heo chăn nuôi trên địa bàn
-

-

7


Tỉnh giai đoạn 2003 – 2007
Nhìn chung số lượng heo chăn nuôi có xu hướng tăng từ
năm 2003 đến 2006. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2007 lượng heo giảm (206.921 con).


Hình 2. Diễn biến số lượng gia cầm chăn nuôi trên địa
bàn Tỉnh giai đoạn 2003 – 2007
Biểu đồ trên cho thấy sau giai đoạn giảm số lượng từ
2003 – 2005, từ năm 2006 đến năm 2007 số lượng gia
cầm chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh tăng nhanh trở lại.
Số lượng heo phân theo huyện thị trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang như sau:

-

-

8


Bảng 3. Số lượng heo chăn nuôi phân theo huyện thị
Huyện/Thị
TX.
Thanh

Năm
2003

2004

2005

2006


2007

Vị 15.112 15.650 14.880 17.103 13.988

TX.Ngã
Bảy

13.911 13.911 13.911

H.Châu
Thành A

17.098 18.050 17.060 26.055 23.732

H.Châu
Thành

9.535

H.Phụng
Hiệp

35.051 37.749 32.799 48.503 37.994

H.Vị Thủy

21.740 23.150 20.950 44.645 29.244

9.680


9.011

10.230 13.894

8.465

8.893

H.Long Mỹ 59.010 62.840 65.120 90.564 84.605
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2007,
03/2008)
Phân bố số lượng heo chăn nuôi của từng huyện thị trên
địa bàn tỉnh năm 2007 như sau:

-

-

9


Hình 3. Phân bố số lượng heo chăn nuôi của từng huyện
thị năm 2007
Biểu đồ trên cho thấy huyện Long Mỹ là nơi có số lượng
heo chăn nuôi cao nhất tỉnh, tiếp theo là huyện Vị Thủy,
Châu Thành A. TX. Ngã Bảy là huyện Châu Thành có số
lượng heo chăn nuôi thấp nhất.
Do heo là loại hình vật nuôi phổ biến nhất, chiếm số
lượng lớn nhất trên địa bàn nên trong khuôn khổ Sổ tay
hướng dẫn Quản lý môi trường cho đối tượng các đối

tượng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm này sẽ tập trung
làm vào các cơ sở chăn nuôi heo.
Bên cạnh những mặt thuận lợi và những hiệu quả đáng
kể mà ngành chăn nuôi gia súc gia cầm mang lại thì hoạt
động chăn nuôi đã và đang phát sinh nhiều yếu tố tiêu
cực ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc
sống người dân cũng như chất lượng môi trường nơi đây.
Lượng lớn chất thải bao gồm rác thải, phân gia súc gia
-

-

10


cầm, nước thải, mùi hôi… phát sinh từ các hộ gia đình
và cơ sở chăn nuôi đã trở thành vấn đề bức xúc và nan
giải cho chính quyền địa phương và cho chính bản thân
người dân trong vùng vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bảng sau trình bày các khía cạnh môi trường bị ảnh
hưởng và mức độ tác động tương ứng từ hoạt động chăn
nuôi gia súc gia cầm.
Bảng 4. Khía cạnh môi trường của hoạt động chăn nuôi gia
súc gia cầm

STT
1

2


Hoạt
động

Khía cạnh môi
trường

Tác động môi
trường

Tắm rửa,
vệ
sinh
chuồng
trại

Tiêu hao tài Ô nhiễm môi
nguyên nước
trường
nước,
Chất thải rắn đất, không khí

Tiêm
phòng,
dịch bệnh

Chất thải rắn Ô nhiễm môi
(xác gia súc gia trường
không
cầm, chai lọ, khí, đất, nước
kim tiêm…)


(phân),
thải

nước

Dịch bệnh
3

Hệ thống Cháy nổ
biogas

4

Vận
chuyển

Ô nhiễm môi
trường đất, nước

Lan truyền dịch Ô nhiễm môi
bệnh
trường
đất,
-

-

11



STT

Hoạt
động

Khía cạnh môi
trường

Tác động môi
trường
nước,
khí.

không

Theo đó mức độ ưu tiên của các vấn đề môi trường cần
quan tâm từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm nói
chung và chăn nuôi heo nói riêng sắp xếp từ mức ưu tiên
cao nhất đến thấp nhất như sau:
1. Chất thải rắn (phân gia súc gia cầm),
2. Nước thải,
3. Mùi hôi,
4. Xác gia súc gia cầm, dịch bệnh.
Ảnh hưởng đến môi trường và con người của hoạt
động ngành chăn nuôi gia súc gia cầm
Bên cạnh những mặt thuận lợi và những hiệu quả đáng
kể mà ngành chăn nuôi gia súc gia cầm mang lại thì hoạt
động chăn nuôi đã và đang phát sinh nhiều yếu tố tiêu
cực ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc

sống người dân cũng như chất lượng môi trường. Lượng
lớn chất thải bao gồm rác thải, phân gia súc gia cầm,
nước thải, mùi hôi… phát sinh từ các hộ gia đình và cơ
sở chăn nuôi đã trở thành vấn đề bức xúc và nan giải cho
chính quyền địa phương và cho chính bản thân người
dân vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Công thức xác định sơ bộ chất thải phát sinh từ hoạt
động chăn nuôi gia súc gia cầm như sau:
-

-

12


Tổng lượng thải (tấn/năm) = [(Trâu x 15 kg/con/ngày)
+ (Bò x 10 kg/con/ngày) + (Heo x 3 kg/con/ngày) +
(Gà, vịt x 0,1 kg/con/ngày)] x [365 ngày/năm]/1000
Theo đó, tổng tải lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt
động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 5. Tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi
gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (năm 2007)

Số lượng (con)

Lượng phân thải
(tấn/năm)

Trâu


1.509

8.261,8



3.366

12.285,9

Heo

206.921

226.578,5

2.966.157

108.264,7

Đối tượng

Gà, Vịt

Tổng cộng

355.390,9

Trong phân gia súc gia cầm thường chứa một lượng lớn
vi sinh vật có khả năng gây bệnh nên với một lượng lớn

chất thải như trên (355.391 tấn, số liệu năm 2007), các
biện pháp bảo vệ môi trường (và cả vệ sinh thú y) cần
được quan tâm thực hiện nhằm bảo đảm hạn chế khả
năng lây nhiễm trong khu vực chuồng nuôi và lan truyền
bệnh ra khu vực nuôi xung quanh.

-

-

13


Trước đây, khi mật độ dân số còn thấp, hoạt động chăn
nuôi theo quy mô hộ gia đình ít gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường và phần lớn chất thải được phân hủy tự
nhiên. Hiện nay, khi áp lực dân số đang gia tăng, hoạt
động chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô hộ gia đình
đã có dấu hiệu ảnh hưởng đến môi trường sống xung
quanh. Nhà nước cũng đang khuyến khích việc chăn
nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại, tập trung,
sản xuất theo kiểu chuyên môn hóa và đáp ứng đầy đủ
các điều kiện về hệ
thống xử lý chất thải.
Nhà nước đang cố
gắng hướng người
dân tới việc xây dựng
các khu chăn nuôi tập
trung hình thức trang
trại, nuôi công nghiệp

gắn với các cơ sở chế
biến và xử lý chất
thải thì chăn nuôi
theo quy mô hộ gia đình vẫn đang chiếm vị trí đáng kể.
Việc đảm bảo người dân thực hiện đúng quy cách
chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải gia súc gia cầm,
phòng dịch bệnh… là một điều rất khó khăn trong khi
người dân chưa ý thức được những tác động và ảnh
hưởng xấu đến môi trường do chính hoạt động sản xuất
của mình.
Một thực tế là hầu hết chuồng heo được xây dựng ngay
phía sau nhà (những hộ chăn nuôi 10 con trở lên), tách
biệt với khu vực sinh hoạt, tuy nhiên, còn có những hộ
-

-

14


xây dựng chuồng nuôi rất gần với khu vực nhà bếp
(những hộ nuôi dưới 10 con). Vật liệu xây dựng chuồng
là gạch và xi măng, chiều cao chuồng trung bình 1 1,2m. Người dân chưa ý thức được việc xây dựng hệ
thống chuồng trại có ảnh hưởng đến vấn đề gây ô nhiễm
môi trường mà chỉ tận dụng khoảng không, tiện đi lại
nên việc bốc mùi hôi thối do phân heo, phát sinh ruồi
nhặng là hiện tượng rất dễ gặp ở những hộ chăn nuôi
này. Ngoại trừ các hộ đã bắt đầu sử dụng biogas khi chăn
nuôi số lượng nhiều (20 con trở lên), các hộ còn lại chăn
nuôi heo với số lượng ít (dưới 10 con) hầu hết đều chứa

chất thải từ chuồng nuôi trong hố tự đào sau nhà, có
hoặc không có nắp đậy.
Bên cạnh đó, đối với vấn đề chăn nuôi vịt theo hình thức
thả ngoài đồng, người dân chưa ý thức được ảnh hưởng
của hoạt động chăn nuôi của mình, nhất là bệnh cúm gia
cầm vẫn còn đang hoành hành, có nguy cơ bùng phát bất
kỳ lúc nào. Người chủ nuôi vịt thường di dời đàn vịt từ
nơi này qua nơi khác mà không cố định một chỗ và đó là
nguyên nhân làm cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng khi
có dịch bệnh xảy ra. Hầu hết chuồng trại đều được xây
dựng rất đơn sơ, chuồng vịt được xây dựng ngay tại bờ
sông và kênh rạch, vì thế các chất thải của gia cầm được
thải thẳng xuống nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm môi
trường nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là các
vi sinh vật có trong phân. Nguy hiểm hơn là nguy cơ lây
truyền dịch bệnh cho người và các loại hình chăn nuôi
khác.

-

-

15


Hiện nay, một số hộ
gia đình có tổng số
heo trên 20 con đã
áp dụng mô hình túi
biogas. Các hộ này

sử dụng túi biogas vì
dễ lắp đặt và tốn ít
kinh phí. Bình quân
một túi biogas bằng
nylon
tốn
gần
2.000.000 đồng. Tuy
nhiên, việc áp dụng
mô hình biogas bằng túi nylon còn có nhiều bất cập như
dễ gây nổ, vỡ khi lượng khí sinh ra vượt quá khả năng
chứa của túi. Ngoài ra, lượng nước rỉ từ các túi biogas
được người nuôi xả thẳng ra sau nhà, kênh mương và bất
cứ nơi đâu có thể. Điều này sẽ gây ra nhiều hiểm họa
như: nguồn nước mang mầm bệnh, ô nhiễm nguồn nước
mặt và nước ngầm, phát tán mùi hôi thối, ruồi
nhặng....Ngược lại, những hộ chăn nuôi heo với quy mô
lớn (trên 20 con) hoặc những hộ nuôi khoảng vài con đã
không sử dụng bất kỳ một biện pháp quản lý môi trường
nào. Lượng phân và nước thải của heo được xả thẳng
vào một hố sau chuồng, lâu ngày khi vùng đất nơi đó
không có khả năng thấm hút được nữa thì lượng phân đó
sẽ chảy tràn trên mặt đất, gây mất cảnh quan và ô nhiễm
môi trường đất, nước; đặc biệt nguy hại hơn là khi lũ
dâng hay lượng phân đó chảy vào kênh mương thì sẽ là
môi trường thuận lợi để lan truyền dịch bệnh.
Đối với chăn nuôi bò, bò được nhốt trong chuồng, thức
-

-


16


ăn thông thường là rơm rạ và cỏ do người dân tự trồng.
Phân bò có giá trị dinh dưỡng cao nên được bà con tận
dụng làm phân bón. Phân bò sẽ được ủ yếm khí thành
đống, sau thời gian 03 - 06 tháng cho hoai thì được
mang ra bón ruộng lúa hoặc rau màu. Hình thức này ít
gây ảnh hưởng đến môi trường, lượng vi sinh vật gây
bệnh phần lớn đã bị tiêu diệt khi ủ. Điều cần quan tâm là
khi ủ, người dân nên che chắn, chọn lựa địa thế cao ráo,
tránh bị ngập nước do mưa hay lũ, khi ấy sẽ ảnh hưởng
xấu đến môi trường sống xung quanh.
Đặc tính của chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi
gia súc gia cầm là nguồn ô nhiễm môi trường sống của
người và đối tượng chăn nuôi. Quá trình phân giải các
hợp chất protid trong phân, nhất là điều kiện yếm khí sẽ
sinh ra mùi hôi thối và thu hút ruồi nhặng tập trung đến,
gây mất cảnh quan và vệ sinh môi trường. Đặc biệt nguy
hại hơn là trường hợp gia súc gia cầm bị bệnh sẽ góp
phần lây lan những bệnh truyền nhiễm và giun sán sang
cho người và các loài gia súc gia cầm khác. Do đó, công
tác quản lý và kiểm soát những vấn đề môi trường phát
sinh cũng như dịch bệnh trong ngành chăn nuôi gia súc
gia cầm là điều cần thiết và tất yếu, hướng đến mục tiêu
bảo vệ môi trường sống, sức khỏe người dân trong khu
vực và phát triển bền vững trong tương lai.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH

CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM
Hoạt động của ngành chăn nuôi gia súc gia cầm liên
quan đến 02 cơ quan quản lý chủ yếu xét trên cơ sở phân
-

-

17


ngành quản lý nhà nước, gồm Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Do
đó các cơ sở pháp lý liên quan đến ngành chăn nuôi chủ
yếu do 02 cơ quan này ban hành. Trong chương 2 này
chủ yếu trình bày cụ thể các văn bản pháp quy của Bộ
Tài nguyên Môi trường1 để đưa ra cơ sở pháp lý cho vấn
đề bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi. Bên cạnh
đó, Sổ tay cũng sẽ đề cập đến các văn bản liên quan đến
ngành nghề của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn2, chủ yếu về công tác thú y trong chăn nuôi gia súc
gia cầm.
Quy định về BVMT trong hoạt động chăn nuôi gia súc
gia cầm quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt
Nam năm 2005
Một số điều khoản liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm như
sau:
Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông
nghiệp
Khoản 3: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y

đã hệt hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải
được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Khoản 4: Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu
1

Có thể tham khảo và download từ trang tin điện tử của Tổng cục Bảo vệ Môi
trường theo địa chỉ: />2

Có thể tham khảo và download từ trang tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thông theo địa chỉ www.agroviet.com.vn hoặc
/>
-

-

18


cầu bảo vệ môi trường sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu vực dân
cư;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn môi trường;
c) Chất thải rắn chăn nuôi phải được quản lý theo
quy định về quản lý chất thải, tránh phát tán ra môi
trường;
đ) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm
phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
e) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản

lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ
sinh phòng bệnh.
Điều 53. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia
đình
1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các qui định
về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng
nơi do tổ chức giữ gìn và vệ sinh môi trường tại địa
bàn qui định xã; xả nước thải vào hệ thống thu gom
nước thải;
b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác
nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư
xung quanh;
c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi
trường theo qui định của pháp luật;
-

-

19


đ) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố,
đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự
quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu
vực sinh hoạt của con người;
f) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường

trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện tốt các qui định về bảo vệ môi trường là
một trong những tiêu chí gia đình văn hóa.
Quy định về lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường
đối với các cơ sở chăn nuôi theo Nghị định
21/2008/NĐ-CP
Phụ lục của Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ Môi trường
Ban hành danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Trong đó, những dự án bắt buộc
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là:
 Chăn nuôi gia súc qui mô trên 1.000 con;
 Chăn nuôi gia cầm từ 20.000 con trở lên.
Một số tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường
có liên quan
 TCVN 5937: 2005: Chất lượng không khí – Tiêu
-

-

20


chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
 TCVN 5838: 2005: Chất lượng không khí – Nồng
độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;

 TCVN 5945: 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu
chuẩn thải.
 QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước tthai sinh hoạt.
Quy định về xử lý xác súc vật chết do dịch bệnh nhằm
ngăn ngừa lây nhiễm và BVMT thuộc Pháp Lệnh thú
y 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004
Điều 16.Trách nhiệm xử lý bệnh dịch động vật
Khoản 1: Chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật có trách
nhiệm:
a) Chủ vật nuôi phát hiện động vật mắc bệnh, chết do
bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc Danh mục các
bệnh nguy hiểm của động vật không được bán, giết
mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo
ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y nơi gần
nhất.
Trên đường vận chuyển, tại cơ sở giết mổ hoặc sơ
chế, nếu chủ sản phẩm động vật phát hiện sản phẩm
động vật biến chất, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y
hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh nguy hiểm thì phải
báo ngay cho nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y nơi
gần nhất;

-

-

21



b) Khi xác định động vật mắc bệnh, sản phẩm động
vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc
Danh mục các bệnh phải công bố dịch thì chủ vật
nuôi, chủ sản phẩm động vật phải cách ly động vật
mắc bệnh, bảo quản riêng sản phẩm động vật mang
mầm bệnh, bố trí người chăm sóc động vật, sử dụng
riêng dụng cụ, thức ăn chăn nuôi động vật; hạn chế
lưu thông động vật, sản phẩm động vật, người ra vào
cơ sở chăn nuôi; thực hiện các biện pháp xử lý bắt
buộc đối với thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm, động vật
mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, chất
thải động vật theo quy định đối với từng bệnh; vệ
sinh, khử trùng tiêu độc cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ
chế, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ giết mổ, dụng cụ thú
y, phương tiện vận chuyển.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM
Giới thiệu quy trình chăn nuôi heo
Sơ đồ chung quy trình chăn nuôi heo được thể hiện trong
hình bên dưới:

-

-

22


Hình 4. Quy trình chăn nuôi heo tổng quát

Heo con được nuôi lớn và phân thành 02 nhóm: heo nái
(chuyên sinh sản) và heo nuôi lấy thịt. Với mỗi nhóm
người nuôi sẽ quyết định chế độ ăn riêng, phù hợp với
mục đích nuôi. Khi đạt tiêu chuẩn có thể xuất chuồng
heo thịt sẽ được chuyển đến các cơ sở giết mổ. Và heo
con sinh ra từ heo nái của cơ sở sẽ là lượt nuôi tiếp theo.
Trong một số trường hợp cơ sở nuôi chỉ nuôi heo lấy thịt
thì con giống sẽ được cung cấp từ chợ hoặc các cơ sở
chăn nuôi có bán heo con trong khu vực.
Nhìn chung quy trình nuôi tương đối đơn giản nhưng để
heo phát triển và tăng trọng tốt người nuôi phải giữ gìn
vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải hiệu quả, vệ sinh thú
y tốt nhằm bảo vệ môi trường và phòng tránh dịch bệnh
cho vật nuôi.
Nguồn gây ô nhiễm và tác động môi trường tương ứng
từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm
Chất thải trong chăn nuôi gia súc gia cầm được chia làm
03 loại (hình bên dưới): chất thải rắn, chất thải lỏng và
chất thải khí. Trong chất thải chăn nuôi có nhiều hỗn hợp
-

-

23


hữu cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng có thể gây
bệnh cho con người và động vật:
- Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, thức ăn thừa,
xác vật nuôi bị chết mỗi khi có dịch bệnh;

- Chất thải lỏng (nước thải) bao gồm phần lớn là nước
thải của heo, trâu, bò, nước rửa chuồng trại và một
phần phân lỏng hòa tan;
- Chất thải khí bao gồm các loại khí sinh ra trong quá
trình chăn nuôi, quá trình phân hủy chất hữu cơ –
chất rắn và lỏng.

Hình 5. Các dòng thải chính từ quy trình chăn nuôi heo
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra gồm phân, thức ăn thừa chứa nhiều
chất hữu cơ. Ngoài ra, còn có các chất dinh dưỡng N, P,
K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Trong thành
phần phân gia súc nói chung và phân heo nói riêng còn
-

-

24


×