MỞ ĐẦU
Dinh dưỡng tốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tâm
thần trẻ em. Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí tuệ và
còn làm nặng thêm các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi…. Theo số liệu của Tổ
Chức Y Tế Thế Giới cho thấy có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển là có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng [7].
Suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang còn ở tỷ lệ khá cao ở
nhiều nước trên thế giới, thậm chí rất cao ở một số khu vực như Nam Á (48,8%),
Đông Nam Á (32,4%), Châu Phi và Châu Mỹ La tinh [97], [99], [100]; đặc biệt
là các nước nghèo và các nước đang phát triển; 80% trẻ em suy dinh dưỡng sống
ở 20 quốc gia [94], trong số này có khoảng hơn 1,6 triệu em Việt Nam. Theo
thống kê, số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay khoảng 7,7 triệu (chiếm
9,45% dân số toàn quốc), con số này đặt nước ta vào số 36 nước có tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng cao nhất thế giới [7], [14], [113].
Tổng kết đánh giá các hoạt động dinh dưỡng năm 2007 do Bộ Y tế và Viện
Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào đầu năm nay, báo cáo cho thấy “tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi trên cả nước suy dinh dưỡng đã giảm từ 23,4% (năm 2006) xuống
còn 21,2%”. Nói cách khác, cứ hơn 4 trẻ em ở nước ta thì có 1 em bị suy dinh
dưỡng. Đó là một vấn đề y tế cộng đồng rất lớn [14].
Suy dinh dưỡng ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, nhưng sự nghèo đói và
thiếu kiến thức được xem là nguyên nhân gốc rễ. Nhiều sai lầm dẫn đến suy dinh
dưỡng trẻ em không phải do thiếu thực phẩm hộ gia đình mà là do thiếu sót ở
kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc của bà mẹ.
Đối tượng giáo dục kiến thức chủ yếu là bà mẹ, bởi một lẽ đơn giản là bà
mẹ nào cũng phải nuôi con, cho nên bà mẹ phải biết cách nuôi con để đứa con
phát triển tốt, tránh được nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh suy dinh dưỡng trẻ em,
đảm bảo sức khỏe và trí lực cho thế hệ sẽ gánh vác, xây dựng đất nước và là
nguồn hy vọng của tương lai.
Tuy vấn đề thu nhập của gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng
và chất lượng bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, kiến thức, thái độ, thực hành của người
1
trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc còn quan trọng hơn nhiều. Có hiểu biết chính
xác, thái độ đúng đắn và thực hành thích hợp thì có thể nuôi trẻ không bị suy
dinh dưỡng với thu nhập hạn chế.
Do đó, một trong những chiến lược quan trọng trong phòng chống suy
dinh dưỡng là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm làm chuyển biến
tốt kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ về nuôi dưỡng trẻ [39], [65].
Muốn thực hiện chiến lược này cần có những khảo sát và nghiên cứu khoa học
thích hợp làm cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch của chương trình tại
địa phương một cách phù hợp và có hiệu quả. Đây là vấn đề mà từ trước đến nay
chưa có một nghiên cứu nào thực hiện tại Hậu Giang, là một tỉnh mới được chia
tách vào đầu năm 2004. Bên cạnh đó, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng là một trong mười bảy chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh được
xem xét và đánh giá hàng năm. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
Kiến thức – thái độ - thực hành về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi tỉnh Hậu Giang năm 2008” với các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Hậu Giang bị suy dinh dưỡng
năm 2008.
2. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành
đúng về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
3. Xác định các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của các
bà mẹ có con dưới 5 tuổi và các đặc tính của mẫu nghiên cứu (nơi ở, độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp, mức sống gia đình).
4. Xác định các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của các
bà mẹ có con dưới 5 tuổi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2
1.1. LỊCH SỬ SUY DINH DƯỠNG
Trong lịch sử y học đã có rất nhiều tên đặt ra để chỉ tình trạng suy dinh
dưỡng (SDD) protein – năng lượng ở trẻ em. Năm 1908, Cotrea gọi SDD là bệnh
“rắn nhỏ” vì trẻ em mắc bệnh có cơ thể nhỏ bé, da có lằn màu sẫm lẫn màu nhạt
như da rắn. Năm 1913, Williams Cicely đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” (từ
của một bộ lạc ở Ghana, có nghĩa là bệnh của đứa trẻ bị bỏ rơi) để mô tả hội
chứng mà trước đó thường lầm với bệnh Pellagra. Năm 1926, Normet đã mô tả
rất sớm căn bệnh này với cái tên “Bouffissure ở Annam” (mắt trẻ bị phù trông
bạnh ra) [102] trước những công trình nghiên cứu của người Anh ở biển Vàng
(Ghana 1930 – 1933). Năm 1927, Procter gọi là “đứa trẻ đỏ - Enfant rouge”; các
tác giả Autret và Behar gọi SDD là “Hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em” vì
thấy rằng đứa trẻ thiếu nhiều chất dinh dưỡng [26], [101]. Tiếp đó, Tổ chức Y tế
thế giới (TCYTTG) đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh thiếu
protein – năng lượng nhanh chóng được coi là bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất
trên thế giới. Năm 1959, Jelliffe D.B dùng thuật ngữ “Thiếu dinh dưỡng protein
– năng lượng” vì thấy mối liên quan chặt chẽ giữa thể phù và thể gầy đét. Chế độ
ăn của trẻ thiếu dinh dưỡng thường nghèo protein, ngược lại trẻ thiếu dinh dưỡng
thể phù, do tình trạng chán ăn làm năng lượng trong khẩu phần giảm [26].
1.2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ DINH DƯỠNG VÀ SUY DINH DƯỠNG
- Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ và cân đối các
thành phần dinh dưỡng để đảm bảo cho sự toàn vẹn và tăng trưởng tự nhiên của
cơ thể, đảm bảo các chức năng sinh lý của cơ thể và sự tham gia tích cực vào các
hoạt động xã hội [105].
- Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh dưỡng, gây
giảm năng lượng. Tất cả các chất đều thiếu nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chất
béo.
- SDD là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể
không đáp ứng.
- SDD tiên phát (Primary PEM) là SDD do thiếu về chất lượng hay số
lượng thực phẩm cung ứng.
3
- SDD thứ phát (Secondary PEM): nếu thực phẩm cung ứng đủ về chất
lượng nhưng do người bệnh không muốn ăn, do rối loạn hấp thu, do tăng chuyển
hóa bất thường, do sai lạc về chuyển hoá hoặc là sự mất bình thường khiến cho
nhu cầu bên trong cơ thể vẫn bị thiếu hụt.
Tùy theo mức độ và thời gian thiếu, bệnh sẽ có tác hại chẳng những đến
chiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận động và trí thông minh [33].
1.3. NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG [7], [33]
Suy dinh dưỡng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên
nhân cơ bản, nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân trực tiếp. Theo UNICEF
(1997), có thể tóm tắt các nguyên nhân gây SDD như sau:
* Nguyên nhân cơ bản bao gồm
+ Cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội: nghèo nàn, thiếu kiến thức nuôi
con theo khoa học….
+ Các nguồn lực và giám sát ở cộng đồng và gia đình.
+ Giáo dục, truyền thông, thông tin.
* Nguyên nhân tiềm tàng bao gồm
+ Thiếu thực phẩm (thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình).
+ Chăm sóc dinh dưỡng: nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung, chăm
sóc tâm lý xã hội, chế biến thực phẩm, thực hành về dinh dưỡng, thực hành chăm
sóc sức khỏe tại nhà…
+ Dịch vụ y tế không tốt, môi trường kém vệ sinh.
* Nguyên nhân trực tiếp bao gồm
+ Do ăn không đủ: thiếu hoặc mất cân đối lượng thức ăn đưa vào.
+ Do bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…
+ Do dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch…
Trước đây người ta chỉ chú trọng đến hai yếu tố chính của SDD là thiếu an
ninh thực phẩm hộ gia đình và các bệnh nhiễm trùng. Những năm gần đây, yếu
tố “Chăm sóc” đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá, bao gồm chăm sóc ăn uống,
chăm sóc vệ sinh, chăm sóc tâm lý, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, chăm sóc phụ nữ
có thai và cho con bú.
1.4. HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG
- Các thể SDD lâm sàng nặng như Marasmus, Kwashiorkor đưa đến tình
4
trạng tử vong cao.
- Trẻ bị SDD thường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, tiêu
chảy làm cho tình trạng SDD càng trầm trọng hơn và khả năng tử vong cũng rất
cao [26].
- Ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển thể lực, trí lực và tâm thần.
SDDTE thường để lại hậu quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho
thấy SDD ở giai đoạn sớm, nhất là thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời
kỳ của đời người. Hậu quả của thiếu dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ.
Phụ nữ đã từng bị SDD trong thời kỳ còn là trẻ em nhỏ hoặc trong độ tuổi vị
thành niên đến khi lớn lên trở thành bà mẹ bị SDD. Bà mẹ bị SDD thường dễ đẻ
con nhỏ, yếu, cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những đứa trẻ có cân nặng so sinh
thấp bị SDD ngay trong năm đầu sau sinh và khó có khả năng phát triển bình
thường. Chính vì thế, phòng chống SDD bào thai hoặc trong năm đầu tiên sau
khi ra đời có một ý nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ của vòng đời
[33].
1.5. PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
SDD protein năng lượng (PEM) là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan
trọng nhất trên thế giới hiện nay. Nghèo đói, thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc
rễ của SDD nhưng chính vì trong nghèo đói mới phải chống SDD. Cần phải làm
ngay những việc có thể làm được và biến những việc cần phải làm thành những
việc làm được. Trẻ em là đối tượng chính của SDD, nếu không can thiệp kịp thời
thì quãng thời gian phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất sẽ trôi qua và các
hậu quả do SDD để lại không có cơ hội phục hồi được.
Do nguyên nhân phức tạp nên Chiến lược PCSDD phải là một chiến lược
lồng ghép trong đó vai trò của người phụ nữ, hộ gia đình rất quan trọng. WHO
đã đề ra Chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) mà phần lớn các yếu
tố thiết yếu đều liên quan đến dinh dưỡng. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) đã đề ra Chiến lược GOBIFF:
Growth monitoring :
Theo dõi tăng trưởng
Oral rehydration
:
Bù nước và điện giải
Breast feeding
:
Nuôi con bằng sữa mẹ
5
Immunization
:
Tiêm chủng mở rộng
Family planning
:
Kế hoạch hóa gia đình
Food supply
:
Cung cấp thực phẩm
Nhiều nước đã xây dựng Chương trình như: “Dịch vụ lồng ghép và phát
triển trẻ em” (Intergrated Child Development Service – ICDS) ở Ấn Độ, Chương
trình “Hộ gia đình” tại Indonesia…. [7].
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng thường được coi là một trong các hoạt động
then chốt của Chương trình PCSDD. Tuy nhiên, kinh nghiệm thành công của
việc theo dõi biểu đồ tăng trưởng không nhiều. Hoạt động này chỉ có giá trị khi
người mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ hiểu được giá trị thật sự của biểu đồ
tăng trưởng là để theo dõi sức khoẻ cho trẻ và họ luôn tìm cách để thực hiện. Vì
vậy có thể sử dụng sự hiểu biết, sự hưởng ứng biểu dồ tăng trưởng như là một
test để đánh giá công tác truyền thông giáo dục ở cộng đồng [26].
Thời gian có nguy cơ cao của SDD thường từ 4 – 6 tháng đến 2 tuổi, do đó
cần tập trung chăm sóc trẻ vào lứa tuổi này. Một nhóm các hoạt động sau đây
được coi là tối thiểu trong can thiệp dinh dưỡng:
Bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu.
Ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 cùng với tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.
Có đủ vitamin A cho bà mẹ và trẻ em.
Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong và sau khi mắc bệnh.
Các bà mẹ có thai dùng viên sắt /acid folic.
Các gia đình dùng muối tăng cường iod.
Thiếu an ninh thực phẩm ở hộ gia đình, thiếu chăm sóc và dịch vụ y tế
kém được coi là các nguyên nhân tiềm tàng của SDD trong một thời gian dài.
Trước đây người ta chỉ nhấn mạnh nhiều đến thiếu thực phẩm và sự có mặt của
các bệnh nhiễm trùng, yếu tố chăm sóc có nói đến nhưng không cụ thể. Trong
những năm gần đây, nội dung chăm sóc đã được nhấn mạnh và cụ thể hóa. Chăm
sóc là các hành vi của gia đình đối với đứa trẻ bao gồm [33]:
- Chăm sóc ăn uống (nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý).
- Chăm sóc vệ sinh liên quan đến thức ăn, vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ
sinh nhà cửa.
6
- Chăm sóc tâm lý bao gồm: tình thương, trách nhiệm đối với trẻ giúp trẻ
phát triển và hiểu biết.
- Chăm sóc sức khoẻ tại nhà (xử trí tiêu chảy, phục hồi dinh dưỡng).
- Chăm sóc mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Tóm lại, thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là ba yếu tố không thể thiếu
được trong chiến lược PCSDDTE.
Ngày 22 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 21/2001/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng
giai đoạn 2001-2010”. Quyết định này đã cho thấy sự quan tâm sâu sát của của
lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em [65]. Bên
cạnh đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu rõ: “... giảm tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 20% vào năm 2010...” [84].
1.6. PHÂN LOẠI SDD - PROTEIN NĂNG LƯỢNG Ở TRẺ EM
1.6.1. Phân loại theo lâm sàng
Đây là cách phân loại khá kinh điển, bao gồm các thể SDD nặng:
1.6.1.1. Suy dinh dưỡng thể theo đét (Marasmus) [26], [33]
Hay gặp trên lâm sàng. Đó là thể thiếu dinh dưỡng rất nặng do chế độ ăn
thiếu cả protein lẫn năng lượng. SDD thể teo đét có thể xảy ra ngay trong năm
đầu tiên, khác với thể phù chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý là nguyên nhân phổ
biến dẫn đến thể này. Khi đó, trẻ rơi vào tình trạng kém ăn, các bệnh nhiễm
khuẩn thường gắn liền với lòng lẩn quẩn đó là tiêu chảy và viêm đường hô hấp.
1.6.1.2. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) [26], [33]
Ít gặp hơn so với thể teo đét, bệnh thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi, gặp
nhiều nhất ở giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi. Bệnh rất hiếm gặp ở người lớn, nhưng
vẫn có thể gặp khi nạn đói nặng nề, nhất là đối với phụ nữ. Thường do chế độ ăn
quá nghèo nàn về protein và glucid tạm đủ hoặc thiếu nhẹ, nhất là chế độ ăn dặm
chủ yếu dựa vào khoai sắn. SDD thể Kwashiorkor thường kèm theo tình trạng
nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng. Tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng như
vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt nặng thường biểu hiện khá rõ ở những đứa trẻ
bị SDD thể này.
Ngoài ra, theo phân loại lâm sàng còn có thể trung gian (Marasmus –
7
Kwashiorkor), thể này thường gặp nhiều hơn so với hai thể trên với mức độ bệnh
nhẹ hơn.
Đối với thể Marusmus và thể Kwashiorkor thường dùng thang Welcome
để phân biệt:
Bảng 1.1. Thang phân loại Welcome (1969) [26], [33]
Tỷ lệ %
cân nặng theo tuổi
60 – 80
Phù
Có
Kwashiorkor
Không
Thiếu dinh dưỡng
< 60
Marusmus- Kwashiorkor
Marusmus
1.6.2. Phân loại trên cộng đồng [7]
Trên cộng đồng, SDD thể nhẹ và vừa thường gặp và có ý nghĩa sức khoẻ
quan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và
tử vong ở trẻ em. Người ta nhận thấy hậu quả do SDD lúc nhỏ còn có ảnh hưởng
lâu dài đến khả năng lao động thể lực, trí lực cũng như một số bệnh mãn tính ở
người trưởng thành.
Để xác định tình trạng SDD, chủ yếu dựa vào các chỉ số nhân trắc: cân
nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao
(CN/CC).
1.6.2.1. Một số cách phân loại trước đây
* Phân loại theo Gomez
Năm 1956, Gomez một thầy thuốc người Mexico đã dựa vào cân nặng
theo tuổi để xếp loại mức độ SDD của trẻ em. Đó là tiêu chí được dùng sớm nhất
và phổ biến nhất:
> 90% so với quần thể đối chứng Harvard: Bình thường.
Từ 75 – 90 %
-nt-
: SDD độ I
Từ 60 – 75 %
-nt-
: SDD độ II
< 60%
-nt-
: SDD độ III
Cách phân loại nầy cho phép nhận định tình trạng SDD nói chung, nhưng
không phân biệt được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay kéo dài đã
lâu.
8
* Phân loại theo Waterlow
Để khắc phục nhược điểm đó, năm 1976 Waterlow đề nghị một cách phân
loại như sau:
+ Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng): biểu
hiện bằng CN/CC thấp so với chuẩn.
+ Thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng thể trường diễn):
dựa vào CC/T thấp so với chuẩn.
Bảng 1.2. Cách phân loại theo Waterlow [7], [26], [33]
Cân nặng theo chiều cao (80% hay – 2SD)
Trên
Dưới
Chiều cao theo tuổi
(90% hay – SD)
Trên
Bình thường
Gầy mòn
Dưới
Còi cọc
Gầy mòn + Còi cọc
- Gầy mòn (Wasting)
: Biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.
- Còi cọc (Stunting)
: Biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ.
- Gầy mòn + Còi cọc
: Biểu hiện tình trạng SDD mạn tính.
1.6.2.2. Phân loại theo TCYTTG
Hầu hết các số đo nhân trắc cơ thể người của các nhóm dân tộc khác nhau
đều tuân theo quy luật phân phối bình thường. Giới hạn thường được sử dụng
nhất là khoảng giới hạn từ +2 SD đến -2 SD (độ lệch chuẩn: Standard Deviation:
SD).
Năm 1981, WHO chính thức khuyến nghị sử dụng khoảng giới hạn từ
-2 SD đến +2 SD để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Quần thể tham khảo
được sử dụng là NCHS của Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ (National
Center for Health Statistics). Cho đến nay, đây là thang phân loại được chấp
nhận rộng rãi trên thế giới [26], [33].
1.7. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
Muốn nhận định về kết quả nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham
khảo (reference population) để so sánh. Theo WHO (1995), không nên coi quần
thể tham khảo là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn, mà chỉ là cơ sở
để đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do ở
trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì
9
khả năng lớn không khác nhau theo chủng tộc, TCYTTG đã đề nghị lấy số liệu
của NCHS (Hoa Kỳ) làm quần thể tham khảo (WHO, 1986) và đề nghị này hiện
nay đã được ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng còn một số nước áp dụng các quần
thể tham khảo khác.
Theo đề nghị này thì giá trị âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD) của NCHS là ranh
giới giữa (“ngưỡng”/cut-off point) để phân định giữa bình thường và SDD. Để
tiện so sánh người ta thường tính ra Z-score theo công thức sau đây: [7], [26],
[33].
Z-score = ( X – M ) / SD
Trong đó: X = Kích thước thực tế đo được
M = Số trung bình của quần thể tham khảo
SD = Độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo
Khi tính Z-score thì cần lưu ý là độ lệch chuẩn của quần thể tham khảo thì
khác nhau khi kích thước đo được nhỏ hơn giá trị trung bình của quần thể tham
khảo (vùng SDD) với khi kích thước đo được lớn hơn số trung bình của quần thể
tham khảo (vùng dinh dưỡng tốt).
Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổng
quát nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp dinh dưỡng thì cách so sánh số
trung bình ± SD hoặc số trung bình của Z-score tỏ ra thích hợp hơn
(WHO,1995).
Để đơn giản, ta có thể so sánh cân nặng hoặc chiều cao thực tế của trẻ điều
tra với số đo theo cùng giới và cùng tuổi với trẻ của quần thể NCHS để biết trẻ
bình thường hay SDD và suy dinh dưỡng ở mức độ nào.
Các chỉ số được sử dụng có tính chất quốc tế để đánh giá điều kiện dinh
dưỡng của trẻ em là: CN/T, CC/T và CN/CC.
*Cân nặng / tuổi
Cân nặng theo tuổi của mỗi đứa trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ
cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham khảo NCHS. TCYTTG kiến nghị lấy
điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (<- 2SD ) để coi là SDD (Underweight).
Thang phân loại được thể hiện như sau [5]:
- Từ < - 2SD đến – 3SD
:
SDD độ I ( SDD vừa ).
- Từ < - 3SD đến – 4SD
:
SDD độ II ( SDD nặng ).
10
- Từ < - 4SD
:
SDD độ III ( SDD rất nặng ).
Phân loại tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi có nhược
điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới hay xảy ra kéo dài đã lâu.
* Chiều cao / tuổi
Chiều cao được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham
khảo NCHS. Thang phân loại dựa theo độ lệch chuẩn như sau:
- Từ < - 2SD trở lên
:
Bình thường.
- Từ < - 2SD đến – 3SD
:
SDD độ I.
- Từ < - 3SD
:
SDD độ II.
Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp (<- 2SD) phản ánh tình trạng SDD kéo
dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (stunting).
* Cân nặng / chiều cao
Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là < - 2SD theo quần
thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra, làm cho
đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân trở nên gầy còm (wasting). Dưới điểm ngưỡng,
tức là < - 2SD được coi là SDD (WHO,1995).
Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp
hơn điểm ngưỡng đề nghị, đứa trẻ bị SDD thể phối hợp (mãn tính + cấp tính),
vừa gầy còm, vừa còi cọc (wasting + stunting).
Gần đây tình trạng thừa cân ở trẻ em đang là vấn đề quan tâm của nhiều
nước. Trong các điều tra sàng lọc, giới hạn “ngưỡng” để coi là thừa cân khi số
cân nặng theo chiều cao > + 2SD (WHO,1995).
Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bảng tiêu chuẩn mới để đánh
giá chuẩn tăng trưởng của trẻ em dưới 5 tuổi. Theo bảng tiêu chuẩn mới này các
tiêu chuẩn về cân nặng/tuổi có thấp hơn và chiều cao/tuổi có cao hơn so với
chuẩn cũ (năm 1995) như đã nêu trên. Như vậy nếu áp dụng theo bảng tiêu
chuẩn mới này thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tính theo cân nặng/tuổi sẽ thấp hơn và tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi sẽ cao hơn chút ít so với các đánh giá những
năm trước đây. Tiêu chuẩn này được Bộ Y tế cho phép áp dụng triển khai tại các
địa phương trên toàn quốc vào năm 2009 [8], [114]. Riêng Bộ Y tế sẽ đưa vào
tính toán các chỉ tiêu này vào năm 2009.
11
NGUỒN
TH
ÔN
G
NƠI CƯ TRÚ
KIẾN
THỨC
TUỔI
NGHỀ NGHIỆP
THÁI
ĐỘ
HỌC VẤN
MỨC SỐNG
THỰC
HÀNH
1.8. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.8.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới
Theo dõi toàn cầu về tình trạng SDDTE dưới 5 tuổi người ta nhận thấy xu
thế chung là tỷ lệ SDD đang giảm (trừ vùng cận sa mạc Châu Phi) nhưng mức
giảm của những năm 1990 – 1995 kém hơn thời kỳ 1985 – 1990. Lý do của tình
trạng nầy chưa hoàn toàn sáng tỏ, có thể do chậm tăng trưởng kinh tế, thiên tai ở
nhiều nước. Mặt khác, các tác dụng hỗ trợ của các chương trình sức khoẻ khác
đối với tình trạng dinh dưỡng như tiêm chủng có lẽ đạt mức cao nhất rồi cho nên
12
hơn bao giờ hết các can thiệp khác cần được tiếp tục [7].
Bảng 1.3. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (0 – 60 tháng) theo vùng, 1985 – 1995 [7]
Tỷ lệ SDD
(Cân nặng / tuổi)
VÙNG
Mức tăng giảm
hàng năm ( % )
Cận sa mạc Châu Phi
1985
25,8
1990
28,0
1995
27,2
1985 – 1990
0,44
1990 – 1995
- 0,16
Nam Á
55,3
50,1
48,8
- 1,04
- 0,26
Đông Nam Á
39,8
34,2
32,4
- 1,12
- 0,36
Trung Quốc
22,7
17,8
15,0
- 0,98
- 0,56
Nam Mỹ
9,8
8,9
8,4
- 0,18
- 0,1
CHUNG
34,3
30,7
29,3
- 0,72
- 0, 28
Bảng 1.4. Diễn biến tỷ lệ SDD trẻ em 0 – 60 tháng ở một số nước trong khu vực [7],
[48], [15]
TÊN NƯỚC
NĂM
TỶ LỆ
SDD
71,0
Bangladesh
1990
Ấn Độ
63,0
Indonesia
1988 1990
1987
36,5
25,0
33,5
1993
2000
91 - 92
2000
1989
2000
1994
1993
1993
TỶ LỆ
SDD
67,0
56,0
66,0
53,0
38,7
34,0
40,0
23,3
29,6
% TĂNG GIẢM
HÀNG NĂM
- 0,67
- 0,63
+ 1,00
- 1,63
- 1,35
- 0,36
+ 0,35
- 0,57
- 1,30
Lào
Malaysia
Philippines
1984
1990
1990
Trung Quốc
1990
17,5
1995
15,8
- 0,34
Thái Lan
1982
1987
36,0
22,2
1987
1990
22,2
13,0
- 2,76
- 3,07
Việt Nam
1985
1995
51,5
44,9
1995
1997
2000
44,9
40,6
32,0
- 0,66
- 2,15
- 2,53
41,4
NĂM
13
2005
2008
25,2
19,9
- 1,36
- 1.77
Qua bảng số liệu chúng ta thấy trên phạm vi toàn cầu, thời kỳ giảm nhanh
đạt được khoảng 1% hàng năm (cá biệt có những nước từ 2 – 3%) và càng khó
khi tỷ lệ này thấp dần. Người ta cũng thấy các mục tiêu của Hội Nghị Thượng
đỉnh về trẻ em năm 1990 và Hội Nghị Dinh dưỡng Thế giới năm 1992 đề ra là
giảm 1/ 2 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở năm 2000 so với năm 1990 ít có khả
năng đạt được [7].
1.8.2. Tình hình SDD ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi có Kế hoạch hành động quốc gia về
dinh dưỡng (1995) và Mục tiêu Phòng chống SDDTE, tỷ lệ SDD của trẻ em Việt
Nam đã giảm nhanh hơn trước đây một cách liên tục và bền vững.
- Năm 2000, tỷ lệ SDD của trẻ em nước ta là 33,8% (tính theo chỉ tiêu cân
nặng/tuổi ), trong đó SDD nhẹ (độ I) là 27,8%, SDD vừa (độ II) là 5,4% và còn
0,6% trẻ em SDD nặng (độ III). Ước tính toàn quốc năm 2000 có khoảng 7,4
triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì có đến gần 2,5 triệu trẻ SDD. Tỷ lệ này khá cao so với
các nước trên thế giới và trong khu vực [43].
- Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2007 [14]:
Tỷ lệ SDD chung của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 21,2%, trong đó,
SDD độ I là 18,3%, độ II là 2,8% và độ III là 0,1%. So với năm 2006, tỷ lệ này
giảm đi 2,5% (năm 2006, tỷ lệ này là 23,4%). Như vậy, các thể SDD đều giảm
đi, cả SDD nhẹ, SDD vừa và SDD nặng. Hiện nay, SDD nhự vẫn là chủ yếu.
Ước lượng theo dân số nước ta hiện nay khoảng 81 triệu người, trẻ em
dưới 5 tuổi chiếm 9,45% thì hiện có khoảng 7,65 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Số trẻ
em SDD cân nặng/tuổi hiện nay vào khoảng 1.600.000 trẻ và SDD chiều cao/tuổi
vào khoảng 2.560.000 trẻ.
Tỷ lệ SDD chiều cao theo tuổi hiện tại là 33,9%, so với tiêu chuẩn quy
định của TCYTTG thì vẫn ở mức cao. Tốc độ giảm SDD chiều cao theo tuổi đã
chậm lại so với những năm trước đây ở tất cả các địa phương.
14
Tỷ lệ SDD cân nặng theo chiều cao năm 2007 là 7,1%.
- Sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDDTE ở các vùng sinh thái khác nhau, các
tỉnh khác nhau và nhất là giữa nông thôn và thành phố ở nước ta một lần nữa
khẳng định nguyên nhân gây ra SDDTE ở các vùng, các tỉnh không như nhau.
- Mức giảm trong năm qua ở các tỉnh không đều nhau. Các tỉnh có tỷ lệ
SDD cao dường như vẫn có tốc độ giảm nhanh (Quảng Bình, Đắc Lắc, Quảng
Trị, Nghệ An…), các tỉnh có mức SDD giảm nhanh các năm trước cũng có dấu
hiệu bắt đầu có dấu hiệu giảm chậm lại. Điều này cũng được quan sát thấy ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Khi giải quyết các vấn đề do thiếu an ninh lương
thực thì tỷ lệ giảm SDD đều đạt mức giảm nhanh. Khi các vấn đề về an ninh
lương thực không còn là nguyên nhân chủ yếu thì tốc độ giảm SDD sẽ chậm lại.
Điều này cần thiết phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tỷ lệ SDD cũng như các yếu tố
nguy cơ cao của SDDTE hiện nay nhằm phục vụ đắc lực cho các hoạt động can
thiệp cụ thể.
+ Tỷ lệ SDDTE (CN/T) ở Việt Nam là 21,2%. Trong đó, cao nhất ở
vùng Tây Nguyên (31%), tiếp theo miền núi Tây Bắc (27,2%), khu vực Bắc
Trung bộ (25%), vùng Đông Bắc (23,8%), vùng Nam Trung Bộ (20,7%), vùng
đồng bằng sông Cửu Long (20,7%), vùng đồng bằng sông Hồng (18,3%) và thấp
nhất vùng Đông Nam bộ (17,94%).
+ Tỷ lệ SDDTE (CC/T) ở Việt Nam là 33,9%. Trong đó: cao nhất vẫn là
vùng Tây Nguyên (42,3%), tiếp theo là vùng Tây Bắc (37,6%), vùng Đông Bắc và
Bắc Trung bộ (36,2%), vùng Nam Trung Bộ (33,2%), vùng đồng bằng sông Hồng
(29,8%), vùng đồng bằng sông Cửu Long (30,8%), và thấp nhất vùng Đông Nam
bộ (28,1%).
- Về diễn biến cho thấy tỷ lệ SDDTE (CN/T) ở nước ta đang giảm nhanh.
Năm 1990 là 45%, đến năm 1994 còn 44,9% và năm 2000 còn 33,8%, năm 2002
còn 30,1% và đến năm 2004 còn 26,6%. Từ năm 1990 đến năm 2000 : mức giảm
trung bình hàng năm là 1,3%; từ năm 2000 đến năm 2004 : mức giảm trung bình
hàng năm đạt 1,8%. Tính chung cho 15 năm (1990 - 2004), bình quân tỷ lệ
SDDTE giảm 1,23% [43], [82].
Bảng 1.5. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở Việt Nam [5], [14], [88]
15
TT
Vùng
1
Tỷ lệ SDD năm 1999
Tỷ lệ SDD năm 2007
Đồng bằng sông Hồng
CN/T
33,8
CC/T
35,4
CN/CC
10,8
2
Đông Bắc
40,9
43,2
11,4
23,8
36,2
7,6
3
Tây Bắc
41,6
45,3
13,0
27,2
37,6
7,6
4
Bắc Trung bộ
42,6
46,7
10,1
25,0
36,2
7,6
5
Nam Trung bộ
39,2
40,1
9,7
20,7
33,2
7,6
6
Tây nguyên
49,1
53,2
11,3
31,0
42,3
7,8
7
Đông Nam bộ
29,6
27,7
7,3
17,94
28,1
6,6
8
ĐB sông Cửu Long
32,3
35,5
9,3
20,7
30,8
7,5
36,7
38,7
9,8
21,2
33,9
7,1
Toàn quốc
CN/T CC/T
18,3
29,8
CN/CC
6,7
Bảng 1.6. Tình hình SDDTE dưới 5 tuổi ở ĐB sông Cửu Long năm 2007 [14]
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tỉnh
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Tiền Giang
Vĩnh Long
Bến Tre
Kiên Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Trà Vinh
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
Toàn vùng
CN/T
18,2
21,7
22,0
19,4
22,9
20,3
20,8
19,1
19,5
22,9
22,2
20,1
20,4
20,7
Tỷ lệ SDD năm 2007
CC/T
27,4
34,0
31,8
30,4
31,3
28,6
29,9
29,2
34,0
31,8
32,9
30,1
29,6
30,8
CN/CC
7,1
7,1
7,0
8,2
7,9
7,9
6,8
6,2
6,9
8,6
6,9
9,2
7,2
7,5
Bảng 1.7. Tỷ lệ phần trăm SDD giảm đi của năm 2004 so với năm 1990 phân theo
khu vực [43]
Thể SDD
Cân nặng / tuổi
Tỷ lệ % SDD giảm đi
Thành thị
47,7
16
Nông thôn
35,1
Miền núi
27,4
Chiều cao / tuổi
Cân nặng / chiều cao
47,3
47,8
40,6
46,5
31,6
47,0
Bảng 1.8. Tỷ lệ suy dinh dưỡng qua 5 cuộc điều tra (1990 - 2004) [43]
Thể SDD
Năm
Cân nặng / tuổi
1990
45,0
1994
44,9
2000
33,8
2002
30,1
2004
26,6
Độ I
Độ II
29,8
13,0
33,9
9,2
27,8
5,4
25,3
4,5
22,8
3,6
Độ III
Chiều cao / tuổi
2,2
56,5
1,8
46,9
0,6
33,8
0,3
33,0
0,2
30,7
Độ I
24,4
29,5
23,8
21,5
19,9
Độ II
Cân nặng / chiều cao
32,1
9,4
17,4
11,6
12,7
8,6
11,5
7,9
10,8
7,7
1.8.3. Tại tỉnh Hậu Giang
- Hậu Giang là một tỉnh ở thuộc đồng bằng sông Cửu Long, mới được chia
tách từ 01/01/2004 (từ tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh lỵ tọa lạc tại thị xã Vị Thanh. Phía
Bắc giáp thành phố Cần Thơ, Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp tỉnh
Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
- Diện tích tự nhiên: 1.608 km2, bằng 6,53% diện tích đồng bằng sông Cửu
Long và chiếm 0,75% diện tích cả nước.
- Về hành chính có 5 huyện và 2 thị xã; với 71 xã/phường/thị trấn, trong
đó có 21 xã thuộc vùng khó khăn [69], bao gồm 524 ấp/ khu vực. Hậu Giang là
một tỉnh đông dân, dân số trung bình năm 2007 là 800.529 người với 167.738
hộ; mật độ dân số là 498 người/km2; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2007 là 15,66%.
- Thành phần dân tộc gồm: gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer và Hoa.
Dân tộc Kinh chiếm 96,45%, dân tộc Khmer chiếm 2,38%, dân tộc Hoa chiếm
1,14%; còn lại các dân tộc khác chiếm 0,03% dân số.
- Thị xã Vị Thanh nằm trên tuyến Quốc lộ 61, cách thành phố Cần Thơ 60
km, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 Km, vì vậy sự phối hợp, hỗ trợ từ các
trung tâm y tế lớn của cả nước nơi có nhiều bệnh viện chuyên khoa, có trình độ
17
cao cho ngành Y tế tỉnh Hậu Giang còn rất hạn chế.
- Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng, nhưng cao trình nền đất thấp trung
bình từ 0,4 - 0,6 m, Hậu Giang là một tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long nên
một số nơi thường bị ngập nhiều trong những ngày nước triều dâng. Đất đai phần
lớn là đất nông nghiệp, do không có biển nên đất nhiễm phèn và nhiễm mặn ít,
do đó rất thuận lợi cho việc canh tác và trồng trọt.
- Chương trình phòng chống SDDTE của tỉnh được triển khai từ năm 1994
(khi còn chung với tỉnh Cần Thơ cũ). Đến năm 2004, khi tách tỉnh mới, tỷ lệ
SDDTE dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi là 25%; tỷ lệ này đã giảm nhanh vào năm
2005 xuống còn 22,2%, đến năm 2006 là 20,6% và số liệu công bố chính thức
của Viện Dinh dưỡng Quốc gia của năm 2007 là 19,5% [12], [13], [14]. Như vậy,
mức giảm bình quân giai đoạn 2004 -2007 là 1,38%.
Bảng 1.9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2003
– 2007 [12], [13], [14]
Năm
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)
Chung
CN/T
Độ I
Độ II
Độ III
Chung
CC/T
Độ I
CN/CC
Độ II
2004
25,00
2005
22,20
18,9
3,2
0,1
30,7
21,2
9,5
5,5
2006
20,60
17,4
3,0
0,2
31,8
20,9
10,9
5,9
2007
19,50
16,8
2,6
0,1
34,0
22,8
11,2
6,9
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH
DINH DƯỠNG
1.9.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của kiến thức – thái độ –
18
thực hành chăm sóc dinh dưỡng đối với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em.
- Theo Castillo và cộng sự, trong một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên
9.330 trẻ em dưới 18 tháng tuổi tại Chi Lê (1993) về tình hình SDD cho thấy,
tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn ở những trẻ được bú mẹ liên tục đến tháng
thứ 6 và ăn dặm đúng cách. Trong khi đó chỉ có 37,4% số bà mẹ nuôi con dưới 5
tuổi có kiến thức về dinh dưỡng [ 95].
- Nghiên cứu của Moestue H: về vai trò của gia đình và cộng đồng trong
giáo dục dinh dưỡng cho thấy có mối liên hệ giữa giáo dục bà mẹ đến tình trạng
dinh dưỡng của trẻ ở những quốc gia đang phát triển [103].
- Một nghiên cứu khác của Almroth và cộng sự: phỏng vấn 118 đối tượng
cha, mẹ, ông bà và nhân viên y tế ở vùng thành thị và nông thôn ở miền Bắc và
Nam Việt Nam (2008) cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất
thấp do không am hiểu và thiếu nhận thức [90].
- Nghiên cứu của Ahmed F: về tình trạng dinh dưỡng ở Dhaka, Banglades
cho thấy sự nghèo đói, thiếu kiến thức, bệnh tật, thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế,
các rào cản về chính sách - xã hội là những nguyên nhân chính gây nên suy dinh
dưỡng [89].
- Kết quả nghiên cứu của Berger SG và cộng sự ở vùng nông thôn nghèo
tại Indonesia (2008) cho thấy: có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cân
nặng/tuổi và chiều cao/tuổi đối với các trẻ được uống Vitamin A và không được
uống Vitamin A [91].
- Nghiên cứu của B.O.Ogunba trên 384 bà mẹ có con từ 0 – 24 tháng tuổi
về thực hành bú mẹ và cho ăn bổ sung tại Bang Osun cho thấy: chỉ có 24% trẻ
được bú mẹ hoàn toàn; trẻ được cho ăn dặm đúng thời gian (> 6 tháng tuổi) chỉ
chiếm tỷ lệ 13% [93].
- Một nghiên cứu của Laura N và cộng sự về thực hành cho trẻ bú trên 632
bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Québec, Canada cho kết quả: có 68% bà mẹ
cho bú ngay sau sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian từ tháng thứ 1
đến tháng thứ 6 lần lượt là: 63%, 56%, 51%, 44%, 39% và 32% [98].
- Nghiên cứu của Saito K và cộng sự ở vùng nông thôn Tamil Nadu, Ấn
Độ (1997) cho kết quả: 60% suy dinh dưỡng nặng của trẻ có liên quan đến giới
tính là trẻ nữ, nghề nghiệp của cha là tầng lớp lao động, thiếu kiến thức đóng vai
19
trò quan trọng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [106].
- Nghiên cứu của Saurav và cộng sự (2008) về kiến thức và thực hành của
bà mẹ về chăm sóc ăn uống cho trẻ dưới 5 tuổi tại Ấn Độ cho kết quả: 96,36% bà
mẹ có kiến thức đúng về thức uống đầu tiên của trẻ ngay sau sinh; 52,73% bà mẹ
có kiến thức đúng về tuổi cho ăn dặm và 87,27% bà mẹ có kiến thức đúng về
thực phẩm bổ sung, 26,96% trẻ được bú mẹ hoàn tòan trong 6 tháng đầu, 64,7%
tiếp tục cho ăn khi trẻ mắc bệnh [107].
- Nghiên cứu của Semba RD và cộng sự (1999 – 2003) tại Indonesia cho
thấy: trẻ em ở những gia đình không sử dụng muối iốt có nguy cơ suy dinh
dưỡng cao hơn so với các gia đình có sử dụng muối iốt [108].
- Một nghiên cứu thú vị khác của Tiwari V và Singh A về thực hành cho
trẻ bú của bà mẹ tại vùng thành thị Faizabad, Ấn Độ cho thấy: 70,75% bà mẹ
biết được tầm quan trọng của sữa non và cho trẻ bú sữa non sau sinh. Nghiên
cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa mức sống gia đình và học vấn của bà mẹ
với tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [110].
- Nghiên cứu của Perveen Liaqat và cộng sự (2006) tại Pakistan cũng cho
thấy có mối tương quan có ý nghĩa giữa trình độ học vấn của bà mẹ, thời gian
cho trẻ ăn dặm và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [104].
1.9.2. Các nghiên cứu trong nước
* Các tỉnh phía Nam
- Theo Tạ Thị Ánh Hoa, nguyên nhân thiếu kiến thức nuôi con theo khoa
học dẫn đến SDDTE chiếm khoảng 60% các trường hợp. Theo đó, chỉ riêng việc
giáo dục bà mẹ đã có thể làm giảm tỷ lệ SDD đến 60% [33] .
- Nghiên cứu của Đào Thị Hạnh (2001) tại xã Phước Ninh, huyện Dương
Minh Châu, Tây Ninh cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em là 59,6%, có thái độ đúng là 61,9% và thực hành đúng là 49,2%
[28].
- Nghiên cứu của Nguyễn Công Cừu (2001) tại Thanh Bình, Đồng Tháp:
một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ là: trình độ học vấn,
nghề nghiệp, mức sống gia đình và trẻ không được bú sữa mẹ [20].
- Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Điệp tại xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu (2001): các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
20
trẻ là bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con và trình độ văn hóa kém [24].
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thấm (2003) tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương cho thấy: bà mẹ sinh con sau 20 tuổi, trình độ học vấn cao và nghề
nghiệp là cán bộ công chức thì con ít bị suy dinh dưỡng hơn các nhóm khác. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về số con và mức thu nhập trong gia đình [74].
- Nghiên cứu của Mai Thị Hà (2001) tại thành phố Vũng Tàu cho thấy: Bà
mẹ có tuổi đời trẻ, trình độ học vấn thấp, không phải là CBCC và mức sống gia
đình thấp có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ [27].
- Một nghiên cứu khác của Lê Thế Thự và cộng sự (2003) tại 2 xã (một xã
thường xuyên bị lũ lụt và một xã hiếm xảy ra lũ lụt tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang): kết quả chưa thấy rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ
với một số yếu tố như tập quán nuôi trẻ, thời gian cho trẻ ăn bổ sung [76].
- Nghiên cứu của Hồ Ngọc Quý (2005) tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy: trình
độ học vấn (mẹ mù chữ) và nghề nghiệp của mẹ (làm ruộng) có liên quan đến
tình trạng suy dưỡng của trẻ [64].
* Các tỉnh vùng Trung bộ
- Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2005) tại xã Thủy Phù, huyện Hương
Thủy, thành phố Huế cho thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh
dưỡng của trẻ như: gia đình nghèo đói (39,68%), cai sữa sớm dưới 12 tháng
(52,94%), ăm dặm sớm dưới 4 tháng (69,57%); hiệu quả chương trình giáo dục
dinh dưỡng đối với mức hiểu biết tốt của bà mẹ là 51,92%. Tuy nhiên, không
thấy mối liên quan giữa yếu tố không bú sữa mẹ, chế độ ăn thiếu thành phần chất
béo [51].
- Nghiên cứu của Mai Lượm (2006) tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho kết
quả: về thực hành khám thai 3 lần (31,2%), tiêm phòng uốn ván (89,45%), uống
viên sắt khi mang thai (89,45%), cho ăn dặm đúng thời gian (75,92%) [53].
- Nghiên cứu của Trương Đức Tú tại huyện Đakrông, Quảng Trị (2005)
cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa về thời đểm cai sữa cho trẻ và tình trạng
SDD [77].
- Nghiên cứu của Mai Văn Ngọc (2004) tại huyện Tuy Phước, Bình Định
cho thấy: các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ là mức sống
21
thấp, có ≥3 con trong gia đình, cai sữa trước 12 tháng [55].
* Các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cộng sự về tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh
Lào Cai năm 2005 cho thấy: các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em
dưới 5 tuổi là ăn bổ sung không hợp lý, mẹ không uống viên sắt trong thời gian
mang thai, kiến thức về dinh dưỡng của bà mẹ không tốt , trẻ không được tẩy
giun [1].
- Nghiên cứu của Đàm Viết Cương và CS (2005): tìm hiểu về KAP của bà
mẹ trong phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi cho thấy: tỷ lệ
82,7% bà mẹ cho rằng chiến dịch uống vitamin A là rất cần thiết, 9,1% bà mẹ
luôn luôn chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ với cả 4 nhóm thực phẩm [19].
- Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng và cộng sự (2004) về thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại 4 xã của tỉnh Hà Tây cho
thấy: các yếu tố văn hóa của bố mẹ, nghề nghiệp và yếu tố dinh dưỡng của người
mẹ, yếu tố kinh tế hộ gia đình, chăm sóc nuôi dưỡng, thời gian cho trẻ ăn bổ
sung đúng lúc có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ [31].
- Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cộng sự (2005): Hiệu quả cải thiện
tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà
mẹ tại xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cho kết quả: tỷ lệ bà mẹ
có kiến thức tốt, thái độ tốt và thực hành tốt trước can thiệp lần lượt là 48,5%,
82%, 29,3%; sau can thiệp lần lượt là 95,4%, 99,4% và 96%. Như vậy sau can
thiệp KAP của bà mẹ đã cải thiện rõ rệt [50].
- Một nghiên cứu của Đào Thị Vân (2006), tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nhận
xét: các bà mẹ làm ruộng, trình độ học vấn thấp, đẻ nhiều, sinh con dưới 20 tuổi
thì tỷ lệ trẻ SDD cao hơn các đối tượng khác (20%, 44,7%, 71,4%, 50,7%) [86].
- Nghiên cứu của Phạm Duy Tường và Đinh Đạo: Áp dụng mô hình can
thiệp có đối chứng và so sánh trước và sau trong 5 tháng tại 4 xã thuộc huyện
Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình năm 2003 đã đưa ra một số nhận xét sau: giáo dục
truyền thông dinh dưỡng dựa vào việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ giữa
các bà mẹ và cộng tác viên dinh dưỡng, khuyến khích sử dụng các thức ăn có sẵn
tại địa phương là biện pháp có hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ là
22
18,5% [78].
- Một nghiên cứu khác của Lê Hữu Uyển tại xã Hoằng Thanh, huyện
Hoằng Hóa, Thanh Hóa (2005) cho thấy: trẻ có nguy cơ bị SDD cao gấp 2 lần
đối với bà mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ [81].
- Nghiên cứu của Erika Lutz và cộng sự về thực hành nuôi dưỡng và chăm
sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc Nghệ An, Quảng Bình, Hà tĩnh,
Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên và Hà Tây (2006) cho thấy: tỷ lệ trẻ được bú
mẹ 1 giờ sau sinh trung bình của 6 tỉnh dự án là 24,8%, bú mẹ hoàn tòan trong 6
tháng đầu là 45,5%; thực hành về chăm sóc trẻ chỉ đạt điểm 4 [34].
- Nghiên cứu của Phạm Văn Hoan (2004) cho thấy: sau 10 năm can thiệp
bằng giáo dục truyền thông dinh dưỡng và phối hợp liên ngành tại Thường Tín,
Hà Tây, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ được cải thiện rõ
rệt [35].
- Nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi tại 3 xã huyện An Dương, Hải Phòng
(2003) cho thấy có sự khác biệt về KAP của bà mẹ đối với nghề nghiệp và học vấn
[37].
Cho đến nay, định hướng về công tác tổ chức triển khai phòng chống
SDDTE của Bộ Y tế vẫn xác định “Giáo dục truyền thông là giải pháp chính
phải được triển khai tại cộng đồng và hộ gia đình”.
23
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ em từ 0 – 60 tháng tuổi đang sinh sống tại
tỉnh Hậu Giang.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu ngang, mô tả.
2.2.2. Chọn mẫu
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ em từ 0 – 60 tháng tuổi đang sinh sống tại
tỉnh Hậu Giang.
- Tiêu chí chọn mẫu
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (tính đến ngày điều tra) thường trú hoặc tạm trú
trên 6 tháng tại cụm điều tra, thỏa mãn các điều kiện sau :
+ Bà mẹ trực tiếp nuôi trẻ.
+ Có khả năng : nghe, hiểu và trả lời phỏng vấn.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chí loại mẫu
+ Bà mẹ có tiền căn hay đang mắc bệnh tâm thần, câm, điếc.
24
+ Bà mẹ vắng nhà trong thời gian điều tra.
- Cỡ mẫu
Trong đề tài này, chúng tôi ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với độ
chính xác tương đối.
Cỡ mẫu được tính theo công thức: [7], [52], [56], [75]
n = z2 1-α⁄2 * P ( 1 – P ) / d2
Z = Trị số từ phân phối chuẩn (Z0,975 = 1,96 với α = 0,05)
p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về PCSDD. Căn
cứ kết quả các điều tra trước đây ước lượng là 40%, chọn p = 0,4.
α: Xác suất sai lầm loại I.
d : Là độ chính xác tuyệt đối mong muốn 5% (d = 0,05).
Do áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo cụm nên chúng tôi nhân cỡ mẫu này
với hệ số ảnh hưởng của thiết kế mẫu mong muốn là 2, thì được 738. Về nguyên
tắc dịch tễ học, cần điều tra ít nhất 30 cụm nhằm đảm bảo tính đại diện. Mỗi
cụm, có thể điều tra từ 30 – 50 mẫu. Trong điều kiện dân cư tương đối tập trung,
ta lấy số cụm tối thiểu là 30 và số mẫu mỗi cụm là 45 - 50. Tổng số cỡ mẫu điều
tra được đưa vào nghiên cứu là 1.473 bà mẹ và 1.473 trẻ dưới 5 tuổi, đảm bảo
yêu cầu và độ tin cậy của số liệu được thu thập.
- Kỹ thuật chọn mẫu
Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu theo cụm xác suất tỷ lệ theo cỡ (PPS:
Probability Proportionate to Size Cluster Sampling).
Bước 1: Chọn cụm
Áp dụng phương pháp lấy mẫu 30 cụm xác suất tỷ lệ theo cỡ dân số (PPS:
Probability proportionate to size) với đơn vị cụm là xã/phường/thị trấn được
chọn theo ngẫu nhiên, căn cứ trên danh sách và tổng số hộ có trong thời điểm
điều tra để tính khoảng cách mẫu và từ đó chọn cụm đầu tiên.
Tổng số hộ toàn tỉnh
Khoảng cách mẫu =
=
30 cụm
25
167.738
= 5.591
30