1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ sinh nở của người phụ nữ là một giai đoạn vơ cùng quan trọng
do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự
nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ
nữ” trở thành “người mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ
và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất.
Theo tổ chức y tế thế giới, 303.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến
mang thai và sinh nở, 5,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong và trong số đó 45% là tử
vong trong vòng 28 ngày sau sinh [1]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh
cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày
đầu sau sinh và có 850.000 trẻ khơng thể sống sót sau tuần đầu tiên. Ở Việt
Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là
69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [2].
Chăm sóc trước sinh là chăm sóc những sản khoa cho người phụ nữ
tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho q trình
mang thai được an tồn, sinh con khỏe mạnh và được chuẩn bị nuôi dưỡng
tốt. Nội dung bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến
chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng dẫn và xác
định nơi sinh, giải thích những biến chứng có thể xảy ra, địa điểm khám và xử
trí để đảm bảo an tồn [3]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mà tần
suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau
sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm
khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn
tâm thần sau sinh... Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm
khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý... [4]. Nếu bản thân bà
mẹ có nhiều kiến thức và hiểu biết về chăm sóc trước, trong và sau sinh cũng
như sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, đặc biệt là sự quan tâm
và chăm sóc của cán bộ y tế sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật
ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, đảm bảo sự an tồn, phịng tránh hoặc phát hiện sớm
những biến chứng sau sinh để điều trị cũng như góp phần để người mẹ chóng
hồi phục về sức khỏe và trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hồn cảnh, mơi
2
trường mới sau sinh và tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe cho họ. Tuy nhiên,
hầu hết các hoạt động chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh chưa được
quan tâm một cách đúng mực. Ở rất nhiều quốc gia, hầu hết ở những nước
đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển, các bà mẹ rất ít hoặc thậm chí
không nhận được bất cứ một hoạt động chăm sóc sau sinh nào, ví dụ 90% bà
mẹ Ethiopia, 85% bà mẹ ở Mali, và 70% bà mẹ ở Ruwanda [5].
Theo một số nghiên cứu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và
thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trước, trong và sau sinh. Theo một
nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có một số yếu tố kinh tế - xã hội được kể
đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số
và thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến kiến thức, thực hành trước,
trong và sau sinh [6], [7], [8], [9]. Một số yếu tố khác có thể cản trở phụ nữ
tiếp cận chăm sóc trước sinh và sau sinh như hiểu biết kém, khoảng cách mỗi
lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về di cư [10]. Một số các
tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, niềm tin tại địa phương có những ảnh
hưởng quyết định về việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi chăm sóc này [3],
[6], [11], [10]. Trong giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt
sẽ có thực hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh
tốt có hành vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [12].
Tại Việt Nam nói chung và tại Đắc Lắc nói riêng, cơng tác chăm sóc bà
mẹ trước, trong và sau sinh cịn rất nhiều bất cập, mặt khác tăng cường kiến
thức cho bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai và thời
gian chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ giúp bà mẹ phát hiện và có cách xử trí kịp thời
tránh được bệnh tật và tử vong cho bản thân mình và con. Chính từ nhu cầu
đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về
chăm sóc trước, trong, sau sinh và một số yếu tố ảnh hưởng của các bà mẹ
có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016” với 2 mục tiêu chính:
1. Mơ tả thực trạng kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong, sau
sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại tỉnh Đắc Lắc năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về chăm
sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ trên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm có khoảng 530.000
phụ nữ bị tử vong trong lúc mang thai hoặc khi sinh, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh bị
tử vong chu sinh, hơn 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh,
640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ phải
chịu đựng những biến chứng khi sinh [13], [14], [15].
Trên thế giới, khoảng 60-80% các ca tử vong bà mẹ do xuất huyết,
nhiễm trùng, chuyển dạ đình trệ, tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai (bao
gồm cả tiền sản giật) và những biến chứng của nạo phá thai không an tồn.
Những biến chứng này là khơng thể đốn trước được và hầu hết xảy ra trong
vòng vài giờ hoặc vài ngày sau sinh [16].
Tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh là một chỉ số sức khỏe chỉ ra sự khác biệt
lớn nhất giữa các quốc gia đang phát triển và các nước công nghiệp. Trong
cuộc sống, nguy cơ xảy ra tử vong với phụ nữ khi mang thai hay sinh nở được
ước tính là 1/23 đối với phụ nữ Châu Phi, khi so với tỷ lệ này là xấp xỉ
1/10.000 của phụ nữ Bắc Âu [17]. Hàng năm có khoảng 36.000 ca tử vong bà
mẹ tại 12 quốc gia vùng Đông và Nam Châu Á. Bốn nước (Campuchia, Lào,
Myanmar và Đơng Timo) có tỷ lệ tử vong mẹ cao, vào khoảng 300 ca trên
100.000 ca đẻ [16].
Ngoài tỷ lệ chết khi mang thai, mỗi năm hơn 50 triệu phụ nữ bị biến
chứng khi mang thai, nhiều trường hợp trong số đó dẫn tới ốm yếu kéo dài
hoặc mất khả năng sinh con [18]. Chức năng làm mẹ an toàn cũng là vấn đề
quan trọng với sự sống của trẻ. Mỗi năm, có gần 8 triệu trẻ sơ sinh chết (khi
sinh và chết trong tuần đầu tiên) [19]. Đây chính là kết quả của nhiều yếu tố
4
gây ra cái chết và mất khả năng của những bà mẹ như thiếu sự chăm sóc cho
trẻ sơ sinh [20].
1.2. Kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà
mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi
1.2.1. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trước sinh
Chăm sóc trước sinh (CSTS) là chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm
quan trọng to lớn, vì nếu khám thai đầy đủ sẽ giảm được tử vong và bệnh tật
cho cả mẹ và con. Kiến thức về CSTS là chăm sóc những sản khoa cho người
phụ nữ tính từ thời điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá
trình mang thai được an tồn, sinh con khỏe mạnh và được chuẩn bị ni
dưỡng tốt. Nội dung bao gồm: giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý
hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, sàng lọc những nguy cơ, hướng
dẫn và xác định nơi sinh, giải thích những biến chứng có thể xảy ra, địa điểm
khám và xử trí để đảm bảo an tồn [21]. Chǎm sóc chu đáo trong thời kỳ
mang thai là đǎng ký quản lý thai và theo dõi thai từ khi mang thai cho đến
khi chuyển dạ và phải khám thai ít nhất là 3 lần ở 3 quý của thai kỳ để xác
định những nguy cơ, biến chứng của thai nghén; giáo dục vệ sinh và hiểu biết
về thai nghén [3].
Khám thai
Thai nghén là giai đoạn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể dẫn dến những
vấn đề sức khoẻ trầm trọng như bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ nào
cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn đề sức
khỏe đó, khám thai là một biện pháp hết sức quan trọng. Tại Việt Nam, trong
một kỳ thai nghén người phụ nữ cần được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần ở 3
quý của thai kỳ [22], [3].
Người mẹ đi khám thai sớm và đầy đủ cho đến khi sinh là yếu tố quan
trọng để tránh rủi ro cho bà mẹ và thai nhi. Khám thai mỗi tháng một lần cho
5
đến khi được 28 tuần tuổi, sau đó cứ hai tuần một lần cho đến khi được 36
tuần, sau đó nên khám thai hàng tuần cho đến tuần thứ 40. Chất lượng bảo vệ
thai tăng lên theo số lần khám thai [23], [24].
Tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, đây là
một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [23], [24]. Để dự
phòng tai biến này, khi có thai các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám
thai định kỳ đủ 3 lần, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai phụ tiêm phòng
uốn ván, đồng thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván có được thực hiện
đầy đủ khơng.
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta có thể
phịng chống được nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ
2 mũi uốn ván (Nếu người phụ nữ đã được tiêm phòng uốn ván trong lần
mang thai trước, thì lần mang thai này chỉ cần tiêm một mũi thêm).
Chế độ ăn uống của bà mẹ khi mang thai
Chế độ ăn uống của bà mẹ có vai trị quan trọng quyết định đối với sự
phát triển của thai nhi. Nếu bà mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh
dưỡng thì bà mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, bà mẹ cần tăng
được từ 10-12 kg (trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3
tháng cuối tăng 5-6 kg). Tăng cân tốt, bà mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ
để tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp bà mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống
kiêng khem khơng hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai,
trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.
Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất, các
thức ăn có nhiều chất sắt là các loại đậu đỗ, các loại rau xanh (rau ngót, rau
dền, rau khoai, rau bí...), các loại phủ tạng như tim, gan, thận... Bổ sung viên
sắt là hết sức cần thiết.
6
Ngay từ khi bắt đầu có thai, tất cả các bà mẹ nên uống viên sắt. Với
loại viên có hàm lượng là 60mg sắt nguyên tố, ngày uống một viên trước khi
ngủ. Uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai đến một tháng sau khi sinh. Để
tăng quá trình chuyển hoá và hấp thu sắt, cần tăng cường vitamin C, do đó
cần ăn đủ rau xanh và quả chín.
Tư vấn thiếu dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kỳ có thai, người phụ
nữ phải ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho chính bản thân họ và đứa trẻ. Bà mẹ
được dinh dưỡng tốt, cân nặng của bà mẹ tăng 9-12 kg vào tháng cuối trước
khi sinh sẽ đảm bảo khơng những bản thân họ khỏe mạnh, ít khi phải can
thiệp khi đẻ, hồi phục nhanh sau đẻ, đủ sữa cho con bú, mà đứa con sinh ra
thường đủ tháng, khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngược lại nếu dinh dưỡng
kém, bà mẹ thường có xu hướng dễ mắc bệnh, đứa trẻ thường chậm phát
triển về thể lực và trí tuệ [23].
Thiếu máu là bệnh dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là ở
những người đẻ dày và ăn uống thiếu thốn. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con. Đối với mẹ: người mẹ thiếu máu
thường mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, khi đẻ có nhiều rủi ro.
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Hoạt động tư vấn ni con bằng sữa mẹ nêu lên lợi ích của việc nuôi con
bằng sữa mẹ; hướng dẫn bà mẹ đầy đủ về kỹ thuật nuôi con bằng sữa mẹ và
giải thích lợi ích của bú mẹ; cách giữ gìn nguồn sữa mẹ; hỏi kinh nghiệm nuôi
con của bà mẹ; giải thích tầm quan trọng của việc chăm sóc vú và xin phép
khám núm vú và tạo niềm tin là tất cả bà mẹ đều có thể ni con bằng sữa mẹ.
Tư vấn thiếu máu cho bà mẹ mang thai [25], [23].
Để phòng chống thiếu máu, bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng,
chế độ làm việc hợp lý, tất cả phụ nữ có thai cần uống thêm viên sắt/folic.
Nguyên tắc sử dụng là càng sớm càng tốt, ngày uống 1 viên trong suốt thời
7
gian có thai đến hết 1 tháng sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày và kéo
dài sau đẻ 42 ngày. Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ rệt có thể tăng từ
liều dự phịng lên liều điều trị 2-3 viên/ngày. Việc tuân thủ theo chế độ trên là
rất quan trọng để dự phòng và điều trị thiếu máu.
Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở bà mẹ
bình thường. Do đó người ta đã coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản
khoa. Đối với con, thiếu máu thường gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh
cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên
lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.
* Dấu hiệu nguy hiểm trước sinh
Trong q trình mang thai, có khá nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tai biến
sản khoa, Những nguy cơ này được biểu hiện bằng một số các dấu hiệu nguy
hiểm như ra máu nhiều, đau bụng, nôn, phù, tăng huyết áp,…Theo TCYTTG,
bất kỳ ở quốc gia nào, tỷ lệ phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tai biến sản
khoa hằng đinh vào khoảng 15%. Những dấu hiệu nguy hiểm thường thấy
nhất trong khi mang thai bao gồm chảy máu âm đạo nghiêm trọng, phù
tay/mặt và nhìn mờ. Trang bị kiến thức giúp bà mẹ nhận biết được những dấu
hiệu này sẽ đảm bảo được việc sinh nở an tồn, tìm kiếm can thiệp chun
mơn đúng thời điểm trong những trường hợp khẩn cấp [26]. Một số dấu hiệu
có liên quan đến thiếu máu và huyết áp cao như hoa mắt, chóng mặt, phù
tay/mặt, đau đầu được nhiều người biết đến nhất [27, 28]. Tuy nhiên, tỷ lệ này
vẫn còn rất khiêm tốn khi so với cả quần thể nghiên cứu mặt khác tỷ lệ người
phụ nữ không có kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm trước sinh còn cao lên đến
31,5% [27]. Trong một nghiên cứu khác tại 3 quốc gia châu Phi thì chỉ có
51,6% đến 66,4% số bà mẹ nhận được tư vấn đề dấu hiệu đau bụng và ra máu
âm đạo là dấu hiệu nguy hiểm cần được khám ngay khi mang thai còn những
bà mẹ còn lại chủ yếu nhận biết dựa trên kinh nghiệm của những lần có thai
8
trước hoặc do người khác truyền đạt lại [29]. Nhận biết được các dấu hiệu
nguy hiểm của người phụ nữ trong thời gian mang thai cịn có sự khác biệt
giữa những người phụ nữ ở nông thôn và thành thị cụ thể như dấu hiệu ra máu
âm đạo trong thời gian mang thai (12,8% so với 16,5%), nhiễm trùng/đau
bụng sau khi xuất viện/dịch âm đạo có mùi hơi (2,7% so với 6,9%) [28]. Phụ
nữ ở thành thị có hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc trước sinh thường xun
và nhiều hơn so với những người phụ nữ ở vùng nông thôn do tiếp cận dễ
dàng hơn với internet cũng như thu nhận thông tin qua các kênh quảng cáo và
trao đổi thông tin với bạn bè.
Các dấu hiệu nguy hiểm trước khi sinh bao gồm: ra máu nhiều, kéo dài;
đau đầu dữ dội, kéo dài; hoa mắt, chóng mặt; nôn; phù tay/mặt; co giật; sốt;
đái buốt, đái rắt; đau bụng dữ dội; và các dấu hiệu khác
1.2.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trong khi sinh
Chuyển dạ là quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho cả
mẹ và sơ sinh vì vậy sản phụ cần phải chuẩn bị tâm lý tốt và được người có
chun mơn giúp đỡ trong suốt q trình này.
Các bà mẹ có rất nhiều lựa chọn về địa điểm sinh con mà thống nhất là
đẻ ở tại cơ sở y tế, do cán bộ y tế đỡ đẻ. Một số điểm cần lưu ý đến chăm sóc
khi đẻ như sau: các điều kiện và phương tiện đỡ đẻ sạch, đỡ đẻ kịp thời phịng
tránh và xử trí kịp thời, con đẻ ra luôn được ở cạnh mẹ, được hỗ trợ tinh thần
và thể lực trong lúc sinh con, bà mẹ cho trẻ con bú sớm sau đẻ trong vòng 30
phút đến 1 giờ.
Tư vấn cho sản phụ
Nguyên tắc chung về tư vấn trong chuyển dạ là động viên để sản phụ
bớt lo âu, lắng nghe những điều khiếnbản thân gia đình và sản phụ lo lắng,
thơng cảm và tơn trọng những truyền thống văn hố và tơn giáo của sản phụ.
Nói cho sản phụ và gia đình họ biết những điều có thể xảy ra và làm cho sản
9
phụ hiểu về tình trạng của họ và cách xử trí để làm giảm sự lo âu và giúp họ
chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy ra. Thơng báo cho sản phụ và
gia đình về những tai biến thường gặp khi chuyển dạ.
Các nguyên tắc theo dõi khi chuyển dạ thường
Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Người nữ
hộ sinh phải giải thích những lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế để sản phụ
được chăm sóc chu đáo. Trong trường hợp không thể đến được cơ sở y tế, nên
mời cán bộ y tế có chuyên môn đỡ. Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ
chuyển dạ một cách tồn diện, có hệ thống, phải thành thạo các thao tác
chuyên môn, phải biết ghi và phân tích được một biểu đồ chuyển dạ để phát
hiện các yếu tố bất thường trong theo dõi chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện
tuyến trên để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và con.
Nếu sản phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y tế, người nữ hộ sinh cần
chuẩn bị những dụng cụ tối thiểu, cần thiết và đảm bảo vô khuẩn cùng với
những dụng cụ để chăm sóc sơ sinh ngay sau đẻ. Nếu sản phụ đẻ tại nhà, phải
sử dụng gói đẻ sạch. Khi đỡ đẻ, đỡ rau, kiểm tra rau, làm rốn sơ sinh phải thao
tác đúng quy trình. Một số trường hợp phải bóc rau nhân tạo, kiểm sốt tử
cung, khâu tầng sinh mơn cũng phải thao tác đúng quy trình và đảm bảo vơ
khuẩn mới hy vọng góp phần hạ bớt tỷ lệ 5 tai biến sản khoa.
Tận tình, kiên nhẫn và tỷ mỷ là những đức tính cần thiết của người
chăm sóc chuyển dạ. Trong q trình theo dõi chuyển dạ cán bộ y tế cần động
viên, hỗ trợ về tinh thần để giúp cho sản phụ giảm bớt sự lo âu.
Theo dõi chăm sóc bà mẹ trong hai giờ đầu sau đẻ
• Sản phụ vẫn nằm ở phịng đẻ.
• Theo dõi mẹ: theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu
âm đạo tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và
120 phút.
10
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ
Tư vấn về con nằm chung với mẹ
• Mẹ sẽ chăm sóc con kịp thời hơn.
• Trẻ ít khóc hơn.
• Thời gian bú mẹ sẽ được lâu hơn.
Tư vấn về bú sớm
• Lợi ích của sữa non.
• Khơng vắt bỏ sữa non, cần cho bú cả sữa non.
• Sữa về sớm hơn.
• Trẻ tăng cân tốt hơn.
• Ít bị cương vú tắc sữa.
Cách cho con bú
• Cho con bú ngay sau đẻ, càng sớm càng tốt.
• Cho trẻ nằm thoải mải trên ngực người mẹ, da áp da.
• Cho trẻ bắt vú (dấu hiệu trẻ sẵn sàng là mở miệng, quay về phía vú,
nhìn quanh).
Tư thế bú đúng
• Giữ cho đầu và thân bé thẳng.
• Mặt bé hướng về phía vú, mũi ứng với núm vú.
• Áp thân bé vào thân người mẹ.
• Nâng tồn bộ thân bé, khơng chỉ nâng cổ và vai.
• Bà mẹ cho núm vú chạm vào mơi bé.
• Ðợi khi miệng bé mở rộng chuyển nhanh núm vú vào miệng bé, giúp
bé ngậm sâu tới tận quầng vú.
• Mút vú có hiệu quả là mút chậm, sâu, có nghỉ.
• Hỗ trợ tại nhà nếu cần thiết.
• Hướng dẫn sản phụ các tư thế cho trẻ bú: ngồi, nằm nghiêng.
11
Dấu hiệu nguy hiểm trong khi sinh
Mỗi năm có khoảng 10-15 triệu phụ nữ phải chịu hậu quả từ những biến
chứng từ quá trình mang thai và sinh đẻ [30]. Ngun nhân chính gây tử vong
mẹ có thể kể đến băng huyết sau sinh, sản giật, chuyển dạ kéo dài và nhiễm
trùng [31]. Hậu quả của những biến chứng nguy hiểm trong khi sinh của bà
mẹ sẽ dẫn đến trẻ sơ sinh bị ngạt, chiếm hơn 50% tử vong sơ sinh giai đoạn
sớm tại Tanzania [32]. Theo nghiên cứu mới đây nhất của tổ chức Y tế thế
giới (WHO) thì tử vong mẹ do chảy máu sau sinh chiếm 29,9% trong tổng số
những nguyên nhân gây tử vong mẹ [33] tiếp sau đó là tử vong do cao huyết
áp và nhiễm trùng. Những tai biến trong quá trình sinh đẻ của người phụ nữ
có thể tránh được bằng cách theo dõi đánh giá tình trạng mẹ và thai nhi
thường xuyên, can thiệp thủ thuật kịp thời, giảm thời gian chuyển dạ, chuyển
tuyến nếu cần thiết [30, 34]. Để đánh giá được tình trạng mẹ và thai địi hỏi
người cán bộ y tế phải được đào tạo chuyên sâu về quản lý thai nghén và
những dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ của bà mẹ để đưa ra được những xử
trí kịp thời. Mặt khác, kiến thức của người phụ nữ mang thai cũng không kém
phần quan trọng trong việc đưa ra quyết định sinh đẻ. Trong một nghiên cứu
tại Đắc Lắc, tỷ lệ bà mẹ biết ít nhất 1 dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ cần
phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế là khá thấp, chiếm 64,13%. Tỷ lệ hiểu biết
về từng dấu hiệu nguy hiểm cũng các bà mẹ lại rất thấp như co giật, thấy chân
hoặc tay của thai nhi ra trước hoặc đau đẻ kéo dài quá 12 giờ. Đây cũng là
một nội dung rất quan trọng liên quan đến cấp cứu sản khoa và cũng chính là
những nguy cơ chính gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh cần được đưa vào nội
dung can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và gia đình.
Các dấu hiệu nguy hiểm trong khi chuyển dạ bao gồm:
- Chuyển dạ kéo dài quá 12 giờ
- Sốt
12
- Co giật
- Ra máu nhiều
- Ra nước ối
- Thấy tay, chân thai ra trước
- Các dấu hiệu khác
1.2.3. Kiến thức và thực hành về chăm sóc giai đoạn sau sinh
Tổ chức Y tế Thế giới thống nhất sử dụng thuật ngữ “giai đoạn sau sinh”
(postnatal period) để đề cập đến những vấn đề sức khỏe của sản phụ và sơ sinh
tính từ khi rau sổ đến hết ngày thứ 42 (6 tuần lễ), còn gọi là thời kỳ hậu sản.
Khái niệm này bao hàm cả khái niệm về thời kỳ hậu sản (postpartum) trong 6
tuần lễ và thời kỳ sơ sinh (newborn period) trong 4 tuần lễ. Giai đoạn sau sinh
kết thúc khi chức năng sinh lý và giải phẫu của cơ quan sinh dục của người mẹ
trở lại trạng thái bình thường và có thể sinh hoạt tình dục.
Để mô tả rõ hơn các hoạt động về chăm sóc y tế trong giai đoạn sau sinh,
giai đoạn này lại được chia ra thành các giai đoạn nhỏ:
(1) Giai đoạn ngay sau sinh (immediate postnatal): 24h đầu sau khi sổ rau
(2) Giai đoạn sau sinh sớm (early postnatal): ngày 2 đến hết tuần đầu tiên
(3) Giai đoạn sau sinh muộn (late postnatal): tuần 2 đến hết tuần 6.
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, 60,6% tử vong bà mẹ và 32% tử
vong trẻ sơ sinh xảy ra trong vòng 48h sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy
rằng: nếu mẹ và con được chăm sóc y tế thích hợp sau sinh thì có đến 90%
các trường hợp có thể làm giảm tử vong sơ sinh từ 10% đến 27%.
Chăm sóc sau sinh bao gồm chăm sóc về thể chất, tinh thần đặc biệt là
chăm sóc về chuyên môn của nhân viên y tế, bản thân bà mẹ, gia đình và cộng
đồng, trong đó sự chăm sóc liên tục của nhân viên y tế là quan trọng nhất.
Dấu hiệu nguy hiểm sau sinh
Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh trong vòng 28 ngày sau
sinh của bà mẹ đóng vai trong quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ sau
sinh. Đặc biệt quan trọng hơn ở những vùng có năng lực y tế hạn chế [35]. Tuy
13
nhiên trong nhiều nghiên cứu, phần lớn bà mẹ và các thành viên trong gia đình
khơng nhận biết được những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh như chảy máu âm
đạo, đau bụng dưới dữ dội, rách âm đạo…[36, 37]. Hậu quả là một khi biến
chứng xảy ra với bà mẹ thì bản thân bà mẹ và gia đình ở thế bị động đối phó
với tình huống khẩn cấp, do đó cung cấp kiến thức đầy đủ cho bà mẹ về các
dấu hiệu nguy hiểm sau sinh sẽ góp phần làm giảm biến chứng sau sinh và
giảm thời gian chậm trễ xử trí.
Các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh bao gồm: chảy máu nhiều; sốt; co giật;
khí hư có mùi hơi; đau bụng dưới dữ dội; đau đầu dữ dội; sưng đau vú; sa dạ
con; rách âm đạo; các dấu hiệu khác.
Những nguy cơ của bà mẹ:
- Nguy cơ về sức khỏe- bệnh tật:
Trong thời kỳ hậu sản, sức khỏe bà mẹ có thể bị đe dọa bởi nhiều vấn đề
sức khỏe. Một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây
tử vong bao gồm; chảy máu muộn sau đẻ, sản giật, … Đau, mệt mỏi, lo lắng
buồn chán và trầm cảm là những biểu hiện sức khỏe rõ rệt nhất của bà mẹ
trong thời kỳ này: có 55% bà mẹ ở Canada và 76% bà mẹ ở Mỹ cho biết cảm
thấy mệt mỏi ở tháng thứ 2 sau sinh.
Về triệu chứng đau: đau ở vùng khung chậu (45,9% tại Canada), đau vết
mổ (83% ở Mỹ), đau vùng lưng (54,5% ở Canada), đau đầu (23%)[38-40].
Tổng hợp một số các nghiên cứu về sức khỏe bà mẹ sau sinh một số
nước trên thế giới, cho thấy có khoảng gần 20 các vấn đề sức khỏe mà bà
mẹ đang phải đương đầu trong giai đoạn sau sinh sau khi ra viện, bao gồm
các cảm giác về đau, các vấn đề về vú, đường tiết niệu, đường sinh dục và
các vấn đề về tâm lý như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ đến lãnh cảm [4143] (xem bảng 1.1)
14
Bảng 1.1. Tổng hợp các vấn đề sức khỏe của bà mẹ sau sinh
Vấn đề sức khỏe
STT
Italia [43] Pháp [43]
Thổ Nhĩ
Australia
Kỳ [44, 45]
[45]
1.
Đau lưng
344 (49,4) 279 (47,4)
2.
Đau đầu
157 (22,5) 122 (20,7)
3.
Trĩ
115 (16,5) 97 (16,4)
4.
Căng giãn tĩnh mạch
572 (8,2) 105 (17,9)
5.
Táo bón
88 (12,6)
85 (14,5)
6.
Tiểu khơng tự chủ
12 (1,7)
45 (7,6)
7.
Đái buốt, đái rắt
7 (1.0)
18 (3,0)
8.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
10 (1,4)
11 (1,9)
9.
Nhiễm khuẩn âm đạo
16 (2,3)
27 (4,6)
10.
Giao hợp đau
83 (11,9)
92 (15,6)
394 (26,3)
11.
Lãnh cảm
122 (17,5) 147 (24,9)
242 (18,2)
12.
Mất ngủ
98 (14,1) 157 (26,7) 90 (80,4)
13.
Lo lắng
252 (36,2) 207 (35,2)
14.
Trầm cảm
142 (20,4) 112 (19)
15.
Mệt mỏi
321 (46,1) 285 (48,4)
16.
Các vấn đề về vú
17.
Ho và cảm lạnh nhiều
hơn bình thường
577 (43,5)
326 (24,6)
69 (61,7)
172 (10,7)
16 (14,3)
97 (86,6) 260 (19,6)
921 (69,4)
80 (71,4) 203 (16,9)
156 (11,6)
18.
Đau cơ đáy chậu
279 (21,0)
19.
Vấn đề khác (đau vết mổ)
147 (60,7)
Kiến thức về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì
có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ
sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ - con.
15
Bổ sung và nâng cao kiến thức còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản
thân và con một cách khoa học [38].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kiến thức và thực hành về chăm
sóc sau sinh của bà mẹ chưa được chính bản thân bà mẹ và các thành viên khác
trong gia đình quan tâm nhiều như kiến thức về mang thai và sinh nở. Một
nghiên cứu của tác giả Kimberly Smith (2004) trên 428 bà mẹ ở Mali cho thấy
có 80% bà mẹ khẳng định cần có kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh,
trong khi tỷ lệ trả lời đối với chăm sóc sau sinh chỉ có 60%. Nghiên cứu này
cũng cho thấy có 21,1% các bà mẹ khơng biết cần phải đi khám lại sau sinh,
18% các bà mẹ cho rằng chỉ đi khám sau sinh khi xuất hiện bất thường, chỉ có
2,1% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải có cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trong
vịng hai tuần đầu sau sinh [46]. Về kiến thức, nghiên cứu của Reza Sharafi
(2013) trên 316 bà mẹ tại Iran cho thấy, kiến thức về chăm sóc sơ sinh cua các
bà mẹ chỉ ở mức trung bình: với 78,5%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là
13,3%. 8,2% bà mẹ khơng có kiến thức về chăm sóc con sau sinh [47].
Về thực hành chăm sóc sau sinh, một nghiên cứu của tác giả Gyawali
và cộng sự cho thấy chỉ có 32% trong số các bà mẹ tham gia nghiên cứu cho
biết có được khám lại sau khi sinh, 86,4% các bà mẹ được uống Vitamin A
sau sinh [48].
Các nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiến
thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Chẳng hạn như một
nghiên cứu ở Ấn Độ của tác giả Kate J Kerber và cộng sự trên 1935 đối tượng
nghiên cứu cho thấy có 66% các bà mẹ thành thị sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại sau khi kết thúc thời kỳ hậu sản, trong khi tỷ lệ này ở nơng thơn chỉ
có 41%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc xuất viện quá sớm sau sinh của bà
mẹ (2-3 giờ sau sinh) dẫn đến việc bà mẹ mất cơ hội được hướng dẫn về chăm
sóc sau sinh bởi các cán bộ y tế. Nơi sinh cũng quyết định đến việc sử dụng
16
các dịch vụ chăm sóc sau sinh. Chỉ có 7,5% các bà mẹ sinh con tại nhà được
khám lại sau sinh, trong khi tỷ lệ khám lại sau sinh ở các bà mẹ sinh con ở các
cơ sở y tế là 71%. Yếu tố cộng đồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến
thức và thực hành cho bú sớm. Một nghiên cứu khác của tác giả Jyoti
Kulkami tại thành phố Indore trên 100 bà mẹ cho thấy một trong những
nguyên nhân không cho trẻ bú sớm đối với các bà mẹ có con so là ngượng
phải cho bú trước mặt mọi người [49]. Tỷ lệ các bà mẹ được tự quyết định
trong việc chăm sóc cho bản thân và cho con rất thấp (24,2%), trong khi
người quyết định thường là mẹ chồng: 30,9%.
Nghiên cứu về kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ rất
thấp. Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách năm 2009 tại 14 tỉnh miền bắc và Tây
Nguyên cho thấy kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm cho bà mẹ
sau sinh rất yếu, chỉ có 42,1% phụ nữ sau sinh được chăm sóc tại nhà bởi cán
bộ y tế, y tế thơn bản và bà đỡ dân gian. Chỉ có 14,9% biết thời điểm cần sử
dụng BPTT sau đẻ [50]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê
Thị Vân và Vương Tiến Hịa về thực trạng cơng tác chăm sóc sau sinh tại
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2003 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức
về CSSS đạt là 40%, trong khi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm chỉ đạt
25,6%, kiến thức về các biện pháp KHHGĐ cũng chỉ đạt 29,2%. Chỉ có
50,7% và 59,5% các bà mẹ có kiến thức phải bổ sung viên sắt và vitamin A
thời kỳ sau sinh [51, 52].
Tổng quan hệ thống của UNFPA (2007) cũng cho thấy kiến thức của bà
mẹ về chăm sóc sau sinh rất thấp. Khoảng 3/4 các bà mẹ biết thời điểm cho
bú mẹ. Tuy nhiên các bà mẹ không biết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho
con, cũng như sử dụng BPTT đúng cách [4]. Đặc biệt các bà mẹ ở miền núi,
KAP về làm mẹ an toàn khá thấp (Kiến thức khá: 13,1%, thái độ đúng:
36,4%, và thực hành đúng: 10%) [53-55].
17
Không chỉ yếu, và thiếu kiến thức, thực hành về CSSS, ở Việt Nam còn
chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về giá trị, niềm tin truyền thống hay gọi
là tập quán. Nghiên cứu của Lê Minh Thi, 2003 tại Ân Thi, Hưng Yên cho
thấy thời gian ở cữ theo quan niệm truyền thống là 100 ngày (3 tháng 10
ngày). Bà mẹ trong thời gian ở cữ cũng phải tuân theo rất nhiều các kiêng kỵ
trong chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ví dụ, kiêng gội đầu và tắm bằng nước
lạnh, kiêng xem tivi, đọc sách, kiêng ăn cá và những chất tanh, kiêng ánh
nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tác giả chia ra 3 cấp độ của các tập quán chăm
sóc sau sinh, bao gồm: (1) các yếu tố ích lợi: bao gồm các thực hành có lợi
cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh như ăn nhiều thức ăn, tránh uống các đồ
uống nóng như rượu., (2) các yếu tố trung tính: khơng có lợi hay có hại cho
sức khỏe BMTE như khơng chải đầu, không soi gương, không gọi điện thoại,
nhét bông vào tai, mặc áo dài tay (trong thời tiết nóng), đi tất, khơng cắt móng
chân, móng tay và (3) nhóm yếu tố gây hại: bao gồm kiêng ăn một số loại
thực phẩm nhiều dinh dưỡng như cá, hoa quả, hải sản, thịt bị, kiêng uống
nhiều nước, khơng sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản [55].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành chăm sóc trước,
trong và sau sinh
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước, trong và sau sinh là dịch vụ
chăm sóc đảm bảo nhu cầu cần thiết cho phụ nữ khi có thai. Họ có thể dễ
dàng tiếp cận và khơng có sự cản trở nào trong việc tiếp cận và sử dụng dịch
làm mẹ an toàn (World Health Day 1998).
Kinh nghiệm triển khai các chương trình dịch vụ y tế cho thấy, thiếu
tiếp cận với các dịch vụ y tế nói chung sẽ làm gánh nặng bệnh tật tăng lên và
trong một số trường hợp thậm chí cịn dẫn đến tử vong.
Theo mơ hình sử dụng dịch vụ y tế của Anderson 1968 và được Friedler
sửa đổi năm 1981, mơ hình này hiện nay vẫn được coi là mơ hình thích hợp
18
cho việc sử dụng dịch vụ y tế. Mơ hình này chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế:
• Nhóm các yếu tố về đặc trưng cá nhân và các yếu tố về lịch sử sinh sản.
• Nhóm các yếu tố khả năng kinh tế, khả năng tiếp cận.
•
Nhóm các yếu tố về dịch vụ y tế.
1.3.1. Ảnh hưởng nhóm yếu tố về đặc trưng cá nhân và yếu tố về tiền sử
sản khoa
Thực tế cho thấy phụ nữ tuổi càng cao thì càng ít tiếp cận với dịch vụ y
tế; những người dân tộc thiểu số thì khả năng tiếp cận kém hơn so với người
Kinh; những phụ nữ sinh nhiều con, đẻ dày, nạo hút thai nhiều lần...thì càng ít
có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1.3.2. Tiếp cận về địa lý
Tiếp cận địa lý không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế
mà còn là chất lượng của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao
thông. Sự khan hiếm của các phương tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu
vùng xa và điều kiện đường xá không đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp
cận cơ sở y tế của phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ đi bộ đến cơ sở y tế
là việc thường gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thường được đo
lường bằng thời gian đến cơ sở y tế bằng các phương tiện thông thường. Theo
Campell và cộng sự, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm dịch vụ CSTS
là địa điểm của cơ sở y tế và sự sẵn có của phương tiện đi lại. Nếu thời gian
đến cơ sở y tế trên 30 phút bằng các phương tiện thơng thường tại địa phương
thì nhìn chung các bà mẹ sẽ ít đến cơ sở y tế mặc dù họ ốm nặng. Điều này
được giải thích bởi vấn đề tài chính và chi phí cơ hội quá cao. Thêm vào đó
người phụ nữ phải bỏ thời gian để đi một quãng đường quá dài mà có thể cán
bộ y tế lại khơng có mặt tại cơ sở y tế. Yếu tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới
tiếp cận dịch vụ; có những địa bàn từ thơn đi tới trạm y tế phải mất 4 tiếng đi
19
bộ; các xã càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế, đặc biệt là
dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp vì khơng thể vận chuyển sản phụ đến trạm vì
điều kiện đường xá đi lại khó khăn [56].
1.3.3. Tiếp cận về kinh tế
Đo lường bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi
của mình) để được chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và khơng
chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho người chăm nuôi...). Nghiên cứu
ở Code D’Voire và Peru cho thấy chi phí là một yếu tố cản trở hầu hết phụ nữ
ở đây sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và những người nghèo hơn
thì thường tìm đến những cơ sở kém chất lượng hơn. Điều đó cũng có nghĩa
là những người có thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lượng chăm
sóc tốt cho dù khoảng cách có xa hơn [57].
Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng những thuốc
cổ truyền hoặc đến các bác sĩ tư gần nhà. Ở nhiều vùng của châu Phi, điều kiện
kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế [57].
Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hưởng
tới việc sử dụng dịch vụ y tế. Ở Công Gơ, trong số 20 trường hợp tử vong
mẹ thì 13 trường hợp xảy ra vào vụ mùa thu hoạch, đó là thời gian mà phụ
nữ phải làm việc vất vả trên đồng ruộng khơng có thời gian đến cơ sở y tế
(Navvaro, 1998) [57].
1.3.4. Tiếp cận về văn hóa
Tỷ lệ tử vong mẹ thường bị tác động bởi hủ tục truyền thống và văn
hóa mà thường cản trở phụ nữ có được sự chăm sóc sức khỏe trước trong và
sau sinh[58]. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về văn hóa thường bị ảnh hưởng
là do các yếu tố về văn hóa và phong tục tập quán, khả năng giao tiếp với các
nhóm thiểu số khơng nói được ngơn ngữ phổ thơng. Niềm tin văn hố, cấu
trúc xã hội và đặc tính của mỗi cá nhân cũng rất quan trọng. Nhiều phụ nữ
20
cho rằng không cần thiết phải đi khám thai. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho
thấy khoảng 60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là khơng cần thiết. Ở
một số nơi, mang thai được xem như vấn đề sức khoẻ bình thường khơng cần
phải chăm sóc y tế, hoặc sự chăm sóc chỉ cần thiết khi người phụ nữ mang
thai cảm thấy có vấn đề. Ndyomugyenyi và cộng sự (1998) thấy rằng rất
nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của họ tại vùng nông thôn Uganda không biết
rằng chăm sóc thai nghén là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng
sức khoẻ của bà mẹ. Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về thai sản là một vấn đề
chính. Sự mang thai ngồi ý muốn cũng là lý do làm cho các bà mẹ khơng đi
khám thai. 60% số người khơng nhận được chămsóc thai nghén là mang thai
ngồi ý muốn [59].
Yếu tố bình đẳng về giới cũng là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng
trên thế giới. Việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ
nhiều khi được quyết định bởi mẹ chồng, chồng hoặc các thành viên khác
trong gia đình, cịn tiếng nói của bản thân người phụ nữ lại rất ít trọng lượng.
Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ
của các bà mụ vườn hoặc người thân. Một trong những nguyên nhân đó là yếu
tố văn hố. Bên cạnh đó, cịn có một vài lý do khác như mơi trường chăm sóc
y tế khơng thân thiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài
nơi khác sự có mặt của các nam nhân viên y tế là điều không thể chấp nhận
được đối với nền văn hoá của một số dân tộc (Sundari,1992) [60].
Báo cáo rà soát các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai
đoạn 2000-2005 của Bùi Thị Thu Hà cho thấy:
Một số yếu tố kinh tế - xã hội được kể đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín
ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu số và thu nhập thấp của bà mẹ có tác
động rõ rệt đến các thực hành sau sinh [6], [7], [8], [9]. Một số yếu tố khác có
thể cản trở phụ nữ tiếp cận chăm sóc trước sinh và sau sinh như hiểu biết kém,
21
khoảng cách mỗi lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận với dịch vụ và yếu tố về di cư
[10]. Chất lượng dịch vụ thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận của thai phụ [6].
Trong giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có chăm sóc trước sinh tốt sẽ có thực
hành tốt hơn khi sinh, và phụ nữ có chăm sóc trước sinh và khi sinh tốt có hành
vi chăm sóc sau sinh tốt hơn [12]. Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền
thống, các thực hành này được tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội. Niềm tin
tại địa phương, tập quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có những ảnh hưởng
quyết định về việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi này [3], [6], [11], [10].
Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm cả việc thiếu nhân lực, do khoảng cách
xa, đường xá khó đi hay thiếu các phương tiện vận chuyển (đặc biệt ở vùng
sâu và xa), và thói quen, phong tục của người dân địa phương trong việc chăm
sóc bà mẹ tại nhà. Thêm vào đó, văn hóa, truyền thống, gia đình và các yếu tố
kinh tế cũng là yếu tố thuận lợi cản trở sự tiếp cận của phụ nữ đến dịch vụ
chăm sóc SKSS [61].
Quyết định về địa điểm sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như
truyền thống đẻ tại nhà, đường đến các cơ sở y tế xa, thiếu người trơng coi gia
đình khi phụ nữ sinh tại cơ sở y tế, chi phí và quan niệm về dịch vụ y tế còn
kém tại trạm y tế xã [62].
Sau khi sinh tại các cơ sở y tế, các bà mẹ trở về nhà và phải tuân theo
rất nhiều các phong tục truyền thống theo thiết chế gia đình và cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về các tập quán truyền thống chăm
sóc sau sinh đã được thực hiện. Tập quán này bao gồm rất nhiều các thực
hành như chế độ ăn, vệ sinh và các hành vi chăm sóc sau sinh. Nhiều các tập
quán này được thực hiện với niềm tin như “tránh gió”, ngồi hơ lửa, tránh ra
khỏi nhà, khơng tắm sau sinh. Thời gian cho mỗi tập quán theo mơ tả có thể
từ 7 đến 100 ngày. Các thực hành sau khi sinh này là khác biệt giữa các dân
tộc [3], [6], [7], [10]. Một số thực hành được xếp là có lợi, tuy thế, rất nhiều
các tập quán khác là trung tính và/hoặc có hại [7].
22
Tại Lào, tỷ lệ phụ nữ chưa bao giờ đến trường cao nhất tại miền Bắc
(49,2%) và thấp nhất ở miền Trung (29%). Phụ nữ mang thai toàn quốc muốn
gặp bác sỹ, y tá, hoặc bà đỡ là (19,3%, 17,9% và 15,4%) một cách tương ứng.
Phụ nữ ở miền Trung sử dụng dịch vụ chăm sóc thời kỳ tiền sản là 37,1%,
nhiều hơn ở các vùng Miền Bắc và Miền Nam một cách tương ứng 32,5% và
24,6%. Phụ nữ ở thành thị được chăm sóc trong thời kỳ tiền sinh gấp 4 lần so
với phụ nữ ở vùng nông thôn 78,4% và 19,4% tương ứng [63].
Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số” cho thấy kiến thức,
hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng núi và đồng bằng về chăm sóc
sức khoẻ trước, trong và sau sinh cịn rất hạn chế, mơ hồ thậm chí cịn hiểu sai.
Mơ hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cịn mang tính bị động.
Ở đây cịn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen có ảnh hưởng xấu đến
hành vi chăm sóc sức khoẻ, coi việc sinh nở là chuyện kín đáo, cúng bái, tin
vào các bà đỡ. Bên cạnh đó thì khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của
địa phương, năng lực kinh tế của gia đình, trình độ học vấn, ngơn ngữ cũng ảnh
hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ bà mẹ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng
như chồng, người thân đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, chưa
khuyến khích được phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế [64].
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đắc Lắc có diện tích 13.125,37 km2, dân số tồn tỉnh tính đến năm 2012
đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/km². Trong đó, dân số
sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208
người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng
đồng dân cư Đắc Lắc gồm 47 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%;
các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30%
dân số toàn tỉnh.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2016 đến tháng 4 năm 2017.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Phụ nữ có con dưới 1 tuổi sẽ được phỏng vấn tại nhà. Những phụ nữ này
đều được thông báo về mục tiêu nghiên cứu, những quyền lợi và tình nguyện
tham gia điều tra.
24
Tiêu chuẩn loại trừ
Phụ nữ không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phụ nữ không mắc các bệnh
lý tâm thần.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
* Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo cơng thức tính cỡ mẫu
n=
Trong đó:
Z
2
(1−α / 2 )
p(1 − p )
d
2
n= Cỡ mẫu tối thiểu.
Z(1-α/2) = Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì Z=1,96).
p = Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về chăm sóc trước, trong, sau
sinh là 22% [35].
d = Độ chính xác mong muốn (chọn d =0,04).
Cỡ mẫu tối thiểu tính được là 412 bà mẹ, chúng tơi lấy thêm 10% đề
phịng một số bà mẹ không tham gia nghiên cứu do thất lạc, được cỡ mẫu là
470 bà mẹ, thực tế phỏng vấn 497 bà mẹ.
* Chọn mẫu theo các bước sau:
Lập danh sách 15 xã của huyện Cư Kuin và Buôn Đôn. Lựa chọn tại
huyện Cư Kuin 4 xã (bao gồm xã Cư E Wi, Ea Hu, Ea Tiêu, Ea Ning) và
huyện Buôn Đôn 4 xã (bao gồm Ea Wer, Ea Huar, Ea Bar, Tân Hòa).
Lập danh sách tất cả các bà mẹ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu trong
từng xã của 2 huyện.
Tính số bà mẹ cần nghiên cứu theo từng xã của 2 huyện theo tỷ lệ dân
số, xã nhiều bà mẹ thì lấy vào mẫu nghiên cứu lớn hơn.
Chọn ngẫu nhiên đơn các bà mẹ vào mẫu nghiên cứu dựa trên danh sách
các bà mẹ trong xã.
25
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu chính
2.4.1. Nhóm biến số về đặc trưng cá nhân của bà mẹ
Nhóm biến số nghiên cứu về một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ người
tham gia nghiên cứu có nhóm biến số về đặc trưng cá nhân: tuổi, dân tộc, trình
độ học vấn, nghề nghiệp. Các chỉ số tỷ lệ phần trăm (%) theo nhóm tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn (không biết chữ, tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông, cao đẳng-đại học trở lên), nghề nghiệp... theo các biến số nêu trên.
2.4.2. Nhóm biến số về kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh
* Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trước sinh: lợi ích khám thai (số
lần, thời gian, lý do, thời điểm, nơi, người khám), tiêm phòng uốn ván, uống
viên sắt, các dấu hiệu nguy hiểm thường gặp. Các chỉ số về tỷ lệ phần trăm
các biến số nêu trên trong đó tỷ lệ phần trăm theo tổng số dấu hiệu bà mẹ kể
được (sốt, phù, chảy máu âm đạo, tăng huyết áp...).
* Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc trong sinh: các dấu hiệu nguy
hiểm trong quá trình chuyển dạ, việc làm sau sinh, và tiếp tục nuôi con bằng
sữa mẹ, thời điểm nên cho trẻ bú lần đầu tiên sau sinh.
* Nhóm biến số kiến thức về chăm sóc sau sinh: các biến số về các
dấu hiệu nguy hiểm bà mẹ khi sau sinh thường gặp, xử trí của các bà mẹ
khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết khám lại sau sinh, ủ ấm
trẻ sơ sinh, các biến chứng sau đẻ cho mẹ sơ sinh và 5 TBSK, (chảy máu,
nhiễm trùng, vỡ tử cung,..). Chỉ số tỷ lệ phần trăm về tổng số dấu hiệu bà
mẹ kể được (ra máu nhiều, sốt kéo dài, co giật, đau bụng kéo dài và tăng
lên), cách xử trí (để tự khỏi, tự điều trị, đến phịng khám tư, cúng, thầy
lang...), và cho đủ các biến số nêu trên.
2.4.3. Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh
* Nhóm biến số về thực hành chăm sóc trước sinh: các biến số đã khám
thai, số lần khám thai, các lý do nếu không khám thai, nơi khám thai, số lần