Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Xây dựng mô hình trình diễn vườn chuyên canh quýt đường bằng nguồn giống sạch bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 61 trang )

UBND H. CHÂU THÀNH A

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

PHÒNG CÔNG - THƯƠNG

TỈNH HẬU GIANG

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VƯỜN CHUYÊN CANH QUÝT
ĐƯỜNG BẰNG NGUỒN GIỐNG SẠCH BỆNH
Mã số đề tài:
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Phúc Hùng
Cán bộ tham gia đề tài:
- Phạm Hoài An
- Đỗ Văn Hải
- Nguyễn Văn Nguyên
- Lê Quan Hà
- Lê Văn Chính
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu

Ngày

tháng năm 2009
Chủ nghiệm đề tài

Ngày tháng
năm 2009
Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài



1


TÓM LƯỢC :
Cây có múi nói chung, cây quýt Đường nói riêng là loại cây có giá trị kinh
tế cao, nhưng những năm gần đây lại bị dịch bệnh tấn công làm thiệt hại kinh tế
rất nhiều cho bà con nông dân trồng những loại cây này. Vì vậy mục tiêu của đề
tài là cải thiện lại vùng chuyên canh sản xuất cây quýt Đường ở huyện Châu
Thành A theo hướng tăng năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm đồng thời
chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất quản lý dịch hại tổng hợp trên
cây quýt Đường - chọn hộ có vườn cách ly vườn cây bệnh, trồng giống sạch
bệnh, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển, trồng cây chắn gió, chăm sóc cây
khoẻ…. Xây dựng mô hình sản xuất bằng nguồn giống sạch bệnh và mô hình
trồng theo kỹ thuật thâm canh, tránh tái nhiễm Greening, Tristeza và duy trì sự
phát triển vườn quýt Đường theo hướng ổn định và bền vững.
Ban chủ nhiệm đã điều tra ngẫu nhiên 150 hộ nhà vườn ở 3 ấp Xẻo Cao,
Xáng Mới, Láng Hầm. Kết quả 105 phiếu ( hộ ) trồng cây có múi và 45 phiếu
( hộ ) trồng các loại cây ăn trái khác. Kết quả điều tra cho thấy, người dân trồng
cây nhưng thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật mới…
Ban chủ nhiệm đã chọn được 23 hộ tham gia thực hiện mô hình và đã
chuyển giao cây giống có múi sạch bệnh và tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông
dân về quy trình thâm canh cây quýt từ nguồn giống sạch bệnh, kết quả vườn
cây của dự án phát triển tốt, không bị tái nhiễm bệnh vàng lá Greening và bệnh
Tristeza, cho trái sớm, năng suất cao.
Tóm lại trồng cây giống có múi sạch bệnh và thực hiện theo quy trình
phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cây phát triển tốt không tái nhiễm bệnh vàng lá
Greening và Tristeza.

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:.................................................................................................trang 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÂY CÓ MÚI TRONG NƯỚC VÀ
THẾ GIỚI.................................................................................................trang 7
1.1 Đặc điểm Huyện Châu Thành A:..........................................trang 7
1.2 Nhu cầu sinh thái của cây có múi: .......................................trang 8
1.3 Bệnh vàng lá gân xanh, Tristeza trên cây có múi: ................trang 8
Chương 2.PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:........trang 12
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:..............................................trang 13
3.1 Kết quả điều tra hiện trạng cây có múi:...............................trang 14
3.2 Chọn điểm và chọn hộ dân triển khai dự án.........................trang 17
3.3. Kết quả phân tích mẫu bệnh vàng lá gân xanh ...................trang 20
3.4 Kết quả phòng trị rệp sáp và bệnh Tristeza……………… trang 20
3.5 Kết quả chỉ tiêu kỹ thuật sau 3 năm thực hiện.....................trang 21
3.6 Đánh giá kết quả đề tài.........................................................trang 28
3.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài …………………………….. trang 28
Chương 4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ.......................................trang 30
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................trang 31
5.1 Kết luận.....................................................................................trang 31
5.2 Kiến nghị. .................................................................................trang 31
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Hình1: Vườn quýt của nông dân ngoài đề tài .........................................trang 53
Hình 2a, 2b: Tập huấn cho nông dân .......................................................trang 54
Hình 3: Mô hình vườn quýt trong đề tài lúc 2 năm tuổi...........................trang 55
Hình 4: Kiểm tra sâu bệnh .......................................................................trang 56
Hình 5: BCN thu thập mẫu để phân tích ..................................................trang 56
Hình 6a: Đo chiều cao cây........................................................................trang 57
Hình 6b, 6c: Đo rộng tán cây....................................................................trang 57
Hình 7a,7b: Vườn cây ông Lập sau 3 năm trồng......................................trang 58
Hình 8a, 8b: Trái trong vườn cây thực hiện đề tài....................................trang 58
Hình 9 : Vườn cây chú Ba Vân.................................................................trang 59
Hình 10a,10b: Quýt trong vườn cây thực hiện đề tài................................trang 60
Hình 11: Trái quýt trong đề tài được bổ ra................................................trang 60
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số liệu điều tra hộ trồng cây có múi............................................trang 15
Bảng 2: Danh sách nông dân tham gia thực hiện đề tài ...........................trang 18
Bảng 3: Kết quả tập huấn, đào tạo............................................................trang 19
Bảng 4: Kết quả thực hiện & năng suất đạt được ở năm thứ 3.................trang 22
Bảng 5: Khối lượng sản phẩm phân theo kích cỡ.....................................trang 23
Bảng 6: Kết quả chỉ tiêu kỹ thuật sau 3 năm thực hiện............................trang 25
Bảng 7: Hạch toán so sánh........................................................................trang 26
Bảng 8: Tình hình sử dụng kinh phí..........................................................trang 30

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
VLGX: vàng lá gân xanh
KHKT: khoa học kỹ thuật
NCCĂQMN: Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam

4



Thông tin chung:
1- Tên đề tài:

2- Mã số:

Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn cây có múi
sạch bệnh ( quýt đường )
2- Thời gian thực hiện:

3- Cấp quản lý:

từ tháng 12/2004 đến tháng 12/2007

NN

CS

Tỉnh
x

4- Kinh phí:
Tổng số: 328.150.000 đ
Trong đó, từ Ngân sách NSKH: 148470.000 đ
5- Thuộc chương trình:
Phát triển: cây có múi và cây ăn trái đặc sản chất lượng cao của tỉnh
thuộc hướng ưu tiên: xây dựng các mô hình ứng dụng Khoa học Công

nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi theo Quyết
định số: 1075/QĐ-KH ngày 14/08/1997 và Quyết định số: 2140/QĐBKHCNMT ngày 05/11/1998 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT

7- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Phúc Hùng
Chức vụ: P.Phòng Công - Thương
Điện thoại: 0711.3 946407

Fax : 946 407

Cơ quan: Phòng Công - Thương huyện Châu Thành A, Hậu Giang
Địa chỉ: Thị Trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
8- Cơ quan chủ trì: Phòng Công - Thương huyện Châu Thành A
Điện thoại: 0711.3 946407
Địa chỉ: Thị Trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
9- Cơ quan quản lý: Sở Khoa Học- Công Nghệ Hậu Giang

MỞ ĐẦU:
5


* Sự cần thiết của đề tài:
UBND tỉnh đang có kế hoạch xây dựng quảng bá thương hiệu cho các trái
cây đặc sản như: bưởi Năm Roi Hậu Giang, quýt Đường Hậu Giang, cam Mật
Hậu Giang, Cam Sành Hậu Giang.
UBND tỉnh đã khẳng định nhóm cây có múi là nhóm cây cần phải ưu tiên
hỗ trợ, giúp nông dân trồng lại bằng nguồn cây giống sạch bệnh, để tăng thu
nhập cho nông dân từ kinh tế vườn.
Trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh sẽ
phấn đấu phục hồi lại các loại cây có múi đặc sản truyền thống của tỉnh.
Trong thời gian qua đã có cây giống sạch bệnh nhưng hiện tượng mua bán
và sử dụng cây giống trôi nổi vẫn còn phổ biến. Nhà vườn muốn phục hồi vườn
quýt bằng giống sạch bệnh nhưng thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin KHKT về
khâu chăm sóc và quản lý vườn một cách có hiệu quả. Vì vậy đề tài bao gồm các

nội dung: kết hợp giữa nghiên cứu với sự kế thừa kết quả sẵn có, đồng thời kết
hợp nghiên cứu với ứng dụng KHKT thông qua việc triển khai các mô hình
trồng chuyên canh cây quýt đường từ nguồn giống sạch bệnh bằng các biện pháp
tổng hợp. Đi đôi với việc ứng dụng thành tựu KHKT là các chính sách hỗ trợ để
nhanh chóng phục hồi vườn quýt Đường đồng thời cải thiện năng suất, chất
lượng của cây quýt đường ở huyện Châu Thành A.
* Mục tiêu của đề tài:
- Cải thiện vùng chuyên canh sản xuất quýt Đường và các cây có múi
trồng xen ở huyện Châu Thành A theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm.
- Quảng bá chuyển giao KHKT trong việc sản xuất và quản lý tổng hợp
cây quýt Đường, xây dựng mô hình sản xuất bằng cây giống sạch bệnh và mô
hình trồng theo kỹ thuật thâm canh.
- Tránh tái nhiễm bệnh Greening và bệnh Trissteza và duy trì sự phát triển
vườn quýt Đường theo hướng ổn định và bền vững.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÂY CÓ MÚI TRONG
NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
1.1. Đặc điểm Châu Thành A.
Sau chia tách và tái lập năm 2004, huyện Châu Thành A có tổng diện tích
đất tự nhiên là 15.658 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 13.731 ha
chiếm 87,69% tổng diện tích đất tự nhiên. Là huyện đầu nguồn của tỉnh Hậu
Giang, thuận tiện giao thông thủy bộ, có quốc lộ 1A, quốc lộ 61, tỉnh lộ 932 và
kênh Xáng Xà No đi qua. Đất đai phần lớn là đất phù sa được bồi đắp hàng năm
do thủy triều, nguồn nước dồi dào, hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp tưới
tiêu chủ động được. Là huyện có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, với khoảng
3.600 ha đất vườn Châu Thành A phát triển nhiều loại cây ăn trái đặc sản như

cam, quýt, xoài, vú sữa….có thể được phân thành hai vùng định hướng phát
triển như sau:
* Vùng ảnh hưởng triều khá: các xã Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh, Nhơn
Nghĩa A, tưới tiêu tự chảy 9 tháng/ năm, nước ngập bình quân 30 – 60 cm, thời
gian ngập 45 ngày ( bắt đầu 15/9 và kết thúc 30/10 ) có thể trồng các loại cây:
cam Mật, cam Sành, quýt Đường, Sầu Riêng ( Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, 2008)
* Vùng ảnh hưởng triều yếu: các xã Tân Thuận, Tân Hòa, Trường Long
A, Trường Long Tây, Thị Trấn Một Ngàn, chênh lệch nước lớn, ròng thấp, nước
ngập bình quân từ 60 – 100cm, thời gian ngập 2 tháng ( bắt đầu 15/9 và kết thúc
15/11 ) có thể trồng các loại cây: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa lò rèn…( Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020, 2008)
Trong đó, nhóm cây có múi là nhóm cây có giá trị kinh tế cao cũng được
huyện tập trung khôi phục và phát triển.
Tuy nhiên trong những năm gần đây cây có múi bị dịch bệnh Greening,
Tristeza, loét… phá hoại nghiêm trọng, mặc dù được sự hỗ trợ vốn của Nhà
nước, sự cố gắng khôi phục vườn cây có múi của người dân, bởi loại cây đặc
sản này có giá trị kinh tế cao, nhưng sự nỗ lực, sự cố gắng trên vẫn bị dịch bệnh
Greening, Tristeza … phá hoại gây thiệt hại kinh tế vườn. Do người dân trồng
7


chưa có tập trung; diện tích trồng cây có múi còn nhỏ lẻ, manh múng và trồng
cây mới xen trong các vườn cây nhiễm bệnh, thiếu vốn sản xuất, chưa có ý thức
tốt trong phòng trừ bệnh vàng lá Greening, chủ yếu sử dụng giống trôi nổi
không rõ nguồn gốc, cây trồng vài năm bị nhiễm bệnh vàng lá Greening không
còn hiệu quả.
1.2. Đặc điểm của cây có múi.
* Nhu cầu sinh thái cây có múi:

Nhiệt độ: cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, nói chung có
thể sinh trưởng được ở 40 0 vĩ độ bắc, 400 vĩ độ nam. Cây có múi có thể sống ở 3
– 420 và phát triển ở 19 – 39 0, thích hợp nhất từ 23 – 29 0C, ( Quyết định số 1910
– 2000/QĐ-BNN-KHCN )
Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây có múi là 10.000 –
15.000 lux ( tương đương với nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ ),
( Quyết định số 1910 – 2000/QĐ-BNN-KHCN )
Nước: Cây có múi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm
hoa, ra hoa và kết quả. Tuy nhiên, cây có múi rất mẩn cảm với điều kiện ngập
úng. Trồng ở đất thấp, mực nước ngầm cao và không đào mương lên líp để trồng
dễ đưa đến tình trạng thối rể, yêu cầu về chất lượng nước tưới lượng muối NaCL
không quá 3g/ lít nước tưới ( Quyết định số 1910 – 2000/QĐ-BNN-KHCN ).
Đất đai: Đất trồng cây có múi phải có tầng canh tác dày, ít nhất là 0,6m,
loại đất để trồng cây có múi từ đất cát đến đất thịt pha sét, đất phải thông thoáng,
thoát nước tốt ,độ pH từ 5,5 đến 7,5, đất có hàm lượng hữu cơ cao ( 3% trở lên )
đất không bị nhiễm mặn ( Quyết định số 1910 – 2000/QĐ-BNN-KHCN ).
Vùng đất thấp như Đồng Bằng Sông Cửu Long phải đào mương lên líp để
xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác, vùng đất cao như miền Đông, Tây
nguyên phải chọn nơi có nguồn nước sông, suối, ao, hồ hoặc nước ngầm tưới
cho cây có múi vào mùa nắng ( Quyết định số 1910 – 2000/QĐ-BNN-KHCN )
1.3. Bệnh vàng lá gân xanh, Tristeza trên cây có múi.
Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) là loại dịch bệnh gây hại lớn nhất trên
cây có múi nếu không có biện pháp phòng trừ triệt để. Các nước Đông Nam Á,
8


Đài Loan, Trung Quốc đều bị bệnh Greening gây thiệt hại đáng kể trên nhóm
cây có múi, Trung Quốc là nước bị bệnh này gây hại sớm cách đây trên 30 năm.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích trồng cam quýt chiếm
khoảng 2/3 tổng diện tích của cả nước ( Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Biện pháp canh

tác tổng hợp để loại trừ dần bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam quýt ). Nông
dân có nhiều kinh nghiệm và tập quán lâu đời trong nghề trồng cam, quýt này.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua bệnh vàng lá gân xanh (VLGX ) đã làm thiệt
hại trầm trọng ngành trồng cam quýt của bà con nhà vườn.
Đến nay chưa có giống cam, quýt nào kháng được bệnh VLGX và cũng
chưa có thuốc phòng trị hữu hiệu ( Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Biện pháp canh tác
tổng hợp để loại trừ dần bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam quýt ).
Biện pháp phòng trừ triệt để bệnh này là: đốn cây bị bệnh, phun thuốc
phòng trị triệt để rầy chổng cánh (tác nhân trung gian truyền bệnh, rầy chít hút
nhựa trên cây bị bệnh, mang vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể và khi di chuyển sang
chích hút nhựa cây chưa nhiễm bệnh sẽ truyền vi khuẩn gây bệnh sang cây chưa
nhiễm làm cho cây này bị nhiễm ), trồng lại vườn cây bằng cây sạch bệnh được
sản xuất trong nhà lưới. Ngoài bệnh Greening, bệnh Tristeza do một loại siêu vi
khuẩn gây ra được lây truyền qua một loại rầy mềm cũng là loại dịch bệnh gây
hại đáng kể cho cây có múi.
Trong Hội nghị quốc tế bàn về hướng quản lý bệnh vàng lá gân xanh ở
các nước Đông Nam Á do tổ chức JIRCAS ( của Nhật Bản ) và Viện Nghiên cứu
cây ăn quả Miền Nam (NCCĂQMN) tổ chức tại Tiền Giang ngày 15/10/2004,
theo báo cáo của các chuyên gia các Viện Nghiên cứu cây ăn trái của các nước
Đông Nam Á thì từ năm 1994 đến nay bệnh vàng lá gân xanh ngày càng phát
triển mạnh. Ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia tỷ lệ vườn cây có múi
nhiễm bệnh vàng lá gân xanh chiếm trên 70%. Hướng khắc phục bệnh vàng lá
gân xanh chủ yếu là cung cấp giống sạch bệnh cho nông dân, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật đặc trị có khả năng lưu tồn lâu trong cây để phun phòng trị triệt để
rầy chổng cánh.
Ở Việt Nam, qua kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả
Miền Nam ( VNCCĂQMN ) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các
9



tỉnh ĐBSCL, thì trên 95% diện tích vườn cây có múi ở ĐBSCL nhiễm bệnh
vàng lá gân xanh ( tỷ lệ nhiễm trong vườn chiếm từ 5 – 95% ). Để cải thiện lĩnh
vực trồng cây có múi, trong những năm qua VNCCĂQMN đã thực hiện điều tra
cơ bản về nguồn gen các giống cây có múi tại các tỉnh ĐBSCL, bình tuyển và
chọn ra các cây đầu dòng có giá trị thương phẩm cao. Cây ghép gốc chanh Volka
có tốc độ phát triển nhanh, cho trái sớm hơn cây chiết hoặc cây ghép trên gốc
cam mật.
VNCCĂQMN cũng đã chuyển giao các mô hình nhân giống cây có múi
sạch bệnh trong nhà lưới cho thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Song song
đó, Trung Tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung Tâm Khuyến nông Tỉnh Hậu
Giang cũng đã tổ chức trồng thí điểm vườn cây có múi bằng nguồn giống sạch
bệnh trong nhà lưới ( với mức hỗ trợ giá cho nông dân từ 40 – 60% ). Tuy nhiên,
các hộ nông dân nhận cây trồng riêng lẻ nhau, xen kẻ trong vùng bệnh vàng lá
gân xanh phát triển, thiếu cán bộ kỹ thuật theo dõi chỉ đạo thường xuyên, không
có hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật cho người dân để phòng trị triệt để rầy chổng
cánh. Do đó, sau 3 – 4 năm trồng một số hộ chăm sóc kém, tỷ lệ cây bị nhiễm
bệnh vàng lá gân xanh chiếm trên 50%, các hộ chăm sóc tốt thì tỷ lệ cây bị
nhiễm bệnh vàng lá gân xanh chiếm từ 5 – 10%.
* Đặc điểm bệnh vàng lá gân xanh:
Tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh:
Là do vi khuẩn Liberobacter asiaticm và do rầy chổng cánh ( diaphorina
citri ) làm vector truyền bệnh. Ngoài ra bệnh còn lan truyền theo con đường
tháp, chiết, tỉa cành, thu hoạch. Vi khuẩn sống và sinh sản tốt trên cây rau dừa
cạn, trên một số cây bị bệnh nhưng không thể hiện triệu trứng vàng lá gân xanh
như: cây Hạnh, quýt Tiều, cây lá Cà Ri… ngoài ra rầy chổng cánh cũng thường
sống trên cây Kim quýt, cây Cần thăng, cây Nguyệt quới.
Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh:
Bệnh này khó phân biệt với bệnh thiếu kẽm thuần túy, bệnh thiếu kẽm
thường vùng xanh tạo thành đường thẳng và triệu chứng thể hiện đồng loạt, và ở
diện lớn.

10


Bệnh thường gây hại những cây ở ngoài bìa hoặc đầu bờ, thường ở hướng
Đông và hướng Tây. Triệu chứng đầu tiên trên lá già có những đốm vàng loang
lỗ, sau đó các lá đọt nhỏ lại, phiến lá ngã sang màu vàng, gân lá còn giữ màu
xanh đầu tiên, chỉ một vài nhánh trên cây bị bệnh.
Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng và chỉ còn một vài gân lá còn
xanh, bệnh nặng cả cây đều thể hiện triệu chứng một vài cành bị chết khô và
cuối cùng cây chết luôn.
Trái ở những cây bị bệnh thường nhỏ, nhạt màu ( quýt Đường rụng sớm ),
múi bên trong chai sượng, chẻ dọc trái thấy phần trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dày,
hạt bị hư, hoặc lép.
Biện pháp phòng trị và chống tái nhiễm bệnh vàng lá gân xanh là: đốn bỏ
hoàn toàn cây bị nhiễm bệnh, trồng lại giống cây sạch bệnh, và phòng trị tuyệt
đối rầy chổng cánh ở những lần cây ra đọt non, không nhân giống từ những cây
bị nhiễm bệnh, trồng cây chắn gió để ngăn chặn rầy từ nơi khác đến ( Tiêu
Chuẩn Ngành Trồng Cây Có Múi , 2000), gần đây Viện Nghiên cứu và Phát
triển Công nghệ Sinh học thuộc trường Đại Học Cần Thơ vừa đưa vào ứng dụng
kỹ thuật Polymerase Chain Reaction, để chuẩn đoán, phát hiện sớm bệnh vàng lá
gân xanh trên cây có múi, giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh trong vườn ươm, kể
cả vườn cây đang mang trái. Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cũng đã
thử nghiệm thành công việc trồng xen ổi Xá lị để ngăn ngừa rầy chổng cánh
truyền bệnh vàng lá gân xanh trong vườn cây ăn trái có múi.
* Đặc điểm của bệnh Tristeza
Triệu chứng bệnh Tristeza:
Bệnh gây thiệt hại nặng khi điều kiện môi trường không thích hợp, gây
thiệt hại khá nặng trên cây quýt Đường, chanh Tàu, gây thiệt hại trên cây quýt
Tiều, cam Sành và không gây thiệt hại trên Bưởi, Cần Thăng và Nguyệt Quới.
Cây bị nhiễm thường lùn, còi cọc, phát triển kém, lá hơi vàng ở rìa lá và nhỏ,

quan sát kỹ ở gân bánh tẻ ta thường thấy có những đoạn trong suốt, sưng lên, lá
dày, mặt lá sần sùi, gân cong, gân sưng, thân còi cọc gốc thân bị lõm chủ yếu ở
cành già. Trên thân thường có những vết lõm thân làm phần gỗ bên trong vặn
vẹo, bệnh lây lan nhanh làm cây lụi tàn dần.
11


Tác nhân: do virus Citrus tristeza virus gây ra và do rầy mềm làm tác
nhân lây truyền.
Biện pháp phòng trị: cũng sẽ được phòng trị như bệnh Greening ( Sở
Khoa học & Công nghệ Tỉnh Hậu Giang ).
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
Điều tra thu thập số liệu về hiện trạng cây quýt Đường và cây có múi
khác, điều tra về kỹ thuật canh tác, quản lý sâu, bệnh của nông dân. Tiến hành
điều tra gồm 3 ấp : ấp Láng Hầm, ấp Xẻo Cao, ấp Xáng Mới thuộc xã Thạnh
Xuân.
Phương pháp điều tra: dựa trên biểu mẫu điều tra tiến hành phỏng vấn,
điều tra ngẫu nhiên 150 hộ nông dân có làm vườn. ( phụ lục )
Phương pháp xử lý biểu mẫu điều tra: tổng hợp số liệu, nhận định tình
hình dựa vào số liệu, và những thông tin thu thập được trên mẫu biểu.
Khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ:
Chọn xã Thạnh Xuân ( cũ ) làm điểm trình diễn tập trung phù hợp với địa
hình, thổ nhưỡng, thủy triều và nông dân có kinh nghiệm làm vườn, chọn những
nhà vườn yêu thích khoa học.
Chọn những hộ trong vườn không còn cây có múi nhiễm bệnh Greening
hoặc vận động bà con đốn bỏ những cây nhiễm bệnh trong vườn, xây dựng đê
bao và trồng cây chắn gió nhằm ngăn chặn sự xâm nhập mầm bệnh vào vườn
cây sạch bệnh.
Bàn giao cho nông dân cây gốc ghép chanh Volka sạch bệnh được sản
xuất trong nhà lưới, loại cây này phát triển nhanh, cây khỏe mau cho trái.

Tiến hành 4 cuộc hội thảo nhằm học hỏi trao đổi kinh nghiệm và tập huấn
500 nhà vườn thực hiện theo mô hình thiết kế.
Phòng trị bệnh:
- Rệp sáp: cây giống trước khi trồng giũ bỏ bầu cũ và nhúng rễ vào dung
dịch Regent 800wp ( 1,6g/10 lít nước ) hoặc Subracide (30cc/15 lít nước).
-Rầy mềm, rầy chổng cánh:
+ Trồng cây chắn gió, tránh sự xâm nhập của dịch hại.
+ Trồng ổi xen trong vườn cây có múi.
12


+ Chăm sóc cho cây ra chồi tập trung.
+ Phát hiện sớm và phun thuốc trừ triệt để rầy mềm, rầy chổng cánh.
Giám định bệnh Greening :
- Phương pháp chọn mẫu gửi đi giám định: chọn ngẫu nhiên 20 vườn thực
hiện trong chương trình, mỗi vườn chọn 5 mẫu, mỗi mẫu chọn 10 – 20 lá có
triệu chứng đặc thù lốm đốm vàng.
- Phương pháp phân tích: theo phương pháp điện li để phát hiện vi
khuẩn thông qua việc ứng dụng kỹ thuật PCR ( Viện Nghiên cứu và Phát triển
Công nghệ Sinh học thuộc trường Đại Học Cần Thơ).
Thời gian thực hiện đề tài: 36 tháng bắt đầu từ 12/2004 – 12/2007
* Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài.
- Đưa cây giống sạch bệnh về nhằm khôi phục lại vườn cây có múi trên
địa bàn huyện.
- Xây dựng quy trình chuyên canh cây quýt Đường bằng nguồn giống
sạch bệnh.
- Xây dựng quy trình phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp, tránh tái nhiễm bệnh
vàng lá gân xanh, Tristeza…

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sau khi nhận được sự thống nhất của hội đồng Khoa Học – Công Nghệ
(KHCN) tỉnh Hậu Giang cho phép thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã ký
hợp đồng với Sở KHCN tỉnh Hậu Giang thực hiện. Đề tài thực hiện tại địa bàn
xã Thạnh Xuân ( cũ ), nay là Thị Trấn Rạch Gòi
Ban chủ nhiệm đã khảo sát, chọn hộ dân, đồng thời bàn giao cây giống
cho nhân dân trồng.
Ban chủ nhiệm điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây có múi trên địa
bàn huyện cũng như địa bàn triển khai dự án, kết quả thực hiện
13


3.1. Kết quả điều tra hiện trạng cây có múi trên địa bàn huyện Châu
Thành A.
Điều tra khảo sát 150 phiếu thì có 105 phiếu ( 70% ) trên cây có múi, 45 phiếu
( 30% ) trồng các loại cây khác như: xoài, sầu riêng, vú sữa…

14


Bảng 1: Số liệu điều tra hộ trồng cây có múi.
Chủng loại điều tra
Cam
Từ
Tiêu
chí
điều
tra

Trồng
cây

tự
chiết

Số hộ
DT
( ha)
Tỷ lệ
nhiễm
bệnh
NS
bình

Quýt
Từ

cây
giống Trồng
không

từ



hột

nguồn

Từ

Trồng


cây

cây

sạch

tự

bệnh

chiết

8

gốc
45

0

3

4,2

27,6

0

40-


40-

100

100

11

0

8,5

Bưởi
Từ

cây
giống Trồng
không

từ



hột

nguồn

Từ

Trồng


cây

cây

sạch

tự

bệnh

chiết

2

gốc
24

7

4

0,8

0,4

12

4,55


2

10-

40-

40-

10-

10-

100

100

100

100

100

10,5

8,8

8,8

7,6


9,2

quân

15

Chanh
Từ

cây
giống Trồng
không

từ



hột

nguồn

Từ

Trồng

cây

cây

sạch


tự

bệnh

chiết

1

gốc
4

0

1

0,2

2,7

0

50

10

10100

9,6


cây
giống Trồng
không

từ



hột

nguồn

Từ
cây
sạch
bệnh

6

gốc
0

0

0

0,5

3


0

0

0

0

40

40

0

0

0

0

10

9,6

0

0

0



Một số thông tin từ người dân trồng cây có múi:
Cách trồng cây có múi của nông dân:
* Cách thiết kế vườn và chuẩn bị đất trồng
Đa số nông dân trồng cam, quýt trên những vườn cũ, họ đốn những cây
chết sau đó đắp mô trồng lại cây mới. Nông dân ít quan tâm đến hướng để thiết kế
vườn cũng như trồng cây chắn gió.
* Giống và khoảng cách trồng.
Đa số người dân mua cây giống từ những thương buôn chạy ghe bán dạo
hay những trại nhân giống không phải là địa chỉ xanh, giá trung bình khoảng
3.000 – 4.000 đồng/ cây (so với cây sạch bệnh giá 10.000 đ/ cây). Hoặc họ chiết
những cây còn tốt trong vườn để làm giống.
Khoảng cách thường là: 2,5 – 3m đối với Quýt, cam Sành và 3 x 3m đối
với cam Mật.
* Chăm sóc:
Đa số nhà vườn, trong mùa nắng để cây khô nước thời gian dài, mực nước
trong mương không ổn định, như mùa khô rút cạn nước mương và mùa lũ mực
nước trong mương dân cao.
Nhà vườn bón phân chưa cân đối, bón đạm nhiều chưa trú trọng lân và kali
( thường người dân sử dụng ½ lượng phân Ure + với ½ lượng phân 20 – 20 -15
trong suốt vụ ), đặc biệt ít nhà vườn sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ để bón
cho vườn cây.
Công tác cắt tỉa cành, tạo tán cũng ít quan tâm.
* Công tác phòng trị sâu, bệnh.
Người dân biết được mối nguy hại của bệnh vàng lá gân xanh, bệnh
Tristeza, biết được tác nhân truyền bệnh là rầy chổng cánh, rầy mềm nhưng chưa
biết cách phát hiện sớm rầy chổng cánh, rầy mềm, phương pháp phòng bệnh như
cắt tỉa cành bệnh, loại bỏ mầm bệnh khỏi vườn…và phương pháp phòng, trị hiệu
quả rầy mềm, rầy chổng cánh.


16


* Năng suất :
Vườn quýt nông dân trồng năm thứ 3 năng suất trung bình 8,6 tấn/ ha.
Nhưng sau năm thứ 3 trở đi cây bị suy dần, tỉ lệ tái nhiễm bệnh vàng lá gân xanh,
tristeza từ 40% trở lên, nên vườn cây của nông dân không còn hiệu quả hoặc hiệu
quả không cao.
Đánh giá kết quả.
Qua điều tra cho thấy số hộ trồng cây có múi nhiều và chiếm diện tích lớn.
Thuận lợi của người dân trồng cây có múi là đất phù sa được bồi đắp hàng năm
phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây có múi phát triển tốt, chủ động
được nước tưới tiêu. Khó khăn là thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin khoa học kỹ
thuật, cây sạch bệnh giá cao. Đặc biệt là trên cây có múi nông dân còn sử dụng
giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, sau khi trồng được 2-3 năm thì bị tái nhiễm
bệnh vàng lá gân xanh trên 40%, nông dân chưa có biện pháp quản lý hiệu quả đối
với rầy chổng cánh.
Thông qua kết quả hiện trạng sản xuất cây có múi trên địa bàn huyện, Ban
chủ nhiệm đã xây dựng quy trình trồng thâm canh quýt Đường và quy trình phòng
trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây có múi (phụ lục 01).
3.2 Kết quả chọn điểm và chọn hộ, tập huấn và bàn giao cây giống:
- Chọn 2 ấp trong xã Thạnh Xuân thực hiện chương trình: ấp Láng Hầm, ấp
Xáng Mới ( cũ ), (nay tách ra là: Láng Hầm, Láng Hầm A, Láng Hầm B, Xáng
Mới A, Xáng Mới B, Xáng Mới C và Thị Tứ )
- Chọn nông dân tham gia thực hiện chương trình.
Ban chủ nhiệm đã chọn được 23 hộ nông dân trên 2 ấp Láng Hầm và Xáng
Mới thuộc xã Thạnh Xuân ( cũ ) làm điểm trình diễn tập trung, chọn những hộ có
vườn cách xa vườn cây có múi bị nhiễm bệnh hoặc vận động những hộ còn vườn
cây nhiễm bệnh đốn bỏ cây bệnh để không còn nguồn bệnh lây truyền bệnh
Greening trong quá trình trồng cây mới.


17


Bảng 2: Danh sách nông dân tham gia thực hiện đề tài:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23


Họ và tên
Địa chỉ
Nguyễn Văn Thành
Xáng Mới B
Đặng Văn Út
//
Nguyễn Văn Linh
Láng Hầm A
Nguyễn Thị Nhanh
//
Phạm Hoàng Bảnh
//
Nguyễn Phi Hùng
//
Nguyễn Quốc Kiệt
//
Lê Văn Lập
//
Huỳnh Thị Mai
//
Lê Văn Để
//
Lê Thanh Nhanh
//
Lê Văn Cù
//
Nguyễn Thanh Phương
Thị Tứ
Lê Thanh Hoài
Láng Hầm

Liêm
Xáng Mới C
Ba Vân
//
Võ Văn Mẫm
//
Huỳnh Văn Mười
//
Nguyễn Hữu Biển
Láng Hầm A
Nguyễn Văn Hiền
//
Nguyễn Văn Đời
Xáng Mới C
Nguyễn Thanh Nhặn
//
Nguyễn Văn Sơn
//
Tổng cộng
- Kết quả chọn và bàn giao gây giống

Số lượng cây
600
360
310
300
200
400
220
350

260
160
100
100
200
200
275
1.300
700
1200
160
150
400
880
775
9.600

Diện tích
0,45
0,3
0,3
0,3
0,2
0,35
0,2
0,3
0,2
0,15
0,1
0,1

0,2
0,2
0,3
01
0,5
01
0,2
0,15
0,3
0,65
0,55
08

Cây giống được chọn ở trại cây giống Phước Thiện, địa chỉ: xã Tân Hưng, quận
Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Cây giống bàn giao cho nông dân 9.600 cây quýt trồng ban đầu và 960 trồng
giặm, cây giống đúng loại, đúng theo tiêu chuẩn cây tốt, sạch bệnh.
- Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Trong quá trình thực hiện Ban chủ nhiệm đề tài phối hợp với Sở Khoa Học
– Công Nghệ Tỉnh Hậu Giang tập huấn cho nông dân được 10 cuộc có 450 lượt
nông dân dự so với yêu cầu đề cương đề tài 500 lượt người dự; đạt 90%. Tham
quan hội thảo 4 cuộc, có 120 lượt nông dân tham gia.

18


Bảng 3: Kết quả tập huấn, đào tạo, chọn điểm và bàn giao cây giống cho nông dân
Chỉ tiêu

Đơn vị


Theo yêu

Kết quả đạt được

Quy mô
Số lượng

tính
Ha
Cây

cầu đề tài
08
10.560

08
10.560 (hỗ trợ bổ sung 960

Số điểm trình diễn
Giống
Tên


-

01
Quýt

cây )

01
- Quýt đường

đường
Phẩm cấp

Sạch bệnh

- Sạch bệnh vàng lá

vàng lá

Greening, Tristeza

Greening,
Tristeza
Đúng

- Chiều cao cây 45-50cm.

chuẩn

- Cành ghép đạt 25cm trở
lên.
- Đường kính gốc ghép
0,8cm trở lên.
- Đường kín cành ghép
0,3cm trở lên.
- Dáng đẹp, sinh trưởng cân
đối.


Tập huấn

-Số lần

Lớp

-

10

Người
Cuộc

450
4

450
4

-Số người
-Số ngày

Người
Cuộc

-

120
1


-Số người

Người

-

80

kỹ thuật
-Số người
Tham quan
-Số lần
Hội thảo
Tổng kết

Trong quá trình bà con trồng, Ban chủ nhiệm đề tài phối hợp với sở Khoa
Học & Công Nghệ Tỉnh Hậu Giang kiểm tra sâu, bệnh và nhắc nhở nhân dân thực
hiện đề tài quan tâm chăm sóc để cây phát triển tốt theo yêu cầu đề cương đề tài.
Đồng thời có cử cán bộ kỹ thuật của đề tài luôn theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật, xử
19


lý kịp thời rầy chổng cánh, rầy mềm và rệp sáp. Ban chủ nhiệm còn cấp thuốc bảo
vệ thực vật đặc trị sâu, bệnh ( confidor, actara, bassa, decis, coc-85 ), 1 năm 2 đợt
cho bà con thực hiện đề tài để phòng, trị triệt để rầy chổng cánh, rầy mềm gây
bệnh nguy hiểm như: vàng lá Greening, Tristeza… hướng dẫn nông dân chăm sóc,
bón phân, tưới nước cho cây ra chồi tập trung, hướng dẫn nông dân trồng xen ổi
vào vườn quýt để xua đuổi rầy chổng cánh, dùng thuốc bảo vệ thực vật đặc trị rầy
chổng cánh, rầy mềm phun xịt sớm giai đoạn đọt non vừa nhú ra để trừ rầy mềm,

rầy chổng cánh tránh truyền bệnh Tristeza, bệnh Greening.
Qua theo dõi, nhận thấy: bà con tham gia đề tài có quan tâm, theo dõi, chăm
sóc thường xuyên, áp dụng đúng theo quy trình hướng dẫn như luôn giữ mực nước
mương cách mặt bờ từ 0,6 – 0,8m, tủ gốc, và tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho
cây tránh tình trạng cây ra chồi không tập trung, cắt tỉa cành tạo tán cây thông
thoáng, tỉa bỏ những chồi non không tập trung, những cành bị sâu, bệnh đem tiêu
huỷ.
3.3 Kết quả phân tích giám định bệnh vàng lá Greening
Đến tháng 9 năm 2007, Ban chủ nhiệm đề tài đã lấy mẫu cây để phân tích
các bệnh vàng lá Greening trên cây có múi, mẫu lấy ngẫu nhiên 100 mẫu ở 20
vườn có thực hiện trong đề tài, mỗi mẫu chọn 10 lá
Địa điểm lấy mẫu: trên 2 ấp Láng Hầm và Xáng Mới.
Kết quả: 100% số mẫu đã gửi đi phân tích không có phát hiện có hiện
tượng bệnh vàng lá gân xanh .
Qua kết quả giám định, chúng ta có thể kết luận: loại bỏ mầm bệnh trong
vườn, trồng cây có múi bằng giống sạch bệnh, thiết kế vườn có bờ bao, trồng cây
chắn gió, quản lý triệt để rầy chổng cánh thì cây không bị nhiễm bệnh vàng lá
Greening.
3.4 Kết quả phòng trị rệp sáp và bệnh Tristeza.
Qua 3 năm thực hiện nhờ bà con hợp tác tốt việc phòng trị rệp sáp và rầy
mềm như: cây giống đem về giũ sạch bầu, xử lý dung dịch thuốc Regent ( 1,6g/
10lít nước) hoặc Subracide ( 30cc/15 lít nước ), đồng thời chăm sóc tưới nước
thường xuyên không để đất quá khô và xử lý rầy mềm triệt để lúc cây ra chồi mới.
Kết quả: không phát hiện cây nhiễm rệp sáp và bệnh Tristeza.
20


3.5 Kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện.
Diện tích và số hộ tham gia đạt kết quả tốt:
- Số hộ: 17/ 23 hộ; đạt 73,9%

- Diện tích: 5,25 ha/ 8 ha; đạt 65,6%.
Diện tích và số hộ tham gia nhưng không đạt:
- Số hộ: 6/ 23 hộ; chiếm 26%.
- Diện tích: 2,75/ 8 ha; chiếm 34,3%
5,4 ha/ 8ha trồng cây phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng tốt và không
nhiễm bệnh Greening và Tristeza.
2,75 ha không đạt theo yêu cầu là do: 2,05 ha nằm trong tuyến lộ Cần Thơ Vị Thanh phải giải toả và 0,7 ha còn lại là do bà con chăm sóc không tốt, vườn để
mực thuỷ cấp cao đưa đến cây bị vàng lá thối rễ chết.

Bảng 4. Kết quả thực hiện và năng suất đạt được ở năm thứ 3.
stt

Họ và tên

Địa chỉ

Số
lượng
cây

Diện
tích
(ha)

Diện
tích
đạt

21


Diện
tích
không

Tỷ lệ
Năng
nhiễm
suất
Greening, (tấn/ha)

Ghi
chú


đạt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


NguyễnVăn
Thành
Đặng Văn Út
NguyễnVăn
Linh
Nguyễn Thị
Nhanh
Phạm Hoàng
Bảnh
Nguyễn Phi
Hùng
Nguyễn Quốc
Kiệt
Lê Văn Lập
Huỳnh Thị
Mai
Lê Văn Để
Lê Thanh
Nhanh
Lê Văn Cù
Nguyễn
Thanh
Phương
Lê Thanh
Hoài
Liêm

16 Ba Vân
17 Võ Văn Mẫm

18 Huỳnh Văn
Mười
19 Nguyễn Hữu
Biển
20 Nguyễn Văn
Hiền
21 Nguyễn Văn
Đời
22 Nguyễn
Thanh Nhặn
23 Nguyễn Văn
Sơn
Tổng cộng

Xáng
Mới B
//
Láng
Hầm A
//

600

0,45

0,45

Tristeza
0%


360
310

0,3
0,3

0,3
0,3

0%
0%

300

0,3

//

200

0,2

0,2

0%

10,5

//


400

0,35

0,35

0%

10,5

//

220

0,2

//
//

350
260

0,3
0,2

0,3

//
//


160
100

0,15
0,1

//
Thị Tứ

100
200

Láng
Hầm
Xáng
Mới C
//
//

0,3

10,7
9,6
9,6
0

0,2

0
0%

0%

10,4
0

0,15
0,1

0%
0%

10,4
10,2

0,1
0,2

0,1
0,2

0%
0%

9,6
8,16

200

0,2


0,2

0%

9,4

275

0,3

0,3

0%

10

1.300
700

01
0,5

01
0,5

0%
0%

12,4
0


//

1200

01

01

0%

0

Láng
Hầm A
//

160

0,2

0,2

0%

12

150

0,15


0,15

0%

11,2

Xáng
Mới C
//

400

0,3

0,3

0%

10,64

880

0,65

0,65

0%

10,68


//

775

0,55

0%

0

9.600

08

2,75

10,35

0,2

0,55
5,25

22

Không
đạt

Không

đạt
Không
đạt

giải
toả lộ
giải
toả lộ

giải
toả lộ


Bảng 5:Khối lượng sản phẩm phân theo kích cỡ.
Stt

Họ và tên

1

NguyễnVăn Thành

2

Đặng Văn Út

3
4

Số lượng

cây

Diện
tích
(ha)

Diện
tích đạt

Diện
Thu
tích
hoạch
không
(kg)
đạt

Khối lượng quýt đạt theo kích
Năng
cỡ
suất
Ghi chú
≥26 cm
18-26
<18 cm
(tấn/ha)
cm
481,5
3.852
481,5

10,7
kg
kg
kg
144
2.380
276
9,6
kg
kg
kg
9,6
280 kg
2.240 kg 280 kg
Không
0
đạt
10,5
420 kg
1.575 kg 105 kg
10,5
551
3.050 kg
74kg
Không
0
đạt
10,4
312 kg
2.744 kg

64 kg
Không
0
đạt
10,4
390 kg
1.124 kg
46 kg
10,2
9,6
288 kg
663 kg
9 kg

600

0,45

0,45

4.815

360

0,3

0,3

2.800


NguyễnVăn Linh
Nguyễn Thị Nhanh

310

0,3

0,3

2.800

300

0,3

5
6
7

Phạm Hoàng Bảnh
Nguyễn Phi Hùng
Nguyễn Quốc Kiệt

200
400

0,2
0,35

220


0,2

8
9

Lê Văn Lập
Huỳnh Thị Mai

350

0,3

260

0,2

10
11
12
13

160
100
100

0,15
0,1
0,1


0,15
0,1
0,1

1.560

200

0,2

0,2

1.632

8,16

571 kg

1.049 kg

12 kg

14
15
16

Lê Văn Để
Lê Thanh Nhanh
Lê Văn Cù
Nguyễn Thanh

Phương
Lê Thanh Hoài
Liêm
Ba Vân

200
275

0,2
0,3

0,2
0,3

1.880
3.000

9,4
10

282 kg
150 kg

1523 kg
2.250 kg

1.300

01


01

12.400

12,4

868 kg

8.432 kg

75 kg
600 kg
3.100
kg

17

Võ Văn Mẫm

700

0,5

0,5

0

18

Huỳnh Văn Mười


1200

01

01

0

19

Nguyễn Hữu Biển

160

0,2

0,3
0,2
0,35

2.100
3.675
0,2

0,3

3.120
0,2


0,2

960

2.400

23

12

giải toả
lộ
giải toả
lộ
72
kg

2.136 kg

192 kg


20

Nguyễn Văn Hiền

21
22

Nguyễn Văn Đời

Nguyễn Thanh
Nhặn
Nguyễn Văn Sơn

23

Tổng cộng

150

0,15

0,15

1.680

11,2

400

0,3

0,3

3.192

10,64

84
kg

159 kg

880

0,65

0,65

6.942

10,68

347 kg

775

0,55

9.600

08

0,55
5,25

2,75

1.428 kg

168 kg


2.938 kg

95 kg

5.762 kg

833 kg
giải toả
lộ

0
54.956

10,35

5.399,5
kg

43.164
kg

6.392,5
kg

Qua bảng năng suất và phân loại kích cở ta thấy rằng quýt thực hiện trong đề tài đạt kích cỡ lớn và độ đồng đều cao:
9,9% loại quýt cơi ( loại ≥ 26 cm bề hoành ), 78,5% loại I,II ( loại 18 - 26 cm bề hoành ) và 11,6% loại III ( loại nhỏ hơn
18 cm bề hoành)

24



Bảng 6: Kết quả chỉ tiêu kỹ thuật sau 3 năm thực hiện đạt được.
Tiêu chuẩn

Đơn vị
tính

Theo yêu
cầu

Thực tế dự
án đạt được

Quy mô

ha

08
Tán cây
phát triển
tốt hơn
giống trôi
nổi
Năm thứ 3
sau trồng

5,4
Trung bình
cao cây 1,9

m, tán rộng
1,4 m

Sức sinh trưởng
Cho sản phẩm

Hoành trái
Đường
kính trái
Trọng
lượng
Phẩm chất
Màu sắc
trái
vỏ trái
Độ dày vỏ
trái
Màu sắc
ruột
Tỷ lệ tái nhiễm bệnh
Greening, Tristeza

Nhỏ hơn
20%

Năng suất
trung bình
8,625
kg/cây.


Vườn
ngoài dự
án
Trung bình
cao cây
1,75m, tán
rộng 1,25
m
Năng suất
trung bình
7,2 kg/ cây

21,7cm
64,1mm

19,8 cm
61mm

121,05g

119,7g

Bóng, vàng

vàng

2,2mm

2,2mm


vàng

vàng

0%

40 – 50 %

Ghi chú
Phương pháp
đo chỉ tiêu:
thực hiện ngẫu
nhiên ở 10
vườn thực hiện
trong chương
trình và 10
vườn ngoài,
mỗi vườn đo
ngẫu nhiên 20
cây.
Thực hiện ở 17
vườn trong
chương trình,
mỗi vườn lấy 5
kg đo lấy chỉ
tiêu trung bình,
và thực hiện
5vườn ngoài,
mỗi vườn lấy
5kg để lấy chỉ

tiêu

Vườn cây trong đề tài được trồng từ nguồn giống tốt, được quản lý và
chăm sóc tốt, cây không nhiễm bệnh từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt, trái
to, nặng.
Vườn nông dân lân cận trồng bằng giống trôi nổi, chăm sóc không tốt,
cây bị nhiễm bệnh nhiều 40 – 50%, nên trung bình chiều cao, tán cây nhỏ, cây
bị bệnh tỷ lệ trái nhỏ nhiều, năng suất thấp hơn vườn của người dân trồng
theo đề tài.

25


×