Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo khoa học thuyết minh đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng công cụ tin học ENVIMHG hỗ trợ công tác quản lý môi trường tại hậu giang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 71 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH

BÁO CÁO KHOA HỌC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
CÔNG CỤ TIN HỌC ENVIMHG HỖ TRỢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI HẬU GIANG TRONG
GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ


CƠ QUAN CHỦ TRÌ.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

Sở Tài nguyên và Môi trường
CN. HOÀNG QUỐC CƯỜNG
TSKH. BÙI TÁ LONG
TS. LÊ THỊ QUỲNH HÀ
KS. CAO DUY TRƯỜNG
KS. LÊ QUANG LỘC
KS. LÊ THỊ ÚT TRINH
CN. HOÀNG MINH CHÂU
KS. LÝ QUỐC SỬ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Hoàng Quốc Cường


Vị Thanh, tháng 10 - 2007
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................................3
1

CƠ SỞ PHÁP LÝ, TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.....5

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2

NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.........................................................................14

2.1
2.2
2.3
2.4
3

Tình hình nghiên cứu ngoài nước..........................................................................22
Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................................26

XÂY DỰNG PHẦN MỀM ENVIMHG......................................................................................................28

4.1

4.2
4.3
4.4
5

Hiện trạng môi trường nước mặt............................................................................14
Hiện trạng nước dưới đất.......................................................................................17
Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn........................................................18
Phương pháp nghiên cứu của đề tài.......................................................................20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................22

3.1
3.2
4

Cơ sở pháp lý của đề tài...........................................................................................5
Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................5
Mục tiêu của đề tài:................................................................................................11
Nội dung đề tài.......................................................................................................11
Giới hạn của đề tài.................................................................................................12
Tính kế thừa và những bổ sung của đề tài.............................................................12

Về một số tiền đề cơ bản xây dựng ENVIMHG....................................................28
Cấu trúc của tổng quát hệ thống thông tin ENVIM...............................................29
Cấu trúc của ENVIMHG........................................................................................34
Ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị CSDL được sử dụng trong ENVIMHG...........43

MÔ HÌNH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ENVIMHG...................................................................44


2


5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
6

Mô hình tính toán nhiễm bẩn môi trường không khí.............................................44
Tính toán theo mô hình Berliand trong trường hợp có gió....................................48
Tính toán theo mô hình Berliand trong trường hợp lặng gió.................................49
Tính toán theo mô hình Berliand trong trường hợp chất thải nặng, có gió............50
Các bước tự động hóa quá trình tính toán theo mô hình Berliand.........................51

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH WEB MÔI TRƯỜNG HẬU GIANG................................................52

6.1
6.2
6.3

Mở đầu...................................................................................................................52
Thiết kế Web môi trường Hậu Giang.....................................................................53
Các báo cáo môi trường được thực hiện bởi Web môi trường Hậu Giang............61

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 70

3



MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm
hàng đầu của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương. Trong trong hơn 14
năm qua kể từ khi có Luật môi trường ra đời năm 1993, công tác quản lý nhà nước
về môi trường ở Việt Nam đã được hình thành nhờ vào sự hoàn thiện về mặt pháp
luật của nhà nước, hướng dẫn thi hành các qui định, tới sự cưỡng chế thi hành và
điều chính bằng các công cụ kinh tế. Các dự án liên quan tới quản lý môi trường đã
được xây dựng và thực hiện tại nhiều điểm nóng trong cả nước. Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành cũng đã ban hành nhiều
hướng dẫn nhằm ngăn chặn sự gia tăng không kiểm soát của ô nhiễm môi trường, xử
lý ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân.
Tuy nhiên để mà đạt được những mục đích cuối cùng cần xây dựng kế hoạch
quản lý môi trường toàn diện hơn cũng như để cho chính sách quản lý môi trường
được thực thi có hiệu quả có hiệu quả hơn rất cần tập hợp dữ liệu và xây dựng những
hệ thống thông tin trong việc quản lý môi trường.
Hiện nay tại Việt Nam đang hình thành một xã hội thông tin. Nhiều văn bản
pháp lý đang mở đường cho ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi lĩnh
vực mà môi trường không phải là ngoại lệ. Với quan điểm coi CNTT là chìa khoá để
nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, đồng thời sẽ ứng dụng CNTT gắn chặt với
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ngày 6/10/2004 Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT tài nguyên và môi trường đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định 179/2004/QĐ-TTg.
Hậu Giang là một trong những tỉnh mới thành lập nhưng có rất nhiều dự án
phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới môi trường. Trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là những áp lực về ô
nhiễm môi trường. Hiện tại, công tác quản lý môi trường ở Hậu Giang vẫn chưa
được tin học hoá. Cách quản lý như vậy dẫn tới số liệu được xử lý chậm, công tác
thu thập, lưu trữ, sử dụng số liệu… tách rời nhau. Chưa có hệ thống quản lý cơ sở dữ

liệu tập trung, đặc biệt ứng dụng GIS trong quản lý môi trường còn chậm được triển
khai.
Để giải quyết những bất cập trên Hậu Giang cần triển khai ứng dụng các giải
pháp công nghệ hiện đại trong đó có công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong
công tác quản lý môi trường. Đây cũng là mục tiêu của đề tài này.
Sản phẩm của đề tài có được trước tiên là nhờ sự quan tâm của Lãnh đạo Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang trong thời gian
4


thực hiện đề tài này. Bằng tất cả sự nhiệt tình, bằng tất cả sự hiểu biết cùng đội ngũ
cán bộ khoa học công nghệ có kinh nghiệm và am hiểu, nhóm nghiên cứu chúng tôi
đã cố gắng đưa ra những giải pháp và công nghệ phù hợp nhất và hiệu quả nhất phục
vụ cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại tỉnh Hậu Giang cũng như các
tỉnh khác có quan tâm tới công nghệ này.
Báo cáo này trình bày thuyết minh các sản phẩm của đề tài và được trình bày
thành 2 phần: phần mềm ENVIMHG, chương trình Web báo cáo môi trường. Đây là
một đề tài mới có độ phức tạp cao nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi
mong nhận được đóng góp ý kiến của các chuyên gia và người sử dụng. Những đóng
góp quý báu của chuyên gia và người sử dụng sẽ giúp các tác giả nâng cao chất
lượng của các ứng dụng.

5


1

CƠ SỞ PHÁP LÝ, TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI


1.1

Cơ sở pháp lý của đề tài
Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là:

Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua ngày
9/6/2000, trong đó điều 17 có nêu rõ: Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có
quyền:... ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ ... bình đẳng, tự do sáng tạo trong
hoạt động khoa học và công nghệ...
Bản đề cương thuyết minh đề tài sau khi đã được chỉnh sửa theo góp
ý của hội đồng xét duyệt đề tài khoa học công nghệ ngày 12 tháng 10 năm 2006.
Căn cứ Hợp đồng nghiên cứu khoa học số: số 03/HĐ.SKHCN ký
ngày 06 tháng 02 năm 2007 giữa Sở Khoa học Công nghệ Hậu Giang và Sở Tài
nguyên và Môi trường Hậu Giang về việc thực hiện đề tài KHCN.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội:
Về tốc độ gia tăng dân số: Theo niên giám thống kê năm 2005 dân
số đạt 791.430 người. Mật độ dân số 492 người/km2. Mức tăng từ 1,07-1,11%/năm.
Dân đô thị 123.461 người và dân nông thôn là 667.969 người, gia tăng dân số chủ
yếu là tăng cơ học, đây là tất yếu của một Tỉnh vừa mới thành lập.
Về diễn biến đô thị hoá: Tỉnh Hậu Giang gồm thị xã Vị Thanh, thị
xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy) và 05 huyện diện tích 1.608 km2. Dân số ở khu
vực đô thị 123.461 người, tỷ lệ đô thị hoá trên 15,6 %. Mật độ dân khu vực đô thị
815 người/km2. Tỉnh có kế hoạch phát triển thị xã Vị Thanh lên đô thị loại III, thị xã
Tân Hiệp lên đô thị loại IV theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị văn
minh, hiện đại, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái bền vững. Nhìn
chung đô thị hoá còn yếu với 2 trung tâm đã có là Thị Xã Vị Thanh và Thị xã Tân
Hiệp (nay là Thị xã Ngã Bảy). Một trung tâm đô thị hoá thứ 3 đang hình thành là Cái
Tắc.
Về gia tăng tỷ lệ dân số đô thị:Dân số đô thị chiếm 23%, gia tăng

7,8% so với năm trước. Tỷ lệ dân nông thôn cao 77% giảm 7,8% so năm trước. Số
dân sống nhờ vào nông nghiệp chiếm 41,4%. Dân số bằng nghề phi nông nghiệp là
58,6%.
Về sức khoẻ cộng đồng:Theo niên giám thống kê năm 2005, toàn
tỉnh có 8 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực 1 trung tâm phòng chống bệnh
xã hội và 52 trạm y tế xã, phường (chủ trương hiện nay là chuyển các Trung tâm y tế
6


huyện thành bệnh viện). Số giường bệnh là 815 giường và 1.151 Bác sĩ. Nhìn chung
các chỉ số y tế nói trên là thấp so bình quân cả nước. Nếu tính bình quân lượng nước
thải y tế là 500 lít/giường/ngày, mỗi ngày lượng nước thải y tế thải ra khoảng 672 m3
với tải lượng COD khoảng 100kg thấp hơn nhiều so với các loại nước thải khác.
Nhưng lại có nhiều vi sinh gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh thái. Trong
năm tình hình sức khoẻ cộng đồng không có biến động đặc biệt. Chưa phát hiện
trường hợp cúm gia cầm mới. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 23,5%.
Về phát triển GDP và bình quân thu nhập GDP: Cơ cấu kinh tế của
Tỉnh nhìn chung đã có những bước chuyển biến đáng kể, GDP từ năm 1995 : khu
vực I là 66,6%, khu vực II là 14,4% và khu vực III là 19% đến năm 2005 : khu vực I
là 43,88% khu vực II là 28,72% khu vực III là 27,40%. Nhìn chung phát triển với cơ
cấu Công Nông nghiệp và Thương mại dịch vụ trong đó nông nghiệp đóng vai trò
mũi nhọn trong nền kinh tế, công nghiệp và thương mại dịch vụ đã bắt đầu đạt đến
ngưỡng phát triển (25%). Thu nhập bình quân đầu người trong toàn Tỉnh có mức
tăng khá nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng giảm dần. Hiện nay, theo
số liệu thống kê năm 2006, GDP bình quân trên đầu người đạt 7,4 triệu đồng/ người
(tương đương 460 USD). Trong đó mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông
thôn ngày càng lớn, từ 3,7 đến 4,8 lần.
Về tình hình phát triển các khu công nghiệp - cụm công nghiệp mới:
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh đang thực hiện việc xây dựng các Khu công nghiệp, Cụm
Công nghiệp, Cụm Tiểu thủ Công nghiệp như sau:

Bảng cơ SỞ PHÁP LÝ, TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIỚI HẠN CỦA
ĐỀ TÀI .1. Danh sách các Khu, Cụm CN, TTCN trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang
STT

Danh mục

Diện
tích (ha)
231.5

1

Khu CN Tập trung Vị Thanh

2

Cụm CN Sông Hậu

578

3

Cụm CN Tân Phú Thạnh

224

4
5

18

30

8

Cụm CN - TTCN Châu Thành
Trung tâm CN-TTCN Vị Thuỷ
Trung tâm CN-TTCN Châu
Thành A
Cụm CN - TTCN Ngã Bảy
Cụm CN - TTCN Ấp 5 Long
Mỹ

9

Cụm CSSX - KD Ấp 1 Long Mỹ

6
7

30
24.66
28.2
9
7

Vị trí
Xã Hoả Tiến, xã Vị Thanh
Xã Đông Phú và xã Phú Hữu A,
huyện Châu Thành
Xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu

Thành A
Thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu
Thành
Xã Vị Bình, huyện Vị Thuỷ
Xã Nhơn Nghĩa
Thị xã Ngã Bảy
Ấp 5, thị trấn Long Mỹ, huyện Long
Mỹ
Ấp 1, thị trấn Long Mỹ, huyện Long
Mỹ


STT
10
11

Danh mục

Diện
tích (ha)

Trung tâm CN-TTCN Cây
Dương
Trung tâm CN-TTCN Kinh
Cùng

24
10

Vị trí

Huyện Phụng Hiệp
Huyện Phụng Hiệp

-

Về tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngành
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua phát triển khá nhanh,
năm 2005 đạt tổng giá trị sản xuất 2440 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.247 tỷ đồng, đạt
93,5% kế hoạch năm và tăng 0,8% so với năm 2004, đặc biệt khu vực dân doanh, là
động lực quan trọng, quyết định tăng trưởng kinh tế. Ngành công nghiệp chủ lực còn
nhiều tiềm năng là chế biến lương thực - thực phẩm, đặc biệt là chế biến thuỷ hải
sản, lúa gạo phát triển khá cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động và xuất khẩu. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm hàng thuỷ sản chế
biến đông lạnh, gạo, đường, nước quả cô đặc, hàng tiêu dùng, nông cụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp...Trên địa bàn Tỉnh đã xây dựng một số nhà máy sản xuất công
nghiệp để khai thác tiềm năng của Tỉnh, trong đó có 3 nhà máy chế biến thuỷ hải sản
lớn có tổng công suất trên 40.000 tấn sản phẩm/năm, nhà máy chế biến trái cây công
suất 40.000 tấn sản phẩm/năm, 2 nhà máy đường tổng công suất 2.500 tấn mía/ngày,
thu hút hàng ngàn lao động có tay nghề. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch, phê duyệt
quy hoạch, dự án đầu tư, từng bước tiến hành thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng Cụm
công nghiệp Sông Hậu, Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, Khu công nghiệp Vị
Thanh qui mô cấp Tỉnh, Các Cụm CN-TTCN ở địa phương (Long Mỹ, Phụng Hiệp,
Châu Thành A), ban hành chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu, cụm, trung tâm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển đô thị, xuất
khẩu và tăng thu ngân sách.
Về tình hình phát triển nông nghiệp: Diện tích canh tác lúa khoảng
84.000 ha, trong đó có 60.000 ha lúa chất lượng cao, tổng sản lượng lúa cả năm đạt
1.108 triệu tấn, xuất khẩu 300.000 - 350.000 tấn gạo, góp phần thực hiện an ninh
lương thực quốc gia. Đã hình thành một số vùng trồng tập trung cây ăn quả nhiệt đới

lên đến 20.500 ha. Đã quy hoạch, đầu tư diện tích vườn cây ăn quả tập trung 10.000
ha đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kết hợp với khai thác du lịch
sinh thái. Cây mía được canh tác lâu đời ở Tỉnh Hậu Giang, diện tích trên 14.530 ha.
Hậu Giang đã trở thành một trong những Tỉnh có diện tích trồng mía lớn của cả nước
và hình thành những vùng trồng tập trung, rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu
mía chế biến đường. Đã quy hoạch, đầu tư diện tích 10.300 ha, trong đó có 9.000 ha
mía nguyên liệu tập trung, giống mới trữ đường cao. Cây khóm (dứa) là loại cây có
8


thế mạnh được trồng tập trung ở Vị Thanh và Long Mỹ diện tích 1.530 ha (cao điểm
đã lên tới 4.000 - 5.000 ha). Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch vùng chuyên canh khóm
qui mô 3.000 - 4.000 ha giống mới năng suất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay
diện tích khóm đang gia tăng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
khóm tại cụm Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Thanh. Tỉnh đang xây dựng
thương hiệu “Khóm Cầu Đúc” để quảng bá đặc sản này của địa phương. Tổng đàn
heo không ngừng phát triển với quy mô tổng đàn heo là 174.950 con, tốc độ phát
triển hàng năm khá cao. Tỉnh đang có chủ trương đầu tư cải thiện đàn giống và chăn
nuôi heo theo hướng công nghiệp để phát triển ngành chế biến thịt, đồ hộp xuất khẩu.
Tổng đàn trâu hiện có 1.205 con và đàn bò 2.486 con. Đàn gia cầm có khoảng 2,93
triệu con. Các nguồn nông sản trên đã cung cấp khối lượng nguyên liệu lớn và quan
trọng cho công nghiệp chế biến.
Về tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề: Có nhiều ngành thủ
công mỹ nghệ truyền thống lâu đời như đan lát, thêu ren, đồ gỗ, in lụa, sơn mài,
chạm khảm, điêu khắc…với đội ngủ đông đảo thợ thủ công lành nghề.
Về tình hình phát triển ngành thuỷ sản ở địa phương: Thuỷ sản là thế
mạnh nông nghiệp thứ hai sau cây lúa. Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi
thuỷ sản gần 54.000 ha, ngoài ra còn khoảng 15.000 ha mặt nước sông, rạch có khả
năng nuôi thuỷ sản và nuôi cá lồng, cá bè thuận lợi. Trong đó có 1.617 lồng cá bè
(huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ) và 40.000 con ba ba (huyện Vị Thuỷ), tổng sản lượng

thuỷ sản cả năm đạt 26.111 tấn, tăng 29,9% so với cùng kỳ. Tỉnh đang xây dựng
thương hiệu “Cá Thác lác” giống và thịt để quảng bá đặc sản này của địa phương.
- Về tình hình phát triển ngành du lịch ở địa phương: Phát triển du lịch sinh
thái và du lịch văn hoá mang nét đặc thù của Hậu Giang, xã hội hoá dịch vụ du lịch,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn
để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Hoàn thành quy hoạch ngành du lịch
và chiến lược phát triển du lịch đến năm 2015 – 2020. Thực hiện đa dạng hoá các
loại hình du lịch để khai thác tốt tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, đầu tư
nâng cấp các tuyến đường dẫn đến điểm du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư
nhân và các doanh nghiệp trong, ngoài Tỉnh đầu tư các điểm du lịch ở những địa
danh có khả năng thu hút khách bằng những cơ chế chính sách ưu đãi nhất. Các loại
hình du lịch được khuyến khích phát triển là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Xây
dựng Hậu Giang thành một trong những quần thể du lịch quan trọng liên hoàn của
đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là cụm du lịch trung tâm thành phố Cần Thơ và
các Tỉnh Tây sông Hậu. Đối với du lịch sinh thái: Xây dựng, mở rộng khu du lịch
Tân Bình, đầu tư xây dựng mới khu du lịch Tầm Vu, khu bảo tồn thiên nhiên Lung
9


Ngọc Hoàng, làng nghề và chợ nổi Phụng Hiệp, Đông Phước, vườn cò Long Mỹ, Vị
Thuỷ. Đối với du lịch văn hoá: Nâng cấp cụm du lịch văn hoá gắn với các công trình
văn hoá, các di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Khu di tích căn cứ
Tỉnh ủy, di tích Long Mỹ (Đền thờ Bác Hồ và Khu di tích chiến thắng 75 lượt tiểu
đoàn ngụy), Khu Trù mật Vị Thanh, Khu Liên hiệp Đình chiến Phụng Hiệp và các
chùa chiền, lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Hình thành các
cụm, tuyến du lịch sinh thái gắn với các điểm du lịch văn hoá và ngược lại. Mở ra
các tuyền du lịch chính: Cần Thơ - Chợ nổi Phụng Hiệp - Khu bảo tồn thiên nhiên
Lung Ngọc Hoàng - Khu căn cứ Tỉnh ủy - Khu du lịch sinh thái Tân Bình - Khu du
lịch sinh thái Tầm Vu; Cần Thơ - Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn ngụy - Đền
thờ Bác Hồ - Khu du lịch sinh thái Viên lang bãi bồi - Khu du lịch sinh thái rừng

tràm chim Vị Thủy.
- Về tình hình phương tiện giao thông vận tải:Thời gian gần đây, ngành giao
thông vận tải đang đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trọng điểm, quốc lộ 61. Hạ
tầng giao thông cơ sở của Tỉnh đang phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống giao
thông đường bộ. Sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới đã làm gia tăng ô
nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra.. Việc nâng cấp
quốc lộ 61 cũng góp phần làm gia tăng mức ô nhiễm.Số lượng tàu vận chuyển khách
và hàng hoá trên đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao
đời sống người dân trong Tỉnh. Nhưng đồng thời cũng gây đến môi trường nước
nghiêm trọng như việc dầu rỉ từ các phương tiện gây ô nhiễm nguồn nước mặt, đất 2
bên bờ bị sạt lở… Đặc biệt trong trường hợp sự cố tràn dầu thì môi trường nói chung
và môi trường nước mặt nói riêng sẽ bị ô nhiễm nặng mà không dễ dàng khắc phục.
- Để phát triển bền vững, Hậu Giang rất cần xây dựng chiến lược cũng như
một lộ trình có luận chứng trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là sau khi có Nghị
quyết 41 – NQ/TW về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khác với nhiều nơi khác, là một tỉnh đi sau, Hậu
Giang có thể tận dụng nhiều kinh nghiệm cũng như công nghệ mới đã và đang được
nghiên cứu áp dụng cho các tỉnh thành khác. Trong thời gian qua đã có một số tỉnh
thành đã nghiên cứu xây dựng các công nghệ quản lý môi trường dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin. Công nghệ mới này giúp cho Hậu Giang giải quyết tốt các
nhiệm vụ sau đây: i) Tin học hoá công tác quản lý các dữ liệu môi trường tại cấp
tỉnh theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Cách
quản lý mới này giúp:Tìm kiếm thông tin cần thiết nhanh chóng và chính xác; Việc
khai thác dữ liệu sẽ thuận lợi bởi công nghệ này giúp tự động hoá làm báo cáo về
môi trường, xuất ra các bảng biểu thống kê phù hợp với yêu cầu của công tác quản
lý, qui hoạch. ii)Giống như nhiều đơn vị tỉnh thành khác trong cả nước, công tác
10


quản lý môi trường của Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải quản lý một

khối lượng lớn các dữ liệu. Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin … hiện nay rất
khó khăn nếu không có giải pháp ứng dụng CNTT một cách hữu hiệu. iii) Tại nhiều
Sở Tài nguyên và Môi trường, do chưa áp dụng công nghệ CSDL nên hiện tại công
việc xây dựng các báo cáo môi trường tổng hợp thực hiện rất khó khăn. Sự tham gia
của các cấp chính quyền vào quá trình thông qua quyết định môi trường còn nhiều
hạn chế do việc tổng hợp số liệu chưa được thực hiện một cách tự động. Công nghệ
mới sẽ giúp khắc phục những nhược điểm này. iv) Sự tham gia của các Trung tâm
khoa học công nghệ lớn của đất nước giúp cho Hậu Giang giải quyết bài toán bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững rất khó khăn nếu họ không được tiếp cận với các
số liệu liên quan tới các vấn đề môi trường của tỉnh Hậu Giang. v) Sự tham gia của
bản thân người dân Hậu Giang vào công cuộc bảo vệ môi trường rất hạn chế nếu
thông tin môi trường không được chia sẻ với người dân. Lý do chính ở đây là bản
thân người dân rất khó tiếp cận với các thông tin môi trường. Hạn chế này có thể
được khắc phục bằng việc tận dụng công nghệ Internet. Thông qua đó thông tin có
thể được chia sẻ cũng như có thể góp ý kiến cho các cấp chính quyền. vi) Sự phát
triển của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã cho ra đời những mô hình quản
lý và xử lý dữ liệu không gian mới có nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở dữ liệu bản
đồ và công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ GIS kết nối với thông
tin môi trường sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trường rất mạnh. vii) Trong
thời gian qua một số Sở ngành trong tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được nhiều CSDL
bản đồ số khác nhau. Các dữ liệu này rất quí và cần được sử dụng cho các ứng dụng
khác. Công nghệ GIS là công nghệ triển vọng của thế kỷ XXI. Việc ứng dụng công
nghệ này, kết hợp với công nghệ Internet cho phép đưa ra giải pháp tối ưu cho những
vấn đề quản lý môi trường hiện nay tại Hậu Giang.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ :
- Để đáp ứng được những thách thức của công tác quản lý môi trường đang đặt
ra hiện nay cũng như những đòi hỏi bức xúc của người dân cần thiết phải xây dựng
các công cụ hữu hiệu dựa trên nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin triệt để.
Những thành tựu hiện nay trong lĩnh vực này cho phép giải quyết vấn đề truy cập,
chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau như nhóm các nhà quản lý, lãnh đạo

cấp tỉnh, các nhà nghiên cứu và người dân.
- Việc ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản
lý môi trường tại Hậu Giang cần được chú trọng trong bối cảnh công nghệ này đã và
đang được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác.
- Để từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, Hậu Giang cần phải xây dựng
cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Các hệ thống thông tin môi
11


trường ở đây đóng vai trò hạt nhân. Đây là cơ hội để triển khai việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực tại Hậu
Giang.
1.3

Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu lâu dài:

- Xây dựng công cụ quản lý môi trường tỉnh Hậu Giang một cách khoa học và
bằng công nghệ tiên tiến phù hợp với Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do
Chính phủ ban hành;
Mục tiêu trước mắt:
- Tin học hoá quá trình nhập, xuất dữ liệu quan trắc môi trường liên quan tới
chất lượng môi trường nước mặt, không khí và một số vấn đề môi trường bức xúc
cho Hậu Giang.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và GIS trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để
phục vụ cho công tác quản lý dữ liệu về môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường
và dự báo diễn biến môi trường tại Hậu Giang hiện nay và những năm tiếp theo
- Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tin học môi trường cho tỉnh Hậu
Giang

1.4 Nội dung đề tài
Các nội dung nghiên cứu của đề tài này được kế thừa nhiều kết quả đã có của
nhóm nghiên cứu trong nhiều năm qua:
- Thu thập dữ liệu bản đồ số (đã được thực hiện bằng các phần mềm GIS như
MapInfo, Autocad, Microstation, CMap) của Hậu Giang. Nghiên cứu chuyển đổi dữ
liệu bản đồ về cấu trúc thích hợp, thuận tiện cho việc quản lý và khai thác.
- Thu thập các dữ liệu về các khu công nghiệp nằm trên địa bàn Hậu Giang.
- Thu thập các số liệu liên quan tới khí tượng, thuỷ văn của Hậu Giang.
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường của Hậu Giang trong 3 năm gần đây
cũng như bản thiết kế qui hoạch tổng thể phát triển của tỉnh Hậu Giang tới 2010.
Trên cơ sở đó lấy ra các số liệu quan trắc chất lượng môi trường nước và không khí.
- Xây dựng CSDL cho bài toán quản lý ô nhiễm nước mặt và không khí tại các
cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Nghiên cứu, thiết kế CSDL để lưu trữ, bảo quản dữ
liệu quan trắc phù hợp với điều kiện cụ thể của Hậu Giang.
- Bước đầu xây dựng CSDL cho công tác thanh tra môi trường, thu phí nước
thải tại Hậu Giang.

12


- Xây dựng phần mềm ENVIMHG (viết tắt của cụm từ tiếng Anh
ENVironmental Information Management software for Hậu Giang – phần mềm quản
lý thông tin môi trường cho Hậu Giang) phiên bản 1.0. Các chức năng của
ENVIMHG gồm: cho phép nhập, lưu trữ, truy xuất, làm báo cáo trên các dữ liệu môi
trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực sử dụng phần mềm ENVIMHG cho Hậu Giang. Số
lượng người tối thiểu được đào tạo là 20 người, bao gồm cán bộ của Sở Tài nguyên
và Môi trường và các Sở, Ngành có liên quan, trong số này gồm 1 Web admin, 1
Web Input, 2 người nhập số liệu cho ENVIMHG.
1.5 Giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu này mang tính chất đa ngành có phạm vi nghiên cứu thuộc
lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường. Chính vì
vậy, đề tài không đi sâu vào trình bày các kết quả nghiên cứu cơ bản từ các ngành
khoa học cơ bản khác như toán, lý, hoá, sinh, … mà chỉ dừng lại ở phần giới thiệu tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm có thể tìm hiểu sâu thêm.
Đề tài này giới hạn ở việc thực hiện mục tiêu đề tài đặt ra là xây dựng công cụ
tin học hỗ trợ cho công tác giám sát biến đổi về môi trường, giúp các nhà lãnh đạo
thông qua quyết định nhanh chóng, có cơ sở khoa học, mang tầm vóc chiến lược.
Phạm vi địa lý được giới hạn trong địa bàn tỉnh Hậu Giang . Các số liệu liên quan
tới kinh tế - xã hội và môi trường được giới hạn từ 2001 – 2005.
1.6

Tính kế thừa và những bổ sung của đề tài

Tính kế thừa là một đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học, cái mới
trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng được tìm kiếm, được sáng tạo trên cơ sở
thừa kế có phê phán, chọn lọc đối với các tri thức đã có. Đề tài này không phải là
ngoại lệ. Thực vậy đề tài này kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu từ những đề tài trước
nó : đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh An Giang năm 2001 – 2003, dự
án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước cho Tp. Đà Nẵng, 2005, dự án
xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cho Bà Rịa – Vũng Tàu, 2005, cùng các đề tài cấp
Bộ và cấp Nhà nước của nhóm tác giả thực hiện đề tài này. Các kết quả nghiên cứu
từ các đề tài trước đã được nhóm tác giả kế thừa trong xây dựng sản phẩm
ENVIMHG cho đề tài này.
Tuy nhiên đề tài này có đã bổ sung nhiều tính năng mới so với các sản phẩm
trước đây, thể hiện ở một số điểm chính như sau:
-

Đã tích hợp các TCVN 2005 về chất lượng môi trường nước và không khí vào
phần mềm. Người sử dụng có thể so sánh các số liệu quan trắc với TCVN để

từ đó đánh giá được chất lượng môi trường;
13


-

Lưu ý chi tiết hơn tới thông tin lấy mẫu quan trắc.

-

Các Báo cáo môi trường được thực hiện một cách tự động và ở nhiều dạng
khác nhau, phong phú hơn;

-

Các chức năng biểu diễn kết quả mô phỏng phong phú hơn;

Nói tóm lại, đề tài này đã kế thừa nhiều kết quả từ các đề tài đã thực hiện từ
trước. Mặt khác đề tài này đã có bổ sung, phát triển nhiều điểm mới so với các đề tài
trước.

14


2

NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt
Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước mặt được thực hiện tại với từng khu

vực của Tỉnh Hậu Giang là pH, BOD5, COD, DO, SS, Fe, NH3-N, NO3-N, NO2-N
và Coliform với tần suất quan trắc là 4 lần/năm.
Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .2. Chất lượng nước
sông huyện Châu Thành A thuộc Kênh Xáng Xà No
Stt

Thông số

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3
NO3NO2Fe
Coliform

Kết quả khảo sát
2004

2005
2006
2007
7,02
6,99
6,90
6,8
mg/l
4,3
4,02
4,21
4,6
mg/l
13,38
9,58
9,99
10,32
mg/l
19,28
14,48 13,92 16,31
mg/l
162
121
134
72,35
mg/l
0,15
0,15
0,18
0,27

mg/l
1,83
0,99
0,71
2,07
mg/l
0,012
0,055 0,070
0,09
mg/l
1,45
1,45
1,36
0,86
MPN/100ml 1.241.250 41.663 44.300 34.500
Ðơn vị

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05
10
0.01
1
5.000

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .3. Chất lượng

nước sông huyện Châu Thành
Stt

Thông số

Ðơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3
NO3NO2Fe
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

2004

Kết quả khảo sát
2005
2006
2007
7,02
6,97
6,65
4,24
4,79
3,93
6,42
7,81
8,5
12,01 10,43
11,4
72
79
70,1
0,1
0,13
0,34

0,74
0,59
2,1
0,015 0,039
0,09
0,92
1,02
0,65
5.963 11.925 12.750

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05
10
0.01
1
5.000

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .4. Chất lượng nước sông thị
xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp

Stt
1
2
3
4

5
6

Thông số
pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3

Ðơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

2004
7,14
5,33
12,94
26,71
146
0,23

Kết quả khảo sát
2005
2006
6,91

6,83
4,48
4,97
9,67
10,71
16,57 15,14
91
101
0,3
0,31
15

2007
6,58
4,59
11,23
18,77
79,05
0,32

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05


7

8
9
10

NO3NO2Fe
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

1,36
0,03
1,3
407.500

0,88
0,86
1,33
0,012 0,053
0,07
1,37
1,37
0,71
61.346 59.486 44.670

10
0.01
1

5000

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .5. Chất lượng nước sông khu
vực huyện Long Mỹ
Stt

Thông số

Ðơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3
NO3NO2Fe
Coliform


mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

2004
6,92
5,68
11,54
23,12
73
0,3
0,94
0,022
1,43
11.527

Kết quả khảo sát
2005
2006
2007
6,79
6,71
6,68
3,74

3,79
4,03
8,17
10,30 12,34
17,19 13,43 19,45
74
74
60,7
0,59
0,61
0,42
0,98
0,73
1,6
0,013 0,047 0,097
1,4
1,12
0,698
14.308 16.483 15.000

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05
10
0.01
1

5.000

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .6. Chất lượng nước
sông khu vực huyện Vị Thủy
Stt

Thông số

Ðơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3
NO3NO2Fe
Coliform


mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Kết quả khảo sát
2004
2005
2006
2007
6,87
6,72
6,64
6,55
4,81
3,54
3,88
4,39
12,56
9,33
11,70
13
27,55
20,51 15,99 21,48
103

113
104
88,97
0,37
0,34
0,25
0,35
1,54
1,59
0,86
1,9
0,017
0,018 0,040
0,01
2,1
2,09
1,62
0,895
310.825 43.700 53.638 45.000

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05
10
0.01
1

5.000

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .7. Chất lượng nước
Sông thị xã Vị Thanh .
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Thông số
pH
DO
BOD5
COD
SS
NH3
NO3NO2-

Ðơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l

2004
6,87
4,93
12,33
22,63
64
0,18
1,21
0,021

Kết quả khảo sát
2005
2006
6,8
6,70
3,84
3,90
8,94
10,77
19,4
15,10
95
87
0,45
0,46
1,42
0,74
0,03

0,063
16

2007
6,83
4,19
13,56
20,78
75,78
0,34
1,54
0,11

TCVN 5942 1995 (A)
6 – 8,5
>6
4
10
20
0.05
10
0.01


9
10

Fe
Coliform


mg/l
MPN/100ml

1,59
62.483

1,86
1,48
0,95
56.015 26.042 30.500

1
5.000

Nhìn chung, chất lượng nước mặt trong năm cho thấy không khác biệt so với
năm trước. Riêng 02 chỉ tiêu Amoniac và Nitric vẫn tiếp tục tăng lên, điều này cho
thấy quá trình phân hủy chất hữu cơ đang diễn ra mạnh mẽ. Hai chỉ số pH và N-NO3
vẫn nằm trong mức cho phép của TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A.
Chỉ tiêu DO có giá trị trung bình là 4,28 mg/l, dao động trong khoảng từ 3,93
– 4,6 mg/l, thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 loại A  6 mg/l).
Giá trị cao nhất đo được tại Châu Thành A là 4,6 mg/l, giá trị thấp nhất đo được là tại
khu vực huyện Châu Thành là 3,93 mg/l.
Chỉ tiêu BOD có giá trị trung bình là 11,38 mg/l, dao động trong khoảng từ
7,38 – 13,56 mg/l và đều vượt so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 loại A :
4 mg/l). Giá trị cao nhất đo được tại Vị Thanh 13,56 mg/l, giá trị thấp nhất đo được
là tại huyện Châu Thành là 7,38 mg/. Điều này được giải thích do các hoạt động kinh
tế trên địa bàn tỉnh đều gia tăng như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng
cơ sở hạ tầng.
Chỉ tiêu COD có giá trị trung bình là 18 mg/l, dao động trong khoảng 11,26 –
21,48 mg/l, đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 loại A : 10 mg/l). Giá

trị cao nhất là 21,48 mg/l đo đựợc tại Vị Thủy và giá trị thấp nhất đo được tại huyện
Châu Thành.
Chỉ tiêu SS có giá trị trung bình là 73,0 mg/l, dao động trong khoảng 60,7 –
88,97 mg/l, đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 loại A : 20 mg/l) và
tăng không đáng kể so với kết quả năm trước. Giá trị cao nhất 88,97 mg/l đo đựợc tại
Vị Thủy và giá trị thấp nhất đo được tại huyện Phụng Hiệp là 60,7 mg/l.
Chỉ tiêu N-NH3 có giá trị trung bình là 0,34 mg/l, dao động trong khoảng 0,27
– 0,42 mg/l, vượt tiêu chuẩn đối với nguồn loại A (TCVN 5942-1995 loại A : 0,05
mg/l) và xấp xỉ với kết quả khảo sát trong năm 2006. Giá trị cao nhất 0,42 đo được
tại ở khu vực Long Mỹ và giá trị thấp nhất đo được tại Châu Thành A.
Chỉ tiêu N-NO2 có giá trị trung bình là 0,0754 mg/l, dao động từ 0,01 – 0,097
mg/l , tăng 70% so với kết quả khảo sát năm 2006 và vượt 7 lần so với tiêu chuẩn so
sánh (TCVN 5942-1995 là 0,010 mg/l). Điều này cho phù hợp với thực tế khi các
hoạt động kinh tế của Tỉnh đều gia tăng lên so với năm trước. Giá trị cao nhất đo
được khu vực Long Mỹ là 0,097 mg/l và thấp nhất tại khu vực Vị Thủy là 0,01 mg/l.
Chỉ tiêu Sắt (Fe) có giá trị trung bình là 0,783 mg/l, dao động từ 0,65 – 0,95
mg/l, đạt tiêu chuẩn (TCVN 5942-1995 loại A : 1 mg/l) giảm đáng kể so với kết quả

17


khảo sát năm 2006. Hàm lượng sắt cao nhất đo được tại Vị Thanh là 0,95 mg/l và
thấp nhất tại khu vực Phụng Hiệp 0,65 mg/l.
Chỉ tiêu Coliform thì đã ở mức rất cao và dao động trong khoảng 12750 –
45000 MPN/100ml. Giá trị trung bình là 30403 MPN/100ml, so với kết quả khảo sát
năm 2006 thấp hơn, thấp hơn rất nhiều khi so sánh với kết quả khảo sát năm 2005 và
vẫn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn so sánh (TCVN 5942-1995 loại A : 5000
MPN/100ml). Giá trị cao nhất đo được tại kênh xáng Phụng Hiệp huyện Phụng Hiệp
và thấp nhất tại khu vực thị trấn Cây Dương.
Trong quá trình quan trắc môi trường, ngoài các chỉ tiêu quan trắc trên, chỉ

tiêu về sinh vật đáy và sinh vật phù du chưa được thực hiện. Đây là một trong những
chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá và đem đến một cách nhìn toàn diện về chất lượng
môi trường nước thông qua các số liệu thu được từ các động vật đáy, động vật phù du
và thực vật phù du.
Các số liệu về sinh vật đáy và sinh vật phù du được trình bày ở đây được trích
từ số liệu quan trắc thực hiện Quy hoạch môi trường Tỉnh Hậu Giang. Qua việc quan
trắc tại một số khu vực kênh rạch trên đại bàn Tỉnh như Mái dầm – huyện Châu
Thành, sông Ba Láng, Cái Côn, rạch Bún Tàu, kênh xáng Xà No, kênh xáng Nàng
Mau và sông Cái Lớn, thu được kết quả như sau :
Động vật đáy (benthos): số loài trong động vật đáy hiện diện khá phong phú :
Polichaeta, Molluscea, vi giáp xác (Crustacea), Oligochaeta, trong đó vi giáp xác hầu
như chiếm đa số tại các điểm quan trắc, với mật độ khoảng từ 30-40 con/m2. Riêng
sông Ba Láng, mật độ chỉ từ 18-20 con/m2.
Phiêu sinh : gồm động vật phù du (zooplankton) và thực vật phù du
(phytoplankton). Sinh vật phù dù quan sát được tại các điểm lấy mẩu khá phong phú
về số lượng và chủng loại. Số lượng sinh vật phiêu sinh thường thấy là tảo lam
(Cyanophyta), tảo silic (Bacillariophyta), tảo vàng ánh (Chrysophytu), tảo lục
(Chlorophyta) và tảo mắt (Eugleno phyta). Kết quả thu được cho thấy tảo lam thường
chiếm đa số với mật độ khoảng 3000-5000 con/m3 tại các điểm thu mẫu. Riêng tại
khu vực sống Ba Láng, mật độ thưa thớt hơn khoảng từ 1.800 -3.000 con/m3.
Kết quả phân tích động vật đáy và sinh vật nổi cho thấy môi trường trầm tích
đáy tại các kênh rạch trong tỉnh vẫn chưa bị ô nhiễm đáng kể, số lượng các phiêu
sinh quan sát được đa dạng về chủng loại và số lượng. Tuy nhiên tại khu vực sông Ba
Láng cho kết quả rất đáng quan tâm bởi mật độ và số lượng động vật và phiêu sinh
rất thưa thớt. Có thể nói môi trường thủy sinh tại khu vực này đang bị ảnh hưởng
đáng kể do sự ô nhiễm hữu cơ chất lượng nước sông vì đây là nơi tiếp nhận nguồn

18



nước thải của các nhà máy và cơ sở sản xuất trong vùng, đặc biệt là các nhà máy chế
biến thủy sản.
2.2 Hiện trạng nước dưới đất
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, theo các số liệu nghiên cứu khảo sát trước đây
nước dưới đất có ở 6 tầng. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng chủ yếu tập trung ở
tầng Pleistocen với trữ lượng cao nhất và chất lượng tốt, tuy nhiên vẫn có đôi chỗ
gặp nước lợ và nước mặn. Nằm ở độ sâu từ 80-150 m, tầng Pleistocene có thể khai
thác sử dụng với chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn của nước sinh hoạt và để phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay
số lượng giếng khai thác khoảng 32.000 giếng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh có một số
nơi nguồn nước ngầm không thể sử dụng được cho sinh hoạt: một số khu vực ở Thị
xã Vị Thanh, Long Mỹ, Thị xã Tân Hiệp, đặc biệt là huyện Vị Thủy hiện nay không
thể sử dụng nguồn nước ngầm do bị nhiễm mặn và phèn. Việc ô nhiễm nguồn nước
ngầm là do khai thác tràn lan không theo sự hướng dẫn của chuyên môn, một phần
dẫn đến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Vì vậy, vấn đề này cần phải đặc biệt quan
tâm, vì đây có thể là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ngầm. Thống kê
kết quả quan trắc nước ngầm trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .8. Chất lượng nước dưới đất
của Tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 – 2007
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thông

Ðơn vị
số
pH
Màu
mg/l
Độ cứng
mg/l
Cl
mgCaCO3/l
Fe
mg/l
2SO4
mg/l
NO3
mg/l
Coliform MPN/100ml

Kết quả
2005
2006
7.18
6.8
60
55.2
477
419
366
316
1.81
1.5

156
137.3
0.28
0.3
4684
2959

2004
6.83
9
439
397
2.18
30
1.64

2007
6.52
57
432
351
0.33
152.25
0.45
2917

TCVN
5944-1995
6 – 8,5
5-50

300-500
200-600
1-5
200 -400
45
3

2.3 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn
Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong tỉnh Hậu Giang chủ yếu
từ các hoạt động: giao thông vận tải, nâng cấp hạ tầng đô thị, xây dựng đường, cầu
cống, xây dựng nhà cửa, sinh hoạt của người dân đô thị. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực
công nghiệp, trên địa bàn tỉnh tồn tại một số nhà máy cơ sở sản xuất thải khí gây ô
nhiễm. Đa số các khu CN, cụm CN vẫn còn đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng
cơ sở hạ tầng, công nghiệp chưa phát triển nên chưa phải là nguồn gây ô nhiễm
chính.

19


Nhìn chung, chất lượng không khí trong năm 2007 trên địa bàn Tỉnh Hậu
Giang đã có những dấu hiệu tốt lên. Giá trị hàm lượng các chỉ tiêu không khí đo
được đều có xu hướng giảm so với các kết quả quan trắc của các năm trước và thấp
hơn so với Tiêu chuẩn so sánh (TCVN 3937-1995, TCVN 5949-1995). Chất lượng
không khí xung quanh được tiến hành đo đạc tại 07 điểm quan trắc thuộc 7 khu vực
trên địa bàn Tỉnh, thể hiện như sau:

Bảng NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .9. Kết quả quan trắc chất
lượng không khí Tỉnh Hậu Giang năm 2007

Vị trí quan trắc

Huyện Châu Thành
A
Huyện Châu Thành
Thị xã Ngã Bảy
Huyện Long Mỹ
Huyện Vị Thủy
Thị xã Vị Thanh
TB Hậu Giang
TCVN 5937-1995

Nhiệt độ
(0C)

Tiếng
ồn
(dBA)

Bụi
tổng
(mg/m3
)

Bụi hô
hấp
(mg/m3
)

CO
(mg/m3
)


NO2
(mg/m3
)

SO2
(mg/
m3)

28.9
29.5
29.5
30.6
27.9
28.8
29.3
-

63.3
71.4
63.5
65.4
70.9
63.6
62.5
75 (*)

0.29
0.40
0.27

0.37
0.28
0.29
0.30
0.3

2.68
0.25
0.21
0.34
0.18
0.19
0.21
0.3

0.89
3.44
1.68
2.81
2.61
1.34
2.21
40.00

0.020
0.012
0.016
0.016
0.012
0.014

0.012
0.40

0.010
0.020
0.008
0.036
0.007
0.018
0.008
0.50

(*) : TCVN 5949 - 1995

Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí ở các điểm quan trắc trong Tỉnh Hậu
Giang có kết quả dao động nhỏ từ 0,27 – 0,40 mg/m3 đạt giá trị trung bình 0,31
mg/m3, nhìn chung kết quả hàm lượng bụi thu được cũng xấp xỉ so với tiêu chuẩn so
sánh (TCVN 5937-1995 : 0,30 mg/m3) và cũng cho kết quả xấp xỉ so với các năm
trước. Duy nhất chỉ có giá trị đo được tại huyện Châu Thành là cao hơn so với các
điểm khác : 0,40 mg/m3. Hàm lượng bụi hô hấp trong không khí cho giá trị trung
bình là 0,26 mg/l nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn.
Kết quả quan trắc độ ồn tại các khu vực trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang có giá trị
dao động trong khoảng 62,5 – 71,4 dBA, trung bình là 65,8 dBA. Các nguồn phát
sinh tiếng ồn này chủ yếu từ các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.
Mức ồn đo được đều nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn so sánh (TCVN 5949-1995 :
75 dBA) và xấp xỉ so với các kết quả quan trắc của các năm trước.
Hàm lượng CO thu được đều cho kết quả xấp xỉ các năm trước và thấp hơn rất
nhiều so với tiêu chuẩn so sánh (TCVN 5937-1995 : 40 mg/m3). Giá trị thu được dao
20



động trong khoảng từ 0,89 – 3,44 mg/m3, trong đó giá trị cao nhất thu được ở Huyện
Châu Thành là 3,44 mg/m3.
Hàm lượng NO2 trong không khí dao động trong khoảng 0,012 - 0,020
mg/m3, có giá trị trung bình là 0,014 mg/m3 thấp hơn so với so với tiêu chuẩn so
sánh (TCVN 5937-1995 : 40 mg/m3). Nhìn chung giá trị hàm lượng NO2 thu được
đều thấp hơn so với kết quả quan trắc so với năm 2005 và 2006 và thấp hơn đáng kể
so năm 2004.
Nhìn chung kết quả quan trắc hàm lượng SO2 trong không khí năm 2007 đều
thấp hơn so với tiêu chuẩn so sánh (TCVN 5937-1995 : 0,5 mg/m3) và giảm so với
năm 2006, giảm đáng kể so với năm 2005. Giá trị trung bình trên toàn Tỉnh của hàm
lượng khí SO2 là 0,015 mg/m3 (năm 2005 là 0,1 mg/m3) và dao động nhẹ trong
khoảng từ 0,008-0,036mg/m3.
2.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
a. Hướng tiếp cận:
Phân tích hiện trạng sử dụng công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm,
mạng, công nghệ GIS) trong công tác quản lý môi trường ở Hậu Giang nhằm đưa
giải pháp kỹ thuật khả thi.
Khảo sát đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu hiện có do Phòng Quản lý Môi
trường thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hậu Giang quản lý.
Phân tích yêu cầu số liệu cần thiết cho công tác quản lý môi trường nhằm đề
ra thành phần cơ sở dữ liệu hợp lý và hiệu quả.
Phối hợp với nhà quản lý môi trường địa phương trong việc xác định, thiết kế
các thành phần cần thiết cho hệ thống. Trong đó thêm hai chức năng theo yêu cầu
của Sở Tài nguyên và Môi trường là: i) Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; ii)
Thu phí nước thải đối với các đối tượng sản xuất công nghiệp theo Nghị định
67/2003/NĐ-CP của Chính phủ
b. Mô tả phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp kế thừa. Công nghệ được kế thừa ở đây là công nghệ hệ
thống thông tin địa lý kết hợp với CSDL môi trường và mô hình toán học được mô tả

trong công trình gần đây nhất của nhóm tác giả tại Hội nghị quốc tế GIS IDEA tại Hà
Nội (9/2004) (xem trong công trình: Bui Ta Long, Le Thi Quynh Ha, Ho Thi Ngoc
Hieu, Luu Minh Tung, 2004. Integration of GIS, Web technology and model for
monitoring surface water quality of basin river : a case study of Huong river.
Proceedings of International symposium on Geoinformatics for spatial –
infrastructure development in earth and allied sciences. Pp. 299 – 304. cũng như Bùi
21


Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, Võ Đăng Khoa, 2005. Xây dựng hệ
thống thông tin môi trường hỗ trợ thông qua quyết định môi trường cấp tỉnh thành.
Tạp chí Khí tượng – Thuỷ văn, số 5 (533), trang 31 – 40.)
c. Phạm vi nghiên cứu: (2001 - 2006)
Ứng dụng phần mềm ENVIMHG phục vụ cho công tác quản lý số liệu quan
trắc cũng như đánh giá hiện trạng môi trường của Hậu Giang với các dữ liệu quan
trắc thu thập được từ năm 2001 đến nay gồm:
-

Số liệu quan trắc chất lượng nước sông, ao, hồ.

-

Số liệu quan trắc chất lượng nước thải tại một số cống thải.

-

Số liệu quan trắc chất lượng không khí tại các điểm quan trắc trong toàn
tỉnh.

-


Số liệu quan trắc chất lượng nước dưới đất.

-

Vị trí các nguồn điểm phát thải cũng như xả thải vào môi trường

d. Kỹ thuật nghiên cứu
Sản phẩm của đề tài này là một chương trình gồm nhiều module độc lập
nhưng có sự gắn kết với nhau. Kỹ thuật nghiên cứu này sử dụng công nghệ GIS như
là một module chủ lực với các kỹ thuật thể hiện thông tin gắn với bản đồ (các kết quả
này được trình bày trong: Bui Ta Long, Le Thi Quynh Ha, Ho Thi Ngoc Hieu, Luu
Minh Tung, 2004. Integration of GIS, Web technology and model for monitoring
surface water quality of basin river: a case study of Huong river. Proceedings of
International symposium on Geoinformatics for spatial – infrastructure development
in earth and allied sciences. Pp. 299 – 304. cũng như trong công trình Bùi Tá Long,
Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, 2005. Một số giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tuyển tập
các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 2, trang 1200 – 1208.)
e. Kiểm tra và đánh giá hệ thống
Dữ liệu được nhập và truy xuất thông qua các giao diện của ENVIMHG, các
module bên trong ENVIMHG cũng được chạy thử để kiểm tra độ chính xác và tính
ổn định của chúng.
-

Khảo sát, thu thập thông tin và dữ liệu.
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra, tổng hợp các số liệu phục vụ cho
việc thực hiện đề tài, kết quả như sau:
i. 203 phiếu điều tra về dữ liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Hậu Giang.
ii. Số liệu về quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Hậu Giang từ năm 2001 đến

năm 2005

22


iii. Số liệu về các cơ sở đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
iv. Số liệu về các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện thanh tra môi trường.
v. Dữ liệu bản đồ GIS đã thực hiện trong giai đoạn 2001 -2005.
-

Nhập dữ liệu vào máy tính.

-

Phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu.

-

Vận hành thử chương trình.

-

Tổ chức hội thảo giới thiệu đề tài.

Đã tổ chức hội thảo giới thiệu phần mềm + web môi trường tại Sở Tài nguyên
và Môi trường Hậu Giang, tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện phần mềm
ENVIMHG cũng như web môi trường.
-

Tổ chức huấn luyện và chuyển giao đề tài.


Đã thực hiện đào tạo, hướng dẫn cài đặt và sử dụng ENVIMHG cũng như
SQL Server cho cán bộ của Phòng Môi trường và Tài nguyên nước, cán bộ của
Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Hậu Giang cũng như cho cán bộ quản lý
môi trường của các Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thị xã trong tỉnh.
Đảm bảo có thể đưa vào khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất.
3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường hiện nay đòi hỏi phải ứng dụng lý
thuyết hệ thống và xây dựng các hệ thống thông tin môi trường.
Trong lĩnh vực môi trường nhiều nỗ lực xây dựng các hệ thống thông tin đa
mục tiêu đang được thực hiện. Tại Tp. HCM Sở Khoa học và Công nghệ đang tài
chợ cho nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường cho các Khu
công nghiệp và nhiều đề tài khác liên quan.
Thêm vào đó theo thời gian một vấn đề khác cũng trở nên ngày càng sáng tỏ,
đó là việc sử dụng các phương tiện máy tính mạnh không kết nối mạng đã không
mang lại hiệu quả mong muốn. Trên thực tế cần thiết một hệ thống thông tin liên
quan tới nhau thực hiện sự hỗ trợ các bộ phòng ban chức năng trong mọi vấn đề có
liên quan tới nhau.
Dựa trên tính thực tiễn này, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu xây dựng
một hệ thống thông tin môi trường khác nhau, đặc trưng cho các khía cạnh sử dụng
hợp lý tài nguyên và tình trạng môi trường của vùng lãnh thổ của mình. Phần dưới
đây trình bày một số phân tích các kết quả này.

23


3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong vòng mười năm (1980 – 1989) tại hầu hết các nước phát triển trên thế
giới đã hình thành các hệ thống thông tin môi trường quốc gia. Các hệ thống này bao
gồm các hệ thống quan trắc không khí, nước, đất và các thành phần môi trường khác,
cũng như các hệ thu thập và phân tích về hoạt động kinh tế của con người, về tình
trạng sức khỏe của người dân được gắn với hệ thống thông tin địa lý. Vào những
năm 90 của thế kỷ trước, do sự ra đời của mạng Internet, các hệ thống thông tin này
được liên kết vào một hệ thống thông tin môi trường duy nhất, máy chủ (server) của
hệ thống này lưu trữ một khối lượng rất lớn thông tin về tình trạng môi trường nhờ
các hệ thống quan trắc.
Hệ thống thông tin môi trường đầu tiên trên thế giới được ra đời tại Mỹ vào
những năm 80 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó nhiệm vụ chính của các hệ thống
thông tin môi trường này là thu thập thông tin môi trường, chuẩn hóa các dạng dữ
liệu khác nhau. Cơ quan kết nối các mạng này chính là Cục bảo vệ môi trường Mỹ
(EPA - Environmental Protection Agency). Mức độ dưới EPA một bậc chính là các
Trung tâm nghiên cứu quốc gia. Vào cuối năm 1999, hệ thống thông tin môi trường
của Mỹ đã trở thành một kho lưu trữ khổng lồ các dữ liệu, việc truy cập thông tin
được thực hiện qua server Envirofacts đã giúp cho nhiều
người có thể tìm kiếm nhiều thông tin về lĩnh vực môi trường.
Hiện nay, công tác đánh giá hiện trạng, dự báo và thông qua các quyết định
quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường không tách rời khỏi sự cần thiết phải
thu thập, lưu trữ, xử lý, diễn giải, biểu diễn và phổ biến nhiều dòng thông tin khác
nhau. Thông tin môi trường được sử dụng để giải quyết nhiều bài toán ở tầm quốc
gia và khu vực như: đánh giá tài nguyên thiên nhiên, đánh giá thiệt hại do ô nhiễm
môi trường, quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, đánh giá rủi ro, chuẩn bị đầu
tư,... v.v.
Cơ quan điều hành về tài nguyên môi trường của Phần Lan đã xây dựng hệ
thông tin môi trường từ năm 1995. Toàn bộ hệ thống được hình thành từ hơn 20
thành phần, gồm nhiều hệ cơ sở dữ liệu về khoa học và quản lý khác nhau trong lãnh
vực môi trường. Nó sẽ liên kết với các hệ thông tin hiện tại: hệ cơ sở dữ liệu quan
trắc môi trường quốc gia từ 2500 trạm; hệ ủng hộ ra quyết định, quy định cho các


24


con kênh, sông; hệ cơ sở dữ liệu về cấp nước vùng; mạng đo theo thời gian thực, và
hệ thống dự báo và lập mô hình về nước cấp quốc gia.
Trong công trình của các nhà khoa học Nhật Bản Yiyang Shen và các cộng tác
viên đã xây dựng hệ thống thông tin môi trường trợ giúp công tác đánh giá tác động
môi trường vùng ven biển Osaka (OBEIS – Osaka Bay Environmental Information
System). OBEIS hướng tới các khía cạnh vật lý, sinh thái và kinh tế – xã hội để giải
quyết môi trường vùng ven biển Osaka, và cho phép xem xét các kịch bản phát triển
khác nhau. OBEIS sử dụng công nghệ GIS với các công cụ thu, lưu trữ dữ liệu giúp
cho người sử dụng có bức tranh rõ ràng về ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau lên
môi trường. Công trình này được đặc trưng bởi sự chuyên nghiệp cao về công nghệ
(các phương tiện đo đạc, lấy ảnh vệ tinh).
Một cường quốc kinh tế khác của châu Á là Hàn Quốc cũng đã tập trung
nghiên cứu xây dựng những Hệ thống thông tin môi trường. Một số nghiên cứu tích
hợp CSDL với các mô hình toán học thành hệ thông tin trợ giúp cho quản lý môi
trường tại Hàn Quốc được thể hiện trong rất nhiều báo cáo khoa học và các tạp chí
chuyên ngành.
Nghiên cứu xây dựng các hệ thống thông tin môi trường tại Hà Lan được
quan tâm đặc biệt /xem www.sciencedirect.com/. Với sự phát triển của các thiết bị
đo, việc xây dựng các hệ thống kiểm soát chất lượng tự động cũng sẽ được cải tiến.
Bằng việc sử dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết động lực học, lý thuyết tối ưu, các
tác giả nghiên cứu xây dựng hệ thống kiểm soát ô nhiễm, xâm nhập mặn, ….
Xây dựng các hệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý lũ (FMIS) – một dạng
của Hệ thống thông tin môi trường được tiến hành ở Hungary. Ở Hungary với các
điều kiện địa lý đặc biệt nên công chúng rất quan tâm đến việc kiểm soát lũ. Diện
tích quốc gia là 93.000 km2 và 23% ở trong tình trạng ngập lụt do các con lũ. Tại
Hungary hiện tại có khoảng 4.000 km đê bao bảo vệ, cao từ 3 đến 8 m. FMIS được

tạo ra bằng cách tích hợp vào một mạng gồm khoảng 400 trạm tại các trung tâm của
17 cơ quan cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp về lũ ở cấp độ quốc gia và địa
phương.
Vấn đề xây dựng Hệ thống thông tin môi trường được quan tâm xây dựng tại
Serbia vào năm 1995 trong đó coi hệ thống thông tin môi trường là một phần của

25


×