Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu, rầy hại cây có múi, cây xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với rệp sáp trên cây khóm và cây có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 78 trang )

Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

MỞ ĐẦU
Sử dụng hóa chất trừ sâu là biện pháp phòng trừ chính trong chiến lược
quản lý dịch hại do thuốc hóa học rất hữu hiệu và liên quan trực tiếp tới những
trận dịch hại trên cây trồng, làm tăng năng suất đáng kể đối với những cây trồng
bị sâu phá hại nghiêm trọng. Thế nhưng, việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học gây
ra nhiều nguy cơ như tạo ra tính kháng thuốc ở côn trùng, sự bộc phát dịch hại,
gây hại cho thiên địch, phá hủy sự cân bằng sinh thái, tồn dư độc chất trong
nông sản và ô nhiễm môi trường… Để duy trì một nền nông nghiệp bền vững thì
việc xây dựng và áp dụng một quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa
trên sự hiểu biết sáng suốt về sinh thái học là một hướng đi đúng đắn để bảo vệ
cây trồng. Trong các biện pháp phòng trừ của IPM thì biện pháp sinh học đóng
một vai trò cực kỳ quan trọng và tỏ ra có nhiều ưu điểm nhất. Cũng giống như
các loại động vật khác, côn trùng cũng bị bệnh, vì vậy, sử dụng các loài vi sinh
vật gây bệnh cho côn trùng để quản lý chúng là một trong những biện pháp sinh
học lý tưởng. Rõ ràng rằng, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng có
thể đưa vào chương trình IPM một mặt giúp bảo tồn thiên địch đồng thời cung
cấp một công cụ cho nông dân để quản lý những côn trùng có hại.
Các tác nhân sinh học có thể là vi rút, vi khuẩn, nấm và tuyến trùng gây
bệnh cho côn trùng, và để ứng dụng trong IPM chúng phải có các đặc điểm như
chuyên tính ký chủ, độc tính cao, an toàn với thiên địch và môi trường.
Tới năm 1989 thì các Nhà khoa học đã xác định được hơn 700 loài nấm
trong khoảng 90 chi thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes và Entomophorales
là tác nhân gây bệnh trên côn trùng (Charnley, 1989). Một vài loài nấm có mức
độ chuyên tính cao như nấm Aschersonia aleyrodis (Mont.) Webber chỉ xâm
nhiễm trên rầy và rệp dính trong khi các loài khác có phổ ký chủ rộng tuy là tính
chọn lọc ký chủ của từng dòng là khác nhau (Samson và ctv, 1988).
Nấm ký sinh côn trùng xâm nhiễm ký chủ qua lớp biểu bì. Quá trình xâm
nhiễm bắt đầu bằng sự bám dính của bào tử trên cơ thể ký chủ, bào tử nảy mầm
và xuyên qua lớp vỏ cơ thể nhờ các men phân giải, hình thành sợi nấm phát triển


trong cơ thể côn trùng và giết chết côn trùng bằng cách tiết ra độc tố và hấp thu
dinh dưỡng từ dịch cơ thể côn trùng. Dưới điều kiện thích hợp (ẩm độ cao) các
bào tử ký sinh hình thành trên bề mặt cơ thể ký chủ, phát tán tiếp tục chu kỳ gây
bệnh mới và gây dịch bệnh côn trùng. Không giống như vi khuẩn và vi rút, nấm
ký sinh tấn công trực tiếp không cần hấp thu theo đường tiêu hóa vì thế các côn
trùng chích hút cũng là mục tiêu tấn công qua tiếp xúc của nấm ký sinh.

1


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

Hai loài nấm ký sinh côn trùng (Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana) là đối tượng nghiên cứu trong chương trình quản lý dịch hại trên các
loại cây trồng khác nhau ở nhiều nước trên thế giới (Rombach và ctv, 1986a;
1986b; 1988; Aguda và Rombach, 1987; Aguda và ctv, 1984, 1988; Fuxa, 1987;
Studdert và Kaya, 1990; Vestergaard và ctv, 1995; Milner và Staples, 1996).
Tại Việt Nam, nấm M. anisopliae và B. bassiana cũng đã được nghiên cứu
và ứng dụng thành công trong phòng trừ rầy nâu hại lúa, bọ xít hôi hại lúa, bọ
cánh cứng hại dừa, sâu tơ hại rau cải, chấu chấu và mối hại cây trồng…(Nguyễn
Thị Lộc, 1995; 1997a, 1997b; Nguyễn Thị Lộc và ctv, 1999, 2001, 2002, 2004,
2005, 2007; Huỳnh Văn Nghiệp và ctv, 1999; Phạm Thị Thùy, 1996, 1999;
Phạm Thị Thùy và ctv, 2001a, 2001b; Tạ Kim Chỉnh và Lý Kim Bảng, 1995; Tạ
Kim Chỉnh và Nguyễn Đức Khảm, 1996; Tạ Kim Chỉnh và ctv, 2001).
Chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn thành công nhiều dòng nấm khác
nhau của 2 loài nấm ký sinh M. anisopliae và B. bassiana trên côn trùng hại lúa.
Đã nghiên cứu và sản xuất thành công 2 loại chế phẩm sinh học Ometar và
Biovip từ 2 dòng phân lập từ côn trùng hại lúa. Hai loại chế phẩm này được đưa
vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam theo Quyết định của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT ký ngày 27/5/2003 được phép sử dụng phòng trừ sâu

hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa.
Tiểu khí hậu trong vườn cây ăn trái rất phù hợp với phát sinh phát triển
nấm gây bệnh trên côn trùng, bào tử nấm phát triển trên cơ thể sâu hại phát tán
ra và xâm nhiễm trên sâu hại khác tạo nên dịch bệnh trong quần thể sâu hại giúp
kiểm soát mật số côn trùng gây hại trong vườn. Hơn nữa với cơ chế xâm nhiễm
chủ động khác với vi rút và vi khuẩn, nấm ký sinh có nhiều lợi thế trong tiếp
cận, xâm nhiễm và tấn công sâu hại, đặc biệt là đối với nhóm côn trùng chích
hút.
Từ năm 2002 tới 2005, bộ môn chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
sản xuất và ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trên các mô hình cây ăn trái tại
tỉnh Tiền Giang”. Kết quả đã tuyển chọn được 1 dòng nấm nấm trắng, B.b (TG7R) và 1 dòng nấm xanh: M.a (TG4-RMCQ) có hiệu lực cao đối với sâu rầy hại
cây ăn trái. Đặc biệt, chế phẩm vi nấm được sản xuất từ dòng nấm xanh, M.a
(TG4-RMCQ) phân lập từ con rầy mềm hại cam quýt bị bệnh nấm tự nhiên trên
vườn cam tại Trung An thì có hiệu lực rất cao đối với rầy mềm và rầy chổng
cánh hại cây có múi ở tất cả các lần khảo nghiệm. Kết quả từ các thí nghiệm
diện rộng và các mô hình trình diễn tại Tiền Giang cho thấy là chế phẩm nấm
xanh, M.a (TG4-RMCQ)/Ometar và chế phẩm nấm trắng, B.b (TG7-R) có hiệu
2


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

lực cao khi dùng để trừ rầy mềm, rầy chổng cánh, bọ xít hại cây có múi và rầy
bông hại xoài. Các chế phẩm vi nấm này không gây ảnh hưởng xấu tới các loài
thiên địch của sâu hại, vì vậy sau khi sử dụng 2 loài nấm ký sinh này để trừ sâu
hại trên các mô hình cây ăn trái từ 3 tháng trở đi thì mật số thiên địch của sâu hại
tăng lên đáng kể; đặc biệt là mật số nhện và kiến vàng trong vườn mô hình tăng
rất cao, vì thế đã khống chế được quần thể sâu hại, kể cả sâu vẽ bùa. Vì 2 loài
nấm này có tác dụng diệt sâu hại khá bền lâu, nên số lần phun giảm rất nhiều so
với dùng thuốc hóa học. Do vậy đã tiết kiệm được tiền thuốc và tiền công phun

thuốc trừ sâu và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Tỉnh Hậu Giang có diện tích vườn cây ăn trái rất lớn khoảng 19.590 ha,
riêng diện tích khóm là 1.450 ha. Vấn đề thâm canh cây có múi, cây khóm ngày
càng được nông dân mở rộng thực hiện, dẫn đến có nhiều loài dịch hại trên cây
có múi, cây khóm. Để phòng trừ các loài dịch hại này nông dân sử dụng rất
nhiều loại thuốc hóa học và phun rất nhiều lần trong một năm. Vì vậy đã và sẽ
gây ra nạn ô nhiễm môi trường đất, nước trầm trọng, làm ảnh hưởng tới sức
khỏe con người, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy
sản, ảnh hưởng tới việc xuất khẩu trái cây do dư lượng thuốc hóa học vượt trên
ngưỡng cho phép... Từ những tác hại đó làm ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài tới
đời sống, xã hội và sự phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang. Cho nên việc
nghiên cứu phổ biến cho bà con nông dân làm quen và sử dụng các chế phẩm
sinh học sản xuất từ 2 loài nấm Metarhizium anisopliae (M.a) và Beauveria
bassiana (B.b) để từng bước thay thế dần các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật
là rất cần thiết.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nước ngoài và các kết quả đã đạt
được của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm qua về
nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học đa chức năng M.a và B.b trong phòng trừ
dịch hại cây trồng và căn cứ vào tình hình sâu hại cây ăn trái tại tỉnh Hậu Giang,
đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý
sâu, rầy hại cây có múi, cây xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh
học đối với rệp sáp trên cây khóm và cây có múi” đã được thực hiện với mục
tiêu là hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong hệ thống bảo vệ thực vật trên cây
ăn trái để tăng thu nhập cho người nông dân, giảm ô nhiễm môi trường nhằm góp
phần tăng cường năng lực phát triển nông nghiệp, đồng thời duy trì một nền nông
nghiệp bền vững ở tỉnh Hậu Giang.

3



Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Điều tra nhanh về hiện trạng canh tác cây ăn trái, thành phần, mức độ
gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng
thuốc trừ sâu trên các cây trồng này tại những điểm chuẩn bị xây dựng mô hình
tại Hậu Giang.
2. Sản xuất 1.203 kg chế phẩm B.b và M.a từ những chủng nấm có hoạt lực
cao đối với sâu hại cây ăn trái, phục vụ cho các thí nghiệm diện hẹp và các mô hình
ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu hại cây có múi và cây khóm
tại Hậu Giang.
3. Đánh giá hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm B.b và M.a đã sản xuất
ra đối với rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi tại nhà lưới của bộ môn.
4. Thực hiện các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới để đánh giá hiệu lực
của chế phẩm M.a và B.b đối với rệp sáp hại khóm và cam, quýt.
5. Thực hiện các thí nghiệm diện hẹp tại vườn để khảo sát hiệu lực của 2
chế phẩm sinh học M.a và B.b đối với rệp sáp hại khóm, cam và quýt tại Hậu
Giang.
6. Chọn điểm để xây dựng mô hình.
7. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân về các biện pháp trong
quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi và cây xoài, đặc biệt
chú trọng về quy trình kỹ thuật ứng dụng 2 chế phẩm sinh học B.b và M.a
trong phòng trừ sâu hại cây có múi và cây xoài để xây dựng mô hình ứng dụng
2 chế phẩm trừ sâu sinh học này trong quản lý sâu hại trên cây có múi và cây xoài
tại Hậu Giang.
8. Xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học
M.a và B.b để quản lý các loài sâu, rầy, bọ xít trên cây có múi và cây xoài tại
Hậu Giang.
9. Tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ cho nông dân tại các điểm mô hình để
phổ biến và nhân rộng các mô hình trên.

10. Cùng với các đơn vị hợp tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện và hiệu
quả triển khai
11. Tổng kết nghiệm thu


4


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Đặc điểm của một số loài rầy và rệp sáp gây hại trên cây có múi, cây
xoài và cây khóm
1.1.1. Đặc điểm của rầy chổng cánh hại cam quýt, Diaphorina citri
Kuwayama
Họ: Psyllidae - Bộ: Hemiptera
a) Phân bố và ký chủ
Phân bố: Rầy chổng cánh xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như:
Afghanistan, Bangladesh, Brazil, Nhật Bản, Ma cao, Myanmar, Singapor, Sri
Lanka, Cambodia, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,
Nepal, Pakistan, Philippines, Saudi Arabia, Việt Nam, Mauritius, Reunion,
Brazil, Honduras, Paraguay, Uruguay (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002).
Ký chủ: D. citri gây hại chủ yếu trên chanh, cam, quýt, nguyệt qưới, cần
thăng, kim quýt.
b) Đặc điểm hình thái
Trứng có màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3 mm, phía trên nhọn tạo
thành một cuống nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành từng chùm ở trong nách
lá hoặc trên lá, các chồi lá non (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh,

2002).
Ấu trùng rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở thường có màu vàng tươi,
nhưng qua tuổi 2 và tuổi 3 thì ấu trùng thường có màu xanh lục, tuổi 4 và tuổi 5
có màu nâu vàng. Cơ thể mang 2 mầm cánh nhỏ, di chuyển chậm chạp, sống
thành từng đám trên đọt non. Ấu trùng tuổi 1 thường tiết một sợi sáp màu trắng,
dài, dính ở phần đuôi cơ thể. ấu trùng tuổi 5 dài khoảng 1,5 mm với 2 mắt màu
đỏ, các đốt cuối của rầu đầu màu đen (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002).
Thành trùng có kích thước nhỏ, thân dài từ 2,5 – 3,0 mm, nâu xám, cánh có
màu nâu vàng, chân có màu xám nâu. Phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành
một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, đầu nhọn, màu nâu nhạt. Mắt có màu
đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng của con cái sắp
đẻ và đang đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, màu đen, hiện diện rất rõ ở phần
cuối bụng. Bụng của con đực thon nhọn, có màu xanh nhạt. Khi đậu, phần bụng

5


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

của thành trùng chổng cao một góc 300 so với bề mặt nơi đậu nên được gọi là
rầy chổng cánh (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
c) Một số đặc điểm sinh học
Rầy chổng cánh có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều
kiện nhiệt độ khác nhau, thành trùng có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 4 oC và
cả vùng khí hậu nóng và khô của sa mạc Rajasthan và Ả Rập Saudi. Tại Việt
Nam, rầy chổng cánh được ghi nhận hiện diện trên nhiều vùng trồng cam, quýt,
bưởi, chanh ở cả miền Bắc lẫn miền Nam và tại ĐBSCL rầy được ghi nhận hiện
diện suốt năm (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Trong điều kiện tự nhiên, khoảng 4-5 ngày sau khi vũ hóa, thành trùng bắt

cặp, thường ngay sau khi bắt cặp, con cái đẻ trứng. Trứng thuờng được đẻ vào
ban ngày, thành từng khối hay từng nhóm 2-3 hàng trong các nách lá hoặc trên
các đọt lá non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại. Thành trùng thường
chích hút ở mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Con cái có thể đẻ 200 – 800
trứng, liên tiếp trong 2 tháng. Thời gian ủ trứng kéo dài từ 2 – 11 ngày (tùy mùa)
(Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Ấu trùng mới nở thường nằm cố định tại chỗ để chích hút trong 1 đến 2
ngày, sau đó di chuyển sang chỗ khác để chích hút. Sang tuổi 5 ấu trùng thường
di chuyển xuống phần dưới của lá để lột xác thành con thành trùng. Thành trùng
rất hoạt động, có thể nhảy rất nhanh khi bị động. Ấu trùng rất ít di động, thường
sống tập trung thành từng nhóm trên chồi non, ấu trùng chỉ di chuyển khi bị
khuấy động. Tại ĐBSCL, chu kỳ sinh trưởng của rầy chổng cách kéo dài khoảng
20 ngày, với 12 - 14 thế hệ/năm (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh,
2002).
d) Cách gây hại
Khi mật số cao, sự chích hút của rầy (thành trùng và ấu trùng) làm cho
chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành, làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây và sự ra trái. Mật ngọt do rầy chổng cánh tiết ra có thể tạo điều kiện cho
nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay tại ĐBSCL là
truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Greening (bệnh vàng lá gân
xanh) cho các vườn cam, quýt, chanh, bưởi. Chính do khả năng này mà rầy
chổng cánh trở thành một đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất hiện này cho nhiều
vùng trồng cây có múi trên thế giới và cả Việt Nam. Bằng cách chích hút trên
những cây bị nhiễm bệnh và sau đó khi tiếp tục tấn công trên những cây không
nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua kim chích hút và
6


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang


qua nước bọt do vi khuẩn Liberobacter asiaticum có thể lưu tồn và nhân mật số
trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002).
e) Biện pháp phòng trị
Mặc dù trong điều kiện tự nhiên, thiên địch có thể khống chế một cách
đáng kể mật số của rầy chổng cánh nhưng do nhóm này có khả năng truyền bệnh
Greening nên việc phát huy vai trò thiên dịch nhằm bảo đảm cho khả năng
không bị nhiễm bệnh là điều không đơn giản vì với một mật số rất thấp, rầy
chổng cánh vẫn có khả năng truyền bệnh. Từ những thực tế đó, biện pháp phòng
trị rầy chổng cánh phải là một biện pháp đồng bộ (Nguyễn Thị Thu Cúc và
Phạm Hoàng Oanh, 2002).
- Một số biện pháp tổng hợp để phòng trị rầy chổng cánh:
+ Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách đốn bỏ những cây nhiễm
bệnh.
+ Trồng giống cây sạch bệnh.
+ Tỉa cành và bón phân thích hợp.
+ Nuôi kiến vàng trong vườn.
+ Trồng cây chắn gió xung quanh vườn, không trồng những cây kiểng như
cần thăng, nguyệt qưới, kim quýt trong vườn.
+ Sử dụng bẩy màu vàng để phát hiện sự hiện diện của thành trùng nhằm
kịp thời đối phó với rầy chổng cánh.
+ Khi phát hiện thành trùng, có thể sử dụng các loại thuốc hóa học hoặc
dầu khoáng ở nồng độ 0,5% để phòng trị.
+ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nhằm phát huy thiên địch trong điều kiện tự
nhiên của các vườn cam, quýt, chanh, bưởi (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002).
1.1.2. Đặc điểm của rầy mềm hại cam quýt, Toxoptera aurantii Boyer de
Fonscolombe và Toxopera citricidus (Kirk.)
Họ: Aphididae - Bộ: Homoptera

a) Ký chủ
Toxoptera aurantii được ghi nhận trên 120 loại thực vật, chủ yếu trong
các họ như Anacardiaceae, Anonaceae, aralinaceae, Euphorbiaceae, Lauraceae,
Moraceae, Rubiaceae, Rutaceae, Sterculiaceae và Theaceae. Ký chủ chính bao
gồm cam, quýt, chanh, cà phê, trà, ca cao, xoài (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm
Hoàng Oanh, 2002).

7


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

b) Một số đặc điểm hình thái của T. aurantii và T. citricidus
Rầy mềm gây hại trên nhóm cây có múi cam, quýt, chanh, bưởi gồm chủ
yếu 2 loại Toxoptera aurantii và Toxopera citricidus. Cũng giống như những
loại rầy mềm khác nói chung, rầy mềm trên nhóm cam, quýt, chanh, bưởi có
kích thước rất nhỏ, thường rất mềm, nên được gọi là rầy mềm. Trên phần lưng
của phía đuôi của rầy mềm có mang một đôi ống bụng. Râu đầu hình sợi chỉ,
dài. Chân phát triển, dài, mỏng manh. Trong điều kiện của ĐBSCL, thường chỉ
ghi nhận chủ yếu con cái, ít ghi nhận có sự hiện diện của con đực. Con đực luôn
luôn có cánh (2 cặp cánh). Con cái có 2 dạng: dạng có cánh dài, phát triển và
dạng hoàn toàn không cánh, tuy nhiên, trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận
thành trùng cái không cánh, đẻ con. Thành trùng cái có cánh chỉ xuất hiện khi
mật số quần thể của rầy mềm cao hoặc lá đã già hoặc bị nhiễm bệnh (Nguyễn
Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Cả 2 loại đều có hình trái lê, màu đen, nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Kích
thước của thành trùng cái (không cánh - dạng phổ biến) dài khoảng 1,7 – 2,1
mm. Thành trùng cái có cánh dài 1,7 – 1,8 mm. Phần đuôi của T. aurantii có 8 –
19 lông nhỏ, T. citricidus có đến 25 – 40 lông nhỏ, râu đầu của T. aurantii có
nhiều dải nối giữa các đốt, trái lại T. citricidus chỉ có duy nhất một dải nối lồi

giữa chiều dài của đốt râu (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
c) Một số đặc điểm sinh thái và cách gây hại
Tại vùng nhiệt đới nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, rầy mềm chủ yếu
sinh sản đơn tính, đẻ con. Trên cam, quýt, chanh , bưởi, rầy mềm gây hại bằng
cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá
cong queo còi cọc, không phát triển, ngoài ra rầy mềm còn tiết mật ngọt làm
nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Loại bệnh đã gây
chết nhiều vườn cam quýt trên thế giới. Rầy mềm thường gây hại trên các vườn
cam, quýt còn tơ. T. aurantii và T. citricidus còn là tác nhân truyền bệnh
“Tristeza”. Tại một số nước T. aurantii còn là tác nhân truyền bệnh “lá nhỏ
Spiroplasma citri” trên cam quýt và bệnh đốm vòng trên Cà phê cũng như bệnh
đốm vòng trên đu đủ và bệnh khảm trên dưa leo (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm
Hoàng Oanh, 2002).
Chu kỳ sinh trưởng của rầy mềm rất ngắn. Trên chanh, chu kỳ sinh trưởng
của T. aurantii kéo dài 7 – 9 ngày, mỗi con cái có khả năng đẻ trung bình 41,4
con.

8


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

d) Thiên địch
Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của rầy mềm rất phong
phú, bao gồm rất nhiều loại ăn mồi như bọ rùa, ruồi (Syrphidae), các loại rầy sư
tử (Chrysops) và các loại ong ký sinh khác nhau. Các loại này có thể khống chế
đến 95% mật số rầy mềm trong điều kiện tự nhiên (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm
Hoàng Oanh, 2002).
e) Biện pháp phòng trị
+ Tại nhiều nước trên thế giới, biện pháp sinh học đã được sử dụng và rất

có hiệu quả.
+ Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên địch của rầy mềm rất phong
phú, có thể khống chế sự bộc phát của rầy mềm, vì vậy phải hết sức thận trọng
khi sử dụng thuốc hóa học.
+ Khi dùng thuốc hóa học chỉ phun trên cây bị nhiễm rầy mềm và chủ yếu
trên các chồi bị nhiễm. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay
như Trebon, Decis, Bassa, Cypermethrin, Fenvalerate… để phòng trị (Nguyễn
Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
1.1.3. Đặc điểm của rệp sáp giả (rầy bông) hại cây có múi, Planococcus citri
(Risso).
Họ rệp phấn: Pseudococcidae - Bộ cánh đều: Homoptera.
Thành trùng hình thon, dài khoảng 3 mm, màu vàng nhạt đến vàng cam
với 18 đôi tua sáp hai bên hông và 1 đôi phía sau đuôi. Chất sáp chỉ bao phủ
phần lưng của cơ thể. Một rệp cái đẻ từ 300 – 500 trứng.
Trứng màu vàng nằm trong 1 túi do rệp cái tiết ra. trứng được đẻ trên trái,
lá hay chỗ nứt của vỏ. thời gian ủ trứng từ 3-6 ngày.
Rệp gây hại bằng cách chích hút phần non của cây. Phân của rệp thu hút
nấm đen tới bám quanh nơi rệp định cư làm ảnh hưởng tới quang hợp.
Rệp sáp giả tấn công trên cuống trái sẽ gây ra bướu hoặc ghẻ.
1.1.4. Đặc điểm của rầy bông hại xoài, Idiocerus niveosparsus Lethierry
Họ rầy xanh: Cicadellidae - Bộ cánh đều: Homoptera.
Trên xoài thường có nhiều loài rầy gây hại bông. Ở Việt nam chủ yếu gặp loài
Idiocerus niveosparsus Lethierry.
a) Phân bố và ký chủ
Rầy xuất hiện nhiều ở ấn Độ, Malaysia, Philippines, Formose. Loài này
chỉ gây hại duy nhất trên cây xoài.

9



Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

b) Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng của loài Idiocerus niveosparsus Lethierry có thân dài khoảng
4 mm, cánh màu nâu, trên cánh phần giáp với ngực có một băng trắng chạy
ngang.
Trứng màu trắng trong khi mới đẻ, sắp nở chuyển sang màu vàng. Thời
gian ủ trứng từ 4-7 ngày.
Ấu trùng khi mới nở có màu trắng sữa, có 5 tuổi với thời gian phát triển từ 8-10
ngày.
c) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Thành trùng mới vũ hóa rất linh động và liền sau đó di chuyển tới chồi, lá
non, bắt đầu đẻ trừng, ngay cả trên chồi non còn cuốn lại, hoặc trên gân chính
của lá, chúng còn đẻ trứng trên từng hoa nhỏ hay trên cành nhỏ. Cả thành trùng
và ấu trùng đều sống trong lá xoài và nhảy xào xạc khi bị động. Khi xoài trổ
bông thì rầy tập trung chích hút trên bông, chồi non. Rầy cái dùng bộ phận đẻ
trứng nhọn ở cuối bụng đẻ trứng rải rác vào bên trong cuống của chồi non. Rầy
đẻ trứng và chích hút nhiều gây ra hai hiện tượng như sau:
- Số lượng trứng đẻ nhiều trên các bộ phận trên cành non, bông gây vết
thương làm cho các phần trên bị khô, héo và có thể rụng.
- Sự tập trung chích hút của thành trùng và ấu trùng làm cây bị suy yếu.
Rầy còn tiết ra chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh nơi rầy bám hoặc các
tầng lá phía dưới làm cản trở quang hợp của cây.
Nếu mật độ rầy cao thì xoài sẽ không đậu trái và rụng bông.
d) Biện pháp phòng trị
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy, tốt nhất là nên ngừa sớm khi xoài vừa
có nụ hoa nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá. Khi mật số khoảng 5
con/phát hoa có thể làm hoa rụng. Khi xoài đang ra hoa nếu áp dụng thuốc thì
nên thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến các côn trùng thụ phấn hoa. Sau đó nên
áp dụng lại nếu mật số rầy còn cao vào giai đoạn tượng trái.

- Dùng bẫy đèn thu hút thành trùng
- Sau khi thu hoạch trái nên tỉa bớt cành cây để giảm nơi trú ẩn của rầy.
1.1.5. Đặc điểm của rệp sáp giả (rệp phấn) hại cây khóm, Dysmicoccus
brevipes (Cockerell), còn có tên là Pseudococcus brevipes .
Họ rệp phấn: Pseudococcidae - Bộ cánh đều: Homoptera.
a) Phân bố
Loài này xuất hiện ở hầu hết các Quốc gia trồng khóm trên thế giới như
Brazil, trung Mỹ, đông, tây và Nam Phi Châu, Ai Cập, Israel, Mauritanie, Ấn
10


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

Độ, sri-Lanka, Java, Philippines, Malaysia, Formosa và các đảo ở Thái Bình
Dương.
b) Ký chủ
Ngoài khóm, loài này còn tấn công trên cây ca cao, cọ dầu, chuối, đậu
phộng, chà là, xoài, đậu nành, mía, cà phê, mè.
c) Đặc điểm hình thái và sinh học
Thành trùng, cái hình bầu dục, màu hồng, dài khoảng 3 mm và rộng 2
mm, toàn thân phủ 1 lớp sáp trắng. Loài này thường sinh sản theo lối trinh sản,
có khả năng sinh sản rất cao và nhanh nên trong một năm có thể có từ 6-7 thế
hệ.
d) Tập quán sinh sống và cách gây hại
Cả ấu trùng và thành trùng thường sống tập trung dưới gốc cây khóm,
nhưng đôi khi cũng di chuyển cả lên lá, trái. Rệp tập trung chích hút dưới rễ làm
cả hệ thống rễ bị hư, cây héo rất giống triệu chứng do bệnh gây ra. Ngoài ra,
nước bọt do rệp tiết ra trong khi chích hút làm nghẽn mạch dẫn nhựa, cây bị héo.
Hơn nữa, việc di chuyển nước lên trên khó khăn cũng làm cho bộ rễ bị hư và
toàn cây bị héo khô, trái nhỏ, mất phẩm chất. Sự thiệt hại thay đổi với tuổi cây,

hom giống, điều kiện đất đai, điều kiện tưới tiêu nước và kỹ thuật canh tác.
Những ruộng khóm bị bệnh nhẹ thì xuất hiện rải rác nhưng cây mọc còi
cọc, lá màu vàng úa; trên những ruộng bị bệnh nặng có những đám lớn cây còi
cọc, lá màu úa đỏ, trước tiên các lá già nhất bị đỏ, rồi đến các lá trên. Các giai
đoạn phát triển của bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: trước tiên từ các lá già biểu hiện đỏ dần sau đó rìa lá cuốn
cong lại về phía dưới mặt lá và đầu lá cong xuống đất.
- Giai đoạn 2: lá không phát triển được và chuyển sang màu hồng và các
đầu lá cũng bắt đầu chuyển dần sang màu hồng vàng, dần dần thành nâu và khô
lại.
- Giai đoạn 3: các lá trung gian lần lượt bị cong xuống, mép lá thành
vàng, phần còn lại chuyển sang màu hồng tía, đầu lá bị cuốn lại.
- Giai đoạn 4: lá non vẫn đứng thẳng, nhưng kém phát triển và cuối cùng
các đầu lá cũng bị cuốn lại và héo khô.
Vào mùa mưa, màu đỏ của lá bệnh đặc trưng, thường biểu hiện màu vàng
nâu, trên lá thường có các vết hoại thư lớn. Trước khi lá thay đổi màu sắc đã có
sự ngừng tăng trưởng của bộ rễ và dần dần bộ rễ bị hư. Cây bị rệp gây hại phát
triển kém, nếu cho trái được thì những trái này thường nhỏ, bị chín háp, chua và
cuối cùng bị khô.
11


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

e) Biện pháp phòng trị
- Làm kỹ các khâu như kỹ thuật canh tác, bón phân, giải quyết tốt điều
kiện tưới tiêu nước…
- Thường xuyên thăm ruộng khóm để phát hiện cây héo và nhổ bỏ hay xử
lý thuốc kịp thời.
- Cây con trước khi trồng nên nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu lưu dẫn.

Sau đó khoảng 8 tháng tưới cây khóm lại bằng dung dịch như trên.
- Cần diệt trừ kiến vì kiến hay tha các con rệp đem dấu ở gốc cây khóm.
1.2. Đặc điểm sinh học và khả năng ứng dụng của nấm trắng, Beauveria
bassiana (Bals.) Vuill và nấm xanh, Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorok
1.2.1 Đặc điểm sinh học của nấm trắng và nấm xanh
a) Đặc điểm sinh học của nấm trắng
Nấm trắng, Beauveria bassiana (Bals.) Vuill. (còn gọi là nấm bạch cương)
được sử dụng trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp gần như khắp thế giới
(Ferron, 1978). Nấm trắng có bào tử dạng hình cầu hoặc hình trứng có kích
thước 2,5-3,5 m mọc trên cuống sinh bào tử hướng gốc và tụ lại thành những
đám dày đặc trên các sợi nấm vươn khỏi lớp khuẩn ty, cuống sinh bào tử có
phần gốc hình cầu hoặc hình lọ tam giác (2-32-4m) gắn trên cành bào tử hình
díc dắc dài tới 20 m (Rombach và ctv., 1994).
b) Đặc điểm sinh học của nấm xanh
Nấm xanh, Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorok (còn gọi là nấm lục
cương) được tìm thấy trên hơn 200 loài côn trùng khác nhau (Ferron, 1978).
Nấm xanh thường xâm nhiễm trên rầy lá, rầy thân, bọ xít đen và nhiều loài
sâu hại khác. Nấm hình thành trên bề mặt côn trùng một lớp phấn màu xanh
vàng đến xanh đậm trên mạng sợi nấm chằng chịt màu trắng. Cuống sinh bào tử
có hình trụ 6-13  2-4 m mọc trên các cành bào tử. Bào tử trần hình trụ hoặc
hình elip có kích thước 4,5-8,5  2,5-4 m và xếp thành chuỗi dài (Rombach và
ctv., 1994).
1.2.2. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng và nấm xanh
Nấm là một nhóm có phổ ký chủ rộng nhất trong số những mầm bệnh của
động vật ngành chân đốt, trong đó hai loài nấm trắng và nấm xanh có phổ ký chủ
rộng hơn các loài khác vì chúng có thể ký sinh trên nhiều họ của ngành chân đốt
(Butt and Copping, 2000). Trong những năm qua, M. anisopliae và B. bassiana
đã được chú trọng nghiên cứu và sử dụng trong việc phòng trừ nhiều loài sâu hại,
bao gồm các loài sâu hại bông, khoai tây, lúa mì, đậu và ngô ở Mỹ. Một số nước ở
12



Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

Bắc Âu như Hà Lan, Phần Lan và Thụy Điển cũng đã nghiên cứu và sử dụng vi
nấm để phòng trừ sâu hại cây trồng.
a) Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng
Nấm trắng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên hơn 70 loại cây
trồng ở Xô Viết cũ và những quốc gia vệ tinh để phòng trừ nhiều dịch hại khác
nhau (Ferron, 1978). Ignoffo và ctv. (1979) đã thử nghiệm thuốc trừ sâu
Boverin (sản xuất từ nấm trắng) trên sâu tơ và cho thấy LC 50 đối với ấu trùng
sâu tơ ba ngày tuổi là 2,7 x 10 8 bào tử/ml tương đương với 1,5 x 10 6 bào tử/cm2
bề mặt lá. Vanderberg đã tiến hành thí nghiệm trong phòng và cho thấy rằng tất
cả các giai đoạn ấu trùng sâu tơ đều bị mẫn cảm đối với nấm trắng nhưng ấu
trùng bị chết nhanh hơn khi ở nhiệt độ trung bình và bào tử nấm trắng cao.
Vanderberg và ctv. cũng đã thử nghiệm ngoài đồng bằng cách sử dụng sản
phẩm Mycotrol (sản xuất từ B.bassiana) phun định kỳ một tuần/lần hoặc hai
tuần/lần đã làm giảm mật số và sự gây hại của sâu tơ một cách có ý nghĩa so
với dùng thuốc hóa học trên cây giống (Frank, 2000). Aguda và ctv. (1984) đã
dùng nấm B. bassiana để phòng trừ rầy nâu, Nilaparvata lugens, rầy lưng
trắng, Sogatella furcifera và rầy xanh đuôi đen, Nephotettix spp. hại lúa. Nấm
trắng đã được ứng dụng để phòng trừ rầy nâu, bọ xít đen, Scotinophora
coarctata ở ngoài đồng tại Hàn Quốc, Philippines (Rombach và ctv., 1986a,
1986b; Aguda and Rombach, 1987; Aguda và ctv., 1988). Nấm trắng phổ biến
trong quần thể bọ xít hôi, Leptocorisa oratorius ở Philippines (Rombach và
ctv., 1988). Nấm trắng còn được sử dụng để phòng trừ sâu róm thông,
Dendrolimus spp. ở Trung Quốc với hiệu lực đạt 43 – 93% (Pan and Zheng,
1988). Nấm trắng có khả năng phòng trừ sâu đục thân bắp ở Châu Âu khi được
phun trên tán lá cây bắp (Hsil và ctv., 1973; Lewis and Bing, 1991; Lewis và
ctv., 1996). Dòng nấm trắng trích từ rầy nâu hại lúa ở Pantagar (Ấn Độ) có khả

năng gây chết cao đối với rầy nâu (88,35 đến 91,25%), rầy lưng trắng (86,59
đến 92,44%), rầy xanh đuôi đen (96,12%) và sâu cuốn lá (74,45%) (Nguyễn
Thị Lộc, 1995). Gần đây, chế phẩm nấm trắng được sản xuất từ một nòi B.
bassiana (GHA) phân lập tại Mỹ, đã được đăng ký để phòng trừ bọ trĩ, rầy
mềm và một số bọ cánh cứng khác (Copping, 1998; Copping, 2001).
Ở Việt Nam, nấm trắng cũng đã được thí nghiệm trong nhà lưới để trừ các
loài rầy hại lúa và kết quả cho thấy rằng nấm trắng có hiệu lực trừ rầy nâu, rầy
lưng trắng và rầy xanh cao. Ấu trùng của rầy nâu và rầy lưng trắng dễ nhiễm
bệnh đối với B. bassiana hơn thành trùng của hai lọai rầy trên (Nguyễn Thị Lộc,
1997). Các nhà khoa học của Viện Bảo Vệ Thực Vật cũng đã thử nghiệm và sử
13


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

dụng nấm trắng trừ sâu róm thông, Dendrolimus punctatus ở Thanh Hóa và Sơn
La (Phạm Thị Thùy, 1996; 1999). Phạm Thị Thùy và ctv. (2001 b) đã sử dụng
nấm trắng với nồng độ 108 bào tử/ml để trừ sâu tơ đạt hiệu quả rất cao (81,25%)
ở 8 ngày sau khi phun.
b) Khả năng ký sinh côn trùng của nấm xanh
Nhà khoa học Nga Ilia Mesnhicov là người đầu tiên phát hiện ra bệnh nấm
xanh (gọi là Entomopthora anisopliae), nay đổi là Metarhizium anisopliae. Đến
năm 1908, Mesnhicov và học trò của ông là Crasintxik đã sử dụng nấm này để
chống bọ đầu dài hại củ cải đường. Đến những năm 80, 90 của thế kỷ này nấm
Metarhizium và những chế phẩm sản xuất từ loài nấm này lại được nghiên cứu và
ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng trừ sâu đục thân ở Tasmania, chống loài
mối, Nasutitermes exitiousus (Hill) ở Đức, các loài mối thuộc Coptotermes ở Úc
(Tạ Kim Chỉnh và ctv., 1995). Từ những năm 80 của thế kỷ 20, trên thế giới,
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học từ vi nấm
M. anisopliae mang tên thương mại Metaquino để phòng trừ muỗi sốt rét

Lubilosa, phòng trừ châu chấu, Schistocerra gregaria.
Ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa, Oryctes rhinoceros bị nhiễm tự nhiên bởi
nấm xanh và nấm này được xem là một nhân tố gây chết tự nhiên quan trọng của
bọ dừa (Carruthers and Soper, 1987). Nhiều nghiên cứu đã áp dụng bào tử nấm
xanh phòng trừ bọ cánh cứng và sử dụng nấm này trong chương trình IPM cùng
với baculovirus (Young, 1986). Nấm xanh có tên thương mại là Bio – Path 
được sử dụng để phòng trừ mối tại Mỹ (Kaakeh và ctv., 1996). Ở Brazil, tỉ lệ
mối chết cao (gần 100%) khi quan sát 19 của 20 tổ mối được xử lý với nấm
xanh và tổ còn lại có tỉ lệ chết là 70% (Alves và ctv., 1995). Ở Úc, bào tử nấm
xanh được phun trên các gò và tổ mối đã cho tỉ lệ chết đáng kể nhưng khi xử lý
gián tiếp bằng cách đặt bã mồi thì không thành công (Milner and Staples, 1996;
Milner và ctv., 1998). Sản phẩm thương mại của nấm xanh là BioGreen  gần đây
được khuyến cáo sử dụng trừ bọ hung đầu đỏ, Adoryphorus couloni ở Úc (Shah
and Goettel, 1999).
Viện Bảo Vệ Thực Vật đã nghiên cứu và sử dụng nấm M. anisopliae để
phòng trừ một số loài sâu hại nông nghiệp (Phạm Thị Thùy, 1992; 1996). Nấm
xanh, M. anisopliae đã được nghiên cứu và ứng dụng để phòng trừ các loài mối
hại cây công nghiệp, cây ăn trái và cây cảnh (Tạ Kim Chỉnh và ctv., 1996). Nấm
xanh, M. anisopliae được ứng dụng trong việc quản lý các loài sâu hại lúa
(Nguyễn Thị Lộc, 1997). Khi sử dụng nấm trắng, B. basiana hoặc nấm xanh, M.
anisopliae trên đồng ruộng để quản lý sâu rầy hại lúa thì không gây ảnh hưởng
14


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

xấu tới những thiên địch của sâu hại lúa như nhện lớn bắt mồi, nhện lưới, nhện
lùn, nhện chân dài, bọ xít mù xanh và bọ xít gai ăn thịt tại ĐBSCL (Nguyễn Thị
Lộc và ctv., 2002).
Nấm xanh còn có hiệu quả cao khi dùng để trừ bọ cánh cứng hại dừa,

Brontispa sp. (Coleoptera: Chrysomelidae). Kết quả khảo nghiệm trên bọ cánh
cứng hại dừa ở Ô Môn cho thấy rằng dòng nấm xanh trích từ rầy nâu, bọ xít và
bọ dừa bị nhiễm tự nhiên có hiệu lực diệt trừ bọ dừa rất tốt và đạt 71,6-79,1% ở
14 ngày sau khi phun và đặc biệt dòng nấm M.a (OM3-BD) phân lập từ con bọ
cánh cứng hại dừa bị nhiễm nấm xanh tự nhiên ngoài đồng tại Ô Môn có hiệu
lực trừ bọ dừa cao không khác biệt về mặt thống kê so với Rotenone (Nguyễn
Thị Lộc và ctv., 2004).
1.2.3 Độc tố của nấm trắng và nấm xanh
a) Độc tố của nấm trắng
Nấm trắng tạo ra hỗn hợp độc tố bao gồm beauvericin, bassianolide và
cosporein. Trong đó độc tố chính gây hại cho côn trùng đã được chú ý nghiên
cứu nhiều nhất là beauvericin. Cấu trúc của beauvericin là một
hexadepsipeptide đã được phân lập từ các loài nấm ký sinh côn trùng như
Beauveria spp., Paecilomyces spp. và nấm gây bệnh cây trồng như Fusarium
spp. và Polyporus fumosoroseus (Grove and Pople, 1980; Munkvold và ctv.,
1998). Beauvericin có cấu trúc và chức năng tương tự những chất kháng sinh
gây hại màng tế bào enniatin A, B và C và có sự khác biệt của những hợp chất
này so với N-methylamino acids (Steinrauf, 1985). Beauvericin bao gồm một
chuỗi lặp lại của ba phân tử N-methylphenylalanine liên kết với ba phân tử 2Hydroxyisovaleric acid (Hamill và ctv, 1969). Beauvericin tạo phức hợp với
ion Na+ và K+ dẫn đến làm tăng tính thấm của màng tế bào tự nhiên và nhân tạo
(Ovchinnikov và ctv., 1971). Beauvericin còn là kháng sinh chống lại một số vi
khuẩn như Bacillus subtilis, Escherichia coli, Mycobacterium phlei,…
(Ovchinnikov và ctv., 1971). Hơn nữa, beauvericin còn có tính chất trừ sâu
trung bình (Suzuki và ctv., 1977; Gupta và ctv., 1995). LD 50 của nấm trắng đối
với ấu trùng sâu cuốn lá tuổi ba là 7,4 x 10 3 bào tử/ml ở một tuần sau khi chủng
(Aguda, 1987). Theo Phạm Văn Biên và ctv (2000) thì nấm trắng thuộc nhóm
độc IV, rất ít độc với người, gia súc và môi trường. LD 50 qua miệng >18 x 10 8
bào tử/kg, LD50 qua da >2000 mg/kg. Nấm trắng không gây bệnh cho người,
thời gian cách ly là 5 ngày.


15


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

b) Độc tố của nấm xanh.
Nấm xanh tạo ra độc tố Destruxin A và B (Kodaira, 1961; Suzuki và ctv.,
1971). Destruxin là một phức hợp có nhiều chất đồng phân. Cấu trúc cơ bản của nó
gồm 5 aminoacid và một -hytroxy acid. Destruxin gây chán ăn và gây độc cho côn
trùng sau khi được hấp thu vào da (Amiri và ctv., 1999). Một số Destruxin làm tê liệt
côn trùng (Dumas và ctv., 1996) và một số destruxin khác có thể ức chế miễn dịch
(Cerenius và ctv., 1990).
Tính mẫn cảm của côn trùng đối với destruxin khác nhau và một số loài sâu
thuộc bộ cánh vảy có thể mẫn cảm cao nhất (Roberts, 1981; Charnley, 1984;
Samuels và ctv., 1988; Brousseau và ctv., 1996; Thomsen và ctv., 1996;
Kershaw và ctv., 1999). LD50 của Destruxin A và B tiêm vào ấu trùng tằm là
0,015 – 0,03 mg/g ở 24 giờ sau khi tiêm (Kodaira, 1961; Suzuki và ctv., 1971;
Tamura and Takahashi, 1971). LC50 của nấm xanh đối với ấu trùng rầy nâu, N.
Lugens là 1,86 x 106 bào tử/ml ở 4 ngày chủng trong điều kiện nhiệt độ 25 0C
(Gillespie, 1986). Bào tử nấm xanh có LT50 và LD50 đối với một số loài sâu bộ
cánh vảy như ấu trùng tằm, sâu xanh da láng, Spodoptera exigua, sâu xanh,
Heliothis armigera là 48 giờ và 105 bào tử/ ml (Tạ Kim Chỉnh và Lý Kim Bảng,
1995).
Destruxin cũng gây độc cho động vật nhỏ có vú. LD50 của Destruxin A và B
sau khi tiêm vào bụng chuột là 1-1,35 mg/kg tương ứng với 13,2 – 16,9 mg/kg
trong 1 giờ (Kodaira, 1961). Trái lại Destruxin ít độc đối với cá và động vật
lưỡng cư, không làm chết, gây quái thai hay trì hoãn sự xuất hiện phôi cá
Brachydaniorerio H. B (Debeaupuis and Lafont, 1985).
1.2.4 Cơ chế tác động của nấm trắng và nấm xanh đối với côn trùng gây
hại.

a) Phương thức xâm nhập của nấm vào cơ thể côn trùng.
Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh côn trùng bằng cách nhiễm vào
ký chủ chủ yếu xuyên qua biểu bì bên ngoài. Bào tử của nấm dính chặt vào da
côn trùng và tấn công vào da theo cơ chế bám dính không chuyên biệt thông qua
tính kỵ nước của vách tế bào của bào tử (Boucias và ctv., 1988; 1991). Khi tiếp
xúc với da côn trùng và với điều kiện thích hợp bào tử sẽ mọc mầm có thể tạo ra
các cấu trúc xâm nhiễm (như tạo ra ống mầm, túi ngoại bào hoặc túi áp suất) từ
đó xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp chitin.
Sự xâm nhập của nấm vào trong biểu bì thường là do sự phối hợp của
enzyme và cơ chế cơ học. Nấm xanh và nấm trắng tiết ra các loại men làm mềm
lớp vỏ chitin và tạo thành một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc mầm, qua lỗ thủng đó
16


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

mầm của bào tử nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng. Các enzyme đó
là exoproteases, endoproteases, esterases, lipases, chitinases và chitobiases (St
Leger, 1993; Boucias and Pendland, 1998; Butt và ctv., 1998).
b) Sự phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng
Giai đoạn phát triển của nấm từ khi xâm nhiễm vào trong cơ thể côn trùng
cho đến khi côn trùng chết là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong giai đoạn
này nấm thường tạo ra rất nhiều sợi nấm ngắn, chúng được phân tán khắp cơ thể
theo dịch máu. Trước khi nấm có thể sinh sôi nảy nở trong máu nó thường phải
vượt qua phản ứng phòng vệ của côn trùng, và sự tạo độc tố của nấm có thể làm
suy yếu phản ứng tự vệ của côn trùng. Côn trùng có thể phản ứng với sự xâm
nhiễm của nấm bằng cách sử dụng thể dịch (như phenoloxidase, lectins, peptid và
protein hoặc sử dụng cơ chế của vách tế bào như sự thực bào hoặc kết nang
(Bidochka và ctv., 1997; Boucias and Pendland, 1998). Côn trùng chết có thể là
kết quả của sự phối hợp các hoạt động như sự làm giảm dinh dưỡng, làm tắt

nghẽn cơ thể hoặc sự xâm lấn của các cơ quan và tác động của độc tố đối với côn
trùng. Ví dụ nấm trắng tạo ra phức hợp các độc tố bao gồm beauvericin,
bassianolide và oosporein, nấm xanh tạo ra độc tố Destruxin làm tê liệt côn trùng
(Dumas và ctv., 1996), hoặc gây ức chế miễn dịch (Cerenius và ctv., 1990).
Sau khi con côn trùng chết, nấm thường phát triển hoại sinh trong ký chủ.
Dưới điều kiện thích hợp nấm tạo ra các bào tử hoặc nấm mọc thành sợi ra bên
ngoài bề mặt cơ thể vật chủ. Sau đó các bào tử được tạo thành trên lớp sợi nấm ở
bề mặt cơ thể vật chủ và bị phóng thích đi. Bào tử phát tán thụ động nhờ gió và
những yếu tố khác như mưa đóng vai trò quan trọng trong phát tán bào tử.
c) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm ký sinh côn
trùng
Ánh sáng: là nhân tố quan trọng trong sinh vật học của hầu hết các nấm ký
sinh, đặc biệt có liên quan đến sợi nấm, sự phóng thích và sự sống sót của bào tử
(Callaghan, 1969; Sakamoto và ctv., 1988). Ánh sáng tự nhiên có phổ 290-400
nm sẽ ảnh hưởng lên sự bền của nấm trên tán cây và ít ảnh hưởng hơn trên những
cơ chất khác (Fuxa, 1987). Fargues và ctv. (1996) thấy rằng nấm trắng và nấm
xanh bị mẫn cảm cao đối với ánh sáng đặc biệt là thành phần tia cực tím của
quang phổ (285-315nm).
Walstad và ctv. (1970) đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện
môi trường lên hai loài nấm trắng, Beauveria bassiana và nấm xanh,
Metarhizium anisopliae. Các loài nấm này đòi hỏi 92,5% ẩm độ tương đối và
15-350C nhiệt độ cho sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển của sợi nấm và sự
17


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

hình thành bào tử. Điều kiện tối hảo cho sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển
sợi nấm và hình thành bào tử ở 100% ẩm độ và 25-30 0C. Theo Vestergaard và
ctv. (1995), nhiệt độ tối hảo cho nấm bất toàn là 20-25 0C, nhưng sự xâm nhiễm

và gây bệnh từ 15-300C, lớn hơn 300C sự phát triển của nấm bị giới hạn và
ngừng phát triển ở 370C. Sợi nấm trắng và nấm xanh có thời gian chết ít hơn 15
phút ở 400C, bào tử nghỉ của nấm có thể chịu được 80 0C trong một giờ hoặc lâu
hơn, dưới 40C đa số các tế bào nấm còn sống nhưng không phát triển.
Bào tử nấm xanh phát triển tốt ở nhiệt độ ôn hòa và ẩm độ cao. Bào tử nấm
xanh và nấm trắng nảy mầm ở 94% ẩm độ, tỉ lệ nảy mầm và phát triển sợi nấm
tối đa ở ẩm độ 97% - 99% và bị giảm ở 94 – 96%. Nấm xanh phát triển hình thái
không bình thường ở 96% ẩm độ. Nước không chỉ cần thiết cho sự nảy mầm mà
còn điều chỉnh sự hình thành bào tử trên xác côn trùng (Gillespie and
Crawsford, 1986).
Ảnh hưởng của loại đất, nhiệt độ và ẩm độ: nhiệt độ đất tối hảo cho sự
lưu tồn của nấm phụ thuộc vào dòng nấm, loại đất, ẩm độ đất và sự đối kháng tự
nhiên. Bào tử nấm trắng có tỉ lệ chết 50% là 276 ngày ở 10 0C (Lingg and
Doualdson, 1981). Studdert and Kaya (1990) cho thấy sự tồn tại của sợi nấm
trắng khi giảm nhiệt độ và giảm ẩm độ trong đất gần đến bão hòa. Bào tử nấm
xanh có thể tồn tại ít nhất 21 tháng ở 19 0C. Cammon and Rath (1994) cho thấy
dòng nấm xanh, Metarhizium anisopliae được lây nhiễm ở 50C và tồn tại hai
năm. Sự lưu tồn của nấm trong đất bị suy thoái nhanh chóng khi nhiệt độ trên
300C và chết ở 500C.
Ảnh hưởng của sinh vật đối kháng trong đất lên sự lưu tồn của nấm
trắng: ước tính có khoảng 464 loài nấm và sợi men được tìm thấy trong đất
(Kendrick and Parkinson, 1990). Shields và ctv. (1981) đã xác định dung dịch có
chứa Penicillium uriticae ức chế sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của sợi
nấm trắng.
1.3. Nghiên cứu, ứng dụng nấm trắng và nấm xanh trong quản lý sâu hại cây
trồng
a) Ngoài nước
Trong nhiều năm qua M. anisopliae và B. bassiana đã được chú trọng
nghiên cứu và sử dụng trong việc phòng trừ các loài sâu hại, bao gồm cả sâu hại
khoai tây và ngô ở Mỹ (Cambpell và ctv, 1985; Lewis và Bing, 1991). Ở châu

Á, các công trình nghiên cứu và sử dụng nấm ký sinh để phòng trừ sâu, rầy hại
lúa (Rombach và ctv, 1986a; 1986b; 1988; Aguda và ctv; 1981; 1987; 1988).
Một số nước ở Bắc âu như Hà Lan, Phần Lan và Thụy Điển cũng đã nghiên cứu
18


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

và sử dụng vi nấm để phòng trừ sâu hại cây trồng (Wandersch và ctv, 1990;
Vainio và ctv, 1990; Keller và ctv, 1993; 2004). Khai thác tiềm năng phòng trừ
sinh học của nấm trắng B. bassiana đối với các loài rầy hại lúa đã được nghiên
cứu tại Ấn độ (Lộc, 1995). Hiện nay, nhiều nước thế giới như Úc, Brazil, Mỹ,
Pháp, Colombia, Venezuela,... đã sản xuất thành công các sản phẩm sinh học từ
nấm xanh, Metarhizium anisopliae như Biogreen, Metaquino, Bio-Path, BioBlast, Cobican và nấm trắng, Beauveria bassiana như Conidia, Ostrinil,
CornGuard, Mycotrol GH, Mycotrol WP, BotaniGard, Naturalis-L, Proecol,
Boverin, Boverol, Boverosil để trừ dịch hại cây trồng (Burges, 1998; Butt và
Copping 2000).
Xu thế của thế giới hiện nay là tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, nhất là
các loài rau trái, vì vậy các nhà khoa học luôn nghiên cứu và ứng dụng các biện
pháp phòng trừ sinh học để thay thế cho thuốc hóa học, nhằm giảm thiểu tối đa
lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp.
b) Việt Nam
Việt Nam cũng đã có các sản phẩm như Boverit của Viện Bảo Vệ Thực
Vật – Hà nội, Boverit chế từ nấm trắng, Beauveria bassiana trừ rầy nâu hại lúa,
sâu đo xanh hại đay, sâu róm hại thông (Thùy và ctv, 1999, 2000) và Mat chế từ
nấm xanh, Metarhizium anisopliae trừ bọ cánh cứng hại dừa (Thùy và ctv,
2001). Sản phẩm Beauverin của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mạiDịch vụ Thanh Sơn Hóa Nông trừ sâu tơ hại bắp cải, sâu đục quả xoài.
Các tác giả thuộc viện công nghệ sinh học, Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ quốc gia đã có các công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm xanh
Metarhizium anisopliae để phòng trừ các loài mối hại cây công nghiệp, mối hại

cây ăn trái và cây cảnh (Chỉnh và ctv, 1998, , 2001, 2004).
Từ năm 1995 tới nay, Bộ môn Sinh Thái Côn Trùng và Phòng Trừ Sinh
Học, Viện Lúa ĐBSCL chúng tôi đã có những công trình nghiên cứu và ứng
dụng nấm trắng, B. bassiana và nấm xanh, M. anisopliae trong việc quản lý các
loài sâu hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa. Nghiên cứu về ảnh hưởng của
Beauveria bassiana và hỗn hợp của nó với thuốc hóa học, thảo mộc đối với tỷ lệ
ăn của rầy nâu, tìm hiểu ảnh hưởng của nấm kí sinh côn trùng tới một số thiên
địch của sâu hại lúa (Lộc, 1997 ; Lộc và ctv, 1999 ; Lộc và ctv, 2001 ; Lộc và
ctv, 2002 ; Lộc và ctv, 2004).
Trong các vụ Hè Thu 2001, Đông Xuân 2001-2002 chế phẩm nấm xanh, M.
anisopliae và nấm trắng, B. bassiana của Viện Lúa đã được sử dụng để trừ rầy
nâu trên 50 ha lúa hữu cơ tại An Giang, 12 ha lúa chất lượng cao tại Trà Vinh và
19


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

7 ha lúa chất lượng cao tại Ô Môn. Kết quả cho thấy là nông dân chỉ cần phun
chế phẩm vi nấm có một lần vào lúc mật độ rầy cao thì đã phòng trừ được rầy
suốt trong vụ lúa. Năng suất ở những ruộng có sử dụng chế phẩm thì cao hơn rất
nhiều so với những ruộng sử dụng thuốc hóa học (cùng một giống lúa), mà chi
phí ở những ruộng sử dụng thuốc hóa học lại rất cao vì phải phun nhiều lần.
Chế phẩm nấm xanh của bộ môn cũng đã được sử dụng trong chương trình
nho sạch tại Ninh Thuận để trừ mối hại nho và kết quả cho thấy là nấm xanh có
hiệu lực rất tốt đối với mối hại nho.
Chế phẩm nấm trắng và nấm xanh đã được sử dụng để trừ rầy xanh và các
loài rầy khác trên 9 ha trà sạch tại Bảo Lộc, Lâm Đồng và kết quả rất tốt.
Kết quả khảo nghiệm trên bọ cánh cứng hại dừa cho thấy rằng nấm xanh
phân lập từ con bọ dừa bị nhiễm bệnh ngoài tự nhiên tại Ô Môn thì có hiệu lực
diệt bọ dừa rất tốt tiềm năng phòng trừ sinh học của nấm xanh, M. anisopliae

đối với bọ cánh cứng hại dừa (Lộc và ctv, 2004).
Chế phẩm trừ sâu sinh học nấm trắng, B.b (OM1 – R) của Viện Lúa
ĐBSCL đã được đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật, với tên thương mại là
Biovip, Chế phẩm trừ sâu sinh học nấm xanh, M.a (OM2 – B) đã được đưa vào
danh mục thuốc bảo vệ thực vật, với tên thương mại là Ometar, được phép sử
dụng ở Việt Nam theo quyết định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm
2003 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT .
Từ năm 2003 tới nay, hai chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip của
chúng tôi đã được ứng dụng rộng rãi để trừ rầy nâu, bọ xít hôi và bọ cánh cứng
hại dừa với diện tích hàng ngàn ha tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ năm 2002 tới 2005, bộ môn chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
sản xuất và ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trên các mô hình cây ăn trái
tại tỉnh Tiền Giang”. Kết quả từ các thí nghiệm diện rộng và các mô hình trình
diễn tại Tiền Giang cho thấy là chế phẩm nấm xanh, M. anisopliae và chế
phẩm nấm trắng, B. bassiana có hiệu lực cao khi dùng để trừ rầy mềm, rầy
chổng cánh, bọ xít và sâu ăn lá hại cây có múi và cây nhãn. Cả hai chế phẩm vi
nấm này không gây ảnh hưởng xấu tới các loài thiên địch của sâu hại, vì vậy
sau khi sử dụng 2 loài nấm ký sinh này để trừ sâu hại trên các mô hình cây ăn
trái từ 3 tháng trở đi thì mật số thiên địch của sâu hại tăng lên đáng kể; đặc biệt
là mật số nhện và kiến vàng trong vườn mô hình tăng rất cao, vì thế đã khống
chế được quần thể sâu hại, kể cả sâu vẽ bùa. Vì 2 loài nấm này có tác dụng diệt
sâu hại khá bền lâu, nên số lần phun giảm rất nhiều so với dùng thuốc hóa học.
Một số hộ nông dân tham gia mô hình cho nhận xét rằng: khi chưa tham gia
20


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

mô hình họ đã phải phun thuốc hóa học định kỳ 15 ngày/lần (vào các đợt cây
có múi ra lộc non), còn ở vườn mô hình sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học thì

cứ 1,5 tháng mới phun 1 lần vì chế phẩm vi nấm có hiệu lực bền lâu (do sự lây
bệnh từ con này sang con khác). Chính vì lý do trên mà việc sử dụng chế phẩm
sinh học M.a trừ sâu rầy hại cam quýt ở các mô hình thâm canh cây ăn trái tại
Tiền Giang đã giảm số lần phun từ 20-24 lần /năm xuống chỉ còn có 8-9
lần/năm, do vậy đã tiết kiệm được tiền thuốc và tiền công phun thuốc trừ sâu
của bà con nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
1.4. Đặc điểm của chế phẩm sinh học và dầu khoáng sử dụng trong các thí
nghiệm.
1.4.1. Ometar
- Ometar là thuốc trừ sâu sinh học do Bộ môn chúng tôi đã nghiên cứu và
sản xuất từ dòng nấm xanh M.a (OM2-B) phân lập từ con bọ xít hôi hại lúa bị chết
do nhiễm nấm xanh tự nhiên tại Ô Môn. Ometar được đưa vào danh mục thuốc
sinh học bảo vệ thực vật và được phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam theo quyết
định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.
- Thành phần: bào tử nấm xanh Metarhizium anisopliae 1,5 x 10 9 bào
tử/g và cơ chất khác (bột ngô, cám…).
- Công dụng: trừ các loài rầy, bọ xít hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa.
Hiệu lực cao nhất từ 5-7 ngày sau phun
- Cách dùng: pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x
9
10 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược
(U-Tron), trộn đều, sau đó lọc qua 2 lớp vải màn, rồi phun trực tiếp lên cây bị
sâu phá hại.
- Chú ý quan trọng:
+ Chú ý phun dung dịch Ometar đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để
dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.
+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch Ometar vào chiều mát (khoảng 36 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ để tấn công côn trùng.
+ Không pha trộn Ometar với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.

+ Phun chế phẩm sinh học Ometar vào những ngày trời tạnh ráo.
+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm sinh học Ometar cần được bảo
quản ở những nơi thoáng mát.

21


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

+ Chế phẩm sinh học Ometar an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và
môi trường.
1.4.2. Biovip
- Biovip là thuốc trừ sâu sinh học do Bộ môn chúng tôi đã nghiên cứu và
sản xuất từ dòng nấm trắng B.b(OM1-R) phân lập từ con rầy nâu hại lúa bị chết
do nhiễm nấm trắng tự nhiên tại Ô Môn. Biovip được đưa vào danh mục thuốc
sinh học bảo vệ thực vật và được phép sử dụng rộng rãi tại Việt Nam theo quyết
định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ trưởng bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Là thuốc trừ sâu sinh học dạng bột phân tán trong nước.
- Thành phần: bào tử nấm trắng Beauveria bassiana 1,5 x 10 9 bào tử/g
và cơ chất khác (bột ngô, cám…).
- Công dụng: trừ các loài rầy, bọ xít hại lúa. Hiệu lực cao nhất từ 5-7 ngày sau
phun
- Cách dùng: pha 1 gói chế phẩm 150 gram và có mật số bào tử là 1,5 x
109 bào tử /gram vào 1 bình 16 lít nước, thêm 4-5ml chất bám dính nông dược
(U-Tron), trộn đều, sau đó lọc qua 2 lớp vải màn, rồi phun trực tiếp lên cây bị
sâu phá hại.
- Chú ý quan trọng:
+ Chú ý phun dung dịch Biovip đều cả mặt trên và mặt dưới của lá để
dung dịch nấm tiếp xúc được sâu hại.

+ Đặc biệt chú ý là phải phun dung dịch Biovip vào chiều mát (khoảng 36 giờ chiều) để nấm có đủ điều kiện nhiệt, ẩm độ để tấn công côn trùng.
+ Không pha trộn Biovip với các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh khác.
+ Phun chế phẩm sinh học Biovip vào những ngày trời tạnh ráo.
+ Trước khi phun rải thì các gói chế phẩm sinh học Biovip cần được bảo
quản ở những nơi thoáng mát.
+ Chế phẩm sinh học Biovip an toàn cho người, vật nuôi, thiên địch và môi
trường.
1.4.3. Supracide 40 EC
- Tên thương mại: Supracide 40 EC
- Tên hóa học: 0,0 – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4 –
(mercaptomethyl)-2- methoxy 2-1,3,4-thiadiazolin-5-one.
- Phân tử lượng: 302,3
- Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy
39-400C. Ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như acetone,
22


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

benzene, xylene, methanol. Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi
trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm. Nhóm
độc I, LD50 qua miệng là 44mg/kg, LD50 qua da 640 mg/kg. Độc với ong và cá.
Dư lượng với cam, chè, cà phê là 2, nho là 0,5; sản phẩm khác là 0,02 mg/kg.
Thời gian cách ly là 21 ngày, cà chua 7 ngày. Tác động tiếp xúc, vị độc và thấm
sâu mạnh. Phổ tác dụng rộng.
- Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút và nhện cho
nhiều loại cây trồng. Có hiệu quả cao với các loài rệp sáp. Dùng trừ sâu tơ, sâu
xanh hại rau, sâu hồng, sâu xanh, rầy, rệp, nhện đỏ hại bông, các loài rệp sáp, sâu
ăn lá, nhện đỏ hại cây ăn quả, dứa, cà phê, chè. Liều lượng sử dụng: 400-800 g
a.i/ha. Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng 1-2 l/ha, pha nước với nồng độ 0,20,3% phun ướt đều lên cây.

- Khả năng hổn hợp: có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh
khác.
1.4.4. Actara 25 WG
- Tên thương mại: Actara 25 WG
- Hoạt chất: Thiamethoxam, là loại thuốc trừ sâu thế hệ mới của nhóm
Neonicotinoid, thuộc nhóm III, ít độc theo phân loại của tổ chức WHO.
- Cơ chế tác động: Tiếp xúc, vị độc tác động đến hệ thần kinh côn trùng
- Công dụng: Tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn trùng chích hút trên nhiều
loại cây trồng khác nhau.
- Hướng dẫn sử dụng: Actara phòng trừ rầy nâu, bọ trĩ hại lúa; rầy xanh, bọ
trĩ, bọ xít muỗi hại cà phê; rầy chổng cánh hại cây có múi; rệp hại dưa chuột, rau
cải, rầy bông hại xoài, bọ phấn hại cà chua, bọ cánh cứng hại dừa. Xử lý đất: trừ
các côn trùng chích hút trên rau và cây ăn trái. Liều lượng sử dụng 25 – 30 g/ha (2
g cho 1 bình 16 lít).
- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch đối với lúa,
và áp dụng phương pháp xử lý đất 7 ngày.
1.4.5. Dầu khoáng (PSO)
- Tên thương mại: D-C – Tron Plus 98,8 EC
- Tính chất: PSO là loại dầu khoáng được sản xuất từ dầu thô, thuộc
nhóm dầu bôi trơn trong những sản phẩm của nhà máy lọc dầu, là Parafin vòng,
có nhánh là Isoparafin, Olefin và Aromatic .
+ Điểm chưng cất 300 -4000C. Tỉ trọng 0,846 – 0,880. Khoảng sôi 57 –
810C.

23


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

+ PSO gây ngạt thở cho sâu, ngoài ra còn có tính xua đuổi. Dầu có độ

nhớt cao (70N) trải đều tốt hơn và có hiệu lực trừ sâu cao hơn dầu có độ nhớt
thấp (60N). Không gây tính chống thuốc. An toàn với người, môi trường và
thiên địch. Thời gian cách ly 2 ngày. Giá thành rẻ hơn thuốc trừ sâu khác. Phổ
tác dụng tương đối rộng.
Hiệu lực trừ sâu của PSO tăng theo khoảng nhiệt độ chưng cất và số Carbon (Cn
là C20 – C24 có hiệu quả tốt nhất.
+ D-C – Tron Plus có chất bảo vệ chống tia cực tím để tránh gây hại cho
cây dưới ánh nắng.
- Sử dụng: Phòng trừ rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy chổng cánh,
sâu vẽ bùa, ruồi trắng hại cam, chanh. Ngăn chặn đẻ trứng của sâu vẽ bùa phun
khi cây mới ra lá non. Pha nước với nồng độ 0,3 – 0,5%. Trừ các loại rệp và
nhện đỏ pha nước với nồng độ 0,5 – 1%. Nên phun nhiều nước cho ướt đều tán
lá (đến mức chảy tràn). Có thể phun nhiều lần (cách nhau 2 tuần). Không phun
khi nhiệt độ không khí trên 35 0C, khi cây đang bị úng nước, không phun khi cây
đang ra hoa, không phun nồng độ quá 3% (3 lít/100 lít nước).
DC Tron – Plus hiện mới được khuyến cáo dùng cho cam, quít, chanh.
Đang nghiên cứu dùng cho táo (trừ nhện đỏ, rệp, bệnh sương mai), cho hoa hồng
(trừ nhện, bệnh sương mai).
- Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với các thuốc trừ bệnh sẹo, loét,
mốc sương cho cam, quít.

24


Báo cáo tổng kết đề tài Hậu Giang

CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nước ngoài và các kết quả đã đạt
được của Viện Lúa ĐBSCL trong những năm qua về nghiên cứu, sản xuất chế

phẩm sinh học đa chức năng Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana
trong phòng trừ dịch hại cây trồng, đề tài với nội dung “Xây dựng mô hình ứng
dụng chế phẩm trừ sâu sinh học trong quản lý sâu rầy hại cây có múi, cây
xoài và nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với rệp sáp trên cây
có múi và cây khóm” nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong
hệ thống bảo vệ thực vật ở Hậu Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng, hiện đại về
công nghệ sinh học, bảo vệ thực vật và các kỹ thuật thâm canh cây có múi, cây
xoài và cây khóm để thực hiện các nội dung nghiên cứu và ứng dụng của mình:
2.1. Điều tra nhanh về hiện trạng canh tác cây ăn trái, thành phần, mức độ
gây hại của một số sâu hại chính trên cam, quýt, bưởi, xoài và tình hình sử dụng
thuốc trừ sâu trên các cây trồng này tại những điểm chuẩn bị xây dựng mô hình.
Cụ thể là lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp từng chủ hộ nông dân có
vườn hiện đang canh tác cây trồng đó (theo phiếu điều tra đính kèm ở phần phụ lục).
2.2. Sản xuất chế phẩm B.b/M.a .
Từ các nghiên cứu trước (Lộc, 1995; Lộc và ctv, 2001) chúng tôi đã xác
định được hai công thức môi trường tốt nhất để nhân nuôi 2 loài nấm M.a và
B.b, thành phần của các môi trường nhân nuôi này rẻ tiền và sẵn có ở ĐBSCL
như cám gạo, bột ngô và trấu. Chúng tôi áp dụng hai công thức môi trường này
để nhân nuôi các chủng nấm mới B.b và M.a. Sau khi cấy giống nấm vào các
môi trường này khoảng 2 tuần sẽ thu được số lượng bào tử nhiều nhất, đổ ra
hong khô ở phòng lạnh với nhiệt độ là 18 0C trong khoảng 2-3 ngày, tiến hành
sấy ở nhiệt độ 400C trong 24 giờ, sau đó nghiền và thu được thuốc dạng bột
thấm nước. Số bào tử trên một gam sản phẩm sẽ được xác định bằng buồng đếm
hồng cầu.
2.3. Đánh giá hiệu lực sinh học của các mẻ chế phẩm đã sản xuất ra đối với
rầy mềm và rầy chổng cánh hại cây có múi tại nhà lưới của bộ môn.
Các thí nghiệm đánh giá hiệu lực của các mẻ chế phẩm
B.bassiana/M.anisopliae trừ rầy mềm và rầy chổng cánh được tiến hành nhằm
khẳng định hiệu lực cuả các mẻ chế phẩm trong điều kiện nhà lưới. Chuẩn bị

dung dịch nấm chứa 107 bào tử trong một ml, có chứa 0,02% chất bám dính
25


×