Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.24 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ HỒNG PHƢỢNG

KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Về hoạt động kiểm soát chi tại hệ thống KBNN hiện này bị điều chỉnh bởi các
quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày
26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các văn bản
dưới Luật mới ban hành. Trong quản lý vốn đầu tư của Nhà nước còn nhiều bất
cập, số lượng dự án phân bổ dàn trải, số vốn đầu tư ít nên thời gian thực hiện dự án
phải kéo dài dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.Bộ NN & PTNTlà một trong những
Bộ, ngành có nguồn vốn đầu tư XDCB lớn, số lượng dự án nhiều, trong quá trình
kiểm soát chi tại KBNN phát sinh nhiều vấn đề về hồ sơ, chứng từ liên quan đến
cơ chế chính sách trong hoạt động kiểm soát chi tại KBNN từ các dự án sử dụng
nguồn vốn đầu tư XDCB của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Kiểm soát chi đầu tƣ
xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nƣớc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển


nông thôn” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản củaKho bạc Nhà nƣớc tại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của tác giả nhằm :
Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN
thông qua tình hình kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đánh giá kết quả đạt được và một số hạn chế trong việc kiểm soát chi các dự
án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB nói chung và các dự án của Bộ NN & PTNT
nói riêng qua KBNN.


Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách trong
hoạt động kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp tiếp cận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về kiểm soát chi và
nguồn vốn đầu tƣ XDCB
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng về hoạt động kiểm soát chi các dự án vốn đầu tƣ
XDCB thuộc Bộ NN & PTNT tại hệ thống KBNN Việt Nam
Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi các dự án
sử dụng vốn đầu tƣ XDCB của Bộ NN & PTNT qua hệ thống KBNN.



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU & CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN ĐÂU TƢ XDCB
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Hoạt động kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB tại hệ thống KBNN là
một trong những hoạt động cơ bản, mũi nhọn của ngành, do vậy trong thời gian
quá có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi nguồn
vốn đầu tư XDCB trong hệ thống KBNN. Để nghiên đề tài luận văn của mình, tác
giả cũng đã tìm hiểu về các đề tài trước đó đã nghiên cứu có tính kế thừa, có đề tài
mang tính tham khảo, rút kinh nghiệm: Cụ thể như sau:
Đề án “Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn ứng trước kế hoạch trong
hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư của hệ thống KBNN” năm 2010 của tác giả
Trương Thị Tuấn Linh.
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư XDCB của KBNN từ thực tiễn KBNN Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Văn
Đức năm 2012,
Tác giả Phạm Thị Lan nghiên cứu đề tài “Quy trình quản lý, kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư”
năm 2008,
Đề tài “Hoàn thiện mẫu chứng từ trong công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư của hệ thống KBNN” của tác giả Nguyễn Thái Hà năm 2011, đề tài nghiên
cứu tổng quan về chứng từ thanh toán trong hoạt động nghiệm vụ KBNN nói
chung và chứng từ thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng.
Đề tài “Hoàn thiện quản lý và kiểm soát thanh toán vốn bồi thường, giải
phóng mặt và tái định định cư” của các tác giả Nguyễn Văn Chất năm 2014.
Nhìn chung các tài liệu trên đã phân tích những khó khăn, vướng mắc trong
hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB ở nhiều góc đô, phạm vi khác
nhau. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả kiểm



soát thanh toán vốn đầu tư qua hệ thống KBNN. Tuy nhiên, các tài liệu vẫn chưa đi
sâu phân tích hoạt động kiểm soát thanh toán vốn tại một Bộ, ngành chủ quản
nguồn vốn nhất định.Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, cùng với vị trí cơ cấu
nguồn vốn cũng như số lượng dự án của các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư
XDCB tại Bộ NN & PTNT chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ nguồn vốn ĐT
XDCB tại các Bộ, ngành trung ương đang quản lý, do vậy luận văn này sẽ nghiên
cứu, phân tích đánh giá hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua cách tiếp
cận thực tế hoạt động kiểm soát chi các dự án được giao vốn đầu tư XDCB thuộc
Bộ NN & PTNT có kiểm soát thanh toán qua KBNN, để từ đó đưa ra những điểm
chung nhất trong hoạt động kiểm soát chi của KBNN đối với các dự án sử dụng
nguốn vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi nguồn vốn đầu tƣ XDCB qua hệ thống KBNN

1.2.1. Một số khái niệm về kiểm soát chi, NSNN, vốn đầu tư XDCB, dự án đầu
tư XDCB
Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư XDCB
Dự án đầu tư XDCB
Công trình xây dựng:
Nguồn vốn đầu tư XDCB
1.2.2. Vị trí, vai trò của các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB đối với việc
phát triển kinh tế.
Chi đầu tư XDCB là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các
chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự
án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, chủ yếu tập trung đầu tư cho các công
trình hạ tầng, an ninh, quốc phòng.... các công trình phúc lợi công cộng, các công



trình không trực tiếp kinh doanh. Bao gồm vốn từ Ngân sách các cấp, vốn tín dụng
ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển.
1.2.3. Nội dung kiểm soát chi, vai trò của KBNN trong hoạt động kiểm soát chi
vốn đầu tư XDCB.
- Nội dung quản lý
 Nội dung kiểm soát chi đối với các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB
nguồn ngân sách TW
Kiểm soát chi về hồ sơ, thủ tục của các lần thanh toán: Kiểm tra tính đầy đủ về
cơ sở pháp lý, về tính logic về mặt thời gian, thẩm quyền ký của các văn bản, hồ sơ
gửi đến cơ quan kiểm soát chi. Ví dụ, quyết định đầu tư phải do Bộ trưởng hoặt Thứ
trưởng ký đối với những dự án nhóm B; thời điểm ký hợp đồng phải sau ngày có
quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm tra đối chiếu thông tin trong quyết định
kết quả lựa chọn nhà thầu với hợp đồng có đúng không như: Tên đơn vị trúng thầu,
giá trị hợp đồng, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng…..
 Nguyên tắc kiểm soát chi của hệ thống KBNN đối với các dự án thuộc
nguồn vốn đầu tư XDCB
Thứ nhất: Hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư
từ nguồn vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo đúng cơ chế, chính sách quy định
hiện hành của nhà nước.
Thứ hai: số vốn thanh toán cho các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB
không được vượt một số chỉ tiêu quy định.
Thứ ba, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán
trước, kiểm soát sau”, “kiểm soát trước, thanh toán sau” và quy định thời gian thực
hiện kiểm soát thanh toán đối với từng nguyên tắc.
Thứ tư, mức vốn tạm ứng cho các hợp đồng không được vượt quá 30% tồng
mức kế hoạch giao trong năm của dự án.



Thứ năm, nguyên tắc thực hiện thu hồi hết số vốn tạm ứng khi giá trị thanh
toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
 Vai trò của hệ thống KBNN trong công tác quản lý kiểm soát chi vốn đầu
tư XDCB nguồn vốn NSNN.
Thứ nhất, kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB
qua KBNN có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần làm lành mạnh nền tài chính
quốc gia và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB đã
đảm bảo nguồn vốn đầu tư XDCB được sử dụng đúng Luật, đúng chế độ của nhà
nước.
Thứ ba, kiểm soát chi các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB đã chỉ ra
những tồn tại, hạn chế trong các khâu quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ
máy Nhà nước.
Thứ tư, kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB góp phần
đảm bảo thực hiện dự án theo đúng tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng,
phát huy hiệu quả đầu tư nguồn vốn đầu tư XDCB.
 Vai trò quản lý kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN được thể hiện
ở các khâu như:
Một là, hướng dẫn, chỉ đạo toàn hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát thanh
toán vốn cho dự án, đảm bảo đúng chế độ thông qua việc ban hành quy trình
nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Phản ánh kịp
thời những bất cập trong cơ chế chính sách về quản lý đầu tư XDCB hiện hành,
kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư XDCB, đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả.
Hai là, tiếp nhận và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB, bao gồm cả việc
thông báo vốn ứng trước kế hoạch cho các dự án thuộc ngân sách trung ương về


KBNN tỉnh, thành phố, làm căn cứ để KBNN tỉnh, thành phố kiểm soát thanh toán

vốn cho dự án.
Ba là, hướng dẫn CĐT mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn; căn cứ vào
kế hoạch vốn đầu tư của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo, KBNN
tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ kiểm soát theo các quy định để thanh toán vốn cho
các dự án, công trình, góp phần giảm thất thoát, lãng phí.
Bốn là, thực hiện chế độ quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm kịp thời,
chính xác, quyết toán vốn ứng trước đúng niên độ ngân sách.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi đối với các dự án đầu
tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Một là, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước đối với
các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB qua KBNN.
Hai là,trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát chi.
Ba là, trình độ năng lực và ý thức trách nhiệm của các cán bộ thuộc đơn vị là
Chủ đầu tư.
Bốn là,ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Năm là:công tác thanh tra kiểm tra đối với hoạt động kiểm soát chi đầu tư
XDCB qua hệ thống KBNN.
1.2.5 Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn
đầu tư XDCB thuộc Bộ NN & PTNT qua hệ thống KBNN
1.2.5.1 Tiêu chí định tính:

- Sự tuân thủ quy trình kiểm soát:
- Bộ máy tổ chức công tác kiểm soát chi có thực sự hiệu quả hay không.
Hơn nữa bộ máy tổ chức phải đảm bảo về chất lượng của các cán bộ, số lượng cán
bộ thực hiện công tác kiểm soát chi và cách thức sắp xếp để hoàn thành nhiệm vụ
đạt hiệu quả cao tại mỗi KBNN tỉnh, thành phố.


- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi các dự án

đầu tư XDCB trong hệ thống KBNN.
- Chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác kiểm soát chi
cũng góp phần không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi trong hệ thống KBNN.
1.2.5.2 Chỉ tiêu định lượng

-

Chỉ tiêu về tỷ lệ giải ngân của các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư

XDCB hay các dự án này thuộc Bộ NN & PTNT:
Tỷ lệ giải ngân được tính như sau:
Số tiền đã giải ngân cho dự án trong năm
Tỷ lệ giải ngân =
Số kế hoạch vốn giao của dự án trong năm
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch vốn đã bố trí cho
dự án trong năm kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân càng cao chứng tỏ việc thực hiện dự án
của Chủ đầu tư tốt, hồ sơ gửi đến KBNN để thực hiện kiểm soát chi có chất lượng.
- Chỉ tiêu về số từ chối thanh toán trong năm:
Số từ chối trong năm = Số CĐT đề nghị thanh toán – Số vốn thanh toán trong năm
Chỉ tiêu này cho biết việc đề nghị của Chủ đầu tư khi gửi đến KBNN có
được chấp thuận hết không. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng của hồ sơ,
chứng từ, số liệu của chủ đầu tư càng tốt và ngược lại.
Chỉ tiêu về tỷ lệ giải ngân kế hợp với chỉ tiêu về số từ chối thanh toán kết
hợp để phân tích hoạt động quản lý, thực hiện dự án của Chủ đầu tư sẽ đem lại cái
nhìn rõ nét hơn.
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về hoàn thiện hoạt động kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc và bài học rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 86/2011-TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về
quản lý thanh toán vốn đầu tư vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn
ngân sách nhà nước. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 08/2016-TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định
về quản lý thanh toán vốn đầu tư vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
nguồn ngân sách nhà nước. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2011. Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/11/2011 về tăng cường vốn
đầu tư vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ. Hà Nội.
4. Phan Huy Đường, 2010. Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB.
ĐHQGHN.
5. Phan Thị Lan, 2008. Quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư,
vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đề tài nghiên
cứu cấp ngành.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật ngân sách số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật ngân sách
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Hà Nội
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật Đầu tư công
số 49/2014/QH13. Hà Nội
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội


11. Đoàn Ngọc Tài, 2009. Đề tài hệ thống quản lý và kiểm soát thanh toán bồi

thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Đề tài nghiên cứu cấp ngành.
12. Thủ tướng Chính phủ, 2010-2014. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
quy định về cơ cấu, chức năng của KBNN. Hà Nội.
13. Nguyễn Mạnh Tiến, 2006. Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB của KBNN từ thực tiễn KBNN Thái Nguyên. Đề
tài nghiên cứu cấp ngành.



×