Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DSpace at VNU: Quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh (từ năm 1991- nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.9 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
------------

HOÀNG MAI HƢƠNG

QUAN HỆ TRUNG- NGA SAU CHIẾN TRANH LẠNH
( TỪ NĂM 1991 – NAY)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Châu Á học

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
------------

HOÀNG MAI HƢƠNG

QUAN HỆ TRUNG- NGA SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(TỪ NĂM 1991- NAY)

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60. 31. 50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Tiến Sâm


HÀ NỘI - 2008


Lời cảm ơn
Để hoàn thành được Luận văn này, trong thời gian qua tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người, vì vậy, tôi xin được dành
trang đầu tiên này để bày tỏ sự biết ơn chân thành của mình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Tiến
Sâm- Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc học về sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của Thầy dành cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo đã tham gia
giảng dạy chương trình cao học của Khoa Đông Phương học- Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- những người đã truyền thụ cho
tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp tại
Học viện Ngoại giao, nơi tôi đang công tác và gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện và động viên, khích lệ tôi hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chúc các Thầy cô giáo cùng toàn thể Học viên
lớp Cao học mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống./.


LỜI MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết, vai trò của các nƣớc lớn và quan hệ giữa họ với

nhau luôn là nhân tố quyết định của quá trình phát triển quan hệ quốc tế từ

xƣa đến nay, ít nhất là từ khi xuất hiện hệ thống các quốc gia dân tộc.
Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc,
khó lƣờng, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi cán cân lực lƣợng và quan hệ
phức tạp giữa các cƣờng quốc. Ngoài Mỹ với sức mạnh vƣợt trội nắm giữ
vị trí siêu cƣờng thế giới, những năm gần đây, cộng đồng quốc tế chứng
kiến sự trỗi dậy và vƣơn lên mạnh mẽ của hai cƣờng quốc Trung Quốc và
Nga. Có thể nói, với sức mạnh và phạm vi ảnh hƣởng của mình hiện nay,
Trung Quốc và Nga cũng nhƣ quan hệ giữa họ đã trở thành nhân tố quan
trọng mà tất cả các quốc gia đều phải tính đến trong quá trình hoạch định
chính sách của mình. Quan hệ Trung Quốc- Nga là quan hệ giữa hai cƣờng
quốc đang vƣơn lên mạnh mẽ, quan hệ giữa một nƣớc đông dân nhất trên
thế giới với một nƣớc có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới. Mỗi sự thay
đổi trong mối quan hệ này đều ảnh hƣởng trực tiếp đến cục diện chính trị
và quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới.
Sau chiến tranh lạnh, khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng nổi lên nhƣ
một trung tâm kinh tế năng động bậc nhất thế giới, mặt khác lại nằm ở vị trí
chiến lƣợc quan trọng nên khu vực này là nơi tập trung lợi ích cũng nhƣ
mâu thuẫn của các nƣớc lớn trong và ngoài khu vực. Xuất phát từ tầm quan
trọng về vị trí chiến lƣợc của Châu Á- Thái Bình Dƣơng, từ thực tiễn
những tính toán và hành động của Mỹ ở khu vực này nhằm hƣớng vào đe
doạ, kiềm chế Trung Quốc và Nga- khiến cho cả hai nƣớc đều có chung
một tầm nhìn chiến lƣợc với Châu Á- Thái Bình Dƣơng, đều ra sức khẳng
định mình trên bàn cờ chiến lƣợc này. Điều này đã làm cho mối quan hệ


Trung - Nga trở nên đặc biệt quan trọng và có ảnh hƣởng căn bản tới toàn
khu vực.
So với các nƣớc trong khu vực, Việt Nam là một trong các nƣớc có
nền kinh tế còn kém phát triển. Việt Nam luôn cố gắng thu hẹp khoảng
cách đó bằng việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nƣớc. Do đó, hơn bao giờ hết nhân dân Việt Nam cần hoà bình và ổn định
để phát triển. Đó là xuất phát điểm của đƣờng lối ngoại giao “ Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển”. Trong đƣờng lối ngoại giao chung đó, ƣu tiên
hàng đầu của ngoại giao Việt Nam là củng cố và tăng cƣờng quan hệ hữu
nghị và hợp tác với các nƣớc láng giềng và các nƣớc bạn bè truyền thống.
Trong đó quan hệ với Trung Quốc và Nga là một trong các mối quan hệ
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa lên vị trí ƣu tiên hàng đầu.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “ Quan hệ Trung - Nga sau chiến
tranh lạnh” có ý nghĩa quan trọng, góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện về
quan hệ nƣớc lớn nói chung và quan hệ Trung - Nga nói riêng trong bối
cảnh lịch sử mới. Từ đó góp phần vào việc hoạch định chính sách đối ngoại
của Việt Nam với hai cƣờng quốc có ảnh hƣởng lớn, hai đối tác quan trọng
bậc nhất của ta trong quá trình hội nhập và phát triển.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, sau chiến tranh lạnh, quan hệ Trung - Nga và chiều

hƣớng phát triển của nó là một trong các đề tài nóng hổi và cấp thiết, đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về đề tài này đƣợc công bố trên Tạp chí nghiên cứu Châu
Âu, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Báo nhân dân, Báo Quốc tế… Tuy
nhiên, trong dòng chảy của lịch sử quốc tế, tình hình thế giới cũng nhƣ nội
bộ của hai nƣớc Trung - Nga luôn có nhiều biến động. Vì vậy, quan hệ


Trung - Nga vẫn luôn luôn là vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi phải thƣờng
xuyên theo dõi, cập nhật.
3.


Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi đề tài
Đề tài “ Quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh” có các nhiệm

vụ chính sau:
- Khái quát diễn biến quan hệ Trung - Nga trƣớc chiến tranh lạnh
nhằm làm rõ tính kế thừa cũng nhƣ so sánh với thời kỳ sau chiến tranh
lạnh.
- Phân tích tình hình quan hệ Trung - Nga sau chiến tranh lạnh và các
kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ các hạn chế cần khắc phục.
- Dự đoán triển vọng phát triển của quan hệ Trung - Nga trong tƣơng
lai và kiến nghị lựa chọn chính sách của Việt Nam để có vị trí tốt nhất, tận
dụng đƣợc các tác động tích cực của quan hệ Trung – Nga.
Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trên từ sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, giới hạn thời gian chỉ mang tính
tƣơng đối, vì luận văn chú trọng phân tích các nét chính và các vấn đề cụ
thể, đôi lúc không theo trình tự thời gian. Về đối tượng nghiên cứu, luận
văn chủ yếu đi sâu phân tích quan hệ giữa hai nƣớc Trung Quốc và Nga.
Ngoài ra, khi phân tích tác động của quan hệ Trung – Nga, luận văn sẽ dẫn
ra khu vực Đông Nam Á và Việt Nam với tƣ cách là các thực thể chịu ảnh
hƣởng sâu sắc của mối quan hệ này.
4.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời

đại và quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Luận văn bám sát các quan điểm
đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực của Đảng cộng sản Việt Nam
trong các Văn kiện đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành TW về
chính sách đối ngoại, coi đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, định

hƣớng tƣ tƣởng trong nghiên cứu đề tài.


Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu, tiếp cận phù hợp với những vấn đề lịch sử chính
trị quốc tế. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề lịch
sử, vì vậy, phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phân tích là phƣơng pháp đƣợc
sử dụng chủ yếu. Các phƣơng pháp khác nhƣ: tổng hợp, so sánh- đối chiếu,
logic, thống kê, dự báo… đƣợc sử dụng với mức độ khác nhau để hỗ trợ
cho hai phƣơng pháp nêu trên.
5.

Bố cục của Luận văn.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, để làm rõ các vấn đề cần giải quyết,

Luận văn có bố cục nhƣ sau:
Chương 1. Cơ sở lịch sử của quan hệ Trung – Nga và những nhân tố
tác động đến quan hệ hai nƣớc sau chiến tranh lạnh.
Trong chƣơng này, luận văn điểm lại khái quát diễn biến quan hệ
Trung - Nga trƣớc chiến tranh lạnh để thấy tính lịch sử trong quan hệ hai
nƣớc. Trên cơ sở những thăng trầm của quan hệ hai nƣớc trong lịch sử,
luận văn nêu ra những đánh giá cơ bản về quan hệ hai nƣớc thời kỳ trƣớc
chiến tranh lạnh và bài học kinh nghiệm. Phần tiếp theo Luận văn nêu và
phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ Trung- Nga thời kỳ sau
chiến tranh lạnh, bao gồm: bối cảnh quốc tế và những xu thế lớn trong quan
hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh; So sánh lực lƣợng và tình hình hai nƣớc
Trung - Nga sau chiến tranh lạnh; Mục tiêu chiến lƣợc và lợi ích của hai
nƣớc trong quan hệ với nhau.
Chương 2. Quan hệ Trung - Nga từ sau chiến tranh lạnh đến nay.
Đây là chƣơng chính của Luận văn. Trong phần đầu của chƣơng,

Luận văn tập trung phân tích các giai đoạn phát triển trong quan hệ Trung
- Nga sau chiến tranh lạnh; phần tiếp theo Luận văn đánh giá những thành
quả đạt đƣợc trong quan hệ hai nƣớc trên các lĩnh vực: chính trị- ngoại
giao, kinh tế- thƣơng mại, an ninh- quân sự, và các lĩnh vực khác; Phần
cuối chƣơng nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nƣớc, đó là


các vấn đề: ảnh hƣởng của hình thái ý thức, sự cạnh tranh vị thế chiến lƣợc
giữa hai nƣớc lớn, những bất cập chƣa đƣợc giải quyết trong hợp tác kinh
tế- thƣơng mại, và các vấn đề khó khăn khác nhƣ: môi trƣờng sinh thái,
phân định biên giới…
Chương 3.Triển vọng của quan hệ Trung - Nga và tác động đối với khu
vực Đông Nam Á- Việt Nam.
Để đánh giá tƣơng lai phát triển của quan hệ Trung- Nga, trƣớc tiên,
chƣơng 3 phân tích khả năng biến động của các nhân tố có khả năng tác
động đến quan hệ Trung - Nga trong thời gian tới. Tiếp đó nêu lên phƣơng
hƣớng giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nƣớc. Phần tiếp
theo rất quan trọng là dự đoán tƣơng lai quan hệ Trung - Nga và đề xuất 5
mô hình có thể xảy ra trong quan hệ hai nƣớc trong tƣơng lai.
Để đánh giá tác động của quan hệ Trung - Nga đối với khu vực Đông
Nam Á và Việt Nam, trƣớc tiên Luận văn phân tích vị trí của Đông Nam Á
và Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Nga. Từ đó
nêu lên những tác động thuận và không thuận của quan hệ hai nƣớc đối với
khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Phần cuối chƣơng kiến nghị chính
sách của Việt Nam trong xử lý quan hệ với hai nƣớc.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng tìm tòi nhiều
tài liệu, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên, do thời gian có
hạn, mảng kiến thức về quan hệ quốc tế đương đại lại tương đối phức tạp
và nhiều biến động, do đó, luận văn chắc chắn không tránh khỏi nhiều
khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu để

luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.


CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LỊCH SỬ CỦA QUAN HỆ TRUNG- NGA VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HAI
NƢỚC SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Khái quát quan hệ Trung – Nga trong lịch sử và bài học kinh
nghiệm.
Quan hệ Trung - Nga trƣớc chiến tranh lạnh về mặt tính chất có thể
chia làm 3 giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn thứ nhất- Thời kỳ liên minh ( từ 1950- 1959) :
Ngày thứ hai sau khi nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đƣợc
thành lập, Liên Xô đã thừa nhận nƣớc Trung Quốc mới. Tiếp đó, ngày
14/2/1950, hai nƣớc Trung- Xô ký kết “Điều ƣớc đồng minh hữu hảo hỗ trợ
Trung – Xô”, làm khuôn khổ cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc về
quân sự, an ninh cũng nhƣ chính trị. Hiệp ƣớc này đã đánh dấu sự ra đời
của Liên minh Trung- Xô. Thời kỳ này, quan hệ hợp tác hữu hảo TrungXô phát triển toàn diện. Về mặt chính trị và quân sự, hai nƣớc ủng hộ lẫn
nhau, phối hợp chặt chẽ để đối phó với những mối uy hiếp đến từ bên
ngoài. Liên Xô hỗ trợ rất nhiều cho Trung Quốc về các phƣơng diện kinh
tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá. Liên Xô đã giúp Trung Quốc xây
dựng 156 dự án công nghiệp qui mô lớn, đặt nền móng cho sự nghiệp công
nghiệp hoá ở Trung Quốc. Thời kỳ này Liên Xô có vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung
Quốc nhanh chóng phục hồi đất nƣớc và bƣớc vào thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất ( 1953- 1957). Tới năm 1960, các xí nghiệp đƣợc xây
dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Liên Xô đã sản xuất ra 40% sản lƣợng thép,
80% số xe vận tải, 90% số máy kéo của Trung Quốc. Năm 1956, Liên Xô
chiếm tới 53,3% ngoại thƣơng của Trung Quốc [27; tr.125]. Đặc biệt, tháng



9/1957, lò phản ứng nguyên tử thí nghiệm do Liên Xô giúp Trung Quốc
xây dựng đã đi vào hoạt động.
Có thể nói, gần 10 năm đầu của quan hệ Trung- Xô là thời kỳ “ liên
minh hữu nghị, hợp tác và tƣơng trợ”, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy
quan hệ hai nƣớc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Giai đoạn thứ hai- Thời kỳ đối kháng ( từ 1960- 1979):
Cuối những năm 50 của thế kỷ trƣớc, những mâu thuẫn giữa hai
nƣớc Trung – Xô bắt đầu bộc lộ rõ. Do các nguyên nhân nhƣ: Đặc điểm
tính cách của lãnh đạo, bất đồng về lợi ích,…những khác biệt và mâu thuẫn
này không những không đƣợc khoả lấp ngƣợc lại càng trở nên sâu sắc, cuối
cùng dẫn đến sự tan rã của quan hệ đồng minh. Hai nƣớc bƣớc sang con
đƣờng đối kháng. Thời kỳ này, hai nƣớc tuyệt giao về chính trị, đối lập về
quân sự. Liên Xô liên tục tăng cƣờng lực lƣợng quân sự ở biên giới Xô –
Trung. Số đạn đạo bố trí ở đây chiếm 1/3 toàn bộ đạn đạo của Liên Xô.
Trung Quốc cũng tăng cƣờng phòng ngự ở biên giới, tiêu tốn rất nhiều
nhân lực, vật chất và của cải. Đỉnh cao của mâu thuẫn biên giới là cuộc
xung đột vũ trang tháng 3/1969 tại đảo Trân Bảo, khiến cho quan hệ hai
nƣớc trở nên vô cùng căng thẳng. Đặc biệt, Cách mạng văn hoá- một cuộc
đấu tranh quyền lực nội bộ Trung Quốc đã đẩy mâu thuẫn Xô- Trung lên
tới cực điểm. Hai nƣớc cắt đứt hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo
dục và văn hoá. Kim ngạch thƣơng mại hạ thấp.
Sau xung đột vũ trang biên giới tháng 3/1969, mặc dù có một số dấu
hiệu tích cực nhƣng quan hệ hai nƣớc vẫn tiếp tục căng thẳng. Hai bên vẫn
tiếp tục tuyên truyền chống phá lẫn nhau. Hiến pháp năm 1975 của Trung
Quốc nêu rõ, Trung Quốc chịu sự đe doạ của “đế quốc xã hội chủ nghĩa” và
nhiệm vụ của các lực lƣợng vũ trang Trung Quốc là chuẩn bị chống lại sự
xâm lƣợc của “đế quốc xã hội chủ nghĩa” .




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Đỗ Minh Cao, “ Hợp tác năng lƣợng Nga- Trung những năm đầu thế
kỷ, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 5/2005.
2. Nguyễn Hữu Cát, “ Quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt- Nga trong
chính sách đối ngoại của hai nƣớc đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên
cứu Châu Âu, số 6/2006.
3. Hồ An Cƣơng ( chủ biên), “ Trung Quốc- những chiến lƣợc lớn”,
NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003.
4. Hồ Châu, “ Chiến lƣợc đối ngoại của Nga thời kỳ Tổng thống Putin”,
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3/2001.
5. Phan Anh Dũng, “ Những động thái mới trong quan hệ NgaASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1/2006.
6. Trần Văn Đào- Phan Doãn Nam, “Giáo trình Lịch sử Quan hệ quốc
tế 1945- 1990”, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, “ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc”, các
lần thứ VII, VIII, IX và X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đại sứ Nga V.V. Fêraximôv, “ Việt Nam và Liên bang Nga có thể
tận dụng nhiều hơn những tiềm năng hợp tác song phƣơng”, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2005.
9. Nguyễn An Hà, “ Chính sách đối ngoại của Nga với khu vực Châu
Á- Thái Bình Dƣơng trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí
nghiên cứu Châu Âu, số 6/2002.
10.Học viện Quan hệ Quốc tế, Chuyên khảo “ Các vấn đề quốc tế và
ngoại giao Việt Nam”, Thông tin khoa học Quan hệ Quốc tế, tập I,
6/2000.
11.Quách Quang Hồng, “ Quan hệ bạn bè chiến lƣợc Trung - Nga thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh”, Chuyên khảo “ Các vấn đề quốc tế và



ngoại giao Việt Nam”, Thông tin Khoa học quan hệ quốc tế, tháng
6/2000, tập 1.
12.Hà Mỹ Hƣơng, “ Nga và Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác chiến
lƣợc hƣớng tới thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (
19),8/1997.
13. Hà Mỹ Hƣơng, “ Nƣớc Nga mới đi về đâu”, Tạp chí nghiên cứu
Châu Âu, số 1/2006 trang 34- 40.
14.Trần Hiệp, “ Sự điều chỉnh chính sách Liên bang Nga với các nƣớc
Đông Bắc Á sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số
3/2006.
15.Bộ ngoại giao, “ Hội nhập Quốc tế và giữ vững bản sắc”, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
16.Bộ ngoại giao, “ Hỏi đáp về tình hình thế giới và công tác đối ngoại
của Việt Nam”, Hà Nội, 2002.
17.Nguyễn Hoàng Giáp, “ Sự trỗi dậy của nƣớc Nga và tác động của nó
đến cân bằng lực lƣợng ở Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu Châu
Âu, số 1/2005.
18.Nguyễn Hoàng Giáp, “ Phát triển quan hệ với các nƣớc lớn trong
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta”, Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, số 61/2006
19.Đỗ Tá Khánh, “ Quan hệ giữa Liên bang Nga và khu vực Châu ÁThái Bình Dƣơng trƣớc thềm thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu Châu
Âu, số 5/2000.
20.Vũ Khoan, “ 20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại”, Báo Nhân
dân, các số ra ngày 14 và 16/11/2005.
21.Nguyễn Văn Lan, “ Nhìn lại quan hệ Việt- Nga thời gian qua và một
số vấn đề đặt ra hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3/2004.
22.Nguyễn Văn Lập, “ Trật tự thế giới sau 11- 9”, Nhà xuất bản thông
tấn, Hà Nội, 2002.



23.Hải Linh, “ Trung Quốc- Nga: Mối quan hệ đối tác chiến lƣợc hƣớng
tới thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 ( 18) 1998.
24.Tiêu Thi Mỹ, “ Mƣu lƣợc Đặng Tiểu Bình”, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996.
25.Phan Doãn Nam, “ Những xu hƣớng chủ yếu của quan hệ quốc tế
hiện nay và 15- 20 năm tới”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 57.
26.Phan Doãn Nam, “ Về sự điều chỉnh chiến lƣợc của một số nƣớc lớn
sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, (20), 9/1997.
27.Đào Huy Ngọc, Lịch sử quan hệ quốc tế 1870- 1964, Học viện Quan
hệ quốc tế, Hà Nội, 1996.
28.Phạm Cao Phong, “ Chính sách của Trung Quốc đối với các nƣớc
lớn trong hai thập niên đầu thế kỷ 21”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế,
2, 2003.
29.Chu Công Phùng, “ Quan hệ Nga- Trung từ khi bình thƣờng hoá đến
nay”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2/1995.
30.Nguyễn Huy Quý, “ Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của Trung
Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ X ( 2001- 2005)”, Nghiên cứu
Trung Quốc số 2 tháng 4/2001.
31.Nguyễn Duy Quý ( chủ biên), “ Thế giới trong hai thập niên đầu thế
kỷ XXI”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
32.Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua ( 1945- 1995) và thế
giới trong 25 năm tới ( 1996- 2020), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1998.
33.Nguyễn Thanh Thuỷ, “ Quan hệ Nga- Trung trong tam giác chiến
lƣợc Nga- Trung Quốc- Asean”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số
3/2006.



34. Nguyễn Quang Thuấn, “ Quan hệ Nga- ASEAN những năm đầu thế
kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6/2005.
35.Hoàng Anh Tuấn, “ Quan hệ đối tác chiến lƣợc Nga- Trung Quốc:
thực chất và triển vọng”. Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 60.
36.Lại Văn Toàn ( chủ biên), “ Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh:
Phân tích và dự báo ( tập 2), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2001.
37.Viện nghiên cứu Trung Quốc, “ Kỷ yếu hội thảo 50 năm quan hệ
Việt Nam -Trung Quốc”, 2000.
38. Thông tấn xã Việt Nam, “Dầu lửa, nhân tố then chốt thúc đẩy quan
hệ Trung- Nga”, Tham khảo đặc biệt ngày 12/6/2005.
39.Thông tấn xã Việt Nam, “Văn kiện Đại hội 16 Đảng cộng sản Trung
Quốc”, Tài liệu tham khảo số 1/2003.
40.Thông tấn xã Việt Nam, “Về vấn đề hợp tác kinh tế Nga- Trung
Quốc”, Tham khảo đặc biệt ngày 6/10/2004.
41. Thông tấn xã Việt Nam, “Vấn đề biên giới giữa Nga và Trung Quốc
đã đƣợc giải quyết?” Tham khảo đặc biệt ngày 4/11/2004.
42. Thông tấn xã Việt Nam, “Quan hệ hợp tác Trung - Nga ngày càng
phát triển”, Tham khảo đặc biệt ngày 9/7/2005.
43.Thông tấn xã Việt Nam, “Triển vọng phát triển quan hệ TrungNga”, Tham khảo đặc biệt ngày 15/10/2005.
44.Thông tấn xã Việt Nam, “Quan hệ Trung - Nga vẫn chứa đựng nhiều
biến số”, Tham khảo đặc biệt ngày 15/7/2004.
45.Thông tấn xã Việt Nam, “Quan hệ đối tác- chiến lƣợc ngoại giao
đang thịnh hành trên thế giới”.Tham khảo đặc biệt ngày 23/2/2004.
46.Thông tấn xã Việt Nam, “Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga
V.Putin”. Tham khảo đặc biệt ngày 31/5/2004.
47.Thông tấn xã Việt Nam, “ Moscow vẫn có thể bảo vệ vị thế của mình
ở Việt Nam”.Tham khảo đặc biệt ngày 27/3/2001.



48.Thông tấn xã Việt Nam, “ Nga- đƣờng lối đối ngoại thời tổng thống
V.Putin”. Tài liệu tham khảo số 6- 2003.
49.Thông tấn xã Việt Nam, “ Liên bang Nga: thực trạng và chính sách
đối nội”. Tài liệu tham khảo số 5- 2002.
50.Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, tháng 3- tháng 4 năm
2000.
51.Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, tháng 9- tháng 10 năm
2001.
52.Thông tấn xã Việt Nam, “Trung Quốc: chính sách ngoại giao đa
phƣơng”. Tài liệu tham khảo số 3- 2002.
53.Thông tấn xã Việt Nam, “ Liên bang Nga: thực trạng và chính sách
đối nội”. Tài liệu tham khảo số 4- 2002.
54.Thông tấn xã Việt Nam, “ Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”.
Tài liệu tham khảo số 6- 2002.
55.Thông tấn xã Việt Nam, “ Quan hệ giữa các nƣớc lớn”. Tài liệu tham
khảo số 4- 1998.
Tài liệu tham khảo Tiếng Trung:
56.叶自成,“中国大战略”,中国社会科学出版社,2003年11月版
57.“冷战后中国对外关系”,中国传媒出版社, 2005年
58.陆忠伟主编,
“国际战略与安全形式评估”,时事出版社2002年3 月版
59.刘德喜等“苏联解体后的中俄关系”,黑龙江教育出版社1996年
11月版
Các trang Web bổ trợ:
60.


61.
62.
63.

64.
65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.



×