Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI 16. NGUYEN VU TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.24 KB, 7 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
1

1

2

Nguyễn Vũ Trung , Đỗ Việt Nga , Trònh Thò Thanh
1

Cục Thẩm đònh và Đánh giá Tác động Môi trường, Tổng cục Môi trường
2

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

ABSTRACT
Economic development process has created social pressures for Hanoi capital city. A number of environmental and land use issues emerge in urban transport development in Hanoi.
Cultural environment and historical value are being destroyed and Hanoi urban landscape
being damaged. Traffic congestion, increased pollution, and loss of space function cause waste
of time and ineffective labor.
To be able to develop an effective urban transport system for Hanoi and to meet requirements of sustainable development, we need to pay attention to the environmental criteria.
We need to review the full effects of urban transport development based on historical value,
cultural landscapes, and ecological conditions. Urban transportation development planning
has to be linked to urban development and associated with urban architecture. Urban transport system must be developed in coordination and development of urban traffic in association with environmental protection and assessment of possible risks that might be caused
during transportation development process.

Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã tạo ra nhiều áp lực cho thủ đô Hà Nội,
mà một trong số đó chính là vấn đề về giao thông. Những thập kỷ trước, do lượng cư dân ở thủ đô
còn ít, phương tiện giao thông chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lý, khai thác và vận hành
giao thông đô thò Hà Nội chưa được chú trọng. Ngày nay, hàng loạt các vấn đề như ùn tắc, kẹt xe, ô


nhiễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thông đã trở nên bức xúc hơn bao
giờ hết. Chính phủ cũng như chính quyền Thành phố đã đề ra nhiều chính sách để đối phó với các vấn
đề trên, nhưng dường như tất cả chỉ mới dừng lại ở mức đònh tính mà hoàn toàn thiếu tính đònh lượng.
Các giải pháp, vì vậy, cũng thường mang tính nhất thời, tình thế mà thiếu đi tính khoa học và đặc biệt
là tính chiến lược lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và bền vững. Vì vậy, việc phát triển
giao thông đô thò Hà Nội cần được nghiên cứu trên cơ sở các bài học trong quá khứ và đề ra đònh
hướng phù hợp cho quá trình phát triển.

BÀI HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Môi trường văn hóa, giá trò lòch sử bò phá hủy
Hệ thống giao thông đô thò thường gắn kết với lòch sử phát triển và những nét văn hóa đặc sắc của từng
đô thò. Sự phát triển thiếu khoa học và đồng bộ đã làm mất đi những giá trò truyền thống đó. Đầu những
Phần II. Môi trường và biến đổi khí hậu

175


năm 90 thế kỷ trước, người ta đã tiến hành
bóc dỡ toàn bộ tuyến đường xe điện tại Hà
Nội vì cho rằng nó không còn phù hợp với quá
trình phát triển giao thông đô thò. Trong khi
hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước châu Âu, hệ thống xe điện vẫn được gìn
giữ và phát triển bởi nó không chỉ là phương
tiện giao thông mà còn là các giá trò văn hóa,
lòch sử. Hệ thống xe điện Hà Nội cũng vậy, nó
gắn liền với những năm tháng chống Pháp,
chống Mỹ hào hùng của dân tộc và đã đi vào
văn thơ như một nét văn hóa của người Hà

Nội. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, người ta
đã phải tái hiện hình ảnh xe điện bằng mô hình
mô phỏng.

Nguồn: vietnamnet.vn.

Ở Nhật Bản, để xây dựng một tuyến đường dưới lòng đất dài 12 km đi qua cố đô Nara, người ta đã
phải tiêu tốn đến 600 triệu đô la Mỹ để đánh giá các tác động môi trường của việc phát triển hệ thống
giao thông này đến các giá trò văn hóa lòch sử còn nằm trong lòng đất, nhằm đưa ra được phương án
tối ưu để giữ gìn các giá trò văn hóa lòch sử của dân tộc. Còn ở Việt Nam, việc không đánh giá được hết
các ảnh hưởng của phát triển hệ thống giao thông đến văn hóa và lòch sử đã gây những lúng túng trong
quá trình xây dựng, gây trì trệ trong thi công, dẫn đến cản trở sự phát triển. Điều này thể hiện rất rõ
khi xây đường tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa với sự phát lộ của Đàn Xã Tắc.

Bộ mặt đô thò Hà Nội thiếu mỹ quan
Việc bỏ ra hàng trăm, nghìn tỷ đồng để đền bù
giải phóng mặt bằng cho việc mở rộng một số
tuyến phố hiện nay là một minh chứng rõ
ràng. Hàng loạt các các nhà siêu mỏng, siêu
méo mọc lên trên các tuyến đường gây mất
mỹ quan đô thò. Hiện nay, người ta có thể bắt
gặp rất nhiều các nhà siêu mỏng, siêu méo tại
bất kỳ tuyến phố nào được mở rộng hoặc phát
triển mới tại thủ đô Hà Nội. Đó là hậu quả
của những sai sót trong công tác quy hoạch
giao thông đô thò khi chúng ta chưa nhìn nhận
đúng mức các tác động xấu do thiếu quy
hoạch đồng bộ trong phát triển giao thông.
Những vấn đề này chỉ được nhận diện trong
quá trình khai thác khi dư luận xã hội và các

nhà chuyên môn lên tiếng. Cái giá phải trả sẽ
là không nhỏ kể cả về kinh tế và xã hội khi
chúng ta muốn chỉnh trang lại mỹ quan đô thò.
Tại Đà Nẵng, công tác quy hoạch đô thò, đầu
tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đã được
thực hiện một cách đồng bộ do có đònh hướng
khoa học về quy hoạch cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang đô thò và giải tỏa đền bù - tái đònh cư.
Đây là một hình mẫu để đưa ra lời giải cho bài
toán về phát triển giao thông gắn với bảo vệ
cảnh quan môi trường và quản lý sử dụng đất
đai hợp lý.
176

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II

Nguồn: vietnamnet.vn.


Lãng phí thời gian và lao động do tắc
nghẽn giao thông trầm trọng
Thực tế trong thời gian qua, sự bất cập về quy
hoạch do nhiều nguyên nhân như: người làm
quy hoạch không dự báo đúng nhu cầu gia tăng
của dân cư cũng như phương tiện giao thông,
không xem xét hết mức độ ảnh hưởng của dự
án, khảo sát điều tra không kỹ..., nhưng có lẽ
sâu xa hơn là sự thiếu đi một công việc hết sức
cần thiết - đó là cần phải đánh giá về vấn đề
giao thông cho các dự án liên quan đến việc

xây dựng cơ sở hạ tầng trong đô thò. Thực tế
công việc này cũng có thể đã được tiến hành
đâu đó, nhưng nó đã không được thực hiện
theo một trình tự khách quan và một phương
pháp khoa học.

Nguồn: vietnamnet.vn.

Việc tắc nghẽn giao thông đã gây lãng phí rất
lớn về thời gian cũng như hiệu quả lao động,
sự manh mún trong phát triển giao thông
chính là một trong những nguyên nhân làm
chậm tiến trình phát triển của xã hội.
Trên thực tế, nhiều thủ đô các nước trong
khu vực có mật độ và dân số đông hơn Hà
Nội, nhưng vẫn giải quyết có hiệu quả nạn
tắc đường, kẹt xe. Xơun là thủ đô của Hàn
Quốc với dân số trên 10 triệu người nhưng
giải quyết rất tốt tình trạng tắc nghẽn giao
thông. Trong khi Hà Nội với dân số hiện tại
chỉ bằng một nửa lại thường xuyên xảy ra
tắc nghẽn giao thông trầm trọng. Vấn đề
chính là tại đó việc quy hoạch hệ thống giao
thông đô thò đã được kết hợp đồng bộ với
việc phát triển hệ thống phương tiện giao
thông, cũng như đồng bộ hóa với quá trình
phát triển chung của đô thò.

Nguồn: vietnamnet.vn.


Suy giảm công năng của các không
gian giao thông và gia tăng tai nạn
giao thông
Hiện nay, các không gian giao thông đô thò đã
bò hạn chế hoặc thay đổi chức năng vốn có của
nó. Các vỉa hè dành cho người đi bộ hầu như
bò các hàng quán bán rong, cái bãi gửi xe tự
phát và cả những bãi gửi xe có biển cho phép
của các chính quyền đòa phương lấn chiếm,
dẫn đến những người đi bộ phải đi xuống lòng
đường. Một số cầu vượt, đường hầm được
dựng lên để cho người đi bộ qua đường đã
không phát huy được hết hiệu quả một phần
là do thói quen của người dân chưa được thay
đổi, một phần là do một số cầu vượt, đường

Nguồn: vietnamnet.vn.
Phần II. Môi trường và biến đổi khí hậu

177


hầm có vò trí không hợp lý. Việc bám mặt đường kiếm sống của một số hộ dân với các biển hiệu quảng
cáo được trưng trên các tuyến phố gây cản trở tầm nhìn của các đối tượng tham gia giao thông, hạn
chế công năng của các đèn hiệu, biển báo giao thông.
Trong thời gian, vừa qua việc chia cắt các nút giao thông, chuyển từ ngã tư thành ngã ba tưởng như sẽ
làm giảm nạn ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc thay đổi đó không những làm mất
công năng của các ngã tư mà còn gây phản cảm đối với hệ thống giao thống của thủ đô, làm gia tăng
ùn tắc và góp phần gây thêm ô nhiễm môi trường.
Tình hình an toàn giao thông cũng đang ngày một xấu đi do lượng phương tiện và số lượt người tham gia giao

thông tăng, bên cạnh nguyên nhân là do hệ thống giao thông chậm phát triển, lạc hậu và chưa đáp ứng được
nhu cầu, còn có một phần không nhỏ do sự suy giảm công năng của các không gian giao thông nói trên.
Trong những tháng vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu dân đã có những thay đổi đáng
kể về việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ, việc giải quyết xong hàng loạt lô cốt cũng đã làm cho hệ thống
giao thông của đô thò lớn nhất cả nước cải thiện đáng kể. Đây cũng là bài học để những người làm công
tác quy hoạch và phát triển giao thông đô thò Hà Nội nghiên cứu.

Gia tăng ô nhiễm môi trường
Hiện nay, các tuyến giao thông đô thò Hà Nội tại các khu vực được phát triển và mở rộng sau năm
1954 thường xuyên xảy ra ùn tắc, gây lãng phí nghiêm trong về thời gian và kinh phí, là nguyên nhân
gia tăng ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các phương tiện giao thông. Việc ô nhiễm môi
trường trong các hoạt động giao thông là nguyên nhân gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của con người:
các chất độc xâm nhập từ môi trường khí thải giao thông vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hô
hấp, tuần hoàn...
Các trận mưa lòch sử năm 1996, 2002, 2008 khiến rất nhiều tuyến phố, khu dân cư của thủ đô phát
triển từ sau năm 1954 lại bò ngập sâu và với thời gian kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng, kéo theo các nguy cơ lan truyền các dòch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân
dân. Tuy nhiên, tại các tuyến phố cổ, cũ thì hiện tượng ngập lụt hầu nhưng không xảy ra hoặc tiêu thoát
rất nhanh trong một thời gian ngắn. Điều đó cho thấy rằng việc quy hoạch và phát triển hệ thống giao
thông đã không được tính toán hợp lý và đồng bộ với hệ thống tiêu thoát nước.
Nhìn lại lòch sử phát triển giao thông Hà Nội có thể nhận thấy rằng hệ thống giao thông đô thò Hà Nội tại
các khu phố cổ, phố cũ được xây dựng trước năm 1954 có những ưu việt cần được nghiên cứu một cách
nghiêm túc và khoa học. Thực tế có thể thấy, các tuyến giao thông qua phố cổ, phố cũ, những vấn đề về
ngập lụt, ô nhiễm khí thải giao thông thấp hơn rất nhiều so với các tuyến đường được xây dựng mở rộng.
Mặt khác, quá trình phát triển giao thông nói riêng cũng như quá trình phát triển đô thò Hà Nội nói
chung trong những năm vừa qua với việc bê tông hóa đô thò đã làm suy thoái nghiêm trọng các tầng
chứa nước dưới đất (gia tăng N, Fe..., hạ thấp trữ lượng và mực nước). Đây là vấn đề cần được nghiên
cứu và đánh giá đúng mức để có được đònh hướng trong phát triển giao thông đô thò Hà Nội.

CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN

GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI TRONG TƯƠNG LAI
Để có thể phát triển hệ thống giao thông đô thò thủ đô Hà Nội trong tương lai thực sự hiệu quả đáp
ứng các yêu cầu của phát triển bền vững, chúng ta cần chú ý đến các tiêu chí liên quan đến công tác
bảo vệ môi trường sau:

1. Đánh giá đầy đủ các tác động của phát triển giao thông đô thò đối với các giá
trò lòch sử, văn hóa, cảnh quan, sinh thái
Thủ đô Hà Nội hiện nay có thể chia thành hai không gian phát triển chính: không gian phát triển gắn
kết với bảo tồn các giá trò văn hóa, lòch sử, cảnh quan và không gian phát triển mở rộng (sau năm 1954).
178

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II


Đối với quá trình phát triển giao thông đô thò
tại các khu vực không gian phát triển gắn kết
với bảo tồn các giá trò văn hóa, lòch sử, cảnh
quan, cần bảo đảm không làm thay đổi hoặc
làm mất đi các giá trò cần được bảo vệ, gắn
phát triển với bảo tồn các giá trò của Hà Nội
1000 năm văn hiến và nếu có thể, cần phục
hồi các giá trò đã bò phá vỡ hoặc xuống cấp (ví
dụ: cần phục hồi một số tuyến tàu điện có giá
trò lòch sử cao như tuyến Bờ Hồ - Chợ Đồng
Xuân - Bưởi). Mặt khác, đối với các vùng sinh
thái nhạy cảm của thủ đô như Vườn Quốc gia
Ba Vì cũng cần đánh giá các tác động của phát
triển giao thông có thể xảy ra gây tổn thương
đến các hệ sinh thái.


Nguồn: vietnamnet.vn.

Đối với không gian phát triển mở rộng, cần gắn kết với quy hoạch phát triển không gian chung, đảm
bảo hài hòa giữa phát triển giao thông với cảnh quan kiến trúc đô thò, tạo nên một giá trò hiện đại đối
với bộ mặt phát triển chung của thủ đô, xứng với tầm vóc là trái tim của đất nước và khẳng đònh vò thế
đối với khu vực và thế giới.

2. Quy hoạch phát triển giao thông đô thò phải liền với quy hoạch phát triển chung
đô thò và gắn kết với cải tạo và chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thò
Trong những vùng không gian mở rộng của Hà Nội, có thể nhận thấy việc quy hoạch phát triển đô thò
không có sự gắn kết với quy hoạch phát triển giao thông. Có sự khác biệt cơ bản về tỷ lệ phân bố các
tuyến đường giữa các vùng không gian cũ và không gian mở rộng: tỷ lệ tại quận Hoàn Kiếm là 12,53
2
km/km , trong khi đó ở các quận mới được thành lập, chỉ số mật độ đường rất nhỏ, đặc biệt quận Long
Biên và Hà Đông chỉ đạt 0,95 km/km2. Rõ ràng, việc quy hoạch chung đô thò không gắn kết đồng bộ
với hệ thống đường giao thông là nguyên nhân tất yếu gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt
là ở các cửa ngõ của thủ đô.
Việc quy hoạch phát triển giao thông đô thò rất cần được nghiên cứu hợp lý giữa quỹ đất dành cho quy
hoạch giao thông, đặc biệt là các vùng nội đô mở rộng và đảm bảo bộ mặt kiến trúc đô thò. Việc giải
quyết vấn đề trên đối với các khu vực mở rộng không phải là quá khó khăn nếu chúng ta gắn kết một
cách khoa học giữa quy hoạch phát triển chung đô thò và quy hoạch phát triển giao thông. Mặt khác, bộ
mặt mỹ quan đô thò có thể được chỉnh trang mà không quá khó khăn như hiện nay nếu chúng ta nhìn
nhận nghiêm túc mọi mặt của vấn đề. Các con đường được mở mới hoặc nâng cấp trong thời gian vừa
qua quá tốn kém không phải do kinh phí đầu
tư cho các hạng mục công trình mà lại chính là
kinh phí dành cho giải phóng mặt bằng và tái
đònh cư.
Khi phát triển giao thông đô thò, cần nghiên
cứu để tạo ra vùng không gian đệm để chỉnh
trang đô thò. Vấn đề về kinh phí sẽ được giải

quyết hợp lý khi chuyển đổi các giá trò đền bù
tái đònh cư bằng giá trò kinh tế của các vùng
đệm này mang lại. Mặt khác, việc đầu tư cho
các không gian mang giá trò kinh tế và kiến
trúc hiện đại tại các vùng đệm này đương
nhiên sẽ tạo ra diện mạo hiện đại cho thủ đô.
Các vùng đệm này cũng sẽ tạo ra giá trò vàng
để chúng ta tạo ra một quỹ đất và nhà tái đònh
cư cho các hộ dân cư bò giải tỏa.

Nguồn: vietnamnet.vn.

Phần II. Môi trường và biến đổi khí hậu

179


3. Hệ thống giao thông đô thò phải được phát triển đồng bộ
Việc phát triển hệ thống giao thông đồng bộ,
phát triển các phương tiện giao thông công
cộng với mục đích giảm lượng phương tiện
giao thông cá nhân là biện pháp hữu hiệu nhất
để giải quyết tình trạng tắc đường hiện nay.
Cần nghiên cứu để phát triển hệ thống giao
thông đồng bộ, hợp lý và khoa học giữa hệ
thống giao thông ngầm, hệ thống giao thông
mặt đất và hệ thống giao thông trên cao đảm
bảo liên thông giữa các tuyến giao thông.
Tại một số thành phố lớn trên thế giới như
Xơun, Tokyo, hệ thống các tuyến giao thông

thường được kết nối tại các nhà ga đảm bảo
tính liên tục của việc vận chuyển hành khách.
Điều này chống được lãng phí thời gian và
nhân lực trong quá trình điều hành các phương
tiện và dòch vụ giao thông, tạo sự thỏa mái và
tâm lý thân thiện của các đối tượng sử dụng
phương tiện giao thông công cộng.

Nguồn: vietnamnet.vn.

Việc phát triển hệ thống giao thông cũng cần nghiên cứu để kết nối hài hòa giữa giao thông, đường bộ
và đường sắt, điều này có thể vừa tiết kiện được quỹ đất dành cho phát triển giao thông vừa tạo thuận
tiện cho việc chuyển đổi các phương tiện đi lại trong đô thò một cách dễ dàng và hiệu quả. Mặt khác,
cũng cần tạo ra sự kết nối liên tục giữa hệ thống giao thông nội đô với hệ thống giao thông liên tỉnh
đi xuyên qua trung tâm Hà Nội. Cần tạo ra những nút trung chuyển vận tải có sự kết hợp cả ba hệ
thống giao thông trong tương lai của thủ đô là hệ thống giao thông ngầm, mặt đất và trên cao. Các
tuyến giao thông đô thò cần phát triển theo các trục xuyên tâm và các tuyến đường vành đai một cách
khoa học để hạn chế lượng hành khách đi vào trung tâm gây ra ùn tắc không mong muốn.
Với Hà Nội, một số tuyến đường có tính chất huyết mạch giao thông, khi phát triển giao thông trên
cao cần kết hợp cả đường bộ, đường sắt. Chẳng hạn, chúng ta có thể kết nối giao thông từ Pháp Vân
về ga Hà Nội sang Gia Lâm bằng hệ thống giao thông nhiều tầng trên cao, mặt đất và có thể là cả hệ
thống giao thông ngầm. Điều này sẽ giảm đáng kể quỹ đất và kinh phí dành cho phát triển giao thông
khi chúng ta cải tạo và khai thác hợp lý các tuyến đường bộ và đường sắt hiện tại.

4. Phát triển giao thông đô thò gắn kết với bảo vệ môi trường
Việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông
kết hợp với tăng cường và hiện đại hóa các
phương tiện giao thông công cộng là biện pháp
hữu hiệu để giảm đáng kể lượng khí thải do các
phương tiện giao thông gây ra. Tuy nhiên, để

bảo đảm có một môi trường giao thông thân
thiện, cần đồng bộ giữa phát triển giao thông
với hệ thống thoát nước, cây xanh và giảm thiểu
bê tông hóa trong quá trình phát triển.
Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong phát
triển giao thông đô thò phù hợp với quy mô
phát triển giao thông đô thò và phát triển
chung của thủ đô. Thông thường, hệ thống
thoát nước đô thò thường được xây dựng gắn
với phát triển giao thông đô thò, vì vậy nếu
180

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia lần thứ II

Nguồn: vietnamnet.vn.


không đồng bộ hóa hai hệ thống này, không những bất cập về tiêu thoát nước đô thò mà còn gây cản
trở và làm gián đoạn quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông đô thò.
Dành quỹ đất để phát triển hệ thống cây xanh, thảm phủ thực vật để cải thiện môi trường không khí
trong phát triển giao thông đô thò và bổ cập cho các tầng chứa nước dưới đất. Giao thông đô thò rất
cần các vành đai xanh, một mặt tạo ra cảnh quan đô thò thân thiện, mặt khác đây là bộ lọc không khí
vô cùng hữu hiệu cho môi trường đô thò. Trong các trường hợp có thể, cần tạo ra những thảm phủ,
các vỉa hè, hành lang bảo vệ dọc các tuyến đường giao thông có thể thấm nước để hạn chế các tác động
tiêu cực đến các tầng chứa nước do quá trình bê tông hóa đô thò.
Để giao thông đô thò thực sự được gắn kết với bảo vệ môi trường, trong quá trình quy hoạch và phát
triển, cần phải đặt ra các giải pháp ngăn ngừa giảm nhẹ ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo phát triển
giao thông đô thò bền vững về môi trường. Trong đó, cần chú trọng đến phát triển các phương tiện
giao thông sử dụng nguyên liệu sạch và tăng cường giám sát chất lượng môi trường trong các hoạt động
giao thông, để có thể đánh giá đúng mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp hợp lý bảo vệ môi trường theo

các giai đoạn phát triển.

5. Đánh giá các rủi ro trong quá trình phát triển giao thông
Việc phát triển giao thông đô thò thủ đô Hà Nội trong tương lai chắc chắn sẽ phải theo hướng hiện đại
hóa. Vì vậy, cần đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống giao thông đô thò để phòng
ngừa, giảm thiểu và hạn chế các rủi ro đối với quá trình phát triển.
Thủ đô Hà Nội nằm trên vùng được dự báo phải chòu đựng chấn động cấp 8, vì vậy vấn đề quản lý rủi
ro động đất cần được đặt ra một cách chính thức, được triển khai rộng rãi và càng sớm càng tốt. Để
làm tốt công việc này, cần triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ theo đònh
hướng đánh giá rủi ro động đất cho các khu vực đô thò thuộc đòa bàn thành phố, nhằm đưa ra các giải
pháp tốt và thiết thực cho vấn đề quản lý rủi ro trong quá trình phát triển giao thông đô thò. Cần đưa
ra các giải pháp trong quy hoạch và thiết kế các tuyến giao thông và kế hoạch đối phó với những sự
cố do động đất gây ra.
Ngoài ra, với việc mở rộng Hà Nội, chúng ta cần đánh giá đầy đủ tác động của lũ quét, xói lở... đến
các tuyến giao thông nối trung tâm thủ đô với các đô thò vệ tinh như Ba Vì, Sơn Tây...

Phần II. Môi trường và biến đổi khí hậu

181



×