Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua dạy học phần kim loại hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.51 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ KHẮC HUYNH

BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI, HÓA HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ KHẮC HUYNH

BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI, HÓA HỌC12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Trung Ninh

HÀ NỘI – 2014



ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục bảng .........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI ............................. 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......... ......................................................................... .5
1.1.1. Theo hướng nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng hệ thống lí thuyết và bài
tập Hóa học trong bồi dưỡng học sinh giỏi ................................................................. 5
1.1.2. Theo hướng nghiên cứu về phát triển năng lực nhận thức trong bồi dưỡng học
sinh giỏi ....................................................................................................................... 5
1.2. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT ................................ 6
1.2.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ............................................ 6
1.2.2. Hoạt động nhận thức và phát triển tư duy của HS trong quá trình dạy học ...... 7
1.2.3. Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi Hóa học ....................... 9
1.2.4. Những năng lực giáo viên cần có khi bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ........ 11
1.2.5. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học................... 12
1.3. Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT ........... 12
1.3.1. Khái niệm về bài tập ....................................................................................... 12
1.3.2. Phân loại bài tập Hóa học ............................................................................... 13
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT .............. 14
1.3.4. Vị trí của bài tập trong quá trình dạy học ........................................................ 15
1.4. Một số vấn đề lí luận về sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học trường THPT15

1.4.1. Đặc trưng dạy học môn Hóa học..................................................................... 15
1.4.2. Sử dụng bài tập Hóa học để tích cực hóa người học....................................... 16
1.4.3. Sử dụng bài tập Hóa học nhằm phát hiện và BDHSG HH ............................. 16
iii


1.5. Nội dung kiến thức phần kim loại trong các kì thi học sinh giỏi, thi đại học, cao
đẳng ........................................................................................................................... 17
1.6. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường phổ thông .................... 17
1.6.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa ........................................................... 17
1.6.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi ở các trường phổ thông tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 18
1.6.3. Thực trạng dạy học hóa học và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 12 ở các
trường phổ thông tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 19
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 21
Chƣơng 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU
HỎI LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI DÙNG BỒI
DƢỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 22
2.1. Phân tích cấu trúc chương trình sách giáo khoa Hóa học 12 phần kim loại ...... 22
2.2. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập ....... 22
2.2.1. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa .................................................... 22
2.2.2. Theo năng lực nhận thức của học sinh ............................................................ 22
2.2.3. Theo dạng bài tập ............................................................................................ 23
2.3. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập Hóa học ...... 23
2.3.1. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học ............ 23
2.3.2. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng ................ 23
2.3.3. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức ................................ 23
2.3.4. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết cho học
sinh ............................................................................................................................ 23
2.3.5. Hệ thống lí thuyết và bài tập phải phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ

năng hóa học cho HS................................................................................................. 24
2.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập .................................................................. 24
2.4.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập ......................................................... 24
2.4.2. Xác định nội dung của hệ thống bài tập .......................................................... 24
2.4.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập ............................................................ 24
2.4.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập ................................................... 24

iv


2.4.5. Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập .............................................................. 25
2.4.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp .................................................. 25
2.4.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung ................................................................ 26
2.5. Hệ thống hóa các dạng câu hỏi lí thuyết về đại cương kim loại ........................ 26
2.6. Hệ thống hóa các dạng bài tập về đại cương kim loại ....................................... 29
2.6.1. Bài tập cấu tạo tinh thể kim loại ..................................................................... 29
2.6.2. Bài tập xác định tên kim loại .......................................................................... 31
2.6.3. Bài tập kim loại tác dụng với phi kim ............................................................. 32
2.6.4. Bài tập kim loại và hợp chất của kim loại tác dụng với dung dịch axit .......... 34
2.6.5. Bài tập kim loại, oxit, hiđroxit tác dụng với nước và dung dịch kiềm ........... 36
2.6.6. Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối, dãy điện hóa ......................... 38
2.6.7. Bài tập phản ứng nhiệt luyện .......................................................................... 40
2.6.8. Bài tập điện phân ............................................................................................. 41
2.6.9. Bài tập về pin điện hóa ∆G, ∆H, ∆E, Ka, Kp, Kc, độ tan, tích số tan .............. 42
2.6.10. Các câu hỏi lí thuyết và bài tập về thực tiễn về kim loại và hợp chất .......... 44
2.6.11. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp về đại cương kim loại.............. 47
2.7. Cách sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập về đại cương kim loại trong
bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT ................................................................... 67
2.7.1. Sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức, rèn kĩ năng hóa học .... 67
2.7.2. Sử dụng hệ thống bài tập để tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp ............. 80

2.7.3. Sử dụng bài tập để kiểm tra đánh giá .............................................................. 80
2.7.4. Sử dụng bài tập để xây dựng bài tập mới ........................................................ 80
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 85
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 86
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................... 86
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 86
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................... 86
3.3.1. Phạm vi thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 86
3.3.2. Đối tượng và cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................ 86
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................ 87

v


3.4.1. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................... 87
3.4.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................. 91
Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 95
1. Kết luận ................................................................................................................. 95
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 98

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước việc phát hiện và bồi dưỡng
nhân tài luôn được nhà nước ta rất coi trọng. Bia tiến sĩ ở Quốc Tử Giám đã khắc

những dòng bất hủ "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Đó là
nguyên lí sống còn để dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
Ngày nay chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của sự văn minh hiện đại cùng
với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi
quốc gia trong chiến lược phát triển. Xã hội phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã
hội “dựa vào tri thức”, dựa vào năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, trí tuệ thông
minh tài năng sáng chế của con người. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục là khâu then chốt”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của chính
phủ đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ, coi trọng phát triển năng lực người học. Bởi vậy, “Nâng
cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” luôn là một nội dung quan
trọng trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta. Việc
phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ở bậc học
phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em trở thành những
nhân tài, thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước góp phần xây dựng đất
nước phát triển bền vững hơn trên con đường XHCN.
Hiện nay công tác BDHSG được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua của giáo viên trực tiếp giảng dạy nói riêng và
của nhà trường nói chung. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác phát hiện và bồi

1



dưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng
ở trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Trước hết là do kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát hiện học sinh có năng
khiếu về môn Hoá học còn thiếu, bản thân giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc
xác định phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi Hoá học và các biện pháp
nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực đó.
Trong dạy học Hóa học, bài tập có tác dụng lớn về mặt trí dục và đức dục:
Giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu hơn các khái niệm hóa học, củng cố và khắc sâu
các kiến thức hóa học cơ bản, góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học
như kĩ năng thiết lập phương trình hóa học, kĩ năng tính toán; vận dụng kiến thức
hóa học vào thực tiễn. Giúp học sinh phát triển tư duy, rèn trí thông minh và năng
lực sáng tạo. Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học
để giải đáp hoặc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong học tập hoặc trong thực
tiễn. Bài tập Hóa học giữ một vai trò quan trọng trong dạy và học Hóa học, đặc biệt
là sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực khoa học như nhận thức, phát
hiện - giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học cho học sinh. Tuy vậy, hiện nay hệ thống
bài tập dùng để BDHSG HH nói chung và đồng thời việc sử dụng hệ thống bài tập
này trong quá trình BDHSG còn nhiều hạn chế nên công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của nhiều giáo viên chưa đạt được kết quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi thông
qua dạy học phần Kim loại, Hóa học 12”
2. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương về
kim loại và đề xuất cách sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập đó BDHSG
nhằm đạt thành tích cao trong các kì thi HSG cấp tỉnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát hiện và BDHSG HH ở
trường THPT.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức lí thuyết và bài tập đại cương kim loại.


2


- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập (tự luận và
TNKQ) phần đại cương kim loại dùng để BDHSG trường THPT.
- Đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại để BDHSG trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm với hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại để BDHSG trường THPT.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học dựa vào
hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương kim loại, Hóa học 12.
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương
kim loại, Hóa học 12 để BDHSG ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tuyển chọn, xây dựng được hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại, Hóa học 12 có chất lượng tốt, đồng thời biết sử dụng nó một cách
hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng BDHSG HH ở các trường
THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học
hóa học, các tài liệu về BDHSG, các đề thi học sinh giỏi, . . .
- Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra.
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tiễn công tác BDHSG ở trường THPT.
- Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 12 và các đề thi học sinh

giỏi, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo khác để tuyển chọn và xây
dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần kim loại.

3


- Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó
đúc kết kinh nghiệm BDHSG ở trường THPT.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Nội dung: Bài tập phần kim loại dùng BDHSG HH.
- Đối tượng: HS dự thi HSG cấp tỉnh.
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: Trường Văn Lang, trường THPT Hòn
Gai thuộc thành phố Hạ Long và trường THPT Đầm Hà thuộc huyện Đầm Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 năm 2013 tới tháng 10 năm 2014.
8. Đóng góp của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại
cương kim loại có chất lượng giúp cho giáo viên có thêm nguồn tài liệu dùng trong
việc BDHSG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất được biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần
đại cương kim loại trong việc BDHSG.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyển chọn xây
dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập BDHSG.
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập phần đại cương kim
loại dùng trong BDHSG HH ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm


4


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài, luận văn đã thực hiện đầy đủ những nội
dung đã đề ra.
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động nhận thức của HS, vai trò của HSG
và cơ sở lí luận về HSG, các biện pháp phát hiện và BDHSG trong dạy học hoá học.
 Điều tra thực trạng BDHSG ở tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở thực tiễn của đề
tài. Khó khăn lớn nhất của công tác BDHSG là thiếu tài liệu hay, có giá trị.
 Xây dựng, tuyển chọn hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập hóa học phần kim
loại 12 để BDHSG với số lượng 104 câu hỏi lí thuyết và bài tập tự luận và 100 bài
câu câu hỏi lí thuyết và bài tập TNKQ.
 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi lí thuyết và
bài tập đã xây dựng. Kết quả xử lí thống kê ở 3 trường THPT của tỉnh Quảng Ninh
cho thấy hệ thống câu hỏi lí thuyết và bài tập có chất lượng tốt.
 Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa
học, tính khả thi của đề tài.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có
một số khuyến nghị sau:
 Để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, hứng thú học tập cho HS và tạo điều
kiện phát triển HS có năng khiếu nên bổ sung 1 - 2 bài tập khó sau mỗi bài học.
 Bổ sung, cập nhật một số tài liệu hay, cần thiết cho công tác BDHSG nhằm
phục vụ nhu cầu của HS nói chung và HSG hoá học nói riêng.
 Tạo môi trường học tập để HS phát huy được khả năng tự học, khả năng diễn
đạt, khả năng làm việc theo nhóm,…
 Khuyến khích học sinh học tập chủ động, tự học tập, nghiên cứu, sưu tầm tài

liệu từ các nguồn khác nhau như sách, tài liệu ôn thi, mạng internet,…
 Ngành giáo dục và nhà trường cần có chế độ khích lệ hợp lý và động viên
kịp thời đối với các HSG và GV tham gia công tác BDHSG
5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Ban (2006), Phương pháp chung giải các bài toán hoá học THPT.
NXB Giáo dục.
2. Ban tổ chức kì thi Olimpic 30 – 4, Tuyển tập đề thi Olympic 30 – 4, 2002,
2003, 2004, 2006, 2009.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Quá trình xây dựng, phát triển hệ thống các
trường trung học phổ thông chuyên và mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới.
4. Trịnh Văn Biều (2007), Lý luận dạy học hóa học, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề thi HSGQG các năm 2003, 2007, 2009, 2012.
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề thi học sinh giỏi duyên hải Miền trung 2009.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề thi tuyển sinh đại học các năm 2007 – 2014.
8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu hướng dẫn nội dung thi HSGQG các năm.
9. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục trung học phổ thông môn hoá học, NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Cƣơng (1999), Phương pháp dạy hóa học. NXB Giáo dục.
11. Trần Thị Thùy Dung (2011), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Lại Thị Quỳnh Diệp (2013), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục
– ĐHQGHN.
13. Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB KHKT.
14. Trần Thị Đà - Đặng Ngọc Phách (2006), Cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá
học. NXB Giáo dục.
15. Vũ Đăng Độ - Trịnh Ngọc Châu – Nguyễn Văn Nội (2003), Bài tập cơ sở lý
thuyết các quá trình hoá học. NXB Giáo dục.

16. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2009), Hóa học vô cơ. NXB Giáo dục.
17. Phạm Đình Hiến - Vũ Thị Mai - Phạm Văn Tƣ (2002), Tuyển chọn đề thi
HSG các tỉnh và quốc gia. NXB Giáo dục.
18. PGS. TS. Lê Kim Long. Một số vấn đề về tinh thể
19. Nguyễn Văn Mai (2012), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Đại học Giáo
dục – ĐHQGHN.

6


20. Hoàng Nhâm (2000), Hoá học vô cơ. Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục.
21. Phan Trọng Ngọ (2002), Dạy học và PPDH trong nhà trường. NXB Sư phạm.
22. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cƣơng – Dƣơng Xuân Trinh (1982), Lý
luận dạy học hoá học. Tập 1. NXB Sư phạm.
23. PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), TS.Lê Văn Năm (2009), Phương pháp
dạy học hóa học 2. NXB Khoa học Kĩ thuật.
24. Thủ tƣớng chính phủ. Chiến lực phát triển giáo dục năm 2011 - 2020
25. Thái Duy Tuyên (2008), PPDH truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục.
26. Lâm Ngọc Thiềm (2008), Cơ sở lí thuyết hóa học. NXB Giáo dục.
27. Vũ Anh Tuấn (2006), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội
28. Nguyễn Xuân Trƣờng, ThS Phạm Thị Anh (2011), Tài liệu bồi dưỡng học
sinh giỏi môn hóa học trung học phổ thông. NXB ĐHQGHN.
29. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng, ThS. Quách Văn Long, ThS. Hoàng Thị
Thúy Hƣơng (2013), Các chuyên đề BDHSG hóa học 10. NXB ĐHQGHN.
30. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng, ThS. Quách Văn Long, ThS. Hoàng Thị
Thúy Hƣơng (2013), Các chuyên đề BDHSG hóa học 11. NXB ĐHQGHN.
31. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng, ThS. Quách Văn Long, ThS. Hoàng Thị
Thúy Hƣơng (2013), Các chuyên đề BDHSG hóa học 12. NXB ĐHQGHN.
32. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trƣờng, PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu, PGS.TS.
Đặng Thị Oanh - TS. Trần Trung Ninh (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

cho giáo viên THPT chu kỳ III (2004 – 2007). Bộ GD&ĐT.
33. Đào Hữu Vinh, Phạm Đức Bình (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi 12, NXB
tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
34. thi học sinh giỏi môn hóa 12
35. đề thi học sinh giỏi hóa 12
36. thi HSG hóa 12
37. />38. hoc theo dinh huong phat trien nang luc hoc sinh.

7



×