Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.83 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VŨ VĂN THIỆN

QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số

: 60.34.02.12

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. HỒ NGỌC LUẬT

Phản biện1:


Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam ........giờ.....phút
ngày............tháng...........năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, các hoạt động khoa học và công nghệ của
tỉnh Quảng Ninh được triển khai chủ động, toàn diện và đạt được kết
quả nổi bật. Nghiên cứu khoa học - Phát triển công nghệ tiếp tục được
đẩy mạnh ở cả cấp nhà nước, cấp tỉnh và được đặc biệt quan tâm ở cấp
cơ sở; Kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ bước đầu đã
góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp ủy đảng, chính quyền và phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Do vậy, để khoa học và công nghệ thực sự là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như của tỉnh
Quảng Ninh nói riêng, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như về
quản lý, nhân lực, tài chính, cơ chế, quy định quản lý nhiệm vụ khoa học
và công nghệ,... Thiếu bất kỳ giải pháp nào cũng đồng nghĩa với việc
lĩnh vực khoa học và công nghệ của quốc gia, địa phương sẽ không phát
huy được tối đa hiệu quả. Chính vì lý do trên tác giả xin chọn vấn đề
“Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng
Ninh” làm đề tài nghiên cứu.

2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, việc
nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
đã được nghiên cứu rất nhiều, ở các mức độ khác nhau.
Tại Quảng Ninh những quy định quản lý ban hành vẫn còn ở tầm
vĩ mô, chưa thực sự sát với thực tiễn, do đó việc giải quyết, hướng dẫn

1


cũng như triển khai thực hiện quản lý nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn
còn gặp nhiều khó khăn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp
tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sử dụng ngân sách từ
nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh phục vụ cho
phát triển khoa học và công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội
nói chung trong giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn chung về quản lý nhiệm vụ
KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp
tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và
cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và định
hướng đến 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các quy định quản lý nhiệm vụ
KH&CN.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(nghiên cứu hồi cứu giai đoạn 2011-2015 để làm cơ sở cho việc xây
dựng quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2017-2020 và định
hướng đến 2030).

2


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tại các địa
phương và một số đơn vị triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu tài liệu: Các Nghị quyết và Chính sách của Đảng và
Nhà nước về KH&CN; Cơ sở dữ liệu thống kê về kinh tế, hoạt động
khoa học của Việt Nam và một số tỉnh thành cũng như Quảng Ninh về
phát triển KH&CN.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà quản lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các lý luận về quy định quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý và triển
khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác liên quan.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đối với nhà quản lý: Là tài liệu tham khảo hữu ích để các nhà
quản lý cụ thể hóa các chính sách cho việc quản lý nhiệm vụ KH&CN
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Đối với người lao động: Là tài liệu tham khảo hữu ích để triển
khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cũng như cơ chế, chính
sách liên quan đến lĩnh vực của mình, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

7. Cơ cấu của luận văn
Toàn bộ nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương,
gồm có 6 hình và 4 bảng. Cụ thể:

3


- Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn chung về quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015;
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý nhiệm vụ khoa học
và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến
năm 2030.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
1.1.1. Các khái niệm công cụ
Khoa học và công nghệ (KH&CN); Hoạt động khoa học và công
nghệ ; Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(NCKH&PTCN); Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH); Hoạt động
triển khai thực nghiệm (TKTN); Hoạt động sản xuất thử nghiệm; Hoạt
động phát triển công nghệ ; Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ
(DVKH&CN); Nhiệm vụ khoa học và công nghệ ; Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp tỉnh; Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện;
Chương trình khoa học và công nghệ; Nhân lực khoa học công nghệ.
1.1.2. Khung lý luận quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1.1.2.1. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Tại tỉnh Quảng Ninh, thời gian vừa qua yêu cầu đặt ra đối với
việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở là

4


tập trung vào xác định các nhiệm vụ KH&CN sát với yêu cầu thực tiễn,
căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các Sở, ban,
ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố, các doanh nghiệp;
1.1.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ
Sau khi xác định nhiệm vụ, việc tiến hành các bước triển khai
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cũng là một yêu cầu đặt ra
đối với tỉnh Quảng Ninh.
1.1.2.3. Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Để có cơ sở đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ, cũng như việc ứng dụng các kết quả của các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ vào thực tiễn thì việc tổ chức, đánh giá nghiệm
thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ là một trong những nội dung quan
trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học và công nghệ của
địa phương.
1.2. Kinh nghiệm thế giới và trong nước
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
của nước ngoài
1.2.1.1. Kinh nghiệm của CHLB Đức
Nghiên cứu kinh nghiệm của CHLB Đức và các nước phát triển
cho thấy có sự tương đồng với các lý luận và thực tiễn quản lý nhiệm vụ
KH&CN nêu trên (nội dung và các bước tổ chức thực hiện nhiệm vụ).
Tuy nhiên có sự khác biệt nhất định trong quá trình quản lý nhiệm vụ
KH&CN.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

5


Kinh nghiệm nổi bật của Nhật Bản đó là tuyển chọn cá nhân và tổ
chức chủ trì thực hiện đề tài. Việc này ở Nhật được thực hiện một cách
bài bản và có truyền thống quy củ. Tùy theo loại đề tài để áp quy trình
tuyển chọn.
1.2.1.3. Kinh nghiệm Trung Quốc
Quản lý đề tài ở Trung Quốc gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai
đoạn giữa và giai đoạn kết thúc. Giai đoạn đầu gồm: lập kế hoạch, nộp
đơn, rà soát và thẩm định của chuyên gia, thẩm định tài chính và phê
duyệt đơn xin tài trợ.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
của một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
của tỉnh Nam Định
Tỉnh cũng đã thực hiện tiến hành phê duyệt danh mục đề tài, dự
án thực hiện hằng năm làm 02 đợt (đợt 1 trước tháng 10, đợt 2 trước
tháng 4 hằng năm). Do đó, tỉnh Nam Định đã không phụ thuộc vào năm
ngân sách khi phân bổ cho các đề tài, dự án.
1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
của tỉnh Hòa Bình
Việc xác định nhiệm vụ KH&CN được giao cho Hội đồng
KH&CN của tỉnh thực hiện. Công tác nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN
được tiến hành 3 bước, trong đó đặc biệt có bước Kiểm tra trước nghiệm
thu là một bước chính thức được đưa vào quy trình quản lý thực hiện
nhiệm vụ KH&CN của tỉnh.
1.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ


6


của Thành phố Đà Nẵng
Đối với các nhiệm vụ KH&CN được đánh giá “không đạt” thì
nguồn kinh phí nộp trả ngân sách nhà nước 50% và chủ nhiệm nhiệm vụ
không được đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong 02 năm tiếp
theo tính từ thời điểm nghiệm thu.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ
Trong khuôn khổ, phạm vi của đề tài thì kinh nghiệm công tác
quản lý nhiệm vụ KH&CN của các địa phương là quan trọng và gần gũi
với công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của Quảng Ninh. Một số kinh
nghiệm rút ra đó là:
- Trong xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm, cần
xác định những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm, trọng điểm,
những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương, điểm
nghẽn trong kỹ thuật cần khoa học và công nghệ giải quyết;
- Trong quản lý nhiệm vụ KH&CN cần linh hoạt nhưng cần có
các hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc trong quá trình tổ chức triển
khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN để hoạt động quản lý nhiệm vụ
KH&CN trên địa bàn được nghiêm túc hơn.

7


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN

2011-2015
2.1. Thực trạng tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015.
Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt: Có
sự quan tâm của các ngành, các cấp; có sự đầu tư tương đối thỏa đáng
cho nhiệm vụ nghiên cứu; số lượng đề tài, dự án đề xuất và thực hiện
ngày một tăng và ở nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị từ cơ quan quản lý đến
cơ sở sản xuất; có sự phối hợp giữa các tổ chức KH&CN, các Trường,
Viện ở Trung ương với địa phương, cơ sở; có sự đầu tư từ nhiều nguồn
vốn cho việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
2.2. Công tác tổ chức quản lý nhiệm vụ KH&CN của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015
Trong 5 năm qua, công tác tổ chức quản lý hoạt động KH&CN
nói chung và quản lý nhiệm vụ KH&CN nói riêng đã đạt được nhiều kết
quả rất đáng ghi nhận, có nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng phục
vụ sản xuất đời sống, yếu tố khoa học đã dần chiếm hàm lượng cao
trong việc xây dựng các chủ trương, ban hành các quyết định trong công
tác lãnh đạo và quản lý; công tác quản lý ngày càng đi vào nề nếp, bước
đầu đã có sự gắn kết giữa nghiên cứu với thực tiễn.
2.2.1. Đối với nhiệm vụ cấp tỉnh
2.2.1.1. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

8


Cụ thể là xác định các đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ, ứng
dụng các thành tựu KH&CN tại các doanh nghiệp; các đề tài nghiên cứu
ứng dụng, các dự án sản xuất thử nghiệm. Đồng thời xác định các nhiệm
vụ KH&CN nhằm tạo ra cơ sở khoa học cho các quyết định của tỉnh về

quản lý, lập dự án đầu tư,..
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN
của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo phát huy tính tự chủ trong thực
hiện nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN của tỉnh.
Đồng thời gắn kết được giữa các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học với
doanh nghiệp; khuyến khích được mọi tổ chức cá nhân tham gia thực
hiện nhiệm vụ KH&CN của tỉnh.
2.1.3. Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Yêu cầu đặt ra đối với việc đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ
KH&CN của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo tính công khai minh
bạch, công bằng.
2.2.2. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
2.2.2.1. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Việc xác định nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tỉnh Quảng Ninh đã
được thực hiện theo hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật của
trung ương và của tỉnh Quảng Ninh.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp cơ sở
Yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN
cấp cơ sở của tỉnh thời gian qua là phải đảm bảo phát huy tính tự chủ

9


trong thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN
của tỉnh. Đồng thời gắn kết được giữa các tổ chức KH&CN, các nhà
khoa học với doanh nghiệp; khuyến khích được mọi tổ chức cá nhân
tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở của tỉnh.
2.2.2.3. Đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ

cấp cơ sở
Yêu cầu đặt ra đối với việc đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ
KH&CN của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua là phải đảm bảo tính công
khai minh bạch, công bằng.
2.2.3. Hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ
Trong những năm qua, các ngành, các địa phương của tỉnh Quảng
Ninh đã quan tâm kiện toàn Hội đồng KH&CN các cấp. Chất lượng hoạt
động các Hội đồng thẩm định, nghiệm thu đề tài, dự án được nâng cao
nhờ việc mời các nhà khoa học ở Trung ương tham gia. Trong quản lý
nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, UBND Tỉnh đã phân cấp quản lý cho Sở,
ban, ngành, tổ chức và UBND các địa phương quản lý. Các bước thẩm
định, phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện do cấp cơ sở quản lý.
2.2.4. Tình hình xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ
trên địa bàn
Việc xét chọn một nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai
thực hiện thực sự rất quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình triển
khai thực hiện, kết quả của nhiệm vụ, khả năng ứng dụng vào thực tiễn,
giải quyết nhu cầu thực tế của địa phương.

10


2.2.5. Tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ
2.2.5.1. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trong
giai đoạn 2011 - 2015
a. Số lượng và kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp tỉnh
Trong thời gian 5 năm (2011-2015), số liệu thống kê của Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho thấy tỉnh đầu tư thực hiện 118

nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (2011: 37, 2012: 17, 2013: 28, 2014: 15,
2015: 21) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học, bình quân mỗi năm
có 24 nhiệm vụ cấp tỉnh được triển khai gồm các đề tài, dự án ứng dụng
với kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ triển khai là 434 triệu
đồng/nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này được thực hiện theo nhiệm vụ UBND
tỉnh giao.
2.2.5.2. Cơ cấu và sự phân bố nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp tỉnh
Nhìn chung, số lượng đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực KHNN chiếm
số lượng nhiều nhất 52.54%, tiếp đến là lĩnh vực KHXH chiếm 15.25%;
lĩnh vực KHKT&CN chiếm 12.71%; lĩnh vực KHYD chiếm 8.47 %; lĩnh
vực KHNV chiếm 5.08 %; lĩnh vực KHTN chiếm 5.93% (Bảng 2.2.1.2).
Xét về mặt kinh phí, Bảng 2.2.1.2 cho thấy Lĩnh vực KHNN chiếm tới >
1/3 tổng kinh phí (39.236%) sau đó đến Lĩnh vực KHKT&CN (22,04%)
và Lĩnh vực KHXH (16.47%) vẫn giữ vị trí thứ 3. Bảng 2 cũng cho thấy
bình quân chung toàn thể các lĩnh vực là 434 tr.đ/nhiệm vụ, quy mô như
thế đạt mức cao so với các tỉnh trong cả nước.

11


2.2.5.3. Về kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công
nghệ cấp tỉnh
Tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây cũng nằm trong số các tỉnh
đầu tư cấp kinh phí ở mức khá, tốt. Kinh phí sự nghiệp KH&CN triển
khai cho nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trung bình là 434 triệu đồng.
2.2.5.4. Kết quả và hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp tỉnh
Trong giai đoạn 2011-2015, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham
mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai 118 nhiệm vụ NCKH&PTCN

trong tất cả các lĩnh vực, với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công
nghệ tỉnh hỗ trợ là 51.192 triệu đồng.
2.2.5.2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
a. Tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Trong thời gian 5 năm (2011-2015), số liệu kế hoạch hàng năm
của 14 huyện, thị xã, thành phố và một số sở, ban, ngành cho thấy hàng
năm tỉnh đầu tư thực hiện 95 nhiệm vụ KH&CN cấp huyện (2011: 18,
2012: 43, 2013: 9, 2014: 7, 2015: 18) từ nguồn ngân sách sự nghiệp
khoa học, bình quân mỗi năm có 19 nhiệm vụ cấp huyện được triển khai
gồm các đề tài quy mô nhỏ với kinh phí đầu tư khoảng 72.8 triệu
đồng/nhiệm vụ.
b. Cơ cấu và sự phân bố nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp
cơ sở
Tình hình về cơ cấu số lượng nhiệm vụ, kinh phí các lĩnh vực
KH&CN và kinh phí bình quân 1 nhiệm vụ tại cấp huyện xem Bảng
2.2.2.2. Theo đó, Lĩnh vực KHNN chiếm tới 90.53% về số nhiệm vụ và

12


76.47 % lượng kinh phí.
c. Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây cũng nằm trong số các tỉnh
đầu tư cấp kinh phí ở mức khá, tốt. Kinh phí sự nghiệp KH&CN triển
khai cho nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở trung bình là 72,8 triệu đồng.
d. Kết quả và hiệu quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Giai đoạn 2011-2015, việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp
cơ sở rất được chú trọng phát triển, 95 nhiệm vụ đã được triển khai tại
14/14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ là 6.9
tỷ đồng. Các nhiệm vụ được triển khai chủ yếu thuộc các lĩnh vực trồng

trọt, chăn nuôi, thủy sản,…
2.2.6. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý và thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
2.2.6.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã triển khai 213 nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở, giao cho các sở, ngành, địa
phương, tổ chức doanh nghiệp chủ trì thực hiện. Tổng kinh phí sự
nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ là 58.11 tỷ đồng.
2.2.6.2. Những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý và thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
a. Công tác xây dựng kế hoạch, đề xuất nhiệm vụ KH&CN
Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công
nghệ của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố và
các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự sát với yêu cầu

13


phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh, trong kế hoạch chưa xác định
được những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm, cần ưu tiên để
triển khai thực hiện.
b. Quy mô và kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
- Các nhiệm vụ KH&CN có qui mô lớn, có tác động mạnh mẽ
đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh còn ít. Việc nghiên cứu đề xuất các
nhiệm vụ KH&CN thường tập trung ở một ngành, đơn vị, mà phần đông
là ở các Sở, ban, ngành và một vài doanh nghiệp.
- Số lượng nhiệm vụ nghiên cứu tuy nhiều, nhưng qui mô nhỏ.
Bình quân kinh phí SNKH đầu tư cho một đề tài, dự án cũng chỉ ở mức

trung bình 434 triệu đồng đối với nhiệm vụ cấp tỉnh, 72.8 triệu đồng đối
với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.
c. Cơ chế quản lý tài chính đối với nhiệm vụ khoa học và công
nghệ
Hầu hết các chế độ chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu chưa phù
hợp với tính chất đặc thù của hoạt động NCKH&PTCN; việc qui định các
mức chi còn cứng nhắc cho từng nội dung công việc đã làm cơ quan thực
hiện đề tài, dự án không chủ động quyết định được mức chi, dẫn đến việc
sử dụng ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu chi phù hợp với thực tế.
d. Nhân lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, hải đảo, có nhiều dân tộc sinh
sống. Đội ngũ nhân lực KH&CN tại tỉnh Quảng Ninh vừa thiếu về số
lượng, vừa yếu về chuyên môn, nhưng số cán bộ có trình độ trên đại học
còn rất thấp. Lực lượng chuyên gia giỏi trong tất cả các lĩnh vực quản lý,

14


kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là công nghệ còn rất mỏng. Cán bộ có
khả năng tổ chức thực hiện những chương trình, đề tài nghiên cứu lớn là
rất thiếu.
d. Ứng dụng kết quả nghiên cứu
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống còn
hạn chế và gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể
đến sự thiếu hụt các điều kiện về nguồn vốn đầu tư ban đầu, thị trường
tiêu thụ sản phẩm, cũng như những hạn chế trong công tác tuyên truyền
phổ biến kết quả nghiên cứu, sự quan tâm chỉ đạo và điều kiện để áp
dụng kết quả nghiên cứu của các cấp, các ngành và tâm lý ỷ lại, trông
chờ vào kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
e. Thủ tục phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa

thống nhất, chậm đổi mới
Việc phê duyệt chậm trễ Danh mục nhiệm vụ KH&CN hàng năm
đã làm ảnh hưởng đến tính cấp thiết, làm cho nhiều đề tài, dự án mất đi
tính thời sự của nó, đặc biệt là đối với các đề tài, dự án về lĩnh vực Nông
nghiệp ảnh hướng đến mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm giải quyết
kịp thời những vấn đề đặt ra trong sản xuất.

15


Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHIỆM VỤ KH&CN
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030
3.1. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng
Ninh
Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ làm cho
khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực quan trọng nhất để
phát triển kinh tế tri thức, tăng năng suất, chất lượng và năng lực cạnh
tranh hội nhập quốc tế, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đảm
bảo quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở
thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp.
3.2. Một số giải pháp quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến
năm 2030
3.2.1. Đối với nhiệm vụ cấp tỉnh
3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính
quyền trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết
định làm cho khoa học và công nghệ trở thành nền tảng và động lực

mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2.1.2. Tăng cường thông tin tuyên tuyền, nâng cao nhận thức
về triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để mọi tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng và tham gia tích cực vào hoạt

16


động khoa học và công nghệ nói chung và triển khai nhiệm vụ khoa học
và công nghệ nói riêng trên địa bàn tỉnh như Nghị quyết số 20–
NQ/HNTW ngày 14/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3.2.1.3. Hoàn thiện quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và
công nghệ của tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu hoàn thiện quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và
công nghệ của tỉnh Quảng Ninh thông qua xây dựng Quy chế quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Quảng Ninh. Đây sẽ là hành
lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện và quản lý có hiệu quả các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Quảng Ninh. Đổi mới việc tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng phân
cấp mạnh, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức,
đơn vị thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3.2.1.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nghiên
cứu khoa học
Kiện toàn bộ máy quản lý khoa học công nghệ tại địa phương,
mỗi huyện bố trí tối thiểu từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách làm công tác
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Ở cấp xã phải có cán bộ

chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi công tác khoa học, công nghệ.
Củng cố Hội đồng khoa học và công nghệ ở các ngành, địa phương;
nâng cao hiệu quả tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp.
3.2.1.5. Tăng cường phối hợp trong quản lý các nhiệm vụ khoa

17


học và công nghệ
Tăng cường công tác phối hợp của các ngành, địa phương trong
quản lý, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Quản lý các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có sự liên kết chặt chẽ, tác động
tương hỗ và chịu sự chi phối của việc thực hiện quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh và của các ngành, địa phương.
3.2.1.6. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhiệm
vụ khoa học và công nghệ
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, nhất là
cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Mời các chuyên gia ở trong và ngoài nước về Quảng Ninh để truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm tổ chức, triển khai, quản lý các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cho cán bộ tỉnh Quảng Ninh.
3.2.1.7. Khuyến khích và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cần phải có cơ chế khuyến khích, sử
dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ thông qua
việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
khoa học và công nghệ; chính sách đào tạo, trọng dụng nhân tài.

3.2.1.8. Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ
Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố

18


có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và
tăng năng suất, hiệu suất lao động”. Do đó, Sở Khoa học và Công nghệ
cần phải triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý nhiệm
vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây là một nội
dung hết sức cần thiết, góp phần tăng năng suất, hiệu quả công tác quản
lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3.2.1.9. Bố trí và sử dụng có hiệu quả kinh phí cho công tác
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Thực hiện việc bố trí ngân sách của tỉnh hàng năm đảm bảo tỷ lệ,
kịp thời và sử dụng có hiệu quả cho các hoạt động quản lý nhiệm vụ
khoa học và công nghệ: Hoạt động của các Hội đồng khoa học và công
nghệ; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Tổ chức tham quan học tập kinh
nghiệm quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Thanh tra, kiểm tra
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Mua tư liệu, tài liệu phục vụ
quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ…
3.2.1.10. Giải pháp về nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả
nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tại các Chương trình KH&CN cần lập các hội đồng đánh giá khả
năng các kết quả của các đề tài NC&PT có thể triển khai tiếp tục thành
các công nghệ có thể thương mại. Sau khi đã lựa chọn được các kết quả
NCKH&PTCN như vậy sẽ công bố các dự án SXTN cho mọi người có
nhu cầu tiếp nhận kết quả nghiên cứu và đứng ra chủ trì thực hiện dự án

SXTN.
3.2.2. Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở

19


Trong mục này sẽ cụ thể hóa một trong những giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
của tỉnh Quảng Ninh là giải pháp hoàn thiện quy định về quản lý nhiệm
vụ KH&CN cấp cấp cơ sở của tỉnh Quảng Ninh thông qua xây dựng
Quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tỉnh Quảng Ninh. Những
nét chính của dự thảo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
cấp cơ sở được thể hiện thông qua một số nội dung sau:
3.3.2.1.Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ (KH&CN) có sử dụng kinh phí từ ngân sách huyện/
thị xã/ thành phố (gọi chung là cấp Huyện). Đối tượng áp dụng là các tổ
chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp
Huyện sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của cấp Huyện.
3.3.2.2. Về yêu cầu chung đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
- Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở là
giải quyết quyết những vấn đề cấp bách, nhu cầu thực tiễn của địa
phương và do Chủ tịch UBND huyện/ thị xã/ thành phố quyết định.
- Yêu cầu đối với chủ nhiệm nhiệm vụ: chủ nhiệm nhiệm vụ phải
là cán bộ thuộc đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ, có chuyên môn phù
hợp và có trình độ từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên, đang hoạt động trong
lĩnh vực khoa học của nhiệm vụ KH&CN từ 1 năm trở lên tính đến thời
điểm nộp hồ sơ.
3.3.2.3. Về các Hội đồng khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Thông thường, Hội đồng KH&CN cấp Huyện thường áp dụng

cho tất cả các Hội đồng xác định danh mục nhiệm vụ, Hội đồng xét chọn

20


nhiệm vụ, Hội đồng đánh giá nghiệm thu,… Trong đó, quy định rõ Chủ
tịch Hội đồng là Lãnh đạo UBND cấp Huyện; Hội đồng có 02 phản biện
là các chuyên gia về lĩnh vực của nhiệm vụ cần tư vấn (có thể mời
chuyên gia Trung ương, chuyên gia cấp tỉnh).
3.3.2.4.Về cấp phát và thanh quyết toán kinh phí
Vấn đề kinh phí ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ, cấp kinh phí kịp thời, % kinh phí tương ứng với nội dung
triển khai sẽ giúp đơn vị chủ trì chủ trộng và sát thực tế hơn trong triển
khai nhiệm vụ. Trên thực tế, khi triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp
cơ sở, các địa phương đều cấp kinh phí khác nhau, có địa phương cấp
30%, 50%,… còn có những địa phương đơn vị chủ trì thực hiện phải
hoàn thiện các nội dung của nhiệm vụ mới được cấp kinh phí. Do đó,
ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ. Vì
vậy, trong quy chế tác giả cũng đề nghị mức cấp kinh phí cho từng đợt
và từng năm để các địa phương thống nhất được phương án cấp và thanh
quyết toán kinh phí.
3.3.2.5. Về đăng ký kết quả nhiệm vụ sau kết thúc
Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đều có văn bản đôn
đốc, hướng dẫn đơn vị chủ trì đăng ký kết quả nhiệm vụ sau khi kết thúc.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị chưa đăng ký kết quả thực hiện theo đúng quy
định và không có tính chủ động trong triển khai thực hiện. Do đó, trong
quy chế tác giả cũng đã xây dựng, quy định rõ thời gian, hồ sơ đăng ký
kết quả sau nghiệm thu để các đơn vị chủ trì thực hiện chủ động trong
việc triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.


21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa
học và công nghệ nói chung và tại Quảng Ninh nói riêng là rất quan
trọng, đặc biệt là tìm tòi, phát hiện và tạo ra các kết quả là các tiến bộ
KH&CN có giá trị ứng dụng cao vào thực tiễn và góp phần trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Luận văn “Quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” đã
nghiên cứu làm rõ việc tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, chỉ ra một số ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân, cũng như luận cứ và một số giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Tại chương 1 về Cơ sở lý luận, thực tiễn về công tác quản lý
nhiệm vụ KH&CN, luận văn đã làm rõ khái niệm KH&CN, hoạt động
KH&CN và một số khái niệm khác có liên quan đến hoạt động triển
khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Phần kinh nghiệm
nước ngoài và trong nước, luận văn đã làm rõ tính chất chung và sự khác
biệt trong công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN của nước Đức (ở
khâu xác định và nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN), của Trung Quốc
(phương pháp đánh giá), của Nhật Bản (trong tuyển chọn cá nhân và tổ
chức chủ trì nhiệm vụ)và các tỉnh Nam Định (cơ chế tài chính), Hòa
Bình (kiểm tra trước nghiệm thu), Đà Nẵng (chế tài thưởng phạt) và luận
văn cũng rút ra những điểm có thể tham khảo cho việc hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Quảng Ninh

22



trong thời gian tới.
Tại Chương 2 về Thực trạng công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN
của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, Luận văn đã hệ thống hóa,
phân tích, khái quát thực trạng về tình hình thực hiện các nhiệm vụ khoa
học và công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở của tỉnh Quảng Ninh theo các
khía cạnh khác nhau. Cụ thể, luận văn đã làm rõ cơ cấu số lượng nhiệm
vụ, phân bố tài chính, khả năng ứng dụng của các nhiệm vụ KH&CN
theo các lĩnh vực KH&CN của nhiệm vụ cấp tỉnh và cấp cơ sở; đánh giá
chung về những kết quả đạt được, các hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ
KH&CN và làm rõ ảnh hưởng của cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN
đến kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ
KH&CN.
Luận văn đã đánh giá công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của
tỉnh Quảng Ninh thời gian qua. Bằng các phân tích về việc xác định
nhiệm vụ KH&CN, trong đó tập trung về Hội đồng xác định nhiệm vụ
để lựa chọn được những nhiệm vụ có khả năng ứng dụng thực tiễn cao,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (bằng cách mời các chuyên
gia tư vấn, phản biện của TW,...) và nguồn tài chính cho thực hiện
nhiệm vụ KH&CN (nguồn từ ngân sách tỉnh yếu kém, nguồn xã hội hóa
chưa có, dầu tư dàn trải, manh mún…). Luận văn đã làm rõ mô hình
quản lý nhiệm vụ KH&CN đã được áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh thời
gian qua (từ khâu xác định nhiệm vụ, đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ và
đánh giá nghiệm thu thực hiện nhiệm vụ KH&CN khi kết thúc) và làm
rõ mặt mạnh, mặt còn nhiều bất cập và những nguyên nhân khi triển
khai công tác này.

23



×