Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BaiTapThucHanh Tinhoc11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.68 KB, 5 trang )

PHẦN BÀI TẬP PASCAL
NHẬP, XUẤT VÀ TÍNH TOÁN
Bài 1: Viết chương trình in lên màn hình như sau:
**************************
*
TIN HOC 11
*
*
LAP TRINH PASCAL *
**************************
Bài 2: Viết chương trình nhập vào năm sinh của một người. Tính và in ra màn hình tuổi của người
đó.
Ví dụ: Nhập 1990
In ra: Ban sinh nam 1990, vay ban 24 tuoi.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào 2 cạnh của một hình chữ nhật. Tính và in ra màn hình chu vi và
diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài 4: Viết chương trình nhập vào bán kính của hình tròn. Tính và in ra màn hình chu vi và diện
tích của hình tròn đó.
Bài 5: Viết chương trình nhập vào thời gian là x giây. Hãy chuyển đổi và in ra màn hình x giây
trên dưới dạng giờ, phút, giây.
Bài 6: Viết chương trình nhập vào bán kính đáy R và chiều cao h của hình trụ tròn. Tính và in ra
màn hình diện tích đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ tròn theo công thức:
S_day = 3.14 * R2 S_xq = 2 * 3.14 * R * h V = S_day * h
Bài 7: Viết chương trình nhập vào số nguyên có 3 chữ số. Tính và in ra màn hình tổng 3 chữ số đó.
Ví dụ: Nhập 547
In ra: - Tong: 16
- So 547 co tong 3 chu so: 5+4+7 = 16
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Bài 1: Viết chương trình nhập vào 2 số a, b. Tính và in ra màn hình số lớn nhất và nhỏ nhất của 2
số đó.
Bài 2: Viết chương trình nhập vào 3 số a, b, c. Tính và in ra màn hình số lớn nhất và nhỏ nhất của


3 số đó.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào 4 số a, b,c, d. Tính và in ra màn hình số lớn nhất và nhỏ nhất
của 4 số đó.
Bài 4: Viết chương trình nhập vào 3 số a, b, c bất kì. Kiểm tra xem 3 số đó có thể là 3 cạnh của
một tam giác hay không, nếu không thì in ra màn hình “Khong la ba canh cua mot tam giac”.
Ngược lại, thì tính và in ra chu vi và diện tích tam giác đó.
Bài 5: Viết chương trình nhập vào 2 số a, b. Tính và in ra màn hình các trường hợp nghiệm của
phương trình ax + b = 0.
Bài 6: Viết chương trình nhập vào 3 số a, b, c. Tính và in ra màn hình các trường hợp nghiệm của
phương trình ax2 + bx + c = 0.
Trang 1


Bài 7: Viết chương trình nhập vào tọa độ tâm I(xI, yI), bán kính R của một đường tròn và một
điểm A(xA, yA) bất kì. Kiểm tra và cho biết điểm A có thuộc đường tròn hay không.
Bài 8: Viết chương trình tính và in ra màn hình tiền taxi với số km đã đi được nhập vào từ bàn
phím theo công thức sau:
 1 km đầu: 5000 đ;
 Từ km thứ 2 – thứ 5: 4500 đ/km;
 Từ km thứ 6 trở đi: 3500 đ/km.
Bài 9: Viết chương trình tính và in ra màn hình tiền thuê phòng với số ngày thuê và loại phòng (A,
B, C) đã đi được nhập vào từ bàn phím theo công thức sau:
 Loại A: 250000 đ/ngày;
 Loại B: 200000 đ/ngày;
 Loại C: 150000 đ/ngày;
 Nếu thuê quá 12 ngày thì tiền thuê phòng được giảm như sau: 10% cho loại A, 8% cho loại
B hoặc C.
CẤU TRÚC LẶP
Bài 1: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương N. Tính tổng:


Bài 2: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương N. Tính tổng S và in ra màn hình tổng S theo
công thức sau: S = 1 + 3 + 5 +...+ (2N + 1).
Bài 3: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương N. Tính tổng S và in ra màn hình tổng S theo
công thức sau: S = 1 + 1/2 + 1/3 + ... + 1/N.
Bài 4: Viết chương trình nhập vào số nguyên N (nếu N <= 0 thì yêu cầu nhập lại). Tính tổng và in
ra màn hình tổng S theo công thức sau: S = 12 + 32 + 52 + ...+ (2N + 1)2.
Bài 5: Viết chương trình nhập vào số nguyên không âm N. Tính và in ra màn hình giá trị của N!.
Bài 6: Viết chương trình nhập vào số nguyên không âm N. Tính tổng và in ra màn hình tổng theo
công thức sau: S = 1/1! + 1/2! + 1/3 + ...+ 1/N!
Bài 7: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên không âm x và N. Tính và in ra màn hình tổng xN.
Bài 8: Viết chương trình tính dân số của thành phố H sau 5 năm nữa, biết rằng dân số hiện nay là
5.000.000, tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 1.5%.
Bài 9: Bạn có số tiền là X đồng đem gửi tiết kiệm với lãi xuất 6%/tháng. Sau môi tháng, tiền lãi
được nhập vào tiền vốn để tính lãi tháng sau. Nếu bạn muốn có số tiền Y mới rút ra, vậy bạn phải
gửi trong bao nhiêu tháng, với X, Y là số tiền được nhập từ bàn phím.

Trang 2


MẢNG MỘT CHIỀU
Bài 1: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. In ra màn hình giá trị các phần
tử trong mảng A.
Bài 2: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Thực hiện công việc sau:
 In ra màn hình số phần tử trong mảng A;
 In ra màn hình giá trị các phần tử trong mảng A;
 In ra màn hình số phần tử chẵn trong mảng A.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên A gồm N phần tử. Tính và in ra màn hình phần
tử có giá trị nhỏ nhất trong mảng A.
Bài 4: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên A gồm N phần tử. Tính và in ra màn hình phần
tử có giá trị lớn nhất trong mảng A.

Bài 5: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử và một số nguyên x. Kiểm tra
và in ra màn hình thông báo x có xuất hiện trong mảng không. Nếu có, in ra màn hình số lần x xuất
hiện trong mảng.
Bài 6: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Tính và in ra màn hình giá trị
trung bình cộng của các phần tử chẵn trong mảng.
Bài 7: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên dương gồm N phần tử và một số nguyên
dương k. Tính và in ra màn hình giá trị trung bình cộng của các phần tử trong mảng có giá trị lớn
hơn hoặc bằng k.
Bài 8: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Thực hiện công việc sau:
 Đếm và in ra màn hình các phần tử có giá trị bằng 50 trong mảng;
 Đếm và in ra màn hình các phần tử có giá trị lớn hơn -50, nhỏ hơn 50 trong mảng;
 Đếm và in ra màn hình các phần tử có giá trị lớn hơn -50, nhỏ hơn 50 và chia hết cho 3.
Bài 9: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Thực hiện công việc sau:
 Tính và in ra màn hình tổng các phần tử trong mảng;
 Đếm các phần tử dương và tính tổng của chúng;
 Tìm số âm đầu tiên và chỉ số của nó trong mảng.
Bài 10: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử, đếm số cách chọn hai phần tử
mà tổng của chúng bằng 50.
Bài 11: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Thực hiện công việc sau:
 Tìm giá trị lớn nhất và in ra chỉ số của nó;
 Tìm giá trị lớn nhất mà chia hết cho 3.

Trang 3


KIỂU XÂU
Bài 1: Viết chương trình nhập vào 2 xâu S1, S2, tạo xâu S3 là tổng của 2 xâu S1, S2. In xâu S3 ra
màn hình.
Bài 2: Viết chương trình nhập vào họ tên của một người bằng chữ thường. In họ tên đó ra màn
hình với các kí tự đầu đổi thành chữ hoa.

Bài 3: Viết chương trình nhập vào một xâu bất kì từ ‘A’ đến ‘Z’, tiến hành thay thế tất cả các kí tự
‘A’ bằng kí tự ‘@’.
Bài 4: Viết chương trình nhập vào một xâu. Đếm và in ra màn hình số kí tự là chữ cái trong xâu
đó.
Bài 5: Viết chương trình nhập vào một xâu. Đếm và in ra màn hình số kí tự là chữ số trong xâu đó.
Bài 6: Viết chương trình nhập vào một xâu. Đếm và in ra màn hình số từ có trong xâu đó.
Bài 7: Viết chương trình nhập vào xâu S1. Tạo xâu S2 bằng cách biến đổi các ki tự trong S1 thành
kí tự hoa, in S2 ra màn hình.
Bài 8: Viết chương trình nhập vào một xâu. Thực hiện:
 Cho biết độ dài của xâu;
 Đếm xem có bao nhiêu kí tự ‘a’ trong xâu;
 Trong xâu có bao nhiêu khoảng trắng, ở những vị trí nào.
Bài 9: Viết chương trình nhập vào xâu s1, tạo xâu s2 gồm tất cả các chữ số có trong s1 (giữ
nguyên thứ tự xuất hiện của chúng) và đưa xâu s2 ra màn hình.
Bài 10: Viết chương trình nhập vào 2 xâu S1, S2 và số nguyên dương k, hãy chèn S2 vào S1 tại vị
trí k, báo lỗi nếu k> độ dài của S1. In xâu S1 ra màn hình.
Bài 11: Viết chương trình nhập vào 2 xâu S1, S2 (chiều dài mỗi xâu 80 kí tự), thực hiện các việc
sau:
Hãy cho biết số lần S2 xuất hiện trong S1;
Nhập xâu S3, thay toàn bộ S2 trong S1 bằng S3. In S1 ra màn hình.
Bài 12: Viết chương trình nhập vào xâu S. Thay thế tất cả các cụm kí tự ‘anh’ bằng cụm kí tự
‘em’.

KIỂU TỆP
Bài 1: Viết chương trình nhập vào một tệp số nguyên. In tệp số nguyên này ra màn hình.
Bài 2: Viết chương trình đọc các số nguyên từ tệp ‘SoNguyen.txt’ và ghi vào tệp ‘SoLe.inp’ các số
lẻ (các số ghi trên 1 hàng và cách nhau 1 khoảng trắng).
Bài 3: Viết chương trình đọc các số nguyên từ tệp ‘SONGUYEN.DAT’ và ghi vào tệp
‘DuLieu.txt’ các số không chia hết cho 3 (các số ghi trên 1 dòng).


Trang 4


Bài 4: Đọc các số nguyên từ tệp A.txt trên đĩa D:, tính tổng các số dương và in ra màn hình tổng
các số dương đó.
Bài 5: Nhập vào một mảng số nguyên gồm N phần tử từ bàn phím, ghi dãy số đó vào tệp
DAYSO.INP có cấu trúc như sau:
 Dòng đầu: số phần tử của mảng;
 Dòng tiếp theo: các phần tử của mảng.
Bài 6: Đọc các số nguyên từ tệp DAYSO.INP ở bài 5, tính tổng các số nguyên, rồi in tổng ra màn
hình.
Bài 7: Nhập vào họ tên học sinh của 1 lớp từ bàn phím, ghi họ tên các học đó vào tệp DSHS.INP
(mỗi HS trên 1 dòng).
Bài 8: Đọc họ tên học sinh từ tệp DSHS.INP ở bài 6, rồi xuất ra màn hình họ tên các học sinh đó
(mỗi học sinh trên 1 dòng).
CHƯƠNG TRÌNH CON: HÀM VÀ THỦ TỤC
Bài 1: Viết chương trình giải phương trình bậc 2 ax2 + bx + c = 0, trong đó sử dụng hàm tính
Delta.
Bài 2: Viết chương trình nhập vào 3 số a, b, c. Tính và in ra màn hình số lớn nhất và nhỏ nhất của
3 số đó.
Bài 3: Viết chương trình tính và in ra màn hình tổng các giai thừa sau:
S = 5! + 3!; S = 2! + 9! + 11!; S = 3! + 15! + 8!
Bài 4: Viết chương trình tính và in ra màn hình tổng các lũy thừa sau:
S = 23 + 57 + 82; S = 64 + 95 + 112 + 37
Bài 5: Viết chương trình nhập vào mảng số nguyên gồm N phần tử. Tính và in ra màn hình giá trị
các phần tử trong mảng và tổng các phần tử chẵn trong mảng (sử dụng thủ tục để nhâp/xuất các
phần tử trong mảng và hàm để tính tổng).
Bài 6: Viết chương trình nhập vào một xâu thay thế các kí tự thường của xâu thành kí tự hoa, in
xâu ra màn hình.
Bài 7: Viết chương trình nhập vào xâu S, tiến hành xóa các khoảng trắng có trong xâu S, in xâu S

ra màn hình.
Bài 8: Viết chương trình vẽ hình chữ nhật có dạng sau:
****************
*
*
*
*
****************
Bài 9: Viết chương trình tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của số nguyên a, b được nhập từ bàn
phím.

Trang 5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×