Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.53 KB, 4 trang )

Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ
quan nhà nước ở Việt Nam
Nguyễn Hương Ly
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật lao động; Tuyển dụng lao động; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, vấn đề xây dựng và quản lý nguồn nhân lực
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới. Tổ chức nhân sự trong cơ quan
nhà nước có ý nghĩa quan trọng vì tính chất đặc biệt của hệ thống các cơ quan này. Ở nước ta
những thành tựu đạt được trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới có phần đóng góp
quan trọng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước.
Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng hội nhập quốc tế thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây
dựng và phát triển đội ngũ người lao động… Việc xây dựng một đội ngũ bao gồm những người
có trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm
của mình trước công vụ là yêu cầu cấp thiết trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một
nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Công tác tuyển dụng là khâu tiên quyết để tuyển chọn
được nguồn nhân lực phù hợp, có chất lượng. Hệ thống pháp luật quy định về việc tuyển dụng,
sử dụng, quản lý đội ngũ công chức, viên chức cơ bản đã được hoàn thiện, đổi mới, góp phần
phát hiện, tuyển chọn được những người có đức, có tài, sắp xếp, bố trí đúng người đúng việc,
nâng cao hiệu quả nền công vụ của nước ta trong thời gian qua. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, trong cơ quan nhà nước còn sự hiện diện của một số lượng lớn người làm việc
theo chế độ HĐLĐ. Đội ngũ người lao động này cũng chiếm vai trò, vị trí, quyền lợi cũng như
trách nhiệm không nhỏ trong thực thi các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các chế
độ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ người lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước
còn nhiều bất cập, thiếu sót, thực tế tuyển dụng đội ngũ này đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc, thậm
chí là tiêu cực, vi phạm quy định của pháp luật. Trong điều kiện cải cách hành chính, hướng tới


xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, từng bước hiện đại hóa và trong bối cảnh
BLLĐ 2012 ra đời với nhiều chế định mới, đặc biệt là chế định về HĐLĐ phù hợp trong điều
kiện mới theo hướng khuyến khích, bảo vệ và phát triển những quan hệ lao động tốt, phù hợp,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục phát triển
sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam
hiện nay thì vấn đề tuyển dụng người lao động trong cơ quan nhà nước cần được nghiên cứu cả
về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện các quy định
của pháp luật và khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện nhằm đảm bảo tính đồng
bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về lao động. Chính vì ý nghĩa to lớn đó nên em đã chọn
đề tài “Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Việc tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước và các vấn đề
xung quanh hoạt động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, bài viết, công trình nghiên
cứu khoa học, tuy nhiên đề tài pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc. Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu
việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức hoặc viên chức. Có thể kể ra các bài viết,
công trình nghiên cứu sau:
- Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc
làm ở nước ta của tác giả Đào Thị Thanh Thủy. Tác giả nêu sơ qua một số bất cập, hạn chế
trong hoạt động tuyển dụng công chức, từ đó đưa ra 3 biện pháp để khắc phục những hạn chế:
Thứ nhất là phải xây dựng đồng bộ hệ thống bản mô tả công việc phù hợp với từng vị trí của
từng cơ quan, tổ chức; Thứ hai là đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển công chức; Thứ ba là
đổi mới cơ bản chế độ tiền lương đối với công chức theo từng vị trí việc làm.
- Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước của ThS. Lê Cẩm
Hà. Trong bài viết này, tác giả trao đổi về nội dung một số khâu trong công tác tuyển dụng nhân
lực của khu vực nhà nước bao gồm các bước xác định nhu cầu, xác định tiêu chuẩn người cần
tuyển, thu hút ứng viên cho quá trình tuyển dụng và lựa chọn ứng viên.
- Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ, TS. Ngô Thành Can. Tác giả bài

viết này tập trung nghiên cứu về việc xây dựng đội ngũ người tài năng trong công vụ, trong đó
đưa ra các quan điểm và giải pháp để tuyển chọn, thu hút, sử dụng, bồi dưỡng người tài năng
làm việc trong cơ quan nhà nước.
- Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của TS. Trần Văn Quảng.
Bài viết này chủ yếu phân tích những hạn chế, những yêu cầu đặt ra trong việc tuyển chọn, thu
hút người có năng lực, trình độ vào làm việc trong nền công vụ và kiến nghị bổ sung các nội
dung về tuyển dụng, sử dụng nhân tài vào các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI.
- Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay, luận văn
thạc sỹ của Nguyễn Huy Hoàng. Nội dung luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận và
thực tiễn của tuyển dụng viên chức, những bất cập của pháp luật, chính sách liên quan tới tuyển
dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập và đề xuất những phương hướng, giải pháp để
nâng cao chất lượng hoạt động này.
Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về công chức,
viên chức tại nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng lao động làm việc theo chế độ hợp
đồng trong cơ quan nhà nước chưa được nghiên cứu nhiều và sâu. Với mong muốn nghiên cứu
về hoạt động tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước trong tình hình cơ chế, pháp luật đối
với đội ngũ này đang có những đổi mới, hoàn thiện, luận văn hy vọng sẽ có những đóng góp
nhất định trong việc nghiên cứu hoạt động tuyển dụng người lao động hợp đồng nói riêng và
công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra các vấn đề lý luận chung về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước
và so sánh chế độ tuyển dụng giữa công chức, viên chức và lao động hợp đồng.
- Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động, xác định rõ
những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực hiện ký HĐLĐ ở các cơ quan nhà nước
- Kiến nghị một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng lao động hợp
đồng đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại cơ
quan nhà nước.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Hệ thống các cơ quan nhà nước và nguồn nhân lực làm việc trong cơ quan nhà nước ở
Việt Nam tương đối rộng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng. Cán bộ

làm việc trong cơ quan nhà nước theo chế độ bổ nhiệm, việc tuyển dụng chỉ áp dụng với đối
tượng công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng. Tuy nhiên, tuyển dụng công chức, viên chức
được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản mang tính chuyên ngành luật hành chính. Do đó, Luận
văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động hợp đồng trong cơ
quan nhà nước và trong mối liên hệ với pháp luật lao động chung.
5. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương
pháp phân tích, tổng hợp sử dụng trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới
tuyển dụng công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng và thực trạng tuyển dụng hiện nay trong
các cơ quan nhà nước. Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển
dụng công chức, viên chức và ký HĐLĐ, khác biệt giữa hoạt động tuyển dụng của một số cơ
quan nhà nước và so sánh giữa các quy định cũ với quy định hiện hành về tuyển dụng.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Từ trước đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn luôn được coi trọng, quan
tâm, hệ thống văn bản quy định về việc quản lý, sử dụng đội ngũ này ngày càng được hoàn
thiện, đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế
của đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong cơ quan
nhà nước cũng đóng góp một phần lớn những kết quả đạt được trong nền công vụ nước ta lại
chưa có một hệ thống pháp luật quy định hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách, quyền hạn và nghĩa
vụ phù hợp. Đây có thể nói là một đề tài nghiên cứu mới về vấn đề tuyển dụng người lao động
hợp đồng trong cơ quan nhà nước, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo căn cứ pháp lý đúng, đầy
đủ, phù hợp, thống nhất cho việc thực hiện tuyển người lao động hợp đồng làm việc trong cơ
quan nhà nước và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cũng
như đảm bảo quyền lợi của người lao động.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung

Chương 2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà
nước ở Việt Nam
Chương 3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ
quan nhà nước ở Việt Nam
Ngoài ra, còn có phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.

References
1. Bộ Nội vụ, Thông tư số 25-NV ngày 6/12/1963 về giải quyết số nhân viên hợp đồng, phụ
động làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước thuộc khu vực hành chính sự
nghiệp.
2. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số
điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
3. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư 13/2010/BNV quy định một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch
công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 hướng dẫn về tuyển
dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức,
Hà Nội.
5. Ngô Thành Can (2010), “Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ”, Tổ chức
nhà nước, (11).
6. Chính phủ (2000), Nghị định số 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số
loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Hà Nội.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.
8. Chính phủ (2003), Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Hà Nội.
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.



10. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
11. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 sửa đổi một số điều
của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.
12. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Hà Nội.
13. Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định về vị trí việc
làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định về vị trí việc
làm và cơ cấu ngạch công chức, Hà Nội.
15. Lê Cẩm Hà (2010), “Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà
nước”, Tổ chức nhà nước, (9), tr. 19-21.
16. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức Nhà
nước, Hà Nội.
17. Trương Tiến Hưng (2012), “Để Luật Viên chức đi vào cuộc sống”, Báo Ninh Thuận
online, baoninhthuan.com.vn.
18. Diệp Thành Nguyên (2009), Giáo trình luật Lao động cơ bản, Đại học Cần Thơ.
19. Trần Văn Quảng (2011 ), “Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài”,
Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề tháng 1), tr. 25-27.
20. Quốc hội (2008), Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2006, 2007,
NXB Hồng Đức, Hà Nội.
21. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Hà Nội.
22. Quốc hội (2010), Luật Viên chức năm 2010, Hà Nội.
23. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động năm 2012, Hà Nội.
24. Võ Kim Sơn (2004), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
25. Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2477/NC ngày 20/6/1959 về tuyển dụng người vào
biên chế và sử dụng nhân viên phụ động hợp đồng.

26. Đào Thị Thanh Thủy (2000), “Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công
chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta”, Tổ chức nhà nước, (8), tr. 40-42.



×