Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Tách dòng cDNA và thiết kế vector biểu hiện thụ thể neurokinin-1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.49 KB, 6 trang )

Tạp chí Công nghệ Sinh học 11(4): 653-658, 2013

TÁCH DÒNG cDNA VÀ THIẾT KẾ VECTOR BIỂU HIỆN THỤ THỂ NEUROKININ-1
Võ Thị Thương Lan1, Lê Hồng Thu1, Đinh Đoàn Long1,2
1
2

Trường Đại học Khoa học tự nhiên2, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Y-Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội
TÓM TẮT
Thụ thể neurokinin-1 (NK1-R) thuộc nhóm các thụ thể xuyên màng liên kết với G protein có vai trò quyết
định hoạt động của các tế bào thần kinh, tham gia vào việc điều hòa các phản xạ nôn, hô hấp và các hành vi
phản xạ. Thụ thể NK1-R được phiên mã từ gen đơn bản nhưng gồm hai dạng sai khác nhau ở đầu carboxyl
hình thành do cắt nối luân phiên mRNA. Hai dạng NK1-R có ái lực liên kết khác nhau với các chất đồng vận
hoặc các chất đối vận. Biểu hiện NK1-R tái tổ hợp trong hệ thống tế bào động vật là phương pháp tối ưu
hiện nay để sàng lọc các chất đối vận/đồng vận cạnh tranh với phối tử trong sản xuất các biệt dược điều trị các
bệnh thần kinh, rối loạn đáp ứng miễn dịch. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả phân lập cDNA
hoàn chỉnh mã cho NK1-R từ mô phổi của người Việt Nam. Trình tự nucleotide và trình tự amino acid suy
diễn của NK1-R phân lập từ mô phổi giống với NK1-R phân lập từ mô não của người Việt và có 4 amino acid
sai khác so với trình tự gốc trong ngân hàng dữ liệu (Databank). Tuy nhiên, phân tích in silico cho thấy 4 sai
khác này không ảnh hưởng đến cấu trúc xuyên màng của thụ thể. cDNA hoàn chỉnh được đưa vào vector biểu
hiện pEGFP-N1 nhằm mục đích xây dựng hệ thống tế bào biểu hiện NK1-R tái tổ hợp để sàng lọc các chất
đồng vận và đối vận thụ thể từ nguồn dược liệu Việt Nam.
Từ khóa: Chất đối vận thụ thể, chất đồng vận thụ thể, phối tử P, thụ thể neurokinin-1 (NK1-R), thụ thể xuyên
màng liên kết G protein.

MỞ ĐẦU
Thụ thể neurokinin-1 (NK1-R) là thành viên
trong họ thụ thể chứa 7 vùng kỵ nước xuyên màng.
Đầu carboxyl của NK1-R liên kết với G protein bên
trong tế bào chất; đầu amino liên kết chủ yếu với


chất P (phối tử) ở bên ngoài màng tế bào (Severini et
al., 2000). NK1-R bắt đầu con đường truyền tải các
tín hiệu gây đau đớn và đáp ứng sinh lí (hô hấp, điều
hòa, các hành vi phản xạ) cho tế bào (InHae, Tae,
1995). Ở người, gen mã hóa NK1-R là gen đơn bản
có 5 exon, nằm trên nhiễm sắc thể số 2. Sau phiên
mã, có 2 dạng mRNA (khác nhau ở vùng 3’) được
dịch mã tổng hợp hai dạng NK1-R có ái lực khác
nhau với các chất đồng vận hoặc các chất đối vận thụ
thể (Jian et al., 2008). Trong khi các chất đồng vận
liên kết với thụ thể và có tác dụng tương tự như các
phối tử (ligands) thì các chất đối vận liên kết với thụ
thể nhưng không gây ra các phản ứng sinh học hoặc
làm giảm hay khóa các phản ứng trung gian của chất
đồng vận (Rosso, Mu˜noz, 2006). Phát triển các
thuốc đồng vận hay đối vận NK1-R đặc biệt có ý
nghĩa đối với điều trị nhiều bệnh, ví dụ như thuốc
giảm đau, chống lo âu, trầm cảm, chữa các bệnh
đường hô hấp, điều trị chứng buồn nôn và sự nôn
mửa do tác dụng của hóa trị liệu ung thư (Chamindi

et al., 2009; Rogers, Blackburn, 2010). Một ứng
dụng rộng rãi của thuốc đối vận NK1-R là tham gia
vào việc điều trị chứng tâm thần phân liệt, trầm cảm
có liên quan đến việc tăng lượng dopamine trong não
bộ (Rupnipak, Kramer, 2002). Khi phối tử P liên kết
với NK1-R thì lượng dopamine tăng. Có thể điều
chỉnh lượng dopamine bằng cách sử dụng các thuốc
đối vận liên kết với NK1-R nhằm ngăn chặn sự
tương tác của chất P (Rupnipak, Kramer, 2002).

Năm 2003, lần đầu tiên chất đối vận NK1-R là
aprepitant (Emend) được hiệp hội quản lý thuốc và
thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê chuẩn cho phép sản
xuất và lưu thông trên thị trường (Rogers,
Blackburn, 2010).
Việc tìm kiếm các chất đối vận hoặc đồng vận
NK1-R hầu hết dựa vào hệ thống tế bào biểu hiện
NK1-R nội sinh hoặc NK1-R tái tổ hợp (Quartara,
Altamura, 2006). Với ưu điểm nổi bật về số lượng và
phương thức biểu hiện nên NK1-R tái tổ hợp được
sử dụng trong các nghiên cứu cấu trúc, động học
tương tác của NK1-R với chất đồng vận hoặc chủ
vận (tăng khả năng phát hiện tương tác, chủ động
gây đột biến định hướng làm thay đổi cấu trúc NK1R,…) (Quartara, Altamura, 2006). Vì vậy, phân lập
các cDNA hoàn chỉnh, biểu hiện NK1-R tái tổ hợp;
từ đó thiết lập các hệ thống tế bào sàng lọc thuốc từ
653


Võ Thị Thương Lan et al.
nguồn dược liệu đặc hữu là hướng phát triển thuốc
đang được quan tâm (Quartara, Altamura, 2006). Ở
Việt Nam, nghiên cứu về NK1-R, các chất đối vận
hoặc đồng vận NK1-R vẫn còn rất ít hoặc chưa được
công bố do hệ thống sàng lọc các chất này chưa khả
thi. Nghiên cứu này của chúng tôi trình bày kết quả
phân lập cDNA hoàn chỉnh mã hóa cho thụ thể NK1
từ mô phổi, so sánh với cDNA phân lập từ mô não
người Việt Nam và thiết kế vector biểu hiện mang
cDNA-NK1-R hoàn chỉnh nhằm mục đích chủ động

biểu hiện thụ thể này để sàng lọc các chất có khả
năng tương tác với NK1-R từ dược liệu Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Mẫu u phổi sau phẫu thuật được giữ ngay trong
nitơ và được sử dụng để tách chiết ARN tổng số
bằng PureLink Kit (Invitrogen). Hai µg RNA tổng số
được dùng làm khuôn trong phản ứng phiên mã
ngược tổng hợp cDNA sử dụng oligoT và enzyme
Reverse Transcriptase (Invitrogen). Phản ứng được
thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Invitrogen.
Phương pháp
Phản ứng RT-PCR được thực hiện để khuếch đại
đoạn 5’-NK1 (788 bp) bằng cặp mồi NK1F:
CGAAATGGATAACGTCCTCCC và NK1R1:
GCCAGCAGATGGCGAAGG, và đoạn 3’-NK1

(728
bp)
bằng
cặp
mồi
NK1F1:
GATCTACTTCCTCCCCCTGC

NK1R:
CAAGTCCCAGT GTGAGGGTG. Phản ứng sử
dụng 5 µl cDNA với chu trình nhiệt lặp lại 40 chu kỳ
(94oC 5 phút; 60oC 30’’; 72oC 90’’). Sản phẩm sau
đó được xử lý với enzyme SmaI và nối với nhau nhờ

DNA ligase tạo nên cDNA hoàn chỉnh. cDNA này
được tách dòng trong vector pJET1.2 và biến nạp
vào E. coli DH5a. Vector pJET mang cDNA được kí
hiệu là pJET-NK1. Các phản ứng PCR đều sử dụng
enzyme Pfu Taq polymerase có hoạt tính đọc sửa để
đảm bảo tính chính xác trong quá trình nhân
bản.Trình tự cDNA được xác định trên máy tự động.
Vị trí mồi, kích thước sản phẩm RT-PCR được trình
bày trên hình 1.
Mồi NK1F3-: ATTTAAGCTTACCATGGATAACG
TCCTCC (vị trí nhận biết của HindIII được gạch chân và
trình tự Kozak được in đậm) và mồi NK1R3:
TAAGGATCC CTAGGAGAGCACATTG (vị trí nhận biết của
BamHI) được thiết kế để nhân bản cDNA hoàn chỉnh
của NK1-R từ khuôn pJET-NK1. Sản phẩm PCR với
cặp mồi NK1F3/R3 được xử lý với hai enzyme
HindIII và BamHI và đưa vào vector biểu hiện
pEGFP-N1 đã được mở vòng với hai enzyme này.
Vector pEGFP-NK1 được biến nạp vào E. coli
DH5a; các thể biến nạp mang vector này được chọn
lọc trên môi trường bổ sung kanamycine (50µg/ml).
Trình tự nucleotide cDNA NK1-R hoàn chỉnh được
xác định trên máy đọc tự động.

Hình 1. Sơ đồ phân lập cDNA thụ thể NK1 sử dụng các cặp mồi nhân bản vùng 5’-NK1 và vùng 3’-NK1 riêng biệt.

KẾT QUẢ
Phân lập hai đoạn 5’-NK1 và 3’-NK1 của cDNA
mã cho NK1-R


3’-NK1 có hai băng DNA, một băng có kích thước
hơn 700 bp như mong đợi (Hình 2B), băng thứ hai
kích thước hơn 500 bp có thể tương ứng với loại
NK1-R ngắn.

Sử dụng khuôn là cDNAs để khuếch đại hai
đoạn 5’-NK1 và 3’-NK1 bằng hai cặp mồi
NK1F/NK1R1; NK1F1/NK1R trong phản ứng PCR. .
Kết quả, đoạn 5’-NK1 đã được khuếch đại thành một
băng DNA rõ nét có kích thước gần 800 bp như tính
toán (Hình 2A). Trong khi kết quả khuếch đại đoạn

Hai đoạn 5’-NK1 và 3’-NK1 có kích thước hơn
700 bp được tinh sạch bằng Kit QIAquick Gel
Extraction (Qiagen), được tách dòng trong vector
pJET1.2 (Fermentas) và được biến nạp vào tế bào
khả biến E. coli DH5α. Một số khuẩn lạc mọc trên
môi trường LB được tách chiết DNA plasmid để

654


Tạp chí Công nghệ Sinh học 11(4): 653-658, 2013
kiểm tra khả năng mang gen của các vector tái tổ
hợp tương ứng pJET-5-NK1 và pJET-3-NK1.
Tạo cDNA hoàn chỉnh mã cho NK1-R
Plasmid pJET-3-NK1 được mở vòng bởi SmaI và
XbaI. Sản phẩm PCR khuếch đại từ plasmid tái tổ hợp

pJET-5-NK1 cũng được cắt với hai enzyme này và

được đưa vào pJET-3-NK1 đã mở vòng để tạo thành
đoạn cDNA hoàn chỉnh mã hóa cho NK1-R (Hình 3A).
Thể biến nạp E. coli DH5α mọc trên môi trường kháng
sinh có plasmid chứa cDNA hoàn chỉnh (Hình 3B).
Plasmid tái tổ hợp được kí hiệu pJET-NK1.

Hình 2. Điện di sản phẩm PCR phân lập đoạn 5’-NK1 (A) và 3’-NK1 (B). (-): đối chứng âm không có khuôn cDNA; Giếng
NK1: cDNA hoàn chỉnh của NK1. M: Thang chuẩn SY-500.

Hình 3. (A) Plasmid pJET-3-NK1 (p3’) và sản phẩm PCR (5’) được xử lý với hai enzyme SmaI và XbaI. (B) Các khuẩn lạc
(1-4) mang cDNA hoàn chỉnh (~1.4 kb) sàng lọc bằng colony-PCR. (-) Đối chứng âm không có DNA khuôn. M. 1 kb DNA
ladder.

Xác định trình tự nucleotide cDNA hoàn chỉnh
của NK1-R
Plasmid pJET-NK1 được tách chiết từ dòng
khuẩn lạc số 2 (Hình 3B) và được xác định trình tự
trên máy đọc tự động. So sánh trình tự cDNA nhận

được từ mô phổi với trình tự cDNA hoàn chỉnh phân
lập từ mô não người Việt Nam (Phan Ha Mỵ, 2012)
không thấy bất kỳ sự sai khác nào. Cả hai trình tự
này đều có 5 nucleotide khác với trình tự trong ngân
hàng dữ liệu (Mã số trên NCBI: M81797.1) tương
ứng với sai khác của 4 amino acid (Bảng 1).

Bảng 1. Sai khác về trình tự nucleotide và amino acid giữa thụ thể NK1 của người Việt với trình tự trên NCBI. Các số trong
ngoặc chỉ vị trí của các nucleotide hoặc các amino acid trong trình tự gốc có trong ngân hàng Databank
cDNA-NK1-R
(M81797.1)


cDNA-NK1-R
(Người Việt Nam)

NK1-R
(NM_007053.3)

NK1-R
(Người Việt Nam)

AAG (186)

AGG

R - Arginine (62)

G - Glycine

GAC (372)

GGC

T – Threonine (124)

A - Alanine

TAT (772)

TGT


Y – Tyrosine (214)

C - Cysteine

GAG (996)

GGG

E - Glutamic acid (332)

G - Glycine

655


Võ Thị Thương Lan et al.
Thiết kế vector biểu hiện mang cDNA hoàn chỉnh
của NK1-R
Đoạn cDNA hoàn chỉnh được khuếch đại từ
plasmid pJET-NK1 với cặp mồi NK1F3/R3 (Hình 4A)
và được cắt với hai enzyme HindIII và BamHI. Việc
thiết kế thêm trình tự Kozak (ACCATGG) trong mồi
NK1F3 cho phép sử dụng mã mở đầu trong trình tự

cDNA của NK1 thay vì mã mở đầu được thiết kế sẵn
trên vector biểu hiện. Do đó kích thước cDNA hoàn
chỉnh giảm đi 100 bp ở vùng 5’ không dịch mã. Vector
pEGFP-N1 cũng được mở vòng bằng hai enzyme này.
cDNA hoàn chỉnh mã cho NK1-R được đưa vào vector
mở vòng nhờ DNA ligase. Các thể biến nạp mang

vector biểu hiện có chứa cDNA được chọn lọc bằng
phản ứng PCR (Hình 4B).

Hình 4. (A) Plasmid pJET-3-NK1 (pC) và sản phẩm PCR (NK1) được xử lý với hai enzyme SmaI và XbaI. pU: vector không
cắt với enzyme. (B) Các khuẩn lạc (1-6) mang cDNA hoàn chỉnh (1241 bp) được sàng lọc bằng colony-PCR. (-): Đối chứng
âm không có DNA khuôn. M. 1 kb DNA ladder.

Giải trình tự cDNA hoàn chỉnh mã hóa cho NK1R trong vector biểu hiện pEGFP-N1
Để khẳng định sự có mặt của cDNA-NK1 trong
các vector biểu hiện, hai vector biểu hiện pCDNA3NK1-11 và peGFP-N1-NK1-5 được giải trình tự (kết
quả không hiển thị). Kết quả giải trình tự cho thấy
cDNA-NK1 trong vector biểu hiện không có bất kỳ
sự sai khác nào so với trình tự cDNA gốc trong
vector tách dòng pJET. Điều đó chứng tỏ rằng chúng
tôi đã thành công trong việc thiết kế vector biểu hiện
mang cDNA hoàn chỉnh mã hóa cho NK1-R ở người
Việt Nam.
THẢO LUẬN
NK1-R là một trong ba loại thụ thể của
tachykinin ở động vật có vú. Trên thực tế, liên kết
chéo có thể xảy ra nhưng với ái lực liên kết rất khác
nhau giữa các thụ thể và tachykinin (Almeida et al.,
2004). Ví dụ như tachykinin P có ái lực liên kết với
NK1-R cao gấp 100 và 500 lần so với hai thụ thể
khác (Gerard et al., 1991). Phân tử mRNA phiên mã
từ gen NK1-R được cắt nối luân phiên tương ứng với
loại NK1 mang chiều dài hoàn chỉnh (407 amino
acid) và loại NK1 bị xén cụt đầu carboxyl (311
amino acid) (Caberlotto et al., 2007). Việc xuất hiện
băng DNA có kích thước hơn 400 bp (Hình 2B) rất

có thể là cDNA mã cho dạng NK1-R ngắn. Biểu hiện
656

của dạng ngắn không được phát hiện khi phân lập
cDNA của NK1-R từ mô não người Việt, gợi ý sự
hoạt động khác nhau của NK1-R ở các mô biệt hóa
(Baker et al., 2003).
Trình tự nucleotide cDNAs hoàn chỉnh mã hóa
cho NK1-R của người lần đầu tiên được công bố bởi
Hopkins và đồng tác giả (1991). Kết quả của chúng
tôi cho thấy NK1-R mô phổi giống với NK1-R mô
não người Việt và đều có 4 amino acid sai khác với
số liệu trong Databank. Điều này chứng tỏ rằng sự
khác biệt giữa trình tự nucleotide trong gen mã hóa
cho NK1-R của người Việt Nam với trình tự
nucleotide trong ngân hàng dữ liệu rất có thể là do
tính đa hình nucleotide (SNPs). Sử dụng phần mềm
TMHMM server 2.0 ( />services/TMHMM-2.0/) để kiểm tra tính xuyên
màng của trình tự protein suy diễn thu được, chúng
tôi nhận thấy cả 4 sai khác amino acid không ảnh
hưởng đến tính xuyên màng. Tuy nhiên, chỉ một
amino acid sai khác cũng đủ làm thay đổi ái lực liên
kết với phối tử (Ciucci et al., 1997). Trình tự amino
acid của NK1 ở người và chuột có độ tương đồng
cao 99%, tuy nhiên ái lực liên kết với cùng phối tử
L-733060 thay đổi từ 0.87 với NK1-R của người đến
550 với NK1-R chuột (Almeida et al., 2004). Vì vậy,
việc thiết kế thành công vector biểu hiện NK1-R của
người Việt Nam khẳng định mối liên hệ giữa sai
khác 4 amino acid và ái lực kiên kết, đồng thời mở ra

khả năng sử dụng hệ thống tế bào để sàng lọc các


Tạp chí Công nghệ Sinh học 11(4): 653-658, 2013
chất đối vận, đồng vận với NK1-R từ nguồn dược
liệu phong phú đa dạng của nước ta.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thiết kế được vector biểu hiện
pEGFP-N1 mang cDNA hoàn chỉnh của NK1-R phân
lập từ mô phổi người Việt Nam. Trình tự amino acid
suy diễn giống với NK1-R phân lập từ mô não người
Việt và có 4 sai khác so với trình tự gốc trong
Databank. Phân tích mô phỏng cho thấy sự sai khác này
không ảnh hưởng đến tính xuyên màng của thụ thể, tuy
nhiên ái lực kiên kết với phối tử cần nghiên cứu tiếp
trên hệ thống tế bào biểu hiện NK1-R tái tổ hợp.
Lời cảm ơn: Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự tài trợ
của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho đề tài
ĐT-PTNTĐ 2011-G/04 để thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Almeida TA, Rojo J, Nieto PM, Pinto FM, Hernandez M,
Martín JD, Candenas ML (2004) Tachykinins and
tachykinin receptors: structure and activity relationships.
Bentham Science Publishers 11: 2045-2057.
Baker SJ, Morris JL, Gibbins IL (2003) Cloning of a Cterminally truncated NK-1 receptor from guinea-pig
nervous system. Brain Res Mol 11: 136-144.
Caberlotto L, Hurd YL, Murdock P, Wahlin JP, Melotto
S, Corsi M, Carletti R (2007) Neurokinin 1 receptor and
relative abundance of the short and long isoforms in the
human brain. Eur J Neurosci 17: 1736-1749.

Chamindi S, Nassima AD, Jennie ZM, Guobo C, Bankole
AJ, Ming DL (2009) Susceptibility locus in neurokinin-1
receptor gene associated with alcohol dependence.
Neuropsychopharmacology 34: 2442-2456.
Ciucci A, Palma C, Riitano D, Manzini S, Werge T (1997)
Gly166 in the NK1 receptor regulates tachykinin
selectivity and receptor conformation. FEBS Letters 416:

335-351.
Gerard NP, Garraway LA, Eddy RL, Shows TB (1991)
Human substance P receptor (NK-1): organization of the
gene, chromosome localization and functional expression
of cDNA clones. Biochem 30: 10640-10654.
Hopkins B. Powell SJ, Danks P, Briggs I, Graham A
(1991) Isolation and characterization of the human lung
NK-1 receptor cDNA. Biochem Biophys Res Commun
180:1110-1118.
InHae J, Tae HJ (1995) Differential roles of exoloop 1 of
the human follicle – stimulating hormone receptor in
hormone binding and receptor activation. J Biol Chem 270:
15970-15993.
Jian PL, Saien L, Florin T, Morris FT, Laurie EK, Susan
EL, Steven DD (2008) Differences in the length of the
carboxyl terminus mediate function properties of
neurokinin-1 receptor. PNAS 105: 12605-12619.
Phan Hà Mỵ (2012) Tách dòng cDNA hoàn chỉnh mã hóa
cho thụ thể neurokinin 1 từ mô não người Việt Nam. Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ Sinh học, Khoa
Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.
Severini C, Salvadori S, Guerrini R, Falconieri-Erspamer

G, Mignogna G, Erspamer V (2000) Parallel bioassay of
39 tachykinins on 11 smooth muscle preparations.
Structure and receptor selectivity/affinity relationship.
Peptides 21: 1587-1601.
Quartara L, Altamura M (2006) Tachykinin receptors
antagonists: from research to clinic”, Current Drug
Targets 7: 975-992.
Rogers MP, Blackburn L (2010) Use of neurokinin-1
receptor antagonists in patients receiving moderately or
highly emetogenic chemotherapy. Clin J Oncol Nurs 14:
500-517.
Rosso M, Mu˜noz M (2006) Pharmacology Guide. In vitro
pharmacology:
concentration-response
curves.
Neuropsychopharmacology 21: 1245-1256.
Rupnipak MJ, Kramer MS (2002) Substance P and related
tachykinins. Neuropsychopharmacology 17: 169-191.

657


Võ Thị Thương Lan et al.

CLONING THE FULL LENGTH cDNA ENCODING NEUROKININ 1 RECEPTOR (NK1R) AND CONSTRUCTING NK1-R EXPRESSION VECTOR
Vo Thi Thuong Lan1,*, Le Hong Thu1, Dinh Doan Long1,2
1
2

Hanoi University of Science, Hanoi National University

School of Medicine and Pharmacy, Vietnam National University
SUMMARY
The NK1 receptor (NK1-R) is a member of family 1 of G protein-coupled receptors and is responsible for
transmitting signals from the extracellular environment. It plays an important role in pain and inflammation,
and controlling chemotherapy-induced nausea and vomiting. It is also involved in the neural circuitry of
anxiety, depression and emesis. These evidences have led to the development of bio assays based on
recombinant NK1-R to screen agonists and antagonists for purpose of therapeutic agents. Eukaryotic cells that
expressed the recombinant NK1-R are used as a modern method of screening candidate compounds for the
ability to agonists and antagonists of NK-1 receptors. In this study, a full length cDNA encoding NK1-R was
isolated from Vietnamese lung tissue. Nucleotide sequencing and deduced peptide sequences were identical to
those isolated from Vietnamese brain tissue, but revealed 4 different nucleotides and amino acids as compared
to those presented in databank. These variant amino acids appeared to not influence transmembrane domains
following TMHMM server 2.0 programe. Sequence polymorphisms can potentially influence the efficacy of
drugs in patient populations and are an important consideration in the drug development process. Therefore,
identification of relation between these single nucleotide polymorphisms and the affinity interaction between
NK1 receptor and its ligands is of interest in the future. The specific Kozak sequence was integrated into the 5’
end of the full length cDNA in order to improve initial translation without difficulty. Subsequently, the
modified cDNA was subcloned into the expression vector pEGFP-N1 that was used for screening candidate
compounds extracted from Vietnamese herbal medicines in the future.
Keywords:
neurokinin-1 receptor (NK1-R), agonists of NK1-R, antagonists of NK1-R, P ligand,
transmembrane G protein-coupled receptors.

*

Author for correspondence:+84-4-22134496, E-mail:

658




×