Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bộ thú huyệt - bộ thú túi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.91 KB, 4 trang )

GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009.
Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009.
GIÁO ÁN
Bài 48
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ THÚ HUYỆT, BỘ THÚ TÚI
 
I/ Mục tiêu.
1/ Kiến thức. Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ và tập tính của
chúng.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt và thú
túi thích nghi với đời sống của chúng.
- Phân tích được sự tiến hóa về sinh sản của thú túi so với thú huyệt.
2/ Kỹ năng. Rèn kỹ năng:
Quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ.
3/ Thái độ.
II/ Phương pháp dạy học.
Các phương pháp: dùng lời (nêu vấn đề), trực quan, hoạt động hợp tác theo nhóm
nhỏ.
III/ Phương tiện dạy học.
Tranh phóng to hình 48.1, 48.2.
Bảng phụ vẽ sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng.
Bảng phụ ghi nội dung bảng trang 157/SGK.
IV/ Tiến trình dạy học.
1/ Ổn định đầu giờ, kiểm tra bài cũ. (5’)
Câu hỏi:
- Nêu đặc điểm bộ xương và hệ cơ của thỏ.
- Hãy kể tên, cho biết vị trí và thành phần của các cơ quan dinh dưỡng trong cơ
thể thỏ?
- Nêu đặc điểm của hệ thần kinh và các giác quan của thỏ.


2/ Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp thú. (15’)
GV yêu cầu HS đọc phần
thông tin SGK/156.
GV nêu câu hỏi:
HS đọc thông tin
SGK.
I/ Sự đa dạng của lớp Thú.
+ Lớp Thú có số lượng loài lớn,
phân bố ở khắp nơi.
Trang 1
GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009.
Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009.
+ Qua đoạn thông tin đó
hãy cho biết thú có số
lượng loài như thế nào?
Thú thường sống ở những
môi trường nào?
+ Tại sao thú có thể sống
được ở khắp mọi nơi?
GV viết sơ đồ giới thiệu
một số bộ thú quan trọng.
+ Căn cứ vào đặc điểm
nào để phân chia lớp thú?
GV nhận xét.
HS trả lời: thú có số
lượng loài lớn; thú
sống ở dưới nước,
trên cạn, trên không.

HS trả lời: các hệ cơ
quan phát triển hoàn
chỉnh, sự TĐC diễn ra
mạnh mẽ thú là
ĐV hằng nhiệt.
HS trả lời: căn cứ vào
đặc điểm sinh sản, bộ
răng, chi.
Lớp thú nhóm đẻ trứng: bộ
Thú huyệt
(thú mỏ vịt).

nhóm đẻ con
con sơ sinh con sơ sinh
rất yếu bình thường
(Kanguru) (8 bộ)
+ Sự phân chia lớp Thú dựa trên
đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi.
Hoạt động 2: Bộ Thú huyệt – Bộ Thú túi. (20’)
GV yêu cầu HS đọc phần
thông tin trong phần I và
II SGK/156, 157.
GV treo tranh hình 48.1,
48.2 lên bảng.
GV chia nhóm, yêu cầu
HS quan sát tranh và thảo
luận nhóm hoàn thành
phiếu học tập (bảng: So
sánh đặc điểm đời sống và
tập tính giữa thú mỏ vịt và

kanguru).
GV mời các nhóm báo cáo
kết quả thảo luận, yêu cầu
các nhóm khác theo dõi,
nhận xét, bổ sung. GV
nhận xét chung.
GV nêu câu hỏi:
+ Bộ thú huyệt có đặc
điểm giống lớp ĐV nào đã
học trước đó?
+ Tại sao Kanguru con
phải được nuôi trong túi
HS đọc thông tin
SGK.
HS quan sát tranh.
HS thảo luận nhóm.
(3’)
Đại diện các nhóm
báo cáo kết quả thảo
luận, các nhóm khác
nhận xét.
HS trả lời câu hỏi: bộ
thú huyệt có đặc điểm
giống với lớp bò sát
(chi nằm ngang, đẻ
trứng, thân nhiệt thay
đổi từ 25 – 30
o
C)
HS trả lời: vì con non

rất nhỏ và yếu.
II/ Bộ Thú huyệt – Bộ Thú túi.
Bộ Thú huyệt (Thú mỏ vịt)
- Môi trường sống: nước ngọt,
cạn.
- Cấu tạo chi: chi có màng bơi.
- Di chuyển: bơi (nước), đi (cạn).
- Sinh sản: đẻ trứng.
- Con sơ sinh: bình thường.
- Bộ phận tiết sữa: không có núm
vú, có tuyến sữa.
- Cách bú sữa: hấp thụ sữa trên
lông thú mẹ, uống sữa hòa tan
trong nước.
Bộ Thú túi (Kanguru)
- Môi trường sống: đồng cỏ.
- Cấu tạo chi: chi sau lớn, khỏe.
- Di chuyển: nhảy.
- Sinh sản: đẻ con.
- Con sơ sinh: rất nhỏ.
- Bộ phận tiết sữa: có vú.
- Cách bú sữa: ngoạm chặt lấy vú,
bú thụ động.
Trang 2
GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009.
Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009.
ấp của Kanguru mẹ?
+ Tại sao con Kanguru
mới đẻ ra rất nhỏ và yếu?
+ Tại sao thú mỏ vịt có

nhiều đặc điểm giống bò
sát mà lại được xếp vào
lớp thú?
+ Thú mỏ vịt con bú sữa
mẹ khác các loài thú khác
ở điểm nào? Tại sao?
+ Thú mỏ vịt có cấu tạo
nào phù hợp với đời sống
ở nước?
+ Kanguru có cấu tạo chi
như thế nào để thích nghi
với lối sống chạy nhảy
trên đồng cỏ?
+ Kanguru tự vệ bằng
cách nào?
GV yêu cầu HS đọc kết
luận trong SGK/158.
HS trả lời: Kanguru
có phôi mà không có
nhau thai nên thú con
phát triển chưa hoàn
chỉnh.
HS trả lời: vì thú mỏ
vịt mang đặc điểm của
lớp thú: có lông mao,
đẻ con và nuôi con
bằng sữa.
HS trả lời: thú mỏ vịt
con bú mẹ theo hai
cách. Vì thú mẹ chưa

có núm vú.
HS trả lời: chi có
màng bơi, bộ lông
rậm mịn và không
thấm nước.
HS trả lời: hai chi sau
to, khỏe giúp Kanguru
nhảy nhanh và xa.
HS trả lời: Kanguru
dựa cơ thể lên chiếc
đuôi vững chắc, dùng
hai chân sau với móng
nhọn sắc để đá tung
kẻ thù hoặc ôm chặt
kẻ thù bằng hai chân
trước đến nghẹt thở
hoặc dìm xuống nước
cho đến chết.
Trang 3
GVHD: Lê Thị Xuân Hoa. Ngày soạn: 23/2/2009.
Giáo sinh: Đinh Thị Phương Thanh. Ngày dạy: 3/3/2009.
3/ Củng cố: Chọn câu trả lời đúng (3’)
1- Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì:
a- Cấu tạo chi thích nghi với đời sống ở nước.
b- Có bộ lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
c- Vừa sống ở dưới nước, vừa sống ở trên cạn.
2- Con non của kanguru được nuôi trong túi ấp là do:
a- Thú mẹ có đời sống chạy nhảy.
b- Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.
c- Con non chưa biết bú sữa.

V/ Dặn dò. (2’)
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK/158.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Đọc bài 49: Đa dạng của lớp thú (tt).
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Trang 4

×