Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

DSpace at VNU: Thử nghiệm hình thức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng người dân tộc Vân Kiều tại xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 22 trang )

THỬ NGHIỆM HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
NÂNG C A O NHẬN THỨC VỀ BẢO TỒN ĐA D Ạ N G
SINH H Ọ C C H O C Ộ N G Đ Ổ N G NGƯỜI DÂN TỘC
VÂN KIỀU TẠI XÃ TÀ LONG, HUYỆN ĐAKRÔNG,
TỈNH Q U Ả N G TRỊ
CN. TRẦN MINH PHƯỢNG,
PHAN THỊ MINH NGUYỆT, v ũ THỤC HIÊN

Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và
Moi trường,ĐHQG Hà Nội
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỂ
1. Mỏ đầu
Từ xa xưa, khi con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn, họ
đã biết săn bắn có quy luật . Sự nỗ lực đã ngày càng được phát triển và
biểu hiện thông qua việc thành lập các Vườn quốc gia, các Khu bảo
tồn t hiên nhiên ở hầu hết các nước trên thế giới nhằm bảo vệ thiên
nhiên, ngăn chặn sự phá hủy môi trường do chính con người gây ra.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
tuy nhiên, quan điểm bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa
vào cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng đang được áp dụng phổ
biến nhất.
Làm thế nào để khuyên khích mọi người thay đổi hành vi, thái độ
khi họ đang thu được những lợi ích t ừ hành vi hiện tại? M ọ i người sẵn
sàng và chỉ thay đổi thái độ, hành vi và l ố i sống khi hiểu được giá trị
và t ầm quan t rọng của bảo t ồn đối với cuộc sống của mình. Chỉ khi
biết được t ác động của mình đối với môi trường và tác động của sự suy
thoái môi trường đến cuộc sống của chính họ, con người sẽ thay đổi
146


hành vi của mìn h, hướn g tới bảo vệ Trái Đất cho các thế hệ tương lai.


Chính vì vậy, sự thám gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng và
thực hiện các nỗ lực bảo tồn đa dạn g sinh học là hết sức cần thiết.
Ngày 16/5/2001, Bộ Nông ngh iệp và Ph át triển Nông th ôn ph ê
chuẩn việc thàn h lập Khu bảo tồn thiên n hiên (KBTTN) Đakrông, tỉn h
Quảng Trị với diện tích 40.526 hecta, là một tron g những khu vực
quan trọng nhất về đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam. K B T T N
Đakrông đã bảo vệ diện tích lớn nh ất còn lại của kiểu rừn g thườn g
xanh ở vùn g đất thấp Trung Bộ. Hai loài thú lớn được phát hiện gần
đây trên phạm vi toàn cầu là mang lớn ịMegamuntiacus
vuquangensis)
và sao la (Pseudoryx nghetinhensis) đều sốn g tại các vùn g rừn g n ày.
Đặc biệt, Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), loài gà tuyệt
chủng trên thế giới, đã được tìm thấy tại Đakrông năm 1996.
K B T T N Đakrông nằm về phía Nam huyện Đakrông với tổn g diện
tích vùn g đệm là 51.607 h a trải dài trên l i xã (Hải Ph úc, Ba Lòng,
Triệu Nguyên, Mò Ó, Đakrông, Tà Long, Hức Nghi, Ba Nang, Tà Rụt,
A Bun g và Hồn g Thủy). Theo số liệu thốn g kê năm 2002, đồng bào
dân tộc Vân Kiều chiếm 46,6%, dân tộc Kinh 33% và dân tộc Pa Kô
20,4%. Hầu hết đồng bào các dân tộc nơi đây đều sống dựa vào nương
rẫy là chín h vì diện tích đất canh tác ít, đất ruộng nước cả huyện chỉ
có 2%. Việc đầu tư cho cày trồng, vật nuôi còn h ạn chế, đời sông của
đồng bào dân tộc còn đói nghèo và lạc hậu. Đời sốn g văn hóa tinh
thần của đồng bào các dân tộc nơi đây còn thiếu thốn, nhiều th ôn bản
chưa có điện, chưa có hệ thống truyền thanh. Chính vì vậy, nhận thức
của đồng bào về tài nguyên đa dạng sinh học là rất hạn chế; vẫn còn
tồn tại nhiều hoạt động làm ản h hưởn g tới tài n guyên rừn g như: đốt
rừng làm rẫy, săn bắt ch im th ú, kh ai th ác lâm sản trái ph ép, kh ai th ác
vàng, sa kh oáng, kh ai th ác đá, dựn g n hà gỗ....
Trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục
nâng cao nh ận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng dân cư sốn g trong

vùng đệm của K B T T N Đakrông. Tuy nhiên, đối với cộng đồng là đồng
bào dân tộc th iểu số sống ở nh ững bản sâu, bản xa, thiếu phương tiện
truyền thông và thiếu các điều kiện sinh hoạt tối thiểu khác như điện,
nước sạch, T V , đài, báo... thì công tác tuyên truyền giáo dục còn gặp
rất nhiều khó khăn. Có thể n ói đề tài "Thử nghiệm hình thức tuyên

147


truyền giáo dục năng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng
đồng người dân tộc Vân Kiêu tại xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị" là mang tính ứng dụng cao trong thời điểm này.
2. Mụ c tiêu
- Thử nghiệm một hình thức tuyên tru yền giáo dục nâng cao nhận
thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đ ồng dân tộc thiểu số Vân Kiều sinh
sống trong vùng đ ệm K B T T N ĐaKrông thiếu phương tiện và điều kiện
truyền thông; sau đó đánh giá, chỉnh sửa và hoàn thiện đ ể á p dụng triển
khai cho đ ồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa thuộc vùng
đệm của cá c Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên khác;
- Thông qua việc thử nghiệm này sẽ nâng cao nhận thức về bảo
tồn ĐDSH, dần hình thành trong cộng đ ồng dân cư là người dân tộc
Vân Kiều sinh sống tại xã Tà Long, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị ý
thức và trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên ĐDSH của
khu vực và đất nước;
3. Thời gian, đối tượng và địa điểm triển khai
- Thời gian: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2004.
- Đối tượng: đ ồng bào dân tộc Vân Kiều .
- Địa đ iểm: xã Tà Long, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng T r ị .
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI
1. Xã Tà Long

Tà Long là m ột trong l i xã vùng đ ệm của K B T T N Đakrông có
diện tích đ ất tự nhiên là 18.570 ha, trong đó đ ất nông nghiệp chiếm
2,3% (422,3 ha), đ ất lâm nghiệp 5.539 ha (chiếm 30%), đ ất vườn 42,5
ha (0,2%), đ ất làm lúa nương 211,3 ha (1%), đ ất dành cho chăn nuôi
là 1.800m .
2

Xã Tà Long có 9 thôn với 2.398 nhân khẩu (399 hộ), thuộc 3
nhóm dân tộc chính: Pà H i , Kinh và 80% dân số là đ ồng bào dân tộc
Vân Kiều . Mặc dù nằm trên tu yến đường H ồ Chí Minh (ĐakrôngA Lưới) nhưng cuộc sống của đ ồng bào nơi đây còn gặp rất nhiều khó
148


khăn. Có đến 245 số hộ trong xã (chiếm 69%) thuộc diện nghèo, 91
hộ (23%) đói và 53 hộ (17%) nằm trong diện chính sách được hưởng
trợ cấp hàng tháng. Thu nhập duy nhất của người dân hiện nay là trông
chờ vào những rẫy sắn, ngô, lúa với năng suất trung bình năm là 185,8
kg. H ọ hoàn toàn chăn nuôi, trồng trọt dựa theo những kinh nghiệm
truyền thống cũ kỹ, lạc hậu. H ệ thống lưới điện quốc gia không thể
vào được hầu hết các thôn bản trong xã, nên nhiều hộ phải sử dụng các
trạm thủy điện nhỏ.
Theo thống kê của p hòng giáo dục huyện Đakrông thì có đến 80%
dân số trong xã là mù chữ. Hiện nay, 100% số lượng học sinh đến tuổi
đi học đều được các thầy cô giáo vận động đến trường. Trường p hổ
thông cơ sở Tà Long còn có 4 điểm trường tiểu học nằm trong những
bản xa. Sở Văn hóa Thông tin của tỉnh Quảng Trị cùng với các cơ
quan chức năng hiện đang xây dựng bộ chữ viết cho đồng bào dân tộc
Bru-Vân K i ề u .
Do chặt p há và đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái
phép, săn bắt và bẫy động vật hoang dã... nên người dân nơi đây hàng

năm vẫn phải đối mặt với nạn hạn hán và lũ lụt. Đặc biệt là trận bão
năm 1991 và nạn hạn hán năm 1997 đã gây thiệt hại nặng nề đối với
gia súc, cây cối và mùa màng. Trong nhiều năm qua, Tà Long, A Vào,
Tà Rụt là những xã điểm nóng của huyện ĐaKrông về nạn khai thác
vàng và sa kho áng trái phép. Do thiếu phương tiện và phương pháp
truyền thông, nên đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Tà Long, huyện
ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị vẫn phải đương đầu với bệnh sốt rét, tiêu
chảy và gia tăng dân số.
Chiến tranh đã đi qua 30 năm, nhưng vẫn còn sót lại trên mảnh đất
Tà Long những nạn nhân của chất độc màu da cam, vẫn còn hàng
ngàn quả bom, mìn nằm dưới lòng đất. Có rất nhiều em học sinh giúp
bố mẹ kiếm tiền bằng cách đi dò phế liệu và đã dò p hải bom, mìn và
thiệt mạng. Những gì còn lại của chiến tranh vẫn đang tiềm ẩn mối đe
dọa hàng ngày tới cuộc sống của đồng bào nơi đây.
2. Dân tộc Vân Kiều
Dân tộc Vân K i ề u còn có tên gọi khác là B Ĩ U , Vân Kiều, Mang
Cong, Trì, Khua thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer với số lượng
149


khoảng 40.000 người cư trú tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Người BĨU-Vân Kiều sống chủ yếu nhờ
làm rẫy và làm ruộng. Việc hái lượm săn bắn và đánh cá là nguồn
cung cấp thức ăn quan trọng. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm, trước
hết cho các l ễ cúng, rồi sau đó mới là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công
chỉ có đan chiếu lá, gùi... Trung bình mỗi hộ Vân Kiều có khoảng 3-4
tấm rẫy. Những rẫy này được hình thành từ trước khi có chỉ thị cấm
đốt phá rừng làm nương rẫy của Chính phủ. M ỗ i tấm rẫy người dân
thông thường sử dụng trong 2 năm, sau đó lại đốt đi chờ phục hồi đất
trong khoảng 2-3 năm rồi lại tiếp tục sử dụng. Các tấm rẫy cứ được

luân phiên sử dụng như thế.
Con trai, con gái Bru-Vân Kiều được tự do yêu nhau và cha mẹ
thường t ôn t rọng sự lựa chọn bạn đời của con. Trong lễ cưới của người
Bru-Vân Kiều, bao giờ cũng có một thanh kiếm nhà trai trao cho nhà
gái. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải q ua nhiều nghi lễ phức tạp:
bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng... Trong họ hàng, ông cậu
có q uyền q uyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng cũng như
khi làm nhà, cúng quai của các cháu.
Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền
quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn
(amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua...). Đồng bào có
nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là l ố i vừa hát vừa kể rất phổ
biến; "sim" là hình thức hát đối với nam nữ.
Đi "sim" là một sinh hoạt lãng mạn, đã t rở t hành một phong t ục
của các dân t ộc Vân Kiều, Pa Cô. Trước đây, nam nữ đến tuổi hỏi vợ,
cưới chồng ban đêm thường không ngủ ở nhà mình mà đến ngủ ở nhà
rông. Có khi t ừng đôi đưa nhau ra chòi canh rẫy ở bản x a để tìm hiểu.
Và khi hai bên đã ưng nhau, nguôi con trai phải tặng cho người con
gái mình yêu mỗi lần năm, ba đồng bạc trắng hoặc miếng trầu, điếu
thuốc, bánh xà phòng thơm... K h i đã nhận quà của nhau, người con
trai và người con gái tự tìm người mai mối để truyền đạt tình yêu của
mình đến cha mẹ hai bên để họ dàn xếp việc dựng vợ, gả chồng. Trong
những lần đi "sim" như thế, nam nữ chỉ nói chuyện tình cảm, q uan hệ
tình dục là điều tuyệt đối cấm kỵ, ai vi phạm sẽ bị Giàng (trời) phạt
nặng, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi cộng đồng dân bản. Bởi vậy, t ình
150


yêu của họ rất tro ng sáng, giản dị. Trong những đêm trăng, các đôi trai
gái đi "sim" hát giao duyên với nhau rất lãng mạn, đầy trữ tình:

"Tiếng khèn ai thổi dưới suối nghe xao xuyến. Tiếng khèn Ta khoải ai
thổi em muốn thổi cùng. Anh ơi, anh là trai bản A Pay hay bản Ta
Păng. Em chưa quen mặt nhưng em muốn biết tên anh...". Người con
trai đáp lại: "... Người ta khen đẹp nhất co n gái bản N ạ . Người ta bảo
con gái bản Xà xinh. Anh lại thấy chưa ai sánh được co n gái bản Tà
Pình. Anh nói thật đấy, anh chẳng biết nói dối bao giờ, anh thấy sao
nói vậy, em đừng đỗi hờn...". Hát giao duyên suốt đêm, sáng hôm sau
họ trở về nhà bắt đầu một ngày lao động bình thường. Và đêm sau họ
lại tiếp tục dắt nhau đi "sim". Chàng trai hát xong một câu giao duy ên,
cầm tù và làm bằng sựng trâu đực đen bóng đưa lên mồm thổi, âm
thanh tình y êu xuy ên màn đêm tĩnh lặng của núi rừng rồi vọng lại
nghe hết sức rạo rực.
Người Bru-Vân K i ề u ở nhà sà n nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình
thường gồm cha, mẹ và các co n chưa lập gia đình riêng. Nếu ở gần bờ
sông, suối, các nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo
dòng chảy . Nếu ở chỗ bằng phang rộng rãi, các ngôi nhà trong làng
xếp thà nh vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày
nay làng của đồng bà o ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng gỗ để dựng nhà của đồng bào là tương đối cao.
Thông thường, cứ kho ảng 10 năm, người ta lại dựng lại nhà để ở. Để
có gỗ dựng nhà, người dân làm đơn gửi lên U B N D xã xin phép được
vào rừng già lấy gỗ. Số lượng khai thác được U B N D ước tính phù hợp
với diện tích nhà. Đây cũng là một phong tục tập quán gây ảnh hưởng
không tốt tới tài nguy ên đa dạng sinh học của địa phương.

151


Trang phục của người Br u-Vân Kiều tương đối đem giản. V ớ i đặc
điểm áo nữ xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại bạc tr òn đính ỏ

mép cổ và hai bên nẹp áo. Váy tr ang tr í theo các mảng lớn tr ong bố
cục dải ngang. Nam để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây,
thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo. Gái chưa chồng búi tóc về bên trái,
sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ ở trần, mặc
váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20-25 em. Có nhóm mặc
áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tr òn hoặc vuông. Có nhóm nữ
đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ
đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp
trước áo có đính các 'đồng tiền' bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền
chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ r iêng tr ong diện
mạo tr ang phục các dân tộc Việt Nam.
Một nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào Bru-Vân Kiều là
sử dụng ây A năng để hạn chế sinh đẻ. Chỉ cần đeo lá của loại cây này
bên mình, người phụ nữ sẽ không thụ thai mà sức khỏe không bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên đây cũng là bài thuố c của riêng người Vân Kiều, bà
truyền cho mẹ, mẹ truy ền cho con gái và hiện chưa có nghiên cứu
chính thức về bài thuốc này để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.
3. Hiện trạng giáo dục bảo tổn ĐDSH ỏ ĐaKrông
3.1. Từ năm 2001 đến năm 2003
Đã có nhiều hình thức tuy ên truy ền giáo dục về bảo tồn ĐDSH ở
nhiều phạm vi và đối tượng khác nhau, tuy nhiên đối với đồng bào các
dân tộc thiểu số ở vùng đệm KBTTN ĐaKrông của tỉnh Quảng Tr ị thì
chưa nhiều. Theo thống kê năm 2003, Ban quản lý K B T T N ĐaKrông đã
triển khai một số hình thức tuyên truyền về ĐDSH trên địa bàn như:
- Phát 5000 tờ rơi về loài gà lôi lam mào trắng cho đồng bào hai
huyện ĐaKrông và Hướng Hóa;
- Phát lịch tuy ên truy ền về bảo vệ rừng và động vật hoang dã cho
các hộ dân;
- Tổ chức tuyên truy ền các nội dung về bảo vệ rừng trong trường
học (mỗi huyện Ì trường);

- Thu băng cassete nội dung bảo vệ r ừng (tr ích từ các văn bản,
152


Nghị định của Chính phủ hay Luật bảo vệ và phát triển rừng), dịch sang
tiếng Vân Kiều và phát trên cá c tuyến quốc lộ 14 và dọc sồng Ba Lòng;
- Tổ chức họp thôn bản để tuyên truyền về bảo vệ rừng;
- Xây dựng 9 Câu lạc bộ Xanh trong 9 trường học và tổ c hức tập
huấn cho giá o viên về ĐDSH và phát động cuộc thi sá ng tá c về ĐDSH
trong học sinh (trong thời gian 6 tháng do SNV tài trợ).
Qua nghiên c ứu c ho thấy, phần lớn cá c hình thức còn bị giới hạn
cả về nội dung, thời lượng, hiệu quả và phạm vi tác động. Các hình
thức này mới chỉ truyền thông tin một chiều đến người dân ở một vài
khía c ạnh c ủa ĐDSH, chưa đảm bảo việc người dân tiếp nhận, xử lý và
có thái độ, hành vi ứng xử như thế nào tới những thông tin đó. Bên
cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền này đều phần nhiều là do cá n bộ
ban quan lý K B T T N ĐaKrông thực hiện, người dân chưa có cơ hội
tham gia và thụ động trong c ác hoạt động đó.
3.2. Từ năm 2003 đến năm 2004
Từ tháng 11 năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Mõi
trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà N ộ i , đã tiến hành chương trình
"Tăng cường công tác quản lý và bảo tồn cho KBTTN ĐaKrông và
vùng phụ cận " do Mac Arthur Foundation tài trợ, trong đó có một đề
tài về "Nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng dân cư
sống trong vùng đệm KBTTN ĐaKrông " mà theo kế hoạch sẽ kết thúc
vào thá ng 6 năm 2005. Đề tài đã triển khai nhiều hình thức tuyên
truyền giá o dục nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho lãnh đạo xã,
giáo viên và học s inh khối trung học cơ sở và c ộng đồng dân cư thuộc
các xã Tà Long, Hóc Nghi, A Bung, Ba Lòng, Triệu Nguyên và Mò ó.
Các hình thức đó là:

- Tập huấn c ho 52 lượt giáo viên và cán bộ lãnh đạo xã
- Xây dựng 6 C L B Tiếng Rừng tại 6 trường THCS với những
hoạt động như: phát động cá c cuộc thi sá ng tá c, cuộc thi tìm hiểu về
ĐDSH, tổ c hức c ác trò chơi ngoại khóa, phát tờ red, thi cắm trại,
chương trình giao lưu giữa c ác C L B , phong trào vệ sinh trường học,
thôn bản, phát hành nội s an...
- Tuyên truyền trong cộng đồng dân cư 6 xã vùng đệm bằng
153


poster, quyển sách nhỏ "Những điều nên biết khi sinh sống trong vùng
đệm KBTTN ĐaKrông", cán bộ địa phương và kiểm lâ m đi tuyên
truyền tại thôn bản...
Thật vậy, các hì nh thức tuyên truyền giáo dục trên đã cung cấp
cho cộng đồng dâ n cư một số nội dung chủ yếu sau: Khái niệm về
ĐDSH; Khái niệm về KBTTN; Vai trò của ĐDSH đố i với cuộc sống
con người; Những điều nên biết khi sinh sống trong vùng đệm của
KBTTN; Hiện trạng và hậu quả của việc khai thác quá mức ĐDSH;
Hiệu quả của việc trổng phục hồi rừng... Theo kết quả đánh giá ban
đầu của đề tài, hiệu quả tuyên truyền giáo dục nâ ng cao nhận thức
cộng đồng về bảo tồn ĐDSH là rất cao, đặc biệt học sinh. Thời gian
tuyên truyền dài, các hoạt động tuyên truyền ở cả bề nổi và chiều sâu,
thu hút sự tham gia tích cực của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh
học sinh, của các đoàn thể xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, trong một
xã, chỉ có 1-2 thôn (chiếm 10-20%) gần U B N D và đường quốc l ộ có
điều kiện tuyên truyền tương đối thuận lợi, còn lại những thôn bản ở
xa, công tác tuyên truyền giáo dục rất khó khăn cả về điều kiện và
phương tiện truyền thông. Phần lớn người dâ n đều m ù chữ, trong khi
ngôn ngữ Vâ n Kiều chưa có chữ viết; điện lưới quốc gia chưa vào đến
các thôn bản xa nên không có hệ thống truyền thanh; đa số các hộ dâ n

đều thuộc diện nghèo, diện hưởng chính sách nên trong nhà không có
tivi, đài...; hơn thế nữa, việc đi lại tới các thôn bản rất khó khăn, phải
vượt đèo, l ộ i suối nên cán bộ xã và kiểm lâm cũng khó tuyên truyền
thường xuyên. Bên cạnh đó, phả i kể đến tính cố hữu của đồng bào dâ n
tộc, lười lao động (đặc biệt là nam giới), sống ỳ lại vào tài nguyên
rừng, chỉ tin vào trời và các thần linh nên các hình thức tuyên truyền
giáo dục của đề tài chưa toàn diện và rộng khắp.

P H Ầ N 3. K Ế T Q U Ả T R I Ể N KHAI C Ủ A Đ Ể TÀI
1. Nội dung và cách thức tuyên truyền
1.1. Nội dung tuyên truyền

Có thể nói, đề tài "Nâng cao nhận thức vê bảo tồn ĐDSH cho
cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm KEĨTN ĐaKrông " là tiền đề
154


cho ý tưởng xây dựng một hình thức tuyên tr uyền giáo dục nâng cao
nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đ ồng dân cư là đồng bào dân tộc
Vân K i ề u tại các thôn bản xa thiếu điều kiện và phương tiện tuyên
truyền ở xã Tà Long, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị.
Qua nghiên cứu, qua các bài học kinh nghiệm từ việc triển khai
một số đề tài tuyên tr uyền giáo dục cho cộng đ ồng ở khu vực ven biển
và miền núi, chúng tôi đã lựa chọn v à khai thác phương pháp giáo dục
"sử dụng phương tiện tr ực quan".
"Phương tiện tr ực quan" chính là những bức ảnh chụp trong các
chuyên công tác thực tế của chúng tôi tại ĐaKrông. N ộ i dung những
bức ảnh này là các hoạt đ ộng, sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi
đây như: vào rừng khai thác lâm sản phụ (song, mây...), đ ốt rừng làm
rẫy, đ i rẫy, đặt bẫy thú xung quanh r ẫy, dùng củi đun nấu, xây dựng

nhà gỗ, khai thác sa khoáng, dân số, đ i "sim", rừng ma, dò phế liệu, lũ
lụt, hạn hán, sạt lở, đói nghèo, trồng phục hồi rừng, gà lôi lam mào
trắng, bò tót, tuyên tr uyền tr ong học sinh, cán bộ lãnh đ ạo, K B T T N
ĐaKrông, suối nước nóng, cây gỗ gõ, cây huỳnh...
Tất cả những bức ảnh tr ên được phóng to (cỡ A4), dán lên tờ bìa
Ao với 5 chủ đề: "ĐDSH r ừng ĐaKrông", "khai thác rừng không hợp
lý", "tác hại của v iệc phá rừng", "trồng phục hồi rừng", "tuyên tr uyền
giáo dục bảo vệ r ừng".
Mục tiêu của hình thức tuyên tr uyền này là cung cấp cho người dân:
- Giá trị ĐDSH của r ừng Tà Long nói r iêng, của K B T T N
ĐaKrông nói chung;
- Các hoạt đ ộng, sinh hoạt hàng ngày của đ ồng bào Vân K i ề u và
phưng điều nên biết khi sinh sống trong vùng đ ệm K B T T N ;
- Hậu quả của việc khai thác v à sử dụng không hợp lý tài nguyên
ĐDSH;
- Hiệu quả của việc trồng phục hồi r ừng;
- Tuyên tr uyền giáo dục bảo vệ ĐDSH tại ĐaKrông và một số
địa phương khác
Buổi tuyên tr uyền, thông thường kéo dài từ 2,5-3 tiếng, vào buổi
sáng hoặc buổi chiều (buổi tối tr ong thôn bản không có đ iện), gồm
các nội dung chính sau:
155


- Phần 1: Giới thiệu lý do, mục đích, thời gian và những lợi
ích từ buổi tuyên truyền và làm quen giữa cá n bộ tuyên truyền với
người dân;
- Phần 2: Giới thiệu và giải thích nội dung, thời gian, địa điểm
chụp và ý nghĩa các bức ảnh; Trò chơi "Tìm ảnh": người chơi s ẽ phải
tìm ra 5 bức ảnh đẹp nhất đại diện cho 5 chủ đề; người nào chọn 5 bức

ảnh đúng với đáp án và đưa ra được số lượng người trả lời đúng (trên
dưới 10 người so với thực tế) s ẽ nhận được quà tặng;
- Phần 3: Giới thiệu và giải thích nội dung và ý nghĩa của các
câu khâu hiệu; Trò chơi "Câu nào đúng? Câu nào sai?": trong l o câu
khẩu hiệu mà ban tổ chức đã chu ẩn bị, người chơi s ẽ phải chọn ra
những câu khẩu hiệu nào đúng và câu khẩu hiệu nào sai, những người
có đáp án đúng và đưa ra được số lượng người trả lời đúng (trên dưới
10 người so với thực tế) s ẽ nhận được quà tặng;
- Phần 4: Trò chơi "Trồng cây": có nhiều đội tham gia chơi, mỗi
đội 4 người; tro ng thời gian 2 phút, lần lượt từng thành viên tro ng đội,
kẹp bóng vào chân và nhảy Ì qu ãng đường dài kho ảng 7-1 Om, đội nào
trồng được nhiều cây hơn đội đó s ẽ chiến thắng và nhận được quà tặng.
1.2. Cách thức tuyên truyền

Bước Ì: Thông tin, liên lạc và hẹn ngày làm việc với đại diện của
UBND, hội phụ nữ và đoàn thanh niên xã; trao đổi, thảo luận và thống
nhất về thời gian và cá c thôn/bản s ẽ tham gia tuyên truyền;
Bước 2: Thảo luận và đi đến thống nhất với đại diện của U B N D ,
hội phụ nữ, đoàn thanh niên xã, các trưởng thôn, già làng về nội dung
tuyên truyền; U B N D soạn thảo công văn gửi tới trưởng thôn, chi hội
phụ nữ, chi đoàn thanh niên để thông báo với người dân về thời gian,
nội dung, địa điểm và mục đích buổi tuyên truyền;
Bước 3: Cùng với các đại diện của UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên xã chuẩn bị các vật dụng tuyên truyền như:
- Phân lo ại và dán ảnh theo 5 chủ đề cho sẵn vào các tờ bìa Ao ,
sau đó dùng nẹp tre để treo;
- Thiết kế và kẻ vẽ trên giấy A o 10 câu khẩu hiệu vói các nội
dung trái ngược nhau như "chặt cây phá rừng trái phép gây lũ lụt, khô
hạn" "khai thác vàng, s a khoáng, s an ủi đất trong rừng không gây ảnh
156



hưởng đến cây cối và chim thú", "Bảo vệ rừng và chim thú chính là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta"...
-

Chuẩn bị nhiều cây con bằng tre và giấy màu x anh lá cây

- Chuẩn bị mẫu câu hỏi và mẫu phiếu điều tra nhận thức
-

Chuẩn bị quà tặng là muối hoặc mỳ chính

Bước 4: Tổ chức buổi tuy ên truy ền đầu tiên, do cán bộ đề tài trực
tiếp thực hiện, các cán bộ địa phương cùng tham dự, hỗ trợ và học tập
kinh nghiệm. Một cán bộ địa phương làm trợ lý về ngôn ngữ. Thông
thường, buổi tuy ên truy ền tổ chức tại nhà trưởng thôn.
Bước 5: Sau buổi tuy ên truy ền, cán bộ đề tài, cùng với cán bộ địa
phương, trưởng thôn, già làng họp tổng kết và rút kinh nghiệm, cùng
tập dượt và chuẩn bị cho buổi tuy ên truy ền sau. Tại buổi tuy ên truy ền
này, cán bộ địa phương sẽ là người trực tiếp thực hiện, cán bộ đề tài có
nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Bước 6: Cán bộ địa phương chủ động tổ
truyền tại các thốn bản khác trong xã.

chức các buổi tuy ên

2. Kết quả đạt được
Các buổi tuy ên truy ền tại thôn Tà Lao, Pa H i , L y Tôn, A Đu, Sa
Ta, Chai, Vôi, Ba Ngay và Kè đã thực sự thu hút được sự quan tâm và

tham gia của trưởng thôn, chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, già
làng và đông đảo người dân trong thôn/bản.
Tà Lao là thôn đầu tiên tham gia buổi tuy ên truy ền về bảo tồn
ĐDSH. Người dân trong thôn tỏ ra rất hứng thú với buổi tuyên truy ền
này, đặc biệt ông trưởng thôn còn hát tặng mọi người bài hát "Người ở
đừng về". Nhiều người già phát biểu "tôi thấy cán bộ Trung ương nói
rất đúng, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con cháu
chúng ta", "tôi hứa sẽ về dạy bảo con cháu chúng tôi không được vào
rừng chặt cây, săn bắt chim thú nữa", "buổi tuy ên truy ền này rất hay
và bổ ích, chúng tôi mong cán bộ về thôn Tà Lao thật nhiều"...
Ở thôn Pa H i , chủ tịch hội phụ nữ, chánh văn phòng U B N D và bí
thư đoàn thanh niên xã đã trực tiếp triển khai buổi tuy ên truy ền với sự
hỗ trợ của cán bộ đề tài. Các thôn còn lại, những cán bộ x ã này chủ
động thực hiện tuy ên truy ền.
157


Có thể nói, hình thức này giúp đồng bào dân tộc t hiểu số Vân
Kiều chưa có ngôn ngữ riêng, không biết đọc biết viết tiếng phổ thông
dễ dàng tiếp cận với nội du ng tu yên tru yền và giáo dục vì những nội
dung này được t hể hiện bằng ảnh, thông qua trò chơi đơn giản rất gần
gũi, rất thực và có t ác động trực tiếp đến bà con qu a nhiều kênh thông
tin khác nhau như thính giác, thị giác, xúc giác...
Người t a nói rằng "điều được nói ra không có nghĩa là mọi người
sẽ nghe", "điều mọi người nghe không có nghĩa là mọi người hiểu",
"điều mọi người hiểu không có nghĩa mọi người sẽ chấp thuận", "điều
mọi người chấp thuận không có nghĩa là mọi người phải hành động
theo" và "điều mọi người hành động theo không có nghĩa là mọi người
sẽ làm lại". Việc thay đổi hành vi để trở thành thói quen lâu dài cần có
phản hồi và nhắc nhở t ích cực. Tuy nhiên, từ tu yên tru yền giáo dục,

dẫn đến sự thay đổi nhận thức và sự biến đổi ý thức của con người là
một quá t rình t hầm lặng, không xác định thời gian ngắn hay dài.
Sự t hay đổi ý thức của con người về một vấn đề nào đó được biểu
hiện qua các hành động, mà cụ thể là sẽ có thêm các hành động mới,
ứng xử mới hay thay đổi các hành động đã trở nên quen thuộc ở nhiều
mức độ khác nhau. Hình t hức, mức độ biểu hiện của ý thức không chỉ
phụ t huộc vào nhận t hức mà còn phụ t huộc vào điều kiện kinh tế-xã
hội, môi trường văn hóa chính t rị cụ t hể nơi cộng đồng dân cư sinh
sông. Do đó, trong điều kiện kinh tế xã hội ít có sự biến đổi thì sự thay
đổi ý thức của cộng đồng dân cư ít hay nhiều đều thể hiện qu a hiệu
quả của công việc tuyên tru yền giáo dục (TT N C Tài ngu yên và Môi
trường, 2003).
Vì có đến 80% dân số trong xã là mù chữ nên chúng tôi không.tỊjể
sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của
cộng đồng (PRA) thông thường (dùng mẫu phiếu điều tra) để đánh giá
mức độ chuyển biến nhận thức của người dân trước và sau tu yên
truyền. Tu y nhiên, việc sử dụng phương pháp đánh giá định tính,
phỏng vấn sâu, quan sát hành động của từng cá nhân, hay của một
nhóm người trong cộng đồng sẽ cho thấy được sự thay đổi nhận thức,
hành vi, ý thức của họ.
Quá trình nâng cao nhận thức, làm thay đổi ý thức, hay đánh giá
sự thay đ ổ i ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo t ồn ĐDSH
158


thông qua các hoạt động tu yên tru yền cũng không nằm ngo ài nguyên
lý tác động chung của qu á trình tu yên tru yền giáo dục. Thông qua
những hoạt động cụ thể của các hình thức tu yên tru yền giáo dục đã
cung cấp kiến thức về ĐDSH làm cơ sở thay đổi ý thức của từng cá
nhân, từng nhóm đ ố i tượng, từ đó từng bước hình thành ý thức bảo vệ

tài nguyên rừng của cả một cộng đồng. H ọ đã nhận ra được vai trò của
việc bảo vệ rừng, những việc nên làm và không nên làm cũng như
phản đối, ngăn cản các hoạt động kinh tế có tác động đến tài ngu yên
ĐDSH rừng. V i ệ c đánh giá mức độ nhận thức, thay đ ổ i ý thức theo
hướng t í ch cực cho nhóm đối tượng là đồng bào dân tộc không biết
đọc, biết viết là rất khó, hơn nữa thời gian triển khai đề tài chưa đủ để
có được những nhận định đầy đủ về sự thay đổi nhận thức và ý thức
của cộng đồng, nên thay vì đánh giá cụ thể mức độ tác động của tu yên
truyền đến nhận thức và ý thức của cộng đồng, chúng tôi chỉ đưa ra
những nhận định mang tính khái quát chung.
Trong thời gian triển khai đề tài, chúng tối đã trực tiếp tiếp xúc
với gần 200 đồng bào dân tộc Vân Kiều ở thôn Tà Lao và Pa H i . Một
điều khác biệt dễ nhận ra là thái độ, phong cách, cũng như nội dung
các câu chuyện về bảo vệ rừng mà đồng bào trao đổi với chúng tôi ở
các buổi nói chuyện sau tuyên tru yền cao hơn, đa dạng hơn.
Như lời tâm sự của chánh văn phòng xã Tà Lo ng H ồ Văn Chưởng
thì "cách tu yên tru yền này thật hay. Từ trước đến giờ các hoạt động
tuyên tru yền về dân số, bảo vệ rừng chỉ được làm ở những thôn gần
UBND thôi, chứ các thôn bản ở xa thì khó khăn lắm. Nhiều người
không biết đọc, biết viết tiếng Kinh nên chẳng biết làm thế nào để
tuyên tru yền cho họ cả. Cán bộ đến phổ biến bằng miệng họ nhanh
quên lắm".
Với qu an điểm của một người già cao tuổi đáng kính ở thôn Tà
Lao (xã Tà Lo ng), ông H ồ Văn Sang nhắc nhở con cháu trong bu ổi
tuyên tru yền tại thôn: "Cán bộ ở ngo ài Hà N ộ i xa xôi mà vào tận đây,
chỉ bảo cho chúng ta những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ
những khu rừng già, tránh khô hạn, lũ quét, bảo vệ cuộc sống người
Vân K i ề u , l ạ i còn mang cả mu ối và mỳ chính cho chúng ta nữa chứ.
Vậy tại sao chúng ta lại không biết tự bảo vệ rừng, bảo vệ cu ộc sống
của chúng ta và con cháu chúng ta? Người Vân K i ề u thôn Tà Lao hứa

sẽ không vào rừng lấy gỗ, săn bắt chim thú hay đốt rừng làm rẫy!".
159


"Chơi trò chơi Trồng cây thật là thích" em H ồ Thị Thu , học sinh
lớp 7B trường THCS Tà Long nói, "nhưng mà nhiều người còn ngại lắm chị à, người lớn thích chơi Tìm ảnh và Câu nào đúng câu nào sai;
chỉ có trẻ con bọn em thích trò chơi Trồng cây t hôi".
Cô Nguyễn Thị Hoa, H ộ i trưởng H ộ i phụ nữ xã Tà Long đề nghị
"Các câu khẩu hiệu t hì chúng t ôi có thể kẻ vẽ được, giá mà có nhiều
bộ ảnh như thế nà y thì tốt. Nếu mỗi thôn t reo một bộ ảnh ở nhà trưởng
thôn t hì người dân sẽ được xem thường xu yên hơn và như vậy tuyên
truyền được nhiều hơn".
Ông Hoàng Ngọc Tiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm KBTTN ĐaKrông,
cùng tham dự buổi tuyên truyền, nhận xét "Người dân t rong t hôn đến
đông đủ như thế nà y là một thà nh công đấy. Hiếm khi người dân bỏ
công việc nương rẫy để tham gia tuyên truyền. Phần thưởng dù chỉ là
một gói mu ối, gói mỳ chính nhỏ nhưng lại là ngu ồn động viên tinh
thần rất lớn đối với người dân Vân Kiều nơi đây. H ọ đói nghèo, nhưng
cái họ mong mu ốn hơn cả đấy là món ăn tinh thần, những bu ổi sinh
hoạt văn hóa có ý nghĩa như hôm nay. Già làng đã nói thế thì có thể
xem đấy là lời cam kết chung của cả thôn về bảo vệ rừng, bảo tồn tài
nguyên ĐDSH rồi".
Như vậy, hình thức tuyên truyền trong t hôn bản này t uy đơn giản
nhưng phần nào đã giúp cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức và dần
thay đổi ý t hức t rong việc khai t hác và sử dụng bền vững tà i nguyên
ĐDSH tại vùng đệm K B T T N ĐaKrông, Qu ảng Trị. Đặc biệt hình thức
này đã tiếp cận được nhóm đối tượng là đồng bào dân t ộc t hiểu số
không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, chưa có hệ chữ viết riêng,
bên cạnh đó thiếu các phương tiện và điều kiện tuyên truyền giáo dục.
3. Ưu điểm và hạn c h ế của hình thức tuyên truyền


3.1. ưu điểm
- Đơn giản, sinh động và t âm lý, dễ được lắng nghe và chấp nhận
trong cộng đồng người dân t ộc t hiểu số sinh sống t rong các t hôn bản
xa, thiếu phương tiện, điều kiện truyền t hông và mù chữ;
- Đơn giản, dễ tổ chức, dễ thực hiện, thuận lợi cho cán bộ địa phương;
- Vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục phục vụ đa lợi

160


ích (văn hóa, bảo vệ rừng) cho xã nên nhận được sự ủng hộ rất nhiệt
tình của cán bộ lãnh đạo và các đoàn thể xã;
- Chỉ rõ cho người dân hiểu những việc nên là m và không nên là m
đối với nguồn tà i nguyên rừng từ đó nâng cao nhận thức và dần hình
thành trong mỗi người dân ý thức bảo vệ tà i nguyên thiên nhiên của
địa phương.

3.2. Hạn chế
- Phân chia các trò chơi phù hợp cho từng nhóm đ ố i tượng (phụ
nữ, thanh niên, học sinh...)
- Cần có những cá n bộ tuyên truyền địa phương nhiệt tình, có
năng lực biểu diễn (kể chuyện hà i, hát, múa, ngâm thơ...) và khả năng
truyền đạt trong các hoạt động tuyên truyền;
- Kinh phí để tổ chức cá c buổi tuyên truyền cho cá n bộ địa
phương, chuẩn bị vật dụng tuyên truyền (bộ ảnh, khẩu hiệu, trò chơi)
và quà tặng cho người dân;
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện hình thức tuyên truyền
4.1. Nội dung tuyên truyền
Cần phân chia các trò chơi phù hợp cho từng nhóm đối tượng, như:

- Phần 1: Giới thiệu lý do, mục đích, thời gian và những lợi ích
từ buổi tuyên truyền và làm quen giữa cá n bộ tuyên truyền với người
dân (cho toàn thể cộng đồng);
- Phần 2: Giới thiệu và giải thích nội dung, thời gian, địa điểm chụp
và ý nghĩa các bức ảnh; Trò chơi "Tìm ảnh": người chơi sẽ phải tìm ra 5
bức ảnh đẹp nhất đại diện cho 5 chủ đề; người nào chọn 5 bức ảnh đúng
với đáp án và đưa ra được số lượng người trả lời đúng (trên dưới lo người
so với thực tế) sẽ nhận được quà tặng (cho toàn thể cộng đồng);
- Phần 3: Giới thiệu và giải thích nội dung và ý nghĩa của các câu
khâu hiệu; Trò chơi "Câu nào đúng? Câu nào sai?": trong 10 câu khẩu
hiệu mà ban tổ chức đã chuẩn bị, người chơi sẽ phải chọn ra những câu
khẩu hiệu nào đúng và câu khẩu hiệu nà o sai, những người có đáp án
đúng và đưa ra được số lượng người trả lời đúng (trên dưới 10 người so
với thực tế) sẽ nhận được quà tặng (cho toàn thể cộng đồng);

161


- Phần 4: Trò chơi "Trồng cây": có nhiều đ ộ i tham gia chơi, mỗi
đội 4 người; tron g thời gian 2 phút, lần lượt từn g thành viên tron g đội,
kẹp bóng vào chân và nhảy Ì quãng đườn g dài khoản g 7-10m, đội n ào
trồng được nhiều cây hơn đội đó sẽ chiến thắn g và nhận được quà tặn g
(cho thanh niên và học sinh).
4.2. Cách thức tuyên truyền

Bước Ì: Thông tin, liên lạc và hẹn n gày làm việc với đại diện của
UBND, hội phụ nữ và đoàn thanh niên xã; trao đổi, thảo luận và thốn g
nhất về thời gian và các thổn/bản sẽ tham gia tuyên truyền;
Bước 2: Thảo luận và đi đến thống nhất với đại diện của UBND,
hội phụ nữ, đoàn thanh niên xã, các trưởng thôn, già làng về nội dung

tuyên truyền; U B N D soạn thảo công văn gửi tới trưởng thôn, chi hội
phụ nữ, chi đoàn thanh niên để thông báo với người dân về thời gian,
nội dung, địa điểm và mực đích buổi tuyên truyền;
Bước 3: Tập trung tập huấn cho các cán bộ tuyên truyền địa
phương (UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh niên các xã) "kỹ năng biểu
diễn và truyền đạt trong tuyên truyền" (1-2 ngày);
Bước 4: Cùn g với các đại diện của UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên xã chuẩn bị các vật dụng tuyên truyền. M ỗ i địa bàn tuyên truyền
một bộ vật dụng tuyên truyền (nếu có điều kiện) như:
- Phân loại và dán ản h theo 5 chủ đề cho sẵn vào các tờ bìa Ao,
sau đó dùng nẹp tre để treo;
- Thiết kế và kẻ vẽ trên giấy Ao lo câu khẩu hiệu với các nội
dung trái ngược n hau như "chặt cây phá rừng trái phép gây lũ lụt, khô
hạn" "khai thác vàng, sa khoáng, san ủi đất trong rừng không gây ảnh
hưởng đến cây cối và chim thú", "Bảo vệ rừng và chim thú chính là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta"...
- Chuẩn bị nhiều cây con bằng tre và giấy màu x anh lá cây.
- Chuẩn bị mẫu câu hỏi và mẫu phiếu điều tra nhận thức.
-

Chuẩn bị quà tặng là muối hoặc mỳ chín h.

Bước 5: Tổ chức buổi tuyên truyền đầu tiên , do cán bộ đề tài trực
tiếp thực hiện, các cán bộ địa phương cùng tham dự, hỗ trợ và học tập
162


kinh nghiệm. Một cán bộ địa phương làm trợ lý v ề ngôn ngữ. Thông
thường, buổi tuyên truyền tổ chức tại nhà trưởng thôn.
Bước 6: Sau buổi tuyên truyền, cán bộ đề tài, cùng v ới cán bộ địa

phương, trưởng thôn, già là ng họp tổng kết v à rút kinh nghiệm, cùng
tập dượt và chuẩn bị cho buổi tuyên truyền sau. Tại buổi tuyên truyền
này, cán bộ địa phương sẽ là người trực tiếp thực hiện, cán bộ đề tài có
nhiệm vụ giám sát và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Bước 7: Cán bộ địa phương chủ động tổ chức các buổi tuyên
truyền tại các thôn bản khác trong xã.
5. Kết luận
a. Việc thử nghiệm một hình thức tuyên truyền giáo dục cho đồng
bào dân tộc Vân Kiều sống trong các thôn bản xa, thiếu điều kiện v à
phương tiện truyền thông, mù chữ đã được triển khai lần lượt tại 9
thôn của xã Tà Long, huyện ĐaKrông, tỉnh Qu ảng Trị từ tháng 4 đến
tháng 12 năm 2004;
b. Hình thức tuyên truyền giáo dục này đã góp phần nâng cao
nhận thức, thay đ ổ i ý thức, hà nh vi và thái độ của cộng đồng theo
hướng tích cực đối với tài nguyên ĐDSH. Sự thay đổi này được thể
hiện ở nhiều hành động và suy nghĩ khác nhau trong mỗi cá nhân cũng
như cả cộng đồng;
c. Đây là một hình thức tuyên truyền giáo dục mới, có khả năng
ứng dụng thực tiễn và đạt hiệ u quả cho nhiều nhóm đồng bà o dân tộc
thiểu số sinh sống trong các thôn bản xa, thiếu điều kiện v à phương
tiện truyền thông, mù chữ thuộc vùng đệ m của các Vườn qu ốc gia, các
khu bảo tồn thiên nhiên;
d. Sau 9 lượt triển khai tại xã Tà Long, hình thức tuyên truyền
giáo dục này đã được chỉnh sửa v à hoàn thiện, cần tiếp tục nghiên cứu
tại Ì số địa bàn khác để đánh giá chính xác hiệu quả tuyên truyền của
hình thức.

163



PHỤ LỤC 1: Một số ảnh trong bộ ảnh tuyên truyền
/ . Giá trị ĐDSH rừng ĐaKrông

164


2. Các hoạt động của con người ảnh hưởng xấu đến tài nguyên ĐDSH

165


ố. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng

PHỤ LỤC 2: Một sô hình ảnh thực hiện đề tài

Chuẩn bị vật dụng tuyên truyền cho cộng đồng
166


Buổi tuyên truyền cho cộng đồng thôn Tà Lao, xã Tà Long

167



×