Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÚA CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON

CAO THẢO LINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY MÚA CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA 54
Ngành: Giáo dục Mầm non
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Th.S Phạm Thị Yến


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu ............................................................................3
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu ............................................................................3
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu .............................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ...................................................................4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................4
7.2.1. Phương pháp quan sát ............................................................................................4
7.2.2. Phương pháp đàm thoại .........................................................................................4
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ......................................................................4
7.3. Phương pháp thống kê toán học ...............................................................................4
8. Những đóng góp của đề tài ..........................................................................................4
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu ...................................................................................6
1.2. Một số vấn đề về nghệ thuật múa .............................................................................7
1.2.1. Khái niệm về nghệ thuật múa ................................................................................7
1.2.2. Nguồn gốc của nghệ thuật múa .............................................................................7
1.2.3. Phân loại múa ........................................................................................................9
1.2.4. Đặc điểm của nghệ thuật múa .............................................................................10


1.2.5. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ em ..........................................................11
1.2.6. Các dạng múa ở trường mầm non .......................................................................13
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng múa của trẻ..................................................13
1.3. Phương pháp biên đạo múa ....................................................................................14
1.3.1. Khái quát đôi nét về biên đạo múa ......................................................................14
1.4. Quy trình biên đạo động tác múa theo bài hát ........................................................15
1.4.1. Xác định yếu tố âm nhạc .....................................................................................15
1.4.2. Xác định nội dung thể hiện ..................................................................................15
1.4.3. Lựa chọn hình thức thể hiện ................................................................................15
1.4.4. Tập luyện và hoàn thiện ......................................................................................16
1.5. Kịch bản ..................................................................................................................16
1.5.1. Nội dung, bố cục kịch bản ...................................................................................16
1.5.2. Một số kịch bản múa ...........................................................................................16

1.6. Một số kỹ năng múa ...............................................................................................20
1.6.1. Kỹ năng mô phỏng ..............................................................................................20
1.6.2. Kỹ năng khống chế ..............................................................................................20
1.6.3. Kỹ năng mềm dẻo ................................................................................................ 21
1.6.4. Kỹ năng mở .........................................................................................................21
1.6.5. Kỹ năng nhảy .......................................................................................................21
1.6.6. Kỹ năng quay, xoay .............................................................................................21
1.7. Một số động tác múa cơ bản ...................................................................................21
1.7.1. Hướng múa ..........................................................................................................21
1.7.2. Sáu thế tay chân cơ bản .......................................................................................21
1.7.3. Các động tác múa dân tộc Kinh ...........................................................................25
1.7.4. Các động tác múa dân tộc H’mông .....................................................................25
1.7.5. Động tác đánh cồng dân tộc Tây Nguyên ...........................................................26
1.7.6. Động tác đếm sao dân tộc Khơme .......................................................................26
1.7.7. Động tác múa dân tộc Tày ...................................................................................26
1.7.8. Các động tác múa dân tộc Thái ...........................................................................27
1.8. Hoạt động âm nhạc của trẻ Mầm non .....................................................................27


1.8.1. Khái niệm hoạt động âm nhạc .............................................................................27
1.8.2. Đặc điểm hoạt động âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi ...................................................27
1.8.3. Cấu trúc giờ học âm nhạc ....................................................................................28
1.1.9. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi ...............................................30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................32
2.1. Tổng quan về khách thể và địa bàn nghiên cứu .....................................................32
2.1.1. Vài nột về Trường Mầm non Bảo Ninh ..............................................................32
2.1.2. Thực trạng tổ chức nghiên cứu một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua hoạt động âm nhạc ........................................................................................33
2.2. Kết quả điều tra thực ..............................................................................................36
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông

qua hoạt động âm nhạc ..................................................................................................36
2.2.2. Mức độ vận dụng một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm phát triển
kỹ năng múa cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ......................................................37
2.2.3. Nhận thức của giáo viên về thời điểm dạy một số biện pháp múa cho trẻ thông
qua hoạt động âm nhạc ..................................................................................................37
2.2.4. hình thức giáo viên lựa chọn một số biện pháp dạy múa nhằm phát triển kỹ năng
múa cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc ....................................................................37
2.2.5. Mức độ sử dụng các biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
âm nhạc ..........................................................................................................................38
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP DẠY MÚA CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ........42
3.1. Xây dựng biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc .....42
3.1.1. Cơ sở xây dựng các biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
âm nhạc ..........................................................................................................................42
3.1.2. Các biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc............42
3.1.3. Mối quan hệ của các biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
âm nhạc ..........................................................................................................................49
3.2. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................................ 50
3.2.1. Mục đích thử nghiệm...........................................................................................50
3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thử nghiệm ........................................................50
3.2.3. Nội dung thử nghiệm ...........................................................................................50


3.2.4. Quy trình thử nghiệm ..........................................................................................54
3.2.5. Phân tích kết quả thử nghiệm ..............................................................................54
3.2.6. Kết quả sau thử nghiệm .......................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................61
1. Kết luận......................................................................................................................61
2. Kiến nghị ...................................................................................................................61
2.1. Đối với cấp quản lý nhà trường .............................................................................61

2.2. Đối với giáo viên mầm non ...................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, bạn bè, người thân và đồng nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới Ban Giám Hiệu, các giáo viên cùng các cháu Trường Mầm Non Bảo Ninh đã
hợp tác và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS.Phạm Thị Yến, người đã “truyền
lửa” cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non
Trường Đại học Quảng Bình đã động viên, khích lệ tôi không ngừng nổ lực phấn đấu
hoàn thành công việc của một sinh viên đi học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, ông bà và
những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như đặt sự kỳ vọng
và tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định để luận văn
ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05/ 2016
Tác giả

Cao Thảo Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT


Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

GV

Giáo viên

3



Hoạt động

4

MN

Mầm non

5


MGL

Mẫu giáo lớn

6

TN

Thử nghiệm


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Ước muốn ngày nào, ôm ấp trong tim mai đây là cô giáo”…
Bài hát ấy, câu hát ấy không chỉ là giấc mơ của tôi mà còn là của cả gia đình tôi,
từ khi chúng tôi còn học phổ thông. Đó cũng là mơ ước, là tình yêu giúp tôi lựa chọn
theo học nghề cô giáo mầm non và gắn bó với nghề hơn.
Để đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển lớn mạnh của đất nước Đảng ta đã đặt ra
nhiệm vụ phải phát triển nền giáo dục và đào tạo, đặc biệt là luôn quan tâm đến thế
giới trẻ thơ. Vì giáo dục mầm non là nền móng sau này cho các bậc học khác, giáo dục
mầm non là giáo dục toàn bộ đức, trí, thể, mỹ cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đối với trẻ mầm non (MN), nghệ thuật múa góp phần hình thành nhân cách của
trẻ, nghệ thuật múa đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động đầy
niềm vui, gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội hiểu cái đẹp, muốn vươn tới cái đẹp.
Nội dung tác phẩm, hình tượng múa đã mang lại cảm xúc và nhận thức thẩm mỹ cho
trẻ về nội dung, tư tưởng tác phẩm. Múa là hình thức hoạt động kết hợp âm nhạc rất
hấp dẫn đối với trẻ. Trong khi múa trẻ bộc lộ nhu cầu giao tiếp xung quanh. Nghệ
thuật múa không những giúp cho trẻ có một hình thể, dáng dấp đẹp mà còn giúp cho
trẻ có khả năng biểu lộ cảm xúc một cách hồn nhiên chân thật. Trên cơ sở đó trẻ nghe

được giai điệu âm nhạc. Biết phối hợp động tác phù hợp với âm nhạc. Đó chính là điều
kiện hướng thẩm mỹ cho trẻ một cách toàn diện nhất.
Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đòi hỏi trẻ phải ghi nhớ có
chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, khi múa trẻ phải biết nghe nhạc, phối
hợp giữa âm nhạc và động tác kết hợp từ những động tác đơn giản đến những động tác
phức tạp. Múa còn rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, biết tự kiềm chế và hòa mình với tập thể.
“Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện
chính là cơ thể con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính logic có thể phản ánh
một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó hay chuyển tải một nội dung hoặc tư
tưởng… Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “Điêu khắc
sống”. Nghệ thuật múa gây ấn tượng sâu sắc tới những người thưởng thức, đã mang
trong mình về màu sắc, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng
hoạt động. Từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã nghe được những lời ru à ơi của mẹ,
những động tác vuốt ve, âu yếm của người thân. Trẻ cảm nhận được tình yêuthương
đùm bọc đó bằng ánh mắt và một số vận động cơ thể. Lớn lên, khi trẻ chập chững
bước vào trường học đầu tiên trường học mầm non, những bài hát, điệu múa cô dạy
cho trẻ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của trẻ hướng tới cái đẹp, hình ảnh
nhân cách và khả năng linh hoạt cơ thể.
1


Bắt đầu bằng những động tác đơn giản, sau đó cùng với sự phát triển của lứa tuổi,
những động tác phức tạp tăng dần lên, những vận động đó làm cho trẻ sự mềm dẻo của
cơ thể, sự khéo léo của toàn thân, vận động múa giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn, dẻo dai đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất. Qua đó trẻ còn nhận biết được
cái đẹp của lời ca, của động tác, trẻ thêm tự tin và thoải mái trong các hoạt động.
Trẻ đến với nghệ thuật múa rất tự nhiên, không gượng ép, nó như một nhu cầu
không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ.
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát, về quá trình dạy múa cho trẻ ở trường MN tôi thấy

rằng: Việc dạy múa cho trẻ còn nhiều hạn chế, đa số chỉ dạy trẻ thực hiện những bài múa
đơn giản như trong chương trình gợi ý, thực hiện múa chỉ mang ý nghĩa vận động của lời
ca. Lên kế hoạch môn học giáo dục âm nhạc, trong đó có rất ít bài múa mà chủ yếu bài vận
động theo nhạc. Múa gắn liền với giờ học giáo dục âm nhạc, mà chưa được tách rời thành
một hoạt động độc lập. Về trình độ chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế. Hầu hết
giáo viên (GV) dạy theo chương trình của nhà trường, không có tính sáng tạo và linh hoạt
về nội dung và hình thức, còn cứng nhắc về âm nhạc. Cơ sở vật chất để phục vụ môn múa
còn nghèo nàn.
Đối với lứa tuổi MN, trẻ rất thích múa và có nhu cầu được múa do đó trẻ tiếp
nhận một cách say mê và hứng thú. Tuy nhiên trẻ rất ít có điều kiện tiếp xúc với múa
nên khả năng múa còn hạn chế. Đa số trẻ chỉ biết vỗ tay theo nhịp, vận động theo nhạc
và múa một số bài đơn giản theo cô.
Múa là một dạng hoạt động hấp dẫn, thu hút được sự hưởng ứng rất lớn của trẻ. Chính
trong khi xem múa trẻ được ngắm nhìn, có niềm thích thú, yêu mến, có nhu cầu muốn được
học và sáng tạo.
Bên cạnh đó có những trường giáo viên nhận thức rõ vai trò của bộ môn này cũng đã
tiến hành tổ chức dạy múa, học múa, song chưa có một chương trình biên soạn cụ thể để sử
dụng đại trà cho các trường nên việc thực hiện còn rất khó khăn. Để góp phần thực hiện
chương trình giáo dục nói chung và chương trình múa nói riêng đối với trẻ mẫu giáo đạt kết
quả tốt thì nhà giáo dục cần có một phương pháp tiến hành tổ chức dạy múa cho trẻ mẫu
giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng một cách đồng bộ toàn diện. Người giáo viên
cũng cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao khả năng của mình, đề xuất ra những ý kiến
đóng góp để chương trình ngày càng tốt hơn.
Trải qua một thời gian tiếp xúc với trẻ ở độ tuổi mầm non, chúng tôi thấy khả
năng múa rất hạn chế, không nắm được các động tác cơ bản. Đồng thời thông qua việc
được học múa cơ bản tôi nhận thấy việc dạy cho trẻ nắm được các động tác cơ bản trên
cơ sở đó dạy múa cho trẻ là vấn đề rất cần thiết và quan trọng. Việc làm này không
những cho nghệ thuật múa của trẻ được tốt hơn mà còn góp phần vào quá trình phát

2



triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đây cũng chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non, xây dựng các biện pháp dạy múa cho trẻ qua hoạt động âm nhạc
nhằm phát triển năng lực cảm thụ, sáng tạo, tưởng tượng và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là một số
biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy múa cho trẻ 5 - 6
tuổi qua hoạt động âm nhạc.
- Chương trình giáo dục âm nhạc, vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay.
- Nghiên cứu về khả năng tiếp thu nghệ thuật múa và vận động múa của trẻ mẫu
giáo lớn (MGL)
- Xây dựng một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động âm nhạc
và bước đầu thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của các biện pháp và khẳng
định tính khả thi của đề tài.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên lựa chọn và tổ chức biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động âm nhạc thì sẽ phát triển được kỹ năng múa, nâng cao chất lượng dạy múa ở trường
mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Chúng tôi trực tiếp quan sát
và điều tra 20 giáo viên và 30 cháu ở trường MN Bảo Ninh.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu việc dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm
non Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 2/2016 – 5/2016

3


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống
hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Quan sát kỹ năng múa của trẻ 5 - 6 tuổi.
-Quan sát quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi qua
hoạt động âm nhạc.
- Quan sát kết quả dạy múa cho trẻ thông qua hoạt động của trẻ.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Bằng hệ thống câu hỏi trao đổi, trò chuyện với giáo viên và với trẻ nhằm tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy múa cho trẻ Mẫu giáo
lớn 5 - 6 tuổi qua hoạt động âm nhạc.
7.2.3. Phương pháp điều tra anket
Bằng phiếu điều tra (anket), nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy múa cho trẻ Mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình. Từ đó đánh giá
thực trạng và làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi qua
HĐ âm nhạc.

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý báu của
các nhà chuyên môn về các biện pháp phát dạy múa cho trẻ để đưa ra kết luận chính
xác và khoa học, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên nhằm tìm hiểu việc tổ chức một số
biện pháp dạy múa cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay.
- Nghiên cứu các sản phẩm của trẻ (các bài biễu diễn, các hoạt động khác nhau)
nhằm biết được mức độ kĩ năng múa của trẻ.
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Bước đầu thử nghiệm các biện pháp đã lựa chọn, nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn
của các biện pháp đó đối với việc đưa ra một số biện pháp dạy múa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động âm nhạc.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lí các số liệu thu thập được
về mặt định lượng, nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài.
8. Những đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống các phương pháp dạy học cho trẻ ở trường Mầm non
4


- Xác định được thực trạng hoạt động múa của trẻ ở trường Mầm non
- Nghiên cứu và lựa chọn các giáo án vận dụng một số biện pháp dạy múa cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc.
9. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 3 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 3: Xây dựng biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động âm
nhạc và kết quả thực nghiệm
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật có từ sớm nhất của loài người, nó tồn tại
và phát triển theo lịch sử văn hóa và lịch sử phát triển trí tuệ của con người. Ngay từ
thuở bình minh của bộ người nguyên thuỷ, nghệ thuật múa đã xuất hiện như một nhu
cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá tinh thần và phát triển ngày càng hoàn thiện.
Từ thời kỳ xã hội nguyên thuỷ, sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ rồi đến thời kỳ xã hội
phong kiến, đến chế độ tư bản và lên chủ nghĩa xã hội. Múa được phát triển theo từng thời
kỳ. Đầu tiên chưa có định hướng, sau đó múa mang tính mô phỏng, múa thể hiện các nội
dung sinh hoạt của con người, rồi múa ngày càng được nâng cao thành các thể loại múa,
hình thức múa và các dòng múa. Đến nay múa có sự định hướng và hướng con người đến
chân – thiện – mỹ, nó chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc và đời sống văn hoá
xã hội.
Như vậy có thể kết luận: Lịch sử phát triển nghệ thuật múa gắn liền với sự phát triển
của loài người. Múa còn có các chức năng cơ bản giáo dục, phản ánh, góp phần cải tạo xã
hội, định hướng thẩm mỹ và phát triển thể chất. Với những chức năng này, chúng ta thấy
múa rất gần gũi với cuộc sống của con người. Con người không chỉ có nhu cầu thưởng thức
mà còn nhu cầu muốn học, muốn sáng tạo ra nữa. Việc tìm hiểu một số biện pháp dạy múa
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc là rất cần thiết.
Hiện nay, có rất nhiều nhà sư phạm đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật múa cho trẻ mầm
non như: “Cải tiến một số hình thức vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”. Dựa vào khả
năng tiếp xúc nghệ thuật của trẻ, tác giả đã đưa ra một số phương pháp mới trong tiết học

nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Với bài viết “Một số điệu múa cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Lã Tiến Thêm
(Viện Khoa học giáo dục – Trung tâm nghiên cứugiáo dục mầm non - 1996). Tác giả
đã đáp ứng mong mỏi của đông đảo giáo viên mầm non ở các vùng miền về các bài
múa dành cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần làm phong phú các hoạt động biểu diễn
cho trẻ ở trường mầm non.
Giáo trình: “Múa và phương pháp vận động theo nhạc” của tác giả Trần Minh
Trí (NXB Giáo dục - 1999) tác giả có đề cập đến những kiến thức cơ bản về nghệ
thuật múa. Đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác giả
nhận thức được vai trò quan trọng của múa đối với trẻ.
Trong qúa trình công tác và học tập, chúng tôi đã được trang bị cơ sở lý luận về
nghệ thuật múa, nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy múa cho trẻ 5 - 6
tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”. Với mong muốn giúp trẻ có hứng thú, có khả năng

6


cảm nhận nghệ thuật múa tốt nhất. Góp phần vào sự phát triển nghệ thuật múa trong
ngành Giáo dục mầm non.
1.2. Một số vấn đề về nghệ thuật múa
1.2.1. Khái niệm về nghệ thuật múa
Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật chuyển động theo âm nhạc, theo
không gian và thời gian. Mọi sự chuyển động đều thông qua “Phương tiện đặc biệt”
của sự vận động cơ thể con người: đầu, mình, tay, chân.
Nghệ thuật múa là sự phối hợp chặt chẽ với âm nhạc, đồng hành với âm nhạc.
Các nhà chuyên môn khẳng định âm nhạc là “Linh hồn của múa”.
1.2.2. Nguồn gốc của nghệ thuật múa
Nguồn gốc của nghệ thuật múa có nhiều cách lí giải khác nhau. Sự khác nhau
này là do nhận thức hiểu biết về một hiện tượng xã hội do chính con người tạo ra hoặc
do quan điểm, góc đứng điều kiện, môi trường, giai đoạn lịch sử. Tuy có nhiều cách lí

giải khác nhau nhưng đều quy tụ vào hai quan điểm là trường phái duy tâm và duy vật.
Đó là truyền thuyết thần thoại và các học thuyết về nghệ thuật múa. Các truyền thuyết
thần thoại: Thần thoại nhảy múa của Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam…Các học thuyết:
Thuyết bản năng của Kant, học thuyết bắt chước của Sáclơ Đác uyn, học thuyết du hí
khoái cảm, học thuyết tôn giáo, phật giáo, thiên chúa giáo, học thuyết lao động của
Mác – Ăng ghen.
Nền văn hóa Ấn Độ là một trong những nền văn hóa lớn nhất của loài người.
Múa cổ điển Ấn Độ có một truyền thống rực rỡ và là một cống hiến to lớn cho nền văn
minh Ấn và thế giới. Những luật lệ của Ấn Độ được ghi chép khá rõ trong cuốn Veda.
Điều đang chú ý là phần lớn các hình tượng, động tác, ưu thế múa đều xâm nhập vào
điêu khắc ấn độ. Nghệ thuật múa Ấn Độ đi vào truyền thuyết thần thoại như dòng song
lớn đổ về biển cả thần thoại. Có thể nói múa của Ấn Độ rất phong phú, đa dạng và
phức tạp, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống
của con người.
Chúng ta thừa nhận truyền thuyết thần thoại nghệ thuật múa rất đa dạng và
phong phú, nhiều màu sắc. Song chúng ta không quên rằng bản chất của múa từ lao
động có sáng tạo, từ trí tuệ của con người, con người sáng tạo ra thần thoại và nghệ
thuật múa của con người.
Học thuyết bắt chước của Kant: Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật múa phương
Tây cho rằng nguồn gốc của nghệ thuật múa là bản năng sinh vật của con người. Nghệ
thuật múa tồn tại độc lập ngoài xã hội. Học giả người Đức Kant xác định rằng nghệ
thuật múa là bắt nguồn từ sự du hí, bắt chước và sự hấp dẫn khác giống. Kant giải
thích là thời đại nguyên thủy của con người bắt chước những biến động tự nhiên xem
sao. Do ý nghĩa thử chơi bắt chước đó mà nảy sinh ra múa. Như vậy múa bắt nguồn từ
7


thời nguyên thủy. Nó độc lập không liên quan đến lao động sản xuất. Nó độc lập với ý
thức của con người. Con người muốn dồi dào sinh lực, sinh lực thừa nên phải phát
triển ra hình thức nhảy múa để thỏa mãn du hí, thỏa mãn vui chơi.

Học thuyết bản năng của Saclơ Đác uyn: Nhà sinh vật học thiên tài người Anh
này có công lớn trong việc chứng minh và giải thích về nguồn gốc của loài người,
nhưng về nghệ thuật múa ông lại giải thích ngược lại với khoa học duy vật. Ông cho
rằng nghệ thuật múa của con người cũng giống tiếng hót của con chim – xuất phát từ
bản năng hấp dẫn khác giống, ý kiến này tỏ ra hoàn toàn khồng thỏa mãn và đủ sức
thuyết phụ. Tại vì “Nghệ thuật” quyến rủ trong giới động vật là biểu hiện của bản
năng. Còn nghệ thuật múa là sự biểu hiện của thế giới tinh thần của con người một
cách đặc thù, có mục đích thực tiễn và bản chất của nó có tính xã hội.
Học thuyết du hí khoái cảm của Serghe Lifar: Serghe Lifar là nhà biên đạo, lý
luận người Pháp cho rằng: sự sống đồng thời tạo ra cho con người nguồn khoái cảm,
thói quen vận động cũng như sự khoái cảm sẵn trong người, những ý muốn được
biểu lộ qua động tác. Những động tác đó biểu hiện lòng ham muốn rạo rực của bản
năng vốn có. Cách lý giải này trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa duy vật. Sự sai
lệch của học thuyết duy tâm là đã tách rời nghệ thuật múa ra khỏi cơ sở vật chất xã
hội, cơ sở lao động đấu tranh của con người. Đồng thời tách múa ra khỏi ý nghĩa xã
hội vốn có của nó.
Học thuyết tôn giáo: Khi giai cấp phân chia rõ rệt thì tôn giáo càng phát triển tôn
giáo trở thành công cụ của thế lực cầm quyền. Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật
mà tôn giáo sử dụng. Tôn giáo chiếm đoạt và biến dạng dần dần nghệ thuật múa của
nhân dân thành thuộc tính tôn giáo. Do vậy nhiều dân tộc, quốc gia đã có nhiều điệu
múa phản ánh về nghi lễ tôn giáo như các ngày lễ hội của thiên chúa giáo, phật giáo,…
Học thuyết lao động sáng tạo của Mác Ăng ghen: Xuất phát từ quan điểm duy vật
biện chứng khoa học, những người nghiên cứu nghệ thuật múa đẫ lần theo chặng
đường phát triển của lịch sử loài người để quan sát, xác định nguồn gốc của nghệ thuật
múa. Họ đã khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật múa là từ lao động, sáng tạo của con
người. Từ những động tác thô sơ trong cuộc sống lao động: Hái, lượm, săn bắn,…từ
thời nguyên thủy, nghệ thuật múa đã hình thành và phát triển của quá trình lao động
có sáng tạo. Chính trong lao động và sáng tạo đã biến đổi đôi tay, đôi chân và toàn
bộ cơ thể của chúng ta trở thành cái đẹp kỳ diệu trong cuộc sống.
Tóm lại, con người và lao động là nguồn gốc của sự sống của nghệ thuật múa.

Do đó Ăng ghen đã khẳng định rằng: Lao động là điều kiện đầu tiên của toàn bộ hoạt
động linh hoạt của con người và như thể đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó
chúng ta phải nói lao động đã sáng tạo ra bản thân con người.

8


1.2.3. Phân loại múa
Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người nên
nghệ thuật múa phản ánh không chỉ đơn điệu bằng một loại hình mà tồn tại dưới nhiều
dạng khác nhau. Căn cứ vào dung lượng, tư tưởng tình cảm và hình thức biểu hiện
tương ứng với nó để phân loại. nghệ thuật múa tồn tại trong xã hội có hai loại chính:
Múa sinh hoạt và múa sân khấu.
* Múa sinh hoạt: Múa sinh hoạt là loại múa phát triển rộng rãi trong đời sống
hàng ngày của tầng lớp nhân dân như có đông người tham gia, tự diễn, tự thưởng thức
theo một quy ước nhất định.
Múa sinh hoạt được chia ra nhiều dạng như sau:
- Múa nguyên thủy
- Múa lễ hội
- Múa giao tế, gặp gỡ vui chơi
- Múa trong sinh hoạt lễ nghi
- Múa cung đình
- Múa nhà trẻ, mẫu giáo
Như vậy, múa sinh hoạt có các dòng đặc trưng khác nhau nhưng đều có tính thừa
kế và phát triển, nó là nguồn cội của các thể loại múa sau này.
*Múa sân khấu
Múa sân khấu mang tính chất tổng hợp và nâng cao. Múa sân khấu biểu hiện nội
dung phương pháp sâu sắc hơn múa sinh hoạt. Múa sân khấu được chia làm nhiều thể
loại, mỗi thể loại có một vị trí riêng. Giới thiệu nghệ thuật không căn cứ vào tác phẩm
ngắn hay dài, lớn hay bé mà căn cứ vào hiệu quả cuối cùng khi tác động đến sự thưởng

thức của người xem.
Nghệ thuật múa chuyên nghiệp ra đời do nhu cầu xã hội phát triển đòi hỏi về mặt
thẩm mỹ, phản ánh giáo dục xã hội, đồng thời cải thiện tinh thần xã hội, vui chơi giải trí.
Múa chuyên nghiệp chia ra nhiều thể loại:
- Múa biểu diễn (có nội dung, không có nhân vật cụ thể... ) Hay còn gọi là múa
dư hứng, có nội dung khái quát như thơ ca, không có cốt truyện, chỉ biểu hiện những
tình cảm chung, không có nhân vật.
- Múa tình tiết (có kịch tính, có nhân vật...): Như là một câu chuyện hoàn chỉnh
như truyện ngắn trong văn học, có tình tiết, mâu thuẫn, có nhân vật mang tính cách
nhất định.
- Tổ khúc múa. Là những tiết mụcnhỏ gộp lại hình thành tổ khúc theo một chủ
đề, nhưng trong đó có thể có phần chưa hoàn chỉnh để thành một tiết mục độc lập. Nó
giống như một tác phẩm múa dài có nhiều đoạn.

9


- Cảnh múa. Kết cấu chặt chẽ hơn tổ khúc, nhất thiết phải mở đầu, kết thúc giữa
các bộ phận liên quan hữu cơ với nhau. Nó dựng lên một cảnh sống có nhận vật,
không có kịch tính. Nó tựa như một bức tranh tuyên truyền.
- Thơ múa. Về kết cấu giống như múa tình tiết, mâu thuẫn nhẹ nhàng, không quá
căng thẳng, chủ yếu là chất trữ tình, chất thơ rõ nét.
- Kịch múa (có nhân vật, có kịch tính, có mâu thuẫn xung đột : Rômêô và Juliet,
Tấm Cám…). Múa chuyên nghiệp có nhiều hình thức:
- Múa đơn
- Múa đôi, múa 3 người, múa tập thể.
1.2.4. Đặc điểm của nghệ thuật múa
Như chúng ta đã biết “Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật đặc thù” phương
tiện thể hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ biểu hiện bằng động tác, dáng dấp, cử
chỉ, điệu bộ,…có thể chuyển tải một nội dung, tư tưởng phản ánh một sự việc, sự kiện,

một tình cảm nào đó đã được hoạch định.
Thứ nhất: Ngôn ngữ, động tác nghệ thuật múa
Thái Ly – nghệ sĩ nhân dân, giảng viên, nhà biên đạo múa đã nói: “Động tác cơ
bản chính là chữ cái A, B, C sau ngày ghép lại thành ngôn ngữ của múa”.
Ngôn ngữ múa là tiếng nói, là phương tiện duy nhất để thể hiện nghệ thuật múa,
ngôn ngữ múa đóng vai trò quyết định của nghệ thuật múa. Không có ngôn ngữ, động tác,
đội hình thì nghệ thuật múa không có ý nghĩa. Song mỗi loại ngôn ngữ đều có đặc trưng
riêng biệt.
Nếu ngôn ngữ âm nhạc là âm thanh, tiết tấu, ngôn ngữ trong hội họa là sắc màu,
đường nét và các mảng, thì ngôn ngữ trong múa là động tác đội hình, tuyến múa, hình
tượng múa, tình cảm (biểu hiện).
Ngôn ngữ nghệ thuật múa là động tác, điệu bộ đơn lẻ có nghĩa như những âm
thanh của vần để cấu tạo nên các từ, nhiều từ sẽ kết hợp thành câu và chúng sẽ truyền
đạt một nội dung nhất định. Muốn đem lại ý nghĩa trong chuổi động tác, tổ hợp thì
nhất thiết mọi động tác phải chuyển động liên tục. Quá trình chuyển động là quá trình
biểu đạt ngôn ngữ. Do đó đặc trưng ngôn ngữ múa là ngôn ngữ sống động, chuyển
động. Như vậy ngôn ngữ múa là loại ngôn ngữ chuyển động trong điều kiện không
gian và thời gian.
Thứ hai: Hình tượng múa
Hình tượng múa là dáng dấp tư thế của con người trong lúc dừng lại. Thân thể
con người trong trạng thái bình thường cũng diển tả một trạng thái nào đó, ở hình
tượng múa, hình tượng để biểu đạt tư tưởng của tác phẩm. VD: lạnh co ro người, buồn
cúi gục đầu…

10


Hình tượng chính là trạng thái tâm sinh lý mà cơ thể con người tạo nên đang thể
hiện trong một thời gian nhất định. Hình tượng múa nhằm phản ánh tâm tư, tình cảm
phía nội tâm được cụ thể hóa ra bên ngoài mang tính tổng thể, có ý nghĩa sâu rộng như

thân thế một con người, một dân tộc, một giai cấp, một tôn giáo…
Trong hình tượng múa có yếu tố hành động, yếu tố mô phỏng, yếu tố thơ trữ tình
cấu thành nên hình tượng múa. Yếu tố hành động là cơ sở vững chắc xây dựng nên
hình tượng nghệ thuật múa, có điều kiện cho nghệ thuật múa phát triển toàn diện. Do
vậy, yếu tố hành động là yếu tố trung tâm quán xuyến toàn bộ quá trình xây dựng, phát
triển vận động của hình tượng múa. Yếu tố mô phỏng là điều kiện để xây dựng hình
tượng múa. Mô phỏng dựa trên những hình tượng hiện thực có trong cuộc sống, mang
tính chân thực được tái hiện phát triển vào nghệ thuật. Mô phỏng không phải là sự sao
chép mà nó được cách điệu, khái quát khi đưa vào hình tượng múa. Yếu tố thơ, trữ tình
đem lại cảm xúc của hình tượng múa. Vì ngôn ngữ múa chứa đựng chất thơ, chất trữ
tình. Thiếu tính thơ, trữ tình thì tư duy hình tượng nghệ thuật múa không thành múa.
Để hình tượng múa có hiệu quả, ngoài các yếu tố trên cần chú ý đến bộ phận cơ
thể, gốc độ sân khấu, vị trí trên sân khấu.
Thứ ba: Đội hình
Đội hình múa chiếm vị trí quan trọng trong quá trình vận độngcủa ngôn ngữ múa.
Nó kết hợp với động tác múa để thể hiện nội dung tác phẩm, tính chất động tác có liên
quan mật thiết với đội hình. Chúng hòa hợp và thống nhất với nhau.
Động tác luôn đòi hỏi phải có đội hình thích ứng để tạo nên cái đẹp. Đội hình và
động tác gắn bó với nhau tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đội hình là thành phần
quan trọng trong sự chuyển động của ngôn ngữ múa. Động tác nhất thiết phải có đội
hình. Đội hình làm cơ sở cho sự thể hiện động tác.
Đội hình và động tác gắn bó hữu cơ với nhau, cùng tồn tại và phát triển trong quá
trình vận động thực hiện chức năng của ngôn ngữ và chiếm một vị trí chủ yếu của hệ
thống ngôn ngữ múa.
1.2.5. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ em
Đối với trẻ thơ nghệ thuật múa là phương tiện giáo dục đạo đức thẩm mỹ, định
hướng thẩm mỹ, là nguồn khoái cảm thẩm mỹ, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ,
tình cảm của trẻ
Đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã có những động tác, cử chỉ, hành động có sự
biểu cảm: Khóc, cười… những động tác cử chỉ, hành động ấy hoặc những tiếng khóc,

tiếng cười là một trạng thái sinh lí của trẻ bộc lộ ra từ bên trong những nhu cầu đòi
hỏi. Nhưng cũng là sự xuất hiện của hình tượng múa

11


Múa là phương tiện góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho
trẻ, nghệ thuật múa giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, tạo ra hình thể, phong thái,
dáng dấp đẹp, hình thành tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin…
Thứ nhất: Múa và vận động theo nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ
Múa giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ, lĩnh hội và hiểu cái đẹp, có nhu cầu
hướng tới cái đẹp, làm ra cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, tạo cho trẻ hướng tới
cái thiện, chủ động sáng tạo trong khi tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc khác nhau.
Múa và vận động theo nhạc giúp trẻ bộc lộ và diễn đạt những cảm xúc của mình.
Nhịp điệu của âm nhạc giúp trẻ hào hứng, phấn khởi, những giai điệu bài hát mềm
mại, nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha... giúp trẻ hình thành những tình cảm dịu dàng, tình
yêu quê hương đất nước con người.
Quá trình tiếp xúc với âm nhạc tạo cho trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, cảm nhận
được những hình tượng âm nhạc mà tác giả muốn gửi gắm vào trong đó từ đó trẻ biết
thể hiện qua những điệu múa của mình.
Thứ hai: Múa và vận động theo nhạc góp phần giáo dục thể chất
Khi tiếp xúc với âm nhạc và thể hiện cảm xúc âm nhạc qua hình thể giúp trẻ phát
triển về cơ thể mà trước hết là tai nghe, đó là nghe được âm hưởng, giai điệu nhịp
điệu, tiết tấu của âm nhạc. Qua quá trình vận động các khớp tay, chân... giúp cơ bắp
được vận động nhịp nhàng, uyển chuyển.
Bên cạnh đó, tính chất nhịp nhàng, đa dạng của âm nhạc và sự vận động của cơ
thể giúp giãn nở cơ, mạch máu, điều hoà nhịp tim, rèn luyện khả năng phối hợp giữa
đi, chạy, nhảy, tay, mắt được nhẹ nhàng uyển chuyển, chính xác, nhịp nhàng hơn. Từ
đó giúp trẻ có khả năng khống chế, mềm dẻo, hoạt bát, nhanh nhẹn có tư thế đẹp,
duyên dáng mềm mại.

Thứ ba: Múa và vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển phẩm chất đạo đức
Khi vận động theo nhạc giúp trẻ có những cảm xúc tình cảm, biết thông cảm
quan tâm đến những người xung quanh, rèn luyên cho trẻ lòng tự tin, mạnh dạn hoà
nhập với mọi người bạn bè xung quanh.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào vận động múa hát với tập thể bạn bè rèn cho trẻ
tính kỷ luật, vì tập thể, vì mọi người rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, tính tổ chức. Thông
qua nội dung giai điệu bài hát âm nhạc giúp trẻ yêu quê hương, đất nước con người.
Thứ tư: Múa là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
Khi tiếp xúc với âm nhạc trẻ biết chú ý lắng nghe âm thanh, chú ý quan sát, sự
nhạy bén khi tiếp thu bài học. Biết so sánh các âm thanh to nhỏ, mạnh nhẹ, dài
ngắn...ghi nhớ đặc điểm, tính chất tiết tấu âm thanh, trẻ biết phân tích cái hay cái đẹp
của âm nhạc và động tác vận động. Tuỳ mức độ khó và yêu cầu của từng bài hát đòi
hỏi trẻ phải tích cực tư duy, tưởng tượng, sáng tạo.
12


1.2.6. Các dạng múa ở trường mầm non
Múa ở trường Mầm non là hoạt động vận động gần như phản xạ. Nó bước đầu
tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận một cách thoải mái với nghệ thuật múa. Hoạt động múa ở
trường Mầm non chủ yếu là hoạt động theo nhịp, bước chân đúng nhịp hay đúng một
đoạn nhạc, vỗ tay hay đi vòng tròn.
Những trò chơi âm nhạc làm phong phú thêm trong vấn đề dạy học ở trường
Mầm non, là hoạt động bước đầu để trẻ tiếp cận hoạt động múa bằng phương pháp
trực quan. Ở trường Mầm non có các dạng múa như sau:
- Múa biểu diễn: Múa biểu diễn là những động tác múa đơn giản, dễ hiểu, không
có mâu thuẫn, xung đột, kịch tính, đòi hỏi âm nhạc, nhịp điệu đơn giản, có thể dựa trên
bài hát, ngôn ngữ múa giàu tình cảm mô phỏng để trẻ cảm nhận được rằng đang làm
động tác gì? thể hiện gì?
- Múa minh họa, hoạt cảnh: Múa minh họa có đặc điểm gần với mô phỏng được
nhân cách hóa bằng nhiều thể dạng khác nhau: Ví dụ: cây hoa, con vật… Hoạt cảnh

múa gắn liền với một kịch bản có cốt truyện, có nhân vật: Ví dụ: nhổ cải...
- Múa lễ hội: Múa lễ hội nằm trong mức độ trang bị những kỹ năng chung nhất
để thể hiện một một tính chất, tình cảm, một khí thế (lễ hội mùa xuân, rước đèn, ca
ngời Bác Hồ...) Múa lễ hội có giá trị cuốn hút, kích thích trẻ hòa đồng với cộng đồng.
Việc thực hiện và hoàn tất một tác phẩm múa phải nắm vững những nguyên tắc
hiểu biết cơ bản về sáng tác múa.
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng múa của trẻ
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng múa của trẻ nhưng chủ
yếu bao gồm những nhân tố sau:
- Yếu tố dinh dưỡng: Có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng múa cho
trẻ. Trẻ ăn uống đủ chất thì sẽ tạo được cơ thể đẹp, giúp trẻ có được dáng múa và bên
cạnh đó trẻ có sức đề kháng tốt, có đủ sức khỏe để tập luyện thường xuyên nhằm nâng cao
kỹ năng múa.
- Yếu tố bẩm sinh: Yếu tố bẩm sinh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kỹ năng
múa cho trẻ. Một số trẻ sinh ra bị khuyết tật sẽ không thể tham gia vào các hạt động múa,
trẻ sinh ra đã không được phát triển như các bạn, nên chắc rằng kỹ năng múa của trẻ sẽ
hạn chế. Vì vậy đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến kỹ năng múa.
- Yếu tố môi trường: Môi trường cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kỹ năng
múa của trẻ, Nếu môi trường sạch sẽ, rộng rãi, không khí thoáng đãng thì sẽ tạo điều
kiện tốt trong quá trình tập luyện của trẻ. Ngược lại nếu môi trường không thuận lợi
không những không tạo điều kiện cho sự phát triển kỹ năng múa của trẻ mà còn có thể
là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cản trở sự phát triển kỹ năng múa của trẻ.

13


Bên cạnh môi trường tự nhiên thì môi trường không khí, tâm lí gia đình cũng
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kỹ năng múa của trẻ. Trẻ em được sống trong môi
trường gia đình êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc, có được sự quan tâm của cha mẹ và
những người lớn khác trong gia đình thì sẽ phát triển tốt hơn những trẻ sinh ra trong

môi trường gia đình không hạnh phúc, hay mâu thuẫn hay bố mẹ bận công việc ít quan
tâm đến con.
- Ảnh hưởng của bệnh tật: Trẻ mắc bệnh thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu
hoá thức ăn, hô hấp, tuần hoàn ở trẻ, đồng thời trẻ mắc bệnh thường phải tiêu hao năng
lượng nên làm chậm sự phát triển kỹ năng múa của trẻ.
- Sự luyện tập: Sự luyện tập, vận động cơ thể cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kỹ năng múa của trẻ. Việc luyện tập thường xuyên giúp cho cơ thể của trẻ trở nên
dẻo dai, mềm mại… thông qua đó giúp cho kỹ năng múa của trẻ ngày càng nâng cao và
hiệu quả hơn.
- Sự quan tâm của gia đình và cô giáo: Có nhiều trẻ ở độ tuổi này chưa nhận thức
được vai trò của nghệ thuật múa, chưa chú trọng đến nghệ thuật múa, cho nên gia đình và
cô giáo là yếu tố quan trọng tác động lên trẻ. Ở lớp cũng như ở nhà, nên tập cho trẻ thói
quên thường xuyên tập luyện thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng nâng cao.
1.3. Phương pháp biên đạo múa
1.3.1. Khái quát đôi nét về biên đạo múa
Thứ nhất: Khái niệm
Trong nghệ thuật múa đại đa số các tác phẩm đều tồn tại trong người sáng tác và
biểu diễn múa, trừ một số điệu múa tập thể đơn giản được ghi lại, đem in để phổ biến.
Ngoài ra chưa có cách ghi nào để căn cứ vào đó để người khác đọc và hiểu hết ý đồ
của tác giả. Thông thường người sáng tác trực tiếp hướng dẫn tác phẩm của mình.
Khi hoàn tất tác phẩm múa người dựng múa sáng tác múa (dựng múa) phải gánh
2 nhiệm vụ đó là vừa sáng tác vừa hướng dẫn. Do đó nảy sinh danh từ biên đạo múa.
Thứ hai: Mục đích yêu cầu của người biên đạo múa
Mỗi tác phẩm múa là một công trình tập thể. Biên đạo múa là một thành viên
trong tập thể có nhiệm vụ chỉ huy cả công trình sáng tạo, chịu trách nhiệm chính
đối với tác phẩm.
Mục đích: Mục đích của biên đạo múa là thúc đẩy không ngừng sáng tạo nghệ
thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về loại hình múa.
Yêu cầu: Muốn xây dựng một tác phẩm múa người biên đạo múa phải xây dựng
được một hình tượng nhân vật thể hiện bằng tạo hình, ngôn ngữ động tác múa diễn ra

trong không gian một cách khoa học, người xem cảm thụ được thông qua tác phẩm tác
giả nói gì? phản ánh cái gì? giáo dục đối với xã hội.

14


Phải xác định được nội dung tác phẩm, từ nội dung mới có thể đi đến xây dựng hình thức
thể hiện. Người biên đạo múa phải có kiến thức thực tế, vốn múa chất liệu cơ bản từ đó phát
triển ngôn ngữ múa, phương pháp biên đạo múa, đồng thời có lý luận rõ ràng khi lập luận
một tác phẩm, một chi tiết nội dung tác phẩm. Người biên đạo múa phải am hiểu một loại
hình nghệ thuật khác như: âm nhạc, văn học, hội họa, sân khấu...
Thứ ba: Nhiệm vụ của người biên đạo múa
- Người biên đạo múa có đủ năng lực, khả năng thực hành và truyền đạt.
- Biết tổ hợp tất cả những yếu tố để ra đời tác phẩm trong mọi hoàn cảnh.
- Trong bất cứ tác phẩm nào điều quan trọng nhất đối với người biên đạo là
truyền đạt tới người xem tư tưởng giáo dục. Người biên đạo múa khẳng định cho mình
mọi chủ đề phục vụ chính trị, đường lối, chuyển tải những chính sách của Đảng và
Nhà nước, phản ánh các sự kiện trong xã hội.
- Tác phẩm múa chính là vũ khí của người biên đạo trên mặt trận văn hóa. Chính
vì vậy, người biên đạo múa phải vững vàng về lập trường tư tưởng, am hiểu sâu rộng
về nhiều lĩnh vực trong xã hội.
1.4. Quy trình biên đạo động tác múa theo bài hát
1.4.1. Xác định yếu tố âm nhạc
Soạn động tác múa theo một bài hát nào cũng cần phải cảm nhận sâu sắc về tính
chất, âm điệu, nhịp điệu và tiết tấu của bài hát đó. Để khi bài hát vang lên thì có thể
tưởng tượng, hình dung ra các động tác di chuyển.
Tính chất êm dịu, nhẹ nhàng,mềm mại hay vui nhộn, sôi nổi, ngộ nghĩnh...sẽ quyết
định hình hài của múa. Chính âm nhạc sẽ gợi ý cho ta sử dụng động tác nào đó để thể hiện.
1.4.2. Xác định nội dung thể hiện
Mỗi bài hát đều có một đại ý nhất định, đại ý đó thường nằm ngay trong tính

chất, giai điệu, nhịp điệu của âm nhạc. Các động tác múa không thể diễn tả tất cả
các vấn đề, đặc biệt về tương lai và quá khứ, không gian rộng. Vì vậy một bài hát
múa của trẻ em diễn ra một hai phút, thậm chí ba bốn giây. Mỗi bài múa chỉ thể
hiện một tính chất, nội dung có tính khái quát, đại ý bài hát, chỉ một chủ đề.
1.4.3. Lựa chọn hình thức thể hiện
- Căn cứ vào nội dung để tìm hình thức thể hiện (có thể một trẻ múa hoặc nhiều
trẻ múa, vận động theo nhạc hay múa vui hoạt, múa biểu diễn).
- Biên soạn động tác múa, đội hình
Đây là khâu then chốt cần phải bám sát ba nguyên tắc đã nêu. Các động tác múa
phải dựa trên những động tác múa cơ bản đã học và những động tác múa sinh hoạt của
trẻ, động tác múa mô phỏng thiên nhiên: con vật, hoa lá...nhưng phải thiết kế theo
đúng nội dung nghệ thuật múa. Động tác múa cho trẻ phải rõ ràng, dứt khoát, động tác
đối xứng, động tác có biên độ lớn và có tốc độ vừa phải.
15


Đội hình cũng có ý nghĩa biểu diễn nhất định:
- Hình vòng tròn
: vui chơi, quây quần
- Hàng ngang

: mạnh mẽ, ổn định

- Hàng dọc

: trình bày, giao lưu

Phải chọn lọc động tác gì ở đội hình nào để diễn tả được nội dung, người ngoài
nhìn vào có thể hiểu được. Đội hình dùng cho trẻ thường sử dụng hình tròn, hàng
ngang, hàng dọc. Các động tác múa phải tính đến đạo cụ: động tác cầm hoa, tay

không, khăn quạt, nơ, ô, cầm cờ...Mặt khác phải tưởng tượng mặc trang phục gì, ánh
sáng như thế nào: áo, váy, giày dép, tóc...
Vấn đề quan trọng là làm sao động tác múa phải đúng nhạc, diễn tả được nội
dung, đẹp, hấp dẫn người xem và có nét riêng biệt, độc đáo.
1.4.4. Tập luyện và hoàn thiện
Mỗi bài múa có thể biện soạn hoàn chỉnh từ đầu đến cuối mới hướng dẫn cho trẻ
luyện tập. Quá trình luyện tập cũng là quá trình điều chỉnh, sữa đổi, bổ sung và hoàn
thiện dần.
1.5. Kịch bản
Kịch bản chỉ là một khâu trong quá trình sáng tác. Kịch bản phải đưa vào những
động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ. Tính hành động là đặc điểm hết sức mấu chốt mà
người viết kịch bản nắm vững.
1.5.1.Nội dung, bố cục kịch bản
Toàn bộ sự việc câu chuyện diễn ra trong tác phẩm múa được chia thành trong
đoạn, từng phần, từng cảnh hoặc từng màn. Sau khi hoàn thành kịch bản thì người biên
đạo múa phải có kịch bản chi tiết. Sau khi hoàn tất kịch bản chi tiết người biên đạo cần
chuẩn bị kế hoạch biên đạo múa.
1.5.2. Một số kịch bản múa
Thứ nhất: Kịch bản múa“Mùa xuân đến rồi” nhạc và lời Phạm Thị Sửu
TT

1

Néi dung
* ChuÈn bÞ: 5 trẻ gái và 5 trẻ trai
- §o¹n nh¹c d¹o 1: 5 trẻ gái dàn
hang ngang vừa đi vừa làm động
tác vuốt cánh tay ra đến giữa sân
khấu. Sau đó nửa ngồi, nửa quỳ 2
tay chắp lại đặt luôn lên má, mắt

nhắm nhẹ như đang ngủ

¢m nh¹c

§éi h×nh

Thêi
gian

- §éi h×nh
10 trÎ
- Trẻ nữ

*****
Nh¹c d¹o

16

Trang phôc

15 gi©y

mang váy
màu xanh,
trẻ nam
mang áo


2


Câu 1: “Sáng hôm nay…lên rồi”
5 bạn trai chạy ra, làm động tác
chạm nhẹ vào vai bạn gái, các bạn
gái làm động tác vòng tay từ trước
ngực, kết tròn trên đầu

3

4

5

6

Câu 2: “Cầm tay…chơi”
Từng đôi 1 cầm tay nhau nhảy
chân sáo, nhảy chân sáo đổi chỗ
cho nhau
Câu 3: “Ngắm bướm…hồng”
Bạn gái quay lưng lại với bạn trai,
2 hàng làm động tác hái đào, 2 tay
đến chữ xinh đổi bên (2 lần)

Câu 4: “Mùa xuân…mừng”
Bạn gái xoay tròn tại chỗ 1 vòng,
lắc cổ tay, bạn trai đứng tại chỗ lắc
cổ tay.
Nhạc dạo lần 2
Cô nàng mùa xuân bước vào, trẻ


Nh¹c lÇn
1

** * * *
XXXXX

Nh¹c lÇn
2

15 gi©y

nơ đeo tay,
váy nàng
mùa xuân
cho cô

15 gi©y

*****
XXXXX

15 gi©y

Nh¹c lÇn
3
15 gi©y
Nhạc lần
4

15 gi©y


Nhạc dạo

quây thành vòng tròn cầm tay
nhau nhảy múa. Kết nhạc dạo
này, cô mùa xuân lui vào, trẻ gái
và trẻ trai đứng thành hang dọc ở
2 bên sân khấu

7

Câu 1: “Sáng hôm…rồi”
Trẻ từ 2 bên nhảy ra, 1 tay chống
hông, tay kia giơ cao vẫy tạo thành Nhạc lần
5
2 hàng dọc giữa sân khấu
Câu 2: “Cầm tay…chơi”

8

Từng đôi 1 cầm tay nhau nhảy di
chuyển sang phải trái, chân đá lăng Nh¹c lÇn
6
4 lần

17

*
*
*

*
*X
*
*
*
*
*

X
X
X 15 gi©y
X
X
X
X
X
X

xanh, quần
trắng, dây

15 gi©y


9

Câu 3: “ngắm bướm… hồng”
Trẻ trai và trẻ gái làm động tác
vuốt cánh tay, chân bước đổi chỗ
cho nhau, vừa đi vừa nhún.


10

Câu 4: “Mùa xuân… mừng”
Cả trẻ gái và trẻ trai xoay tại chỗ
Sau đó di chuyển lại chào

Nhạc câu
4

*
X
*
X
*
X
*
X
*
X
*X
* X*X

Thứ hai: Kịch bản múa“Hòa bình cho bé” sáng tác của nhạc sỹ Huy Trân
TT

1

2


Nội dung

Âm
nhạc

Đội hình

* Chuẩn bị:
Mỗi bên 12 trẻ
Nhạc dạo
- Đoạn nhạc dạo 1: hàng 2 và 3 làm
động tác vẫy cờ, đi chéo nhau
- Đoạn nhạc dạo 2: hàng 1 và hàng 4
làm tác vẫy cờ, hàng 1 đi chéo hàng
2, hàng 3 đi chéo hàng 4 rồi xếp
thành 2 hàng ngang

**
**
**

* *
* *
* *

12

3 4

Trẻ đưa tay ngang ngực làm động

tác bắt chéo tay hình chữ X, hàng
trước đi sang phải, hàng sau đi sang
trái

Nhạc lần
1

* * * * * *

Trẻ đi thành hình tròn làm động tác
vẫy cờ

Nhạc lần
2

* * * * * *

Thời
gian

- Đội hình 12
trẻ

15 giây

15 giây

15 giây

3


4

Trẻ đứng thành 1 hàng thẳng, tay để
trước mặt, hai lòng bàn tay úp vào
nhau, đưa từ ngực lên mặt qua đầu,
hai tay đưa sang hai bên vòng về tư
thế chuẩn bị, lần lượt trẻ này đến trẻ
khác
Trẻ tách ra 2 hàng, hai tay ở thế 3
rồi chuyển sang thế 5, lần lượt đổi
bên

Nhạc lần
3

Nhạc dạo

5

18

*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*
*

15 giây

*
*
*
*
*
*

Trang phục

15 giây

- Trẻ mặc áo
màu vàng, váy
màu xanh, tay
thắt nơ màu đỏ,
đầu cài nơ, chân
đi giầy màu
trắng


×