Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT KHU ĐẠI QUANG MINH CÔNG TY TEDISOUTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.15 KB, 65 trang )

CÔNG TY CP TVTK GTVT PHÍA NAM
--------Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

/CT-SB

Tp. HCM, ngày

tháng 4 năm 2013

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
CHƯƠNG I- CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUI ĐỊNH CHUNG
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Căn cứ luật xây dựng số 16/2003/QH11;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng cơ bản trong ngành giao thông vận tải của
Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo quyết định số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày
20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Hợp đồng kinh tế số 0304/2013-TVGS/ĐQM ngày 24/4/2013 giữa Công ty Cổ phần đầu
tư địa ốc Đại Quang Minh và Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía
Nam về việc Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
thuộc dự án Khu nhà ở thấp tầng, Khu dân cư phía Nam đại lộ Mai Chí Thọ, Khu đô thị
mới Thủ Thiêm, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật được Bộ GTVT duyệt.
PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG


1. Mối quan hệ giữa Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư
Mối quan hệ tuân thủ theo nội dung các điều khoản của hợp đồng đã ký kết và quy
chế TVGS 22/2008/QĐ – BGTVT ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Tư vấn giám sát thực hiện báo cáo hàng tuần, hàng tháng cho Chủ đầu tư về tiến độ,
chất lượng, các sự cố, tình hình bất thường khi thi công của công trường bằng văn bản.
2. Qui định chung
2.1. Đề cương này qui định thống nhất nội dung, phương pháp đánh giá kiểm tra chất lượng
công trình trong thi công đối với từng hạng mục công trình đã hoàn thành để nghiệm thu
bàn giao đưa vào khai thác.
2.2. Qui định này áp dụng cho tất cả các phần việc, các hạng mục công trình trong hợp đồng
số 0304/2013-TVGS/ĐQM ngày 24/4/2013.
2.3. Trước khi thi công hạng mục công trình yêu cầu Nhà thầu phải tập trung máy móc thiết
bị và nhân lực cần thiết, TVGS kiểm tra nếu đáp ứng được mới cho triển khai thi công.
2.4. Các tài liệu về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng công trình là các văn bản pháp lý
không thể thiếu trong hồ sơ hoàn công là căn cứ để tiến hành nghiệm thu chất lượng và
thanh quyết toán công trình.
Trang 1/61


2.5. Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải làm đúng thủ tục trong đó nêu rõ đối tượng và
thời gian kiểm tra, phần việc đã thực hiện, nội dung, khối lượng đã kiểm tra, kết quả
kiểm tra và kết luận. Không chấp nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu chung chung
khái quát, không có dữ liệu để minh chứng làm căn cứ cho việc kết luận.
2.6. Căn cứ để tiến hành việc kiểm tra, đánh giá chất lượng:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được duyệt: Các tiêu chuẩn qui trình qui phạm kĩ thuật thi
công của nhà nước và các ngành; Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công đã
được cấp có thẩm quyền duyệt; Các văn bản pháp qui của nhà nước và các ngành về chế
độ quản lí chất lượng, về nghiệm thu và bàn giao công trình.
2.7. Nhà thầu phải có phòng thí nghiệm và các thiết bị chủ yếu để tự kiểm tra trong quá
trình thi công. Nhà thầu có thể đi thuê các đơn vị có tư cách pháp nhân để thực hiện các

công tác thí nghiệm mà nhà thầu không thể thực hiện được và phải thông qua Trưởng
TVGS. TVGS sẽ gửi thông báo đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận đơn vị thí nghiệm.
Tư vấn giám sát chỉ kiểm tra kết quả và kết luận trên cơ sở thí nghiệm của Phòng thí
nghiệm có tư cách pháp nhân được trưởng TVGS chấp thuận.
2.8. Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc tiếp theo, hoặc tiến hành
nghiệm thu bàn giao công trình khi chất lượng thi công của các phần việc hoặc hạng
mục công trình đã được kiểm tra đầy đủ, đúng thủ tục và chất lượng được đánh giá là
đạt yêu cầu.
(Những khiếm khuyết về mặt chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu về chất
lượng, mỹ thuật nhất thiết phải sửa chữa hoặc làm lại, và sau đó cũng phải được TVGS
kiểm tra đánh giá lại, khi đạt yêu cầu mới được chuyển giai đoạn thi công).
2.9. Công tác nghiệm thu trong quá trình thi công tuân thủ theo các qui định hiện hành về
quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Trang 2/61


CHƯƠNG II - NỘI DUNG CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
PHẦN A – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
PHẦN A-I GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG PHẦN ĐƯỜNG
PHẦN AI.1 – NỀN ĐƯỜNG
MỤC 1- CHUẨN BỊ MẶT BẰNG XÂY DỰNG
1.1 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
1.2 Kiểm tra, nghiệm thu.
Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc dọn dẹp mặt bằng được xác định dựa theo
hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt và được xác nhận theo các biên bản hiện trường.
MỤC 2- PHÁ DỠ, DI CHUYỂN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ CÁC CHƯỚNG NGẠI
VẬT
2.1 Yêu cầu thi công.

Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
2.2 Kiểm tra, nghiệm thu.
Công tác kiểm tra, nghiệm thu công việc phá dỡ, di chuyển các công trình và các
chướng ngại vật hiện có được xác định dựa theo hồ sơ bản vẽ thi công được duyệt và được
xác nhận theo các biên bản hiện trường.
MỤC 3. ĐÀO KHUÔN NỀN ĐƯỜNG
(Tài liệu tham chiếu TCVN 4447-87: Công tác đất- thi công và nghiệm thu)
Tùy thuộc vào tiến độ và lực lượng xe máy, thiết bị thi công, mà phân đoạn thi công
dọc tuyến được bố trí trí cụ thể theo thiết kế tổ chức thi công của Nhà thầu.
3.1 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
3.2 Kiểm tra, nghiệm thu.
3.2.1 Kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thi công.
 Kiểm tra kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công của Nhà thầu thi công: biện pháp tổ
chức thi công phải tuân thủ quy định hồ sơ thiết kế và hồ sơ đấu thầu.
 Kiểm tra vị trí, kích thước hình học, cao độ nền đào theo đúng thiết kế. Đáy nền đào
phải bằng phẳng, không úng nước.
 Kiểm tra công tác đào vét hữu cơ và khu vực đổ, tập kết đất: đất hữu cơ đào vét xong
phải tập trung thành từng khu vực. Đất phải được đổ xa mép phần nền đào, đổ cao
đều không quá 1m, không được đổ tập trung thanh đống cao gây mất ổn định nền
đào. Phải bố trí nơi đổ đất hợp lý, tránh đổ đất thành đống trên mặt đường gây cản trở
giao thông.
 Thường xuyên kiểm tra công tác bơm, hút nước, đảm bảo nền đào không bị đọng
nước, taluy nền đào không bị sạt lở.
3.2.2 Sai số cho phép.
 Sai số cho phép của nền đào đã được hoàn thiện:
o Sai lệch cao độ tim đường và gờ mép  +5cm, đo 20m một điểm nhưng không
được tạo thêm đường cong.
o Sai số về độ dốc dọc  0.25% của độ dốc dọc, đo tại các đỉnh dốc trên mặt cắt
dọc.

Trang 3/61


o Sai số về độ dốc ngang  5% của độ dốc ngang, đo 20m một mặt cắt ngang.
o Sai số về bề rộng mặt cắt ngang  ±10cm, đo 20m một mặt cắt ngang.
MỤC 4. ĐÀO VÀ ĐẮP TRẢ CHO CÁC KẾT CẤU
(Tài liệu tham chiếu TCVN 4447-87: Công tác đất - thi công và nghiệm thu)
Công việc này bao gồm việc thi công đào kết cấu, trong đó gồm đáy móng, tường
cánh, cống bê tông, thi công và di dời vòng vây và cọc ván, bơm nước, thoát nước và tát
nước, đắp trả các kết cấu đã hoàn thành và vứt bỏ vật liệu đã được đào lên. Việc đắp trả bao
gồm rải vật liệu đắp ở nền đắp tại những khu vực lân cận của các kết cấu đã hoàn thành trên
bề mặt đất tự nhiên.
4.1 Yêu cầu về vật liệu.
Vật liệu đắp trả phải là vật liệu được chấp thuận. Vật liệu đắp bù lấy từ các kết cấu
đào nếu như vật liệu đó được phê duyệt là thích hợp.
4.2 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
4.3 Kiểm tra, nghiệm thu.
 Kiểm tra kế hoạch, biện pháp tổ chức thi công của Nhà thầu thi công: biện pháp tổ
chức thi công phải tuân thủ quy định hồ sơ thiết kế và hồ sơ đấu thầu.
 Kiểm tra vị trí, kích thước hình học, cao độ đào theo đúng thiết kế. Đáy nền đào phải
bằng phẳng, không úng nước.
 Kiểm tra công tác đào vét hữu cơ và khu vực đổ, tập kết đất: đất hữu cơ đào vét xong
phải tập trung thành từng khu vực. Đất phải được đổ xa mép phần nền đào, đổ cao
đều không quá 1m, không được đổ tập trung thanh đống cao gây mất ổn định nền
đào. Phải bố trí nơi đổ đất hợp lý, tránh đổ đất thành đống trên mặt đường gây cản trở
giao thông.
 Thường xuyên kiểm tra công tác bơm, hút nước, đảm bảo nền đào không bị đọng
nước, taluy nền đào không bị sạt lở.
 Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu phải kiểm tra độ chặt của các lớp vật liệu đã

được đầm nén. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy ở vị trí nào đó mà độ chặt thực tế
không đạt thì Nhà thầu phải tiến hành sửa chữa để đảm bảo độ chặt yêu cầu.
 Việc kiểm tra độ chặt phải được tiến hành trên toàn bộ chiều sâu của lớp vật liệu đắp,
tại các vị trí mà Kỹ sư TVGS yêu cầu. Khoảng cách giữa các điểm kiểm tra độ chặt
tuân thủ theo tiêu chuẩn áp dụng cho công trình. Đối với đất đắp bao quanh các kết
cấu hoặc mang cống, phải tiến hành kiểm tra độ chặt cho từng lớp đất đắp.
4.4 Sai số cho phép.
 Sai số cho phép của nền đắp đã được hoàn thiện:
o Cao độ nền đắp ở trắc dọc ±20mm , đo 20m một cọc.
o Không quá 5% số lượng mẫu có độ chặt  2% độ chặt thiết kế yêu cầu nhưng
không được tập trung ở một khu vực.
MỤC 5. ĐẮP CÁT NỀN ĐƯỜNG
(Tài liệu tham chiếu TCVN 4447-87: Công tác đất - thi công và nghiệm thu)
Tiến hành đắp cát nền đường thành từng lớp đến cao độ đáy lớp kết cấu áo đường,
chiều dày mỗi lớp đắp theo quy định trong quy trình thi công nền đường không quá 30cm
(nếu gặp trường hợp không có lớp cát san lấp và nền quá yếu có thể đắp lớp đầu tiên dày
Trang 4/61


50cm). Trước khi thi công, Nhà thầu phải báo cho TVGS và kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư
chứng chỉ chất lượng vật liệu, địa chỉ mỏ vật liệu, khoảng cách từ mỏ vật liệu về công
trường ... Khi Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra xác minh lại hiện trường mỏ vật liệu và có văn
bản chấp thuận thì đơn vị thi công mới vận chuyển vật liệu về công trường.
5.1 Yêu cầu về vật liệu.
5.1.1 Vật liệu cát đắp nền đường.
Vật liệu đắp nền đường sử dụng cát hạt nhỏ có các chỉ tiêu theo TCVN 1170-86, phải
thoả mãn các yêu cầu sau:
 Khối lượng thể tích xốp lớn hơn 1200 kg/m3.
 Hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm không vượt quá 10% khối lượng cát.
 Hàm lượng chất hữu cơ lẫn trong cát không lớn hơn 5% khối lượng cát.

 Mô đun độ lớn 1 ÷ 2,5.
5.1.2 Vật liệu cát san lấp nền đường trên dầu cọc đất gia cố xi măng.
 Mô đuyn độ lớn phải đảm bảo đạt được ≥0.70
 Khối lượng thể tích xốp phải đảm bảo lớn hơn 1200kg/m3.
 Tỷ lệ cở hạt nhỏ hơn 0.14 mm  10%.
 Hàm lượng bùn, sét, bụi, hữu cơ  5%.
5.1.3 Vật liệu dùng cho lớp đất bao.
Nếu nền đường được đắp bằng cát thì bên ngoài nền đường được bao bằng đất, vật
liệu dùng đắp bao có chỉ số dẻo > 7.
MỤC 6. XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CỌC ĐẤT GIA CỐ XI MĂNG
6.1 Yêu cầu về vật liệu sử dụng
6.1.1 Vật liệu xi măng
 Xi măng dùng làm chất gia cố trong công tác thi công cọc đất gia cố xi măng là xi
măng pooclăng PCB40 (TCVN6260-1997).
 Chất lượng của xi măng được thí nghiệm theo TCVN 6016(ISO)-1995. Kết quả thí
nghiệm phải đạt yêu cầu kỹ thuật của cơ quan thiết kế và được đánh giá theo các chỉ
tiêu sau:
 Cường độ chịu nén (TCVN 6016-95) không nhỏ hơn 400kg/cm 2 (R28), và (R3) không
nhỏ hơn 180kG/cm2.
 Thời gian đông kết: TCN 6017-1995 (ISO 9597-1989 )
o Bắt đầu đông kết: không dưới 45 phút
o Kết thúc đông kết: không dưới 170 phút
o Độ ổn định thể tích đo theo phương pháp LeChatelier < 10mm.
 Hàm lượng SO3 (TCVN 141-1998): Không lớn hơn 3,5%
 Độ nghiền mịn (TCVN 4030-85): Phần còn lại trên sàng 0.08mm <=12% .
 Không được sử dụng xi măng vón cục, xi măng đã lưu kho trên 3 tháng. Các lô xi
măng đến công trường phải được thí nghiệm đầy đủ trước khi sử dụng.
 Khi xe bồn chở xi măng vào công trình (1 xe khoảng 30->45T) sẽ được cân tại tạm
cân của Đại Quang Minh, số liệu cân được kỹ sư giám sát và nhà thầu xác nhận sẽ
Trang 5/61



được lưu và báo cáo hàng ngày để so sánh với số liệu xi măng dùng cho cọc đã
khoan.
 Tất cả các xe chở xi măng khi vào công trình sẽ được kỹ sư giám sát phối hợp với
nhà thầu, đơn vị thí nghiệm lấy mẫu lưu. Sau đó sẽ lấy theo xác suất 200 tấn / lấy 1
mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu đã nêu trên.
6.1.3. Nước sử dụng trộn xi măng làm chất gia cố.
 Nước sử dụng để trộn xi măng làm chất gia cố phải sạch, không lẫn dầu, muối acid,
các tạp chất hữu cơ và các chất có hại khác và phải thoả mãn các yêu cầu của TCVN
4506 - 87, với các chỉ tiêu sau:
o Nước không có váng dầu hoặc váng mỡ .
o Lượng tạp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l (TCVN 2671-78)
o Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5 (TCVN 1655-78)
o Lượng muối hoà tan  5g/l (TCVN 2656 - 78)
o Lượng SO4  3g/l (TCVN 2659 - 78)
6.1.4 Yêu cầu về thiết bị thi công cọc đất gia cố xi măng.
 Thiết bị phải có năng lực thi công phù hợp với yêu cầu về chất lượng và tiến độ công
trình.
 Máy khoan phun khi thi công cọc thử nghiệm phải cùng chủng loại với máy thi công
cọc đại trà và sử dụng cùng một kiểu mũi trộn. Vữa xi măng phải được cung cấp
trong quá trình trục trộn xâm nhập vào lòng đất.
 Nếu dự kiến thi công đại trà bằng nhiều máy và thiết bị mũi trộn khác nhau thì từng
máy ứng với mỗi kiểu mũi trộn phải thi công thử nghiệm ít nhất một cụm cọc gồm 6
cọc để khẳng định tính ổn định của công nghệ và phải chứng minh được là công nghệ
đó đã đạt các yêu cầu thiết kế về chất lượng cọc đất gia cố và cường độ cọc yêu cầu.
 Do đặc thù của công nghệ mang tính kinh nghiệm nhiều và chủ yếu dựa vào năng lực
của máy móc thiết bị tốt để khắc phục các điểm yếu về chất lượng của cọc đất gia cố,
vì vậy việc lựa chọn nhà thầu có đầy đủ máy móc, thiết bị thi công cọc đất gia cố xi
măng, máy móc thi công nguyên chiếc đồng bộ và có công nghệ tiến tiến là đặc biệt

quan trọng, không nên sử dụng máy móc tự chế, công nghệ lắp ghép không đồng bộ
sẽ cho chất lượng cọc đất gia cố không cao và hiệu quả gia cố thấp.
Dây chuyền máy và thiết bị cho 01 bộ máy thi công cọc đất
Tên thiết bị
Loại máy
Số lượng
Máy khoan cơ sở CDM và
1 máy
1. Máy cơ sở
thiết bị dẫn
2. Máy khoan
Máy thuỷ lực
1 máy
3. Trục trộn
=120mm
2028m
( tùy thuộc công nghệ )
4. Lưỡi trộn
2 bộ
800mm
5. Máy trộn vữa xi măng:
Máy trộn vữa XM 20m3/giờ
1 máy
( tùy thuộc công nghệ )
6. Máy bơm vữa xi măng
MG-15
1 máy
3
7. Bồn nước
1 bồn

420 m
8. Ống dẫn vữa
≥2 inch
50m
9. Máy phát điện:
- Cho động cơ :
≤500 KVA
1 máy
Trang 6/61


- Cho thiết bị trộn :
≤125 KVA
1 máy
10. Bộ kiểm soát dữ liệu
Loại máy in số
1 bộ
bằng điện tử
 Thiết bị thi công đất gia cố xi măng theo công nghệ trộn ướt sẽ gồm có những phần
thiết bị chính là máy khoan cơ sở, lưỡi trộn, bể chứa vữa xi măng, máy trộn xi măng
và nước tạo vữa xi măng, máy bơm nước, máy bơm cao áp để bơm vữa và bộ điều
khiển máy tính sẽ cung cấp những ghi nhận về lượng vữa xi măng, vòng quay của
lưỡi trộn và tốc độ xâm nhập/rút trục trộn trong quá trình trộn.
 Lưỡi trộn của máy phải được bố trí ít nhất 01 tầng cánh đào và 03 tầng cánh trộn,
mỗi tầng cánh đào và cánh trộn sẽ có 02 cánh đối xứng nhau qua trục khoan.
 Đường kính của lưỡi trộn sẽ không nhỏ hơn đường kính của cọc như được quy định
cụ thể trong các bản vẽ. Chênh lệch thiếu của đường kính lưỡi trộn sẽ không được
vượt quá 2%.
 Trục trộn với các lưỡi trộn sẽ là dạng trục trộn kép hoặc trục trộn đơn, nếu sử dụng
trục trộn kép sẽ có điều kiện đẩy nhanh được tiến độ hơn.

 Máy cơ sở để thi công khoan tạo cọc phải đủ vững & khỏe để ổn định trong quá trình
thi công và phải duy trì số vòng quay của lưỡi trộn. Tốc độ rút trục trộn trong quá
trình trộn phải được khống chế và đảm bảo năng lượng trộn đồng thời phải đảm bảo
được chất lượng cọc về độ đồng đều (tức là chất lượng cọc đất sau gia cố không có
hiện tượng đất bị vón cục cục bộ trong thân cọc) và đảm bảo cường độ cọc thiết kế.
 Số vòng quay của lưỡi trộn chính là số vòng quay của lưỡi trộn trong khâu trộn ổn
định nền đất đối với 1m dài cọc trong khi các lưỡi trộn được xâm nhập xuống và
nhấc lên, như miêu tả sau đây: T = M x {(Nd/Vd) + (Nu/Vu)}
Trong đó:
T : Số vòng quay của lưỡi trộn (n/m)
M: Tổng số lưỡi trộn
Nd : Tốc độ vòng quay của lưỡi trộn trong khi xâm nhập (vòng/phút)
Vd : Tốc độ xâm nhập của lưỡi trộn (m/phút)
Nu: Tốc độ vòng quay của lưỡi trộn trong khi nhấc trục trộn(vòng/phút)
Vu : Tốc độ nhấc trục trộn (m/phút)
 Máy thi công sẽ có một máy tính để kiểm soát quy trình trộn. Sau khi hoàn thành mỗi
chi tiết cọc xi măng đất, một dữ liệu sẽ được in từ máy tính cho biết các yếu tố có
liên quan. Các thông số cơ bản của máy khoan phun như chiều sâu khoan phun,
đường kính cọc, hàm lượng phun chất gia cố vào đất, áp lực phun, tốc độ quay, vận
tốc mũi khoan đi xuống và khi đi lên đều phải được kiểm soát tốt trong suốt quá trình
khoan phun tạo cọc để đảm bảo năng lượng trộn, đặc biệt nhật trình bơm vữa xi
măng trong quá trình khoan phun tạo cọc ( nhật trình khoan xâm nhập vào đất và
nhật trình nhấc trục trộn đi lên) đều được phải được kiểm soát bằng thiết bị điện tử và
phải được in ra kiểm soát bằng phiếu thi công cho mỗi cọc thi công đến từng bước
20cm một ( thông qua các thông số in ra có thể đánh giá được năng lượng trộn và
kiểm soát chất lượng cột cho các bước thi công cọc ). Các thông số chính tối thiểu
cần được in ra cho nhật trình thi công khoan phun tạo cọc để kiểm soát chất lượng
cọc như sau:
Trang 7/61



Thời
gian thi
công

Chiều
sâu

Tốc độ
trộn

Mô men quay
thâm nhập
trong đất

m:sec
1:00
1:15
1:35
1:55
2:15
2:35
……..
……..

M
1.0
1.2
1.4
1.6

1.8
2.0
……..
……..

m/phút
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
……..
……..

Kg.M
1516
1513
1484
1267
1269
1288
……..
……..

Khối lượng
Tổng khối
vữa cho bơm lượng vữa xi
cho phân
măng cộng dồn

đoạn
theo chiều sâu
L/phút
Lít
97
32
96
64
98
97
97
129
98
162
98
195
……..
……..
……..
……..

 Nhà thầu chính phải đệ trình tất cả những dữ liệu ghi nhận hồ sơ thi công của mỗi
cọc để đảm bảo về chiều dài, tốc độ, khối lượng và chất lượng thi công cọc.
 Sau khi thi công cọc thử đạt yêu cầu của thiết kế về mặt cường độ cọc mới được sử
dụng công nghệ để thi công đại trà.
 Nhà thầu có trách nhiệm chủ động tính toán bố trí thời gian thi công thử nghiệm cũng
như các công tác kiểm tra thí nghiệm chất lượng cọc sao cho hợp lý với tiến độ thi
công chung của nhà thầu, để đảm bảo các máy thi công khi đưa vào sử dụng đều
chứng minh được công tác đảm bảo chất lượng các yêu cầu kỹ thuật trước khi thi
công đại trà.

6.1.5 Hỗn hợp vữa xi măng.
 Hỗn hợp vữa xi măng sử dụng cho công trình được thiết kế với tỷ lệ nước/xi măng
(W/C) sẽ được lựa chọn là 0.7.
6.1.6 Thiết kế trộn dành cho vữa xi măng.
 Tùy theo loại xi măng và tỷ lệ nước/xi măng(W/C) sử dụng, nhà thầu tính toán thiết
kế trộn cho vữa xi măng sử dụng để thi công.
 Tính toán tỷ trọng vữa xi măng:
N+XM/ =1000 ( lít )
Trong đó:
N=Nước (kg), XM = Xi măng (kg),  = Khối lượng riêng của xi măng ( g/cm3),
N=0.7XM
 XM = 1000/ (0.7+1), N = 700 /(0.7+1)
Tỷ trọng VXM = ( N+XM)/1000 = 1.7/(0.7+1)
Ví dụ:  = 2.97 (g/cm3 )  Tỷ trọng : 1.64 (kg/lít)

Trang 8/61


6.1.7 Kiểm tra vữa xi măng.
Khi tiến hành trộn vữa xi măng tại bồn chứa, kỹ sư giám sát kết hợp với đơn vị thí
nghiệm sẽ thí nghiệm tỷ trọng vữa xi măng như sau:
 Một ngày thí nghiệm 3 lần: sáng, chiều, tối lần lượt tại tất cả các bồn chứa của trạm
trộn. Mỗi bồn lấy 03 vị trí: Trên, dưới, giữa lấy giá trị trung bình. Thí nghiệm này
được lập biên bản ngay tại hiện trường. Ngoài ra có thể lấy bổ sung thêm thí nghiệm
nếu nghi ngờ chất lượng vữa xi măng.
 Tỷ trọng vữa xi măng phụ thuộc vào khối lượng riêng của xi măng, kết quả đạt khi
sai số cho phép nằm trong khoảng 5%. Trước khi thí nghiệm tỷ trọng VXM, kiểm tra
tem kiểm định và thử thiết bị bằng cách đo nước, tỷ trọng phải là 1.
 Nếu kết quả thí nghiệm không nằm trong sai số cho phép 5%, yêu cầu đơn vị thi
công bổ sung lượng xi măng vào mẻ trộn, thí nghiệm lại khi nào đạt yêu cầu mới cho

trộn mẻ sau.
6.1.9 Trình tự thi công cọc đất gia cố xi măng và các lớp kết cấu áo đường như sau.
 Định vị và thi công các cọc đất xi măng theo lưới cọc thiết kế.
 Thi công lớp cát gia cố xi măng.
 Thi công các lớp kết cấu mặt đường BTN theo thiết kế.
6.1.9 Giám sát khoan cọc trong quá trình thi công.
 Kiểm tra trạm trộn trước khi khoan:
o Kiểm tra bồn chứa nước: Có đầy nước đủ để có thể thi công 1 cọc ( 1.5m 3).
o Kiểm tra bồn trộn: Số vòng quay mô tơ phải đạt >= 25 vòng / phút ( đếm số
vòng theo thời gian).
o Kiểm tra bồn chứa: Số vòng quay mô tơ phải đạt >= 16 vòng / phút ( đếm số
vòng theo thời gian).
o Kiểm tra trạm cân: làm hàng ngày trước khi thi công, đặt các cục tải trọng đã
biết khối lượng (dùng 8 cục BTCT tải trọng trung bình 16 kg/cục, đơn vị thi
công đã chế tạo sẵn ) lên cân tại các vị trí loadcell, xem số hiện lên trong bảng
điện tử, dở tải xem số hiện lên trong bảng điện tử và in phiếu.
o Kiểm tra ống dẫn nước: ống cấp nước phải hoạt động tốt, không gấp khúc, tắt
gãy trong suốt quá trình khoan.
o Kiểm tra ống dẫn vữa xi măng: ống phải hoạt động tốt, không gấp khúc, tắt
gãy trong suốt quá trình khoan.
o Kiếm tra xi lô chứa, vít tải : Hoạt động tốt, an toàn.
 Kiểm tra thiết bị khoan cọc trước khi khoan:
o Trắc đạc định vị vị trí khoan phải được tiến hành từ các mốc chuẩn. Xác định
vị trí cọc cần khoan, hướng khoan và định vị tim cọc, cao độ đúng thiết kế.
Phải lót thép tấm tại vị trí đứng cho máy, đưa giá máy vào vị trí chỉ định đối
chiếu cho thẳng góc và đúng tâm.
o Kiểm tra độ thằng đứng của cần khoan bằng 02 quả rọi đặt hai hướng vuông
góc với nhau, sai lệch cho phép 1% ( cọc dài 17m là 17cm, cọc dài 13m là
13cm)
o Kiểm tra độ dài của cần khoan bằng thước đo > 17m.

 Kiểm tra trong quá trình khoan:
Trang 9/61


o Căn cứ vào thực tế thi công giai đoạn cọc thử, thí nghiệm giai đoạn cọc thử,
các số liệu sau phải được kiểm tra đảm bảo chính xác trong suốt quá trình thi
công cọc:
+ Tốc độ khoan xuống : 0.5 m/phút
+ Tốc độ rút lên : 0.8 m/phút
+ Thời gian quay tại chỗ khi đến cao độ đáy cọc thiết kế : 20 giây
+ Số vòng quay tối thiểu của đầu khoan : 29 vòng/phút
+ Số tầng cánh ít nhất 6 cánh ( trong đó ít nhất 1 cánh tỉnh- Teno ), đối với
thiết bị Trung Quốc ít nhất 4 cánh (trong đó ít nhất 1 cánh tỉnh- Teno ),
đảm bảo đủ năng lượng trộn tối thiểu.
+ Năng lượng trộn tối thiểu : 29*6*2 (1/0.5+1/0.8) = 870 vòng/ m
+ Bơm phải sử dụng bơm biến tần ( bơm trung chuyển không cần ) áp lực
bơm tối thiểu : 5 kg/cm2
o Khi đơn vị thi công muốn thay đổi các thông số nêu trên đã được kiểm
nghiệm trong giai đoạn thi công cọc thử thì thi công 10 cọc, khoan lõi 2 cọc
đánh giá chất lượng ( xem phần kiểm tra thiết bị ).
o Trong quá trình thi công thiết bị điện toán được gắn trên xe khoan sẽ luôn hiển
thị các thông số: chiều sâu khoan, tốc độ khoan xuống và rút lên, vận tốc phun
vữa, số lít vữa phun, và in ra các thông số khoan cọc. Phải kiểm tra phiếu in
và so sánh với thông số tính tóan ban đầu theo hồ sơ thiết kế.
o Khi thi công cọc nào công nhân lái máy khoan sẽ đánh số cọc trên bản vẽ
phân đoạn thi công, ghi các số liệu về chiều sâu khoan cọc, lượng vữa phun …
để có thể tổng hợp số liệu và kiểm tra.
o Hàng ngày, đơn vị thi công có trách nhiệm tổng hợp số liệu cọc khoan, ký xác
nhận khối lượng với kỹ sư giám sát.
o Đơn vị thi công phải ghi nhật ký hàng ngày về khối lượng công việc thực hiện

và kỹ sư giám sát phải ký xác nhận.
 Kiểm tra trong quá trình hoàn thiện :
o Cho phép thi công các trụ bên cạnh trụ vừa mới thi công xong, không yêu cầu
thời gian chờ.
o Sau khi trụ được thi công xong, trong vòng 3 ngày đầu, không cho phép các
thiết bị thi công khác (ô tô, máy ủi...) đi lại và hoạt động trên đỉnh trụ. Sau
thời gian đó, cho phép các thiết bị đi lại với điều kiện lớp đất bên trên đỉnh cột
dày tối thiểu 0.50m, các thiết bị không được tạo lực rung động hay xung kích
ảnh hưởng đến phát triển cường độ cột.
o Sau khi cọc đạt tối thiểu 14 ngày, cho phép bắt đầu đào lộ đầu cọc để kiểm tra
chất lượng các cọc đã thi công cũng như khoan lấy mẫu để kiểm tra đánh giá
chất lượng cọc, sau 28 ngày cho phép thi công các lớp bên trên.
 Kiểm tra định kỳ: Ngoài các công tác kiểm tra thiết bị, quá trình trước, trong và sau
khi khoan cọc CDM, Chủ đầu tư, kỹ sư giám sát phối hợp với đơn vị thi công kiểm
tra định kỳ các công việc sau :
o Kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo lưu lượng vữa (Flowmeter) :
+ Thời gian kiểm tra: 7 ngày thi công kiểm tra 1 lần.
+ Cách kiểm tra: Dùng thùng phuy 210 lít bơm nước qua lưu lượng
(Flowmeter) và kiểm tra hiển thị số trong máy điện toán.
Trang 10/61


+ Kiểm tra độ chính xác tốc độ phun: Dùng thùng phuy 210 lít bơm nước qua

o

lưu lượng ( Flowmeter ) với tốc độ 65 lít/phút và kiểm tra hiển thị số trong
máy điện toán, thời gian, lượng nước trong thùng phuy.
Kiểm tra độ chính xác đo chiều sâu, tốc độ đo chiều sâu :
+ Thời gian kiểm tra: 7 ngày thi công kiểm tra 1 lần.

+ Kiểm tra độ chính xác chiều sâu : Đánh dấu trên cần khoan 3 mét liên tục,
khoan xuống và kéo lên so sánh thông số hiển thị trong máy điện toán và số
mét trên cần khoan.
+ Kiểm tra tốc độ khoan : Đánh dấu trên cần khoan 3 mét liên tục, khoan

o
o

xuống và kéo lên với tốc độ 0,5 m/phút. Kiểm tra thông số hiển thị trong máy
điện toán, thời gian và số đánh dấu cần khoan.
Kiểm tra tốc độ quay.
Kiểm tra bộ lưỡi:
+ Thời gian kiểm tra: 7 ngày thi công kiểm tra 1 lần.
+ Dùng thước thép đo chiều dài của cánh động 80cm ± 2cm
+ Cánh tỉnh 100cm ± 2cm

6.1.10 Xử lý kỹ thuật thi công.
 Khi các cọc thi công không đạt được các yêu cầu về sai số thi công như khối lượng
phun vữa xi măng vào đất gia cố chưa đạt yêu cầu về sai số, hoặc lượng vữa xi măng
phun phân bố trên từng mét dài chiều sâu cọc chưa đủ theo yêu cầu hoặc số vòng
quay trộn trên mét dài cọc chưa đủ thì cần có biện pháp thi công trộn lại và phun bổ
sung vữa xi măng cho đủ yêu cầu và các cọc này kiểm tra theo yêu cầu cường độ cọc
phải đạt yêu cầu mới được nghiệm thu, trong trường hợp không đạt yêu cầu về chất
lượng cọc thì phải thi công bổ sung cọc như yêu cầu dưới đây.
 Khi các mẫu khoan trong thân cọc không đạt các yêu cầu về cường độ cọc thì cần có
biện pháp khoan bổ sung cọc. Số lượng và vị trí cọc khoan bổ sung do TVTK quy
định.
 Trong quá trình đang thi công các cọc nếu có hiện tượng trục trặc thi công như tắc
vữa xi măng, trục trặc máy móc vv… các hiện tượng này đều được ghi lại vào phiếu
nhật ký thi công cọc, xác định vị trí chiều sâu dừng thi công cọc, nếu quá trình khắc

phục kịp thời trước thời gian bắt đầu ninh kết xi măng thì cho phép tiếp tục thi công
cọc nhưng máy khoan phải tiếp tục khoan xuống tới vị trí dừng sự cố nói trên để
phun vữa xi măng bổ sung sau đó mới được thi công bình thường. Trong trường hợp
không thể khắc phục kịp thời thì phải khoan bổ sung cọc khác như trên.
 Trong quá trình thi công nếu có xảy ra hiện tượng thi công hụt đầu cọc (thiếu đất đầu
cọc), thì nhà thầu thi công phải khoan phun bổ sung vữa xi măng cho đủ chiều dài
cọc theo thiết kế sau đó tính toán xem xét điều chỉnh lại công nghệ và thiết bị sao cho
chiều dài khoan phun gia cố xi măng phù hợp để khắc phục hiện tượng này. Trường
hợp đặc biệt không khắc phục được về mặt thiết bị và công nghệ thì cho phép thực
hiện việc xử lý thi công bù đầu cột bằng hỗn hợp vữa xi măng trộn cát vàng với độ
ẩm tốt nhất đầm chặt K=0.95 thi công bù đầu cọc (hỗn hợp vữa trộn xi măng cát
vàng tỷ lệ trộn do nhà thầu quyết định nhưng phải đảm bảo về cường độ cọc yêu cầu
của mẫu khoan khi kiểm tra phải đạt yêu cầu) và chỉ thực hiện xử lý với những
Trang 11/61


trường hợp cọc hụt thiếu đất đầu cọc không quá -1.0m (so với mặt phẳng thi công
cọc) và được thi công bổ sung ngay trong quá trình thi công cọc trước thời gian ninh
kết của xi măng. Những cọc hụt thiếu đất đầu cọc quá -1.0m thì đề nghị thi công lại
theo phương án thi công bổ sung cọc như trên.
 Do đặc điểm của công nghệ, phần lõi giữa của tim cọc (đường kính khoảng 10cm) là
phạm vi trục cần khoan phun chiếm chỗ và lỗ phun xi măng nằm trên thân trục cần
khoan phun thực hiện bơm phun vũa xi măng ra ngoài thân cọc, do vậy phần lõi giữa
của cọc này thường ít được bổ sung vữa xi măng và năng lượng trộn kém hơn vì vậy
phạm vi này thường hình thành cường độ chậm và kém hơn so với các vị trí khác
trên tiết diện ngang cọc.
 Thi công cọc đất gia cố xi măng theo phương pháp trộn ướt thì vữa xi măng được
bơm vào trong trong thân cọc trong quá trình mũi được khoan thâm nhập vào trong
đất, sau khi mũi khoan đi xuống được khoảng 2030 cm thì bắt đầu phun vữa xi
măng vào trong thân cọc, áp suất bơm phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với tốc

độ xoay của mũi trộn cũng như tốc đi xuống, số vòng xoay của mũi trộn và áp lực
hay mô men xoay của mũi trộn phải được phối hợp nhịp nhàng sao cho phun cấp hết
được khối lượng vữa xi măng theo tính toán trước khi trộn vào trong thân cọc, hết
sức tránh hiện tượng vữa xi măng trào ngược lên phía trên và đi ra ngoài thân cọc,
nếu có hiện tượng trào ngược như vậy thì phải dừng thi công và điều chỉnh lại phối
hợp lại các thông số áp suất bơm, vận tốc đi xuống, số vòng xoay của mũi trộn thâm
nhập và tỷ lệ nước/xi măng (W/C) thông thường sử dụng tỷ lệ này trong khoảng 0,8
và 1,0.
 Thi công cọc đất gia cố xi măng theo phương pháp trộn ướt không cho phép thi công
trong trời mưa to, kéo dài, nếu lượng mưa lớn ảnh hưởng tới công tác khoan hố trong
quá trình thi công như có hiện tượng nước vào hố khoan thì nên dừng thi công để
không ảnh hưởng tới chất lượng cọc. Truờng hợp đang thi công cọc đất gia cố xi
măng mà gặp mưa :
o Cần thiết phải có hệ thống thoát nước mặt của khu vực thi công đảm bảo
không ngập để ngăn nước mưa không xâm nhập vào hố khoan đang thi công
hay vừa thi công xong để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tới chất lượng thi
công cọc.
o Nếu xảy ra mưa nhỏ và mưa không kéo dài thì có thể vẫn thi công bình
thường nhưng đơn vị thi công cần phải có biện pháp và phương tiện che mưa
để bảo vệ máy và người thao tác, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động khi vận
hành máy, không để nước mưa tràn vào vị trí thi công cọc và các thiết bị điều
khiển máy, thiết bị bơm vữa xi măng cho máy thi công cọc và vật liệu vữa xi
măng cần thiết được đặt trong lán có mái tre mưa, tránh nước mưa ngấm vào
vữa xi măng ảnh hưởng tới chất lượng vữa xi măng trước khi phun trộn vào
lòng cọc.
o Các cọc đất gia cố xi măng thi công gặp phải trời mưa cần được đánh dấu và
ghi nhật ký lưu lại và cần thiết phải kiểm tra chất lượng thi công các cọc này
trong quá trình kiểm tra chất lượng thi công.
6.1.11 Ghi chép trong thi công.
 Loại máy khoan phun, mũi trộn.

Trang 12/61


 Loại và liều lượng xi măng đã sử dụng, hỗn hợp vữa xi măng thiết kế và sử dụng.
 Các thông số chính tối thiểu được in ra cho nhật trình thi công khoan phun tạo cọc để
kiểm soát chất lượng cọc như quy định.
 Những điểm bất thường khi tạo cọc: gặp di vật khi khoan, sự cố máy móc.
 Độ nghiêng của cần khoan (độ nghiêng của cọc).
 Cao độ thiết kế mặt đất thi công: đó là mặt phẳng thiết kế so với mặt địa thế thiết kế,
cao độ đầu cọc.
 Thời gian thi công, chiều dài khoan(chiều sâu), tốc độ khoan thâm nhập, tốc độ nhấc
trục trộn, mô men quay thâm nhập trong đất, khối lượng vữa xi măng phun cho từng
phân đoạn cọc, tổng lượng vữa xi măng cộng dồn trong quá trình thi công cọc.
 Khu vực, lý trình, vị trí các mẫu khoan kiểm tra chất lượng cọc, mô đuyn biến dạng
và cường độ kháng cắt của vật liệu cọc.
 Các nội dung nêu trên được lập thành hồ sơ thi công cho tất cả các cọc và có xác
nhận của Tư vấn giám sát .
6.2 Yêu cầu và nội dung các thí nghiệm cho công tác thi công kiểm tra chất lượng cọc
đất gia cố xi măng tại hiện trường.
6.2.1 Quá trình thi công thử nghiệm.
 Khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc kết hợp với thí nghiệm nén xác định Mô đuyn biến
dạng E50 và cường độ kháng nén có nở hông q u (theo ASTM D2166-01 và AASHTO
T208 ).
 TN các chỉ tiêu mẫu khoan: Dung trọng tự nhiên, độ ẩm theo TCVN 41954202 của
mẫu đất gia cố.
 TN sức chống cắt bằng máy cắt phẳng theo TCVN 4199-95: xác định c, ( thi công
đại trà không làm thí nghiệm này).
 Thí nghiệm xác định hệ số thấm mẫu khoan đất gia cố xi măng ( theo phương pháp
cột nước thay đổi - ASTM D 2434 ).
 Thí nghiệm nén tĩnh cọc đơn theo tiêu chuẩn TCXDVN 269 : 2002 ( tham khảo).

 Thí nghiệm chất tải trọng trên cụm cọc tại hiện trường.
 Thí nghiệm đào lộ đầu cọc.
6.2.2 Quá trình thi công đại trà
 Thí nghiệm đào lộ đầu cọc, kiểm tra chất lượng thi công cọc nếu cần thiết.
 Khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc kết hợp với thí nghiệm nén xác định cường độ
kháng nén có nở hông qu (theo ASTM D2166-01).
6.3 Nội dung chi tiết phương pháp thí nghiệm cho công tác thi công kiểm tra chất
lượng cọc đất gia cố xi măng tại hiện trường.
6.3.1 Thí nghiệm khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc kết hợp với thí nghiệm nén xác định
Mô đuyn biến dạng E50 và cường độ kháng nén có nở hông q u( theo ASTM D2166 và
AASHTO T208)
 Công tác khoan lấy mẫu dọc thân cọc được thực hiện theo tiêu chuẩn 22TCN 2592000. Sử dụng mũi khoan D75mm khoan lấy mẫu để nhận được mẫu có đường kính
Trang 13/61


trong phạm vi từ 50-72mm, việc lấy mẫu phải thực hiện liên tục và đủ số liệu thí
nghiệm yêu cầu và đại diện đủ các lớp địa chất.
 Các mẫu khoan sau đó được bảo quản nguyên trạng (theo TCVN 2683-1991) và giữ
nguyên độ ẩm cho tới khi thí nghiệm. Các mẫu nén nở hông được chế bị với khuôn
mẫu bằng thép có số chiều cao bằng 2 lần đường kính và đường kính tối thiểu D của
mẫu là lớn nhất có thể lấy được từ mẫu khoan của vật liệu cọc và đường kính tối
thiểu D của khuôn là 40mm. Mặt mẫu trước khi thí nghiệm phải được làm phẳng.
Trong quá trình khoan lưu ý điểm thí nghiệm phải đảm bảo được thực hiện trong
phạm vi tiết diện cọc.
6.3.2 Thí nghiệm đào lộ đầu cọc.
 Thí nghiệm được thực hiện đào cho đầu cọc lộ ra ở mức tối đa có thể được. Thí
nghiệm này phục vụ cho các kiểm tra đánh giá định tính, đo xác định đường kính cọc
và lưu hình ảnh thực của cọc đất gia cố (trong giai đoạn thi công đại trà chỉ thực hiện
đào lộ cọc bằng thủ công kết hợp máy đào trong trường hợp nếu thấy cần thiết kiểm
tra cọc khi có sự cố và nghi vấn sau đó đắp lại bằng cát vàng hạt trung đầm chặt

K=0.95).
 Việc chỉ định kiểm tra các cọc đào lộ trên mỗi phân đoạn theo sự chỉ định kiểm tra
đánh giá của Giám sát chủ đầu tư và TVGS.
6.3.3 Khối lượng và phương pháp thí nghiệm áp dụng cho mỗi giai đoạn.
 Giai đoạn thi công cọc thử : (Phương án thi công thử nghiệm)
o Chi tiết phương án thi công thử nghiệm và các yêu cầu được thể hiện chi tiết ở
phần phương án thi công thử nghiệm
 Giai đoạn thi công đại trà :
o Giai đoạn thi công đại trà thí nghiệm kiểm tra được áp dụng là thí nghiệm
khoan lấy mẫu, đào lộ đầu cọc những tập trung chính chủ yếu vẫn là thí
nghiệm khoan lấy mẫu thân cọc kết hợp với nén mẫu kiểm tra cường độ.
o Quy cách lấy mẫu và cách thức thí nghiệm các mẫu khoan (nén có nở hông
trong phòng), được thực hiện theo quy trình kỹ thuật như trong giai đoạn thi
công thử nghiệm, riêng khối lượng thí nghiệm khoan lấy mẫu để thí nghiệm
nén có nở hông nhằm xác định cường độ kháng nén có nở hông qu (28ngày) ở
trong phòng chỉ áp dụng thực hiện ở 28 ngày tuổi.
6.3.4 Đánh giá kết quả thi công cọc đất gia cố xi măng.
 Giai đoạn thi công cọc thử nghiệm:
o Giá trị tiêu chuẩn của qu ở tuổi 28 ngày thoả mãn các trị số yêu cầu tính toán
và được Tư vấn xem xét chấp thuận.
o Sức chịu tải thực tế của cọc thoả mãn yêu cầu tính toán.
o Biến dạng lún của nền hỗn hợp phù hợp với dự báo.


Giai đoạn thi công đại trà:
o Giá trị tiêu chuẩn của qu ở tuổi 28 ngày tuổi của các mẫu khoan kiểm tra thoả
mãn được các trị số yêu cầu và được Tư vấn xem xét chấp thuận.
Trang 14/61



6.4 Tiêu chuẩn nghiệm thu.
 Công tác gia cố đất yếu bằng cọc đất xi măng sau khi hoàn thành phải được nghiệm
thu theo đúng các quy định của hồ sơ thiết kế, tuân thủ quy định kỹ thuật thi công,
kiểm tra và nghiệm thu công tác thi công gia cố cọc đất xi măng, các số liệu hoàn
công và hồ sơ hoàn công do đơn vị thi công lập.
 Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng công tác thi công gia cố cọc đất xi măng được
thực hiện cho từng phân đoạn với các nội dung kiểm tra cho trong bảng sau đây:
Hạng mục kiểm
tra
- Vị trí tim trụ so
với thiết kế
- Cao độ đầu trụ

Quy định chất
lượng và sai số
15 cm theo mọi
phương
± 30 cm

Tần suất kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Tất cả các trụ

Đo bằng máy trắc đạc

Tất cả các trụ
- Chiều dài trụ
± 30 cm

Tất cả các trụ
- Độ nghiêng trụ
1%
Tất cả các trụ
- Đường kính trụ
≥ 95% đường kính Tất cả các trụ
thiết kế
- Lượng xi măng 5% /m dài
Tất cả các trụ
phun cho mỗi trụ

Đo bằng máy cao đạc
Đo trên cần khoan
Bằng dây rọi
Đo bằng thước thép

- Cường độ chịu
nén vật liệu trụ
( 1% số lượng
cọc )

Giá trị tiêu chuẩn ở
tuổi 28 ngày qu ≥ 7
kg/cm2.

- Số lượng cọc

Đủ số lượng theo
thiết kế


- Đo bằng thiết bị định
lượng tự động của máy
khoan.
- Theo dõi lượng xi
măng.
- Thí nghiệm nén có nở
hông
- Mẫu cứng đều toàn
cọc

- Trên các trụ thí
nghiệm
- Các trụ kiểm tra
chất
lượng trong khi thi
công đại trà
Toàn bộ phạm vi mặt Đo, đếm thủ công tại
hiện trường
bằng thi công

PHẦN AI.2 – THI CÔNG CÁC LỚP MÓNG
MỤC 1. CÁT GIA CỐ XI MĂNG.
(Theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo
đường ô tô 22TCN 246 – 98)
Để đảm bảo cho lớp kết cấu cát gia cố xi măng duy trì được tính toàn khối và bền
vững lâu dài, phải tránh sử dụng chúng trên các đoạn nền có khả năng lún sau khi xây dựng
áo đường.
1.1 Yêu cầu vật liệu.
 Có thể dùng các loại cát như:
o Cát lẫn sỏi sạn: các hạt lớn hơn 2mm chiếm trên 25% khối lượng cát.

o Cát to: cỡ hạt lớn hơn 0,5mm chiếm trên 50%.
Trang 15/61


o Cát vừa: cỡ hạt lớn hơn 0,25mm chiếm trên 50%.
o Cát nhỏ: cỡ hạt lớn hơn 0,1mm chiếm trên 75%.
o Cát bụi: cỡ hạt lớn hơn 0,1mm chiếm trên 75% nhưng không chứa các hạt sẽ bằng
hoặc nhỏ hơn 0,005mm.
o Hàm lượng mùn hữu cơ trong cát phải < 2%.
o Độ Ph không được < 6.
o Tổng lượng muối trong cát không được vượt quá 2% khối lượng cát.
o Hàm lượng thạch cao không được quá 10% khối lượng cát.
 Yêu cầu đối với xi măng:
o Xi măng dùng để gia cố phải là các loại xi măng Poóclăng thông thường có các
đặc trưng kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
o Thời gian bắt đầu ninh kết tối thiểu là 120 phút.
o Hàm lượng xi măng do Tư vấn thiết kế quy định.
 Yêu cầu đối với nước:
o Không có màu, không có váng dầu hoặc váng mỡ.
o Lượng hợp chất hữu cơ không được vượt quá 15mg/l.
o Độ Ph không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
o Lượng muối hoà tan không lớn hơn 2000mg/l.
o Lượng ion sulfat không lớn hơn 600mg/l.
o Lượng ion Clo không lớn hơn 350mg/l.
o Lượng cặn không tan không lớn hơn 200mg/l.
1.2 Yêu cầu về cường độ.
 Cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày của lớp cát gia cố xi măng tối thiểu 20daN/cm2.
 Cường độ chịu ép chẻ ở tuổi 28 ngày của lớp cát gia cố xi măng tối thiểu
2,5daN/cm2.
 Mẫu nén hình trụ có đường kính 152mm, cao 117mm, mẫu được tạo ở độ ẩm tốt nhất

với dung trọng khô lớn nhất theo phương pháp đầm nén bằng công cải tiến trong cối
cỡ lớn theo tiêu chuẩn ASSHTO T180-90. Mẫu được bảo dưỡng bằng cách ủ mạt cưa
và tưới ẩm thường xuyên cho đến lúc đem thí nghiệm. Trước khi nén, mẫu được
ngâm bão hòa nước trong 3 ngày đêm (ngày đầu ngâm 1/3 chiều cao mẫu, 2 ngày sau
ngâm ngập mẫu) và sau đó nén với tốc độ nén 3mm/phút.
 Mẫu ép chẻ cũng được chế tạo như mẫu nén và được thí nghiệm xác định cường độ
chịu ép chẻ theo 22TCN 73-84.
 Cát gia cố xi măng phải đạt độ chặt tối thiểu K = 1.0.
 Mô đun đàn hồi lớn hơn 100Mpa.
1.3 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.
Trang 16/61


1.4 Yêu cầu về thiết bị thi công lớp cát gia cố xi măng.
1.4.1 Trạm trộn.
Việc trộn cát với xi măng có thể được thực hiện bằng cách trộn tại trạm trộn (Trạm
trộn cố định hoặc di động) hoặc trộn tại hiện trường.
 Trộn tại trạm trộn cố định hoặc di động (Thiết bị trộn có thể dùng loại trộn cưỡng
bức liên tục hoặc trộn tự do chu kỳ) nhưng cần đảm bảo các điều kiện sau:
o Cát sai số cân đong ± 2%.
o Xi măng sai số ± 0,5%.
o Nước sai số dưới ± 11% theo khối lượng của chúng.
o Năng xuất, vị trí trạm trộn, tốc độ dây chuyền thi công phải đảm bảo được thời
gian trộn, vận chuyển, rải và đầm nén trong vòng 120 phút.
o Phải có máy rải hoặc máy san để rải hoặc san gạt lớp cát gia cố xi măng với ván
khuôn thép để tạo bờ vách vệt rải.


Trong trường hợp trộn tại hiện trường thì không dùng máy san để trộn mà phải dùng

máy phay để đảm bảo chất lượng trộn, kèm theo là thiết bị phun tưới nước.

1.4.2 Máy thi công:
 Ngoài lu vừa hoặc lu nhẹ bánh sắt, phải có xe lu chủ lực là lu bánh lốp 4 tấn/bánh (áp
suất lốp từ 5 daN/cm2) hoặc lu rung có thông số M/L ≥ 20~30 (M là khối lượng rung
tính bằng kG và L là chiều rộng bánh rung tính bằng cm).
 Thiết bị tồn trữ, bơm hút, phun tưới nhũ tương (nếu thực hiện việc bảo dưỡng lớp cát
gia cố xi măng bằng nhũ tương).
 Thiết bị phun tưới nước phục vụ trộn ẩm và bảo dưỡng.
1.5 Trình tự thi công lớp cát gia cố xi măng.
1.5.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng:
Trước khi rải hỗn hợp cát – xi măng phải tu sửa bề mặt phía dưới đạt độ dốc ngang,
dùng lu lu 2-3 lần/điểm để đảm bảo mặt móng phía dưới bằng phẳng, vững chắc, đồng đều.
Ngoài ra phải bố trí lối ra vào hiện trường để xe chở hỗn hợp cát – xi măng phục vụ
san, rải được thuận lợi.
1.5.2 Công nghệ trộn hỗn hợp cát – xi măng:
 Công nghệ trộn phải được tiến hành theo 2 giai đoạn:
o Trộn khô cát với xi măng.
o Trộn ướt với nước.
 Thời gian trộn mỗi giai đoạn được xác định thông qua trộn thử (được sự chấp thuận
của TVGS, giám sát Chủ đầu tư).
1.5.3 San rải lớp cát – xi măng đã trộn
 Trường hợp trộn ở trạm trộn, rải bằng mày san thì xe chở hỗn hợp ra hiện trường đổ
thành đống với cự ly đã định trước, sau đó dùng máy san gạt thành từng lớp trong
phạm vi thi công.
Trang 17/61


 Trường hợp trộn tại trạm trộn, rải bằng máy rải thì xe chở hỗn hợp đổ trực tiếp vào
máy rải.

 Trường hợp mặt đường rộng hoặc dùng máy rải thì phải phân vệt rải và việc rải bằng
máy rải hoặc san gạt bằng máy san hỗn hợp cát xi măng phải được thực hiện trong
phạm vi có ván khuôn thép cố định chắc chắn xuống lòng đường. Chiều cao của ván
khuôn phải cao bằng bề dày lớp cát gia cố xi măng rải.
 Đảm bảo san rải đạt yêu cầu bằng phẳng, đúng dộ dốc ngang quy định.
1.5.4 Đầm nén hỗn hợp cát – xi măng:
 Bề dày đầm nén lớp cát gia cố xi măng tối thiểu 10cm (bề dày sau khi lu lèn đạt yêu
cầu). Nếu có phương tiện đầm nén đạt yêu cầu thì bề dày đầm nén một lớp cát gia cố
xi măng lớn nhất là 20cm (bề dày sau khi lu lèn đạt yêu cầu).
 Hỗn hợp cát gia cố xi măng phải đạt độ đầm chặt K=1,0.
 Hỗn hợp cát gia cố xi măng phải được đầm nén ở độ ẩm tốt nhất (Độ ẩm tốt nhất xác
định theo kết quả thí nghiệm) với sai số cho phép là 2%.
 Trong khi thi công phải chuẩn bị sẵn một số mái che phòng khi mưa đột ngột.
1.5.4 Lu lèn lớp cát gia cố xi măng:
 Trước hết phải lu nhẹ hoặc lu vừa bánh sắt sơ bộ 2 lần/điểm (cát hạt càng nhỏ thì
dùng lu nhẹ), nếu qua lu lèn sơ bộ phát hiện có chỗ lồi, lõm thì phải tiếp tục bù phụ
hoặc gạt phẳng (phải cuốc xới cục bộ với độ sâu 5cm để sửa san lại, tránh bù phụ
ngay trên bề mặt).
 Dùng lu lốp hoặc lu rung để lu chặt (lu lốp thì số lần lu ước là 12-15 lần/điểm, lu
rung 6-10 lần/điểm).
 Sau cùng dùng lu nặng bánh nhẵn (loại 10-12 tấn) lu là phẳng 2-3 lần/điểm.
Lưu ý: số lần lu phải được xác định chính xác thông qua kết quả thi công rải thử.
Ngay khi lu lèn phải kiểm tra độ chặt cho đến lúc đạt độ chặt yêu cầu mới dùng lu
lèn.
1.6 Giám sát trong quá trình thi công.
 Kiểm tra công tác chuẩn bị mặt bằng thi công.
 Kiểm tra tại trạm trộn:
o Tại mỗi trạm trộn phải có thiết bị điện tử cân, ghi rõ khối lượng cát, xi măng,
nước.
o Khối lượng vật liệu đưa vào trạm trộn: cát, xi măng, nước.

o Trong mỗi ca phải xác định độ ẩm của cát để kịp thời điều chỉnh lượng nước đưa
vào máy trộn.
o Thời gian trộn mỗi giai đoạn được xác định thông qua trộn thử (được sự chấp
thuận của TVGS, giám sát Chủ đầu tư).
o Chiều cao rơi tự do từ miệng của máy trộn đến thùng xe không lớn hơn 1,5m.
 Tại công trường xe chở hỗn hợp cát - xi măng phải phủ bằng vải bạt ẩm (chống bốc
hơi nước trong hỗn hợp).
 Kiểm tra quá trình san rải lớp cát gia cố xi măng.
Trang 18/61


 Kiểm tra quá trình lu lèn lớp cát gia cố xi măng.
 Theo dõi quá trình rải, lu lèn lớp cát gia cố xi măng có thực hiện trong thời gian
khống chế như đã nêu tại Mục 1.4.
1.7 Xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công.
 Yêu cầu thi công đối với các chỗ nối tiếp dọc và ngang.
o Chỗ tiếp nối giữa các đoạn thi công theo cả chiều dọc và chiều ngang, trước khi
thi công tiếp đoạn sau phải tạo bờ vách thẳng đứng và tưới đẫm nước các bờ
vách.
o Tại vị trí nối tiếp phải tăng thêm số lần lu và tại chỗ lân cận với bờ vách hai bên
vệt rải dùng đầm rung loại nhỏ để đầm nén thêm.
 Bờ dày lớp cát gia cố xi măng phải chia làm 2 lớp thi công, sau khi lu lèn xong lớp
dưới có thể thi công ngay lớp trên với trình tự và cách làm giống như với lớp dưới.
Nếu làm xong lớp dưới mà không có điều kiện làm lớp trên ngay thì phải tiến hành
bảo dưỡng lớp dưới như quy định.
1.8 Yêu cầu bảo dưỡng lớp cát gia cố xi măng.
 Trong vòng 4h sau khi thi công xong phải tiến hành phủ kín bề mặt lớp cát gia cố xi
măng để bảo dưỡng bằng 1 trong 2 cách sau:
o Tưới nhũ tương với khối lượng 0,8 – 1,0 lít/m2, yêu cầu nhũ tương phải phủ kín
đều (kể cả các bờ vách đứng).

o Phủ đều 5cm cát và tưới nước giữ ẩm cát trong vòng 14 ngày (số lần và lượng
nước tưới trong ngày được xác định theo điều kiện thời tiết).
 Lưu ý: ít nhất sau 14 ngày bảo dưỡng mới cho thi công tiếp kết cấu áo đường bên
trên (trước hết phải quét dọn sạch sẽ lớp cát bảo dưỡng). Trong trường hợp phải đảm
bảo giao thông thì phải xem xét cụ thể cường độ lớp cát gia cố xi măng đạt được sau
14 ngày để xác định loại tải trọng xe đi trên lớp cát gia cố xi măng.
1.9 Kiểm tra, nghiệm thu.
1.9.1 Kiểm tra vật liệu trước khi trộn.
 Kiểm tra cát: cứ 500m3 cát phải làm thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt và các yêu
cầu vật liệu theo Mục 1.1 ( mỗi lần 03 mẫu thí nghiệm).
 Kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 2682-92.
 Kiểm tra chất lượng nước theo Mục 1.1.
1.9.2 Kiểm tra trong quá trình thi công.
 Kiểm tra công tác chuẩn bị mặt bằng thi công.
 Kiểm tra độ ẩm của cát và hỗn hợp cát – xi măng.
 Kiểm tra bể dày rải và bề dày sau khi lu lèn xong.
 Kiểm tra quá trình san rải, lu lèn hỗn hợp cát gia cố xi măng.
 Kiểm tra độ chặt: kiểm tra độ chặt ngay tại hiện trường trong quá trình lu lèn đỗi với
mỗi đoạn, mỗi vệt thi công. Chỉ được kết thúc lu lèn khi kết quả kiểm tra cho thấy đã
đạt độ chặt quy định.
Trang 19/61


 Đúc mẫu kiểm tra cường độ: cứ mỗi đợt thi công khoảng 500-1000m3 cát gia cố xi
măng hoặc mỗi khi thành phần hạt của cát thay đổi (thay đổi trong phạm vi cho phép)
thì phải lấy mẫu ngay tại trạm trộn (1 tổ nén và 1 tổ ép chẻ, mỗi tổ gồm 3 mẫu).
1.9.3 Kiểm tra để nghiệm thu.
 Cứ 2000m3 phải khoan 02 tổ mẫu (1 tổ nén và 1 tổ mẫu chẻ, mỗi tổ gồm 3 mẫu
không nhất thiết phải trên cùng một mặt cắt ngang mà vị trí đó do TVGS chỉ định) để
kiểm tra cường độ, đồng thời kiểm tra bề dày và dung trọng khô của cát gia cố xi

măng:
o Sai số về cường độ -5% so với yêu cầu trong hồ sơ thiết kế.
o Sai số về độ chặt -1%.
o Sai số về bề dày ± 5% so với bề dày thiết kế.
 Các yếu tố hình học khác của lớp cát gia cố xi măng, cứ 1Km kiểm tra tối thiểu 5 mặt
cắt ngang:
o Cao độ: sai số -1,0cm đến +0,5cm.
o Độ dốc ngang: sai số ± 0,5%.
o Độ bằng phẳng bề mặt lớp kết cấu được kiểm tra bằng thướt 3m, ở mỗi mặt cắt
ngang phải được kiểm tra đối với từng làn xe cả theo chiều dọc và chiều ngang
đường. Khe hở lớn nhất cho phép dưới thước 3m là 7mm.
MỤC 2 CẤP PHỐI ĐÁ DĂM
(Tài liệu tham chiếu TCVN 8859 – 2011: Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu
áo đường ô tô – Vật liệu, thi công và nghiệm thu)
Móng cấp phối đá dăm trong kết cấu móng đường bao gồm 2 lớp. Lớp dưới sử dụng
cấp phối đá dăm loại I, Dmax = 25mm dùng làm lớp móng hạ được lu lèn đạt độ chặt K98,
lớp trên là cấp phối đá dăm loại I, Dmax=37,5mm, lu lèn đạt độ chặt K98.
2.1 Yêu cầu về vật liệu.
Thành phần cấp phối và các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD đúng theo quy định
trong TCVN 8859 – 2011.
2.1.1 Thành phần hạt
(Thí nghiệm theo TCVN 4198 – 95)
Kích cỡ lỗ
sàng vuông
(mm)
50

Tỷ lệ % lọt qua sàng
Dmax = 37.5mm


Dmax = 25mm

37,5

100
95  100

100

25,0
19
9,5
4,75
2,36
0,425
0,075

58  78
39  59
24  39
15  30
7  19
2  12

79 90
67  83
49  64
34  54
25  40
12  24

2  12

Dmax = 19mm

Ghi chú

100
90  100
58  73
39  59
30  45
13  27
2  12
Trang 20/61


2.1.2 Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD
ST
T

Chỉ tiêu kỹ thuật

Cấp phối đá dăm
Loại I

Loại II

Phương pháp thí
ngiệm


1

Độ hao mòn Los-Angeles của cốt
liệu (LA), %

< 35

< 40

TCVN7572 - 12:2006

2

Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt
K98, ngâm nước 96 giờ , %

> 100

-

3

Giới hạn chảy (WL). %

< 25

< 35

TCVN 4197:1995


4

Chỉ số dẻo (IP), %

<6

<6

TCVN 4197:1995

5

Tích số dẻo PP = Chỉ số dẻo (IP),x%
lượng lọt sàng 0.075mm

< 45

< 60

6

Hàm lượng hạt thoi dẹt, %

< 18

< 20

TCVN 5772-2006

7


Độ chặt đầm nén Kyc, %

> 98

> 98

22TCN 333-06

22TCN 332-06

(phương pháp II-D)
2.2 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo Chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
2.3 Kiểm tra, nghiệm thu.
2.3.1 Kiểm tra trước khi thi công.
 Trước khi thi công phải tiến hành lấy mẫu cấp phối đá dăm tại nguồn cung cấp, cứ
3000m3 vật liệu cung cấp cho công trình hoặc khi liên quan đến một trong các trường
hợp sau, phải tiến hành lấy 1 mẫu:
o Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình.
o Có sự thay đổi nguồn cung cấp.
o Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai.
o Có sự thay đổi dây chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cở sàng.
o Có sự bất thường về vật liệu.
 Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đã được
tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng:
o Mẫu kiểm tra được lấy ở bãi chứa tại chân công trình, cứ 1000m 3 vật liệu phải
lấy ít nhất một mẫu cho mỗi nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về
chất lượng vật liệu;
o Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý quy định trước khi

đem thí nghiệm đầm nén trong phòng.


Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý ở Mục 1.1 và đồng thời thí nghiệm
để xác định dung trọng khô lớn nhất cmax và độ ẩm tốt nhất Wo (theo tiêu chuẩn đầm
nén cải tiến AASHTO T180).

2.3.2 Kiểm tra trong quá trình thi công.
Trang 21/61


TT

Chỉ tiêu kiểm tra

1

Thành phần hạt

2

Độ ẩm

3

Độ chặt

Phương pháp
kiểm tra
TCVN 4198 – 95


Yêu cầu
So sánh với
mục 1.1.1
Wo ± 2%

22TCN 346-06

≥ KTK

Khối lượng
kiểm tra
200m3 hoặc1 ca thi
công
800m2/1 lần kiểm tra

2.3.3 Kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng.
Sai số cho phép
TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Móng dưới

Móng trên

1

Cao độ


-10mm

-5mm

2

Độ dốc ngang

± 0.5%

± 0.3%

3

Chiều dày

± 10mm

± 5mm

4

Bề rộng

- 50mm

- 50mm

5


Độ bằng phẳng, khe hở lớn
nhất dưới thước

≤ 10mm

≤ 5mm

Ghi chú

Cứ 40-50m với
đoạn tuyến thẳng,
20-25m với đoạn
tuyến cong

Cứ 100m đo tại 1 vị
trí

2.3.3 Kiểm tra nghiệm thu hạng mục công trình.
 Kiểm tra độ chặt lu lèn, kết hợp kiểm tra thành phần hạt sau khi lu lèn và chiều dày
lớp móng: cứ 7000m2 hoặc ứng với 1km dài (mặt đường 2 làn xe) cần thí nghiệm
kiểm tra bằng phương pháp đào hố rót cát tại hai vị trí ngẫu nhiên (riêng trường hợp
rải bằng máy san, cần kiểm tra tại ba vị trí ngẫu nhiên).
 Kiểm tra các yếu tố hình học và độ bằng phẳng: cần tiến hành kiểm tra với mật độ đo
đạc chỉ bằng 20% khối lượng quy định, tương đương với mật độ đo như sau:
o Đo kiểm tra các yếu tố hình học (cao độ tim và mép móng, chiều rộng móng,
độ dốc ngang móng): 250m/vị trí trên đường thẳng và 100m/vị trí trong đường
cong.
o Đo kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt móng bằng thước 3m: 500m/vị trí.
PHẦN AI.3 – THI CÔNG CÁC LỚP MẶT
MỤC 1 LỚP DÍNH BÁM

(Tài liệu tham chiếu 22TCN 271 - 01)
1.1 Yêu cầu về vật liệu.
 Nhựa đặc 60/70 đun nóng đến 160C được phun tưới theo định mức.
 Nhựa không được lẫn nước không được phân ly trước khi dùng và phải phù hợp với
mọi yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Lượng tiêu chuẩn sử dụng cho công
trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt quy định.
1.2 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ theo chỉ dẫn kỹ thuật và các quy định hiện hành.
1.3 Kiểm tra, nghiệm thu.
Trang 22/61


 Chứng chỉ về lô hàng bitum sẽ phải được trình nộp lên cho TVGS mỗi lần nhập vật
liệu tập kết đến công trường.
 Lấy mẫu kiểm tra chất lượng nhựa dính bám theo yêu cầu ở mục 301.1.4.
 Các mẫu của lớp nhựa thấm bám được lấy từ thiết bị tưới để so sánh đối chiếu.
 Dây chuyền thiết bị tưới phải được cơ quan có chức năng kiểm định đạt yêu cầu và
còn hiệu lực. Ngoài ra phải được kiểm tra và thử nghiệm theo chu kỳ như sau:
o Trước khi bắt đầu công tác phun tưới.
o Cứ 150.000 lít nhựa được rải từ máy rải.
o Sau khi có sự cố hoặc sửa đổi gì đối với máy rải, hoặc có gì bất thường.
 Độ đồng đều của lượng nhựa đã phun xuống mặt đường được kiểm tra bằng cách đặt
các khay bằng tôn mỏng có kích thước đáy là 25cmx40cm, thành cao 4cm trên mặt
đường hứng nhựa khi xe phun nhựa đi qua. Cân khay trước và sau xe phun nhựa đi
qua, lấy hiệu số sẽ có được lượng nhựa đã tưới trên 0,1 m2; cần đặt 3 hộp trên một
trắc ngang. Lượng nhựa phun ra mặt đường phải đều, kín mặt, lượng phun ra trên
1m2 mặt đường phù hợp với định mức, sai lệch cho phép là 5%.
 Kiểm tra lượng nhựa đã phun xuống mặt đường sau khi thi công: 3 mặt cắt/Km, mỗi
mặt cắt kiểm tra 3 vị trí.
 Kiểm tra việc tưới nhựa bảo đảm đúng chủng loại, định mức thiết kế, sự đồng đều,

nhiệt độ tưới v.v...
 Kiểm tra các điều kiện an toàn trong tất cả các khâu trước khi bắt đầu mỗi ca làm việc
và cả trong quá trình thi công.
 Kiểm tra việc bảo vệ môi trường chung quanh, không cho phép đổ nhựa thừa, đá thừa
vào các cống, rãnh; không để nhựa dính bẩn vào các công trình hai bên đường. Không
để khói đun nhựa ảnh hưởng nhiều đến khu vực dân cư bên đường.
 Nhật ký thi công, phiếu ghi chép hàng ngày của công tác thi công, bao gồm cả về vị
trí, lượng nhựa dùng trong mỗi lần tưới và diện tích khu vực được tưới sẽ được nộp
lên Tư vấn.
MỤC 2. BÊ TÔNG NHỰA.
(Tài liệu tham chiếu TCVN 8819:2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng – Yêu cầu thi
công và nghiệm thu)
Mặt đường BTN trong kết cấu áo đường được thiết kế làm 2 lớp. Lớp dưới sử dụng
bê tông nhựa chặt hạt trung dày 7cm, lớp trên là bê tông nhựa chặt hạt nhỏ dày 5cm.
2.1 Yêu cầu về vật liệu.
2.1.1 Đá dăm.
 Đá dăm trong hỗn hợp BTN được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi.
 Không được dùng đá dăm xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
 Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thoả mãn các quy
định sau:
Lớp mặt
Các chỉ tiêu cơ lý của đá
1. Cường độ nén (MPa) không nhỏ
hơn

Lớp trên

Lớp dưới

Phương pháp

thí nghiệm
TCVN 757210:2006
Trang 23/61


a) Đá dăm xay từ đá mắc ma và đá
biến chất
b) Đá dăm xay từ đá trầm tích

100

80

(Lấy chứng chỉ từ
nơi sản xuất đá)

80

60

2. Độ hao mòn LosAngeles (LA),
không lớn hơn, %

28

35

TCVN 7572 – 12
: 2006


3. Hàm lượng hạt thoi dẹt (%), không
lớn hơn

15

15

TCVN 7572-13 :
2006

4. Hàm lượng hạt mềm yếu, phong
hóa (%), không lớn hơn

10

15

TCVN 7572-17 :
2006

5. Hàm lượng chung bụi, bùn, sét (%)
không lớn hơn

2

2

TCVN 7572-8 :
2006


6 . Hàm lượng sét cục (%) không lớn
hơn

0.25

0.25

TCVN 7572-8 :
2006

 Nếu dùng cuội sỏi xay thì hỗn hợp cuội sỏi xay không được quá 20% (theo khối
lượng) là loại đá gốc silic.
 Lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không được vượt quá 2% khối lượng trong đó
lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá.
 Độ dính bám của đá với nhựa đường ≥ cấp 3 (theo TCVN7504:2005).
2.1.2 Cát.
 Cát dùng trong việc chế tạo bê tông nhựa có thể dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay.
Nếu dùng cát xay từ đá thì đá dùng để xay cát phải có cường độ không nhỏ hơn
cường độ của đá dùng sản xuất đá dăm.
 Cát dùng nếu là cát thiên nhiên thì là cát có mô đun độ lớn Mk > 2. Trường hợp Mk
< 2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra. Xác định theo TCVN 342 86.
 Hệ số đương lượng cát (ES) của phần hạt 0 - 4,75mm trong cát thiên nhiên phải lớn
hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50. Xác định theo ASTM – D2419 – 79.
 Lượng bụi, bùn sét không được quá 3%, trong đó lượng sét không quá 0,5%.
 Độ góc cạnh của cát ≥ 43% đối với lớp BTN lớp trên và ≥ 40% đối với lớp BTN lớp
dưới.
 Cát dùng trong bê tông nhựa không được phép lẫn tạp chất hữu cơ. Xác định theo
TCVN 343, 344, 345 - 86.
2.1.3 Bột khoáng.
 Bột khoáng được nghiền từ đá cácbonát (đá vôi canxi, đôlômit, đá dầu ...) có cường

độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm2 và từ xỉ bazơ của các lò luyện kim và xi măng.
 Đá cácbonat dùng sản xuất bột khoáng phải sạch với lượng bụi, bùn sét không được
quá 5%. Bột khoáng phải khô, tơi (không vón hòn).
 Bột khoáng phải phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
Phương pháp thí
Các chỉ tiêu
Trị số
nghiệm
1. Thành phần cỡ hạt, % khối lượng
TCVN 7572-2: 2006
- Nhỏ hơn 0.600mm
100
- Nhỏ hơn 0.300mm
 95
Trang 24/61


- Nhỏ hơn 0.075mm
 70
2. Độ ẩm, % khối lượng
TCVN 7572-7: 2006
 1.0
3. Chỉ số dẻo của bột khoáng nghiền từ đá
 4.0
TCVN 4197-1995
cacbonat (%)
 Bột khoáng ở dạng nguội, sau khi cân đo được đổ trực tiếp vào thùng trộn. Thời gian
trộn bột khoáng với nhựa trong thùng trộn phải tuân theo đúng qui trình kỹ thuật cho
từng loại máy đối với hỗn hợp.
2.1.4 Nhựa đường.

 Nhựa đường sử dụng là loại nhựa đặc có cấp độ kim lún 60/70, có nguồn gốc dầu
mỏ. Nhựa phải đồng nhất, không lẫn nước, tạp chất và không sủi bọt khi đun nóng
đến 174 0C và phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN7493-2005.
 Trước khi sử dụng nhựa phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa (Do nơi sản
xuất và phòng thí nghiệm hợp chuẩn cung cấp).
 Mỗi lô nhựa gửi đến công trường phải kèm theo giấy chứng nhận của nhà chế tạo và
một bản báo cáo thí nghiệm giới thiệu lô hàng, thời gian gửi hàng, hoá đơn mua,
trọng lượng tịnh và các kết quả thí nghiệm.
2.1.5 Thành phần cấp phối cỡ hạt của bê tông nhựa.
Thành phần cấp phối các cỡ hạt của hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng thỏa mãn quy
định Bảng 1 – TCVN8819:2011.
2.1.6 Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa.
Các yêu cầu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng phải thỏa mãn quy định
Bảng 3 – TCVN 8819 : 2011.
2.2 Yêu cầu thi công.
Tuân thủ Chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế và các quy định hiện hành.
2.3 Kiểm tra, nghiệm thu.
2.3.1 Kiểm tra.
2.3.1.1 Giai đọan chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn.
 Trạm trộn phải được cơ quan có chức năng kiểm định đạt yêu cầu và còn hiệu lực.
 Kiểm tra về sự hoạt động bình thường của các bộ phận ở của thiết bị trạm trộn trước
khi hoạt động: kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong cốt liệu và nhựa, độ
chính xác của chúng; kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn; chạy thử máy
điều chỉnh sự chính xác thích hợp với lý lịch máy; kiểm tra các điều kiện để đảm bảo
an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
 Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa: kiểm tra theo dõi các thông
tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh chính xác: lưu lượng
các bộ phận cân đong; lưu lượng của bơm nhựa; lưu lượng của các thiết bị vận
chuyển bột khoáng; khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ;
nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng; nhiệt độ của nhựa, lượng

tiêu thụ trung bình của nhựa. Các sai số cho phép cân đong vật liệu khoáng là (5%
khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng. Sai số cho phép khi cân lượng nhựa là
(1,5% khối lượng nhựa).
 Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thùng trộn phải nằm trong quy định
Bảng 9 – TCVN 8819 : 2011.
 Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát:
Kiểm tra chấp thuận vật liệu khi đưa vào công trình:
Trang 25/61


×