Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu
trong công nghệ sản xuất nói chung và vũ khí trang bị Việt Nam nói riêng. Nó
bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán
đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy
thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ
thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo
của thế giới vật lý. Với internet kết nối vạn vật (IoT) , các hệ thống vật lý không
gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông
qua internet của các dịch vụ (IoS), người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá
trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này…
Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền
thông ICT, như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo, ... vào hoạt động
sản xuất công nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được
gọi là hệ thống sản xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber-physical
production system). Đây là nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông
minh, nhà máy số ngày nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các
máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội.
Trong nhà máy số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau
bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự
cố hoặc lỗi, về những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ nhu cầu. Quá
trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và
tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu
phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua. Các cảm biến, chấp hành và điều khiển
cho phép các máy móc liên kết đến nhà máy, các hệ thống mạng khác và giao
tiếp với con người. Các mạng thông minh này là nền tảng của các nhà máy
thông minh, nhà máy số ngày nay.
Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự
ghép nối với hạ tầng các mạng thông minh khác như: mạng thiết bị di động
thông minh, mạng lưới điện thông minh, mạng logicstic thông minh, mạng ngôi
nhà thông minh hay mạng tòa nhà thông minh, và liên kết đến cả mạng thương
mại điện tử, mạng xã hội. Tất cả các mạng này là xu thế của Công nghiệp 4.0,
dựa trên những phát triển vượt trội của công nghệ thông tin – truyền thông và
khoa học máy tính: IoT, IoS, Internet kết nối dữ liệu, internet kết nối người dân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra các lợi ích hết sức to lớn.
Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng công
nghệ này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra các sản phẩm và
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
2
dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Gọi taxi, đặt vé
máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hay xem phim đều
có thể được thực hiện từ xa. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các
ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn và năng
suất hơn. Chỉ đơn giản với một thiết bị như một máy tính bảng, chúng ta có thể
đọc sách, lướt web và thông tin liên lạc, sở hữu khả năng xử lý tương đương với
5.000 máy tính để bàn của 30 năm trước, với chi phí lưu trữ thông tin gần như
bằng không (ngày nay lưu trữ 1GB có chi phí trung bình ít hơn 0,03 USD một
năm, so với hơn 10.000 USD thời điểm cách đây 20 năm).
Trong chế tạo vũ khí một số nước trên thế giới sử dụng robot trinh thám,
rà phá bom mìn thay cho người lính; máy bay không người lái,…
Với những ý nghĩa nêu trên nhóm 3 lớp quản lý khoa học và công nghệ
K29A lựa chọn chủ đề tiểu luận “Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế
tạo vũ khí của Việt Nam” nhằm đánh giá sự ảnh hưởng cuộc CM 4.0 tới cộng
nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam ta và có những cơ hội và thách thức gì khi thế
giới đã có nhiều ngành, nghề và lĩnh vực đang sử dụng cuộc CM4.0, đặc biệt
công nghệ chế tạo vũ khí của thế giới trong đó có một số nước như Mỹ, Nhật,
Iserzen, Nga, Đức, ….
Phần 2: Nội dung.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
3
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới hiện nay trải qua 4 cuộc cách
mạng cụ thể:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người
phát minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt
may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu
hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) đến khi loài người
phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều
lần so với động cơ hơi nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con
người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với
nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ
hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000
gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT),
trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội,
điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn
bộ thế giới thực thành thế giới số.
1. Sơ lược công nghệ chế tạo vũ khí trang bị trong các cuộc cách mạng công
nghiệp 1.0; 2.0; 3.0:
1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
4
Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm
1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành
thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo
máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi
nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm
1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước. Sau
những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan
rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính
tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
Ở giai đoạn cuộc cách mạng này con người đã có khả năng luyện gang
lỏng thành thép, vì vậy đã phát minh ra công nghệ chế tạo vũ khí có vật nhọn
bằng kim loại như: dao, mác, kiếm, …
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
5
1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm
1880, Liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới,
Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và
ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đây sự
phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu,
công nghiệp quân sự; giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất.
Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ hóa và tự
động hóa vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử
dụng trong Chiền tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và thứ 2 (1937-1945).
Chưa có cuộc cách mạng công nghệ lần 1 thì con người chỉ sử dụng vũ
khí như đá, cây, các bẫy bằng hào trong săn bắt, …..
Những bức ảnh về một số loại vũ khí được sử dụng trong Chiến tranh Thế
giới thứ nhất.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
6
Từ không thể phát hiện ra đối phương từ xa và cuộc cách mạng đã phát
minh ra thiết bị định vị âm thanh giúp phát hiện ra máy bay của đối phương từ
xa (năm 1940)
Phát minh ra Tàu hỏa bọc thép năm 1915 sử dụng để vận chuyển vũ khí
và binh lính.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
7
Một tổ thông tin liên lạc Đức đạp xe để cung cấp điện cho trạm phát thanh vào tháng 9/1917.
Phe đồng minh tiến vào Bapaune, Pháp năm 1917. Hai xe tăng di chuyển về phía bên trái,
theo sau là các binh lính. Một số người lính ngồi và đứng bên lề đường. Số khác dường như
đang uống nước. Phía sau, những người lính đang vận chuyển súng cối và súng trường.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
8
Một người lính ngồi trên chiếc xe mô tô Harley- Davidson của Mỹ năm 1918. Trong suốt
những năm cuối của cuộc chiến tranh, Mỹ đã huy động hơn 20 nghìn xe Harley – Davidson
và Ấn Độ.
Xe tăng Mark A Whippet của Anh tiến qua một thi thể người lính tới một cuộc tấn công dọc
con đường cần Achiet-le-Petit, Pháp ngày 22/8/1918. Những chiếc xe tăng Whippet có ưu
điểm là chạy nhanh hơn và nhẹ hơn so với những xe tăng hạng nặng của Anh trước đó.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
9
Lính Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy quang báo tại ngôi làng Huj, gần Thành phố Gaza năm
1917.
Một máy đào hầm của Đức bị bỏ lại vào ngày 8/1/1918.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
10
Những con ngựa giả là nơi ẩn náu lý tưởng cho lính bắn tỉa.
Phụ nữ làm việc trong bộ phận hàn của công ty Lincoln Motor ở Detroit, Michigan năm
1918.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
11
Mặt lạ phòng khí độc được sử dụng ở Mesopotamia năm 1919.
1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Điểm xuất phát của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Chiến tranh
thế giới thứ hai, trong đó các bên tham chiến đã từng nghiên cứu chế tạo thành
công các hệ thống vũ khí và trang bị dựa trên nguyện lý hoạt động hoàn toàn
mới như bom nguyên tử máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, tên lửa chiến
thuật đầu tiên v.v. Đây là thành quả hoạt động nghiên cứu phát triển của rất
nhiều viện nghiên cứu và văn phòng thiết kế quân sự bí mật Ngay sau đó các
thành tựu khoa học – kỹ thuật quân sự được áp đụng vào sản xuất, tạo tiền đề
cho cách mạng công nghiệp lần thứ ba, diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động
đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng đời sống, văn hóa, của con
người.
Trong giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời vô tuyến truyền hình, công
nghệ đèn bán dẫn, máy tính điện tử, ra-đa, đặc biệt trong chế tạo vũ khí đã sản
xuất ra tên lửa, bom nguyên tử, sợi tổng hợp, thuốc kháng sinh pê-nê-xi-lin,
bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy bay chở khách phản lực, nhà máy điện
nguyên tử, máy công cụ điều khiển bằng chương trình, la-de, vi mạch tổng hợp,
vệ tinh truyền thông, tàu cao tốc. Giai đoạn hai chứng kiến sự ra đời công nghệ
vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp quang, rô-bốt công nghiệp, công nghệ sinh
học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu lớn, vật liệu siêu cứng,
máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng lượng nguyên tử.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
12
2. Cuộc cách mạng CN 4.0
2.1. Khái niệm và nguồn gốc
* Khái niệm:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạt các
công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu, công nghệ chế tạo và sản xuất
thông minh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được định nghĩa là một
cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị đi
cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT)
và Internet của các dịch vụ (IoS).
* Nguồn gốc:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt nguồn từ một dự án trong chiến lược
công nghệ cao của chính phủ Đức.
CMCN 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3 (còn
gọi là cách mạng kỹ thuật số - sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin
(CNTT) để tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất). CMCN 4.0 có đặc điểm là
thông minh hóa sản xuất, mang tính tích hợp cao, linh hoạt và thân thiện với môi
trường; cuộc cách mạng này không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ thống thông
minh và được kết nối, mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng
phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau: từ mã hóa chuỗi gen
cho tới công nghệ nano, in 3D, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
Nói cách khác, đây là sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác
của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh học – đây là yếu tố căn bản
khiến CMCN 4.0 khác biệt với các cuộc cách mạng trước đó. Một ví dụ cho
CMCN 4.0 là những cỗ máy có thể dự đoán những thất bại và quy trình bảo trì
kích hoạt độc lập hoặc việc tự tổ chức công tác hậu cần để phản ứng với những
thay đổi bất ngờ trong sản xuất.
2.2. Những nội dung chính của cuộc cách mạng 4.0
Có bốn nguyên lý được thiết lập cho CMCN 4.0, hỗ trợ cho việc xác định
và thực hiện các kịch bản của CMCN 4.0, bao gồm:
Thứ nhất, khả năng kết nối.
Khả năng máy móc, thiết bị, vật cảm biến và con người có thể kết nối và
giao tiếp với nhau thông qua Internet (IOT hoặc IOP).
Thứ hai, minh bạch thông tin.
Khả năng các hệ thống thông tin có thể tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý
thông qua việc làm phong phú thêm các mô hình kỹ thuật số với các dữ liệu cảm
biến. Điều này đòi hỏi sự tập hợp của nguồn dữ liệu cảm biến đối với nguồn
thông tin có giá trị cao hơn.
Thứ ba, hỗ trợ kỹ thuật.
Nguyên lý này bao hàm hai vấn đề:
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
13
Một là, khả năng các hệ thống hỗ trợ có thể hỗ trợ cho con người thông
qua việc tập hợp và hiển thị thông tin để đưa ra những quyết định và giải quyết
các vấn đề khẩn cấp trên một bản thông báo ngắn.
Hai là, khả năng các hệ thống điều khiển - có thể hỗ trợ về mặt vật lý cho
con người bằng cách giải quyết một loạt các trạng thái như khó chịu, quá mệt
mỏi, hoặc không an toàn.
Thứ tư, việc quyết định được phân cấp sâu hơn.
Khả năng các hệ thống điều khiển - vật lý đưa ra các quyết định của riêng
mình và tự thực hiện các nhiệm vụ nếu có thể. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ,
khi bị nhiễu hoặc các mục tiêu mâu thuẫn lẫn nhau thì các nhiệm vụ được thực
hiện ở một cấp độ cao hơn.
2.3. Sự tác động cuộc CM4.0 đến kinh tế - xã hội toàn cầu và Việt Nam.
CMCN 4.0 thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri
thức bởi nguồn lực phát triển quan trọng nhất của cuộc cách mạng này là nhân
lực có năng lực sáng tạo công nghệ. Quốc gia nào sở hữu nhiều tri thức, nhân
lực chất lượng cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu. CMCN 4.0 đang ở giai
đoạn khởi phát, chưa thể đánh giá được hết các tác động, do đó, cần phải tiếp tục
theo dõi chiều hướng và tác động của cuộc cách mạng này. Nhiều dự báo cho
rằng CMCN 4.0 sẽ tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới trên các phương
diện sau:
(i) Tác động đến trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia:
Các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển nếu biết tiếp
cận nhanh CMCN 4.0. Điều này cũng đồng nghĩa việc các nước này đối mặt với
nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tận dụng tốt những lợi thế và cơ hội từ cuộc
CMCN này. Những quốc gia có sở hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng cao,
biết tận dụng tốt cơ hội sẽ có thể bứt phá trở thành những nước có nền kinh tế
phát triển hàng đầu. Nếu CMCN 4.0 tiếp tục phát triển như dự báo thì lĩnh vực
chế tạo và sản xuất trong tương lai sẽ quay trở lại các nước phát triển là nơi khởi
phát của CMCN 4.0. Do đó, các nước đi sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi theo
đuổi mô hình công nghiệp hóa dựa vào xuất khẩu và FDI.
(ii) Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
CMCN 4.0 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Những người hưởng lợi nhiều
nhất từ cuộc cách mạng này cho đến nay là những người tiêu dùng tiếp cận được
với thế giới kỹ thuật số. Công nghệ đã giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới,
mang lại hiệu quả và sự hài lòng cao, qua đó giúp cải thiện chất lượng sản phẩm,
giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm với giá trị và mức giá phù hợp. Những
thay đổi lớn về nhu cầu, sự tham gia và những hành vi mới của người tiêu
dùng buộc các công ty phải điều chỉnh phương thức thiết kế, tiếp thị và
phân phối sản phẩm, dịch vụ để tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, đổi mới
công nghệ cũng sẽ dẫn đến một sự thay đổi to lớn từ phía cung hàng hóa thông
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
14
qua tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động 7. Chi phí giao thông vận tải và
thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên
hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Tất cả những yếu tố kể
trên sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng doanh
thu và năng suất thì CMCN 4.0 còn phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới kết nối
công nghệ và kỹ năng, trình độ của người lao động. Chỉ cần một lỗi nhỏ trong
quá trình vận hành có thể gây gián đoạn đến toàn hệ thống và gây hậu quả
lớn.Điều này nói lên tầm quan trọng của việc thiết lập chế độ bảo vệ an ninh
mạng cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật dữ liệu.
(iii) Tác động đến mô hình kinh doanh:
CMCN 4.0 đặt ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV), đặc biệt là các doanh nghiệp đã/sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất
toàn cầu về những thay đổi liên quan đến chi phí, quản trị rủi ro, giảm thiểu tính
linh hoạt và sự độc lập trong chiến lược kinh doanh. Theo khảo sát 1000 doanh
nghiệp có tổng doanh thu hàng năm từ 500.000 đến 125 triệu Euro tại Đức thì có
đến 35% DNNVV nói rằng công nghệ số không có vai trò lớn trong hoạt động
của họ. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn con số này là 52%. Điều
này nói lên rằng còn một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa ý thức
được hoặc chưa quan tâm đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, do
vậy chưa có bước chuẩn bị hữu ích để ứng phó với xu hướng toàn cầu này.
Khi CMCN 4.0 phát triển, năng suất lao động tăng, chi phí giảm kéo theo giá
hàng hóa giảm; lúc này các DNNVV phải đứng trước lựa chọn điều chỉnh mô
hình cho phù hợp hoặc đối mặt với thất bại.
Trên thực tế, Chính phủ và đặc biệt là khu vực công đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo lập một môi trường chung giúp các DNNVV chuyển đổi
hoạt động để bắt kịp với CMCN cũng như xác định các tiêu chuẩn cụ thể để
thực hiện CMCN 4.0. Do đó, giai đoạn 10-15 năm tới, khu vực công phải có
trách nhiệm hỗ trợ và điều hành quá trình này thông qua nhiều công cụ khác
nhau.
(iv) Tác động đến thị trường lao động:
CMCN 4.0 sẽ tạo ra mộtsự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động. Theo
nghiên cứu của OECD, trong tương lai trung bình có 9% việc làm hiện nay có
nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa;khoảng 47% các công việc hiện
tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình
trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ robot và tự động hóa lên
ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công
trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Bên cạnh đó,
yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn
nhất trong CMCN 4.0 do những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị
trường kỹ thuật số. Ước tính đến năm 2020, riêng khu vực Châu Âu có thể thiếu
khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh vực này. Điều này đòi hỏi hệ thống
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
15
giáo dục và đào tạo cần phải lường trước được những nhu cầu thay đổi, đặc biệt
là những kỹ năng mới để thiết kế chương trình học cho phù hợp. Bên cạnh đó,
cũng cần phải đơn giản hóa hệ thống thuế và an ninh xã hội, hạn chế những chí
phí ngoài tiền lương; tăng lợi ích của bảo hiểm của hệ thống an sinh xã hội.
2.4. Sự tác động đến công nghệ chế tạo vũ khí trang bị thế giới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang được
ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh. Máy tính
sẽ tính toán khả năng tiến công của một số vũ khí, đưa ra kết quả nhanh chóng
dựa trên ý đồ tác chiến của người chỉ huy.
Công nghệ vật liệu nano có thể giúp các vũ khí tiến công có khả năng tàng
hình trong mọi điều kiện. Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những người lính robot
cực kỳ thông minh, hoạt động 24/24 giờ không mệt mỏi, có sức mạnh và sức
chịu đựng phi thường... Lý luận chiến tranh sẽ có nhiều thay đổi, nghệ thuật
quân sự của quân đội các nước đều sẽ có sự thay đổi.
* Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến các vấn đề:
- Về vấn đề tác chiến tấn công điều khiển học:
Tác chiến mạng đã, đang và sẽ xảy ra, đó là nguy cơ rất lớn. Với sức tàn
phá khủng khiếp trên nhiều lĩnh vực, có thể là sự chiếm quyền điều khiển đối
với những phương tiện chiến đấu, những nhà máy quan trọng, những công trình
quân sự, quốc phòng, an ninh; làm mất khả năng điều hành của các trung tâm
chiến lược về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội; kết hợp với hoạt động truyền
thông tạo nên sự bất an hỗn loạn của một xã hội dẫn đến sự mất kiểm soát và
điều hành của một hệ thống chính trị.
Vào giữa năm 2010, một loại mã độc đã lây nhiễm vào hệ thống máy tính
điều khiển và máy ly tâm làm giàu uranium của cơ sở hạt nhân Iran gây thiệt hại
đáng kể cho cơ sở này, may mắn đã không có vụ nổ lớn nào xảy ra làm thiệt hại
về người và ảnh hưởng môi trường. Tuy nhiên, thiệt hại vô cùng to lớn cho Iran.
Tiếp đến là sự kiện chuyến bay Spanair 5022 ngày 20-8-2008 bị tai nạn gần sân
bay Madrid
Barajas được cho rằng nguyên nhân là do một loại virus tấn công vào hệ
thống thông tin của hãng, làm sai lệch hệ thống điều khiển.
Như vậy, cần phải xem xét tấn công điều khiển học như là một dạng xâm
lược có vũ trang với hai hình thức chủ yếu tại thời điểm này là tiến công có chủ
đích vào hệ thống thông tin và ký sinh điều khiển học.
Vũ khí tấn công là những mã độc được thiết kế riêng trên cơ sở các đặc
tính của hệ thống thông tin bị tấn công, do vậy rất khó có biện pháp phòng,
chống cụ thể.
- Về lĩnh vực công nghiệp quốc phòng:
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
16
Với việc ứng dụng các thành tựu tự động hóa, công nghệ in 3D, số hóa,
ngành công nghiệp quốc phòng thế giới sẽ có sự phát triển đột phá về chất. Số
lượng cơ sở chế tạo vũ khí trang bị sẽ giảm đáng kể.
Với khả năng tự động hóa và ứng dụng công nghệ in 3D cùng các hoạt
động thiết kế, gia công, chế tạo vũ khí trang bị sẽ được tự động hóa, rút ngắn
thời gian của quy trình này. Các robot sẽ dần thay đổi các công nhân trong
những dây chuyền sản xuất, đòi hỏi chất lượng công nhân có trình độ cao và
trình độ về công nghệ thông tin.
Theo nhà phân tích công nghệ Alex Chausovsky thuộc Công ty nghiên
cứu thị trường IHS (Mỹ), hiện nay, các nền công nghiệp quốc phòng lớn trên thế
giới đang hướng tới việc sử dụng công nghệ in 3D trong sản xuất.
Điển hình như ở Mỹ, Lầu Năm Góc đã đầu tư một khoản kinh phí không
hề nhỏ cho việc in 3D quân phục, các mẫu da nhân tạo giúp điều trị vết thương,
thậm chí cả đồ ăn phục vụ quân đội.
Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cũng đã
sáng tạo ra công nghệ in 4D, tạo nên những vật liệu có thể thay đổi khi tiếp xúc
với các yếu tố khác nhau. Công nghệ này mở ra triển vọng một ngày không xa,
quân đội sẽ có những bộ quân phục tự đổi màu theo môi trường.
Trong chế tạo vũ khí, trang bị đạn dược, các xí nghiệp của khối quân sựcông nghiệp Nga bắt đầu sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất các linh kiện xe
tăng thế hệ mới T-14 và các loại xe chiến đấu khác trên nền tảng "Armata". Máy
in 3D công nghiệp cho phép giúp gia tăng quá trình sản xuất, thử nghiệm.
Với máy in 3D có thể nhanh chóng sản xuất linh kiện nguyên mẫu thực
hiện với sự giúp đỡ của các mô hình thiết kế máy tính hỗ trợ. Theo chuyên gia
Nga Anton Ulrich, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ mới của Xí nghiệp
Elecktromashina, việc sử dụng công nghệ in 3D giúp tiết kiệm thời gian và
nguồn lực trong quá trình sản xuất.
Theo Verge, ngày 29-7-2017, Hải quân Mỹ đã phối hợp với phòng thí
nghiệm quốc gia Oak Ridge phát triển thành công một chiếc tàu ngầm bằng
công nghệ in 3D chỉ trong vòng 4 tuần cho lực lượng đặc nhiệm SEALS của Hải
quân Mỹ.
Các chuyên gia thuộc Trung tâm Vũ khí hải quân Mỹ (NSWC) và phòng thí
nghiệm công nghệ gây nhiễu của Carderock Division (DTL) đã sử dụng máy in
3D công nghiệp cỡ lớn Big Area Additive
Manufacturing (BAAM) để chế tạo 6 phần riêng biệt của thân tàu bằng
sợi carbon và ghép lại với nhau thành một tàu ngầm nhỏ hoàn chỉnh dài 9,14m.
Đây là sản phẩm in 3D lớn nhất mà Hải quân Mỹ công bố từng sở hữu.
Để sản xuất một chiếc tàu tương tự với phương pháp thông thường sẽ mất
ít nhất 3-5 tháng và chi phí khoảng 600.000-800.000USD, trong đó, theo công
nghệ này rẻ hơn 90%.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
17
Do là phiên bản thí nghiệm nên Hải quân Mỹ không cho chạy, đến phiên
bản thứ hai sẽ cho vận hành với các bài thử nghiệm thực tế trên biển và họ hy
vọng mẫu tàu ngầm này sẽ được sản xuất hàng loạt vào năm 2019...
- Về khẩu phần ăn của binh sĩ:
Chế độ dinh dưỡng đi kèm trọng lượng của các loại thực phẩm của người
lính luôn được các đơn vị quân đội nghiên cứu kỹ.
Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Kỹ thuật quân đội Mỹ (NSRDEC)
đang nghiên cứu một phương pháp mới cho khẩu phần ăn đóng gói của người
lính bằng cách sử dụng các thiết bị nhận biết gắn trên người lính để dự đoán
chính xác nhu cầu dinh dưỡng rồi truyền dữ liệu tới máy in 3D thực phẩm là đã
có một khẩu phần ăn phù hợp với người đó.
Theo dự kiến, công nghệ in 3D thực phẩm sẽ hoàn thành và được ứng
dụng vào năm 2025, lúc đó, một bữa ăn được hoàn thành chỉ mất vài phút so với
hàng giờ như hiện nay, song vẫn đầy đủ dinh dưỡng, không dư thừa mà hợp
khẩu vị và có hình thức đẹp nữa.
- Căn cứ quân sự thông minh:
Nhờ có IoT (mạng lưới vạn vật kết nối internet), tự động hóa, trí tuệ nhân
tạo, ngành công nghiệp 4.0 sẽ cho ra đời các loại phương tiện, cơ sở hạ tầng
thông minh nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Các căn cứ quân sự thông minh sẽ được xây dựng với các máy móc tự
động phân tích dữ liệu, giúp tăng tốc và nâng cao chất lượng của các nhiệm vụ
thực thi. Tất cả kết hợp lại, cùng thu thập và xử lý một lượng lớn dữ liệu, giúp
các cấp chỉ huy ra quyết định hợp lý và kịp thời hơn cho các hoạt động của họ.
Hiện nay, một số căn cứ quân sự của Mỹ và châu Âu đã ứng dụng công
nghệ thông minh theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, căn cứ quân đội Mỹ ở bang
Georgia mới khánh thành nhà máy năng lượng mặt trời, cho phép hoạt động độc
lập với lưới điện địa phương. Căn cứ Fort Bragg ở bang Bắc Carollin (Mỹ) đang
thử nghiệm các phương tiện vận chuyển không người lái để chuyển thương binh,
bệnh binh.
Chất lượng cuộc sống trong các căn cứ quân sự được cải thiện đáng kể. Các thiết
bị cảm biến có khả năng phân biệt nhân viên quân sự với nhân viên khác, hỗ trợ
điều tiết giao thông, tránh tắc nghẽn trong giờ cao điểm hay khi những sự kiện
công cộng lớn diễn ra.
Các cảm biến trong thùng rác có thể giúp nhân viên thu dọn rác thải quản
lý công việc tốt hơn. Cảm biến trên các kệ hàng trong các cửa hàng của căn cứ
thu thập dữ liệu giúp tự động hóa quá trình cung cấp quân nhu.
Công nghệ xây dựng và quy hoạch đô thị tiên tiến có thể giúp các căn cứ
thiết kế những khu vực sử dụng hỗn hợp giảm được hàng triệu USD về chi phí
tác động của môi trường thông qua việc xác định các khu vực có thể được tái sử
dụng.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
18
Tại Ấn Độ, một ứng dụng start up (khởi nghiệp) công nghệ có tên Tonbo
Imaging chuyên cung cấp cho chính quyền New Delhi những công nghệ cho
phép phát hiện, tái tạo các hình ảnh vật thể trong bất kỳ điều kiện môi trường
nào.
Công nghệ này cũng cho phép quân đội Ấn Độ thu được các thông tin tình
báo có ý nghĩa sống còn đối với các cơ sở quân sự và tính mạng của quân nhân,
đặc biệt là ở khu vực biên giới.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh cũng tiềm ẩn
những rủi ro khó lường như: Tin tặc có thể làm lây nhiễm phần mềm độc hại vào
thiết bị thông minh hoặc việc đưa vào một lượng lớn các thiết bị cảm biến không
dây và kết nối chúng tới những phần quan trọng nhất của căn cứ quân sự có thể
dẫn đến những rủi ro về bảo mật.
Do vậy, cải thiện bảo mật là nhiệm vụ quan trọng của các tập đoàn công
nghệ nhằm bảo vệ "ngôi nhà thông minh" của mình trước những đe dọa từ tin
tặc.
Khi công nghệ hiện đại này được thực sự áp dụng rộng rãi và thay thế cho hoạt
động sản xuất thông thường, thế giới sẽ phải chứng kiến những biến động lớn cả
về chính trị, quốc phòng và kinh tế. Ví dụ như Mỹ, khi nhiều công ty trải khắp
đất nước tạo việc làm cho hàng triệu người đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng
phục vụ cho quân đội.
Thượng nghị sĩ bang California Leland Yee (Mỹ) mới đây đã công bố một
kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền ban hành một bộ luật để ngăn cấm việc sử
dụng các công nghệ tạo ra súng. Một số nhà làm luật cho rằng, súng làm bằng
công nghệ in 3D hiện đang tạo nên một vùng màu xám pháp lý trong luật pháp
Mỹ.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
19
Huấn luyện nữ chiến binh ở Trường quân sự Ranger (Mỹ). Ảnh: Business
Insider
- Huấn luyện quân sự:
Công nghệ thực tế ảo (VR) đang được quân đội trên thế giới sử dụng để
đào tạo và huấn luyện binh sĩ, đặc biệt là mô phỏng các môi trường nguy hiểm,
phức tạp hoặc cực kỳ tốn kém nếu huấn luyện theo cách truyền thống.
Nhờ khả năng vượt trội của Big data, các kịch bản huấn luyện mô phỏng rất linh
hoạt, từ các dữ liệu thu thập được trên hệ thống, các chỉ huy liên tục đưa ra
những tình huống huấn luyện sát với thực tế, phù hợp với năng lực của binh sĩ,
tính năng của vũ khí trang bị, tùy ý điều chỉnh theo ý định giúp nâng cao hiệu
quả huấn luyện trong khi không cần phải xây dựng các thao trường, chọn địa
điểm huấn luyện, xây dựng các đạo cụ v.v..
Từ đó giảm được đáng kể kinh phí, di chuyển phương tiện kỹ thuật và
binh sĩ, giảm thời gian chuẩn bị và thực hành huấn luyện, tránh được những rủi
ro ngoài ý muốn v.v..
- Vũ khí trang bị không người lái:
Với công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, internet vạn vật,
các loại robot quân sự, phương tiện không người lái sẽ được chế tạo và đưa vào
trang bị.
Các robot quân sự sẽ là phương tiện tác chiến chủ yếu trên chiến trường
và sẽ hoạt động hiệu quả do được tương tác với nhau trên chiến trường, cập nhật
tình hình chiến trường để đưa ra các phương án tác chiến hiệu quả, linh hoạt
nhất.
Hiện nay, các phương tiện không người lái được phát triển cả trên không,
trên bộ, trên biển và dưới biển, làm nhiệm vụ trinh sát, giám sát, chỉ thị mục tiêu
và tấn công.
Tuy nhiên, năng lực của chúng vẫn còn hạn chế, trong tương lai, các robot
sẽ có tư duy như con người, có khả năng nhận biết, đánh giá tình hình và đưa ra
quyết định, phối hợp với binh sĩ hoặc tương tác với các robot khác thực hiện tất
cả các nhiệm vụ trong chiến tranh: Trực tiếp tham chiến, bảo đảm chiến đấu.
Việc trang bị các loại robot, các phương tiện không người lái thông minh sẽ hạn
chế tổn thất sinh mạng của binh sĩ.
Trong năm 2014, khoảng 11.000 robot phục vụ quân sự được sản xuất,
theo Hiệp hội Quốc tế về robot, con số thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều, với
tỷ lệ phát triển khoảng 13%, chúng ta có thể dự đoán có ít nhất 230.000 robot
quân sự sẽ được sản xuất vào thời điểm năm 2040, và đến năm 2053 sẽ có gần
1.000.000 sản phẩm mỗi năm.
Sự phát triển nhanh chóng của các nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo
trong thời gian gần đây đã dấy lên mối quan ngại thật sự trong giới khoa học về
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
20
khả năng không kiểm soát nổi. Theo nhà vật lý Stephen Hawking: Phát triển trí
thông minh nhân tạo là sự kiện lớn nhất lịch sử con người và có thể cũng là dấu
chấm hết đối với nhân loại.
3. Ảnh hưởng cuộc CMCN 4.0 đến công nghệ chế tạo vũ khí Việt Nam.
3.1. Thuận lợi.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, đến từng con người, từng quốc gia đòi hỏi các quốc gia phải nhanh
chóng nhận thức được vấn đề làm thế nào để theo kịp sự phát triển của công
nghệ mới.
Sự suất hiện của trí tuệ nhân tạo bởi internet ngày càng phổ biến, tính di
động cao, các bộ cảm biến nhỏ, nhẹ nhưng công suất mạnh với giá thành ngày
càng dẻ, các hệ thống công nghệ số với phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng
đang trở nên phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và đang làm biến đổi xã hội
và nền kinh tế toàn cầu, sự kết nối được thực hiện trong phạm vi rộng hơn, nó
tạo điều kiện cho sự ra đời của các nhà máy thông minh mà ở đó không gian
thực và không gian ảo tương tác với nhau và với con người.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và
đang tác động mạnh đến Việt Nam cả thuận lợi và thách thức. Nếu tận dụng
được cơ hội Việt Nam trong đó có ngành CNQP có thể rút ngắn khoảng cách với
các nước phát triển.
Ngoài ra Việt Nam cũng có nhiều yếu tố thuận lợi như vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn lực phong phú trong đó nguồn nhân lực là
yếu tố then chốt. Lao động Việt Nam được đách giá là ham học hỏi, có khả năng
tiếp thu tốt đối với các loại công nghệ mới.
3.2. Khó khăn.
Tuần tự hay nhảy vọt. Ngành công nghiệp QP VN hiện tại đang ở thời kì
công nghiệp 2.0. Đó là một thách thức không nhỏ của tổng cục CNQP cũng như
BQP, thế giới đã đi trước chúng ta nhiều thập kỉ về công nghệ, các công nghệ
sản xuất vũ khí của chúng ta hiện tại rất lạc hậu, các sản phẩm đang sản xuất đều
có thâm niên từ thập kỉ 60 của thế kỷ trước. Vì vậy TCCN QP cần xác định rõ
xem nền CNQP của chúng ta đang ở đâu từ đó có sự đầu tư đúng đắn.
Nguồn nhân lực yếu. Hiện tại nguồn nhân lực trong ngành CNQP còn rất
khiêm tốn về trình độ, chúng ta chưa bắt kịp với sự phát triển như vũ bão ở bên
ngoài, trình độ của chúng ta mới chỉ thao tác được các máy vạn năng chứ chưa
làm chủ được các máy tự động hay các máy chuyên dùng cũng như các máy
CNC. Lực lượng kỹ sư có thể làm chủ các phần mềm thiết kế còn chưa nhiều.
+ Năng lực làm việc chưa chuyên nghiệp.
+ Triệt tiêu lao động giản đơn.
3.3. Dự báo ảnh hưởng của CMCN lần thứ 4 đến Công nghiệp chế tạo vũ
khí của Việt Nam:
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
21
Ngành CNQP của chúng ta hiện tại rất lạc hậu, chúng ta phát triển chậm
nhiều năm so với thế giới.
Những năm trước đây công nghiệp quốc phòng còn hạn chế chủ yếu tập
trung vào sửa chữa đảm bảo huấn luyện, việc sản xuất mới năng suất và chất
lượng chưa đảm bảo. Chính vì vậy bộ đội việc sử dụng vũ khí do Việt Nam sản
xuất còn rất e dè. Khoảng 10 năm trở lại đây CNQP đã phát triển mạnh mẽ
chúng ta đã sản xuất được các loại vũ khí có chất lượng, tính năng tương đương
với các loại vũ khí nước ngoài để trang bị cho huấn luyện, tác chiến, tạo niềm tin
cho cán bộ, chiến sĩ khi sử dụng.
Ngành CNQP đã làm chủ công nghệ chế tạo súng bộ binh thế hệ mới và
sản xuất các loại thuốc nổ mạnh TNT và Hecxogen; công nghệ chế tạo đạn pháo
cao xạ 37mm, 57mm, sản xuất kính nhìn đêm cho cấp trung đoàn bộ binh. Năng
lực đóng tàu quân sự được nâng cao đáng kể, trong đó, CNQP nước ta đã đóng
được các tàu tên lửa 500 tấn, tàu pháo 400 tấn, tàu cảnh sát biển DN-2000 v.v...
với tính năng hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo thành công ra-đa cảnh giới RV, tích
hợp điều khiển tự động tác chiến ngày đêm đại đội pháo phòng không 37mm;
thuốc nổ dùng cho đầu đạn tên lửa, thỏi nhiên liệu cho động cơ hành trình tên
lửa...Trong đó có nhiều vụ khí, khí tài hiện đại như: Radar chống tàng hình RV02; Sơn tàng hình; Nhiên liệu tên lửa; Kính quan sát ngày đêm; ….
CNQP đã sản xuất và trang bị cho quân đội được hầu hết các loại vũ khí,
khí tài, đạn dược thuộc trang bị của sư đoàn bộ binh, các loại khí tài quang học,
kính nhìn đêm, máy thông tin cấp chiến thuật... Đặc biệt, CNQP nước ta đã sản
xuất được súng bộ binh thế hệ mới; các loại vũ khí hỏa lực mạnh có điều khiển;
làm chủ công nghệ lắp ráp tên lửa phòng không tầm thấp, đóng mới các tàu quân
sự hiện đại.
Không chỉ sản xuất phương tiện vũ khí phục vụ trong nước, bước đầu Việt
Nam đã thành công với việc xuất khẩu phương tiện quân sự ra nước ngoài ở một
số lĩnh vực ( Vũ khí bộ binh, tàu đổ bộ, ….).
Việc Việt Nam tiếp nhận thành công nhiều dây chuyền sản xuất vũ khí,
khí tài thế hệ mới và triển khai thành công nhiều dự án nghiên cứu, chế tạo vũ
khí, khí tài hiện đại cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao đã được chuẩn bị từ
sớm và bài bản. Bên cạnh đó, trong những năm qua, CNQP Việt Nam đã được
ưu tiên đầu tư lớn, có trọng tâm về cơ sở vật chất cũng như công nghệ hiện đại
nhằm "đi tắt đón đầu", nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa
Quân đội.
Lĩnh vực sản xuất vũ khí là lĩnh vực đặc thù, với cách mạng công nghiệp
4.0, chúng ta cũng sẽ phải nhìn nhận một cách thấu đáo những yếu tố tác động.
Với những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có thể nâng cao
năng lực làm chủ trong nghiên cứu, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, hiện đại
hóa, khai thác làm chủ vũ khí công nghệ cao. Với khả năng của công nghệ số, sự
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
22
phát triển của trí tuệ nhân tạo, việc chỉ huy, quản lý, điều hành sẽ có những thay
đổi rất lớn, người chỉ huy sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc ra quyết định, nhanh
chóng hơn, chính xác hơn.
Có thể nói tất cả các hoạt động quân sự, quốc phòng đặc biệt là công
nghệ chế tạo vũ khí sẽ được hưởng lợi từ những thành tựu cách mạng công
nghiệp 4.0. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra không hề nhỏ, đó là việc thay đổi
tư duy, nhận thức, về cách thức triển khai các hoạt động thực tiễn; những yêu
cầu về đầu tư hạ tầng, đáp ứng về nhân lực, những nguy cơ về bảo mật, an toàn
thông tin. Công nghệ vũ khí quân sự có những yếu tố đặc thù, nhiều lĩnh vực
công nghệ cao, khó khăn trong hợp tác chuyển giao, đó là rào cản khi tiếp cận
những thành tựu KH-CN trong lĩnh vực quân sự.
Để tận dụng tốt các thành tựu của cách mạng 4.0 cần phải tiếp tục nghiên
cứu để xác định hướng đi phù hợp, hiệu quả cho công nghiệp chế tạo vũ khí Việt
Nam. Trước mắt cần tập trung thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: Thứ nhất
là, nâng cao nhận thức trong toàn quân về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Chú trọng việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về cuộc cách mạng này để
nâng cao nhận thức và hiểu biết của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ. Thứ
hai là, nghiên cứu điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và phương hướng nhiệm
vụ phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho đi tắt đón đầu trong các lĩnh vực
KH-CN cũng như sẵn sàng trước sự biến đổi của tình hình. Thứ ba là, tập trung
phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, truyền dẫn, đồng bộ… tạo
tiền đề cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ tư là, đẩy
mạnh phát triển các công nghệ trọng điểm, đặc biệt các công nghệ như rô-bốt,
vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu
lớn… ứng dụng trong quản lý chỉ huy, điều hành, sản xuất chế tạo, khai thác, sử
dụng, hiện đại hóa các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự. Thứ năm là,
phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
trong đó chú trọng điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế
trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ KH-CN trẻ, các nhóm nghiên cứu thông
qua thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ KH-CN. Thứ sáu là, mở
rộng hợp tác KH-CN song phương, đa phương và các đối tác truyền thống tập
trung vào chuyển giao công nghệ, tìm kiếm giải mã công nghệ.
Ở tất cả các nước trên thế giới, những thành tựu KH-CN tốt nhất trước
tiên được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, ở Việt Nam cũng như vậy. Với việc
tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ tiếp cận được những thành tựu
KH-CN của thế giới. Các công nghệ trọng điểm như: trí tuệ nhận tạo, rô-bốt, vật
liệu tiên tiến, internet vạn vật, năng lượng tái tạo, in 3D, công nghệ sinh học…
đều có thể được ứng dụng trong các hoạt động của quân đội, từ đó vũ khí trang
bị của quân đội sẽ được hiện đại hóa, tối ưu hóa…
Với cách mạng công nghiệp 4.0, Quân đội ta có nhiều điều kiện để hiện
đại hóa vũ khí trang bị. Với những công nghệ trọng điểm của cách mạng công
nghiệp 4.0, chúng ta có thể đổi mới tư duy về thiết kế, các thiết bị công cụ thông
minh cho phép chúng ta gia công chế tạo các chi tiết, cấu kiện phức tạp, các
mạch điện tử tích hợp cực kỳ phức tạp. Công nghệ rô-bốt, công nghệ tự lái cho
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
23
phép chúng ta có thể chế tạo các phương tiện bay, phương tiện thủy không người
lái đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ quân sự. Hệ thống hạ tầng internet, cơ sở dữ
liệu lớn, trí tuệ nhân tạo cho phép chúng ta chế tạo, tích hợp các hệ thống cảnh
giới vùng trời, vùng biển, biên giới quốc gia… Trí tuệ nhân tạo được áp dụng
trong vũ khí, các trang thiết bị quân sự sẽ làm chúng thông minh hơn, hỗ trợ
nhiều hơn, chính xác hơn.
Hiện nay nền công nghiệp nước ta còn thua kém về trình độ hàng chục
năm so với các nước tiên tiến: về hạ tầng giao thông, nông nghiệp chúng ta chỉ
tương đương 1.0; về động cơ điện tương đương 2.0, một số lĩnh vực như công
nghệ thông tin, truyền thông chúng ta ở trình độ 3.0 và tiếp cận ban đầu với 4.0.
Công nghệ chế tạo vũ khí lại là một lĩnh vực đặc thù: Thứ nhất, đây là lĩnh vực
rất đa dạng, định hướng tiếp cận ưu tiên với các lĩnh vực của cách mạng công
nghiệp 4.0 đối với từng quân, binh chủng, ngành cần xác định phù hợp. Thứ hai,
chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiếp thu và ứng dụng các công nghệ, vì
hầu hết là các hệ thống công nghệ cao đều đòi hỏi điều kiện hoạt động đặc thù,
khó khăn trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ quân sự. Thứ ba, đòi hỏi
tính đồng bộ cao, có tính hệ thống.
Để đi tắt đón đầu, Quân đội cần một chiến lược, quy hoạch tổng thể trong
điều kiện đầu tư có hạn, ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực chịu nhiều tác động của
cuộc cách mạng này, tạo tiền đề cho công nghệ chế tạo vũ khí phát triển, mở
rộng hợp tác trong nước, quốc tế song phương và đa phương, xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao, huy động, thu hút nhân tài vào phục vụ quân đội, tạo
tiềm lực KH-CN vững chắc để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, khai
thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một
số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
Việc Việt Nam mua của Nga các tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ tên lửa
Gepard và các máy bay chiến đấu Su-30MK2, mua sắm tàu tuần tra mới cho lực
lượng cảnh sát biển và nâng cấp hệ thống tên lửa ven biển trong những năm gần
đây đã giúp củng cố đáng kể sức mạnh của QĐNDVN. Cùng với việc nhận
chuyển giao nhiều dự án và triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, chế tạo vũ
khí hiện đại đã khẳng định xu hướng tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh
vực quân sự của chúng ta..
Từ thực tế nêu trên ngành công nghiệp quốc phòng cần xác định rõ từ đó
đưa ra những chiến lược phát triển cho phù hợp như: ưu tiên phát triển các
ngành công nghiệp công nghệ cao trung hạn và dài hạn, có chính sách thu hút,
chuyển dịch lao động có trình độ cao, đào tạo lực lượng lao động có trình độ để
đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới từ đó có loại hình đào tạo bắt
kịp với su hướng hiện nay.
Xu hướng áp dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 vào sản xuất vũ khí
của Việt Nam là xu hướng tất yếu. Với những phân tích trên trong khuôn khổ
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
24
tiểu luận này, nhóm 3 dự kiến tác động của Cuộc CMCN 4.0 đến công nghệ chế
tạo vũ khí Việt Nam trên các phương diện cụ thể như sau:
a. Phần cứng, phần mềm (Phần kỹ thuật):
- Sẽ có hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án trọng điểm ưu tiên cho các sản
phẩm có hàm lượng chất xám cao, các công nghệ hiện đại.
- Chủ động trong xây dựng cơ sở các dự án cốt lõi có tính độc lập cao: Cơ
sở hạ tầng để phát triển công nghệ nền (Công nghệ vật liệu, công nghệ phụ trợ,
….); Xây dựng cơ sở dữ liệu độc lập (Các khối dữ liệu liên quan đến tác chiến
như địa hình, khí hậu, nguồn nước,….)
- Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, truy cập, truyền tải
dự liệu băng thông rộng; xây dựng cơ sở dữ liệu đa năng và phong phú.
- Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ 3D, các trang thiết bị hiện đại,
công nghệ cao, các phần mềm hiện đại để nghiên cứu thiết kế, chế tạo vũ khí.
- Xây dựng và phát triển mạnh các trung tâm mô phỏng để rút ngắn thời
gian chế tạo vũ khí, phát triển các vũ khí tinh khôn.
- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, nhà máy sản xuất có ứng dụng trí
tuệ nhân tạo.
b. Nhân lực:
CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kiến thức, kỹ năng và tâm thế của
chiến sĩ, sĩ quan như sau:
- Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhận thức, tư duy hệ thống, tư
duy phản biện, kỹ năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo.
- Các kỹ năng về thể chất: Kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng số, kỹ năng kết
nối.
- Các kỹ năng xã hội: Giao tiếp, ứng xử, tạo lập quan hệ, làm việc theo
nhóm.
Tác động của CMCN 4.0 đến nguồn nhân lực trong quân đội: CMCN 4.0
tác động cơ bản đến mọi lĩnh vực của hoạt động quân sự như: tổ chức biên chế,
vũ khí trang bị kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng, hình thức tổ chức, nghệ thuật
quân sự, công tác đào tạo, bồi dưỡng… nhưng trực tiếp và sâu rộng và có tầm
ảnh hưởng lớn cơ bản là đội ngũ cán bộ chỉ huy tham mưu và cán bộ khoa học
công nghệ.
- Cán bộ chỉ huy tham mưu: là người tổ chức và điều hành tác chiến, trực
tiếp sử dụng, phát huy tính năng kỹ-chiến thuật, hoả lực của vũ khí trng bị kỹ
thuật; tự động hoá chỉ huy; hiện đại hoá huấn luyện;….
- Cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ: có nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật duy
trì tính năng kỹ chiến thuật của VKTBKT; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến,
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ
Cuộc CM 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ chế tạo vũ khí của Việt Nam
25
nghiên cứu, cải tiến, thiết kế chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật và các trang thiết
bị khác phục vụ hiện đại hoá huấn luyện, chiến đấu.
Dưới sự tác động của CMCN 4.0 dự báo công tác nhân lực phục vụ trong
lĩnh vực công nghệ chế tạo vũ khí sẽ có nhiều thay đổi:
- Định hướng về nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về hình thức tác chiến,
mục tiêu yêu cầu đối với chiến sĩ trong chiến tranh hiện đại. Để phong trào học
tập, tìm tòi, sáng tạo các vũ khí, trang bị mới có sức lan toả đến mọi đơn vị, đến
từng chiến sĩ.
- Đào tạo bài bản, chuyên sâu: theo nhu cầu sử dụng cán bộ ở từng lĩnh
vực, ngành nghề để phát hiện , bồi dưỡng, tạo ra được nhiều nguồn có chất
lượng tốt đi theo hướng đào tạo chuyên sâu; tập trung trước hết vào đội ngũ cán
bộ trẻ có trình độ năng lực toàn diện, có khả năng về ngoại ngữ và công nghệ
thông tin. Thường xuyên đổi mới và bám sát yêu cầu thực tiễn của chiến tranh
hiện đại, tác chiến công nghệ cao, không gian mạng.
- Chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các
cấp học, bậc học: tăng cường đầu tư mua sắm các vật chất, trang thiết bị dạy học
tiên tiến, hiện đại hoá thao trường, bãi tập; bổ sung vũ khí, trang thiết bị, công
nghệ mới; xây dựng các trung tâm huấn luyện, trung tâm mô phỏng, phòng học
chuyên dùng cho các học viện nhà trường để nâng cao chất lượng trong giảng
dạy, thực hành. Chú trọng công tác làm việc nhóm, kết hợp giữa các ngành
nghề.
- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực, tận
dụng tối đa ưu thế công nghệ của các nước tiên tiến.
c. Tổ chức:
- Quy hoạch tổ chức khoa học công nghệ và tiếp tục xây dựng đầu tư
trung và dài hạn để nâng cao năng lực nghiên cứu và chuyển giao trí thức thời
kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu
tiềm năng và nhóm nghiên cứu mạnh.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án khoa học và
công nghệ cao, các đề tài trọng tâm, trọng điểm. Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học chủ chốt, nhân lực số để đáp ứng nhu cầu nhân lực cao phục vụ định hướng
phát triển.
- Phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ cao, bao
gồm phát triển đề tài, dự án các cấp. Phát triển khoa học và công nghệ gắn với
sản xuất, với sản phẩm đầu ra, với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong
thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0
- Sắp xếp cơ cấu lại tổ chức các đơn vị sản xuất vũ khí theo hướng tinh
gọn, hiệu quả, ưu tiên liên kết, hỗ trợ để sản xuất được các loại vũ khí thông
minh, tích hợp được nhiều tính năng ưu việt, giảm giá thành.
Môn: Khoa học dự báo
Nhóm 3, lớp K29A Quản lý khoa học và công nghệ