Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tại Phố Cổ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.59 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI: “Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Văn Hóa Tại Phố Cổ Hà Nội”
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
1. KHÁI NIỆM
1.1.Khái niệm về du lịch
Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡngtrong một khoảng thời gian nhất định”
1.2.Khái niệm về văn hóa :
tác giả Trần Ngọc Thêm trong tác phẩm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” đã định
nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với mội trường tự nhiên xã hội”. vậy
 Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham

gia của cộng đồng,nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch đó là các
truyền thống văn hóa,các nét đặc trưng riêng biệt của địa phương đó hấp
dẫn du khách như : truyền thống văn hóa,phong tục tập quán,lịch sử,nghệ
thuật,kiến trúc,phong tục tín ngưỡng tôn giáo,
Ở loại hình du lịch văn hóa,điểm đến của du khách là các thành phố lớn,các nhà
hát lớn,các bảo tàng văn hóa ,lịch sử,,nhà thờ lớn,công viên các chợ nổi
tiếng.hay ở nông thôn là các đình chùa nổi tiếng về văn hóa lịch sử,phong tục
tín ngưỡng,các vật dụng ,vật thể hay các nghệ thuật,kiến trúc mang đậm bản sắc
vùng miền. điểm đến của du khách còn là các đảo,vịnh các bờ bãi biển đẹp mà
nơi đó có cuộc sống đặc biệt của cư dân.
Tóm lại : du lịch văn hóa luôn gắn liền với các địa điểm ,vật chất,các giá trị
văn hóa lịch sử truyền thống đặc trưng của vùng miền,dân tộc.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH VĂN HÓA



.Tính đa dạng :tính đa dạng của loại hình du lịch văn hóa thể hiện ở sự đa dạng
về khách du lịch (người già,người trẻ,đàn ông ,phụ nữ,khách trong nước ,khách
nước ngoài) ,mục đích đi du lịch (tham quan,cầu lễ,vui chơi giải trí.. ),, cảnh
quan thiên nhiên, hay các hình thức nghệ thuật dân gian (múa rối,hát quan họ,.,)
các vật thể có giá trị văn hóa ,lịch sử,truyền thống ..( đền chùa,tượng,nhà
sàn,gùi,cuốc.. )
Tính mùa vụ : đối với bất kì loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này .các
loai hình du lịch thường thể hiện tính mùa vụ qua số lượng khách tập trung
đông ở các tuyến điểm du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần ,riêng loại hình
du lịch văn hóa này tính mùa vụ còn thể hiện ở các lễ hội các ngày lễ tết như hội
chùa hương,ngày lễ giỗ tổ hùng vương..
Tính đa thành phần : ở loại hình du lịch văn hóa này ko có giới hạn cho các đối
tượng liên quan đến du lịch văn hóa.cá du khách trong và ngoài nước,các tổ
chức nhà nước và tư nhân ,các tổ chức,doanh nhân đầu tư trong và ngoài
nước.các cộng đồng dân cư địa phương,các hdv…
Tính liên vùng. Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của các du khách về văn hóa
truyền thống và vẻ đẹp thẩm mỹ của địa phương tại điểm du lịch.do đó có sự
liên kết giữa các vùng để tạo ra các tuyến điểm du lịch hấp dẫn
3. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VĂN HÓA
Du lịch văn hóa luôn gắn liền với các địa phương có những nét đặc sắc,riêng
biệt trong truyền thống,lịch sử,tín ngưỡng,phong tục tập quán,…điểm đến là các
địa phương thường có dân cư tập trung thưa và mỏng,chưa có điều kiện tiếp xúc
nhiều với sự hiện đại của thế giới,do vậy đặc trưng của các địa phương này là
dân cư nghèo đói,và gìn giữ được các giá trị vật chất và tinh thần qua thời gian


Do đặc trưng của điểm đến của loại hình du lịch văn hóa là như trên nên
du lịch văn hóa có vai trò quảng bá ,lan truyền gìn giữ và bảo tồn các nét
đặc trưng văn hóa dân tộc lâu đời,góp phần lớn vào xóa đói giảm

nghèo,cải tiến đời sống vật chất và tinh thần,tri thức của cư dân địa
phương


3.

Đặc trưng của du lịch văn hóa

3.1. Khái quát về du lịch văn hóa
Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm
những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển
nhiên du lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn
hóa bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống
nhau, luôn khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá. Như vậy du lịch
được coi như hành vi thỏa mãn văn hóa và hình thành nên loại hình
“du lịch văn hóa”. Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch được
coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những đặc thù
văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham gia hoạt động
du lịch.
3.2. Sự phát triển của du lịch văn hóa tại Việt Nam
Trong các loại hình du lịch, du lịch văn hóa đang trở thành xu thế phát
triển của các nước trong khu vực. Việt Nam một đất nước có nền văn
hóa giàu bản sắc, nên du lịch văn hóa có rất nhiều tiềm năng và thế
mạnh để Việt Nam khai thác phục vụ cho nền công nghiệp du lịch
chuyên nghiệp. Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch
Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới. Và Việt Nam
đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập, trong xu thế đó du lịch
đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vì vậy, để
hoạt động du lịch ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình theo
hướng phát triển bền vững, việc khai thác những tiềm năng du lịch

Việt Nam là hoạt động mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cao. Bên cạnh những loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du
lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du
lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang
phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Đối với du lịch Việt
Nam, du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho một nền công
nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai. Chúng ta xem xét các lợi
thế sau:


3.2.1. Lợi thế từ văn hóa đưa đến sự phát triển bền vững của du
lịch
Văn hóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa vào văn hóa để
phát triển là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền vững. Khi đưa
văn hóa vào trong kinh doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch
văn hóa. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa
chỉ văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền
thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối
với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Mối quan hệ
biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát triển
là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục
đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển
của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở
một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn
Nguyên Ngọc nhận định: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi
văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn
hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và
hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm
món “hàng độc” của mình”.
Du lịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do

đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc
đưa vào trong kinh doanh du lịch. Đối với khách du lịch có sở thích
nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du
lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thông qua hoạt
động du lịch; sự giao lưu, giao thoa giữa các dòng du khách nội địa và
quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản phẩm văn
hóa đặc trưng đó là những sản phẩm du lịch. Trong tất cả các loại hình
du lịch thì du lịch văn hóa là một hình thức du lịch mang lại nhiều lợi
ích cho môi trường du lịch nhất: Du lịch văn hóa là công cụ để khôi
phục, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng địa
phương một cách hữu hiệu nhất. Du lịch văn hóa nếu khai thác tốt nó
là một hình thức du lịch bền vững có lợi cho môi trường tự nhiên và
môi trường nhân văn của cộng đồng. Khách du lịch văn hóa thường có
ý thức bảo vệ môi trường du lịch tốt hơn khách du lịch đại chúng . Do
đó, chúng ta phải có chiến lược phát triển văn hóa. Khách du lịch
không phải đến Việt Nam vì chúng ta vừa có một tòa nhà “trọc trời”,


không phải họ đến Việt Nam vì chúng ta vừa xây dựng xong những
khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, một cây cầu hiện đại… mà phần lớn họ đến
Việt Nam hay quyết định quay trở lại Việt Nam vì những cuốn hút về
mặt văn hóa. Theo thống kê: Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour du lịch
sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch
tham quan - sinh thái nhân văn . Tổng hợp các điều kiện và chỉ cần
nhìn từ khía cạnh đa dạng văn hóa, từ lợi thế của sự khác biệt, Việt
Nam có đầy đủ tiềm năng là điểm đến của thiên niên kỷ mới, là vẻ đẹp
bất tận. Vấn đề là làm thế nào để khai thác thật hiệu quả vốn văn hóa
trong hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững để du lịch Việt
Nam, trong đó du lịch văn hóa không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà

còn là con đường để giao lưu, tiếp biến văn hóa năng động trong bối
cảnh toàn cầu hóa.
3.2.2. Lợi thế từ tiềm năng của du lịch Việt Nam
Thứ nhất: Việt Nam là đất nước có tiềm năng du lịch văn hóa “khổng
lồ”.Về mặt cấu trúc, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 54 dân
tộc, các tộc người đều có đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên một bức
khảm văn hóa đa sắc màu, thống nhất trong đa dạng. Nhiều di sản văn
hóa Việt Nam mang đậm dấu ấn đóng góp của văn hóa đa tộc người
được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Kinh thành Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên…). Về văn hóa – lịch sử: Việt Nam có một truyền thống văn
hóa – lịch sử đặc thù mà đối với du khách, đấy là truyền thống vừa đặc
sắc vừa chứa đầy nghịch lý cần khám phá: một nền văn hóa đa dạng
uyển chuyển, dung hòa, sáng tạo và giữ vững được bản sắc trong
những điều kiện tiếp xúc văn hóa hầu hết là không bình thường; một
đất nước, một dân tộc nhỏ bé nhưng phải đối diện với những thử thách
to lớn và làm nên những kỳ tích thật vĩ đại trong chiến tranh chống
Nguyên - Mông, chống Minh - Thanh, chống Pháp, chống Mỹ… Một
pho lịch sử như thế khó có thể kể hết về những lợi thế của Việt Nam
trong việc tựa vào văn hóa – lịch sử để phát triển du lịch, để thu hút
khách du lịch đến Việt Nam. Về mặt địa – văn hóa, tức là khai thác
những giá trị địa - văn hóa, du lịch văn hóa theo chiều ngang, theo
không gian có tính vùng miền. Việt Nam còn có các vùng đặc trưng
văn hóa như: Miền núi và trung du Bắc bộ đặc sắc bởi đa dạng văn hóa
Việt cổ; Đồng bằng sông Hồng có văn hóa lúa nước; Bắc Trung bộ có


cố đô, văn hóa cung đình; Duyên hải Nam Trung bộ có bãi biển đẹp và
văn hóa Sa Huỳnh; Tây Nguyên có văn hóa Cà phê; Đông Nam bộ có
văn hóa Óc eo; Đồng bằng sông Cửu Long có văn hóa sông nước miệt

vườn. Các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, vùng du lịch, địa danh
nổi tiếng sẽ tổng hòa tạo dựng lên thương hiệu điểm đến quốc gia Việt
Nam. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa
trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương
Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện
Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội4
dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công
nhận)... đều là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước.
3.2.3. Lợi thế từ sự đa dạng về loại hình văn hóa
Chúng ta dùng văn hóa để giúp cho sản phẩm du lịch Việt Nam vốn đã
phong phú về chủng loại thêm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài
nước, ta có thể phân ra các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu như sau:
Thứ nhất: Du lịch văn hóa - lịch sử, gồm tất cả những chuyến du lịch
thăm lại những khu di tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của
các anh hùng lịch sử dân tộc, tham quan nơi làm việc của các vĩ nhân...
Theo thống kê năm 2004, chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng
40.000 di tích là các đình chùa, lăng, miếu trong đó có 2741 di tích,
thắng cảnh được xếp hạng quốc gia gồm có 1322 di tích lịch sử, 1263
di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng
cảnh. Du khách còn có thể thăm viếng 117 bảo tàng lịch sử văn hóa,
trong đó có những bảo tàng quan trọng như: Bảo tàng Dân tộc học,
Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng văn hóa Chăm ở Đà Nẵng… Mỗi
di tích có một lý lịch riêng với biết bao nhiêu câu chuyện liên quan
cùng các nhân chứng, kỷ vật. Tất cả những cái đó nếu được khai thác
tốt sẽ trở thành những sản phẩm du lịch đáng kể. Trên khắp đất nước
từ Bắc chí Nam không thiếu những địa danh có thể làm du lịch lịch sử
văn hóa. Ở loại hình du lịch này ta còn thấy việc tham quan tìm hiểu
các di tích danh nhân có khá nhiều trên khắp ba miền Bắc, Trung và

Nam bộ. Những Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Du, Nguyễn
Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu,
Nguyễn Thị Định… đều có các di tích và kèm theo đó là lịch sử phong
phú của các di tích đó. Nếu so với các nước trong khu vực và thế giới,


thì chừng ấy về chủng loại sản phẩm du lịch và các giá trị đang có thì
phải được xếp là loại “giàu có”. Vấn đề, chúng ta phải làm gì để khai
thác hiệu quả “gia tài” đó thật bài bản và chuyên nghiệp.
Thứ hai: Du lịch văn hóa di sản, là sản phẩm lấy những giá trị văn
hóa, lịch sử có trong di sản để cho khách thưởng thức. Một đất nước
được vinh danh nhiều di sản, nó là “tấm giấy thông hành” về trình độ
và bề dày văn hóa – văn minh của dân tộc đó. Đến nay, Việt Nam đã có
7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm: Hai Di sản
thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng; Năm Di sản văn hóa thế giới gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế,
Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành
Thăng Long, Thành nhà Hồ. Các danh hiệu khác cũng được công nhận
là di sản thế giới như: Sáu di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu và phi
vật thể gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca Trù,
hát Xoan. Ba Di sản tư liệu thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, 82
Bia tiến sĩ Văn5 Miếu Thăng Long, Kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh
Nghiêm (Bắc Giang). Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, được công
nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Cao nguyên Đá Đồng
Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tương lai, danh
sách các di sản thế giới của Việt Nam sẽ còn tiếp tục được bổ sung.
Các danh hiệu di sản thế giới bảo đảm là một thương hiệu tốt quảng bá
cho du lịch văn hóa Việt Nam phát triển. Và trong thực tế những năm
gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều du khách nước

ngoài. Có nhiều lý do để Việt Nam thu hút được nhiều du khách, trong
đó phải kể đến sự đóng góp lớn của những di sản thiên nhiên và văn
hóa thế giới tại Việt Nam.
Thứ ba: về loại hình du lịch văn hóa cảm xúc, là những sản phẩm khai
thác các đặc tính thẩm mỹ phi vật thể thông qua các giác quan như:
màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tiếng động những thành tố tạo
thành cái cội nguồn văn hóa của vùng, dân tộc hay quốc gia. Những
thành tố này sẽ tạo nên một vùng cảm xúc mạnh mẽ đối với du khách
và để lại cho họ những kí ức đẹp về chuyến đi. Về loại hình du lịch
văn hóa này chúng ta có Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa
Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Ca
trù, Hát Xoan, được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa


kiệt tác truyền khẩu phi vật thể. Ngoài ra, nghệ thuật múa Rối nước
Việt Nam đã có được thương hiệu du lịch của mình.
Thứ tư: Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội, là những sản phẩm du lịch
tận dụng sự kiện và lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho
khách du lịch có thể trải nghiệm và hòa mình vào không khí của lễ hội
một cách hợp lý nhất. Ở Việt Nam, lễ hội đã trở thành truyền thống và
từ lâu là một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Theo
thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì nước ta hiện có hơn
8.000 lễ hội trong năm. Với gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ, Việt Nam được
ví như đất nước của lễ hội. Đây không chỉ là một kho tàng di sản văn
hóa quý giá đối với mỗi người dân Việt Nam mà còn có sức hút rất lớn
đối với tất cả những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán
của người Việt. Vấn đề là kèm theo các lễ hội là những nghi thức tín
ngưỡng, các đám rước nhiều màu sắc, nhiều phong tục khác nhau và
đặc biệt là các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật xung quanh nó như múa
bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Bên cạnh đó là

những vui chơi phong tục, trò chơi, ca cải lương, hò, đờn ca tài tử…
Một giá trị to lớn khác và cũng là những sản phẩm du lịch hết sức thú
vị, đó là các sản phẩm của văn hoá ẩm thực mang sắc thái địa phương,
hàng hóa, quà đặc sản của các vùng.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở PHỐ
CỔ HÀ NỘI.
2.1. Giới thiệu du lịch văn hóa Phố Cổ Hà Nội.
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn vật, "thứ nhất kinh kỳ", luôn tồn tại sống trong
tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Để rồi "dù có bốn phương trời, lòng vẫn
nhớ về Hà Nội", Hà Nội như là một biểu tượng văn hóa bậc nhất của con người
và đất nước ta. Và nằm trong lòng thủ đô là khu phố cổ 36 phố phường của
thành Thăng Long cũ. Nếu như Hà Nội là trái tim của Việt Nam, thì phố cổ
chính là trái tim của thủ đô yêu dấu.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu
đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung
dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên
những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân
thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những
ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ,
vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và
bên ngoài cả khu phố cổ.
Chính vì vậy mà ca dao có câu rằng:
Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài[5], hàng Khay,
Mã Vĩ[6], hàng Điếu, hàng Giầy

Hàng Lờ[7], hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn[8],


Phố Mới, Phúc Kiến[9], hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát[10], hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The[11], hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền
Khu phố cổ Hà nội là một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền
thống văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt
cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội bao gồm 76 tuyến phố, được
xác định bởi: phía bắc là phố Hàng Đậu; phía tây là phố Phùng Hưng; phía nam
là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường
Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Với tổng diện tích khoảng 100ha, khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thế kỷ
11 và có bề dày gần một nghìn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm
uất, tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương,
hình thành nên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng
biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh
thành Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm
nghề của mình khiến các phố nghề ngày càng phát triển. Phố nào cũng ồn ào,
náo nhiệt cảnh mua bán, lao động như một làng nghề thu nhỏ. Và sản phẩm

được buôn bán đã trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước như Hàng Gạo,
Hàng Đường, Hàng Muối... Chính vì vậy người Việt quen gọi Hà Nội là Hà Nội
36 phố phường với ý nghĩa phường là nơi tập trung những người làm cùng một
nghề thủ công, bán cùng mặt hàng theo kiểu “buôn có bạn, bán có phường”.
Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ với nhà dạng ống,
mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu
được xây dựng vào thế kỉ 18-19. Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các
phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà
tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán
hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát…


Đến với khu phố cổ Hà Nội, du khách dù khó tính đến đâu cũng vẫn bị hấp dẫn
bởi những giá trị văn hoá chứa đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu
đời gồm đình, đền, chùa, hội quán. Điển hình trong các di tích lịch sử và văn
hoá này là ngôi đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, được coi là một trong tứ trấn
của kinh thành Thăng Long.
Nhiều người nước ngoài lần đầu tiên tới phố cổ Hà Nội sẽ cảm thấy hơi lo lắng
khi đi giữa những dãy phố mang những cái tên na ná, nằm ngang dọc với các
cửa hàng bán những sản phẩm cùng chủng loại, những hàng ăn hai bên đường
tấp nập kẻ vào người ra, hay hòa vào dòng người và xe cộ đi lại như mắc cửi.
Nhưng rồi cảm giác đó dần dần qua đi, thay vào đó là sự yêu mến da diết khi họ
nhận ra cuộc sống của con người Hà Nội đầy náo nhiệt, đầy sức sống, không
ngừng chuyển động nhưng cũng rất nên thơ. Họ như bị cuốn vào một xứ sở bất
tận của các món ăn, từ món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá…trong
các quán nhỏ trên vỉa hè đến các gánh hàng rong bán trứng vịt lộn, bánh rán,
bún ốc, bún đậu mắm tôm…
Cứ vào dịp cuối tuần, khi màn đêm buông xuống, tuyến phố đi bộ Hàng Đào Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân đã tạo thành một không gian đi bộ
phố cổ về đêm dài gần 3km. Đây thực sự đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn,
khai thác được nét văn hóa phố cổ đồng thời tạo điều kiện cho du khách khám

phá Hà Nội về đêm. Hòa vào dòng người đi bộ trong không gian phố cổ và mua
sắm hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại những sạp hàng dựng trong tuyến phố
mới cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ về đêm.
Ngay cạnh những dãy hàng náo nhiệt người ta vẫn cảm nhận được một đêm
phố cổ trầm mặc qua những căn nhà nhỏ lô xô nằm nép mình vào nhau gợi lên
cảm giác xa xưa, hoài cổ. Đặc biệt vào tối thứ 7 hàng tuần, các hoạt động văn


nghệ dân gian như hát chèo, hát xẩm, ca trù, quan họ… do Hội Nhạc sỹ Việt
Nam tái hiện càng làm tăng thêm nét cổ kính và riêng có của phố cổ Hà Nội.
Khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn, những con
đường tấp nập người đi, những đền chùa mái cong mềm mại, cả những không
gian, âm thanh hay hương vị độc đáo của các món ăn... tất cả đã làm nên một vẻ
đẹp mà chỉ Hà Nội mới có.
Cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của Kinh thành Thăng
Long xưa, mang hồn thiêng khí phách lịch sử dân tộc, là một di tích vô cùng
quý giá của thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Năm 1010, trung tâm Hà Nội cổ được nhà Vua Lý Thái Tổ đánh giá trong
"Chiếu dời đô" là "ở giữa khu vực trời và đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi". Với
sẵn một vùng kinh tế – cư dân – nơi "hội họp của bốn phương", kinh kỳ Thăng
Long chính thức được hình thành, với tổng thể "Tam trùng thành quách" là quy
hoạch kiến thiết của đô thị cổ Hà Nội.
Trung tâm thương mại của Thăng Long, lấy cửa Đông, sông Tô, sông Hồng làm
giới hạn, là vùng sầm uất nhất Kinh thành, ở đây tập trung nhiều phố phường,
chợ bến, kết hợp với khu vực buôn bán, các phường thủ công ngày càng phát
triển. Trải qua quá trình lịch sử, các thành tố đơn lẻ của phố cổ Hà Nội có bị
thay đổi, các niên đại xây dựng không sớm, nhưng không thể phủ nhận giá trị
lịch sử và quá trình hình thành, phát triển nghìn năm văn hiến. Về tổng thể khu
vực này vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ, vẫn giữ
được chức năng xã hội với vai trò là một trung tâm thương mại, các tuyến phố,

hệ thống chợ, các công trình di tích kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà ở có
giá trị kiến trúc, phương thức tổ chức không gian sống, sinh hoạt, các lễ hội
truyền thống, nếp sống, thanh lịch của người Hà Nội hàng ngày diễn ra trong
không gian khu phố cổ Hà Nội.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng là "Di
tích lịch sử khu phố cổ Hà Nội".
Giá trị văn hoá của phố cổ Hà Nội
Nói đến lịch sử hình thành, quá trình phát triển "Thăng Long- Hà Nội" không
thể không nói đến khu phố cổ Hà Nội. Ngày nay, không chỉ nhân dân Việt Nam
mà cả bạn bè quốc tế cũng quan tâm đến khu phố cổ Hà Nội, coi đó là một di
sản văn hoá, một đặc trưng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Khu phố cổ
Hà Nội – khu 36 phố phường là một nhân tố quan trọng, một phần để nhận diện
bản sắc văn hoá đô thị Hà Nội.


Khu 36 phố phường xưa cùng với Hoàng thành làm nên kinh kỳ Thăng Long
nổi tiếng là "ngàn năm văn hiến" "Thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến", với các
hoạt động, đời sống sôi động, đây không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn là
một trung tâm văn hoá đa dạng đó là các giá trị văn hoá phi vật thể như lễ hội
truyền thống trong các di tích lịch sử, văn hoá, ứng xử nếp sống thanh lịch của
người Hà Nội xưa cùng với sự hiện diện của văn hoá nghề thủ công truyền
thống còn ghi dấu lại bằng các tên phố, các di tích tổ nghề, bằng các hoạt động
buôn bán, sản xuất hiện hữu còn thể hiện trên phố.
Giá trị kiến trúc của khu phố cổ Hà Nội
Tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc với khối không gian nhỏ
bé, hình thức kiến trúc mặt đứng, tuyến phố, ngôi nhà đặc biệt là các lớp mái
ngói "lô xô" với các hoạ tiết trang trí truyền thống của Việt Nam, tạo nên một
tổng thể cảnh quan kiến trúc đặc trưng của đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc
truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của văn hoá dân tộc
Việt. Đây cũng là đặc trưng cho một đô thị cổ Châu Á.

Giá trị di sản của tổng thể kiến trúc đó là ý tưởng khởi nguyên của việc xây
dựng Kinh thành Thăng Long cùng với Hoàng thành, khu phố cổ Hà Nội giữ vai
trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu đô thị đặc thù của Kinh đô Thăng
Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, những thành tố đơn lẻ của phố cổ bị thay đổi,
mang dấu ấn của kiến trúc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng về tổng thể
vẫn bảo lưu được cơ cấu không gian đô thị của một khu phố cổ truyền thống.
Đồng thời với sự phát triển qua quá trình lịch sử "khu 36 phố phường" Hà Nội


là đặc trưng của một quần thể kiến trúc truyền thống Việt Nam, với hình thái
kiến trúc mà phản ánh vào nó là các dạng kiến thức kiến trúc của các thời kỳ
lịch sử của thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức
khu phố trên cơ sở đơn vị, phường nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã
hội và các thiết kế văn hoá, tín ngưỡng, cách thức xây dựng có nguồn gốc từ
nông thôn. Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng
dần. Phố là một bộ phận của phường đồng thời phố là thành phần liên kết các
phường khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ và tạo nên một mạng lưới đường
- đó là cấu trúc đô thị.

Tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một khu phố thị dân gian, là trung tâm sinh hoạt
cộng đồng quan trọng của thủ đô Hà Nội. Đặc điểm dân gian thể hiện trong cách
tổ chức xây dựng phường, phố và công trình kiến trúc, trong đó có sự hoà trộn
đồng thời của những yếu tố, chức năng kinh tế, xã hội, văn hoá, tín ngưỡng, tạo
nên những giá trị riêng biệt, độc đáo của một cấu trúc hình thái không gian đô
thị sống động. Đó là dạng cấu trúc đô thị truyền thống Việt Nam điển hình,
được hình thành trên cơ sở mô hình kết hợp chức năng vốn là một đặc trưng cơ
bản của phương thức sản xuất phương đông trong quá khứ. Kiến trúc truyền
thống phố cổ Hà Nội là sự kế thừa và phát triển tinh hoa văn hoá nhà ở dân gian



truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, nền văn hoá sông Hồng, văn minh lúa nước,
phù hợp với điều kiện đô thị truyền thống Việt Nam, hình thành từ trong lịch sử
và cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn có sức sống riêng để tồn
tại, thích nghi và phát triển, vừa bảo lưu được những nét riêng độc đáo, đó là
mạng lưới đường phố, ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên, cách phân chia bố cục mặt
đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hoà của không gian kiến trúc với
những đặc tính động luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo. Phố cổ Hà Nội là một
giá trị di sản vô cùng quý báu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô
thị hiện đại, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà
Nội qua các thời kỳ.
Phố cổ Hà Nội luôn gắn liền với cuộc sống, vận động phát triển của kinh đô
Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay, đã trở thành khái niệm, ấn tượng sâu sắc về
giá trị văn hoá không chỉ riêng với người Hà Nội mà còn đối với bạn bè trong
và ngoài nước đã một lần tới thăm phố cổ.
Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị minh chứng cho lịch sử hình thành và phát
triển của Thủ đô Hà Nội. Tổ chức không gian khu phố cổ Hà Nội được phân
chia theo dạng bàn cờ, với những thửa đất dài và hẹp, ngôi nhà ống có nhiều lớp
thấp tầng với mái ngói lô xô. Cho đến hôm nay phố cổ Hà Nội còn lưu giữ
nhiều di sản vật hể và phi vật thể hết sức quý giá, đó là những con phố được bắt
đầu bằng chữ “Hàng”, những ngôi nhà cổ, các di tích, danh thắng ghi đậm dấu
ấn về sự hình thành, phát triển của Thăng Long - Hà Nội như đền Bạch Mã, nhà
48 Hàng Ngang, nhà cổ 87 Mã Mây, Ô Quan Chưởng, đình Kim Ngân…
Phố cổ Hà Nội được xếp hạng là khu di tích lịch sử quốc gia, nhiều công trình
kiến trúc, đình, đền, nhà cổ được đầu tư tôn tạo đã góp phần tạo nên diện mạo
mới nhưng vẫn bảo tồn được những nét đẹp truyền thống. Không chỉ có vậy, khi
đến đây du khách còn được thưởng thức nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội, cùng
tìm hiểu, khám phá về nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người Tràng An
qua các hoạt động: thưởng thức trà Việt, thưởng thức ca trù, nghe giới thiệu về

tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, tìm hiểu về không gian, kiến trúc ngôi
nhà cổ, nghề dệt lụa tại 38 Hàng Đào. Du khách có thể khám phá phố cổ trên
những chiếc xích lô du lịch hay xe điện để tìm hiểu về nét đẹp, cuộc sống, sinh
hoạt của người dân phố cổ.
Dọc tuyến chợ đêm mở rộng trong lòng khu phố cổ Hà Nội, những địa điểm có
công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị như bừng tỉnh với hàng loạt
chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và truyền thống. Tất cả đều miễn
phí.
Hòa mình vào dòng người nhộn nhịp trên tuyến phố đi bộ mở rộng (nằm trong
khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội), gia đình chị Hoàng Nga không khỏi


ngạc nhiên và bất ngờ. Sống ở trung tâm TPHCM, hai con chị không lạ lẫm với
những hội chợ đêm hay những hội chợ theo mùa. Tuy nhiên, với họ, cảm nhận
tại điểm du lịch đặc biệt của Hà Nội lần này hoàn toàn mới mẻ.
Băng qua tuyến phố chợ đêm quen thuộc Hàng Đào – Đồng Xuân với những
mặt hàng thời trang chủ yếu dành cho giới trẻ, tuyến phố du lịch mới: Hàng
Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện
thực sự khiến người đến Hà Nội hài lòng về những trải nghiệm rất riêng về văn
hóa, đặc biệt là phong cách ẩm thực khu phố cổ.

Tuyến phố cổ đi bộ mở rộng thu hút đông đảo khách du lịch vào cuối tuần
Liên tục đi lại, kiểm tra nắm bắt từng hoạt động của từng tuyến phố vào 3 đêm
cuối tuần, ông Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty cổ phần Đồng
Xuân cho biết, những địa điểm có công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử giá trị
như ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, các đền Bạch Mã, đình Quán Đế, đền Hương
Tượng… đã được “đánh thức” không chỉ nhờ hệ thống chiếu sáng lung linh,
huyền ảo, mà còn bằng các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại và
truyền thống. Tất cả đều miễn phí.
Cùng đó, các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ hát xẩm, chầu văn, ca trù...

không chỉ khiến khách nước ngoài thích thú mà cũng thu hút được rất đông đảo
người dân Hà Nội. Giờ đây, những giai điệu cổ trong dân gian không còn xa lạ
với người trẻ Hà Nội nữa. Nhịp đàn, lời phách trong bài hát chầu văn đã ngấm
dần đến mê hoặc không ít người thành thị.
Ở một góc phố khác, không gian biểu diễn nhạc Jazz cũng được bố trí ngay trên
hè phố. Các nhóm nghệ sĩ đường phố thả hồn phục vụ cho những ai yêu thích
nghệ thuật .
Khi hòa mình trong không gian văn hóa, tận mắt chứng kiến những đám đông
khán giả không phân biệt quốc gia, tuổi tác cùng đắm say theo làn điệu chầu văn
trong một lễ giá đồng hay lắc lư và hát theo những bản rock rộn ràng, mới thấy
hết sức quyến rũ của nghệ thuật khi gắn với du lịch.


Dọc phố Tạ Hiện lại luôn thu hút đông đảo khách quen người thành phố đến
thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở những quán hàng quen. Hình ảnh hàng
nhóm “ông Tây, bà đầm” hồn nhiên ăn phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì nổi
tiếng, chè phố cổ… giờ cũng quen mắt người bán hàng. Theo ông Sơn, cùng với
quá trình sắp xếp hàng quán gọn gàng, chọn lựa giới thiệu những tinh hoa ẩm
thực của Hà Nội, yêu cầu đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt
lên hàng đầu đối với các hộ kinh doanh.
Cùng đó, tại tuyến phố đi bộ mở rộng, ngoài các dãy phố ẩm thực, các cửa hàng
bán đồ lưu niệm cũng được quan tâm đẩy mạnh. Khách du lịch lựa chọn cho
mình những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, kim hoàn truyền thống tiêu biểu cho
văn hóa đất nước Việt Nam và nét riêng của Hà Nội. Ngay cả việc nghỉ chân
của khách cũng bước đầu được tính đếm bằng cách sắp xếp những chiếc ghế tại
một số điểm phù hợp.
Nghề thủ công
Phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ công nhất. Những người dân
có thể là thợ thủ công kiêm thương nhân (vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt
hàng cho khách vừa bày bán một số hàng làm sẵn tại cửa hiệu). Đó là các thợ

thêu (làng Quất Động-Thường Tín-Hà Tây), làm trống (gốc làng Đọi Tam-Hà
Nam), thợ tiện (làng Nhị Khê-Hà Tây), làm mành (làng Giới Tế-Bắc Ninh), làm
quạt (làng Đào Xá-Hưng Yên), đúc đồng (làng Đại Bái), vàng bạc (làng Định
Công)...
Những người thợ thủ công ở khắp nơi mang nghề độc đáo của địa phương mình
lên Hà Nội làm ăn, họ lập ra những phố riêng buôn bán sản phẩm của quê
huơng mình. Họ thành lập và liên kết với nhau trong các phường, hội để giúp
nhau trong cuộc sống cũng như trong việc giữ gìn nghề tổ. Giữa những người ở
Thăng Long-Hà Nội với những người ở quê luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Khá nhiều những phường nghề ở Hà Nội đã cùng nhau đóng góp xây đình
để thờ vọng Thành Hoàng hay tổ nghề của làng mình. Trong nhiều năm qua có
khá nhiều hội đồng hương của các làng nghề tập trung tại Hà Nội hoạt động rất
hiệu quả. Tiêu biểu là hội đồng hương làng gò đồng Đại Bái. Hầu hết những
người buôn bán và sản xuất ở phố Hàng Đồng hiện nay là dân làng Đại Bái
thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Có thể nói những phường hội như thế đã
giúp cho nghề nghiệp ở quê hương cũng như ở Hà Nội phát triển đồng thời mọi
người gắn kết với nhau cùng nhau giữ gìn và phát huy lối sống, những phong
tục tập quán tốt đẹp của quê hương mình.


Lễ hội
Lễ hội dân gian Hà Nội cổ truyền có một quá trình lịch sử lâu dài và giữ vai trò
của một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng quan trọng ở Kinh Đô. Hạt nhân
của lễ hội Hà Nội là nghi thức, lễ tiết nông nghiệp, thờ nước, thờ lúa cùng các
sản phẩm của cây lúa.
Điều này diễn ra ngay ở nội thành (nhất là khu phố cổ hiện nay), giữa vùng dân
cư đông đúc với những lễ tiết nông nghiệp điển hình như “lễ tế xuân ngưu” với
tục “Đả xuân ngưu” của phường Đông Hà xưa mà không gian của lễ hội trải dài
trên các phố từ Hàng Chiếu đến tận Hàng Gai bây giờ. Lễ hội cổ truyền Hà Nội
còn đậm đà màu sắc lịch sử, bởi không đâu khác Hà Nội là trung tâm, là nơi tập

trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của
môi trường văn hoá đô thành.
Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí quan trọng và có tác động tích cực,
sâu sắc đến đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội. Thông qua
lễ hội và trong lễ hội mọi hành động đều chứa đựng ý nghĩa thiêng liêng đặc
biệt. Nó là thời điểm gắn bó các thành viên của cộng đồng lại với nhau.
Một khía cạnh văn hiến trong khu Phố cổ Hà Nội là tâm linh hướng tổ, tức lòng
ngưỡng mộ tổ tiên, hướng về cội nguồn. Dù ở bốn phương qui tụ về đây nhân
dân vẫn luôn nhớ về làng quê gốc cũ. Sự hiện diện của nhiều đình đền gọi là
“vọng từ, vọng đình” đã chứng minh điều đó như Nhị Khê vọng (phố Hàng
Hành), Trâu Khê vọng đình (phố Hàng Giày), hai đình Hàng Bạc ở phố Hàng
Bạc (số 42 và 50), hai đình Hàng Giày ở ngõ Hài Tượng và ở phố Hàng Hành,
đình Hàng Quạt (Hàng Quạt), đình Thợ Thêu (ngõ Tạm Thương), đình Thợ
Nhuộm (phố Hàng Đào), hai đình thợ Rèn (phố Lò Rèn và Lò Sũ)...


Những di tích, lễ hội trên cho thấy sức hút của kinh đô Thăng Long và khu Phố
Cổ đối với các tỉnh khác của cả nước, đồng thời thể hiện một khía cạnh đáng
yêu, đáng quí của tâm hồn dân tộc, tình lưu luyến quê hương xứ sở, trước sau
như một, tình làng nước, đoàn kết giữa những người cùng một quê hương. Khu
Phố Cổ chính là nơi đã lưu giữ, ngoài những công trình văn hoá còn có nhiều
giá trị tinh thần mà ngày hôm nay có thể giúp chúng ta nhìn ra những khía cạnh
khác nhau của tâm hồn người Thăng Long xưa để lựa chọn, thừa kế, xây dựng
một khu Phố Cổ trong lòng thành phố Hà Nội.
Đình, Đền, Chùa
Một trong những đặc trưng nổi bật của khu "36 phố phường" là sự kết hợp hài
hòa giữa nhà ở, cửa hàng và các công trình tôn giáo tín ngưỡng đình, đền và
chùa.
Đình xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, là một trong những đặc trưng của mỗi
làng xóm ở Việt Nam. Đình là nơi tôn nghiêm thờ vị Thành Hoàng làng sáng lập

ra phường hoặc làng hay các vị anh hùng khác. Đình cũng là nơi hội họp dân
làng khi có các hoạt động và công việc của làng. Trong khu vực "36 phố
phường" các ngôi đình cho ta hiểu hơn về quá trình mở rộng khung cảnh đô thị
được phát triển dần dần qua sự hợp thành của các phường hội, làng, xóm. Đền
là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc hay các vị thần khác, còn chùa là nơi để thờ
Phật.
Trong khu Phố Cổ có một số đình, đền như Đình Đồng Lạc số 38 Hàng Đào,
đình Đại Lợi số 50 Gia Ngư, đình Trang Lâu số 77 Nguyễn Hữu Huân, đình
Đông Hà số 46 Hàng Gai... Một di tích nữa chứng minh lịch sử lâu đời và đồng
thời cũng là một khía cạnh của tâm linh người Hà Nội thời cổ sơ là đền Hương
Nghĩa, số 13B phố Đào Duy Từ. Đền thờ Cao Tử, em con chú ruột ông Cao
Thông, tức Cao Lỗ, người đã chế tạo ra chiếc nỏ thần giúp vua Thục An Dương
Vương đánh quân xâm lược Triệu Đà. Trong khu Phố Cổ còn có đền thờ Tản
Viên.
Trong khu phố cổ có Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ ở phố Hàng Buồm, một
trong “tứ trấn” của kinh thành Thăng Long. Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn
khi chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long nhiều lần xây đắp thành không
xong, nên đã lập đàn cầu đảo. Sau đó, nhà vua thấy hiện ra một con ngựa trắng
đi vòng quanh khu vực định xây thành rồi đi vào trong đền và biến mất. Lý


Công Uẩn dựa theo dấu vết chân ngựa nên đã xây thành thành công. Con ngựa
trắng đó là thần Long Đỗ hiện lên giúp vua Lý xây thành, được vua đặt tên là
Bạch Mã. Vua xuống chiếu phong thần Long Đỗ làm Thành hoàng, thờ tại đền
Bạch
Mã.

Các dòng họ Hà Nội
“Uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã là một đạo lý Việt Nam, từ vô thức, tiềm thức
đến ý thức. Con người ta luôn có nhu cầu muốn biết về cội nguồn của mình. Đó

là gốc rễ tình cảm-tính người về sự trở lại cội nguồn. Đồng thời nó còn có
nguyên nhân xã hội-tâm linh sâu rộng hơn.
Các dòng họ ở Hà Nội rất nhiều, qua kết quả điều tra hiện có tới hơn 200 dòng
họ khác nhau ở Hà Nội và những vùng phụ cận. Trong đó nổi lên rất nhiều dòng
họ tiêu biểu như họ Nguyễn-Kim Lũ, Họ Vũ-Đan Loan với nghề nhuộm nổi
tiếng cùng sáu họ khác ở Xứ Đông sáng lập khu ngõ Phất Lộc, rất thạo kinh
doanh. Ngõ Phất Lộc còn là nơi gợi hứng bất tuyệt góp phần hình thành một
phong cách nghệ thuật “Phố Phái” (Bùi Xuân Phái) của Phố Cổ Hà Nội…
Giá trị kiến trúc và cảnh quan
Các giá trị văn hoá của khu Phố Cổ Hà Nội được nhận biết đồng thời qua các
đặc trưng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị, phương thức tổ chức, đặc thù về
hoạt động kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cư. Đặc trưng văn hoá
đô thị Hà Nội dễ dàng được cảm nhận trong cấu trúc chức năng và không gian
“36 phố phường”, thông qua các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. Đặc điểm
dân gian thể hiện rất rõ trong cách tổ chức khu phố trên cơ sở đơn vị phường
nghề với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội và các thiết chế văn hoá, tín
ngưỡng và đương nhiên là cả cách thức xây dựng có nguồn gốc từ nông thôn.
Phố xuất hiện sau phường do nhu cầu trao đổi thương nghiệp tăng dần. Phố là
bộ phận của phường, thuộc về phường và là bộ mặt của phường. Đồng thời phố
là thành phần liên kết các phường khác nhau trong mối quan hệ hỗ tương và tạo
nên một mạng lưới. Đó là cấu trúc đô thị.
Sự hình thành tuyến phố quyết định sự hình thành ô phố. Sở dĩ mạng lưới
đường phố và ô phố trong khu 36 phố phường có kích thức nhỏ và không đồng
đều về hình dạng bởi vì quá trình hình thành và phát triển phường, phố là quá
trình mang tính tự phát, phát triển theo nhu cầu, dường như không dự kiến trước
và hoàn toàn bị chi phối bởi điều kiện địa hình tự nhiên. Các tuyến phố hình


thành từ chính những con đường nhỏ vốn kiêm chức năng thuỷ lợi thường có
hình dáng tự nhiên, quanh co.

Việc hình thành các đơn vị phường đã tác động tới kiến trúc của khu Phố Cổ.
Chúng ta có thể thấy điều này qua sự phát triển của các nhà hình ống đó là nhà
dài có mặt tiền hẹp gọi là nhà ở hàng phố, phòng quay ra phố dùng làm cửa
hàng và làm hàng. Nhà ở trong khu “36 phố phường”có đặc trưng mặt tiền hẹp
và chiều sâu nhà rất dài vì thế có tên gọi phổ biến là “nhà hình ống”.
Phần lớn các kiểu nhà truyền thống (mà ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy trong
khu vực phố cổ) được xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc được xây dựng lại vào đầu
thế kỷ XX. Nhà hình ống quay mặt ra mặt phố, chiều rộng trung bình của mặt
tiền từ 2-4m, trong khi đó chiều dài có thể từ 20-60m và có một số trường hợp
lên tới 150m. Nhà có nhiều lớp và cách nhau bằng những sân trong, các sân
trong thông thoáng để lấy ánh sáng tự nhiên. Sân trong còn là nơi diễn ra các
hoạt động đa năng của nhà. Ngoài sân trong, trong các ngôi nhà này trước đây
còn có các mảnh vườn nhỏ.
Trong khu phố cổ ngoài nhà ở buôn bán của dân cư hiện còn 54 ngôi đình, 6
chùa, 22 đền, 3 miếu tổng cộng là 85 công trình tôn giáo tín ngưỡng. Phần lớn
các công trình mang dấu ấn của các thời xưa. Với lối kiến trúc truyền thống
dựng từ gỗ, gạch với các hệ kết cấu vì kèo gỗ của nhiều thời kỳ, các không gian
đình, đền, chùa... là các không gian tâm linh mang tính cộng đồng, nó có mối
quan hệ vô hình với các không gian tâm linh riêng của từng ngôi nhà, trong khu
36 phố phường. Các không gian văn hoá cổ này từ khi xây dựng đến nay vẫn
đang hoạt động, và ngày nay với xu thế quay về với triết học phương Đông, coi
trọng tâm linh, các không gian văn hoá cổ đã góp phần tạo nên đặc trưng của
khu 36 phố phường.
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Phố Cổ
2.2.1.Du Lịch văn hóa
Du lịch văn hoá đôi khi được xem như một ngành trong ngành kinh tế văn hóa,
tức ngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa. Tuy nhiên, bản thân nó là một
loại hình du lịch nằm trong ngành du lịch, được gọi là ngành công nghiệp không
khói, thực chất là ngành kinh doanh.
Từ rất lâu, con người đã nhận thức được rằng các sản phẩm văn hóa, giá trị văn

hóa không chỉ có ý nghĩa vế mặt giá trị tinh thần, đem đến hiệu quả xã hội mà
còn có thể mang lại hiệu quả về kinh tế thông qua việc con người khai thác, sử
dụng như thế nào. Vì vậy, ngành du lịch, được coi là ngành “thời thượng” trong


thời đại ngày nay đã không bỏ qua ý nghĩa đó. Bên cạnh các loại hình du lịch
truyền thống và các loại hình du lịch đang thịnh hành như: du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch chữa
bệnh, du lịch hành hương… thì loại hình du lịch văn hóa đang được chú trọng
khai thác.
Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch,
thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch,
thuộc sản phẩm du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng
hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng
hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông
thường khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.
Chúng ta thấy rằng, thông thường, khi nói đến du lịch văn hóa chúng ta hay chú
trọng đến thế mạnh tiềm năng văn hóa, xem đó là mục tiêu khai thác. Thế nhưng
chỉ có tiềm năng không thôi thì vẫn chưa đủ điều kiện để khai thác du lịch văn
hóa hiệu quả. Khi tiến hành qui hoạch, đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa
theo mô hình lấy văn hóa làm hạt nhân thì chung quanh nó phải là một hệ thống
đồng bộ được thiết lập theo phương châm “truyền thống - hiện đại” về mặt văn
hóa đồng thời đáp ứng mọi tiện ích tốt nhất cho du khách. Đó là hệ thống đường
sá, phương tiện vận chuyển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng với đội ngũ
nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp và có những kiến thức nhất định
về văn hóa địa phương cũng như sản phẩm du lịch của mình. Ngoài ra, cũng cần
chú trọng đến hệ thống siêu thị, quầy bán hàng lưu niệm với những sản phẩm
văn hóa đặc sắc, cơ sở vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt là nghệ
thuật dân gian truyền thống kể cả nghệ thuật văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian
được tổ chức theo nhiều cách thức, thậm chí có thể cho du khách được trực tiếp

tham gia vào những sinh hoạt truyền thống đó để họ cảm thấy thực sự được hòa
mình vào một không gian văn hóa sống động. Câu trả lời cho nhà tổ chức du
lịch là du khách có gì để xem, để chơi một cách thích thú, hào hứng và ấn tượng
sau khi đã được đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất?
Một vấn đề đáng bàn khác là vấn đề vệ sinh trong khu du lịch và hệ thống nhà
vệ sinh công cộng. Một số tiêu chuẩn tiện ích được xem như hành vi của văn
minh nhưng rõ ràng trong đó có ý nghĩa văn hóa. Khách hàng đến từ nhiều nơi
trên thế giói mang theo những nền văn hóa khác nhau với những quan niệm, tập
tục, thói quen, tâm lý khác nhau. Đồng thời mỗi cá nhân du khách được hấp thu
một nền giáo dục và có trình độ, nhận thức khác nhau. Muốn du khách tôn trọng
tập tục, văn hóa địa phương và ứng xử một cách có văn hóa với điểm du lịch
trước tiên các nhà làm du lịch phải tạo ra một cảnh quan môi trường văn hóa văn minh. Hình ảnh du khách xả rác, phóng uế bừa bãi ra khu du lịch không thể
đổ lỗi hoàn toàn cho họ. Trước tiên, phải đặt câu hỏi chúng ta đã làm gì để cải


thiện tình trạng đó và triệt tiêu những hoàn cảnh có thể tạo điều kiện cho những
hành vi thiếu văn hóa đó có cơ hội phát triển? Tức trả lời câu hỏi chúng ta đã
ứng xử văn hóa với khách du lịch chưa? Hay việc cấm du khách đưa thức ăn
vào khu du lịch trong khi ở đó lại phục vụ những món ăn kém chất lượng với
cái giá cắt cổ theo kiểu kinh doanh độc quyền cũng là một hình thức kinh doanh
phi văn hóa. Mọi biểu hiện kém cỏi trong chất lượng hoạt động dịch vụ đều đem
đến sự phiền lòng cho du khách , tạo một tâm lý không thoải mái và đó chính là
một kết quả thất bại cho du lịch.
2.2.2.Tiềm năng phát triển du lich của Phố Cổ
Khu "36 phố phường" Hà Nội ra đời cùng với Thành cổ Hà Nội từ thế kỷ
XI đời Lý. Khu thị dân cổ này nằm ở phía Đông và Đông Bắc Thành Cổ trong
gần 10 thế kỷ đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong sự
nghiệp chống ngoại xâm giữ nền độc lập cho nước nhà. Khu phố cổ này, cùng
với sông Hồng, là khu bảo vệ vòng ngoài cho Thành Cổ trong thời chiến, là khu
vực buôn bán sầm uất nuôi sống thành cổ trong thời bình, là gương mặt của đất

nước trong quan hệ đối ngoại.
Khu "36 phố phường" có thể nói là nơi mật độ công trình di tích thuộc loại
cao. Nhiều công trình có niên đại khởi dựng từ thế kỷ XI cùng thời đặt móng
xây dựng thành Thăng Long. Các công trình di tích này là không gian tâm linh
mang tính cộng đồng, nó có mối quan hệ vô hình với các không gian tâm linh
riêng của từng ngôi nhà trong khu vực. Các không gian văn hóa tâm linh này
vẫn đang tồn tại, góp phần tạo hồn cho khu phố cổ.
Khu "36 phố phường" xưa, nay đếm được 76 phố, ngõ, có tới trên 50 phố
được đặt tên phố bắt đầu bằng chữ Hàng như: Hàng Đường, Hàng Mã .... Tên
phố là tên phường nghề, tên của các sản phẩm bày bán....cảnh sống sinh hoạt từ
xưa đã nổi tiếng khắp nước là nơi "ngàn năm văn vật", là nơi .. .Dập dìu tài tử
giai nhân - Ngựa xe như nước, áo quần như nem ...("Truyện Kiều" của Nguyễn
Du) . Nơi đây không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm
văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều cửa hàng ăn uống nổi tiếng, văn hóa
nghệ thuật tiêu biểu của các đoàn Quảng Lạc, Chuông Vàng .. .hoạt động sôi nổi


trong các rạp chiếu phim. Nơi đây có các trụ sở làm việc của các toà soạn báo
trong thời kỳ cận đại như: Trung Bắc tân văn, Hà Thành Ngọ báo... và đặc biệt
là di tích lịch sử Cách mạng ở 48 Hàng Ngang, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết
tuyên ngôn Độc lập... Trên cơ sở khoa học và thực tiễn khu Phố Cổ đã được xếp
hạng là "di tích văn hóa lịch sử khu phố cổ".)
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa ở Phố Cổ
Bên cạnh sự hấp dẫn, phố cổ còn có những điều chưa thực sự làm hài lòng du
khách. Điều đáng quan tâm đối với du khách là tình trạng giao thông ở khu vực
này. Phố cổ với nét đẹp cổ kính và sự sầm uất, tấp nập rất đặc trưng. Nhưng
điều làm sợ nhất là mỗi khi sang đường tại khu vực này, mặc dù được hướng
dẫn viên khuyến cáo là cần tuyệt đối tuân thủ đèn tín hiệu giao thông nhưng vẫn
nhiều phen thót tim vì giao thông Việt Nam.
Không chỉ có vậy, trong khu vực phố cổ các phương tiện ô tô, xe máy mặc dù

có sắp xếp nhưng lấn chiếm hết vỉa hè khiến cho du khách phải đi bộ dưới lòng
đường. Bên cạnh đó, việc dừng đón trả khách bừa bãi của các phương tiện xích
lô, xe ôm, thậm chí cả xe du lịch trong phố cổ và ở những điểm tập trung đông
du khách như: Cổng đền Ngọc Sơn, Nhà hát múa rối nước Thăng Long, Hàng
Đào, Mã Mây... đã góp phần tạo cho giao thông khu vực này thêm lộn xộn.
Phố cổ vẫn còn hình ảnh chưa đẹp như bán hàng dưới lòng đường, chèo kéo
khách du lịch”.
Quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế ngày nay với việc cơi nơi sửa đổi
không đồng bộ, đang là những “mối đe dọa lớn” đối với những giá trị vô giá của
phố cổ Hà Nội.
Quá trình hiện đại hóa và phát triển kinh tế ngày nay với việc cơi nơi sửa đổi
không đồng bộ, đang là những “mối đe dọa lớn” đối với những giá trị vô giá của
phố cổ Hà Nội.
Di tích cơ sở hạ tầng khu phố cổ Hà Nội hiện đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm
trọng cùng việc cơi nới và sửa đổi thiếu đồng bộ và không có kiểm soát. Thêm
vào đó, sự phát triển không kiểm soát nổi của dân số, đặc biệt là những người
buôn bán ở khu vực này dẫn đến sự quá tải về nơi ỏ và môi trường sống không
bảo đảm. Phố cổ là sức hút chính của Hà Nội với du khách, tuy nhiên dù đã
được khai thác từ rất lâu nhưng du lịch phố cổ vẫn chưa phát triển tương xứng
với giá trị, tiềm năng vốn có. Năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế đến tham
quan khu phố cổ, quận Hoàn Kiếm đạt 864.000 lượt. Phố cổ có nhiều điểm, di
tích để tham quan, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản


sắc song chưa được kết nối thành tour tuyến một cách chuyên nghiệp, doanh
nghiệp và nhà quản lý vẫn chưa có chung tiếng nói.
Hà Nội xưa chưa đượcphục dựng thành bảo tàng, mô hình trực quan, video sống
động… để giúp du khách có thể hình dung toàn diện về một Hà Nội xưa - điều
này nếu thành hiện thực thì sẽ hấp dẫn du khách nhiều hơn. Các hoạt động văn
hóa nghệ thuật tại phố cổ cũng còn ít và thiếu các hoạt động trải nghiệm văn hóa

(ẩm thực, trang phục, phong cách sống - homestay…) đáp ứng nhu cầu nghe,
nhìn và học hỏi của du khách. Mặt khác, nhiều gánh hàng rong, đánh giày tại
khu vực phố cổ thường chèo kéo, chặt chém du khách với giá dịch vụ, sản phẩm
gấp 10 lần bình thường khiến cho tình hình an ninh trật tự ở khu phố cổ trở nên
phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.


×