Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần bao bì Hải Phòng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.46 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

MAI THÚC ĐỊNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ PP HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – Năm 2015


ơ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

MAI THÚC ĐỊNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ PP HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƢƠNG MINH ĐỨC

Hà Nội – Năm 2015


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả quản lý chất

4

lƣợng sản phẩm.
1.1. Các khái niệm về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng và vai trò của

4

quản lý chất lƣợng.
1.1.1. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm.

4

1.1.2. Khái niệm quản lý chất lƣợng.

6


1.1.3 Các nguyên tắc quản lý chất lƣợng

8

1.1.4. Chức năng của quản lý chất lƣợng

13

1.1.4.1. Cơ sở khoa học của quản lý chất lƣợng

13

1.1.4.2. Chức năng quản lý chất lƣợng

13

1.1.5. Vài trò và tính hiệu quả của quản lý chất lƣợng sản phẩm.

14

1.2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lƣợng sản phẩm.

15

1.2.1. Những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý chất lƣợng sản

15

phẩm.

1.2.2. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm.

17

1.2.2.1

17

Nhân tố bên trong doanh nghiệp:

1.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp:

20

1.2.3. Các phƣơng thức quản lý chất lƣợng sản phẩm

23

1.2.3.1. Kiểm tra chất lƣợng (Inspection)

23

1.2.3.2. Kiểm soát chất lƣợng (Quality Control - QC)

24

1.2.3.3. Đảm bảo chất lƣợng (Quality Assurance- QA)

25


1.2.3.4. Kiểm soát chất lƣợng toàn diện (Total Quality Control -

25

TQC)


1.2.3.5. Quản lý chất lƣợng toàn diện (Total Quality Management -

27

TQM)
1.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm.

28

1.2.4.1. Kiểm soát các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất.

28

1.2.4.2. Kiểm soát quá trình sản xuất.

28

1.2.4.3. Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm nhập kho.

29

1.2.4.4. Thực hiện không ngừng cải tiến chất lƣợng sản phẩm.


29

1.3. Một số mô hình quản lý chất lƣợng.

29

1.3.1. Quản lý chất lƣợng theo ISO-9000

29

1.3.1.1.Giới thiệu sơ lƣợc về hệ thống quản lý chất lƣợng ISO

29

9000:2000
1.3.1.2. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000

30

1.3.1.3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO

31

9000:2000
1.3.2. Mô hình quản lý chất lƣợng theo TQM.

32

1.4. Một số công cụ để quản lý chất lƣợng sản phẩm


33

1.4.1. 7 công cụ đểgiải quyết vấn đề chất lƣợng

33

1.4.2. Tấn công não

35

1.4.3. Phƣơng pháp 5S

36

1.4.4. Kaizen

38

1.4.5. Mô hình Ishikawa ( mô hình xƣơng cá ).

40

1.4.6. Luật số lớn và nguyên lý khách quan, khoa học:

41

Chƣơng 2 : Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lƣợng sản

42


phẩm bao bì ở Công ty cổ phần bao bì PP
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần bao bì PP ( HAIPAC )

42

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ở HAIPAC.

42

2.1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh ở

43

HAIPAC.


2.2. Tình hình chất lƣợng sản phẩm của công ty.

48

2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm của công ty.

54

2.3.1. Công tác quản lý chất lƣợng vật tƣ

54

2.3.2. Công tác quản lý thiết bị.


55

2.3.3. Công tác chuẩn bị sản xuất

57

2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lƣợng sản phẩm trong

58

quá trình sản xuất.
2.3.5. Kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm nhập kho.

60

2.3.6. Hệ thống thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

61

2.3.7. Mối quan hệ các bộ phận trƣớc khi sản phẩm đƣợc nhập

62

kho.
2.3.8. Tay nghề ngƣời lao động.

63

Chƣơng 3- - Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản


65

lý chất lƣợng sản phẩm ở Công ty Cổ phần bao bì PP.
3.1. Đầu tƣ đổi mới công nghệ có trọng điểm, thay thế dần máy

66

móc thiết bị lạc hậu và đã cũ, đồng bộ hóa dây truyền sản xuất.
3.2. Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức cho ngƣời lao

66

động và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi và công nhân có tay
nghề cao.
3.3. Tiến hành củng cố và hoàn thiện lại hệ thống quản lý chất

68

lƣợng ISO 9000-2000 đang áp dụng tại công ty.
KẾT LUẬN

70

Tài liệu tham khảo.

71


MỞ ĐẦU.
Hiện nay xu thế hội nhập về kinh tế và quốc tế hoá đang trở thành xu thế

cơ bản của nền kinh tế thế giới. Từ xu thế này khiến cho hàng hoá tràn ngập thị
trường, các hàng hoá này có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau trên thế
giới. Đồng thời cùng với nó là sự xuất hiện của rất nhiều khối liên minh, liên
kết kinh tế ...Giữa các khối hay trong cùng một khối đều có những ưu đãi và
các quy định rõ ràng về sản phẩm xuất nhập khẩu hay nói cách khác là các quy
định về chất lượng sản phẩm đem ra trao đổi giữa các nước. Khi các công cụ
hạn ngạch, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang bị bãi bỏ dần
thì để hạn chế hàng nhập khẩu các nước sử dụng công cụ quan trọng đó là tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm hiện nay đều có những tính năng
tiên tiến, hiện đại, kiểu dáng đa dạng, phong phú thì các doanh nghiệp sẽ cạnh
tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày càng giữ
vai trò quan trọng, là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh. Việt Nam đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập vào
nên kinh tế chung của thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam nhằm nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên cũng có
không ít thách thức với doanh nghiệp trong nước bởi các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay năng lực cạnh tranh còn chưa cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải
tìm ra hướng đi đúng đắn để có thể hoà nhập vào nền kinh tế Thế giới với
những cạnh tranh gay gắt, khốc liệt.
Do đó tôi có chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản
phẩm ở Công ty cổ phần Bao bì PP Hải Phòng

“ để làm luận văn thạc sĩ tốt

nghiệp.
Từ việc nghiên cứu quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần bao
1


bì PP Hải Phòng với phạm vị nghiên cứu là sản phẩm bao bì phục vụ đóng gói

cho ngành xi măng, hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc, nông sản...thông qua
phương pháp thống kê số liệu về tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, năng suất lao động,
bằng phương pháp phân tích theo biểu đồ xương cá. Để từ đó tôi muốn đánh
giá lại toàn bộ những ưu và nhược điểm trong quản lý chất lượng của công ty
Cổ phần bao bì PP Hải Phòng hiện tại. Từ những nhược điểm thông qua phân
tích tôi muốn đưa ra những kiến nghị để nhằm năng cao hiệu quả quản lý chất
lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần bao bì PP Hải Phòng.
Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài: Khái quát hóa cơ sở lý luận
về chất lượng, Phân tích thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty
Cổ phần bao bì PP Hải Phòng, Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
dựa trên mô hình xương cá, Mục tiêu và phương thức thực hiện giải pháp.
Với hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng sản
phẩm của công ty, góp phần xây dựng công ty ngày một phát triển trong thời kỳ
nên kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Để có được những lý luận và thực tiễn của việc quản lý chất lượng trong
các doanh nghiệp nước ta hiện nay, cụ thể tại Công ty Cổ phần bao bì PP Hải
Phòng là nhờ vào sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh
doanh nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại học Kinh tế nói chung, cùng
Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Công ty Cổ phần bao bì PP Hải Phòng.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trƣơng Minh Đức đã hướng
dẫn nhiệt tình và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ
này.
Do hạn chế về thời gian, nên luận văn thạc sĩ này không tránh khỏi
những sai sót, khuyết điểm. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
Thầy Cô, cũng như ý kiến của các đồng nghiệp trong Công ty để luận văn thạc
sĩ của tôi được hoàn thiện và có tính thiết thực hơn.

2



Tôi xin chân thành cảm ơn !

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ GỒM 3 CHƢƠNG :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản
phẩm.
Chương 2 : Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm bao
bì ở Công ty cổ phần bao bì PP Hải Phòng.
Chương 3 : Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng sản phẩm ở Công ty Cổ phần bao bì PP Hải Phòng

3


Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng sản
phẩm.
1.1. Các khái niệm về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng và vai trò của quản lý
chất lƣợng.
1.1.1. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm.
Khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ
biến trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy
nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng sản phẩm lại là vấn đề không đơn giản.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp
các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
Do tính phức tạp đó nên hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chất
lượng sản phẩm. Đứng ở những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát
từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường.
Theo quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm
được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đo. Quan niệm này
đã đồng nghĩa sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy

nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người
tiêu dùng đánh giá cao.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và
phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy
cách đã được xác định trước. Chẳng hạn, chất lượng được định nghĩa là tổng
hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn những
yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Quan niệm
này cũng giống quan niệm xuất phát từ sản phẩm ở chỗ chất lượng sản phẩm
phản ánh đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của sản xuất, mới chủ phản ánh mối quan

4


tâm của người sản xuất đến việc đạt được những chỉ tiêu chất lượng đặt ra mà
chưa tính đến nhu cầu đích thực của khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, đã có nhiều quan niệm khác nhau về chất
lượng sản phẩm. Những khái niệm này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các
yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả,...
Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp
của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Trong cuốn” chất
lượng là thứ cho không” Philip Crosby định nghĩa: “ Chất lượng là sự phù hợp
với yêu cầu”. Theo Jospb Juran: “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc
sự sử dụng”, hay theo Armand Feigenbaum: “ Chất lượng là những đặc điểm
tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ
đáp ứng được mong đợi của khách hàng ”.
Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ lệ
giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được
lợi ích đó. Theo quan niệm này, nhiều định nghĩa được đưa ra như: “ Chất
lượng là cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ở giá mà khách hàng chấp nhận”,
hoặc: “ Chất lượng là cái mà khách hàng phải trả đùng với cái họ nhận được ”.

Những quan niệm hướng theo thị trường được nhiều nhà nghiên cứu và
các doanh nghiệp tán đồng vì nó phản ánh đúng nhu cầu của người tiêu dùng,
giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thỏa mãn khách hàng, đạt được thành
công trong kinh doanh.
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( ISO ) định nghĩa: “ Chất
lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính vốn có của một sản
phẩm, hệ thống hoặc quá trình đối với các yêu cầu của khách hàng và các bên
có liên quan ”. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm
ẩn. Định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh
doanh quốc tế hiện nay.

5


1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Văn Dũng ( Năm 2008 ), Quản trị sản xuất và tác nghiệp,
Nhà xuất bản tài chính

2.

TS. Trần Đức Lộc và TS Trần Văn Phùng, ( Năm 2009 ), Giáo trình
quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản tài chính

3.

Một số bảng thống kê tỷ lệ phế lỗi của xí nghiệp 1 – Công ty cổ phần
bao bì PP trong các năm 2012 và 2013.


4.

TS. Nguyễn Kim Định, ( Năm 2010 ), Quản trị chất lượng, NXB Tài
Chính

5.

Trần Sửu ( Năm 2006 ), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB Lao động

6.

Nguyễn Hữu Thái Hòa ( Năm 2007), Hành trình văn Hóa ISO và
Giấc mơ chất lượng Việt Nam, NXB Trẻ

7.

Nguyễn Như Phong ( Năm 2006 ), Kiểm soát chất lượng mờ, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.

8.

Nguyễn Song Bình và Trần Thi Thu Hà ( Năm 2006), Quản Lý Chất
Lượng Toàn Diện - Con Đường Cải Tiến Và Thành Công, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.

9.

Lưu Thành Tâm ( Năm 2003 ), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn

quốc tế, NXB Đại học Quốc Gia HCM

10. Tạ Thị Kiều An ( Năm 2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức,
NXB Thống kê.
11. Đặng Đình Cung ( Năm 2002 ), Bẩy công cụ quản lý chất lượng,
NXB Thành Nghĩa.

6


12. TS. Phan Thăng ( Năm 2012 ), Quản trị chất lượng, NXB Hồng Đức
13.

Stephen George, Arnold Weimerskirch , Dịch giả Thu Hiền ( Năm
2012 ), MBA Trong Tầm Tay - Quản Lý Chất Lượng Toàn Diện,
NXB Tổng hợp HCM.

14.

Sudhir Chandra , Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc, ( Năm
2012) , NXB Tổng hợp HCM.

15.

Akio Morita, Made In Japan - Akio Morita & Sony, NXB Lao động
– Xã hội.

16.

Subir Chowdhury, Dịch giả: Thảo Hiền, Phương Hà, Hương Lan,

Nghệ thuật nâng cao chất lượng công việc, ( Năm 2007 ), NXB Tổng
hợp HCM

17.

Joe Johnson, Business Edge Tìm Hiểu Chất Lượng , Có Phải Như
Bạn Nghĩ Không? ( Năm 2005 ), NXB Trẻ

18.

Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Việt Ánh,
Trần Thị Việt Hoa, Kỹ Năng Quản Lý Của Tổ Trưởng Sản Xuất Và
Quản Đốc Phân Xưởng, ( Năm 2008 ), NXB Thống Kê

19.

Chủ biên: PGS.TS Phan Công Nghĩa- cùng nhiều tác giả, Giáo Trình
Thống kê chất lượng ( Năm 2009 ), NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

7



×