Ứng dụng công nghệ E-Learning trong
hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc
Đỗ Mai Hƣơng
Trƣờng Đại học Công nghệ
Luận văn ThS. Truyền dữ liệu và mạng máy tính; Mã số: 60 48 15
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hồ Sĩ Đàm
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Đề xuất một giải pháp tổng thể toàn diện để xây dựng hệ thống đào tạo trực
tuyến E-Learning trong Cơ quan nhà nƣớc, bao gồm: yêu cầu về kỹ thuật công nghệ, yêu
cầu về chức năng hệ thống, yêu cầu về cơ chế chính sách vận hành hệ thống, giải pháp
về nhân lực triển khai, kế hoạch triển khai và quản lý rủi ro khi triển khai hệ thống. Đề
xuất cải tiến một số chức năng trên hệ thống Moodle cho phù hợp với yêu cầu của Cơ
quan nhà nƣớc. Cung cấp một công cụ hỗ trợ soạn câu hỏi nhanh chóng trên hệ thống
Moodle.
Keywords. Công nghệ E-learning; Phần mềm máy tính; Công nghệ thông tin
Content.
MỞ ĐẦU
Đào tạo là rất quan trọng đối với cán bộ công chức các cơ quan nhà nƣớc. Tuy
nhiên, với hiện trạng hiện nay, công tác đào tạo trong cơ quan nhà nƣớc còn gặp nhiều
bất cập nhƣ: cán bộ không thu xếp đƣợc thời gian theo học các khóa học do cơ quan tổ
chức, lƣợng lớp học quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của cán bộ hoặc kiến thức đƣợc cung
cấp trên lớp học không thực sự phù hợp với nhu cầu của tất cả học viên. Do đó, việc
thay đổi hình thức đào tạo truyền thống là một yêu cầu để giải quyết những bất cập nêu
trên. Công nghệ E-Learning tỏ ra là một giải pháp phù hợp cho trƣờng hợp này. Với các
ƣu điểm của mình nhƣ sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tái sử dụng tri thức, giải pháp ELearning gần nhƣ giải quyết phần lớn những hạn chế của phƣơng pháp đào tạo truyền
thống nhƣ hiện nay. Giải pháp E-Learning vừa cho phép ngƣời học chủ động thời gian,
địa điểm và nội dung khóa học, đồng thời giảm thiểu chi phí dành cho phƣơng pháp đào
tạo truyền thống nhƣ tổ chức lớp học, thuê giáo viên, …
Đề tài luận văn “Ứng dụng công nghệ E-Learning trong hoạt động của cơ quan
nhà nƣớc” sẽ tập trung nghiên cứu và đề xuất một giải pháp tổng thể khả thi để triển khai
một hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ công tác đào tạo tại các cơ quan nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất một số những chức năng cải tiến, thiết kế riêng
cho đối tƣợng ngƣời dùng là các cơ quan nhà nƣớc và một công cụ hỗ trợ soạn thảo và
import các câu hỏi kiểm tra vào hệ thống Moodle.
CHƯƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƢƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƢỚC
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING
TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CƠ QUAN NHÀ NƢỚC
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƢỚC
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ E-Learning và các giải pháp về E-Learning trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam, cơ sở thực hiễn về hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hiện trạng
công tác đào tạo và đặc thù hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc hiện nay, một giải pháp
tổng thể để triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến cho đối tƣợng là cơ quan nhà nƣớc đã
đƣợc đề xuất. Đề tài “Ứng dụng công nghệ E-Learning trong hoạt động của cơ quan nhà
nƣớc” đã đề cập tƣơng đối đầy đủ các khía cạnh cần phải xem xét khi triển khai mô hình
đào tạo trực tuyến cho các cơ quan nhà nƣớc. Cụ thể:
Nền tảng công nghệ: Đề tài đã phân tích, so sánh một số các công nghệ E-Learning,
đánh giá ƣu/ nhƣợc điểm của từng công nghệ để lựa chọn ra công nghệ phù hợp nhất với
yêu cầu chuyên biệt của các cơ quan nhà nƣớc.
Giải pháp kỹ thuật: Đề tài cũng đã đề cập đến các yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khi
triển khai hệ thống E-Learning nhƣ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, các chức năng của hệ
thống, yêu cầu về các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng và đề thi, yêu cầu về an toàn an ninh
thông tin …
Giải pháp về nhân lực và cơ chế chính sách vận hành hệ thống: Thông thƣờng, các
đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực CNTT chỉ chú trọng nhiều vào giải pháp kỹ thuật, tập
trung giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng, các yêu cầu chức năng của hệ thống, an
toàn an ninh thông tin, tính ổn định của hệ thống … mà thiếu hẳn những phân tích sâu về
yêu cầu phi kỹ thuật của hệ thống. Đối với các nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ
mới, điều này có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, đối với đối tƣợng đặc biệt nhƣ cơ quan
nhà nƣớc, việc chỉ đề cập đến giải pháp kỹ thuật mà không xem xét đến các yếu tố về
nhân lực, chính sách và tác động ngoại cảnh là một thiếu sót lớn. Lý do là vì đối với đối
tƣợng này, giải pháp kỹ thuật chỉ đảm bảo 50% thành công cho một dự án CNTT, 50%
còn lại nằm ở giái pháp về nhân lực, cơ chế chính sách vận hành hệ thống và cách thức
hạn chế rủi ro trong quá trình triển khai. Đề tài này cũng đã đề cập đầy đủ những lƣu ý
trong quản lý nhân lực, đề xuất những chính sách cần thiết để triển khai hệ thống, đồng
thời cũng phân tích các yếu tố có thể tác động đến quá trình triển khai, những rủi ro có
thể gặp phải và cách phòng tránh để có thể vận hành thành công một hệ thống học tập
trực tuyến cho cơ quan nhà nƣớc.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất một công cụ soạn thảo câu hỏi một cách dễ dàng,
tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn rất nhiều cho đối tƣợng giáo viên trong các cơ quan
nhà nƣớc nói riêng cũng nhƣ các đối tƣợng ngƣời sử dụng hệ thống Moodle nói chung.
Nhƣ vậy, về ý nghĩa khoa học, có thể coi đề tài “Ứng dụng công nghệ E-Learning
trong hoạt dộng của cơ quan nhà nƣớc” là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ
quan nhà nƣớc khi muốn thay đổi phƣơng thức đào tạo, xây dựng và triển khai hệ thống
đào tạo trực tuyến. Các nhà quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có thể sử dụng đề tài này
nhƣ một “cẩm nang hƣớng dẫn” để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, từ đó vận dụng phù
hợp với thực tiễn tại nơi làm việc để triển khai một hệ thống E-Learning thành công.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
[1] Bộ Nội vụ, Quản lý Công nghệ thông tin – NXB Thống kê, 8/2007.
[2] Các tài liệu, báo cáo của Ban Chỉ đạo CNTT cơ quan Đảng, Bộ Thông tin –
Truyền thông, Hội tin học Việt Nam, và các trang thông tin nghiên cứu liên quan
trên Internet.
[3] Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
[4] Nghị định 64/2007/NĐ-CP ban hành ngày 10/4/2007 ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
[5] Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chiến lƣợc phát triển CNTT&TT đến năm 2010 và định hƣớng đến năm
2020.
[6] Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hƣớng
đến năm 2020.
Tài liệu tiếng Anh
[7] Best of The E-Learning Guild's Learning Solutions (by Bill Brandon, published
by Pfeiffer).
[8] Beyond E-Learning: Approaches and Technologies to Enhance Knowledge,
Learning and Performance (by Marc Rosenberg, published by Pfeiffer).
[9] E-Learning: Strategies for Delivering Knowledge in the Digital Age (by Marc
Rosenberg, published by McGraw-Hill).
[10] E-Learning 2.0: Proven Practices and Emerging Technologies to Achieve Real
Results (by Anita Rosen, published by AMACOM).
[11] Knowledge Management and E-Learning (by Jay Liebowitz and Michael S.
Frank, published by CRC Press Online) .
[12] The Theory and Practice of Online Learning (by Terry Anderson, published by
Athabasca University Press.
[13] E-Learning and Change Management – The Challenge (by Lesley MackenzieRobb).
[14]
[15]
[16] />