Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bao cao ket qua thuc hien chuyen doi loai hinh truong mam non ban cong va thuc hien Nghi quyet so 115 2009 NQ HDND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.03 KB, 11 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Số: 1119/SGD&ĐT-TCCB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 11 năm 2011

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công
và thực hiện Nghị quyết số 115/2009/NQ-HĐND
A. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TRƯỜNG M N BÁN CÔNG:

Thực hiện Nghị quyết số 113/2009/NQ- HĐND, số 125/2010/NQ- HĐND
của HĐND tỉnh về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi loại hình trường MN bán
công sang công lập, dân lập, tư thục. Qua kết quả kiểm tra và báo cáo của các
đơn vị, Sở GD&ĐT báo cáo tình hình thực hiện việc chuyển đổi các trường MN
bán công như sau:
I. Chuyển đổi các trường MN bán công sang công lập:
1. Những kết quả đạt được:
1.1. Nhận thức được mục đích yêu cầu của việc chuyển đổi loại hình
trường MN bán công sang công lập, các địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở
vật chất (CSVC), đảm bảo các điều kiện thiết yếu phục vụ việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ.
Tính đến 30/10/2011, toàn tỉnh đã có 325 phòng học cao tầng, 1018
phòng cấp 4 và một số phòng chức năng như văn phòng, phòng hiệu bộ, phòng
âm nhạc. Mua sắm các thiết bị, mở rộng khuôn viên nhà trường...Chuyển biến
mạnh nhất là các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân.....; Huyện
Hương Khê phát động chiến dịch xây dựng CSVC trường học, huy động trên 3
tỷ đồng từ nguồn đóng góp của nhân dân bằng tiền mặt, nguyên vật liệu, ngày


công, để tu sửa, nâng cấp phòng học, mua sắm đồ dùng trang thiết bị dạy học.
Trường MN Phúc lộc (CL) ngoài ngân sách địa phương chi ra hàng tỷ đồng để
xây dựng CSVC, bằng con đường xã hội hoá, đã huy động hàng trăm ngày công
của phụ huynh để xây dựng hàng rào, chuyên chở hàng trăm khối đất để san lấp
mặt bằng, cải tạo khuôn viên.
Tuy điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng một số đơn vị đã tập trung huy động
mọi nguồn lực xây dựng CSVC, vận động nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp tiền
của, ngày công để xây dựng CSVC cho nhà trường. Đến nay, nhiều trường MN công
lập có hệ thống CSVC khang trang hiện đại như Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Hưng (KA);
Cẩm Lộc, Cẩm Lạc (CX); Mầm non I (TP); Thạch Văn, Thạch Tân (TH); Thụ Lộc
(LH); Tùng Lộc,Thượng Lộc, Song Lộc (CL); Nam Hồng (HL); Xuân Trường (NX),
Cẩm Lộc, Cẩm Lạc (CX), Đức Hòa (ĐT); Đức Lĩnh I (VQ) ....
1.2. Các trường đã kết hợp xây dựng CSVC với việc quy hoạch, sắp xếp lại
quy mô trường, lớp tập trung về cụm trung tâm, phân chia trẻ theo độ tuổi, để tổ
chức nuôi dạy theo chương trình GDMN mới. Các đơn vị làm tốt công tác quy
hoạch lại mạng lưới các trường MN như Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang.
1.3. Các trường sau khi chuyển sang công lập tiếp tục đầu tư kinh phí xây
dựng bổ sung, nâng cấp các hạng mục như sân chơi, tường rào, mua sắm trang thiết
1


bị, đồ chơi, các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học của nhà trường. Kết hợp
với việc sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, chuyển đổi sang công lập các đơn vị
thực hiện mục tiêu “kép”, xây dựng trường MN công lập đạt chuẩn quốc gia. Trong
số 165 trường MN công lập đã có 65 trường đạt chuẩn quốc gia và trường MN Kỳ
Liên (KA) đạt chuẩn quốc gia mức độ II đầu tiên của tỉnh.
1.4. Các trường MN sau khi chuyển sang loại hình công lập, tỷ lệ huy động
tăng nhanh: nhà trẻ 22,4%, mẫu giáo đạt 94,6 %, trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ huy
động xấp xỉ 100 %. Các đơn vị thực hiện tốt công tác huy động Nghi Xuân, Can
Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh.... Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, ý

thức trách nhiệm cao, đời sống ổn định nên chất lượng các trường MN công lập
được nâng lên rõ nét; phụ huynh tin tưởng, khắc phục khó khăn, đưa con em đến
trường thường xuyên nề nếp là một minh chứng cho chất lượng giáo dục các
trường MN công lập.
1.5. Nhìn chung, việc tổ chức bán trú đều đảm bảo các điều kiện như phòng
học đạt chuẩn, có công trình vệ sinh liền kề, được kiểm tra khảo nghiệm nguồn
nước, các bếp ăn tổ chức tại chỗ đảm bảo ATVSTP. Một số trường MN đã đầu tư
kinh phí xây dựng bếp ăn đạt chất lượng cao, như trường MN Kỳ Hưng (KA) đầu
tư gần 500 triệu đồng, Thạch Xuân, Thạch Văn (TH), Thượng Lộc, Đồng Lộc
(CL), Xuân Trường (NX)...Phần lớn các trường MN đã thực hiện tốt các văn bản
chỉ đạo của Ban chỉ đạo GDTC-YTTH tỉnh.
1.6. Công tác quản lý được tăng cường, đa số CBQL có trình độ trên chuẩn,
một số đã học trung cấp chính trị. Đội ngũ CBQL tinh thần trách nhiệm cao, tham
mưu có hiệu quả, tạo được niềm tin trong phụ huynh. Nhiều CBQL ứng dụng công
nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường.
Số giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao; đội ngũ nhân viên phục
vụ được bổ sung, 100% các trường MN công lập có nhân viên kế toán, y tế, trong
đó có một số đã được tuyển dụng vào biên chế. Giáo viên được cải thiện đời sống,
chuyên tâm vào công tác chuyên môn, cố gắng học tập nâng cao trình độ nghiệp
vụ, kết quả có 87% GV MN xếp loại khá trở lên về Chuẩn nghề nghiệp GVMN.
CSVC đảm bảo, công tác quản lý chặt chẽ, được chăm sóc tốt là những điều
kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển thể lực, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng,
cho trẻ em.
1.7. Được phân cấp quản lý tài chính, được hỗ trợ ngân sách chi thường
xuyên, các trường MN tự chủ trong các hoạt động; số nhân viên kế toán được tập
huấn nghiệp vụ; công tác quản lý tài chính ở trường MN đi vào nề nếp.
Các trường đã được hỗ trợ phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý, giảng dạy, cập nhật văn bản...Vũ Quang là đơn vị miền núi, địa bàn chia
cắt nhưng 100% CBQL sử dụng thành thạo máy tính, hầu hết các văn bản báo cáo
được chuyển tải qua E Mail, giảm bớt thời gian sự vụ để tập trung vào công tác

chuyên môn.
2. Những hạn chế, khó khăn, bất cập:
2.1. Chuyển đổi loại hình trường MN bán công sang công lập là cơ hội để
các trường rà soát lại quy hoạch, sắp xếp quy mô mang lưới trường lớp, nâng cấp,
xây dựng CSVC. Song một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác dự báo quy mô,
xây dựng kế hoạch phát triển trường, lớp; nên xẩy ra một số bất cập trong quy
2


hoạch như: không chuẩn bị phương án tập trung trẻ về điểm trung tâm, thiếu diện
tích để đáp ứng quy mô hiện tại và tương lai, sỹ số vượt quá qui định. Thiếu CSVC,
các công trình xây dựng sau làm phá vỡ qui hoạch ban đầu, các hạng mục mới xây
kiên cố nhưng không đạt chuẩn …Một số trường còn tồn tại 4- 5 điểm trường, như
Kỳ Anh còn 12 trường, Hương Khê 8 trường MN công lập quy mô còn dàn trãi từ
3 điểm trường trở lên.
2.2. Một số đơn vị chưa tham mưu tốt việc xây dựng CSVC, thiếu phòng
học nên còn sử dụng phòng tạm, học nhờ hội quán, văn phòng, phòng kho, dùng
phòng làm việc của Hiệu trưởng, Hiệu phó để mở thêm nhóm, lớp; hiện còn 417
trong tổng số 747 CBQL chưa có phòng làm việc, 62 trường MN chưa có văn
phòng cho hội đồng nhà trường sinh hoạt chuyên môn.
Do ảnh hưởng thời tiết và thực hiện NQ 11 về cắt giảm chi tiêu công để
kiềm chế lạm phát, nên tiến độ xây dựng CSVC chững lại. Một số Cấp ủy, chính
quyền nhận thức chưa đầy đủ về mục đích chuyển đổi nên thiếu quyết tâm trong
việc huy động nguồn lực xây dựng CSVC; có những việc tu sửa nhỏ không tốn
nhiều kinh phí nhưng do “quan điểm trông chờ” nên vẫn không thực hiện.
Trên thực tế, một số trường khi chuyển vào công lập, địa phương dừng việc
đầu tư nâng cấp, xây dựng CSVC, có những trường đã được chuyển sang công
lập 3-4 năm nhưng đến nay CSVC còn thiếu và yếu như: trường MN Hương
Liên, Hương Lâm I, Hương Lâm II (HK); Kỳ Trung, Kỳ Tây, Kỳ Lâm (KA); Sơn
Lễ, Sơn Tiến- (HS); Cẩm Lĩnh, Cẩm Thạch (CX); Thạch Trị (TH); Thịnh Lộc

(CL); Đức An (ĐT)...
2.3. Một số đơn vị không thực hiện đúng công văn số 4070/UBND-VX,
phòng học chưa đủ vẫn huy động trẻ đến trường, dẫn đến phải học trong các phòng
tạm; tăng nhóm, lớp, tăng giáo viên ngoài kế hoạch; vi phạm quy chế chuyên môn,
vô tình làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, như Cẩm Lĩnh (CX), Hương Lâm I,
Hương Lâm II (HK), Thạch Trị (TH)...
Công tác huy động trẻ chưa cao, dẫn đến tình trạng phổ cập GDMN thiếu
bền vững, như trường MN Ngọc Sơn (TH), Kỳ Hà, Kỳ Ninh (KA), Thạch Bằng,
Thạch Kim (LH)....
Một số bếp ăn chật hẹp, tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh, chưa có giấy
chứng nhận VSATTP nhưng vẫn tổ chức bán trú. Qua kiểm tra, Đoàn liên ngành
đã yêu cầu dừng tổ chức bán trú tại một số đơn vị như MN Thạch Trị (TH), Thịnh
Lộc (LH), Sơn Lễ (HS), Kỳ Sơn (KA), Cẩm Lĩnh (CX) Thuận Lộc, Đức Thuận
(HL), Hương Lâm I, Hương Lâm II (HK), Nhân Lộc (CL)...
Nguyên nhân chính của những hạn chế, khó khăn, bất cập nêu trên là:
Về khách quan: Một số địa phương còn khó khăn về kinh tế, dân sinh. Thời
tiết diến biến phức tạp, lạm phát kinh tế, do vậy tiến độ xây dựng CSVC chậm trễ.
Về chủ quan: CBQL chưa quan tâm đúng mức tới công tác dự báo, quy hoạch,
xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý các
trường, các phòng GD&ĐT trong thực hiện và chỉ đạo chuyên môn chưa cao. Một số
địa phương còn mang nặng tư tưởng “trông, chờ” vào sự đầu tư, hỗ trợ của các cấp.
3. Công tác tuyển dụng.
3


+ Đến thời điểm tháng 10/2011 đã tuyển dụng được 1986 giáo viên MN,
17 y tế, 86 nhân viên kế toán trong các trường MN công lập.
+ Các đơn vị: Kỳ Anh, Hương Sơn, Thạch Hà thực hiện việc tuyển dụng
khá kịp thời. Các đơn vị còn lại chậm, có đơn vị chậm gần một năm. Đến nay
(tháng 11/2011), các đơn vị Cẩm Xuyên, Hương Khê, Lộc Hà chưa hoàn thành

xét tuyển vào biên chế cho giáo viên các trường MN công lập (số chỉ tiêu đã
được giao từ tháng 8/2011).
+ Một số huyện, thị xã, thành phố chưa thực hiện đúng việc tuyển dụng theo
Hướng dẫn 02/HDLN.GD&ĐT-NV và công văn 2738/UBND-VX của UBND
tỉnh (xây dựng Quy chế, hình thức, đối tượng, tính công khai trong xét tuyển ).
4. Thực hiện hợp đồng lao động đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên
các trường mầm non.
4.1. Can Lộc, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Hương Sơn, Vũ Quang,
Hồng Lĩnh thực hiện đúng Hướng dẫn liên ngành 474/LNGD&ĐT-NV về quy
trình Hợp đồng lao động giáo viên MN ngoài biên chế. Các đơn vị Nghi Xuân,
Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Khê, Kỳ Anh do UBND huyện hoặc phòng Nội vụ
chủ trì, ở những đơn vị này thường chậm trễ; trong đó Nghi Xuân hợp đồng giáo
viên, kế toán, y tế các trường MN phải qua ý kiến của Thường trực Huyện uỷ
(Thông báo số 37TB/HU ngày 9/11/2010). Ngoài ra một số đơn vị hợp đồng đối
tượng chưa đúng chuẩn (tại chức, hệ vừa học vừa làm). Đến nay, một số đơn vị
chưa thực hiện xong hợp đồng giáo viên MN ngoài biên chế.
4.2. Hợp đồng Kế toán, Y tế các trường MN bán công, dân lập:
+ 100% trường MN đã được bố trí kế toán và 187/278 trường có nhận viên
Y tế. Nhiều trường đã sắp xếp phòng làm việc và trang thiết bị, để đội ngũ nhân
viên phục vụ hoạt động có hiệu quả; đây là lực lượng không thể thiếu để đảm bảo
tính an toàn trong việc tổ chức bán trú, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
+ Có 8/12 đơn vị đã tham mưu hỗ trợ thêm để đảm bảo chế độ chính sách,
đóng BHXH, BHYT cho đội ngũ nhân viên kế toán, y tế các trường MN; còn 4 đơn
vị Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Lộc Hà đang tham mưu.
Do chế độ còn thấp nên một số nhân viên y tế, kế toán chưa an tâm công tác,
một số huyện không tuyển đủ người hợp đồng, có những người đã hợp đồng nhưng
bỏ việc.
+ Thực hiện theo Nghị quyết 115/2009/NQ-HĐND, một số trường MN công
lập chưa có chỉ tiêu biên chế cho nhân viên kế toán, y tế, nhưng cũng chưa được
hợp đồng nhân viên y tế và kế toán.

II. Việc chuyển đổi các trường MN bán công sang dân lập, tư thục:
1. Chuyển các trường MN bán công sang tư thục.
Sở đã có văn bản đề nghị các địa phương xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư
để chuyển đổi 9 Trường MN bán công sang trường MN Tư thục chất lượng cao
nhưng đến nay chưa có kết quả. Lý do chưa mời gọi được nhà đầu tư hoặc nhà
đầu tư đã vào khảo sát nhưng mức đóng góp của nhân dân có hạn (trường MN
Bông sen - HK nhà đầu tư đã đưa ra mức khảo sát từ 500 đến 700 ngàn đồng/
tháng, nhưng đa số người dân không đáp ứng được khả năng chi trả đó). Tại
Hồng Lĩnh, Thị ủy đã có Thông báo đồng ý cho phường Bắc Hồng sáp nhập
4


trường MN Họa My và trường MN Sơn Ca thành một trường và chuyển sang địa
điểm mới đủ diện tích xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở tại trường
MN Họa My chuyển sang MN tư thục đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục
trẻ trên địa bàn. Trên cơ sở đó có hai công ty đặt vấn đề đầu tư xây dựng chuyển
thành trường MN tư thục. Đó là Công ty CPTM và đầu tư xây dựng Tuấn Anh,
Công ty VST tại TP Vinh. Công ty CPTM và đầu tư xây dựng Tuấn Anh đã có
Đề án đề nghị chuyển đổi trường MN Họa My sang tư thục, nhưng mức độ triển
khai chưa rõ nét, vì đang gặp khó khăn nhất là cơ chế chính sách thu hút mang
tính đặc thù chưa có, đội ngũ giáo viên đang phân tâm nhất là những người đang
trong biên chế, đây là những giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm tạo nên
thương hiệu của nhà trường.
TP Hà Tĩnh chưa triển khai chuyển đổi các trường MN Bắc Hà, Trần Phú,
Tân Giang, do chưa có nhà đầu tư nào xem xét vấn đề này. Mặt khác trong điều kiện
hiện nay, trên địa bàn 1 phường (xã) không có 1 trường MN công lập (hay dân lập)
để đảm bảo điều kiện gửi trẻ cho đa số gia đình có mức thu nhập trung bình thì việc
thành lập trường MN Tư thục duy nhất trên địa bàn sẽ không tạo được sự đồng thuận
của nhân dân.
2. Về việc chuyển đổi 102 trường MN bán công sang dân lập:

Sở đã có văn bản chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi
các trường MN bán công sang dân lập, nhưng chưa thực hiện được, vì chưa có
tổ chức, cá nhân nào đứng ra đảm nhiệm; nên công tác nuôi dạy ở các trường
MN bán công còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa đảm bảo, nhất là việc
triển khai chương trình GDMN mới. Thực tế nếu không có tổ chức cá nhân nào
đứng ra đảm nhận mà giao cho UBND cấp xã thì gặp khó khăn vì trách nhiệm sẽ
chồng chéo, việc giải quyết cho những người thuộc đối tượng đã biên chế gặp
khó khăn và đa số những người nòng cốt trong các trường MN bán công đều đã
được vào biên chế.
Nhiều địa phương trên toàn quốc đang lúng túng khi chuyển đổi sang loại
hình trường MN dân lập, nên đã chuyển hướng sang công lập tự chủ một phần
tài chính. Tỉnh Nghệ An có Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND chuyển đổi tất cả
sang công lập (công lập, công lập tự chủ một phần kinh phí, công lập chất lượng
cao tự chủ một phần kinh phí); đã tuyển 5864 giáo viên MN vào biên chế. TP Hà
Nội đang thực hiện chuyển đổi một số trường sang công lập theo hình thức tự
chủ một phần tài chính, nhưng đã gặp một số khó khăn, nhất là các trường vùng
ven đô, ngoại thành. Vì vậy HĐND Thành phố Hà Nội đã quyết định tăng cường
loại hình trường MN công lập cho tất cả các phường, xã, để mỗi đơn vị có ít
nhất một trường MN công lập (có văn bản Báo cáo số 1138/SGD&ĐT-TCCB
cập nhật tình hình chuyển đổi của một số tỉnh thành kèm theo).
B. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

1. Thực hiện Nghị quyết 115/2009/NQ-HĐND, một số huyện, thị, thành
phố đã quan tâm hỗ trợ và chỉ đạo các địa phương trích ngân sách đảm bảo mức
quy định như Can Lộc, Hương Sơn, Thành phố, Nghi Xuân, Thạch Hà....
TP Hà Tĩnh ngoài việc đảm bảo chế độ theo quy định còn trích ngân sách
thành phố hỗ trợ theo thâm niên công tác, cụ thể: giáo viên có thâm niên từ 6-9
5



năm: 5 %, từ 10- 14 năm: 10 % , từ 15- 20năm: 15 % , trên 20 năm: 20 % mức
lương cơ bản 1.86 x 830 ngàn đồng/ tháng. Bên cạnh đó một số đơn vị chưa đảm
bảo mức hỗ trợ theo hệ số, mà theo số tiền cụ thể (Lộc Hà mức hỗ trợ 61 000
đồng/gv/ tháng), vì vậy các trường MN đang trích học phí để chi trả đủ lương cho
giáo viên MN ngoài biên chế, nên phần chi khác của nhà trường còn hạn chế.
2. Công tác tuyển dụng chậm trễ gây thiệt thòi quyền lợi trước mắt và lâu dài cho
giáo viên MN (quyền lợi của giáo viên khi nghỉ hưu ).
3. Do những bất cập trong xây dựng kế hoạch biên chế, điều kiện CSVC, công tác
huy động, nên một bộ phận giáo viên ngoài biên chế trong các trường MN công lập còn
gặp khó khăn. Một số chưa thực hiện đúng tinh thần công văn số 1300/UBND-VX của
UBND tỉnh “các trường MN chuyển đổi theo lộ trình, nếu còn thiếu giáo viên các trường,
các địa phương trích học phí, ngân sách xã hợp đồng tạm thời để đảm bảo chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ.”. Theo kiến nghị của các đơn vị cần bổ sung đủ chỉ tiêu biên chế cho
các trường MN công lập. Đây là một bất cập cần được tính toán kỹ, vì còn xấp xỉ 2000
giáo viên các trường MN bán công chưa được hưởng lợi, trong đó có những người đã gần
hết tuổi lao động, có những người có cống hiến, đóng góp nhiều cho bậc học.
4. Giải quyết tinh giản theo NQ 132, hoặc nghỉ thôi việc để hưởng chế độ
đối với 37 giáo viên MN chưa đạt chuẩn: Kỳ Anh 6, Cẩm Xuyên 3, Can Lộc 6,
Hương Khê 12, Hương Sơn 7, Hồng Lĩnh 1, Nghi Xuân 2. Trong đó có một số
giáo viên MN đã biên chế trước đây.
C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
1. Đánh giá chung về công tác chuyển đổi:
Kết quả thu được qua công tác chuyển đổi loại hình trường MN bán công
sang công lập đã khẳng định chủ trương của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, vững
chắc và hiệu quả. Đây là khâu đột phá làm đổi mới bức tranh toàn cảnh của giáo
dục mầm non: CSVC các trường MN được tăng cường nhanh chóng, tỷ lệ
trường MN đạt chuẩn quốc gia tăng lên 41,7%. Hoạt động chuyên môn, hoạt
động quản lý của các nhà trường đi vào nề nếp. Chất lượng chăm sóc nuôi dạy
trẻ nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ huy động trẻ tăng nhanh, phụ huynh phấn khởi, tin
tưởng, tích cực đóng góp công sức vào xây dựng nhà trường, cùng nhà trường

phối hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Kết quả này có ý nghĩa lớn
trong việc thực hiện công tác Phổ cập GDMN, tạo đà vững chắc cho các bậc học
khác; đặc biệt là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới
của tỉnh nhà.
Tuy vậy, bậc học MN đang còn gặp khó khăn cần tiếp tục quan tâm và
tháo gỡ. Nhất là các điều kiện đảm bảo và chế độ chính sách cho số giáo viên
ngoài biên chế (chênh lệch tiền lương giữa trong và ngoài biên chế quá lớn).
2. Về kiến nghị đề xuất của các đơn vị:
+ Sở đã có công văn số 864/SGD& ĐT hướng dẫn các đơn vị; việc bổ
sung biên chế cần đảm bảo cân đối ngân sách, kế hoạch phát triển và điều kiện
CSVC theo tinh thần công văn 213 của Sở. Vì vậy thiếu biên chế là do CSVC,
công tác huy động còn lệch nhau, việc bổ sung biên chế phải cân đối dần hàng
năm. Đề nghị các đơn vị cần giữ gói ngân sách trước đây đã hỗ trợ để giải quyết
hợp đồng ngắn hạn.
6


+ Cử tri các huyện, thị xã, thành phố đều có kiến nghị tiếp tục chuyển
một số trường MN bán công còn lại vào công lập. Trên cơ sở Quyết định số
60/2011/QĐ-TTG, Ngành sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh với tinh thần
tạo điều kiện cho các đơn vị khó khăn phát triển, thực hiện chủ trương XHHGD,
đa dạng hóa các loại hình trường lớp để phát triển bậc học MN phù hợp với đặc
thù và điều kiện của tỉnh.
+ Các địa phương đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để xây dựng CSVC bằng việc
lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ khác.
3. Kiến nghị đề xuất của ngành GD-ĐT:
3.1. Với Bộ, Ngành trung ương:
- Thay thế Thông tư 71 phù hợp với đặc thù và yêu cầu GDMN hiện nay.
- Cần bổ sung định biên giáo viên nhạc hoạ, nhân viên nấu ăn trong các
trường MN theo chuyên môn.

3.2. Kiến nghị với UBND và HĐND tỉnh:
- Triển khai thực hiện Nghị định số 115/20010/NĐ-CP và Quyết định số
60/2011/QĐ-TTg, trên cơ sở đó điều chỉnh các văn bản hướng dẫn.
- Xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2014, chuyển đổi các trường MN bán
công còn lại sang công lập tại một số đơn vị miền núi, nông thôn và các phường
(xã) thành thị còn khó khăn theo tinh thần mỗi đơn vị phường, xã, thị trấn có
một trường MN công lập.
- Hằng năm, cần bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế giáo viên, nhân viên của
các trường công lập, nhất là những trường hiện tại còn thiếu nhiều; nếu thiếu ít
đề nghị các đơn vị thực hiện theo Công văn 1300/UBND-VX (tạm thời hợp
đồng ngắn hạn). Không tăng biên chế đối với các trường MN công lập nếu
CSVC không được tăng cường, không giao biên chế đối với những lớp học tại
các phòng không đạt yêu cầu.
- Có kế hoạch phân bổ kinh phí chi khác cho các trường MN bán công,
công lập để các trường hoạt động .
D. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tập trung soát xét công tác quy hoạch mạng lưới các trường MN theo
tinh thần Đề án “ Phát triển giáo dục 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.
Hạn chế tối đa điểm lẻ, tập trung về 1 cụm chính, phân chia theo độ tuổi để thực
hiện chương trình GDMNM, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp một. Việc quy
hoạch trường đảm bảo lâu dài, theo hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường MN sớm tham mưu với UBND các cấp trong
việc xây dựng CSVC chuẩn bị cho kế hoạch năm học 2012-2013.
2. Tăng cường công tác quản lý, những đơn vị mà vai trò CBQL không
có khả năng hoàn thành công việc để nghị xem xét điều chỉnh.
Đảm bảo có đủ Văn phòng để Hội đồng nhà trường sinh hoạt chuyên môn
hàng ngày; phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng để quản lý, chỉ đạo các
hoạt động chuyên môn (tránh tình trạng học một nơi, hiệu trưởng làm việc nơi khác).
Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển

cho các trường MN. Tăng cường bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý giáo dục đối với các trường MN.
7


3. Tập trung chỉ đạo xây dựng các điều kiện đảm bảo nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
a) Đảm bảo cơ sở vật chất, Phòng học, các thiết bị đồ chơi:
+ Tăng cường CSVC như phòng học, phòng làm việc, khuôn viên cảnh
quan, nhằm đảm bảo hoạt động nuôi dạy của các trường MN theo quy định của
Điều lệ với tinh thần ổn định và phát triển. Không bố trí học sinh học trong các
phòng không đảm bảo an toàn....,
+ Mua sắm thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục MN mới.
b) Việc tổ chức bán trú phải đảm bảo đủ các điều kiện:
- Có phòng học đảm bảo tiêu chuẩn (có chỗ ngũ trưa cho các cháu).
- Bếp ăn đạt tiêu chuẩn VSATTP.
- Có đầy đủ công trình vệ sinh liền kề, có công trình nước sạch.
- Có phòng làm việc cho CBQL để trực thường xuyên tại các điểm tổ
chức bán trú, nhất là các điểm lẻ xa trung tâm.
- Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo về công tác GDTC-YTTH.
Kiểm tra rà soát lại việc thực hiện VSATTP của các cơ sở giáo dục tổ chức bán
trú, nhất làa các trường mầm non.
4. Tập trung chỉ đạo phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi theo Quyết định
3583/QĐ-UBND của UBND tỉnh; bố trí sắp xếp cho trẻ 5 tuổi được chăm sóc,
nuôi dạy đúng quy định của nội dung phổ cập; ưu tiên đội ngũ giáo viên có năng
lực tốt nhất dạy lớp mầm non năm tuổi.
5. Đảm bảo 100% trường MN có nhân viên y tế theo Quyết định số
58/2008/QĐ-BGD&ĐT; từ năm học 2012-2013 những trường MN chưa có nhân
viên y tế thì chưa tổ chức bán trú.
Phòng GD&ĐT tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố đóng

BHXH, BHYT, hỗ trợ kinh phí, khuyến khích động viên nhân viên Y tế, kế toán
đang hợp đồng làm việc tại các trường MN bán công, công lập.
6. Đề nghị UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các sở ngành, các huyện thị,
thành và chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội nghị đánh giá
công tác chuyển đổi các trường MN trên địa bàn. đây là dịp tốt để các địa
phương tiếp tục quan tâm đến bậc học MN.
7. Phối hợp các ngành liên quan, rà soát việc xây dựng kế hoạch phát triển,
thực hiện biên chế, sắp xếp đội ngũ và các điều kiện CSVC đảm bảo, có bổ sung dần
biên chế hàng năm.
8. Tham mưu với UBND, HĐND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số
60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ cho giáo viên, nhân viên
các trường MN và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo tinh
thần tại Mục 3- Điều 2 - Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg.
a) Để bảo đảm tiến độ phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, Sở GD&ĐT
đề nghị chuyển các trường mầm non bán công sang công lập theo tinh thần: Mỗi
đơn vị cấp xã, phường còn lại có một trường mầm non công lập, dự kiến lộ trình
chuyển đổi tiếp theo như sau:
+ Từ nay đến năm 2013 (thời điểm hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ em
năm tuổi theo Quyết định 3583/QĐ-UBND) chuyển đổi các trường MN bán
8


công sang công lập tại các địa phương vùng nông thôn, các xã miền núi và các
xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã.
+ Đến năm 2014 chuyển đổi các trường MN bán công sang công lập tại
các thị trấn, phường còn lại.
+ Số trường MN bán công còn lại đề nghị sáp nhập hoặc chuyển sang dân
lập, tư thục.
b) Xây dựng các trường MN tư thục chất lượng cao tại 3 đơn vị: Thành
phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh.

( kèm theo các biểu mẫu thống kê).
GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Như trên ;
- Ban VHXH- HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Sở Nội vụ, Sở Tài chính;
- Lưu VP, KH-TC, TCCB.

UBND TỈNH HÀ TĨNH

Đã ký
Nguyễn Khắc Hào

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do - Hạnh phúc

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Số: 1139/ SGD&ĐT-TCCB
V/v Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá
công tác chuyển đổi các trường MN

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 11 năm 2011

Kính gửi: Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
Từ ngày 22/10 đến 01/11/2011, Đoàn kiểm tra liên ngành, Ban VHXHHĐND tỉnh đã tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác chuyển đổi các trường MN bán
công. Qua kiểm tra, báo cáo của các đơn vị, Sở thông báo một số nội dung sau:
1. Thành công của công tác chuyển đổi, những ưu điểm, cố gắng của các

địa phương; những tồn tại, kiến nghị đề xuất của các đơn vị đã được đề cập cụ
thể trong Báo cáo đánh giá công tác chuyển đổi các trường MN và thực hiện chế
độ chính sách đối với giáo viên MN (gửi cho UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các phòng GD&ĐT), yêu cầu các Phòng GD&ĐT nghiên cứu cụ thể để
triển khai thực hiện.
2. Phòng GD&ĐT tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố ban
hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cụ thể (gửi về Phòng TCCB); để các
trường, các địa phương thực hiện; văn bản cần tập trung một số nội dung:
+ Việc quy hoạch của một số trường MN chưa đạt yêu cầu, diện tích chưa
đủ, quy mô còn dàn trải như trường MN Kỳ Sơn, Kỳ Ninh, Kỳ Lâm, Kỳ
Thượng... (KA), Cẩm Thạch (CX), Hương Lâm I, Hương Lâm II, Hà Linh (HK),
9


Sơn Kim II, Sơn Tây, Sơn Lễ (HS)...Các đơn vị chỉ đạo dành quỹ đất, mở rộng
khuôn viên, ưu tiên cho việc quy hoạch trường MN theo hướng tập trung về
điểm trung tâm, hạn chế điểm lẻ, có dự báo quy mô cho những năm tiếp theo.
+ Đánh giá lại việc xây dựng kế hoạch năm học 2011-2012: một số trường
khi dự kiến xây dựng kế hoạch với thực tế huy động số trẻ còn sai lệch: Kỳ Lợi
(KA) dự kiến 50 trẻ nhưng chỉ huy động 10; Đức Thuận (HL) dự kiến 50 thực tế
huy động 27; Hồng Lộc (LH) dự kiến 51 huy động 28,....Có kế hoạch hướng dẫn
các trường MN chuẩn bị xây dựng kế hoạch phát triển năm học 2012-2013, quan
trọng xây dựng CSVC chuẩn bị cho việc tuyển sinh năm học tới.
Chấn chỉnh những tồn tại bất cập trong việc xây dựng kế hoạch phát triển,
các điều kiện đảm bảo về ngân sách, CSVC và công tác huy động; tránh tình
trạng quá tải, tránh tình trạng huy động nhưng không có phòng học đảm bảo để
trẻ học trong những phòng học tạm, như Cẩm Lĩnh (CX), Thạch Trị (TH),
Hương Lâm I, Hương Lâm II (HK)....
+ Vừa qua một số đơn vị chưa thực hiện đúng cam kết về việc xây dựng
CSVC cho các trường MN, triển khai xây dựng chậm, không bổ sung CSVC sau

khi trường chuyển đổi sang công lập, như trường MN Thạch Hạ (TP); Thuận
Lộc (HL); Đức Lập, Đức An (ĐT), Kỳ Ninh, Kỳ Lâm (KA); Thạch Trị (TH);
Thịnh Lộc (CL)....
+ Thực hiện nghiêm túc những quy định về việc tổ chức bán trú, những
trường MN Đoàn đã kiểm tra đề nghị dừng bán trú: MN Thuận Lộc, Đức Thuận
(HL), Thạch Trị (TH), Cẩm lĩnh (CX), Thạch Hưng (TP), Gia Hanh (CL); An
Lộc (LH); Sơn Lễ (HS)...., Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm
túc kết luận của Đoàn kiểm tra; đồng thời kết hợp với Ban chỉ đạo GDTCYTTH của huyện soát xét lại việc tổ chức bán trú các trường MN trên địa bàn;
để tháng 12/2011 Ban chỉ đạo GDTC-YTTH kiểm tra việc thực hiện bán trú của
các trường MN, Tiểu học.
+ Chú trọng đến tỷ lệ huy động trẻ, các đơn vị có tỷ lệ huy động còn thấp
như trường MN Kỳ Ninh, Kỳ Hà (KA), Thạch Kim, Thạch Bằng (LH)...Có giải
pháp để thực hiện tốt việc phân chia nhóm lớp theo độ tuổi, thực hiện chương
trình GDMN mới, đưa trẻ về học tại điểm trung tâm để được tổ chức bán trú,
nhằm thực hiện tốt phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.
+ Một số trường, BGH còn buông lỏng quản lý, chưa bám trường, bám
lớp, chưa nắm vững các nội dung chuyên môn cần thiết để chỉ đạo thực hiện.
Một số phòng GD&ĐT chưa kiên quyết trong việc chỉ đạo thực hiện các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của bậc học MN.
3. Một số công tác khác:
+ Một số trường MN hiện tại chưa có nhân viên Y tế trường học, trên cơ
sở hướng dẫn liên ngành số 69, số 474 yêu cầu các phòng GD&ĐT phải bố trí
hợp đồng đủ nhân viên y tế cho các trường MN. Từ năm học 2012-2013 nơi nào
chưa có nhân viên y tế thì chưa tổ chức bán trú. Các huyện Vũ Quang, Hương
Sơn, Cẩm Xuyên, Hương Khê khẩn trương tham mưu với UBND huyện về việc
hỗ trợ kinh phí cho nhân viên y tế, kế toán đồng tại các trường MN (kể cả các
trường MN công lập).
10



+ Tham mưu UBND huyện tổ chức đánh giá công tác chuyển đổi các trường
MN trên địa bàn; chỉ đạo các địa phương quy hoạch, xây dựng CSVC, nhất là các
trường MN bán công (hầu hết các trường MN bán công chưa được quan tâm đúng
mức); trong thời gian sắp tới Sở kiểm tra một số trường MN bán công.
+ Giải quyết tinh giản theo NQ 132, hoặc nghỉ thôi việc để hưởng chế độ
đối với 37 giáo viên MN chưa đạt chuẩn: Kỳ Anh 6, Cẩm Xuyên 3, Can Lộc 6,
Hương Khê 12, Hương Sơn 7, Hồng Lĩnh 1, Nghi Xuân 2. Trong đó có một số
giáo viên MN đã biên chế trước đây.
+ Một số đơn vị chưa hoàn thành việc lập Danh sách giáo viên các trường
MN (theo mẫu N6), yêu cầu các đơn vị bố trí về duyệt từ 21 đến 26/11.
Trên đây là một số nội dung chỉ đạo qua công tác kiểm tra, đề nghị Ông
Trưởng phòng báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo các bộ
phận chức năng triển khai thực hiện ./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nơi nhận::
- Như trên ;
- Lưu VP, TCCB.

Đã ký
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH

Nguyễn Thị Hải Lý

11




×