UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1369/SGDĐT-GDTrH
Hà Tĩnh, ngày 08 tháng 10 năm 2012
V/v đảm bảo an ninh, trật tự trong
các trường học.
Kính gửi:
- Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Hiệu trưởng Trường TPDT nội trú Hương Khê;
- Giám đốc các trung tâm HN-DN-GDTX.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT- BGDĐT-BCA của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo
đảm an ninh, trật tự trường học, trong thời gian qua nhiều đơn vị đã có sự phối
hợp chặt chẽ với công an địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp đảm bảo bảo an ninh, trật tự trường học; thực hiện tốt công tác đăng ký
tạm trú, tạm vắng, kiểm tra hộ khẩu, quản lý học sinh, trấn áp các đối tượng xấu
bên ngoài trường học; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở các trường học được chú trọng. Tuy
nhiên, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã xảy ra
một số vụ việc mang tính chất nghiêm trọng gây lo lắng trong dư luận xã hội.
Đáng chú ý hiện nay là một số học sinh do ảnh hưởng của các trang web, trò
chơi trực tuyến bạo lực dẫn đến gây gổ đánh nhau, có trường hợp dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt sự phối hợp với công an địa
phương trong việc giáo dục đạo đức học sinh, còn lúng túng, bị động khi xử lý
vụ việc. Một số đơn vị báo cáo tổng hợp tình trạng học sinh vi phạm pháp luật
về Sở chưa kịp thời, thậm chí không báo cáo.
Nhằm tiếp tục giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội trong
các trường học, tạo môi trường lành mạnh để góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, Sở yêu cầu các trường học tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ,
giải pháp sau đây:
- Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 34 giữa Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Bộ Công an và các Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
công tác học sinh, sinh viên.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên và học sinh
những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề chủ
quyền, biên giới, đối ngoại, quốc phòng, ...
- Chủ động phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan chức năng ở địa
phương để có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục,
định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác của học
sinh, cán bộ và nhà giáo đối với âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam của
các thế lực thù địch. Kiên quyết không để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên
1
tạc, lôi kéo, kích động học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên tham gia hoạt
động chống phá Đảng, Nhà nước.
- Có kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với gia đình học sinh, chính
quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cơ quan công an trong công
tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Định kỳ phối
hợp với công an địa phương tổ chức giao ban, kiểm tra nắm bắt tình hình, bàn
biện pháp quản lý học sinh.
- Phối hợp với công an địa phương, các cơ quan chức năng và gia đình học
sinh để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực
trong việc sử dụng internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động,...đối với học
sinh.
- Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra,
giám sát, giải tỏa hàng quán, dịch vụ xung quanh trường học nếu có biểu hiện
phức tạp về an ninh, trật tự, hoạt động vi phạm pháp luật.
- Đảm bảo nội dung, đổi mới phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống đối với học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động ngoại
khóa.
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh địa phương chỉ
đạo tổ chức Đoàn trong trường học kiện toàn để hoạt động hiệu quả. Tăng cường
đối thoại, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh nhằm phát hiện và phối
hợp xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh trong học sinh.
- Chủ động duy trì “đường dây nóng” với các cơ quan chức năng ở địa
phương để có thông tin, phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp về an ninh,
trật tự xảy ra. Định kỳ tổ chức đối thoại với học sinh, cán bộ và nhà giáo để phát
hiện, xử lý kịp thời biểu hiện gây mất an ninh nội bộ, tham nhũng, lãnh phí,
quan liêu, khiếu kiện tập thể,...Đề xuất với cấp trên hoặc giải quyết theo thẩm
quyền nguyện vọng chính đáng của học sinh, cán bộ và nhà giáo.
- Thông tin kịp thời về Sở các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến
học sinh, cán bộ và nhà giáo để cùng phối hợp, xử lý có hiệu quả. Cuối học kỳ 1,
kết thúc năm học nộp báo cáo tổng hợp tình hình an ninh, trật tự trường học về
Sở qua ông Nguyễn Hữu Danh – Phòng GDTrH (lưu ý báo cáo phải có xác nhận
của công an huyện, thị xã, thành phố).
Trên đây là một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự
trường học, đề nghị thủ trưởng các đơn vị trường học thực hiện nghiệm túc.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc phản ánh về Sở để được chỉ đạo,
hướng dẫn.
Nơi nhận:
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
- Như trên;
- Công an Tỉnh;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Website Ngành GDĐT;
- Lưu: VT, Phòng GDTrH.
(Đã ký)
Nguyễn Quốc Anh
2
3