Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GDMN V v huong dan thuc hien nhiem vu Giao duc mam non nam hoc 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.3 KB, 10 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:1037/SGDĐT-GDMN
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDMN năm học 2013-2014

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 9 năm 2013

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014;
Căn cứ Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc ban hành khung Kế hoạch thời gian năm học 2013 - 2014 của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 5698/BGDĐT-GDMN ngày 27/8/2013 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với giáo dục
mầm non; căn cứ vào tình hình thực tế của giáo dục mầm non Hà Tĩnh, Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện nhiệm vụ năm
học 2013-2014 đối với giáo dục mầm non như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2013 - 2014, thực hiện Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tiếp tục thực
hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh số 05-NQ/TU ngày


20/12/2011 về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015
và những năm tiếp theo; giáo dục mầm non tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc
vận động và phong trào thi đua; thực hiện các quyết định hiện hành về giáo dục
mầm non của UBND Tỉnh.
Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
(PCGDMNTENT).
Thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp theo Quyết định số 2286
ngày 08/8/2012 về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch hệ thống trường Mầm non và Phổ
thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, xây dựng trường trọng điểm các cấp, phát triển về số
lượng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia các mức độ.

1


Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ: Tăng cường các
điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện Chương trình
GDMN; Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của xã hội đối với sự phát triển GDMN.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua
Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đưa
các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên trong các cơ sở GDMN.
Tăng cường tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây
dựng môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, giữ mối quan hệ
ứng xử thân thiện, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính
chủ động, tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong

mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng
xử. Duy trì việc thực hiện đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thống
qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà
trường và bản sắc văn hóa của địa phương, chủ động đưa các hoạt động đã tổ chức
có hiệu quả, bền vững sau tổng kết thành hoạt động thường xuyên và tiếp tục tăng
cường các giải pháp tổ chức hoạt động với những nội dung còn hạn chế.
2. Thực hiện phát triển quy mô mạng lưới, loại hình trường lớp, củng cố
và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án quy hoạch trường mầm non và phổ thông
đến năm 2020, năm học 2013-2014 các đơn vị tập trung dành nguồn vốn, quỹ đất
và các điều kiện khác để tiến hành sáp nhập một số trường mầm non (MN) còn lại.
Phấn đấu cuối năm học số trường MN sau quy hoạch còn 262 MN công lập, quan
tâm phát triển loại hình trường mầm non dân lập, tư thục tại những nơi có điều
kiện và nhu cầu.
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 54 trường MN bán công còn lại sang loại hình
trường công lập, nâng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ học bán trú, tỷ lệ trẻ em
học 2 buổi/ngày.
Hoàn thành quy chế hoạt động và thực hiện lộ trình xây dựng trường MN
trọng điểm các cấp.
Trong năm học, tiếp tục chỉ đạo ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo thực hiện
100% đơn vị cấp xã đạt phổ cập GDMN TE5T, duy trì kết quả phổ cập GDMN
TE5T. Tăng cường các nguồn lực: xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị;
tuyển dụng đủ giáo viên mầm non. Đảm bảo trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở vùng khó khăn
được học trong các trường công lập, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ vào lớp 1, tăng
cường các biện pháp tăng tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật học hòa nhập và trẻ dưới 5
2


tuổi đến trường. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện PCGDMNTET và

sử dụng phần mềm thống kê số liệu phổ cập.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
3.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở giáo dục mầm non GDMN. Tiếp tục thực hiện các
biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống béo phì, chỉ đạo mở rộng mô
hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Vận động phụ
huynh tăng chế độ ăn của trẻ phù hợp với thực tiễn địa phương, tổ chức bữa ăn cho
trẻ bị ốm, trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non MN;
Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, đảm bảo
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở GDMN, chỉ đạo tốt việc tính khẩu
phần ăn cho trẻ theo khung chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Những
nơi chưa có điều kiện tổ chức ăn bán trú cần phối hợp với gia đình để có biện pháp
tổ chức cho trẻ được ăn phụ trong thời gian ở trường, nhằm thực hiện mục tiêu
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em;
Tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các
cơ sở GDMN, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Chủ động phòng
chống dịch bệnh trong trường MN, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, vệ
sinh khu vực chế biến và vệ sinh môi trường trong trường MN, đề ra các giải pháp
để phòng chống một số bệnh do virut gây ra, bệnh tay-chân miệng, dễ lây lan và
gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ;
Tuyển đủ nhân viên y tế cho các trường MN có phòng y tế để thực hiện tốt
công tác y tế trường học, phối hợp với ngành y tế trong việc tổ chức cân đo, theo
dõi sức khỏe bằng biểu đồ, khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, tiêm chủng,
phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Tăng cường chỉ đạo công
tác theo dõi phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại các cơ sở GDMN;
Sở GDĐT tiếp tục tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
GDMN năm 2013 về chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ em, chủ động triển
khai có hiệu quả công tác phòng tránh suy dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ em, tiếp
tục lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm

họa thiên tai vào các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
Triển khai thực hiện Thông tư số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT ngày
18/6/2013 quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN.
3.2. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
- Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN ở các cơ sở GDMN;
- Mở rộng thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi (PTTENT), tổ chức sơ
kết đánh giá, nhân rộng số đơn vị thực hiện Bộ chuẩn PTTENT, đảm bảo đến năm
học 2014-2015 tất cả các cơ sở GDMN đều sử dụng Bộ chuẩn PTTENT để hỗ trợ
thực hiện chương trình GDMN đảm bảo chất lượng;

3


- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, phối
hợp giữa nhà trường và gia đình để theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác
động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1;
- Xây dựng và triển khai chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong các cơ
sở GDMN”; tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu
số (DTTS). Đảm bảo 100% trẻ mẫu giáo DTTS được chuẩn bị tiếng Việt trước khi
vào lớp 1. Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN cho các cơ sở GDMN
ở những vùng khó khăn;
- Chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và ngoài trời tại
các cơ sở GDMN theo các chủ đề và lĩnh vực phát triển, đặc biệt môi trường chữ
viết. Tăng cường tận dụng môi trường tự nhiên và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa
phương để làm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục mang tính chất
mở, kích thích trẻ khám phá và hoạt động trải nghiệm.
3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong trường MN
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị CNTT, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên
kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục, góp phần

đổi mới công tác quản lý, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là trẻ 5 tuổi.
- Tiếp tục tham mưu với Vụ GDMN và IBM Việt Nam cung cấp bộ thám
hiểm trẻ cho trường mầm non, những đơn vị đã được cấp, tiếp tục nâng cao việc sử
dụng các phần mềm quản lí, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ (Nutrikids, Kidsmart,
Happykid...) ,
3.4. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nội dung giáo dục
Trên cơ sở thực hiện chương trình GDMN, hướng dẫn giáo viên lồng ghép
tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông (GDQTGT), Giáo dục bảo vệ
môi trường (GDBVMT), giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm (GDSDNLTK)
hiệu quả, giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, ứng phó với biến
đổi khí hậu vào chương trình GDMN, lựa chọn tổ chức các hoạt động giáo dục phù
hợp với trẻ, gắn với thực tế, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục thực hành,
trải nghiệm giúp trẻ hình thành những hành vi ứng xử đúng đối với môi trường,
thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, thực hiện tốt các quy định an toàn
giao thông, mở rộng việc xây dựng các mô hình điểm về GDATGT, GDBVMT,
GDSDNLTK, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
3.5. Kiểm định chất lượng GDMN
Tiếp tục phối hợp chỉ đạo triển khai đánh giá chất lượng trường mầm non
theo Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, Thông tư 45/2011/TT-BGDĐT
ngày 11/10/2011 quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường
mầm non và Công văn số 8299/BGDĐT ngày 04/12/2012 hướng dẫn tự đánh giá
chất lượng trường mầm non theo quy trình rút gọn.

4


Các phòng GD&ĐT triển khai cho các trường mầm non, sử dụng phần mềm
kiểm định chất lượng, trong công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng
trường mầm non.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia
4.1 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nguồn vốn đầu tư để xây mới, xóa
phòng học tạm, đảm bảo có đủ phòng học an toàn cho GDMN.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất trường lớp, công trình vệ sinh cho trẻ và CBGV, nguồn nước sạch,
bếp ăn đạt chuẩn... Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản; Triển khai
thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Sử dụng có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục năm 2013 về
mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ Phổ cập GDMN TE5T; Các Phòng
GDĐT cần có kế hoạch chỉ đạo tăng cường đầu tư trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học
liệu, phương tiện cho các cơ sở GDMN, ưu tiên đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Thực hiện nghiêm túc việc quản lý sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ
sở GDMN theo quy định tại công văn số 3441/BGDĐT- GDMN ngày 23/5/2013
của Bộ GDĐT về việc quản lý, sử dụng tài liệu tham khảo trong các cơ sở GDMN.
4.2 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Các địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDMN đầu tư các
điều kiện đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, phát triển số lượng và nâng cao
chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ xây
dựng nâng cao chất lượng trường MN đạt chuẩn quốc gia; rà soát, đầu tư, bổ sung
CSCV đối với các trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non đảm
bảo về số lượng và chất lượng, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn cho CBQL và GVMN, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác phổ cập
GDMNTENT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tăng số lượng
GV&CBQL biết ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Nâng cao năng lực cho
CBQL về quản lý trường học, nắm vững và triển khai hiệu quả các văn bản quy
phạm pháp luật trong GDMN, duy trì kết quả công tác phổ cập GDMN TE5T, nâng

cao năng lực trong việc tổ chức thực hiện chương trình GDMN.
Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống, không có giáo viên vi
phạm đạo đức nhà giáo.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo
viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN (Quyết định số 02//2008/QĐ-BGDĐT ngày
22/01/2008 của Bộ GDĐT), đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng trường

5


mầm non (Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ GDĐT) và
đánh giá đội ngũ phó hiệu trưởng trường mầm non (Công văn số 630/BGDĐTNGCBQLGD ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Bộ GDĐT). Đánh giá, phân loại sát
đúng, chất lượng đội ngũ, đảm bảo công bằng, khách quan, tiến tới sử dụng kết quả
đánh giá để khẳng định đóng góp của CBQL, GV cho sự phát triển giáo dục, để
sàng lọc đội ngũ, xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ. Tiếp tục
tham mưu để CBQL, GV đủ điều kiện được bồi dưỡng lý luận chính trị, Quản lý Nhà
nước, quản lý giáo dục theo quy định.
Tăng cường giao lưu, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện
nhiêm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non giữa các trường mầm non công lập với
các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn.
Nâng cao năng lực cho CBQL và GVMN trong việc phát hiện sớm khó khăn
của trẻ và kỹ năng hỗ trợ giáo dục cho trẻ khuyết tật.
Lồng ghép, ưu tiên nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch số 17/KH-BGD
ĐT ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc bồi dưỡng chuyên môn cho
CBQL và GVMN theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (Thông tư số 26/2012/QĐBGDĐT ngày 10/7/2012) và công văn số 8576/BGDĐT NGCBQLGD 13/12/2012
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tiếp tục việc kiểm tra quản lý hồ sơ công chức, viên chức theo quy định của
Bộ Nội vụ; soát xét hồ sơ công chức, viên chức toàn ngành, ứng dụng CNTT xây

dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ của ngành đảm bảo tin cậy, khai thác, sử dụng hiệu quả
trong các trường mầm non.
Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước và của
tỉnh về nhà giáo; đặc biệt đối với giáo viên MN, vùng núi và vùng đặc biệt khó
khăn; kịp thời xử lý những vấn đề bất hợp lý phát sinh; thu hút người giỏi về quản
lý, giảng dạy, công tác tại các trường trọng điểm các cấp.
6. Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non
- Thực hiện đảm bảo quy định việc hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mầm non ở địa
bàn đặc biệt khó khăn, có hoàn cảnh khó khăn đang học tại các trường mầm non
theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11/3/2013 về
hướng dẫn thực hiện chế độ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo
viên mầm non; Quyết định số 2059/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 của UBND tỉnh.
- Phối hợp thực hiện việc chuyển giao trẻ khuyết tật mầm non vào tiểu học, đảm
bảo quá trình giáo dục của trẻ đươc liên thông giữa hai cấp học. Tăng cường tập huấn
cho giáo viên, nhân viên của các nhà trường, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ và cộng đồng
về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chống phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật, kì thị
đối với trẻ nhiễm HIV, quan tâm ưu tiên đối với nhóm trẻ thiệt thòi.
- Chuẩn bị Tiếng Việt cho 100% trẻ dân tộc, giúp trẻ dân tộc thiÓu số có
điều kiện tốt nhất để vào lớp 1

6


7. Công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng
đồng và tuyên truyền về giáo dục mầm non
- Tiếp tục đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến những quy định của ngành,
những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng vào
kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu PCGDMNTENT và phát triển GDMN của
địa phương. Tổ chức tuyên truyền về Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng

dẫn tổ chức thực hiện Luật Người khuyết tật, đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo
dục cho trẻ khuyết tật.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc chỉ đạo,
thực hiện công tác thông tin, truyền thông, làm chuyển biến tích cực về nhận thức
của xã hội đối với bậc học mầm non.
- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và tài liệu truyền
thông kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ
của ngành học và điều kiện thực hiện ở các vùng, miền.
- Tăng cường tham gia các bài viết mang tính định hướng, chỉ đạo chuyên
môn về giáo dục mầm non, tuyên truyền phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hay
về công tác quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ.
8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.
8.1. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non
Các Phòng GDĐT tiếp tục tham mưu với HĐND, UBND các huyện, thị xã,
thành phố bằng nhiều giải pháp tích cực chuyển đổi các trường MN bán công sang
công lập. Thực hiện việc quản lý ngân sách tốt, việc thu chi các nguồn ngoài ngân
sách, thực hiện nghiêm công văn hướng dẫn liên ngành số 1702/HDLN-SGDĐTSTC của Sở GDĐT và Sở Tài chính. Thực hiện tốt các Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ,
NQ 20, NQ 46 của HĐND tỉnh, các Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, Thông
tư 09 về chế độ hỗ trợ cho trẻ mầm non 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi theo quy định.
Chủ động tham mưu với địa phương kế hoạch xây dựng trường MN đạt
chuẩn quốc gia năm học 2013-2014, tập trung đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ
cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tiếp tục tổ chức tập huấn, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở GDMN thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, mới được ban hành. Quản lý chặt
chẽ các cơ sở GDMN, đặc biệt là các cơ sở GDMN ngoài công lập trong việc thực
hiện các chủ trương, nhiệm vụ của ngành, thực hiện nghiêm túc Quyết định số
41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
trường mầm non tư thục của Bộ GDĐT, tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho
những nơi đủ điều kiện.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình
lớp 1. Các cơ sở GDMN không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ.
8.2. Công tác kiểm tra, thanh tra
7


Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ở các cơ sở
GDMN, làm cơ sở để thực hiện đánh giá ngoài theo Thông tư số 07/2011/TTBGDĐT ngày 17/2/2011 ban hành Quy định Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường mầm non và Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011 về quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường MN.
Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ở các cơ sở
GDMN, làm cơ sở để thực hiện đánh giá ngoài theo Thông tư số 07/2011/TTBGDĐT ngày 17/2/2011 ban hành Quy định Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường mầm non và Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011 về quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường MN.
Tăng cường thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc triển khai thực hiện các
văn bản trong quản lí, chỉ đạo hoạt động của các cấp quản lí và các trường MN. Tổ
chức kiểm tra, rà soát các cơ sở GDMN tư thục, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư
thục, đúng quy định, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hiện tượng vi phạm quy
chế, quy định trong các cơ sở GDMN, đặc biệt đối với các cơ sở GDMN ngoài
công lập. chú trọng đến các điều kiện đảm bảo và chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng.
8.3. Thực hiện cải cách hành chính
Tăng cường trao đổi văn bản hành chính điện tử, Thống nhất biểu mẫu, nội
dung, hình thức các báo cáo và thời hạn báo cáo, các biểu mẫu số liệu phải chính xác.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kịp thời, các loại báo cáo gửi về
Sở năm học 2013-2014: Báo cáo đầu năm vào ngày 25/9/2013; tờ trình đăng ký
trường MN đạt Chuẩn Quốc gia ngày 30/10/2013; báo cáo sơ kết học kỳ I ngày
30/12/2013; tờ trình đề nghị kiểm tra trường chuẩn QG ngày 01/4/2014; báo tổng
kết năm học ngày 20/5/2014.
9. Một số hoạt động khác

Tổ chức tiếp cận Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm
non” (nguồn ODA).

Tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chương trình Chương trình giáo dục
mầm non mới .
Các trường MN tham gia dự thi các cấp về “Tìm hiểu về dinh dưỡng với
sức khỏe trẻ mầm non” trên mạng internet.
Sở GD&ĐT tổ chức thi khảo sát chất lượng cán bộ quản lý trường MN vào
tháng 8 năm 2014.
Tham gia Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp mầm non toàn quốc, dự kiến tổ
chức vào năm 2014.
III. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến các trường mầm non ở tất cả các độ tuổi, đảm
bảo tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo tăng từ 1,5 % trở lên. Giữ vững tỷ lệ
100% trẻ 5 tuổi thuộc đối tượng phổ cập đến trường, 100% trẻ được học 2
buổi/ngày;
8


- Tỷ lệ trẻ đến lớp chuyên cần: 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 80% trở lên đối
với trẻ ở các độ tuổi khác, 85% trở lên trẻ phát triển đạt yêu cầu theo các lĩnh vực
phát triển, 80% trở lên trẻ khuyết tật học hoà nhập, được đánh giá có tiến bộ, 100%
trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1;
- 100% trẻ mầm non được khám sức khoẻ định kỳ và đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho trẻ.
- Giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi ít nhất 1% so
với đầu năm. Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú trong các cơ sở GDMN ở mỗi đơn vị cấp huyện
tăng 8 % trở lên;
- Đảm bảo có 100% số nhóm/lớp thực hiện chương trình GDMN mới;
- 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo có đủ phòng học đạt chuẩn, đủ thiết bị,

đồ dùng, đồ chơi; thực hiện hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi;
- Đảm bảo 100% số trường MN được trang bị máy tính và kết nối internet,
100% CBQL và 85% giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý và thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục. 100% cán
bộ quản lý và giáo viên mầm non được đánh giá thực chất theo Chuẩn nghề nghiệp
quy định của Bộ GDĐT;
- Tổ chức cho 390 CBQL và 1170 GV trong toàn tỉnh được tập huấn nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ GDMN theo các mô đun - ưu tiên (theo kế
hoạch của Bộ GD&ĐT)
- Bảo đảm 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
- Phấn đấu trong năm học mỗi huyện có thêm ít nhất 2 trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia; 100% trường tái đạt chuẩn theo thời hạn quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào
nội dung tại văn bản hướng dẫn này và tình hình cụ thể của địa phương xây dựng
kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc, phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo qua phòng GDMN, điện thoại:
0393881820./.
Nơi nhận:

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
( Đã ký)

- Ban giám đốc (để báo cáo);
- Các phòng, ban Sở;
- Phòng GDĐT các huyện, TX, TP;
- Trang Web Sở;
- Lưu: VT, Phòng GDMN.


Nguyễn Thị Hải Lý

9


10



×