Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GDTX Du thao BC tong ket nam hoc 2012 2013 phuong huong nhiem vu nam hoc 2013 2014 Giao duc Thuong xuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.68 KB, 14 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:

/BC-SGDĐT-GDTX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày

tháng 9 năm 2013

DỰ THẢO

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2012 - 2013
Phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 Giáo dục Thường xuyên
Phần I
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 - 2013
I, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG:
Ngành học Giáo dục thường xuyên tỉnh nhà thực hiện nhiệm vụ năm học
2012-2013 trong điều kiện có nhiều thuận lợi:
- Năm học đầu tiên triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2012 - 2020", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 89/QĐ-TTg,
ngày 09/01/2013;
- Năm học thứ hai thực hiện thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011
của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung
học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn và Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày
20/12/2011 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo đến năm 2015 và những năm tiếp thee”;


- Nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân ngày càng gia tăng, đa dạng hơn
về đối tượng học tập, phong phú hơn về nội dung dạy - học và đối tác liên kết ngày
càng nhiều hơn, . . . Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh
phát triển giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, Giáo dục Thường
xuyên tỉnh nhà còn gặp một số khó khăn, bất cập:
- Do sự sắp xếp lại hệ thông trường học nói chung và sáp nhập các trung tâm
GDTX, trung tâm HN- DN thành trung tâm DN-HN-GDTX đồng thời chuyển về
UBND cấp huyện quản lý bước đầu có những khó khăn về công tác tổ chức, quản lý
chuyên môn, v, v,…
- Mặc dầu đã có những chính sách mang tầm vĩ mô của quốc gia nhằm định
hướng phát triển Giáo dục Thường xuyên, nhưng sự đầu tư nguồn lực của địa
phương để xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương
xứng với vai trò, vị trí của GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, nhu cầu
học tập và điều kiện đáp ứng vẫn còn khoảng cách khá xa.
- Nhận thức của một số cán bộ các cấp về vai trò, vị trí của GDTX nói riêng
và chủ trương xây dựng xã hội học tập nói chung chưa đầy đủ, chưa đúng tầm, thậm
chí còn lệch lạc, nên sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho ngành học này còn nhiều hạn
chế.
1


II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thực hiện chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về "Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013" và Công văn số:
5297/BGDĐT-GDTX ngày 16/8/2012 của Bộ GD&ĐT về việc "Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với GDTX", trong năm học qua, ngành học
GDTX đã tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả sau:
1. Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của Sở có nhiều đổi mới và hiệu

quả:
Phòng GDTX và các phòng chuyên môn Sở đã tham mưu cho lãnh đạo ngành
về lĩnh vực GDTX thực hiện nhiệm vụ chính trị như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở GDTX thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính
trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
gắn với thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU, Kết luận 05-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và Quyết định số 33/2011/QĐ/UBND của UBND tỉnh về "Xiết chặt kỷ luật, kỷ
cương hành chính trong thực hiện chức trách nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức, và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang". Thường xuyên quan tâm
động viên nhắc nhở cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn một cách thiết thực, cụ thể và hiệu quả.
- Tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản triển khai thực
hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về GDTX. Nổi bật nhất là đã tham mưu
cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3422 ngày 19/11/2012 phê duyệt “Đề án
nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020”, Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 phê
duyệt "Kế hoạch xây dựng xã hội học tập 2012-2020" và nhiều văn bản chỉ đạo công
tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
- Chỉ đạo các đơn vị ổn định tổ chức, kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ
chính trị được phân công. Phát triển các loại hình học tập đáp ứng nhu cầu học tập
của nhân dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
theo tình thần chỉ đạo của Bộ trong từng loại hình, cấp học.
- Tăng cường huy động và phối hợp tốt các lực lượng xã hội tham gia vào
công tác giáo dục học viên, nhất là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường (Trung
tâm) và các tổ chức đoàn thể.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra chuyên môn ở các cơ sở đào tạo bổ túc THPT;
phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành,
tiến hành kiểm tra tình hình sau 1 năm thực hiện đề án sáp nhập các trung tâm
GDTX, HN, DN thành trung tâm DN-HN-GDTX cấp huyện.

- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các đơn vị thực hiện Chương trình quốc gia
xây dựng nông thôn mới, nhất là các tiêu chí số 5 và tiêu chí số 14. Kịp thời tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo XDNTM của tỉnh.
- Phòng GDTX đã tham mưu cho lãnh đạo Ngành tổ chức thành công Hội
nghị toàn ngành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 26 của BCH Trung ương (Khóa
X) và 4 năm thực hiện Nghị quyết 08 của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về nông
2


nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng Chuyên đề
"Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh bậc Trung học" phục vụ Hội nghị sơ kết 5
năm thực hiện Nghị quyết 26 của BCH Trung ương (Khóa X) và 4 năm thực hiện
Nghị quyết 08 của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn toàn tỉnh.
2. Cơ sở tham gia hoạt động thuộc lĩnh vực GDTX tiếp tục được mở
rộng:
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại công văn số 4808/BGDĐT-GDTX
ngày 13/08/2011, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản
chỉ đạo và giao nhiệm vụ dạy nghề cho các Trung tâm GDTX, đã sáp nhập một số
Trung tâm KTTH-HN với Trung tâm GDTX thành TT DN- HN- GDTX để nâng cao
hiệu quả bộ máy và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đến nay hệ thống các trung tâm
GDTX, HN, DN toàn tỉnh cơ bản hoàn thiện và thống nhất mỗi đơn vị cấp huyện chỉ
có 1 trung tâm DN-HN-GDTX đảm nhiệm 3 chức năng DN, HN và GDTX (trừ
Hương Khê và Thạch Hà đang xây dựng trung tâm DN độc lập). Sau ngày sáp nhập,
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý các trung tâm đã được sắp xếp lại, kịp thời ổn
định tổ chức bộ máy để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được phân công.
Do nhu cầu học ngoại ngữ tăng nhanh, trong năm học qua Sở đã cho thành lập
thêm 3 trung tâm ngoại ngữ tư thục (Trung tâm Olympia đóng tại Phường Nam Hà,
TP Hà Tĩnh; Trung tâm Đại Dương đóng tại Thị trấn Kỳ Anh; Trung tâm Nhật
Tuyến, đóng tại Phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh), nâng tổng số trung tâm ngoại ngữ

- tin học tư thục lên 6 trung tâm. Hiện nay hệ thống cơ sở GDTX toàn tỉnh có: 1
trung tâm BDNVSP - GDTX tỉnh, 10 trung tâm DN-HN-GDTX, 2 trung tâm
GDTX-HN (Thạch Hà và Hương Khê) 6 trung tâm ngoại ngữ - tin học và 262 trung
tâm HTCĐ. Ngoài ra, một số trường CĐ Nghề và TC Nghề trên địa bàn cũng đã
tham gia tích cực vào họat động dạy Bổ túc văn hóa THPT kết hợp đào tạo nghề. Hệ
thống GDTX phát triển đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân
dân.
3. Hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn có chuyển biến tích cực:
3.1. Công tác bổ túc văn hoá:
Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS giảm, nên hầu hết học sinh tốt nghiệp
THCS đều được vào học tại các trường THPT, vì vậy những năm gần đây số học
viên Bổ túc Trung học phổ thông (BTTHPT) giảm dần. Tuy nhiên, năm học 20122013 do thực hiện tốt hơn công tác hướng nghiệp và phân luồng sau THCS nên số
học viên BTTHPT tăng hơn năm trước. Cụ thể năm học 2012-2013 số học viên
tuyển mới (vào lớp 10) là 48 lớp, 1.534 học viên tăng hơn năm học 2011-2012 là 3
lớp 287 học viên. Trong đó nổi bật nhất là Trung tâm DN-HN-GDTX Nghi Xuân
tăng 135 học viên, Trung tâm DN-HN-GDTX Hương Khê tăng 46 học viên, Trung
tâm DN-HN-GDTX Kỳ Anh tăng 45 học viên,…
Nhìn chung số học viên tham gia học bổ túc vừa kết hợp học nghề chiếm tỉ lệ
cao (68,38%).
Các kỳ thi chọn học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio và thi tốt
nghiệp đều tổ chức nghiêm túc, đánh giá sát năng lực học viên, được dư luận đồng
tình. Tỉ lệ đậu tốt nghiệp năm 2013 là 76,27%. Trong đó cao nhất là TT Vũ Quang
(97,82%), TT Can Lộc 97,04%...
3


3.2. Công tác phổ cập giáo dục:
Năm học 2012-2013, cùng với thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học- chống mù
chữ, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học, toàn tỉnh đã chỉ đạo
thực hiện quyết liệt phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi theo tinh thần Quyết định số

239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT của Bộ
GD&ĐT. Các hoạt động phổ cập giáo dục đã diễn ra khá nghiêm túc, bài bản theo
đúng hướng dẫn của Sở. Ngoài chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyên môn ở các
nhà trường, các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, thị xã đã phối hợp tốt với các lực
lượng xã hội tham gia vào công tác phổ cập giáo dục. Qua kết quả phổ cập các cấp
học như sau:
Phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ: tiếp tục được củng cố vững chắc.
Gần 100% số trẻ trong độ tuổi (11-15 tuổi) hoàn thành chương trình tiểu học; Số
người trong độ tuổi 15 trở lên biết chữ là 1.074.654 người (tỉ lệ 99,9%); 100% số
đơn vị cấp xã đều đạt chuẩn;
Phổ cập giáo dục THCS: số người độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt
tỷ lệ 93,6%. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều đạt chuẩn phổ cập GDTHCS.
Phổ cập giáo dục trung học: tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, toàn tỉnh
đã có 172 xã đạt chuẩn PCGDTrH, tỷ lệ 66%. Các địa phương có tỷ lệ đạt cao như:
TX Hồng Lĩnh, Can Lộc, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên,...
Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi: kết thúc năm học 2012-2013 toàn tỉnh đã
có 256/262 đơn vị cấp xã và 12/12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập GDMN cho
trẻ em 5 tuổi, UBND tỉnh đã làm tờ trình đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra công nhận tỉnh
Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thời điểm tháng 5
năm 2013.
Hồ sơ quản lý phổ cập các cấp đều được củng cố, các số liệu đều được xử lý
bằng phần mềm tin học, tiết kiệm được thời gian, tiện theo dõi và tra cứu, đảm bảo
chính xác, khoa học.
3.3. Công tác đào tạo tại chức, từ xa, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học
- Đào tạo tại chức tiếp tục được quản lý chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng tinh
thần Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008 của Bộ GD&ĐT về Quy
định liên kết đào tạo. Hiện nay, toàn tỉnh có 31 lớp ĐH, CĐ hệ tại chức và từ xa với
2151 học viên và 15 lớp trung cấp với 615 học viên. Các lớp học theo hình thức tại
chức và tư xa điều được quản lý khá nghiêm túc, chặt chẽ.
- Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học có những chuyển

biến tích cực, các lớp đều thực hiện đúng chương trình giảng dạy quy định; cấp phát
văn bằng chứng chỉ theo đúng thẩm quyền. Trong năm học 2012-2013 đã mở được
195 lớp bồi dưỡng ngoại ngữ với 4724 học viên và 156 lớp bồi dưỡng tin học với
4521 học viên.
Hầu hết các trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục trong tỉnh đều hoạt động có
hiệu quả, có uy tín. Trong đó tiêu biểu nhất là trung tâm NN-TH Miền Trung, Trung
tâm NN Smart Learn.
3.4. Công tác xây dựng xã hội học tập, củng cố xây dựng Trung tâm
HTCĐ:

4


- Về xây dựng XHHT: Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày
09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án xây dựng xã hội học tập
2012-2020", Sở GD-ĐT đã đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết
định số 954/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 phê duyệt "Kế hoạch xây dựng xã hội học
tập 2012-2020". Hiện nay đang tích cực phối hợp với Hội Khuyến học tham mưu
cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và chương trình hành động thực hiện Kế
hoạch nói trên của tỉnh.
Hưởng ứng "Tuần lễ Toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người" năm 2012
theo tinh thần Công văn số 291/BGDĐT của Bộ GD&ĐT, với chủ đề “Giáo dục và
chăm sóc trẻ thơ" và thông điệp chính: "Đáp ứng các quyền của trẻ từ những ngày
đầu đời! Hãy chăm sóc và giáo dục trẻ thơ ngay bây giờ!", Sở đã kịp thời chỉ đạo
các đơn vị triển khai thực hiện thông qua tổ chức sự kiện "Gia đình, nhà trường và xã
hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ". Nhìn chung các đơn vị đã triển khai
thực hiện có hiệu quả thiết thực, tiêu biểu nhất là các phòng GD&ĐT: Thành phố Hà
Tĩnh, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Hương Khê, Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, Hương Sơn...
góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội về trách
nhiệm chăm sóc trẻ thơ nhằm đáp ứng các quyền của trẻ ngay từ khi mới lọt lòng.

Ngoài ý nghĩa tuyên truyền, tại các lễ phát động đã huy động được khoản tiền
1.219.475.000 đồng để bổ sung vào ngân sách giáo dục trẻ thơ.
- Về chỉ đạo TTHTCĐ: Đầu năm học 2012-2013, Sở đã có công văn chỉ đạo,
hướng dẫn các phòng GD&ĐT huyện phối hợp với các trung tâm GDTX tổ chức tập
huấn cho đội ngũ cốt cán của các địa phương trong tỉnh về “Chương trình giáo dục
thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao
công nghệ". Hầu hết các đơn vị đã có sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả, mở được nhiều
chuyên đề thiết thực cho nhân dân. Trong năm học toàn tỉnh đã mở được 2.235
chuyên đề cho 436.191 lượt người tham gia. Tiêu biểu nhất là Huyện Thạch Hà, Can
Lộc, Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Hương Khê,…
Sở cũng đã phối hợp với bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục chỉ đạo TTHTCĐ xã
Sơn Kim 1 (sát biên giới Việt - Lào) xây dựng mô hình điểm: Bộ đội biên phòng
phối hợp với TTHTCĐ giúp đồng bào vùng biên giới trong việc xóa mù chữ, nâng
cao hiểu biết, học nghề và bảo vệ vùng biên giới.
3.5. Công tác bồi dưỡng đội ngũ, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm
3.5.1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ: được tổ chức kịp thời, nghiêm túc, để triển
khai các chuyên đề theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Trong thời gian từ
tháng 7 đến tháng 8/2013 đã tổ chức được 31 chuyên đề (trong đó: MN 7 chuyên đề,
TH 6 chuyên đề, THCS 7 chuyên đề, THPT 8 chuyên đề, GDTX 3 chuyên đề) các
chuyên đề đều có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cho các bộ quản lý và giáo viên toàn ngành. Đặc biệt, trong năm học 2012-2013
Sở đã tổ chức được 2 lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường tiểu học và mầm non
với 102 người tham dự. Công tác tổ chức quản lý có nhiều cải tiến chặt chẽ hơn nên
chất lượng khá tốt.
Trong hè 2013 Sở đã tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên bậc Tiểu học và
ngành học mầm non, cán bộ và giáo viên THCS lần 2. Kỳ thi đã tổ chức nghiêm túc,
chặt chẽ. Qua kết quả kỳ thi phản ánh đúng chất lượng chuyên môn của giáo viên, từ
đó có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng.
5



3.5.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm: được
quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, xem như là một nhiệm vụ chuyên môn
của mỗi đơn vị và cá nhân. Hầu hết các đơn vị đều đưa nhiệm vụ đúc rút SKKN vào
các chỉ tiêu phấn đấu ngay từ kế hoạch đầu năm học, đồng thời có nhiều biện pháp
chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Vào cuối năm học, các đơn vị đã tổ chức đánh giá xếp
loại và lựa chọn các SKKN xuất sắc gửi về HĐKH ngành để đánh giá. Năm học
2012-2013 toàn ngành có 880 SKKN gửi về sở đánh giá. Kết quả có 282 SKKN
được xếp bậc 4, có 224 SKKN được xếp bậc 3. Trong đó khối Phòng GD-ĐT cấp
huyện có 148 SKKN bậc 4, có 142 SKKN bậc 3, khối các trường THPT có 129
SKKN bậc 4, có 82 SKKN bậc 3, khối các trung tâm có 5 SKKN bậc 4, có 9 SKKN
bậc 3.
Bên cạnh công tác đúc rút SKKN, công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo
kỹ thuật tiếp tục được quan tâm đúng mức và đạt kết quả quan trọng:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học Hà Tĩnh" do NGƯT Trần Trung Dũng,
TUV - Giám đốc Sở chủ nhiệm đề tài đã thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất
lượng, được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở xếp loại Xuất sắc, đang hoàn thiện để
trình Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu vào tháng 10/2013.
- Tham gia Cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ quốc tế (IEYI 2013) lần thứ
9 tổ chức tại Malayxia. Trong 9 sản phẩm đạt giải của đoàn Việt nam có hai công
trình đạt huy chương Vàng của đoàn Hà Tĩnh đó là Sa bàn an toàn giao thông của
em Trần Huy Thành và Hoàng Thanh Trà (Trường Tiểu học Xuân An 1, Nghi Xuân)
và Bảng quảng cáo nhiều mục đích của Nguyễn Trọng Thủy (Trường THCS Bình
An, Lộc Hà).
3.6. Tham gia xây dựng nông thôn mới
Thực hiện sự phân công của UBND tỉnh về công tác xây dựng nông thôn mới
(XDNTM), ngành GD-ĐT được giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện 2 tiêu chí trong bộ
19 tiêu chí về nông thôn mới, đó là tiêu chí số 5 (cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn
quốc gia) và tiêu chí số 14 (về giáo dục). Trong thời gian qua Sở đã có nhiều hoạt

động tham gia tích cực vào công tác XDNTM của tỉnh. Ngoài việc chỉ đạo công tác
phổ cập nêu trên, Sở đã tiến hành thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Cử cán bộ chuyên môn tham gia các Ban công tác XDNTM của Tỉnh ủy và
UBND tỉnh;
- Thành lập Tổ công tác XDNTM của ngành, có nhiều hoạt động chỉ đạo kịp
thời các địa phương thực hiện những nội dung về XDNTM mà ngành phụ trách;
- Nhận đỡ đầu XDNTM ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn), tư vấn và hỗ trợ vật
chất cho các xã Yên Hồ (Đức Thọ) và Kỳ Tân (Kỳ Anh),…đồng thời tăng cường chỉ
đạo các địa phương tích cực xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn XDNTM;
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và chỉ đạo toàn ngành hưởng ứng tích
cực công tác XDNTM ở các địa phương.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện các tiêu chí 5 và
14 đảm bảo đúng nội dung và thời gian quy định.
II. HẠN CHẾ, TỒN TẠI:
6


Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận trên, năm học 2012 - 2013, ngành
học GDTX vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
1. Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận
động của ngành tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn
nhiều hạn chế. Hầu hết các đơn vị chưa tạo được nề nếp thường xuyên, sâu rộng,
thiết thực và hiệu quả trong các hoạt động làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh,
những tấm gương điển hình tiêu biểu về thực hiện làm theo lời Bác còn ít. Việc giáo
dục đạo đức, lối sống của học sinh, gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh còn chung chung, hiệu quả còn hạn chế.
2. Hoạt động của các Trung tâm DN-HN-GDTX sau khi sáp nhập còn nhiều
lúng túng, thực hiện nhiệm vụ chính trị chưa toàn diện, hoạt động của lĩnh vực

GDTX có chiều hướng giảm sút, nhất là: giáo dục bổ túc, mở chuyên đề thiết thực
cho nhân dân trên địa bàn (giáo dục cho mọi người), tại chức, tin học, ngoại ngữ,…
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiếu tính đồng bộ; việc bảo quản sử dụng ở
một số đơn vị chưa tốt, chưa khai thác, phát huy hết tính năng của các thiết bị hiện có
gây hư hỏng, lãng phí. Nhiều trung tâm chưa quan tâm tu bổ, cải tạo cảnh quan sư
phạm, vệ sinh môi trường,… chưa tạo được không gian hấp dẫn thu hút người học.
3. Bên cạnh một số trung tâm thu hút được khá đông học viên Bổ túc THPT
nên quy mô phát triển, vẫn còn khá nhiều trung tâm chưa có biện pháp hữu hiệu để
nâng cao chất lượng giáo dục, chưa tạo được niềm tin cho học sinh và phụ huynh
nên số lượng học viên giảm dần. Việc đổi mới phương pháp dạy học chuyển biến
chậm; nhiều GV chưa quan tâm sử dụng đồ dùng dạy học, tình trạng dạy chay còn
phổ biến; khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học chuyển
biến chậm.
Hoạt động thực hành trong các lớp Bổ túc THPT- Nghề ở một số đơn vị chưa
được quan tâm đúng mức. Chất lượng dạy nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
4. Sự phối hợp giữa phòng GD-ĐT với các trường và các trung tâm trên địa
bàn để thực hiện công tác phổ cập các cấp ở một số địa phương chưa tốt nên hiệu
quả công tác phổ cập chưa cao. Nhiều đơn vị mất thời gian quá nhiều cho công tác
xây dựng bộ hồ sơ phổ cập. Công tác kiểm tra của Ban chỉ đạo phổ cập ở một số
huyện chưa được quan tâm đúng mức, kết luận chưa sát với thực tế, nhiều đoàn kiểm
tra còn hình thức; nhiều đơn vị ban hành văn bản pháp quy không đúng thẩm quyền,
sai thể thức, chồng chéo về ngày ban hành giữa các văn bản,…
5. Việc theo dõi, quản lý ở một số lớp tại chức chưa thật chặt chẽ, tổ chức thi
cử chưa nghiêm túc, hiện tượng vi phạm quy chế thi vẫn chưa được khắc phục triệt
để. Công tác bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học phát triển chưa mạnh, chất lượng ở một số
lớp còn hạn chế. Phần lớn các lớp tin học - ngoại ngữ trên địa bàn là do các cơ sở tư
thục mở, hầu hết các Trung tâm DN-HN-GDTX chưa mở được các lớp tin học ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Trong lúc đó việc mở lớp
tin học - ngoại ngữ là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của trung tâm GDTX.
6. Thời gian gần đây sự chỉ đạo của một số địa phương về xây dựng Trung

tâm HTCĐ, xây dựng xã hội học tập chưa thật mạnh mẽ nên hoạt động của
TTHTCĐ có chiều hướng chững lại. Mặc dầu Sở GD&ĐT đã có công văn yêu cầu
7


các Phòng GD&ĐT bố trí giáo viên TH hoặc THCS biệt phái tăng cường cho các
TTHTCĐ trên địa bàn nhưng hầu hết các đơn vị chưa mạnh dạn chỉ đạo thực hiện
nên hoạt động của các TTHTCĐ càng khó khăn.
Vai trò của Trung tâm DN-HN-GDTX trong việc tư vấn, giúp đỡ các trung
tâm HTCĐ còn mờ nhạt, tính chủ động và tinh thần trách nhiệm đối với TTHTCĐ
còn hạn chế.
Một số phòng GD&ĐT (là cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT trên địa
bàn) chưa thể hiện được vai trò quản lý, chỉ đạo đối với các TTHTCĐ nên hoạt động
của trung tâm còn lúng túng, bị động, thiếu sự thống nhất.
7. Công tác bồi dưỡng đội ngũ và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm tuy đã có
nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số hạn chế trên các mặt sau: việc đổi mới phương
pháp dạy học chưa có kết quả rõ nét, chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo
của học sinh. Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý và giáo viên chưa
được quan tâm đúng mức, hiệu quả bồi dưỡng còn hạn chế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý chưa đồng đều, thủ
trưởng một số đơn vị chưa thực sự gương mẫu trong công tác này nên hiệu quả công
tác quản lý còn hạn chế.
Công tác đúc rút SKKN phát triển chưa đều, nhiều đơn vị chỉ quan tâm đến
kết quả SKKN để xét các danh hiệu thi đua chứ chưa quan tâm đến việc áp dụng vào
thực tế, vì vậy hoạt động đúc rút SKKN còn mang tính hình thức, hiệu quả hạn chế.
8. Về công tác xây dựng nông thôn mới
- Vai trò chỉ đạo của một số phòng GD&ĐT trong công tác XDNTM chưa rõ
nét; thực hiện chế độ báo cáo chưa kịp thời, độ tin cậy các số liệu chưa cao;
- Tiến độ xây dựng CSVC trường học đạt chuẩn quốc gia ở một số địa phương
còn chậm như Nghi Xuân, Hương Sơn, Kỳ Anh,…

- Công tác phân luồng sau THCS ở một số địa phương chưa tốt, số học sinh
tốt nghiệp THCS được vào học nghề còn ít; số lao động nông thôn qua đào tạo đạt tỉ
lệ còn thấp, chất lượng nghề đào tạo còn hạn chế.
9. Chế độ thông tin, báo cáo:
Chất lượng văn bản của một số đơn vị chưa tốt, sai thể thức văn bản, báo cáo
không đúng nội dung yêu cầu, số liệu báo cáo không chính xác hoặc không đảm bảo
về thời gian. Thậm chí có đơn vị thực hiện không đúng chế độ thông tin báo cáo kể
cả báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất (như Trung tâm DN-HN-GDTX: Kỳ Anh,
Hồng Lĩnh; Trung tâm Ngoại ngữ: Việt Hàn, Olympia,…).
Một số đơn vị quản lý công văn đi, đến không đúng quy định, để thất lạc hoặc
không xử lý thông tin theo yêu cầu gây khó khăn cho việc tổng hợp số liệu, theo dõi,
đánh giá, chỉ đạo của Sở.

Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 - 2014

8


Căn cứ vào Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về “Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014" và công văn số
5665/BGDĐT-GDTX, ngày 19/8/2013 về "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2013 - 2014 đối với GDTX", ngành học Giáo dục Thường xuyên Hà Tĩnh tập trung
thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm và đạt các chỉ tiêu sau đây:
I. NHIỆM VỤ CHUNG:
Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 20122020, Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” và Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 20122020”; tiếp tục củng cố mô hình hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện và trung
tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) cấp xã theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều
nhiệm vụ; mở rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề hoặc trung cấp chuyên

nghiệp, góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS); Tích cực bồi
dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học và xây dựng đội ngũ
giáo viên cốt cán để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên mầm non,
phổ thông; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học; đổi mới công tác quản lý, tăng
cường nền nếp, kỉ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thuộc lĩnh vực GDTX; Chú
trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học; Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN, sáng tạo khoa học kỹ thuật; Tích cực tham gia
Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TƯ ngày 14/5/2011
của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.
1.1. Chỉ đạo các đơn vị lựa chọn chủ đề thiết thực, hình thức phù hợp để triển
khai nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, tạo sự chuyển
biến tích cực trong ý thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giáo viên, học sinh, học
viên.
1.2. Tăng cường đổi mới các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo nền nếp, kỷ
cương trong dạy học, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về chuyên môn, về đạo
đức nhà giáo; thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, tạo động lực thi đua trong
học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập từ cơ sở
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng
lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của học tập suốt đời, xây dựng XHHT.
2.2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền về ý
nghĩa, nội dung của học tập suốt đời và xây dựng XHHT; về vai trò của GDTX trong
việc nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.
2.3. Tích cực xây dựng, củng cố mô hình điểm về TTHTCĐ để quảng bá nhân
rộng các kết quả gương "người thật", "việc thật" của TTHTCĐ nhằm tuyên truyền về

lợi ích của học tập suốt đời.
9


2.4. Tổ chức tốt Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời tại các địa phương từ
ngày 30/9 đến 06/10 năm 2013 (theo tinh thần công văn số 5942/BCĐQG-XHHT
ngày 29/8/2013 của Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập, về việc "Tổ chức
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013" với chủ đề: "Học để có nghề nghiệp
và lao động ngày càng hiệu quả".
2.5. Tích cực phối hợp với Hội Khuyến học và các ngành liên quan tham mưu
cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện "Kế hoạch xây dựng xã hội học tập
2012-2020" theo đúng tinh thần Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 11/4/2013 của
UBND tỉnh. Tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua "Gia đình hiếu học", "Dòng họ
hiếu học", "Cộng đồng khuyến học làm cơ sở xây dựng "Đơn vị học tập", "Cộng
đồng học tập".
3. Tiếp tục củng cố, phát triển mô hình hoạt động của các cơ sở GDTX
3.1. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên (DN-HN-GDTX):
- Tích cực chỉ đạo các trung tâm DN-HN-GDTX thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ được giao theo hướng mỗi trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ (DN, HN,
GDTX);
- Chủ động lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác cho
đội ngũ CBQL, giáo viên, báo cáo viên của TTGDTX. Chọn, cử giáo viên có đủ
năng lực tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về giáo dục kỹ năng sống để tổ chức
dạy kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, người lao động.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cốt cán để phối hợp với các
đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và các chuyên đề thiết thực cho
đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông.
- Tiếp tục mở rộng loại hình học Bổ túc THPT kết hợp đào tạo nghề, thực hiện
tốt việc phân luồng sau THCS. Đồng thời đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động
nông thôn, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây

dựng nông thôn mới.
- Tổ chức điều tra, nắm vững nhu cầu học tập của người dân; chủ động phối
hợp với các ban, ngành liên quan để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
cho cán bộ, công chức và người lao động trên địa bàn một cách kịp thời theo hướng
cần gì học nấy.
- Liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để tổ
chức các khóa đào tạo theo hình thức "vừa làm vừa học" và mở các lớp bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (theo đúng Quy định về liên kết đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT, ngày 28 tháng7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT).
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với các TTHTCĐ; chủ động
phối hợp với phòng GD-ĐT để thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao
năng lực quản lý, chỉ đạo cho CBQL các TTHTCĐ; tập huấn bồi dưỡng về phương
pháp dạy học người lớn cho giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ
trên địa bàn.
- Tăng cường huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hoá
giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học cho các TTDN-HNGDTX để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
10


3.2. Đối với trung tâm học tập cộng đồng:
- Các phòng GD-ĐT chủ động tham mưu với các cơ quan chức năng để phối
hợp kiện toàn, xây dựng mô hình TTHTCĐ hoạt động theo hướng kết hợp với Nhà
văn hóa, điểm Bưu điện xã, Thư viện xã,… Chỉ đạo việc kiện toàn các ban quản lý
TTHTCĐ, xây dựng đội ngũ các báo cáo viên, hướng dẫn viên nòng cốt cho
TTHTCĐ, đồng thời cử giáo viên Tiểu học hoặc Trung học cơ sở (biệt phái) đến làm
việc tại TTHTCĐ (theo Điều 1 của Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), ít nhất mỗi trung tâm HTCĐ 1
người (những giáo viên này vẫn thuộc con số của trường, hưởng lương và các chế
độ quy định như các giáo viên đang làm việc tại trường được Phòng GD-ĐT điều
động đến công tác tại TTHTCĐ).

- Chú trọng việc mở rộng địa bàn hoạt động của TTHTCĐ theo hướng đưa
các lớp học, các hoạt động của TTHTCĐ về đến tận các thôn, xóm, khối phố để tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập.
- Tăng cường huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và từ xã hội hoá
giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, phương tiện hoạt động cho
các TTHTCĐ.
- Sử dụng tốt các tài liệu do Bộ GD&ĐT cấp, đồng thời tăng cường biên soạn
tài liệu, học liệu địa phương, tài liệu tham khảo, các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ tại các TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho
người dân học tập theo nhu cầu.
- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu với UBND tỉnh nhằm
triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của
Bộ Tài chính về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các trung tâm HTCĐ.
- Tổ chức đánh giá các TTHTCĐ theo công văn số 2353/GDTX-BGDĐT
ngày 18/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung, chỉ số đánh giá
TTHTCĐ.
3.3. Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học:
- Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng nền nếp, kỷ cương nhằm nâng cao
chất lượng và mở rộng quy mô hoạt động của các trung tâm NN, TH trên địa bàn
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập NN, TH, đáp ứng yêu của
xã hội.
- Các trung tâm cần chủ động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ (nghe - nói - đọc - viết) nhằm đáp
ứng yêu cầu dạy Chương trình GDTX về tiếng Anh thực hành theo Đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tích cực mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ NN, TH cho cán bộ công
chức, viên chức và người lao động.
- Tiếp tục chỉ đạo các trung tâm NN, TH thực hiện nghiêm túc việc tổ chức
dạy học, kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả học tập theo Chương trình GDTX về
tiếng Anh thực hành ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày

02/12/2008 của Bộ GD&ĐT.

11


- Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm NN, TH hoạt động trên địa
bàn theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm NN, TH.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những
sai phạm trong việc đào tạo, liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ NN, TH.
4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác chống mù chữ và phổ cập giáo
dục các cấp
4.1. Chỉ đạo các địa phương tổ chức điều tra, thu thập thông tin về số người
mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống
mù chữ phù hợp với thực tiễn; đặc biệt ưu tiên những nơi có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn. Tiếp tục huy động những người trong độ tuổi 15-60 còn mù chữ ra lớp
học XMC, đặc biệt quan tâm đến trẻ em gái, phụ nữ người dân tộc thiểu số. Tăng
cường phối hợp với Bộ đội Biên phòng để làm tốt công tác chống mù chữ tại những
xã biên giới; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn
2012-2020” phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
4.2. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục các cấp; củng cố kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học, THCS, nâng cao chất lượng phổ cập Giáo dục Trung học, đáp
ứng yêu cầu công tác xây dựng nông thôn mới.
5. Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy
học
5.1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020” đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 19/11/2012
đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

5.2. Quan tâm xây dựng đội ngũ cốt cán của ngành đủ về số lượng, đồng bộ
về cơ cấu, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ để tiếp thu các nội dung chuyên đề
bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức và triển khai có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh;
tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các cấp học; tăng cường tổ chức các hoạt động: tập huấn, hội thảo, hội giảng, hội
thi ở các cấp… nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ, đáp
ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong thời gian tới.
5.3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đối với các cơ sở GDTX.
- Thực hiện việc phân cấp quản lý, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của người đứng đầu cơ sở GDTX gắn với trách nhiệm; tăng cường nền nếp, kỷ
cương thực hiện kế hoạch nhiệm vụ trong các hoạt động của cơ sở GDTX.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở GDTX
trong việc thực hiện các quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
- Giao cho Giám đốc TTGDTX chủ động phân phối chương trình chi tiết đối
với chương trình GDTX cấp THCS và THPT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi
trung tâm dựa trên khung phân phối chương trình theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
chủ động bố trí thời gian tổ chức phụ đạo cho HV có học lực yếu kém và tổ chức ôn
tập cho HV các lớp cuối cấp; chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy
học của trung tâm.
12


- Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng GD-ĐT với các TTDN-HN-GDTX và
UBND xã, phường, thị trấn để tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các TTHTCĐ.
- Chỉ đạo các cơ sở GDTX tiếp tục tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại
khóa và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các hoạt động: giáo dục pháp luật, giáo
dục chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo; giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục phòng chống ma

tuý, HIV/AIDS; giáo dục an toàn giao thông; tham gia thi giải toán trên máy tính
cầm tay; ...
5.4. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn:
- Tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
các chương trình GDTX; thực hiện việc điều chỉnh nội dung chương trình GDTX
cấp THPT; tăng cường trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc thực hiện đổi mới
PPDH các chương trình GDTX.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ đổi mới PPDH; khuyến
khích các cơ sở GDTX xây dựng Websites phục vụ dạy học và quản lý. tăng cường
truy cập thông tin về GDTX trên Website của Bộ để phục vụ các hoạt động chuyên
môn.
- Tích cực đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức tốt các hoạt động: thi
giáo viên giỏi, báo cáo viên giỏi, tuyên truyền viên giỏi, học viên giỏi các cấp; thi tự
làm thiết bị dạy học giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học các chương
trình GDTX.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN
Tăng cường nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh
nghiệm về quản lý, về đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích CBQL, GV và
học sinh tích cực viết, giải bài trên các tạp chí chuyên ngành tạo phòng trào sâu rộng
và hiệu quả trong toàn ngành. Giao Thường trực Hội đồng Khoa học ngành tuyển
chọn các SKKN, đề tài NCKH đạt kết quả cao đưa lên bản tin giáo dục của ngành để
cán bộ, GV và học sinh tham khảo, đồng thời triển khai áp dụng vào thực tiễn.
7. Tích cực chỉ đạo toàn ngành tham gia công tác XDNTM
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán
bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và mọi người về XDNTM là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước mọi người phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào công
tác này. Đồng thời chỉ đạo toàn ngành hưởng ứng tích cực công tác XDNTM ở các
địa phương, đặc biệt là đối với 13 xã đăng kí về đích năm 2013 và 48 xã đăng kí về
đích năm 2015;
- Có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả trong việc đỡ đầu XDNTM ở xã

Sơn Bằng (Hương Sơn) và tư vấn, hỗ trợ đối với các xã Yên Hồ (Đức Thọ) và Kỳ
Tân (Kỳ Anh) là những xã được Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nhận đỡ đầu trong
công tác XDNT;
- Tiến hành các hoạt động kiểm tra đốc thúc tiến trình thực hiện các tiêu chí 5
và 14 về XDNTM đối với các Phòng GD-ĐT và các nhà trường; theo dõi, tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh đúng nội dung và thời gian quy định.
13


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở của những nhiệm vụ trên đây, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa
phương, đơn vị các phòng GD-ĐT và các trung tâm xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ
chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắc, đề nghị các
đơn vị phản ánh về Sở (qua phòng GDTX) để kịp thời xử lý.
Năm học 2013 - 2014 là năm học thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời
kỳ mới. Các đơn vị cần quan tâm chỉ đạo, động viên phát huy vai trò chủ động, năng
động sáng tạo từ cơ sở, quyết tâm nổ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
của lĩnh vực giáo dục Thường xuyên, phấn đấu là đơn vị dẫn đầu khu vực Bắc miền
Trung và cả nước./.
Nơi nhận:
- Vụ GDTX (Bộ GD&ĐT);
- Giám đốc và các PGĐ;
- TTCĐ Ngành và các Phòng sở;
- Các Phòng GD-ĐT cấp huyện;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Trung tâm BDNVSP&GDTX tỉnh;
- Các trung tâm DN, HN, GDTX;
- Các Trung tâm NN-TH;

- Các trường CĐ, TCCN;
- Lưu: VP, GDTX.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Xuân Trường

14



×