Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xã hội học về Văn hóa học đường của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.7 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI
VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ?
GVHD: TRẦN TUẤN PHÁT

DANH SÁCH NHÓM 12:
Hoàng Văn Phước 15142288
Trần Thanh Phụng 16149223

TP.HỒ CHÍ MINH

12-2017

Page 13


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Ngày 07 ,tháng 12
chữ ký

,năm 2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………..…………..………………………….1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………….……………………………………….1
PHẦN MỞ ĐẦU…………….………………………….………………………...2
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………….3
1. Khái niệm văn hóa học đường là gì?........................................................3
1.1Văn hóa................................................................................................3
1.2Văn hóa học đường...........................................................................3,4
2. Biểu hiện của văn hóa học đường.............................................................4
Văn hóa học đường là văn hóa môi trường...............................................4
Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức………………………………..4,5
Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử………………………………….5
3. Thực trạng của văn hóa học đường ở Việt Nam…………………..5,6,7,8
4. Nguyên nhân và giải pháp……………………………………………….8
4.1Nguyên nhân……………………………………………………….8,9
4.2Giải pháp………………………………………………...……10,11,12
KẾT LUẬN………………………………………………………………………13

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………14

Page 13


LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội học là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con người với tư
cách là chủ thể xã hội. nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người
trong các nhóm xã hội, trong các cộng đồng và các tổ chức hình thành nên xã hội.
nghiên cứu về hệ thống các mối quan hệ xã hội của con người. Tuy còn là một
ngành khoa học mới mẻ ở nước ta, nhưng trong sự tồn tại và phát triển, Xã hội học
đã và đang trở thành ngành khoa học có vị trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội. Những tri thức nhập môn Xã hội học và phương pháp luận của nó
ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối với sự phát triển của xã
hội.
Ở Việt Nam, khoa học xã hội còn rất mới mẻ nhưng nó đã có những tác dụng
nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước,
trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên nhiều lĩnh vực đời
sống. Hơn thế nào hết, trong điều kiện hiện nay, muốn hoàn thành sự nghiệp đó cần
phát huy vai trò nhân tố con người, trong đời sống xã hội cần phải không ngừng
hoàn thiện các mối quan hệ xã hội.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của Xã hội học luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã
hội càng phát triển càng văn minh thì yêu cầu hiểu biết về Xã hội học càng càng
thiết, xã hội học chỉ ra những con đường, những biện pháp, những cách thức hoàn
thiện, phát triển các mặt của đời sống xã hội cho phù hợp với quy luật vận động của
xã hội, và Xã hội học áp dụng nghiên cứu trong một trong những vấn đề xã hội
được nhiều người quan tâm và cũng không kém phần quan trọng đó chính là Văn
hóa học đường ở Việt Nam hiện nay, đó chính là lý do chúng em chọn đề tài này và

để một lần nữa đưa ra những dẫn chứng thiết thực, những biểu hiện, nguyên nhân
sâu xa và đưa ra giải pháp khắc phụ vấn đề này.
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

4


I.

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nâng cao đời sống xã hội, mang lại những
lợi ích to lớn không ai có thể phủ nhận , nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi
rất nhiều về tư tưởng về lối sống của nhiều người. Cụ thể là trong đối tượng
sinh viên, vấn đề này rất được quan tâm chú trọng. Và đó có thể là vấn đề về
văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam ngày nay trong môi trường học tập và
xã hội.
Như chúng ta cũng biết, trường học là một môi trường rất quan trọng để rèn
luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ-những con người sống có hoài bão, có lý
tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hoá ứng xử học đường phải được coi là trọng
tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Hầu hết sinh viên hiện nay kế thừa
và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh,
trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng, có động cơ học tập
nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học tích lũy kiến
thức, rèn luyện.
Ngoài ra, sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính,
quan niệm đạo đức của sinh viên. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên thực dụng
trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện vai trò cá nhân và
đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần, một số sinh viên có thái độ
thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức gây ảnh hưởng đến bản thân, gia đình,

xã hội, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra
khỏi những nguyên tắc, quy phạm pháp luật. Có lối hành xử bạo lực phi nhân tính,
lười học tập, lười lao động, lười vận động.

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

5


1.

II. NỘI DUNG
Khái niệm văn hóa học đường là gì?

1.1 Văn hóa:
Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội
loài người. Văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người.
Văn hóa là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa. Theo thời gian, số lượng
các định nghĩa về văn hóa ngày càng tăng lên. Năm 1950 trên thế giới có 164
định nghĩa về văn hóa, năm 1970 là 250 và năm 1990 là hơn 400.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Tuy nhiên chúng
ta có thể nói rằng văn hóa là cuộc sống hoặc văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần
và vật chất của con người. Rõ ràng hơn, ta có thể hiểu: Văn hóa là toàn bộ giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để làm cho cuộc sống ngày một đẹp
hơn, tốt hơn, đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. Tuy nhiên, văn hóa không
phải là một vật thể, nhưng cũng không có một cái gì do con người tạo ra mà không
có mặt văn hóa của nó, tức là không có một cái gì chỉ là văn hóa mà không
đồng thời là một cái gì khác.
Ngày nay, trong các hoạt động của con người khái niệm văn hóa được vận
dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “ văn hóa chính trị”, “ văn hóa doanh

nghiệp”, “ văn hóa ẩm thực”, “ văn hóa học đường”…
1.2Văn hóa học đường:
Thuật ngữ này xuất hiện trong những năm 1990 trong một số nước nói tiếng
Anh như Anh, Mỹ, Úc…và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa tổng
quát: Văn hóa học đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội
loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và
quá trình
hình thành nhân cách.

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

6


Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các
chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh
và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt
đẹp”.

2

Biểu hiện của văn hóa học đường:

Từ bản chất của vấn đề như trên, nội dung văn hóa học đường có thể được
nhìn nhận dưới ba góc độ sau đây:
- Văn hóa học đường là văn hóa môi trường:
Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất
trường học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục…
để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói
đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường, cảnh quang sư phạm,

cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, thực
hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ
cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều
toát lên nét văn hóa của trường học. Nhưng điều đó không hẳn là cổng trường to
hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanh nhiều hay ít…mà quan trọng là cách
sắp xếp, bố cục các vật thể ấy trong nhà trường như thế nào? nói lên điều gì?
Văn hóa học đường tuy không phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện
qua các vật thể ấy.
Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn về cơ sở
vật chất cũng là những cản ngại cho xây dựng văn hóa học đường, nhưng tục ngữ
Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng không phải đợi
đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồi mới xây dựng văn hóa
môi trường.
- Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức:
Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ
chức sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần
hình
thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

7


hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá
trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự,
sinh
hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ
không làm thiệt hại danh dự uy tín chung của nhà trường…
Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó hiện

diện trong khắp các hoạt động của nhà trường.

- Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử:
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao tiếp,
văn hóa hành vi (trong môi trường học đường). Văn hóa học đường là hành vi ứng
xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là
lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện như sự quan
tâm đến học sinh, sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra
ưu
điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước
học
sinh, sinh viên.
+ Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính
trọng, yêu quí của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục
của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo phải
có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha,
độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành mạnh
trong tập thể nhà trường.
+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện qua
cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.
Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống
văn minh, lịch sự trong nhà trường.
3

Thực trạng của văn hóa học đường ở Việt Nam:

Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng,
nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập,


TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

8


khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô,
đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong
học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang
ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá
ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu
văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm
trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người
đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ.
Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi
giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường
học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra
những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là
quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ
giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục.
Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả
nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong
đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng
chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục
tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị
trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép
bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bỏ ghét.

.
Bạo lực học đường - ảnh minh họa

Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu
nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường.
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

9


Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở
tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh
khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được
tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở
độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc
biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề
nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm
cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột,
dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên
hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy
và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng
chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ
cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm,
học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn
hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ(Vua - thầy - cha)
tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha
còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ.
Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng.
Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa,
khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên.
Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô

họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô,
coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô,
họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm
từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”,
(nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên
chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô
mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”.
Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò
sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp
trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy
cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình.
Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

10


Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít.
Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò
điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô
để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ
thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng,
không uy nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập,
trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành
tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách
làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò
bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng
việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm.
Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy,
trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương,

sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người.
Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường
đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục
tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một
thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng
và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh
các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước,
gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
4 Nguyên nhân và giải pháp:
4.1 Nguyên nhân:
• Từ bản thân học sinh, sinh viên:
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và
sự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ
sai trong nhận thức và hành động .Chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân
nên rất dễ chọn hướng giải quyết sai lầm.
• Từ gia đình:
Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ. Cha mẹ thường nặng lời quát tháo
con cái . Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh
bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp.
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

11


tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương
không thể chữa lành , hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống,
dẫn đến những hệ lụy về sau.
• Từ nhà trường:

Do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa , đôi khi
lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ , hậu học văn” .Mặt khác
cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã
những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn nhắc đến
với lòng kính yêu , luôn được học sinh coi là một hình mẫu để học tập.
Đồng tiền làm mờ đi vẻ đẹp của giáo dục việc thiếu tấm gương
ngay trong nhà trường đã khiến nhiều học sinh mất phương hướng
không biết phải trở thành người như thế nào.
• Từ xã hội:
Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa hội nhập như phim ảnh,
sách báo, game , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..).Bên cạnh
những mặt tích cức thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các trò chơi
trên
mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau , giết người.
Trên các
phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện
quá nhiều đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán
qua đĩa,
quên đi các giá trị truyền thống, bị hòa tan bởi văn hóa phương tây.

4.2Giải pháp:
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

12


Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng hệ giá trị giáo dục trong mỗi
trường học. Đó là nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên từ đó mới phát huy
văn hóa học đường ra rộng rãi.Sau đây là một số giải pháp cần thực hiện:

-

-

-

-

• Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về văn hóa học đường:
Thông qua các hoạt động ngoại hóa do nhà trường, tổ chức; các buổi tọa đàm, các
buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức
cho
học sinh, sinh viên về văn hóa học đường.
Quan tâm xây dựng môi trường lành mạnh trong nhà trường nhằm
tuyên
truyền, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh sinh viên thực hiện tốt văn
hóa học đường.
Động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác, tích cực thực hiện tốt:
Phát huy vai trò của tập thể lớp trong việc thường xuyên nhắc nhở, động viên,
khuyến khích tự giác, tích cực thực hiện tốt văn hóa học đường.
Đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập của nhà trường quan tâm góp phần
giáo dục
văn hóa học đường cho học sinh, sinh viên thông qua các giờ dạy,
các buổi
sinh hoạt lớp.
Đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết phục vụ việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa tổ chức, thiết thực cho học sinh, sinh viên.
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

13



-

-

-

-

-

-

• Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về văn hóa học đường :
Văn bản hóa các quy định về văn hóa học đường của nhà trường, đồng thời thông
báo rộng rãi để học sinh, sinh viên nhà trường biết và thực hiện.
Đưa nội dung văn hóa học đường vào nội dung sinh hoạt lớp, sinh hoạt
chi
đoàn.
Thông qua các hoạt động ngoại hóa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lồng
ghép nội dung giáo dục văn hóa học đường cho học sinh, sinh viên .
Xây dựng diễn đàn, website tuyên truyền, cập nhật các thông báo mới
về văn
hóa học đường .
• Phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt văn hóa học đường trong
học sinh, sinh viên:
Triển khai kí cam kết thực hiện tốt văn hóa học đường đối với các lớp trong nhà
trường.
Phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt văn hóa học đường trong học sinh,

sinh viên nhà trường trong đó chú trọng vào thực chất và hiệu quả.
Tổ chức các buổi tọa đàm , trao đổi về văn hóa học đường,
thực trạng
và giải pháp thực hiện tốt văn hóa học đường học sinh, sinh viên.
• Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của sinh viên:
Thường xuyên tiến hành khảo sát thực trạng để nắm bắt thông tin
thực tế
về việc thực hiện văn hóa học đường của học sinh, sinh viên nhà trường.
Thành lập các đội xung kích kiểm tra thực hiện văn hóa học đường của
các lớp
và cá nhân.
• Áp dụng các hình thứ khen thưởng, trách phạt hợp lý, kịp thời:
Định kỳ hằng năm nhà trường tổ chức tổng kết việc thực hiện văn hóa
học
đường của học sinh, sinh viên đồng thời khen thưởng các lớp, cá nhân
thực
hiện tốt văn hóa học đường.
Áp dụng các chế tài đối với các lớp, cá nhân không thực hiện văn hóa
học
đường.
Tăng cường áp dụng chế độ khuyến khích, động viên các tập thể và cá nhân thực
hiện tốt văn hóa học đường .
Cải tiến cách đánh giá kết quả rèn luyện trong đó cần tăng điểm số của
các tiêu
chí về văn hóa học đường.
• Tăng cường phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục
học sinh, sinh viên thực hiện văn hóa học đường:
Xây dựng mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc
giáo dục
văn hóa học đường cho sinh viên.

Thường xuyên thông báo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh,
sinh viên
về gia đình.

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

14


- Định kỳ tổ chức các buổi giao ban đối với chính quyền địa phương nhằm
hỗ trợ
nhà trường trong công tác giáo dục văn hóa học đường cho học sinh,
sinh viên
.

III.

KẾT LUẬN

Xã hội phát triển đời sống ngày được nâng cao mang lại cho con người
nhiều sự thuận lợi, tiện nghi nhưng cũng kéo theo nhiều hiện tượng đáng buồn,
mà trong giới học đường chắc chắn vẫn là vấn đề người ta quan tâm nhất.
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

15


Xưa nay chúng ta vẫn truyền tai nhau câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”
thế nhưng trước những vấn đề đáng buồn đang xảy ra, đối với một
nền giáo dục hẳn là điều đáng báo động. Đối với người là trò – thế hệ trẻ

là tương lai của đất nước, việc giáo dục nhân cách của ngày hôm nay
có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của ngày mai. Người làm thầy
cũng nên nhìn lại mình để có những cư xử chuẩn mực, để không để lại
ấn tượng xấu đối với xã hội. Việc giáo dục giới trẻ, xây dựng môi trường
học tập lành mạng, trong sáng, thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò
thật sự là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy ngay bây giờ chúng ta
cần chú trọng vào việc bảo tồn và phát huy các nền văn hóa, đặt biệt văn hóa
học đường hiện nay. Chúng ta cần quan tâm hơn tới thế hệ trẻ vì đó là tương lai
của đất nước, để văn hóa học đường nói riêng và văn hóa nói chung ngày một
văn minh, đẹp đẽ và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình xã hội học đại cương – Thạc sỹ Tạ Minh – nhà xuất bản Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

16


- />- />
TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC

17



×