Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG TRỒNG THỦY CANH HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllus L.) CẮT CÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT TẠI ĐƠN DƯƠNG, LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

NGÔ QUỐC TUẤN

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC
DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG TRỒNG THỦY CANH HOA
CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllus L.) CẮT CÀNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT
TẠI ĐƠN DƯƠNG, LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*********

NGÔ QUỐC TUẤN

XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC
DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG TRỒNG THỦY CANH HOA
CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllus L.) CẮT CÀNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT
TẠI ĐƠN DƯƠNG, LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành


: Kỹ thuật trồng trọt

Mã số

: 60 62 10

Hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ DUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010

i


ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Ngô Quốc Tuấn sinh ngày 14 tháng 09 năm 1983 tại TP. Hồ Chí
Minh. Con Ông Ngô Văn Hòa và Bà Tăng Hà Nữ.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai,
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 10 năm 2006 theo học Cao học ngành Kỹ thuật trồng trọt tại Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 70 Trần Khắc Chân, phường Tân Định, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0908028840
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ngô Quốc Tuấn

iv


TÓM TẮT
ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ CÁC DINH DƯỠNG
ĐA LƯỢNG TRỒNG THỦY CANH HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus
caryophyllus L.) CẮT CÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NHỎ GIỌT TẠI
HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG.
Đề tài thực hiện tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 04 năm 2009
đến tháng 01 năm 2010. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn
yếu tố nhằm xác định loại giá thể, nồng độ N, K, P, tỉ lệ NH4+ : NO3- và phối hợp
các nồng độ dinh dưỡng đa lượng tối ưu nhằm tìm ra nồng độ các chất dinh dưỡng
phù hợp trồng thủy canh hoa cẩm chướng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt với chu
kỳ tưới ngày 2 lần, một lần tưới dung dịch dinh dưỡng và một lần nước, tốc độ tưới
2 lít/giờ. Sự thay đổi nồng độ các dinh dưỡng đa lượng trong thí nghiệm dựa theo
dung dịch dinh dưỡng đối chứng Pianzo (2000).
Kết quả cho thấy: giá thể 100% xơ dừa phù hợp cho việc trồng thủy canh hoa cẩm

chướng cắt cành với chu kỳ tưới và vận tốc tưới như trên. Nồng độ N trong dung
dịch dinh dưỡng là 168 mg/l, 80 mg/l và 40 mg/l tương ứng với các giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và sau thu hoạch cùng với tỉ lệ NH4+ :
NO3- là 25:75 giúp cẩm chướng sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, nồng độ
K và P lần lượt là 110 mg/l, 264 mg/l, 55 mg/l và 40 mg/l, 50 mg/l, 15 mg/l tương
ứng với các giai đoạn sinh trưởng của cẩm chướng.
Sự phối hợp các nồng độ dinh dưỡng đa lượng tối ưu trên đã giúp cho cẩm
chướng trồng thủy canh trên nền giá thể 100% xơ dừa bằng phương pháp tưới nhỏ
giọt, sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với dung dịch dinh dưỡng Pianzo và các
phối hợp nồng độ khác.

v


SUMMARY
TITLE: DETERMINE MEDIA AND CONCENTRATIONS OF
MACRO NUTRIENTS WHICH USED TO GROW HYDROPONICAL
CARNATION (Dianthus caryophyllus L.) BY DRIP SYSTEM IN DON
DUONG, LAM DONG.
The research was carried out in Don Duong district, Lam Dong Province
from April 2009 to January 2010. The research included six experiments which
were designed by RCBD to determine type of media, concentration of N, P, K,
NH4+ : NO3- ratio and combinations of optimum macro nutrient concentrations to
make solution for growing hydroponically cut-flower carnation with irrigational
frequence is twice per day, one with nitrition solution and another with water, and
rate of dripping is 2 liter per hour by dropping technique. The modification of
concentration of macro nutrients bases on control solution of Pianzo (2000).
The result showed that coconut Coir is the best media for carnation grown
hydroponically by dropping technique with above irrigational frequence and rate of
dripping. The concentration of N is 168 mg/l, 80 mg/l and 40 mg/l, matching each

developmental phase of carnation along with NH4+ : NO3- ratio 25 : 75 are suitable
for growth and development of carnation grown hydroponically. Besides, the
concentration of K and P are 110 mg/l, 264 mg/l, 55 mg/l and 40 mg/l, 50 mg/l, 15
mg/l respectively.
The combination of above optimum macro nutrient concentrations increases
growth and development of carnation grown hydroponically on coconut coir more
than Pianzo solution and other combinations.

vi


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................i
Trang chuẩn y ..............................................................................................................ii
Lý lịch cá nhân .......................................................................................................... iii
Lời cam đoan ..............................................................................................................iv
Tóm tắt ........................................................................................................................ v
Summary ....................................................................................................................vi
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách các bảng ....................................................................................................xi
Danh sách các hình.................................................................................................. xiii
Chương 1: Giới thiệu .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
Chương 2: Tổng quan ................................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu hoa cẩm chướng ................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố........................................................................................ 3
2.1.3 Tổng quan hoạt động sản xuất hoa của Việt Nam ............................................. 4
2.1.3.1 Diện tích và các vùng trồng hoa...................................................................... 4

2.1.3.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa ................................................................... 6
2.1.3.3 Một số hạn chế trong sản xuất hoa hiện nay ................................................... 7
2.2 Tổng quan về thủy canh ........................................................................................ 8
2.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 8
2.2.2 Lịch sử phát triển ............................................................................................... 8
2.2.3 Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh ............................................ 9
2.2.3.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 9
2.2.3.2 Khó khăn ....................................................................................................... 10
2.2.3.3 Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh thế giới .......................................... 11

vii


2.2.4 Các mô hình thủy canh phổ biến ...................................................................... 11
2.2.5 Dung dịch dinh dưỡng cho canh tác thủy canh ................................................ 19
2.2.5.1 Độ pH của dung dịch..................................................................................... 21
2.2.5.2 Độ dẫn điện của dung dịch (EC) ................................................................... 23
2.2.5.3 Tỉ lệ NO3-/NH4+ trong dung dịch dinh dưỡng ............................................... 23
2.2.5.4 Kali trong cây và trong dung dịch dinh dưỡng ............................................. 25
2.2.5.5 Phospho trong cây và trong dung dịch ding dưỡng ...................................... 26
2.2.6 Các giá thể trồng thủy canh phổ biến ............................................................... 26
2.3 Tình hình sản xuất thủy canh .............................................................................. 29
2.4 Tình hình nghiên cứu thủy canh trong và ngoài nước ........................................ 31
2.4.1 Tình hình nghiên cứu về thủy canh trong nước .............................................. 31
2.4.2 Tình hình nghiên cứu thủy canh ở nước ngoài ................................................ 32
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 35
3.1 Thời gian và địa điểm.......................................................................................... 35
3.1.1 Thời gian thực hiện .......................................................................................... 35
3.1.2 Địa điểm thực hiện ........................................................................................... 35
3.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 35

3.2.1 Đối tượng ......................................................................................................... 35
3.2.2 Nhà kính ........................................................................................................... 36
3.2.3 Khay chứa giá thể trồng ................................................................................... 36
3.2.4 Giá thể .............................................................................................................. 37
3.2.5 Dụng cụ tưới và ống tưới nhỏ giọt ................................................................... 38
3.2.6 Dung dịch dinh dưỡng và hóa chất .................................................................. 39
3.3 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 40
3.4 Quy trình trồng cẩm chướng ............................................................................... 49
Chương 4: Kết quả và thảo luận................................................................................ 50
4.1 Thí nghiệm 1: Xác định giá thể thích hợp trồng thủy canh
cẩm chướng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt .......................................................... 50
4.1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................. 50

viii


4.1.2 Các chỉ tiêu về rễ .............................................................................................. 53
4.1.3 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 55
4.2 Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ N thích hợp cho cẩm chướng
trồng thủy canh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ..................................................... 57
4.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................. 57
4.2.2 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 60
4.3 Thí nghiệm 3: Xác định tỉ lệ NH4+/NO3- thích hợp cho
sự sinh trưởng phát triển của cẩm chướng trồng thủy canh
bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ............................................................................... 63
4.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................. 63
4.3.2 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 66
4.4 Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ K2O thích hợp cho
cẩm chướng trồng thủy canh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ................................ 68
4.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây ................................................................. 69

4.4.2 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 71
4.5 Thí nghiệm 5: Xác định nồng độ P2O5 thích hợp cho
cẩm chướng trồng thủy canh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ................................ 73
4.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................. 74
4.5.2 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 76
4.6 Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của các nồng độ N, P2O5, K2O
tối ưu đến sinh trưởng của cẩm chướng trồng thủy canh bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt ........................................................................................ 78
4.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .............................................................................. 79
4.6.2 Các chỉ tiêu về hoa và chất lượng hoa ............................................................. 82
Chương 5: Kết luận và đề nghị ................................................................................. 85
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 85
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 86
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 87
Phụ lục 1: Liều lượng các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm ................................. 93

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh lượng nước dùng trong canh tác
thủy canh và truyền thống .......................................................................... 10
Bảng 2.2 Một số dung dịch dinh dưỡng sử dụng trong thủy canh ........................... 19
Bảng 2.3 Diện tích và loại cây trồng thủy canh ở một số quốc gia .......................... 30
Bảng 3.1 Thành phần dung dịch dinh dưỡng cho hoa cắt cành ................................ 39
Bảng 3.2 pH và EC của các nghiệm thức thí nghiệm 2 ............................................ 43
Bảng 3.3 pH và EC của các nghiệm thức thí nghiệm 3 ............................................ 45
Bảng 3.4 pH và EC của các nghiệm thức thí nghiệm 4 ............................................ 46
Bảng 3.5 pH và EC của các nghiệm thức thí nghiệm 5 ............................................ 47
Bảng 3.6 pH và EC của các nghiệm thức thí nghiệm 6 ............................................ 48

Bảng 4.1 Chiều cao cây cẩm chướng trồng trong các loại giá thể ........................... 50
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cẩm chướng
trồng trên các loại giá thể khác nhau ......................................................... 51
Bảng 4.3 Tổng số cành cấp 1 của cẩm chướng trên các loại giá thể khác nhau....... 52
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tốc độ phân cành cấp 1 ........... 53
Bảng 4.5 Chiều dài rễ và trọng lượng rễ của cẩm chướng trồng
trên các loại giá thể .................................................................................... 53
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng khác nhau
đến các chỉ tiêu về hoa ............................................................................... 55
Bảng 4.7 Chất lượng hoa cẩm chướng thu hoạch trên
các loại giá thể khác nhau .......................................................................... 56
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các nồng độ N đến chiều cao cây cẩm chướng ............... 58
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các nồng độ N đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây...... 59
Bảng 4.10 Tổng số cành cấp 1 của cẩm chướng ở các nồng độ N khác nhau.......... 59
Bảng 4.11 Tốc độ phân cành cấp 1 các nghiệm thức ở các nồng độ N thay đổi ...... 60
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu về hoa cẩm chướng ở các nồng độ N khác nhau................. 60
Bảng 4.13 Các chỉ tiêu về chất lượng hoa thu hoạch ở các nồng độ N thay đổi ...... 61

x


Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các tỉ lệ NH4+/NO3- thay đổi đến
chiều cao cây cẩm chướng.......................................................................... 63
Bảng 4.15 Tốc độ tăng chiều cao cây khi tỉ lệ NH4+/NO3- thay đổi ......................... 64
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các tỉ lệ NH4+/NO3- đến
sự phân cành của cẩm chướng ................................................................. 65
Bảng 4.17 Tốc độ phân cành cấp 1 của cẩm chướng khi
tỉ lệ NH4+/NO3- thay đổi........................................................................... 65
Bảng 4.18 Các chỉ tiêu về hoa cẩm chướng khi tỉ lệ tỉ lệ NH4+/NO3- thay đổi ........ 66
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của các tỉ lệ NH4+/NO3- đến chất lượng hoa thu hoạch........ 67

Bảng 4.20 Chiều cao cây cẩm chướng ở các nồng độ K khác nhau......................... 69
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của các nồng độ K đến tốc độ tăng chiều cao cây cẩm chướng ... 70
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của K đến sự phân cành của cẩm chướng ............................ 70
Bảng 4.23 Tốc độ phân cành cấp 1 của cẩm chướng ở
các nồng độ K khác nhau ......................................................................... 70
Bảng 4.24 Các chỉ tiêu về hoa cẩm chướng ở các nồng độ K thay đổi .................... 71
Bảng 4.25 Ảnh hưởng của các nồng độ K khác nhau đến
chất lượng hoa thu hoạch ......................................................................... 72
Bảng 4.26 Ảnh hưởng của P đến sự tăng trưởng chiều cao cây cẩm chướng .......... 74
Bảng 4.27 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các nồng độ P khác nhau ............... 74
Bảng 4.28 Tổng số cành cấp 1 của cẩm chướng ở các nồng độ P thay đổi.............. 75
Bảng 4.29 Tốc độ phân cành cấp 1 của cẩm chướng ở các nồng độ P khác nhau ........... 75
Bảng 4.30 Các chỉ tiêu về hoa ở các nồng độ P khác nhau ...................................... 76
Bảng 4.31 Ảnh hưởng của P đến chất lượng hoa thu hoạch .................................... 77
Bảng 4.32 Ảnh hưởng của các nồng độ N, P, K khác nhau đến
chiều cao cây cẩm chướng.......................................................................... 79
Bảng 4.33 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khi nồng độ N, P, K
trong dung dịch thay đổi ............................................................................. 80
Bảng 4.34 Ảnh hưởng của các nồng độ N, P, K phối hợp đến
sự phân cành cẩm chướng .......................................................................... 81

xi


Bảng 4.35 Tốc độ phân cành cấp 1 của cẩm chướng ở các nghiệm thức ................. 81
Bảng 4.36 Ảnh hưởng của các nồng độ N, P, K đến các
chỉ tiêu về hoa cẩm chướng ..................................................................... 82
Bảng 4.37 Chất lượng hoa thu hoạch ở các nghiệm thức
nồng độ N, P, K thay đổi ......................................................................... 82


xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình thuỷ canh màng dinh dưỡng (NFT) ............................................ 13
Hình 2.2 Mô hình thuỷ canh hệ thống DFT ............................................................. 14
Hình 2.3 Phương pháp nhúng ngập rễ ...................................................................... 15
Hình 2.4 Phương pháp thả nổi .................................................................................. 15
Hình 2.5 Phương pháp thủy canh nhờ mao dẫn ....................................................... 16
Hình 2.6 Hệ thống thủy canh túi treo ....................................................................... 17
Hình 2.7 Phương pháp thủy canh theo luống ........................................................... 17
Hình 2.8 Mô hình khí canh ....................................................................................... 18
Hình 2.9 Khả năng hữu dụng của các nguyên tố dinh dưỡng
ở các mức pH khác nhau ............................................................................ 22
Hình 2.10 Đá perlite ................................................................................................. 28
Hình 2.11 LECA ....................................................................................................... 29
Hình 2.12 Rockwool ................................................................................................. 29
Hình 3.1 Cây cẩm chướng làm thí nghiệm............................................................... 35
Hình 3.2 Nhà kính sử dụng làm thí nghiệm ............................................................. 36
Hình 3.3 Khay trồng cẩm chướng ............................................................................ 36
Hình 3.4 Bụi xơ dừa ................................................................................................. 37
Hình 3.5 Trấu............................................................................................................ 37
Hình 3.6 Máy bơm, thùng chứa dung dịch và ống chia dung dịch .......................... 38
Hình 3.7 Ống tưới nhỏ giọt ...................................................................................... 38
Hình 4.1 Rễ cẩm chướng trồng trên các giá thể khác nhau ...................................... 55
Hình 4.2 Cành hoa thu hoạch trên các loại giá thể khác nhau ................................. 57
Hình 4.3 Cành hoa cẩm chướng trồng ở các nồng độ N khác nhau ......................... 62
Hình 4.4 Cành hoa cẩm chướng thu hoạch ở các tỉ lệ NH4+/NO3- thay đổi ............. 68
Hình 4.5 Cành hoa thu hoạch của các nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng thay đổi .......... 73
Hình 4.6 Cành hoa cẩm chướng thu hoạch trồng ở các nồng độ P khác nhau ......... 78

Hình 4.7 Cành hoa cẩm chướng thu hoạch của các nghiệm thức
nồng độ N, P, K trong dung dịch dinh dưỡng thay đổi.............................. 84

xiii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay nông dân thường xuyên áp dụng các mô hình thâm canh cây trồng
để tạo ra lượng sản phẩm lớn và năng suất cao. Tuy nhiên, việc áp dụng thâm canh
mức độ cao đòi hỏi nhu cầu sử dụng phân bón và các hóa chất trong nông nghiệp
gia tăng dẫn đến làm suy giảm nghiêm trọng độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh. Đặc biệt, tại các vùng thâm canh hoa cắt cành, lượng phân
bón và hóa chất sử dụng còn cao hơn gấp nhiều lần càng ảnh hưởng đến chất lượng
đất trồng và môi trường sống.
Do nhu cầu tăng năng suất cây trồng phục vụ cho sự gia tăng dân số nhanh
chóng, trong khi đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa. Do đó, con người phát triển các mô hình canh tác mới giúp gia tăng sản
lượng nông sản trong điều kiện đất canh tác ngày càng thu hẹp trong đó có mô hình
canh tác thủy canh.
Mô hình thủy canh cây trồng đang trở thành một trong những phương pháp
canh tác tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp. Canh tác theo hướng thủy canh
làm gia tăng năng suất cây trồng (Smith, 1987), tiết kiệm nước tưới (James, 1993)
và diện tích đất trồng trọt cũng như hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường. Tuy
nhiên, chi phí đầu tư ban đầu còn cao khi đòi hỏi kết hợp công nghệ tiên tiến với
điều kiện nhà lưới. Hơn nữa, việc xác định loại mô hình và quy trình thủy canh phù
hợp với từng loại cây trồng để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu cần được nghiên
cứu sâu hơn nữa.


1


Với các lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề đài: “Xác định giá
thể và nồng độ các dinh dưỡng đa lượng trồng thủy canh hoa cẩm chướng
(Dianthus caryophyllus L.) cắt cành bằng phương pháp nhỏ giọt tại huyện Đơn
Dương, Lâm Đồng”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
-

Xác định giá thể trồng phù hợp cho hoa cẩm chướng cắt cành trồng thủy
canh bằng phương pháp tưới nhỏ giọt.

-

Xác định các yếu tố dinh dưỡng phù hợp để canh tác hoa cẩm chướng cắt
cành trong điều kiện trồng thủy canh trên giá thể theo phương pháp tưới nhỏ
giọt.

1.2.2 Yêu cầu
-

Xác định tỷ lệ phối trộn bụi xơ dừa, trấu làm giá thể trồng thuỷ canh hoa cẩm
chướng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt.

-

Xác định nồng độ N, P, K, thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của hoa
cẩm chướng trong điều kiện trồng thủy canh bằng phương pháp tưới nhỏ

giọt.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu hoa cẩm chướng
2.1.1 Phân loại
Hoa cẩm chướng có tên khoa học là Dianthus caryophyllus L., thuộc chi
Dianthus, họ Caryophyllaceae, bộ Caryophyllales. Tên tiếng Anh là Carnation hoặc
Dianthus.
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ vùng Nam nước Nga trải dài đến vùng núi
Auvergne của nước Pháp. Hoa cẩm chướng đã được canh tác từ rất lâu cho mục
đích làm hoa trang trí cũng như để cắt cành. Các giống trồng cắt cành hiện nay chủ
yếu là các giống lai với các ưu điểm về kích thước hoa lớn, số cánh hoa nhiều, cành
hoa dài và có khả năng kháng bệnh. Gần đây, việc sử dụng các giống hoa đột biến
mang đến nhiều màu sắc mới.
Trước đây hoa cẩm chướng được trồng làm cảnh trang trí. Từ năm 1975 đã
có sản xuất hoa cắt cành với những giống nhập nội. Từ năm 1995, nhiều giống hoa
cẩm chướng được nhập nội có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc với màu sắc đa
dạng phong phú. Tại Đà Lạt, vùng Vạn Thành – phường 5, Thái Phiên – Phường
12, Phường 7, 8 là những nơi trồng nhiều hoa cẩm chướng.
Hiện có khoảng trên 20 giống được trồng trọt với mục đích cắt cành. Các
giống trồng trọt hiện nay được chia theo nhóm sau:
• Nhóm hoa chùm: Màu đỏ, hồng, trắng, kem. Hoa nhỏ, cành thấp 30-40 cm,
mắt nhặt. Thời gian sinh trưởng 18-24 tháng.
• Nhóm hoa đơn: loại màu đỏ, hoa lớn, cánh cao 70-80 cm, mắt thưa, ít chồi,
thời gian sinh trưởng 15-18 tháng. Loại màu hồng, vàng, trắng, cam, kem, và


3


các loại khác như màu vàng viền đỏ, hồng viền tím, đỏ viền trắng, hồng viền
trắng... Nhóm hoa đơn thường cho hoa lớn, cành cao 65-75 cm, mắt thưa,
nhiều chồi, thời gian sinh trưởng 18-24 tháng.
Hoa cẩm chướng có diện tích canh tác không lớn, chủ yếu trồng trong nhà có
mái che plastic. Hàng năm Đà lạt cung cấp khoảng 0,3-0,5 triệu cành hoa cẩm
chướng các loại.
Cũng như hoa đồng tiền, cẩm chướng là loài hoa quan trọng trồng thương
mại ở nhiều nước trên thế giới.
2.1.3 Tổng quan hoạt động sản xuất hoa của Việt Nam
2.1.3.1 Diện tích và các vùng trồng hoa
Diện tích canh tác
Hiện nay diện tích hoa cây cảnh cả nước có 15.000 ha, tăng 7% so với 2004.
Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu đồng/ha
nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa trên những
vùng đất có tiềm năng. Một số tỉnh Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển
sản xuất hoa cắt cành theo hướng hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với
chủng loại tương đối hạn chế.
Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các
huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức... cùng các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây cảnh đáng kể.
Tuy nhiên, các địa bàn này chỉ sản xuất chủ yếu một số loại hoa nhiệt đới (cúc
móng rồng, cúc đại đoá, huệ, mai…). Lượng hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc,
cẩm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất hạn chế và chất lượng chưa thật cao.
Các vùng miền trồng tập trung một số loại hoa cây cảnh
Tại miền Bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất, tại huyện Từ
Liêm với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa

toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa
hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn… Ngoài ra, một số huyện ngoại thành khác

4


và một số tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình cũng có diện
tích sản xuất hoa lớn.
Tại các tỉnh tỉnh phía Nam, tập trung nhiều tại TP HCM với diện tích hoa
cây cảnh hiện có 700 ha, tập trung ở 8 quận huyện như quận 12 (110 ha), Thủ Đức
(87 ha)…, nhiều nhất là Củ Chi (131 ha) với khoảng 1.400 hộ sản xuất, hoa, cây
cảnh đang được đề nghị đưa vào chương trình 3 cây trồng chủ lực của thành phố
(cây dứa cayen, cây rau an toàn, hoa - cây cảnh). Các giống hoa cao cấp như lily,
hồng môn, layơn giống mới, hoa đồng tiền giống mới, thiên điểu, tulíp đang được
ưa chuộng
Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu
nhập cao, ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà
Lạt. Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với
khả năng sản xuất hầu như quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm
2005 đạt 2027 ha, chủ yếu tập trung tại TP Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp
An...Sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành, nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu
hướng phát triển mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới.
Đà Lạt cũng đã lập ra Hiệp hội hoa lan cây cảnh nhưng hầu như về cơ bản
vẫn chưa giúp tháo gỡ được các khó khăn về giống, ngăn chặn bệnh dịch, vẫn chưa
liên kết được để xây dựng một thương hiệu đủ tầm. Chỉ riêng với địa lan, từ 2 năm
nay Đà Lạt đã bị mất đi hàng ngàn chậu do căn bệnh thối rễ hiện chưa có thuốc đặc
trị.
Các loại hoa được trồng tại Đà Lạt hiện nay rất đa dạng và phong phú, bao
gồm nhiều chủng loại khác nhau:
+ Hoa cúc (Chrysanthemum sp.): có trên 40 loại, nguồn gốc Indonesia, gồm 3

nhóm: nhóm hoa lớn như cúc đại hóa màu vàng anh, trắng, tím; nhóm hoa nhỏ và
nhóm cúc tia.
+ Hoa hồng (Rosa sp.): Có trên 15 loại có nguồn gốc từ Italia, Hà Lan. Hoa hồng
Đà Lạt to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng

5


bệnh trung bình đến cao. Nhược điểm hay bị biến dạng khi nhiệt độ khá cao, hoặc
kháng bệnh mốc sương kém.
+ Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): Gồm 14 loại, có nhiều màu. Loại hoa nhỏ,
cành thấp 30 - 40 cm. Loại hoa đơn, cành cao 70 - 80 cm.
Ngoài ra Đà Lạt còn sản xuất một số chủng loại hoa khác như layơn
(Gladious communis), huệ tây (Lilium longiflorum), Cúc đồng tiền (Gerbera sp.),
salem.
Tiềm năng về hoa ở Đà Lạt đang được chú ý phát triển nhưng nhìn chung
vẫn là phát triển tự phát, chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm nghiệm, công bố giống
mới để đưa ra cho dân. Việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào đang trở
nên thịnh hành nhưng không ai kiểm soát, đánh giá được chất lượng của giống nên
có thể nhân ra cả giống đang có mầm bệnh.
2.1.3.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa
Hiện nay, sản xuất hoa ở nước ta được thực hiện bởi 2 đối tượng chính: nông
dân sản xuất tự phát theo xu hướng nhu cầu thị trường trong nước và bởi các doanh
nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài
sản xuất hoa chủ yếu cho xuất khẩu. Hoa tiêu thụ trong nước chủng loại đa dạng và
cung cấp ra thị trường theo mùa vụ, chất lượng từ thấp đến cao, giá cả vừa phải,
hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu ổn định. Các doanh nghiệp sản
xuất hoa xuất khẩu lượng hoa nhiều hơn mang tính hàng hoá, chất lượng hoa cao
hơn và được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật cao, sản phẩm được tiêu thụ theo hợp
đồng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng,

phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, lily, sao tím... sang Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, Nhật bản, Singapore. Australia, Ảrập; vạn niên thanh, mai chiếu
thủy, mai cảnh... sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng xuất
khẩu không nhiều, với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. Sở dĩ, sản phẩm hoa, cây
cảnh của Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới là do chủng loại, chất lượng,
kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế. Trong

6


khi đó, tiêu thụ trong nước lại có xu hướng chạy theo mùa vụ (rằm, lễ, Tết, các ngày
kỷ niệm) là chính.
Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất về
sản xuất hoa của cả nước. Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt - Hasfarm 100% vốn
nước ngoài đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui mô diện tích 15
ha sản xuất trong nhà kính và 2 ha nhà thép; có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt
độ, ẩm độ, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng nguồn nước sạch hòa tan với phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật. Các chủng loại hoa Công ty Đà Lạt - Hasfarm đang sản xuất
bao gồm hoa hồng, cúc, cẩm chướng, lily, đồng tiền và lá hoa trang trí. Sản lượng
hoa xuất khẩu sang các nước Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Singapore... chiếm 55%,
phần còn lại dành cho tiêu thụ nội địa. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín
từ gieo trồng đến thu hoạch, kể cả công nghệ sau thu hoạch như xử lý dung dịch giữ
hoa, đóng gói, bảo quản và vận chuyển trong ngày để gửi đến nơi tiêu thụ.

2.1.3.3 Một số hạn chế trong sản xuất hoa hiện nay
Nhìn chung sản xuất hoa ở nước ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện
khí hậu không thích hợp: ở phía Bắc, hầu hết các loại hoa có chất lượng cao chỉ có
thể sản xuất được với chất lượng khá trong vụ Đông Xuân; còn ở các tỉnh phía Nam
khí hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc thù).
Về quy mô và tổ chức sản xuất: Hầu hết những cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở

nước ta còn ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình
từ 2.000 đến 3.000 m2/hộ. Hộ sản xuất hoa lớn cũng chỉ từ 1 đến 2 ha. Ở quy mô
sản xuất này không thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ như nhà kính, nhà lưới, sân
bãi, mặt bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh,…để đưa ngành sản
xuất hoa trở thành sản xuất công nghiệp. Từng hộ nông dân sản xuất đơn lẻ, thiếu
hợp tác là trở ngại lớn cho việc tạo nguồn hàng hóa lớn và đa dạng với chất lượng
cao, đồng nhất. Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu không thể thực hiện
được do không thể tổ chức cung cấp sản phẩm theo yêu cầu, trong khi tiềm năng
sản xuất là rất lớn.

7


Kỹ thuật trồng hoa ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương
pháp nhân giống cổ truyền như gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm, nhánh. Các phương
pháp này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhưng chất lượng giống không cao, dễ
bị thoái hóa, làm giảm chất lượng hoa vì vậy tuy chủng loại hoa của Việt Nam khá
phong phú nhưng thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao.
Hơn nữa, nông dân canh tác hoa chủ yếu trên đất, nhất là hoa cắt cành. Do
đó, trong điều kiện thâm canh cao, các nguồn bệnh tiềm ẩn trong đất làm giảm năng
suất và phẩm chất hoa rất nhiều.
Về ứng dụng công nghệ cao: đã được cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ cấu
giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; áp dụng công
nghệ nhà lưới có mái che sáng... Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều
giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả
năng đầu tư, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường).
2.2 Tổng quan về thủy canh (Hydroponics)
2.2.1 Khái niệm
Thủy canh hay còn gọi là canh tác không sử dụng đất là phương pháp trồng
cây sử dụng các dung dịch dinh dưỡng mà không cần đất trồng. Các cây trồng cạn

được trồng với bộ rễ ngập trong dung dịch dinh dưỡng khoáng hoặc được trồng
trong các giá thể trơ không dinh dưỡng như bụi xơ dừa, perlite, sỏi nhuyễn, bông
gòn.
Từ “hydroponics” được đề xuất bởi Gericke vào năm 1936 để mô tả việc
canh tác cây trồng ăn được và làm cảnh trong một dung dịch gồm nước và các dinh
dưỡng dạng hòa tan.
2.2.2 Lịch sử phát triển
Các nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng đã bắt đầu từ hàng ngàn năm trước.
Tài liệu ghi chép việc canh tác cây trồng cạn không sử dụng đất được xuất bản đầu
tiên năm 1627 bởi Bacon. Sau đó, mô hình canh tác không cần đất được nghiên cứu

8


rộng rãi. Năm 1699, Woodward công bố nghiên cứu trồng cây bạc hà không sử
dụng đất. Ông phát hiện rằng, cây trồng trong nước không tinh khiết phát triển tốt
hơn trong nước cất.
Năm 1842, các nhà thực vật học người Đức cho rằng có 9 nguyên tố cần thiết
cho sự phát triển của thực vật và đến năm 1859 – 1865, Sachs và Knop đã phát triển
hệ thống canh tác không sử dụng đất. Sự sinh trưởng của cây trồng cạn trong điều
kiện cung cấp các chất khoáng cần thiết qua dung dịch dinh dưỡng đã nhanh chóng
trở thành một nghiên cứu chuẩn mực và phương pháp giảng dạy về dinh dưỡng cây
trồng cho đến ngày nay.
Năm 1929, Gericke bắt đầu tiến hành ứng dụng mô hình canh tác bằng dung
dịch dinh dưỡng đối với cây trồng sản xuất nông nghiệp. Trong thủy canh, dung
dịch dinh dưỡng có thể tuần hoàn quanh rễ cây theo cơ chế bị động nhờ trọng lực
hoặc chủ động nhờ các máy bơm.
2.2.3 Các thuận lợi và khó khăn của canh tác thủy canh
2.2.3.1 Thuận lợi
Ngày nay, canh tác thủy canh đã trở thành một ngành ứng dụng trong khoa

học nông nghiệp. Các thuận lợi của canh tác thủy canh bao gồm:
Thứ nhất, mô hình canh tác thủy canh cho năng suất cây trồng cao hơn canh
tác truyền thống nhờ cây trồng phát triển tốt hơn. Cây trồng gần như hấp thu được
những chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung qua dung dịch dinh dưỡng và với một liều
lượng cân bằng. Theo James (1993), trong cùng một khoảng thời gian, xà lách trồng
theo phương pháp truyền thống (trồng trên đất) thu được 3 – 4 vụ trong khi trồng
bằng mô hình thủy canh có thể thu được 7 – 14 vụ. Cà chua trồng theo phương pháp
thủy canh cũng cho năng suất 25 – 50 kg/m2 so với trồng trên đất là 15 kg/m2
(Smith, 1987).
Thứ hai, mô hình thủy canh có thể áp dụng được mọi nơi, mọi địa hình mà
canh tác truyền thống không thể thực hiện được. Ở các đô thị đông dân cư, trồng
cây thuỷ canh có thể được thiết lập trên ban công nhà, sân thượng hoặc trên vỉa hè

9


mang lại mảng xanh cho đô thị. Ở những vùng khô hạn hay bán khô hạn, trồng cây
theo phương pháp thủy canh giúp giảm lượng nước cho việc tưới tiêu, chi phí đầu
tư.
Bảng 2.1 So sánh lượng nước dùng trong canh tác thủy canh và truyền thống
Cây trồng

Lượng nước sử dụng (l/ha/vụ)
Thủy canh

Truyền thống

Cà chua

1500


7500

Xà lách

1000

4000
(Nguồn: James, 1993)

Hơn nữa, cây trồng thủy canh còn sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với
trồng bình thường trên đất nhờ không có mầm bệnh tiềm ẩn từ đất trồng (Donnan,
1998), do đó, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV và chất lượng sản phẩm
cũng đảm bảo do sản phẩm từ canh tác thủy canh không dính bùn đất hay vết côn
trùng cắn. Việc áp dụng các mô hình thủy canh tự động hoá giúp giảm chi phí lao
động. Ngoài ra, mô hình thủy canh còn giúp canh tác trái vụ do có thể điều chỉnh
tiểu khí hậu trong nhà kính.
2.2.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những lợi ích của mô hình canh tác theo hướng sử dụng dung dịch
dinh dưỡng còn có những giới hạn nhất định.
Đầu tiên là chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao dẫn đến không mang
lại hiệu quả kinh tế so với canh tác truyền thống kết hợp với việc kiểm soát điều
kiện môi trường tốt. Hơn nữa, thủy canh đòi hỏi người trồng có kinh nghiệm và
kiến thức trong việc chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng, duy trì pH và EC, nhận biết và
điều chỉnh kịp thời tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì điều kiện canh tác ổn
định. Bên cạnh đó, thủy canh cũng hạn chế về số đối tượng áp dụng đặc biệt là các
cây trồng thân gỗ (lâu năm) và rau ăn củ. Và nếu áp dụng mô hình tự động hoá
trong thủy canh đòi hỏi nhu cầu về năng lượng cao cho việc vận hành máy móc.

10



Do đó, việc canh tác thủy canh hiện nay ở Việt Nam vẫn chỉ áp dụng ở quy
mô nhỏ và phục vụ cho mục đích nghiên cứu là chủ yếu.
2.2.3.3 Xu hướng phát triển sản xuất thủy canh trên thế giới
Do những khó khăn nhất định của phương pháp thủy canh nên xu hướng phát
triển của sản xuất nông nghiệp theo hướng thủy canh cũng có những đặc điểm riêng
• Chủ yếu các nước phát triển mới áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp
bằng phương pháp thủy canh với quy mô lớn như Hà Lan, Úc, Canada,
Mỹ,… Do nhu cầu an toàn của người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển đòi
hỏi các sản phẩm sạch dù giá cao nên sản lượng các sản phẩm thủy canh gia
tăng nhanh nhất là các loại rau.
• Các vùng, lãnh thổ thuộc khu vực bán khô hạn và khô hạn cũng phát triển
các mô hình thủy canh trong sản xuất nông nghiệp do nhu cầu về nước tưới
rất hạn chế. Các khu vực này thường cải tiến hệ thống tưới để mang lại hiệu
quả tối đa.
• Do chi phí đầu tư ban đầu của các mô hình thủy canh cao hơn so với canh tác
truyền thống do đó nhu cầu đòi hỏi cải tiến hệ thống nhà kính với chi phí
thấp, thời gian sử dụng dài. Hơn nữa, khi áp dụng tự động hóa trong các mô
hình thủy canh nhằm giảm công lao động làm gia tăng sử dụng các nguồn
năng lượng nhân tạo để phục vụ. Do đó cần phát triển các nguồn năng lượng
thay thế rẻ hơn và sạch hơn như năng lượng mặt trời hay các nguồn năng
lượng trong tự nhiên khác.
2.2.4 Các mô hình thủy canh phổ biến
Thủy canh (hydroponics) ban đầu được hiểu là trồng cây trong dung dịch
dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay đã phát triển thêm nhiều phương pháp khác nhưng
đề dựa trên quy tắc ban đầu như cây được trồng trên các giá thể trơ (không có dinh
dưỡng) rồi được cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới liên tục. Do đó, thủy canh

11



×