Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GDMN: Dự thảo báo cáo phục vụ hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, cấp học mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.56 KB, 24 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

(DỰ THẢO)

Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 8 năm2017
BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2016-2017
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non
Phần I
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016-2017
Thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về thực hiện nhiệm
vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục, Công văn số 4358/BGDĐTGDMN ngày 06/9/2016 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm
học 2016 -2017 và Công văn số 5055/BGDĐT-GDMN ngày 11/10/2016 về hướng
dẫn báo cáo tình hình giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2016 – 2017 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Công văn số 1366/SGDĐT-GDMN ngày 14/9/2016
của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ (GDMN) năm học 20162017, Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học
2016-2017 và đạt được một số kết quả như sau:
1. Công tác tham mưu và xây dựng văn bản chỉ đạo của địa phương để
thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương về phát triển GDMN
Để việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương về phát
triển GDMN, năm học 2016-2017 có hiệu quả, Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các địa
phương thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng bộ, Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân, Quyết định của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của ngành, liên
ngành nhằm phát triển nâng cao chất lượng toàn diện về GDMN. Tiếp tục thực
hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh số 05/2011/NQ-TU
ngày 20/12/2011 về phát triển, nâng cao chất lượng GDĐT đến năm 2015 và


những năm tiếp theo, đặc biệt Nghị quyết số 18/2015/NQ-TU của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh để nâng cao chất lượng NDCSGD, tăng tỷ lệ huy động trẻ
đến trường, giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD), đặc biệt về quy mô trường lớp
được cũng cố vững chắc, các tường MN tư thục hoạt động có chất lượng, năm học
2016-2017 được sự ủng hộ khuyến khích của các địa phương nên đã thu hút được
các nhà đầu tư lập Đề án xây dựng trường MN tư thục chất lượng cao (Thành phố
Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh, Thị xã Kỳ Anh, Thạch Hà); công tác xây dựng trường
MN đạt chuẩn quốc gia (CQG) được các địa phương quan tâm đầu tư kinh phí xây
dựng cơ sở vật chất (CSVC), phòng học để đạt chuẩn theo quy định và cũng cố
vững chắc trường đạt chuẩn quốc gia (CQG), nhằm đảm bảo chất lượng để tái đạt
chuẩn sau 5 năm, đồng thời Sở đã có nhiều Văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng các hoạt động trong GDMN như: hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học
2016-2017; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ (NDCSGD), nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; công tác rà
soát quy hoạch (QH) mạng lưới trường, lớp, CSVC, văn bản góp ý về các Đề án
1


xây dựng (XD) các trường mầm non (MN) tư thục của các tổ chức, cá nhân; đảm
bảo quyền lợi và an toàn tuyệt đối về mọi mặt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục
mầm non (CSGDMN); phấn đấu để tăng tối đa tỷ lệ trẻ đến trường, lớp, đặc biệt
trẻ nhà trẻ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm
non (GVMN), nhân viên (NV); thực hiện hiệu quả chuyên đề “XD trường MN lấy
trẻ làm trung tâm”, công tác bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng 10 modun nâng
cao qua mạng; chỉ đạo và quản lý tốt các CSGDMN ngoài công lập.
2. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua
Hà Tĩnh đã quán triệt CBQL,GV,NV thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05CT/TW ngày 25/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường XD, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn

biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động đổi mới GDĐT theo tinh thần
Nghị quyết 29-NQ/TW phù hợp với cấp học GDMN; tập trung đổi mới trong công
tác quản lý, thực hiện chương trình GDMN được đổi mới theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm (LTLTT), đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch (XDKH), XD môi
trường giáo dục (MTGD) mang tính mở và tổ chức hoạt động giáo dục (HĐGD)
được tăng cường hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá, dã ngoại.
Các Phòng GDĐT luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm
vụ GDMN, đề ra các gải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, vùng
miền, nhằm nâng cao có chất lượng toàn diện của bậc học GDMN; nhiều CBQL,
GVMN đã tận tụy, vượt khó, sáng tạo, có sáng kiến để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
NDCSGD, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tiêu biểu: cô giáo Hoàng Thị Hương
(trường MN Hương Liên – Hương Khê) tận tâm dạy dỗ các em dân tộc Chứt ở bản
Rào Tre, cô giáo Tôn Thị Tâm (trường MN Thiên Lộc - huyện Can Lộc) bị bệnh
nặng vẫn hăng say nhiệt tình với công việc, luôn sáng tạo trong hoạt động chuyên
môn v.v... Trong hàng trăm tấm gương nhà giáo tiêu biểu, bậc học GDMN Hà Tĩnh
đã lựa chọn 07 nhà giáo tiêu biểu nhất, những người đã vượt lên hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn để cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người để Vụ GDMN giới
thiệu cho GDMN cả nước.
GDMN Hà Tĩnh đã thực hiện tốt các quy định chuẩn mực đạo đức nhà giáo,
coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đã tạo
cơ hội, động viên, khuyến khích GV, CBQL học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu
tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo; trong năm
học 2016-2017 không có CBQL, GVMN vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà
giáo.
Các trường MN đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương hỗ trợ
kinh phí để XD, cải tạo CSVC, mở rộng khuôn viên, XD MTGD xanh - Sạch Đẹp - An toàn và thân thiện, thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục văn hoá
truyền thống, giáo dục kỹ năng sống vào các HDGD, các hoạt động ngoại khoá phù
hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và chương trình GDMN. Công
tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi, xử lý nước và rác thải

đã được các CSGDMN đặc biệt quan tâm. Các trường có nguồn nước sạch, có các
2


khu vui chơi, có vườn rau xanh, vừa tạo cảnh quan môi trường vừa giúp trẻ tham
gia khám phá, hoạt động trải nghiệm vừa cung cấp rau sạch trong các bữa ăn cho
trẻ ở trường. Đa số trẻ hồn nhiên, tự tin, có kỹ năng trong các hoạt động trải
nghiệm, kỹ năng tự phục vụ và có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
3. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
Quy mô phát triển, Số lượng trường, lớp, tỉ lệ trẻ đến trường: các địa phương
đã nâng cao chất lượng trường, lớp MN, cũng có vững chắc tại các trường MN
công lập, tiếp tục khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển CSGDMN ngoài
công lập, đặc biệt là các trường MN tư thục. Đến nay tổng số trường MN toàn tỉnh
có: 271 (262 trường công lập và 09 trường tư thục hoạt động chất lượng cao), tăng
04 trường MN tư thục so với năm học 2015-2016 (MN Nguyễn Du - thị xã Hồng
Lĩnh); trường Ischool, trường Ban Mai (TP Hà Tĩnh), Trường MN Hoa Trạng
Nguyên - thị xã Kỳ Anh), có 38 nhóm, lớp độc lập tư thục (ĐLTT) hoạt động đảm
bảo các điều kiện quy định.
Tổng số nhóm trẻ (NT), lớp mẫu giáo (MG) 2804 tăng 109 nhóm, lớp so với
năm học trước, trong đó: 2182 lớp MG trong đó có 4 MG ĐLTT, có 678 lớp 5 tuổi
tăng 89 lớp so với năm học trước; 622 NT, (588 nhóm trong trường MN, 34 nhóm
trẻ ĐLTT).
-Tổng số trẻ đến trường, lớp MN: 90.530 trẻ, trong đó trẻ được huy động
theo phổ cập: 88575/127187 (tỷ lệ 69,64%) và trẻ học nhờ học gửi 1955. Tiêu biểu
huy động trẻ đến trường đạt tỷ lệ cao: Huy động trẻ MG đạt 100% có Thị xã Hồng
Lĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân; huy động nhà trẻ: Thị xã Hồng Lĩnh 50%, Thành phố
Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ đạt 40.1%, Can Lộc 38,5%, đặc biệt có những trường
thuộc vùng khó khăn nhưng tỷ lệ huy động nhà trẻ cao như: 50% trường MN Kỳ
trung Kỳ (huyện Kỳ Anh), 43% MN Phương Điền (Hương Khê); trẻ em khuyết tật
được hoà nhập: 187/307 tỷ lệ 61%.

+ Trẻ nhà trẻ huy động:16103/53005, tỷ lệ 30,4%, trong đó số trẻ thuộc các
CSGDMN ngoài công lập 1413 trẻ; trẻ khuyết tật học hòa nhập 9/33, tỷ lệ 27,3 %.
+ Trẻ MG đến trường: 74427, trong đó trẻ huy động theo phổ cập:
72472/74182 (tỷ lệ 97,69%), trẻ học nhờ học gửi có 1955, trong đó có 755 trẻ em
ngoài tỉnh; trẻ khuyết tật học hòa nhập 178/274, tỷ lệ 64,96%.
+ Trẻ 5 tuổi đến trường: 23319 trẻ, trong đó trẻ huy động theo phổ cập:
22602/22610, tỷ lệ 99.96%, trẻ học nhờ học gửi có 717, trong đó có 271 trẻ em
ngoài tỉnh; trẻ khuyết tật học hòa nhập 79/79, tỷ lệ 100%.
- Công tác tham mưu trong việc QH phát triển trường lớp, giành quỹ đất cho
GDMN: Đến nay, có 253/271 trường MN hoàn thành phê duyệt quy hoạch theo
quy định của Sở, đạt tỷ lệ 93,35%, (tăng 26 trường so với năm học trước), các
trường MN đã làm tốt công tác dự báo số trẻ, định hướng XD CSVC theo hường
trường MN đạt CQG mức độ 02 (quy định tại Thông tư 02/TT-BGDĐT về quy chế
công nhận trường MN đạt CQG) mang tính ổn định, bền vững và có tính chiến
lược lâu dài. Các địa phương đã và đang tích cực thực hiện QH đúng tiến độ theo
kế hoạch, đảm bảo chất lượng.
4. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
năm tuổi (PCGDMN TENT)
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về
3


Phổ cập giáo dục (PCGD), xoá mù chữ, Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày
22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung,
quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
(PCGD-XMC): Sở GDĐT Hà Tĩnh đã ban hành văn bản số 1263/BCĐ-PCGD,
XMC ngày 24/8/2016 về hướng dẫn công tác PCGD-XMC năm học 2016-2017
nhằm hướng dẫn kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện, cấp xã; XDKH duy trì
kết quả và tiếp tục thực hiện PCGD-XMC theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và
Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện

Nghị định và Thông tư này (thời điểm tháng 11, 12 năm 2016).
Duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMN TENT: để đảm bảo điều kiện, tiêu
chuẩn duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMN TENT, các địa phương đã tiếp tục
tập trung thực hiện việc XD QH, đầu tư XD, nâng cấp CSVC, phòng học, thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi (TBĐDĐC).
Các CSGDMN đã thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng
NDCSGD: duy trì vững chắc tỉ lệ trẻ học 2 buổi/ngày (học bán trú) theo Chương
trình GDMN; giảm tỉ lệ trẻ bị SDD; làm tốt công tác phát triển đội ngũ, đào tạo,
bồi dưỡng CBQL, GVMN.
Công tác điều tra, thực hiện hồ sơ phổ cập, triển khai cập nhật số liệu, thực
hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMN TENT trên hệ thống thông tin điện tử quản
lý PCGD-XMC theo phân cấp quản lý: công tác điều tra, thống kê, xử lý phần mềm
trực tuyến, lập hồ sơ PCGDMN TENT đã được các đơn vị cấp xã, cấp huyện tiếp
tục thực hiện đảm bảo chất lượng.
Việc kiểm tra, đánh giá, công nhận, duy trì PCGDMN TENT đã được các địa
phương thực hiện nghiêm túc, năm học 2016-2017 số trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương
trình GDMN đạt tỷ lệ 99.96%. Năm 2016 đạt chuẩn PCGDMN TENT, có 261/262
đơn vị cấp xã (tỷ lệ 99,61%); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm tra công tác
PCGD-XMC của 13/13 huyện, thị xã, thành phố và ra quyết định công nhận 13/13
huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD-XMC năm 2016 (tỷ lệ 100).
5. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ
a) Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
- Việc quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL,
GVMN, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ: công tác đảm bảo an
toàn cho trẻ được quán triệt sâu rộng trong mỗi CBQL,GVMN và cha mẹ trẻ
(người giám hộ), vì vậy ý thức, trách nhiệm được thể hiện rõ trong việc phối kết
hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về mọi
mặt tại CSGDMN.
- Các CSGDMN đặc biệt quan tâm đến việc XD môi trường vật chất (MTVC)

và môi trường xã hội (MTXH) trong nhóm, lớp, ngoài trời được an toàn tuyệt đối về
thể chất và tinh thần cho trẻ. Thực hiện XD trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích, các đơn vị đã thường xuyên kiểm tra điều kiện CSVC, TBĐDĐC,
kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho
trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường, nhóm, lớp MN. GV luôn quan tâm giáo
dục kỹ năng sống, kĩ năng xã hội cho trẻ. Cô giáo luôn gần gũi, yêu thương, tôn
trọng và đối xử công bằng và tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện
4


mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về
vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các CSGDMN.
- Tuyên truyền việc thực hiện luật an toàn giao thông trong các CSGDMN.
- Ngành Giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, ban,
ngành liên quan, tiến hành thanh tra, kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động
của các CSGDMN, đặc biệt là các NT, lớp MG ĐLTT trên địa bàn. Kiên quyết
đình chỉ kịp thời các NT, lớp MG ĐLTT trên địa bàn hoạt động không đảm bảo các
điều kiện theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng NDCSGD,
phòng tránh tai nạn thương tích cho người chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ và cộng
đồng.
- Trong năm học 2016-2017, có hầu hết số trẻ tại CSGDMN được an toàn
tuyệt đối;100% trường MN được cấp giấy chứng nhận trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn thương tích.
b) Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
- Các CSGDMN tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức bán trú như: tăng
cường XD mới và nâng cấp bếp ăn đạt chuẩn hợp vệ sinh, mua sắm thiết bị đầy đủ
đảm bảo an toàn để phục vụ trẻ ăn, ngủ tại trường; đảm bảo chất lượng và định
lượng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ, hợp đồng lương thực, thực phẩm sạch, rõ

nguồn gốc, XD thực đơn phù hợp theo mùa theo độ tuổi MG và NT, lưu mẫu thức
ăn đúng quy định, công khai tài chính chế độ ăn hàng ngày; đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, không có trường hợp xẩy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn tại các
nhà trường.
- 100% CSGDMN tiếp tục chú trọng tổ chức ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, cô
giáo luôn ở cạnh trẻ, tạo sự yên tâm cho trẻ có giấc ngủ ngon.
- 100% trường MN đã chú trọng làm vườn rau sạch, trồng nhiều loại rau (rau
ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ) nhiều trường đã cung cấp rau đủ cho bữa ăn bán trú
của trẻ, vườn rau còn là nơi để trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá nên ở
nhiều trường được thiết kế đẹp, có đường đi, lối lại, có vòi phun nước tự động.
Tiêu biểu: Trường MN Thiên Lộc, MN Hoa Hồng (Can Lộc); MN Cẩm Lộc (Cẩm
Xuyên); MN Bắc Sơn, Thạch Long, Thạch Lưu (Thạch Hà); MN Thạch Đồng,
Trần Phú (Thành phố Hà Tĩnh)…
- Để thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh cho trẻ, các CSGDMN đã tiếp tục
làm tốt công tác vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh nhóm, lớp, môi trường, thường xuyên
khơi thông cống rãnh, xử lý tốt nguồn nước thải, rác thải. Phối kết hợp với trạm y
tế cơ sở để thăm khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ và quản lý công tác tiêm
chủng, phòng dịch bệnh, phối hợp với cha mẹ, cộng đồng để rèn kỹ năng vệ sinh
cá nhân cho trẻ; giáo dục trẻ kỹ năng sống, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen, văn
minh trong sinh hoạt.
Các đơn vị đã chủ động đề ra các giải pháp phòng chống rét cho trẻ về mùa
đông và nóng về mùa hè, cụ thể: trải thảm các phòng học, trang bị dép đi trong
nhóm, lớp, bình nước nóng... (đối với mùa đông); lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ,
lợp mái chống nóng...(đối với mùa hè) đã tạo được sự yên tâm cho các bậc phụ
huynh khi gửi con đến trường MN.
5


- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng
trưởng; phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh

cho trẻ em trong các CSGDMN và một số tai nạn thường gặp ở trẻ...
- Năm học 2016-2017, 100% trẻ được tổ chức cân đo, lập biểu đồ theo dõi
sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ. Từ các giải pháp phòng chống và phục hồi SDD
có hiệu quả nên đa số đơn vị đã giảm tối đa tỷ lệ SDD, kết quả cụ thể:
Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân: 3457/90530, tỷ lệ 3.8 % giảm 2.6 % so với đầu
năm; trẻ SDD thể thấp còi 4083/90530, tỷ lệ 4.5%. Đơn vị có tỷ lệ SDD thấp nhất
là: Thành phố Hà Tĩnh, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân còn 1.8% và SDD thể thấp còi còn
1.9%; Thị xã Hồng Lĩnh, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân còn 1.1% và SDD thể thấp còi còn
3.5%; Vũ Quang, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân còn 3.0 % và SDD thể thấp còi còn 3.5%;
nhiều trường MN tỷ lệ trẻ SDD dưới 3%, điển hình Trường MN Trung Kiên
Hương Khê SDD tỷ lệ 0%, Trường MN Kỳ Hợp (huyện Kỳ Anh) SDD cả 2 thể đều
1.8%,..
- Học bán trú: 271/271 trường, tỷ lệ 100%, có 89633/90530 trẻ (tỷ lệ 99 %),
trong đó trẻ 5 tuổi tỷ lệ học bán trú về số nhóm, lớp và số trẻ đạt 100%.
- Các CSGDMN đã phối hợp với trạm y tế của địa phương để thực hiện tốt
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về
công tác y tế trường học, đặc biệt là các CSGDMN đã tổ chức khám sức khỏe đầu
năm học.
c) Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện
Chương trình GDMN
Các CSGDMN đã đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm
sóc - giáo dục trẻ (CSGD) theo Chương trình GDMN, các Phòng GDĐT, hướng
dẫn các CSGDMN triển khai cho CBQL,GVMN cập nhật và nghiên cứu Thông tư
số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày
25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Tiếp tục chỉ đạo các CSGDMN thực hiện có hiệu quả chuyên đề “XD
trường MN LTLTT’’, Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường MN, XD KH năm học, phát triển Chương trình GDMN phù hợp với
văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.

+ Việc XDKH thực hiện Chương trình được GV chủ động, lựa chọn các nội
dung trong và ngoài Chương trình phù hợp để XD KHGD, quan tâm đến sự kiện,
tình huống xung quanh, nhằm tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống
nhất, đồng bộ đến sự phát triển của trẻ. Đa số GV đã XDKH sát với tình hình thực
tế địa phương, trường, nhóm, lớp và mức độ nhận thức của trẻ. CBQL chỉ là người
định hướng, thẩm định việc XDKH để thực hiện chương trình của GV.
+ Việc tổ chức HĐGD được chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng độ
tuổi, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ,
không làm thay trẻ, đảm bảo phương pháp “học bằng chơi, chơi mà học” . Tổ
chức cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu khi có sự kiện. Cho trẻ tham gia
các hoạt động dã ngoại, giao lưu, thông qua các hoạt động giáo dục, rèn luyện kĩ
năng sống cho trẻ. Đa số trẻ hồn nhiên, tự tin, có kỹ năng trong các hoạt động trải
nghiệm, kỹ năng tự phục vụ và có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Đánh giá sự
6


phát triển của trẻ được đổi mới bằng cách đánh giá trong cả quá trình hoạt động
của trẻ, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá để XD và điều chỉnh KHGD nhằm tổ
chức các HĐGD tiếp theo phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm
sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Linh hoạt trong XD bộ công cụ
đánh giá trẻ 5 tuổi và tiến hành đánh trẻ đảm bảo đúng quy định.
+ Việc XD MTGD được đổi mới theo quan điểm LTLTT được các địa
phương tập trung XD, cải thiện rõ nét cụ thể:
Về MTVC: các trường MN đã XD QH, tổng thể, chi tiết. Ưu tiên XD phòng
học, các khu vui chơi, trải nghiệm, vận động cho trẻ. Đa số các trường MN đều có
sân chơi, vườn trường, sân chơi thực hành luật giao thông đường bộ, vườn cổ tích,
khu chơi phát triển vận động, khu chơi cát nước... MTVC trong nhóm, lớp được
XD mang tính chất mở, các góc chơi được sắp xếp khoa học, TBĐDĐC, học liệu
phong phú đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm. Tiêu
biểu: Trường MN I, Bắc Hà, Tân Giang, Trần Phú (Thành phố); MN Hoa Hồng,

Thiên Lộc (Can Lộc), MN Nam Hồng, Thuận lộc (thị xã Hồng Lĩnh); MN Xuân
Thành, Xuân An (Nghi Xuân); MN Thị Trấn, Yên Hồ, Đức Lâm (Đức Thọ)...
Nhiều đơn vị đã tổ chức các hoạt động chuyên đề, các cuộc thi nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục như Thị xã Hồng Lĩnh, Thành phố Hà Tĩnh, Can Lộc, Hương Khê,
Đức Thọ...
Nhiều trường MN đã đầu tư các thiết bị hiện đại cho từng nhóm, lớp và các
phòng chức năng như: máy chiếu đa năng, đàn Piano kỹ thuật số, máy điều hòa
nhiệt độ, máy nóng lạnh, máy sấy bát...
Về MNXH: tại các cơ sở GDMN được đảm bảo an toàn về tâm lí, tạo thuận
lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện
mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
Trong năm học này, tại 100% các trường MN đã thực hiện XD MTGD
“LTLTT” đảm bảo an toàn, tạo điều thuận lợi trong công tác NDCSGD và tạo sự
hấp dẫn, thu hút trẻ vào tham gia các HĐGD tích cực có chất lượng cao.
+ Việc XDKH và triển khai chuyên đề “XD trường MN LTLTT” được các
CSGDMN đã tiến hành XDKH và triển khai KH có hiệu quả. Thực hiện chuyên đề
này có 05 trường MN tổ chức hoạt động thực hành với 06 HĐGD được tổ chức
theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” có chất lượng, Sở đã đăng tải 06 HĐGD
tại địa chỉ: đồng thời chỉ đạo Phòng GDĐT hướng
dẫn CBQL,GVcác CSGDMN trong tỉnh truy cập làm tài liệu tham khảo thực hiện
nhiệm vụ GDMN.
- Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu
học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” của Bộ
trưởng Bộ GDĐT, huyện Hương Khê đã xây dựng KH “Tăng cường Tiếng Việt cho
trẻ em MN, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025”. Địa phương đã tăng cường đầu XD CSVC, TBĐDĐC tài liệu, học
liệu và chỉ đạo GV thường xuyên chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các hoạt
động hàng ngày.
- Các CSGDMN đã thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,

chủ động linh hoạt về tổ chức hoạt động CSGD cho trẻ khuyết tật.
7


- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng NDCSGD, vị trí vai
trò của GDMN tới cha mẹ trẻ, toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thức như: phụ
tham gia vào một số hoạt động của nhóm, lớp, nhà trường, phụ huynh có KH kiểm
tra, giám sát các hoạt động..., ngoài ra các trường MN đã chú trọng XD trang web
hoạt động có hiệu quả, phản ánh được các hoạt động của nhà trường, chất lượng
NDCSGD, chia sẻ các kinh nghiệm về NDCSGD cùng với các bậc phụ huynh, cộng đồng.
Nhiều trường MN XDKH tổ chức giao lưu như: “Bé khỏe ngoan - Cô tài năng –
Phụ huynh quan tâm, chia sẻ”, ngày hội thể thao trong trường MN...
d) Kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Các đơn vị đã triển khai công tác
tự đánh giá thực chất và có hiệu quả. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD) ngày càng được chú trọng và đảm bảo chất lượng. Hầu hết các phòng
GDĐT đã thành lập tổ tư vấn để tư vấn, giúp đỡ các đơn vị làm tốt công tác tự đánh
giá, đồng thời kiểm tra, giám sát công tác cải tiến chất lượng giáo dục. CBQL đã nhận
thức đầy đủ về tác dụng của công tác KĐCLGD, nên các CSGDMN đã có sự đầu tư
thời gian, nhân lực, tài chính cho công tác tự đánh giá. Các đơn vi cơ bản đã đánh giá
đúng thực trạng, nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó có kế hoạch
cải tiến chất lượng phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác KĐCLGD được các đơn vị quan tâm. Hiện
nay tất cả các trường MN trong toàn tỉnh đã sử dụng và phát huy được tác dụng của
phần mềm, vì vậy KĐCLGD ở các đơn vị được thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn
so với các bậc học khác. Các đơn vị đã thực hiện khá tốt công tác KĐCLGD ở Bậc
học MN, như: phòng GDĐT huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thị xã Kỳ Anh, Hương
Sơn, Thị xã Hồng Lĩnh, Lộc Hà, Vũ Quang, Đức Thọ.
Hoạt động đánh giá ngoài đã được lãnh đạo Ngành rất quan tâm. Sở luôn chú

trọng đến việc xây dựng đội ngũ đánh giá ngoài. Đến nay ở bậc học MN, mỗi phòng
GDĐT đều có lực lượng nòng cốt đảm nhận hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở
giáo dục. Các đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tư vấn giúp
các đơn vị xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm tăng cường chất lượng quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết quả: có 264/271 trường đã thực hiện công tác tự đánh giá, chiếm tỷ lệ
97,41%, và có 88/271 trường MN được đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn từ cấp độ 1
trở lên, tỷ lệ 32,47% ( trong đó có 01 trường MN tư thục).
- Công tác xây dựng trường CQG: công tác XD trường CQG được các địa
phương, các trường MN quan tâm đầu tư: Năm học 2016-2017 công nhận mới có
13 trường (6 trường mức độ 1 và 7 trường mức độ 2, trong đó có 05 CQG mức độ
1chưa đến thời gian công nhận lại nhưng đã đề nghị thẩm định công nhận và đạt
trường chuẩn CQG mức độ 2). Tổng số trường MN đạt CQG đến nay có 159/271
trường, tỷ lệ 58,3%, đơn vị có tỷ lệ trường CQG cao như: huyện Vũ Quang
91,67%, Đức Thọ 75.86%, Thị xã Hồng lĩnh 71.43%. Trường MN đạt CQG mức
độ 2 có 24 trường, tăng 7 trường so với năm học trước.
6. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Các địa phương đã tập trung XD CSVC, phòng học, mua sắm TBĐDĐC..,
nhằm đảm bảo đủ phòng học, TBĐDĐC, công trình vệ sinh nước sạch. trong các
8


CSGDMN; đẩy mạnh phong trào tự làm TBĐDĐC. XD MTGD an toàn – Xanh –
Sạch – Đẹp, đáp ứng yêu cầu NDCSGD theo chương trình GDMN. Đến nay, toàn
bậc học MN Hà Tĩnh có 2796 phòng học, trong đó phòng học kiên cố1913, tỷ lệ
68,4%, phòng học bán kiên cố 780, tỷ lệ 27,9% và phòng học tạm 103, tỷ lệ 3.7%
(trong đó phòng học cho lớp 5 tuổi: 678/678 phòng học kiên cố và bán kiên cố, có
diện tích đảm bảo theo quy định). Trong tổng số 2796 phòng học có 21 phòng học
nhờ; số trường có bếp ăn đúng quy cách 271/271, tỷ lệ 100%. Năm học 2016-2017
toàn tỉnh xây mới và cải tạo 36 bếp ăn bán trú,197công trình vệ sinh cho trẻ.

7. Phát triển đội ngũ
- Tổng số CBQL, GV, NV: 7992 người, biên chế 4683 người, tỷ lệ 58,59%;
Số CBQL, GVMN đạt chuẩn trở lên có 5761/5761, tỷ lệ 100%, trong đó trên chuẩn
4929/5738, tỷ lệ 85,9%; GVMN trên chuẩn 4180/5001, tỷ lệ 83,58%; CBQL
trường MN trên chuẩn 726/737, tỷ lệ 98,5%.
Tỷ lệ bình quân toàn tỉnh 1,79 GV/nhóm, lớp. Đội ngũ GV cơ bản đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác CSNDGD trẻ; 100% GV
có trình độ đạt chuẩn trở lên trong đó có 4180/5001 GV có trình độ trên chuẩn, tỷ
lệ 83,58%.
Có 1323 NV làm công tác nuôi dưỡng tại 271 trường MN do các trường MN
đã hợp đồng theo quy định của tỉnh, nhằm đảm bảo chất lượng và có đủ số lượng
để làm tốt công tác nuôi dưỡng trong các trường MN.
- Các địa phương tiếp tục đảm bảo chế độ chính sách đối với bậc học như
xếp lương cho đội ngũ GVMN ngoài biên chế theo thang bảng lương. NV y tế, kế
toán hợp đồng tại các trường MN công lập tiếp tục được hỗ trợ kinh phí để trả lương từ
ngân sách của tỉnh đảm bảo, kịp thời theo quy định tại Quyết định số 2059 ngày
9/7/2013 về Ban hành qui định chính sách đối với GVMN hợp đồng; Quyết định
số 240/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 về việc điều chỉnh đối tượng, mức hưởng,
nguồn kinh phí hỗ trợ đối với nhân viên y tế, kế toán làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động tại các trường MN công lập, bán công, dân lập; Công văn hướng
dẫn liên ngành số 264/Sở GDĐT-SNV-STC ngày 25/3/2013. Tất cả các chế độ của
CBQL, GV, NV của các trường MN tiếp tục được đảm bảo mức lương theo quy
định, được xếp theo thang bảng lương và được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, GVMN: Sở đã
XDKH bồi dưỡng thường xuyên (BDTX), tập trung bồi dưỡng những nội
dung cần thiết theo thực tế và nội dung bồi dưỡng của Bộ GDĐT nhằm đảm bảo
tối thiểu 120 tiết/GV/năm theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị, cá nhân XDKH bồi
dưỡng sát với thực tiễn; mỗi CBQL,GVMN tự lựa chọn các nội dung của Bộ
GDĐT để tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng tập trung có chất lượng. Tổ chức

biên soạn tài liệu bồi dưỡng (phần địa phương). Đặc biệt là việc học tập qua mạng
intenet đã được đội ngũ chú trọng nên đạt kết quả cao.
Sở GDĐT đã XDKH và triển khai tập huấn qua mạng cho 51 CBQL và
GVMN theo phần mềm trực tuyến của Bộ GDĐT. Sau các đợt tập huấn, lãnh đạo
chuyên viên phụ trách bậc học, CBQL, GVMN đã có những thay đổi trong nhận
thức và có thêm những kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp NDCSGD.
Tập huấn 10 modun nâng cao: có 101/101CBQL và 498/498 GVMN được
9


cấp mã số đã tham gia học dầy đủ, trong đó học tập trung tại tỉnh có 37 CBQL và
44 GV. Đa số các học viên đã nắm vững cách học trực tuyến qua mạng và cách làm
các bài tập, gửi bài tập về hệ thống có chất lượng.
Cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning của Bộ GDĐT tổ chức, Hà Tĩnh đã
phát động thực hiện trong toàn Bậc học GDMN, Sở GDĐT đã tổ chức lựa chọn cụ
thể: có 265/310 bài đạt yêu cầu trở lên, tỷ lệ 85,48% gửi về Bộ GDĐT tham gia dự
thi và có 06 bài được vào vòng chung khảo, trong đó có 05 bài Dư địa chí và 01 bài
về chuyên môn. Cụ thể: 05 bài Dư địa chí: “Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn
Thị Bích Châu” tác giả Nguyễn Thị Mỹ Linh GV trường MN Kỳ Phương (Thị xã
Kỳ Anh), “Di tích lịc sử Ngã ba Đồng Lộc” tác giả Nguyễn Thị Mỹ, GVMN Yên
Lộc và “Chùa Hương Tích – Hoan châu đệ nhất danh thắng” tác giả Tôn Thị Tâm
GVMN Thiên Lộc (Can Lộc), “Tìm hiểu về làn điệu ca trù” tác giả Đặng Thị
Trâm, Lê Như Ái, Trịnh Thị Hải trường MN Xuân Thành và “Xuân Phổ miền quê
yêu dấu” tác giả Lê Thị Hường, Trần Thị Bích Diệp, Phan Thị Na trường MN
Xuân Phổ (Nghi Xuân); 01 bài thuộc môn học: “Bé tìm hiểu các hiện tượng tự
nhiên” tác giả Nguyễn Thị Hưng, Nguyễn Tuyết Minh, Đỗ Thị Minh thu (trường
MN Sơn Phú, Hương Sơn)
Đội ngũ CBQL, GVMN thường xuyên được tu dưỡng rèn luyện về phẩm
chất đạo đức. Trong năm học này không có CBQL, GVMN vi phạm đạo đức nhà
giáo.

8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
- Tình hình quản lý, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
GDMN, đặc biệt về quản lý GDMN ngoài công lập:
Để thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN, Hà Tĩnh đã ban
hành các văn bản chỉ đạo về GDMN với nội dung được xuyên suốt từ tỉnh đến
huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị xã, phường, thị trấn. Chính quyền các địa
phương đã vào cuộc quyết liệt nhằm tăng cường sự quản lý đối với cấp học MN, vì
vậy các CSGDMN đã thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng
quy định. Công tác quản lý các CSGDMN ngoài công lập đã được các huyện, thị xã,
thành phố chỉ đạo các phòng CM liên quan, các UBND xã, phường, thị trấn tổ
chức kiểm tra, rà soát, đặc biệt các nhóm, lớp ĐLTT trên địa bàn về các điều kiện
đảm bảo hoạt động theo quy định. Các địa phương đã quán triệt văn bản chỉ đạo
của Bộ GDĐT đến 100% BGQL, GV, NV và các bậc phụ huynh trong các
CSGDMN ngoài công lập. Vì vậy, việc cấp quyết định cho phép các NT, lớp MG
ĐLTT được thực hiện đảm bảo đúng quy định.
- Thực hiện 3 công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc
dân theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT: 100% trường MN có bảng tuyên truyền công khai các nội dung, đảm bảo
thông tin chính xác cho phụ huynh và mọi người dân được biết như: về công tác
tuyển sinh, các khoản thu, chi tài chính, chất lượng NDCSGD hàng tháng, chất
lượng đội ngũ nhà giáo, thực trạng CSVC...,vì vậy đã tạo sự đồng tình cao trong
tập thể các nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, đã có dư luận tốt
trong toàn xã hội về hoạt động của các CSGDMN.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và cải cách thủ tục hành chính trong GDMN:
Trong năm học này công tác thanh tra, kiểm tra của các CSGDMN tiếp tục được
10


coi trọng, các đơn vị đã chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong các hoạt động của
GDMN. Công tác thanh tra tiếp tục chú trọng vào thanh tra công tác quản lý của

hiệu trưởng, thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm trong GDMN; công tác
tự kiểm tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong tất cả các hoạt động đối
với các CSGDMN, vì thế chất lượng NDCSGD ngày càng được nâng cao; Hà Tĩnh
đã tiếp tục tiến hành thanh tra việc thực hiện quy trình huy động đóng góp tự
nguyện của cha mẹ học sinh, năm học 2016-2017, các trường MN đã tiếp tục thực
hiện tốt quy định tại Văn bản liên ngành số 1702/HDLN-SGDĐT-STC về việc thực
hiện việc quản lý ngân sách tốt, việc thu chi các nguồn ngoài ngân sách của Sở
GDĐT và Sở Tài chính.
Các Phòng GDĐT đã tiến hành thanh tra toàn diện theo quy định, kiểm tra
chuyên môn, kiểm tra thực hiện các chuyên đề tại các CSGDMN. Kết quả: 100%
CSGDMN được kiểm tra chuyên đề tôn tạo cảnh quan XD MTGD xanh – Sạch –
Đẹp – An toàn – Thân thiện, chuyên đề “XD trường MN LTLTT”. Đặc biệt kiểm
tra chuyên môn, hướng dẫn, giúp đỡ để 38/38 nhóm, lớp ĐLTT hoạt động có hiệu
quả đảm bảo chất lượng.
- Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cải cách
hành chính: ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và
hoạt động NDCSGD được triển khai tốt trong các CSGDMN. 100% trường MN
nối mạng Internet, các trường đã có phần mềm quản lý nhà trường hoạt động hiệu
quả và kết nối với hệ thống của Phòng GDĐT, Sở GDĐT, 100% Phòng GDĐT và
khá nhiều trường MN đã có trang web; sử dụng thành thạo phần mềm PCGDMN
TENT; phần mềm KĐCLGD.
- Công tác chỉ đạo được đổi mới trong đánh giá chất lượng NDCSGD và
đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là năng lực thực hành
tổ chức các hoạt động CSGD, việc đánh giá được tiến hành cụ thể: cá nhân tự đánh
giá, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, Tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu nhà
trường và phụ huynh đánh giá. Đánh giá việc XD KHGD để thực hiện chương
trình GDMN, XD MTGD của từng nhóm, lớp, đặc biệt là đánh giá việc tổ chức
hoạt động CSGD của GV qua thăm lớp, dự giờ, qua các đợt thao giảng, hội thi GV
giỏi các cấp… Tiến hành đánh giá xếp loại hàng tháng, công chức, viên chức và
chuẩn nghề nghiệp nhà giáo sát, đúng thực chất, nhằm ghi nhận những cá nhân tích

cực, đồng thời góp ý, bồi dưỡng những cá nhân còn hạn chế. Vì vậy, đã tạo động
lực thúc đẩy CBQL, GV linh hoạt, sáng tạo trong công tác, phấn đấu vươn lên để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
9. Thực hiện tốt công tác xã hội hóan
Huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng để thực hiệ CSGD: các
CSGDMN đã nâng cao chất lượng CSGD, thực hiện tốt chất lượng PCGDMN
TENT; tham mưu các nội dung liên quan đến GDMN như: PCGDMN TENT; XD
CSVC, TBĐDĐC, XD trường MN đạt CQG, đời sống đội ngũ GV ngoài biên chế
… vào Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, vào chương trình kế hoạch
của địa phương nên đã được sự đồng tình ủng hộ về chủ trương, các cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương thống nhất quan điểm và cùng vào cuộc để thực hiện hiệu
quả công tác xã hội hóa giáo dục. Năm học 2016 – 2017, các CSGDMN đã thực
hiện đúng quy trình về huy động nguồn kinh phí từ các nhà hảo tâm, các cấp, các
11


ngành, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư XD CSVC trong các
trường MN.
Tổng kinh phí đầu tư: 730216 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước: 563
486 tỷ đồng; xã hội hóa giáo dục: 166 730 tỷ đồng (hội cha mẹ học sinh hỗ trợ 61
523 tỷ đồng, các nguồn khác 105 207 tỷ đồng). Vì vậy CSVC trường, lớp MN
ngày càng được XD khang trang xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện trên tất cả
các vùng, miền.
10. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non
Các CSGDMN đã huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng để thực
hiện NDCSGD có hiệu quả: các trường MN đã tạo mối quan hệ hợp tác, chia sẻ
giữa GV, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong NDCSGD. Tiếp tục tuyên
truyền về vị trí vai trò của GDMN tới cha mẹ trẻ, toàn thể cộng đồng bằng nhiều
hình thức như: phụ huynh tham gia vào một số hoạt động của nhóm, lớp, nhà
trường, có kế hoạch kiểm tra giám sát để giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ

năm học; tổ chức đến từng gia đình trẻ để nắm bắt thông tin, cùng nhau phối hợp
chặt chẽ trong công tác NDCSGD; làm pano, áp phích, quay Video clip về hoạt
động của trường, viết bài đăng tin lên tạp chí, trang Website về các hoạt động của
nhà trường...phổ biến rộng rãi tới cộng đồng xã hội.
Năm học 2016-2017 Phòng GDMN kết hợp với đài Truyền hình tỉnh tuyên
truyền nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 tiểu học đã được phát sóng trên kênh
truyền hình ‘Tạp chí giáo dục” của Truyền hình Hà Tĩnh được đông đảo phụ
huynh hưởng ứng.
Phối hợp với gia đình, cộng đồng để luôn quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó
khăn, cảm thông, chia sẻ, tôn trọng sự khác biệt của trẻ, không phân biệt đối xử và
thiếu tôn trọng trẻ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên đã tạo được sự đồng
thuận cao trong việc nâng cao chất lượng NDCSGD.
VII. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Về công tác quản lý
Hệ thống văn bản khá nhiều trường ban hành còn sai về thể thức, căn cứ, nội
dung. Các nhà trường chỉ mới tập trung xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch
tháng, kế hoạch hoạt động, chưa tập trung xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển
nhà trường, một số kế hoạch trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức, thiếu
cụ thể, kinh phí và thời gian thực hiện.
Một số đơn vị chưa thực sự nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp
trong quản lý, chưa tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải
trình về những vấn đề liên quan đến GDMN theo phân cấp quản lý.
Một số hạn chế về công tác quản lý của hiệu trưởng, về thực hiện quy chế
chuyên môn của giáo viên chưa được phát hiện kịp thời để chấn chỉnh khắc phục.
Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai
nạn thương tích trong cơ sở GDMN, một số trường chưa quan tâm đúng mức tới
việc thường xuyên rà soát CSVC, ĐDĐC, hướng dãn cách chơi đồ chơi lớn ngoài
trời nên vẫn còn tiềm ẩn mất an toàn. Trường MN Phúc Trạch (Hương Khê) có 01
trẻ 5 tuổi chơi cầu trượt đã té ngã bị bong gân ở tay (nhà trường đã kết hợp cha mẹ

trẻ điều trị kịp thời)
12


Một số trường có số trẻ quá đông, còn nhiều điểm trường, gây khó khăn
trong quản lý ảnh hưởng đến chất lượng NDCSGD trẻ như MN Kỳ Khang (huyện
Kỳ Anh), MN Cương Gián, Xuân An (Nghi Xuân)..., một số trường có số trẻ trên
nhóm lớp vượt quá quy định nên khó khăn trong việc tổ chức các HĐGD.
Một số đơn vị chưa chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong giáo
dục mầm non, đặc biệt là truyền truyền cho chính quyền địa phương và các bậc cha
mẹ về tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường để được giáo dục theo chương
trình GDMN ngay từ tuổi nhà trẻ, giúp trẻ phát triển tốt hơn, tạo nền tẳng vững
chắc cho trẻ bước vào lớp một tiểu học.
2. Về chuyên môn
- Toàn tỉnh còn có 01 đơn vị cấp xã/60 đơn vị cấp xã trong toàn quốc không
đạt chuẩn PCGDMN TENT (Bình Lộc - Lộc Hà)
- Công tác huy động trẻ và số trẻ ăn bán trú ở một số đơn vị còn thấp như:
huy động trẻ MG Cẩm Xuyên 92.21, Thị xã Kỳ Anh 93.36, Lộc Hà 95%, đặc biệt
có 08 trẻ 5 tuổi chưa được huy động đến trường (01 trẻ tại Thành phố Hà Tĩnh, 01
trẻ tại Vũ Quang và 06 trẻ tại Thị xã Kỳ Anh); huy động nhà trẻ huyện Cẩm
Xuyên (tỷ lệ 14.2%), Thị xã Kỳ Anh (tỷ lệ 23.8%), đơn vị xã có: MN Kỳ Thịnh 9%
(Thị xã Kỳ Anh), MN Cương Gián 12.8% (Nghi Xuân), MN Thị Trấn 17%, MN
Hương Xuân 22% (Hương Khê). Tỷ lệ trẻ ăn bán trú Hương Khê 94.95% và Lộc
Hà 95.75%. Tỷ lệ phục hồi SDD ở một số trường chưa cao, nhiều đơn vị chưa có
các giải pháp tốt để khắc phục.
- Việc thực hiện Chương trình GDMN ở một số địa phương còn nhiều hạn
chế chưa sáng tạo trong XDMTGD, lập KHGD và tổ chức HĐGD “LTLTT”, một
số trường chưa thực sự chú trọng LTLTT để nâng cao chất lượng CSGD như tổ
chức trẻ hoạt động còn mang tính áp đặt, XD MTGD dục chưa chú trọng đổi mới,
mang tính chất mở nhằm kích thích trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Cụ thể:

+ Xây dựng MTGD: Một số trường và đa số các nhóm, lớp ĐLTT chưa chú
trọng XD MTGD mang tính chất mở, chưa được thay đổi theo chủ đề, sự kiện
diễn ra tại địa phương, trường, lớp nên dẫn đến chưa kích thích được sự hứng thú
hoạt động của trẻ, MTVC trong nhóm, lớp sắp xếp các góc chơi trong lớp chưa
hợp lý, chưa được thay đổi, linh hoạt tăng hoặc giảm góc chơi mà chủ yếu vị trí
góc chơi, đồ chơi được mặc định từ đầu đến cuối năm học. Đồ chơi còn thiếu,
bàn ghế, giá kệ đã xuống cấp, chưa được đầu tư kịp thời. Chưa chú ý XD vườn
rau, vườn cây ăn quả. Khá nhiều CSGDMN chưa thực sự quan tâm đến cho trẻ
hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên (xới đất, gieo hạt, trồng cây, nhổ cỏ, bắt
sâu, thu hoạch…).
+ Lập KHGD: việc cập nhật thông tin, kỹ năng lập KHGD, kỹ năng tiếp cận
những vấn đề mớ ở một số GV còn hạn chế, thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo, lúng
túng khi XD KHGD. Đa số GV chưa chú ý khai thác sâu về nội dung các lĩnh vực
phát triển ở một số chủ đề mà địa phương có.
- Tổ chức HĐGD: một số GV chưa linh hoạt trong tổ chức trẻ HĐGD, chưa
chú ý phát hiện để phát triển nội dung hoạt động đang diễn ra mà còn phụ thuộc
vào KHGD đã lập; chưa chú trọng cho trẻ hoạt động cá nhân, độc lập và tổ chức
trẻ hoạt động dã ngoại; kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ xẩy ra trong quá trình tổ
13


chức hoạt động CSGD còn hạn chế, chưa quan tâm đến những trẻ yếu, trẻ nhút
nhát để thu hút trẻ cùng tham gia với các bạn. Vì vậy trong các hoạt động CSGD
diễn ra hàng ngày vẫn còn rập khuôn, mang tính áp đặt.
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ: Một số GV trong đánh giá chưa quan sát,
chú ý quá trình hoạt động của trẻ, sự cố gắng của mỗi cá nhân trẻ mà chủ yếu dựa
vào kết quả đạt được; đánh giá thái độ, hành động, cảm xúc của trẻ nhưng còn ở
mức độ chưa thường xuyên.
- Một số CBQL năng lực hạn chế gây khó khăn trong việc nắm bắt văn bản
chỉ đạo của cấp trên. Một số CBQL,GVMN kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

còn yếu nên khó khăn trong việc truy cập các nội dung bồi dưỡng qua mạng để
nâng cao năng lực chuyên môn.
- Một số trường chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật; minh chứng về các loại khuyết tật chưa rõ nên kế hoạch còn chung
chung.
- Bồi dưỡng 10 modun nâng cao qua mạng có 6 GV làm bài không nghiêm
túc nên đã bị thu hồi giấy chứng nhận và có 15 GV do trình độ ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế nên chưa biết xử lý sau khi hoàn thành bài tập (không
vào kích hoạt) nên phải học lại.
3. Công tác kiểm định và Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia
- Về công tác kiểm định chất lượng giáo dục: vẫn còn một số đơn vị triển khai
công tác KĐCLGD còn chậm, chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác KĐCLGD nên kết
quả chưa cao; mặc dù các phòng GDĐT đã nố lực cố gắng đôn đốc các đơn vị nhưng
tỷ lệ đánh giá ngoài còn thấp chưa đạt chỉ tiêu; đánh giá chưa thật sát với thực tế của
nhà trường, chất lượng báo cáo tự đánh giá chưa cao, chưa phân tích được điểm
mạnh, điểm yếu, do đó kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung; công tác cải
tiến chất lượng của những đơn vị đã được đánh giá ngoài chưa được chú trọng, nên
hiệu quả cải tiến chật lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Một số đơn vị đăng ký đánh giá
ngoài còn chậm, số lượng chưa đạt yêu cầu như phòng GDĐT huyện Kỳ Anh, Cẩm
Xuyên, Hương Khê .
- Công tác xây dựng trường CQG về tiêu chuẩn CSVC chưa đáp ứng để đạt
yêu cầu của kế hoạch đề ra, có 09 trường không tái đạt chuẩn sau 5 năm: Trường MN
Ngọc Sơn, MN Việt xuyên, MN Thạch văn (Thạch Hà); MN Hương Bình, MN Gia
Phố (Hương Khê); MN Song Lộc (Can Lộc); MN Thạch Kim (Lộc Hà); MN Thị Trấn
(Nghi Xuân), MN Trần Phú (Thành phố Hà Tĩnh).
4. Về cơ sở vật chất:
- Công tác tham mưu phê duyệt QH trường MN theo hướng dẫn tại Công
văn số 405 của Sở GD&ĐT ở một số trường MN hiệu quả chưa cao. Hiện nay, còn
18 trường chưa được phê duyệt quy hoạch.
- Kinh phí để thực hiện XD CSVC nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu,

khá nhiều trường thiếu phòng học phải bố trí phòng học tạm, cụ thể toàn tỉnh còn có
103 phòng học tạm: huyện Kỳ Anh 36, Thạch Hà 25, Hương Khê 17, Đức thọ 10, Lộc
hà 06, Thành phố Hà Tĩnh 05, Thị xã Kỳ Anh 04.
- Một số trường MN CSVC phòng học, sân trường xuống cấp: Trường MN
Hương Lâm, MN Lộc Yên (Hương Khê); MN Xuân Đan, Cương Gián (Nghi Xuân);
MN Thị Trấn, MN Thạch Hội, MN Thạch Vĩnh (Thạch Hà),…
14


5. Về công tác tổ chức cán bộ
Thực tế do sự phát triển về quy mô còn bất cập với CSVC hiện có nên một
số nơi thiếu giáo viên, dẫn đến tình trạng các trường MN hợp đồng chưa đúng quy
định. Việc quản lý hồ sơ, chương trình quản lý nhân sự (PMIS), áp dụng công nghệ
thông tin đối với bậc học mầm non về công tác kiểm tra, cập nhật thông tin còn
hạn chế, thực hiện chế độ báo cáo còn chậm, số liệu chưa chính xác.
Trên đây là những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế của
GDMN Hà Tĩnh trong năm học 2016-20217, yêu cầu các Phòng GDĐT nghiên cứu
để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong năm học
2017-2018.
Phần II
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2017-2018
I. NHIỆM VỤ CHUNG
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục,
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ, GDMN tập trung
triển khai thực hiện chương trình GDMN sau chỉnh sửa, tiếp tục đổi mới hoạt động
CSGD theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong các CS GDMN, tăng
cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
Cũng cố vững chắc, nâng cao chất lượng PCGDMN TENT.

Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư XD loại hình CSGDMN
ngoài công lập, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các
CSGDMN ngoài công lập. XD CSVC, phòng học…, thực hiện đúng lộ trình về
XD trường MN đạt CQG theo kế hoạch của từng địa phương.
Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ. Hỗ trợ thực hiện chương
trình GDMN ở các vùng khó khăn,tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân
tộc thiểu số tại huyện Hương Khê, quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Tăng cường nề nếp, kỹ cương, tình thương, trách nhiệm trong các
CSGDMN, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong NDCSGD trẻ.
Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới sáng
tạo trong dạy học” đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong các
CSGDMN. Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc
rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tiếp tục tạo cơ hội, động
viên, khuyến khích GVMN, CBQL giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu
tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt
động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà
trường, địa phương và Chương trình giáo dục.
15


2. Phát triển quy mô mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
Tiếp tục hoàn thành vững chắc các chỉ tiêu của Nghi quyết số 05-NQ/TU
ngày 20/12/2011 về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm

2015 và những năm tiếp theo của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
Các đơn vị tiếp tục tập trung chỉ đạo huy động trẻ đến trường, lớp: 100% đối
với trẻ MG và 35% trở lên đối với trẻ NT. Duy trì trẻ đến trường lớp đảm bảo tỷ lệ
chuyên cần trên 90% trở lên, trong đó trẻ 5 tuổi 98%. Tăng cường các biện pháp
tăng tỷ lệ huy động trẻ vùng dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng núi khó khăn,
trẻ khuyết tật học hòa nhập. Xây thêm phòng học đảm bảo quy mô nhóm, lớp theo
QH. Đẩy mạnh phát triển GDMN theo hướng xã hội hóa, khuyến khích phát triển
loại hình GDMN ngoài công lập, đặc biệt là các trường MN tư thục, đáp ứng nhu
cầu tới trường của trẻ và nâng cao chất lượng NDCSGD trong các CSGDMN, bố
trí số trẻ/nhóm, lớp đúng quy định theo Điều lệ trường MN.
3. Củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
năm tuổi
Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày
24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, Thông tư số
07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về Điều
kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDXMC.
Tiếp tục tập trung ưu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì củng cố vững chắc
PCGDMN TENT; phối hợp, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì
kết quả PCGDMN TENT tại 261/262 xã đã đạt chuẩn. Đối với xã Bình Lộc (Lộc
Hà) địa phương cần xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tập trung đầu tư nguồn lực để đạt
chuẩn PCGDMN TENT. Phấn đấu 100% số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn
PCGDMN TENT. Tiếp tục chỉ đạo cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ
liệu PCGDMN TENT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC theo
phân cấp quản lý một cách hiệu quả.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
4.1 Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
Chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ
quy định về MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học
đường.
Tiếp tục thực hiện Văn bản số 2297/ UBND-VX1 ngày 18/4/2017 về việc tăng

cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo
lực, xâm hại trẻ em của UBND tỉnh Hà Tĩnh; Công văn số 630/SGDĐT-GDMN
ngày 10/5/2017 về đảm bảo an toàn cho trẻ trong CSGDMN của Sở GDĐT.
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
CBQL, GV, cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh
thần cho trẻ tại CSGDMN. XD MTGD an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng
chơi” cho trẻ tại cơ sở GDMN. Tạo tình huống hấp dẫn để thu hút trẻ đến với các
hoạt động giáo dục và trong sinh hoạt hàng ngày, không áp đặt và tạo ức chế cho
trẻ về tâm lý ở trường nhóm, lớp, mọi lục, mọi nơi.
Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai
16


nạn thương tích trong CSGDMN.
Thường xuyên kiểm tra điều kiện CSVC, TBĐDĐC, kiểm tra việc sắp xếp
MTGD trong nhóm, lớp và ngoài trời, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những
yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và chỉ đạo có biện pháp khắc phục.
4.2 Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Huy động mọi nguồn lực duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ được ăn bán trú và nâng cao
chất lượng bữa ăn bán trú. XD chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/TT/BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ
trưởng GDĐT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình
GDMN.Đối với các cơ sở GDMN sử dụng phần mềm trong việc xây dựng thực đơn,
khẩu phần cần rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định, không sử
dụng những phần mềm chưa được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc không
đảm bảo các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định.
Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc
sức khỏe tại các CSGDMN. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực
hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các

CSGDMN.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại CSGDMN, đảm
bảo VSATTP, mức ăn tối thiểu 15 000 đồng/trẻ/ngày số bữa ăn chính và ăn
phụ đảm bảo theo quy định của độ tuổi NT và tuổi MG.Tiếp tục phối hợp với
gia đình để có biện pháp tổ chức cho trẻ không ăn bán trú được ăn phụ trong thời
gian ở trường, nhằm thực hiện mục tiêu phòng chống SDD cho trẻ em., chú trọng
rèn kỹ năng sống, giáo dục văn hóa cho trẻ thông qua tổ chức bữa ăn, đặc biệt
là trẻ 5 tuổi.
Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT
ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp với ngành y tế triển
khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em trong các CSGDMN.
Đảm bảo 100% trẻ tại cơ sở GDMN được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng
dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế Thế giới (cân nặng theo
tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc
BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng).
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống SDD, phòng chống béo phì.
Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp để phục hồi SDD cho trẻ trong các
CSGDMN. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi đều dưới
5.5% vào cuối năm học 2017-2018 và giảm tối đa so với đầu năm học, đồng thời có
giải pháp khống chế để không có trẻ thừa cân béo phì.
Tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường (vệ sinh nhóm, lớp, ĐDĐC, giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải).
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các biện pháp theo dõi, chăm
sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh…
Thực hiện kế hoạch triển khai thí điểm chương trình sửa học đường của
UBND tỉnh Hà Tĩnh theo tinh thần chỉ đạo tại Quyết định số 1304/QĐ-TTg ngày
08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4.3 Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non
17



Tiếp tục quán triệt đến toàn thể CBQL,GVMN nội dung sửa đổi, bổ sung của
Chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư số 28/2016TT-BGDĐT, các
phòng GDĐT tiến hành tổ chức tập huấn, hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt Chương
trình sau chỉnh sửa.
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình
GDMN. Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình nghiêm túc, linh hoạt, sáng
tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với văn hóa gắn với điều kiện thực
tiễn vùng miền của địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi trong
thực hiện Chương trình GDMN; đổi mới phương pháp tổ chức các HĐGD, chú
trọng đổi mới tổ chức MTGD tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và
sáng tạo.
Tiếp tục chỉ đạo GV lựa chọn các tác phẩm chuyện, thơ, trò chơi, câu đố để sử
dụng trong các hoạt động giáo dục hàng ngày phù hợp, theo tinh thần chỉ đạo tại Công
văn số 1096/SGDĐT- GDMN ngày 22/7/2016 về việc Sử dụng “Tuyển tập thơ,
truyện, câu đố, trò chơi dành cho trẻ mầm non”.
Tiếp tục tăng cường tận dụng môi trường tự nhiên và nguồn nguyên liệu sẵn
có ở địa phương để tạo nguồn học liệu, ĐDĐC, XD MTGD mang tính chất mở,
kích thích trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 851/KH-SGDĐT ngày 20/6/2017 của Sở
GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm” giai đoạn 2016-2020. Các Phòng GDĐT tổ chức hội thi về XD, sử dụng
MTGD LTLTT và chọn 03 trường MN tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm cho các
trường MN trong huyện, thị xã, thành phố và gửi hình ảnhvề Sở GDĐT để tham
gia dự thi cấp tỉnh; Sở GDĐT tổ chức hội thi về XD, sử dụng MTGD LTLTT và
chọn một số mô hình về XD và sử dụng hiệu quả MTGD để tổ chức Hội thảo cấp
tỉnh. Chọn hình ảnh của 03 trường gửi về Bộ GDĐT dự thi; Tổ chức sơ kết, báo

cáo rút kinh nghiệm 2 năm học triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” theo Kế hoạch số 851/KH-SGDĐT ngày
20/6/2017 của Sở GDĐT.
Thực hiện đổi mới phương pháp, tăng cường thực hiện nội dung giáo dục
phát triển thể chất cho trẻ MN theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động
khác trong Chương trình GDMN; tăng cường các điều kiện về CSVC để tổ chức
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, trang bị đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động
cho trẻ theo quy định; tiếp tục bồi dưỡng GV nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em; nhân rộng điển hình kết quả thực hiện tốt
của chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non”.
Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng
đồng.
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học
vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” của Bộ trưởng
Bộ GDĐT, Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 27/7/2016 về tăng cường tiếng Việt
18


cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của UBND tỉnh. Phòng GDĐT huyện
Hương Khê tiếp tục tham mưu để tăng cường đầu XD CSVC, TBĐDĐC, tài liệu, học
liệu, các điều kiện nhằm thực hiện tốt Đề án. Hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN
ở các CSGDMN có nhóm, lớp học ghép (vùng khó khăn).
Các địa phương tiếp tục triển khai cho trẻ làm quen với ngoại ngữ ở những
nơi có điều kiện theo quy định và phụ huỵnh có nhu cầu. Thực hiện tốt giám sát,
quản lý việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, đảm bảo nội dung, phương
pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng. Chỉ triển khai tài
liệu cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi được Bộ GDĐT cho phép hoặc thẩm định.

Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện đảm bảo quyền trẻ em trong
các CSGDMN. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với trẻ khuyết tật, phối
hợp với các ban ngành ở địa phương thực hiện cấp Giấy xác nhận khuyết tật của
trẻ. Thực hiện XD kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
khuyết tật tham gia vào các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục
hòa nhập có chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người, cộng
đồng nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các
quyền của trẻ em và hòa nhập với cộng đồng.
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển
Giáo dục Hòa nhập Hồng Lĩnh để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên
môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các CSGDMN (Địa chỉ Tổ dân phố 8, phường
Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm
cơ sở cho việc xây dựng và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự
phát triển của trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Tiếp tục hướng dẫn sử dụng
Bộ chuẩn giáo dục trẻ em năm tuổi theo quy định tại thông tư số 23/2010/TTBGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ
thực hiện Chương trìnhGDMN, nâng cao chất lượng CSGD, chuẩn bị tâm thế cho
trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
4.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non:
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ sở
GDMN, đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng
lực ứng dụng CNTT trong đội ngũ, đặc biệt bồi dưỡng cách tự cập nhật kiến thức
qua mạng, khai thác tài liệu bồi dưỡng thường xuyên qua mạng Internet (ELearning), nhằm đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong việc đổi mới công tác
quản lý và trong tổ chức các HĐGD.
4.5 Kiểm định chất lượng và xây dựng trường MN đạt CQG
Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng trong trường MN,
chú trọng công tác tự đánh giá đúng thực chất, khách quan; thực hiện có chất lượng
đánh giá ngoài, phấn đấu có trên 45 % số trường được đánh giá ngoài đạt cấp độ 1
trở lên. Trong quá trình tự đánh giá cần tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu

thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ, đặc biệt chú ý chống bệnh thành tích.
Tiếp tục tập trung chỉ đạo các trường MN tham mưu địa phương XD trường
19


MN đạt CQG có hiệu quả, nhằm thực hiện đúng lộ trình đã đề ra trong kế hoạch
XD trường CQG của địa phương.
5. Thực hiện công tác quy hoạch, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyên đề “Tôn tạo cảnh quan, xây dựng vườn
trường, sân chơi an toàn giao thông, môi trường giáo dục trong nhóm, lớp và
ngoài trời”.
Tiếp tục chỉ đạo QH tổng thể và chi tiết trường MN theo hướng dẫn tại Công
văn số 405 của Sở GDĐT cụ thể: hoàn thành phê duyệt QH cho 18 trường còn lại;
các phòng GDĐT chỉ đạo các trường MN có QH tổng thể và chi tiếp tục XD
CSVC để thực hiện QH đạt kết quả tốt, đúng lộ trình trong Kế hoạch đã đề ra, ưu
tiên XD đủ phòng học phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo CSVC đáp
ứng duy trì nâng cao chất lượng PCGDMN TENT. Tiếp tục giảm dần các điểm
trường lẻ và QH về điểm trường trung tâm; tiếp tục tham mưu đầu tư các hạng mục
để hoàn thiện việc XD trường điển hình tiên tiến; tiếp tục phát triển loại hình
trường MN ngoài công lập.
Tiếp tục chỉ đạo rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư XD trường lớp, CSVC,
ưu tiên các nguồn vốn từ các chương trình dự án và các nguồn thu hợp pháp khác
để đầu tư xây dựng đủ phòng học, công trình vệ sinh cho trẻ và CBGV, nguồn
nước sạch, bếp ăn đạt chuẩn phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo CSVC
đáp ứng yêu cầu thực hiện PCGDMN TENT.
Các địa phương rà soát, mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, ĐDĐC, phần
mềm hỗ trợ cho GV, CBQL trong công tác lập kế hoạch và XD hồ sơ sổ sách quản
lý, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và
các nguồn tài chính hợp pháp. Đẩy mạnh phong trào tự làm ĐDĐC trong các

CSGDMN. Quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả môi trường CSVC,
TBĐDĐC hiện có.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt QH phát triển nhân lực đáp ứng
tốt nhu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ; thực hiện tuyển dụng, sắp xếp, bố trí,
sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp; giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Tiếp tục chỉ đạo BDTX cho đội ngũ CBQL, GVMN, nhằm đảm bảo quy
định về công tác BDTX của Bộ GDĐT:
Tiếp tục tập huấn cho 100% GV về thực hiện Chương trình GDMN sau
chỉnh sửa; tiếp tục triển khai bồi dưỡng kỹ năng thực hành áp dụng modun ưu tiên
trong tổ chức các hoạt động CSGD và thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường
mầm non LTLTT” có chất lượng; tiếp tục tập huấn elearning 10 mo đun nâng cao;
tiếp tục chỉ đạo CBQL,GVMN cập nhật 06 HĐGD được tổ chức theo quan điểm
“LTLTT”, Sở đã đăng tải 06 HĐGD tại địa chỉ: để
tham khảo thực hiện nhiệm vụ GDMN.
Tăng cường bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của
CBQL, GVMN đối với trẻ em. Đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt tổ, nhóm
chuyên môn trong các CSGDMN, trong đó chú trọng tới việc phát triển Chương
20


trình phù hợp với thực tế, XD trường MN LTLTT. Nâng cao năng lực CBQL,
GVMN ứng dụng CNTT trong quản lý và NDCSGD.
Tiếp tục Bồi dưỡng CBQ, GV để nâng cao năng lực quản lý trong các nhà
trường, tham mưu để CBQL, GV đủ điều kiện được bồi dưỡng lý luận chính trị, quản
lý giáo dục theo quy định. Tiếp tục việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nghiệp vụ
mới cho NV nuôi dưỡng và NV y tế.
Triển khai XDKH thực hiện việc bổ nhiệm vào hạng và xếp lương theo hạng

chức danh nghề nghiệp GV, có kế hoạch và tạo điều kiện cho GV hoàn thành các
tiêu chuẩn theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp, đảm bảo việc thi/xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp GVMN theo quy định.
Rà soát, đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập về chế độ, chính
sách đối với đội ngũ nhà giáo và NV ngành Giáo dục. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV và CBQL giáo dục; tích cực tham mưu cơ
chế của địa phương để bố trí GVMN trong bối cảnh tăng trẻ, tăng lớp; có các chính
sách ưu đãi, tôn vinh, biểu dương đối với những nhà giáo tiêu biểu, có đóng góp
tích cực hoặc có thành tích đột xuất trong ngành giáo dục.
Trên cơ sở các lĩnh vực, tiêu chuẩn về đánh giá chuẩn nghề nghiệp CBQL,
GVMN theo quy định của Bộ GDĐT các CSGDMN tiếp tục cụ thể hóa các tiêu
chí, yêu cầu phù hợp điều kiện thực tế từng trường, địa phương, các vùng miền,
nhằm đánh giá chuẩn nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng CBQL, GVMN sát
đúng thực chất. Sở tiếp tục chỉ đạo mô hình điểm về việc đánh giá, xếp loại đội
ngũ theo chuẩn nghề nghiệp tại 2 trường: Trường MNI (thành phố Hà Tĩnh) và
Trường MN Mỹ Lộc (Can Lộc).
Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các CSGDMN thực hiện việc đánh giá đội ngũ
theo chuẩn và theo nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 29/6/2015 của Chính phủ về
phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục các cấp đặc biệt công tác quản lý
trong các CSGDMN. Cập nhật kịp thời và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng,
các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các nghị quyết của Đảng Bộ tỉnh, Hội đồng
Nhân dân, các quyết định của UBND tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Sở, các văn bản
có nội dung liên quan đến GDMN.
Nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong quản lý GDMN. Tăng
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình về những vấn đề liên
quan đến GDMN theo phân cấp quản lý. Tập trung quản lý chuyên môn, quản lý
chất lượng NDCSGD trong các CSGDMN.
Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện, khuyến

khích các tổ chức, cá nhân mở thêm các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ĐLTT, xây mới
các trường MN tư thục nhằm giảm sức ép quá tải về CSVC các trường công lập và
tạo sự cạnh tranh thi đua nâng cao chất lượng NDCSGD giữa các loại hình trường
MN;
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính,quy chế dân chủ
trong các CSGDMN; tiếp tục thực hiện tốt quản lý, mua sắm thiết bị và các khoản
thu trong nhà trường theo Công văn số 1437/SGDĐT-GDMN ngày 24/8/2015 về
quản lí ĐDĐC, thiết bị dạy học, TLTK và việc huy động các khoản thu trong các
21


CSGDMN năm học 2015-2016 và Công văn số 1469/SGDĐT-KHTC ngày
28/8/2015 về thu các khoản trong trường học của Sở GDĐT.
Phối hợp thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện Chương trình và các quy
định đối với CSGDMN, đặc biệt các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ĐLTT; kịp thời phát
hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm, lớp
ĐLTT không đảm bảo các điều kiện về NDCSGD.
Đổi mới công tác quản lý hành chính, thực hiện tốt vệc ứng dụng CNTT
trong quản lý và CSGD.
Chỉ đạo công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn trong các
CSGDMN đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, theo đúng quy định tại Điều lệ trường MN,
không phát sinh thêm hồ sơ, sổ sách, tránh hình thức gây áp lực cho CBQL và
GVMN.
Chỉ đạo các hội thi, các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong các CSGDMN
đảm bảo an toàn, phù hợp, hiệu quả.
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các CSGDMN đổi mới đánh giá chất lượng
NDCSGD trẻ và đánh giá GVMN theo hướng phát triển năng lực GV, đặc biệt là
năng lực thực hành tổ chức các hoạt động CSGD. Thực hiện đánh giá sự phát triển
của trẻ theo đúng quy định của Chương trình GDMN. Không khảo sát trẻ MG 5

tuổi để chuyển tiếp lên lớp 1.
8. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế
Tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn
lực để phát triển GDMN; thực hiện việc thu chi các nguồn ngoài ngân sách đảm
bảo theo quy định; chú trọng phát triển trường lớp mầm non ngoài công lập ở
những nơi có điều kiện,đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp để đáp
ứng nhu cầu tới trường của trẻ. Quan tâm chỉ đạo phát triển GDMN ngoài công lập
ở địa bàn có điều kiện thuận lợi.
Nghiên cứu, học hỏi, tham gia hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm về
GDMN tại các trường MN quốc tế trong nước và nước ngoài, vận dụng linh hoạt
vào công tác CSGD, phù hợp với việc phát triển Chương trình GDMN, phù hợp
với điều kiện thực tế vùng miền, địa phương. (đơn vị có điều kiện thuận lợi).
9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển
GDMN. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền
thông về GDMN.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về GDMN, tăng cường công tác
phổ biến và hướng dẫn các CSGDMN thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm
pháp luật về GDMN.
Tăng tính chủ động trong công tác tuyên truyền, chú ý tuyên truyền về vai
trò, vị trí của GDMN, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng
đồng, các nội dung liên quan đến GDMN; biểu dương những tấm gương nhà giáo
điển hình tiên tiến. XDKH và lộ trình thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng,
theo các chủ đề, chuyên mục trong năm học bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng
22


tạo, phù hợp.
Tiếp tục tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thu hút trẻ khuyết tật đến

trường học hòa nhập ở tất cả các loại hình trường MN. Nâng cao nhận thức của cha
mẹ trẻ, đội ngũ và cộng đồng về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khó khăn về
các lĩnh vực phát triển. Tăng cường phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách về
giáo dục khuyết tật cho trẻ và cho GV đến tất cả các địa phương, các CSGDMN.
III. CHỈ TIÊU CỤ THỂ
- 100% trường MN hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết,
đồng thời tiếp tục XD CSVC, phòng học, các hạng mục đảm bảo đúng đúng lộ
trình của Kế hoạch;
- 100% đơn vị cấp huyện quan tâm đầu tư nguồn lực DX trường điển hình
tiên tiến, chỉ đạo nâng cao chất lượng đáp ứng với yêu cầu đổi mới, yêu cầu để
thực hiện các mô hình điểm của chuyên đề trong GDMN;
- Huy động trẻ nhà trẻ đạt 35% trở lên và trẻ mẫu giáo 100%; tỷ lệ trẻ được
học bán trú trên 99%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%; 100% trẻ được học
Chương trình GDMN, 100% các nhóm, lớp học ghép GV xây dựng KHGD tách
theo độ tuổi.
- 100% số trẻ tại các CSGDMN thường xuyên được đảm bảo an toàn về tâm
lý và thể chất; cuối năm học 100% CSGDMN được cấp giấy chứng nhận trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ;
- Tỷ lệ trẻ đến lớp chuyên cần: 98% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85% trở lên đối
với trẻ ở các độ tuổi khác; 80% trở lên trẻ khuyết tật học hoà nhập, được đánh giá có
tiến bộ;
- 100 % trẻ vùng dân tộc thiểu số tại huyện Hương Khê được tăng cường
tiếng Việt và được thụ hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Kế hoạch số
231/KH-UBND ngày 27/7/2016 về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020, định hướng
đến năm 2025 của UBND tỉnh. 100% trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được chuẩn bị
tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1;
-100% trẻ tại CSGDMN được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh
dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi,
chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI

theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng);
- 100% trẻ tại CSGDMN được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tâm lý và thể
chất; giảm tỷ lệ trẻ SDD dưới 5.5%;
- 100% MG 5 tuổi đảm bảo có đủ phòng học đạt chuẩn, đủ TBĐDĐC; sử
dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi hiệu quả đúng mục đích của việc hỗ trợ thực
hiện Chương trình GDMN; 100 trẻ em 5 tuổi được chuẩn bị tâm thế để vào lớp 1;
- 100% số trường MN được trang bị máy tính và kết nối internet, 100%
CBQL, GVMN biết khai thác tài liệu bồi dưỡng thường xuyên qua mạng Internet
(E-Learning); 100% CBQL và 85 % GV trở lên có khả năng khai thác, sử dụng và
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo
dục;
- 100% CBQL,GVMN: hoàn thành tốt chương trình BDTX theo kế hoạch;
được đánh giá chuẩn nghề nghiệp sát đúng thực chất;
23


- 100% CSGDMN XD góc tuyền tuyền các nội dung về GDMN cho các bậc
bậc cha mẹ;
- 100 % xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn PCGDMN TENT vững chắc;
- 100% đơn vị phòng GDĐT tổ chức hội thi về XD, sử dụng MTGD LTLTT
và chọn 03 trường tham gia dự thi cấp tỉnh;
- 100% trường MN thực hiện tự đánh giá đúng thực chất, đúng tiến độ; 45%
số trường MN hoàn thành đánh giá ngoài đạt cấp độ 1trở lên; các trường đã được
đánh giá ngoài tiếp tục rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định và thực hiện
các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá nhằm nâng cao
chất lượng NDCSGD.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào
nội dung tại văn bản hướng dẫn này và tình hình cụ thể của địa phương xây dựng
kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,

khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo qua phòng GDMN,
điện thoại: 0393881820./.
Nơi nhận:

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

- Phòng GDĐT các huyện, TX, TP;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Các phòng, ban Sở;
- Trang Web Sở;
- Lưu: VT, GDMN.

Nguyễn Thị Hải Lý

24



×