Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.61 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HIỀN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIẢI PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HIỀN

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
GIẢI PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG GIÁC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Văn

HÀ NỘI - 2014




MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục .......................................................................................................................3
Danh mục các bảng ...................................................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................8
1.1. Dạy học giải bài tập toán ......................................................................................8
1.1.1. Mục đích ............................................................................................................8
1.1.2. Vai trò ...............................................................................................................8
1.1.3. Ý nghĩa ..............................................................................................................9
1.2. Kỹ năng và kỹ năng giải toán .............................................................................10
1.2.1. Quan niệm về kỹ năng, kỹ năng giải toán .......................................................10
1.2.2. Sự hình thành kỹ năng .....................................................................................10
1.2.3. Điều kiện để có kỹ năng ..................................................................................12
1.2.4. Các mức độ của kỹ năng giải toán ..................................................................12
1.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ..........................................12
1.3.1. Mục tiêu dạy môn toán ....................................................................................12

1.3.2. Yêu cầu rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh trung học phổ thôngError! Bookmark
1.4. Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinhError! Bookmark not defined.
1.4.1. Tổ chức các hoạt động học tập đảm bảo tính chủ động, tích cực, độc lập

của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luện kỹ năngError! Bookmark not defin

1.4.2. Trang bị các tri thức về phương pháp giải toán cho học sinhError! Bookmark not define

1.4.3. Quy trình hình thành kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinhError! Bookmar
1.5. Thực trạng dạy và học phương trình lượng giác ở trường trung học phổ

thông .......................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.5.1. Thực trạng học phương trình lượng giác ở trường trung học phổ thôngError! Bookmark

1.5.2. Thực trạng dạy phương trình lượng giác ở trường trung học phổ thôngError! Bookmark
Kết luận chương 1 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI PHƢƠNG TRÌNH LƢỢNG
GIÁC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not defined.
2.1. Cấu trúc nội dung phần phương trình lượng giácError! Bookmark not defined.

3


2.1.1. Mục tiêu chung ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cấu trúc nội dung ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Các phương pháp giải phương trình lượng giác Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp đặt ẩn phụ .................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Sử dụng các công thức lượng giác để giải phương trình lượng giácError! Bookmark not
2.2.3. Phương pháp đưa về dạng tích ........................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp đánh giá ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Một số bài toán giải phương trình lượng giác khácError! Bookmark not defined.
2.3. Một số giáo án minh họa .................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Giáo án 1 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Giáo án 2 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Giáo án 3 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......... Error! Bookmark not defined.
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Tổ chức thực nghiệm.......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kế hoạch .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ..................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm ........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ............... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.......... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................13
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thế kỷ 21 cùng với sự bùng nổ của tri thức, sự bùng nổ của
khoa học công nghệ thì việc đổi mới Giáo dục là một điểu tất yếu. Và để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào
tạo Đảng ta đã đặt ra mục tiêu phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển
con người Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực của sự nghiệp xây dựng xã
hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là “con người phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Vì vậy đổi mới trong Giáo dục phù hợp với mục tiêu trên chính là đổi mới nội dung,
chương trình và không thể không đổi mới phương pháp học như thế nào và dạy như
thế nào?
Trong các môn học ở bậc trung học phổ thông, môn toán có vai trò quan trọng

trong việc phát triển trí tuệ cho học sinh, cung cấp cho các em kiến thức cơ bản, cần
thiết để học tập các môn học khác và giải quyết một số bài toán thực tiễn. Kỹ năng
giải toán có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì không có kỹ năng thì không thể
phát triển được tư duy và lối thoát cho bài toán. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng giải
toán cho học sinh là một yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Phương trình là mảng kiến thức cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong
chương trình Toán phổ thông, trong đó có phương trình lượng giác. Các bài toán
về phương trình lượng giác thường xuất hiện trong các kì thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng và các kì thi học sinh giỏi. Để giải được thành thạo các phương trình
lượng giác không những các em phải nắm vững các phương trình lượng giác cơ
bản mà còn phải biết nhận dạng, vận dụng linh hoạt các phương pháp giải cho
từng phương trình lượng giác. Vì vậy bên cạnh yếu tố quan trọng để giải phương
trình lượng giác là khả năng sáng tạo bẩm sinh của các em thì việc giáo viên hệ
thống các dạng bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho
học sinh là rất cần thiết.
Từ những lý do nói trên với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học nội dung phương trình lượng giác, tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là “Rèn
luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinh trung học phổ thông”.

5


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nội dung và phương pháp rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng
giác cho chọ sinh trên cơ sở trình bày các phương pháp giải phương trình lượng
giác nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu lý luận về dạy học giải bài tập toán, kỹ năng giải toán.
- Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu thực trạng dạy và học giải phương trình lượng giác
ở trường trung học phổ thông, cấu trúc nội dung chương trình phần phương trình

lượng giác.
- Nhiệm vụ 3. Xây dựng các bài tập và giáo án nhằm rèn luyện kỹ năng giải
phương trình lượng giác cho học sinh.
- Nhiệm vụ 4. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu
quả của đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Là quá trình dạy học giải phương trình lượng giác ở trường trung học phổ
thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Là các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng
giác của học sinh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Mẫu khảo sát: Học sinh lớp 11 năm học 2013-2014 trường THPT Vân Nội –
Đông Anh – Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2014 đến 12/2014 và kinh nghiệm thực
giảng ở trường trung học phổ thông Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.
- Phạm vi về nội dung: Các phương pháp giải phương trình lượng giác và ví dụ.
6. Vấn đề nghiên cứu
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho chọ sinh
trung học phổ thông?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu hệ thống được các kỹ năng nhận dạng và giải một số loại phương trình

6


lượng giác, lựa chọn được các ví dụ, các bài tập và có biện pháp rèn luyện kỹ năng
giải phương trình lượng giác thì sẽ giúp các em học sinh học tốt nội dung phương
trình lượng giác và tạo được hứng thú để học môn toán.

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Cung cấp một cách hệ thống và rõ ràng cơ sở lý luận về kỹ năng giải toán.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những phương pháp giải phương trình lượng giác đưa ra trong đề tài giúp rèn
luyện được kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinh.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và phân tích tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ 1, 3. Đọc sách,
tham khảo tài liệu, các bài báo, bài nghiên cứu trước để tìm hiểu về kỹ năng giải toán,
về dạy học giải bài tập toán. Đồng thời tìm hiểu các biện pháp được đề xuất để rèn
luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện nhiệm vụ 2,3. Sử dụng phiếu
điều tra về tình hình dạy và học phương trình lượng giác. Phỏng vấn trực tiếp giáo
viên và học sinh về các biện pháp rèn luyện kỹ giải phương trình lượng giác.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực hiện nhiệm vụ 4. Soạn và dạy thực
nghiệm một số giáo án về giải phương trình lượng giác, sau đó phát phiếu điều tra
lấy thông tin phản hồi từ người học để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Rèn luyện kỹ năng giải phương trình lượng giác cho học sinh
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Dạy học giải bài tập toán
Ở truờng phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh

có thể xem giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Các bài tập
toán ở trừơng phổ thông là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế
được trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ
năng kĩ xảo, ứng dụng toán học vào thực tiễn. Hoạt động giải bài tập toán là điều
kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học toán ở trường phổ thông. Vì vậy, tổ
chức có hiệu quả việc dạy giải bài tập toán học có vai trò quyết định đối với chất
lượng dạy học toán.
1.1.1. Mục đích
Một trong những mục đích dạy toán ở trường phổ thông là:
Phát triển ở học sinh những năng lực và phẩm chất trí tuệ, giúp học sinh biến
những tri thức khoa học của nhân loại được tiếp thu thành kiến thức của bản thân,
thành công cụ để nhận thức và hành động đúng đắn trong các lĩnh vực hoạt động
cũng như trong học tập hiện nay và sau này.
Làm cho học sinh nắm được một cách chính xác, vững chắc và có hệ thống
những kiến thức và kỹ năng toán học phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực
tiễn và có năng lực vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể, vào
đời sống, vào lao động sản xuất, vào việc học tập các bộ môn khoa học khác.
1.1.2. Vai trò
Ở trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh
có thể xem giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Các bài tập
toán ở trừơng phổ thông là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế
được trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ
năng kĩ xảo, ứng dụng toán học vào thực tiễn. Hoạt động giải bài tập toán là điều
kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học toán ở trường phổ thông. Vì vậy, tổ
chức có hiệu quả việc dạy giải bài tập toán học có vai trò quyết định đối với chất
lượng dạy học toán.

8



Toán học có vai trò lớn trong đời sống, trong khoa học và công nghệ hiện
đại, kiến thức toán học là công cụ để học sinh học tốt các môn học khác, giúp học
sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Các-Mác nói “Một khoa học chỉ
thực sự phát triển nếu nó có thể sử dụng được phương pháp của toán học”.
Môn toán có khả năng to lớn giúp học sinh phát triển các năng lực trí tuệ như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, đặc biệt hóa, khái quát hóa...Rèn luyện những
phẩm chất, đức tính của người lao động mới như: tính cẩn thận, chính xác, tính kỷ
luật, khoa học, sáng tạo....
1.1.3. Ý nghĩa
Ở trường phổ thông giải bài tập toán là hình thức tốt nhất để củng cố, hệ
thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng, là một hình thức vận dụng kiến thức
đã học vào những vấn đề cụ thể, vào thực tế, vào những vấn đề mới, là hình thức
tốt nhất để giáo viên kiểm tra về năng lực, về mức độ tiếp thu và khả năng vận
dụng kiến thức đã học. Việc giải bài tập toán có tác dụng lớn trong việc gây hứng
thú học tập cho học sinh nhằm phát triển trí tuệ và góp phần giáo dục, rèn
luyện con người học sinh về nhiều mặt.
Mỗi bài tập toán đặt ra ở một thời điểm nào đó của quá trình dạy học đều chứa
đựng một cách tường minh hay ẩn tàng những chức năng khác nhau. Các chức
năng đó là:
- Chức năng dạy học: Bài tập toán nhằm hình thành củng cố cho học sinh
những tri thức, kỹ năng, kĩ xảo ở các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học.
- Chức năng giáo dục: Bài tập toán nhằm hình thành cho học sinh thế giới
quan duy vật biện chứng, hứng thú học tập, sáng tạo, có niền tin và phẩm chất đạo
đức của người lao động mới.
- Chức năng phát triển: Bài tập toán nhằm phát triển năng lực tư duy cho học
sinh, đặc biệt là rèn luyện những thao tác trí tụê hình thành những phẩm chất của
tư duy khoa học.
- Chức năng kiểm tra: Bài tập toán nhằm đánh giá mức độ kết quả dạy và học,
đánh giá khả năng độc lập học toán, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức và
trình độ phát triển của học sinh.

Hiệu quả của việc dạy toán ở trường phổ thông phần lớn phụ thuộc vào việc

9


khai thác và thực hiện một cách đầy đủ các chức năng có thể có của các tác giả viết
sách giáo khoa đã có dụng ý đưa vào chương trình. Người giáo viên phải có nhiệm
vụ khám phá và thực hiện dụng ý của tác giả bằng năng lực sư phạm của mình.
Việc giải một bài toán cụ thể không những nhằm một dụng ý đơn nhất nào
đó mà thường bao hàm ý nghĩa nhiều mặt như đã nêu ở trên.
1.2. Kỹ năng và kỹ năng giải toán
1.2.1. Quan niệm về kỹ năng, kỹ năng giải toán
Khái niệm “kỹ năng” được sử dụng nhiều trong môn toán cũng như trong đời
sống. Vậy kỹ năng là gì?
Theo [12] “Kỹ năng là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay các
khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính, bản chất
của các sự vật và giải quyết thành công nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định”.
Theo [12] “Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”.
Trong đó khả năng được hiểu là sức đã có về mặt nào đó để có thể làm tốt việc gì.
Theo [9] “Kỹ năng là một nghệ thuật, là khả năng vận dụng những hiểu biết
có được ở bạn để đạt được mục đích của mình, kỹ năng còn có thể đặc trưng như
toàn bộ các thói quen nhất định, kỹ năng là khả năng làm việc có phương pháp”.
Theo [8] “Trong toán học kỹ năng là khả năng giải bài toán, thực hiện các
chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được”.
Từ những quan niệm trên về kỹ năng tôi cho rằng: Kỹ năng giải toán là khả
năng vận dụng những kiến thức trong nội dung môn toán bao gồm: Định nghĩa,
khái niệm, định lý, thuật giải, phương pháp và kiến thức một số môn học khác
cũng như kiến thức thực tế để giải quyết những bài toán.
1.2.2. Sự hình thành kỹ năng
Theo từ điển giáo dục học, để hình thành được kỹ năng trước hết cần có kiến

thức làm cơ sở cho việc hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng rẽ cho đến khi
thực hiện được hành động theo đúng mục đích, yêu cầu… Do kiến thức là cơ sở
của kỹ năng cho nên tùy theo kiến thức học sinh cần nắm được mà có những yêu
cầu rèn luyện kỹ năng tương ứng.
Kỹ năng chỉ được hình thành thông qua quá trình tư duy để giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra. Khi tiến hành tư duy trên các sự vật thì chủ thể thường phải biến

10


đổi, phân tích đối tượng để tách ra các khía cạnh và những thuộc tính mới. Quá
trình tư duy diễn ra nhờ các thao tác phân tích, tổng hợp trừu tượng hóa và khái
quát hóa cho tới khi hình thành được mô hình về một mặt nào đó của đối tượng
mang ý nghĩa bản chất đối với việc giải bài toán đã cho.
Con đường hình thành kỹ năng rất phong phú và nó phụ thuộc vào các tham số
như: Kiến thức xác định kỹ năng, yêu cầu rèn luyện kỹ năng, mức độ tích cực, chủ
động của học sinh. Có hai con đường để hình thành kỹ năng cho học sinh dó là:
- Truyền thụ cho học sinh những tri thức cần thiết, rồi sau đó đề ra cho học
sinh những bài toán vận dụng những tri thức đó. Từ đó học sinh sẽ phải tìm tòi cách
giải, bằng những con đường thử nghiệm đúng đắn hoặc sai lầm (Thử các phương
pháp rồi tìm ra phương pháp tối ưu), qua đó phát hiện ra các mốc định hướng tương
ứng, những phương thức cải biến thông tin, những thủ thuật hoạt động.
- Dạy cho học sinh nhận biết những dấu hiệu mà từ đó có thể xác định được
đường lối giải cho một dạng bài toán và vận dụng đường lối giải đó vào bài toán
cụ thể.
Thực chất của sự hình thành kỹ năng là tạo dựng cho học sinh khả năng nắm
vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ các thông tin
chứa đựng trong bài toán.
Khi hình thành kỹ năng cho học sinh cần tiến hành:
- Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm

và mối quan hệ giữa chúng.
- Giúp cho học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải các bài toán
cùng loại.
- Xác lập được mối liên quan giữa bài toán mô hình khái quát và kiến thức
tương ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng: Sự dễ dàng hay khó khăn
trong sự vận dụng kiến thức phụ thuộc ở khả năng nhận dạng kiểu nhiệm vụ,
dạng bài tập tức là tìm kiếm phát hiện những thuộc tính và quan hệ vốn có trong
nhiệm vụ hay bài tập để thực hiện một mục đích nhất định.
Sự hình thành kỹ năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Nội dung của bài tập, nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa hay bị che phủ

11


bởi những yếu tố phụ làm chênh lệch hướng tư duy có ảnh hưởng tới sự hình thành
kỹ năng.
- Tâm thế và thói quen cũng ảnh hưởng tới sự hình thành kỹ năng. Vì thế tạo
tâm thế thuận lợi trong học tập sẽ giúp học sinh trong việc hình thành kỹ năng.
- Có khả năng khái quát hóa đối tượng một cách toàn thể.
1.2.3. Điều kiện để có kỹ năng
Muốn có kỹ năng về hành động nào đó chủ thể cần phải:
- Có kiến thức để hiểu được mục đích của hành động, biết được điều kiện,
cách thức để đến kết quả, để thực hiện hành động.
- Tiến hành hành động đối với yêu cầu đã đề ra.
- Đạt được kết quả phù hợp với mục đích đề ra.
- Có thể hành động có hiệu quả trong những điều kiện khác nhau.
- Có thể qua bắt chước, rèn luyện để hình thành kỹ năng nhưng phải trải qua
thời gian đủ dài.
1.2.4. Các mức độ của kỹ năng giải toán

Kỹ năng giải bài tập toán có thể chia thành ba mức độ:
- Biết làm: Vận dụng được lý thuyết để giải những bài tập cơ bản, hình thành
các thao tác cơ bản như: Viết các đại lượng theo ngôn ngữ toán học, viết chính xác
công thức, kí hiệu,… giải được những bài tập tương tự như bài mẫu.
- Thành thạo: Học sinh có thể giải nhanh, ngắn gọn, chính xác các bài
toán theo cách giải đã biết.
- Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: Tìm ra được những cách giải ngắn gọn,
chuyển hóa vấn đề khéo léo, cách giải quyết vấn đề độc đáo.
1.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh
1.3.1. Mục tiêu dạy môn toán
Mục tiêu dạy môn học toán nằm trong mục tiêu giáo dục nói chung:
“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người việt nam XHCN, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc” (Theo luật giáo dục

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Đức, Lê Bích Ngọc, Lê Hữu Trí (2010), Phương pháp giải toán
lượng giác. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên, Đại số
và giải tích 11 – Cơ bản. Nxb Giáo dục.
3. Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn, Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên, Bài
tập đại số và giải tích 11. Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Vũ Lƣơng, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Thắng (2009), Các bài

giảng về phương trình lượng giác. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Bùi Văn Nghị, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Sơn Hà (2011), Hướng dẫn ôn luyện thi đại học, cao đẳng. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
7. Trần Phƣơng, Lê Hồng Đức, Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn
Toán đại số sơ cấp. Nxb ĐHQG Hà Nội.
8. G.Polya (1995), Giải một bài toán như thế nào (bản dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. G.Polya (1997), Sáng tạo toán học (bản dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Huỳnh Công Thái (2002), Chuyên đề lượng giác (Tập 1). Nxb Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh.
11. Phạm Trọng Thƣ (2010), Các chuyên đề đại số. Nxb Đại học sư phạm.
12. Thái Duy Tuyên (2004), Giáo dục học hiện đại. Nxb ĐHQG Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình tâm lí học đại cương. Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội.

13



×