Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.92 KB, 3 trang )
Tóm tắt luận án
“Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát
triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”
NCS. Nguyễn Thị Phương Loan
Luận án đã trình bày tóm tắt và phát triển lý thuyết sinh thái nhân văn, làm rõ
các giá trị và sự cần thiết của khoa học sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững.
Sử dụng tiếp cận sinh thái nhân văn, luận án đã thực hiện đánh giá tính bền vững
của phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận án bao gồm:
đánh giá nhanh nông thôn, phân tích hệ thống, phân tích hóa lý, phân tích chi phí lợi
ích mở rộng, quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và công đồng, phương pháp chỉ
số thịnh vượng của Robert Prescott-Allen và chỉ số bền vững trang trại nuôi thủy
sản của Nguyễn Đình Hòe.
Vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng có tốc độ phát triển
nhanh chóng về diện tích, hạ tầng cơ sở, nhưng năng suất và sản lượng có xu hướng
giảm từ năm 2005 đến nay. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi đều hạn chế, và
khi thực hiện đánh giá theo phương pháp chi phí lợi ích mở rộng thì một số mô hình
còn cho hiệu quả âm. Đánh giá phát triển bền vững vùng nuôi tôm tập trung được
thực hiện cho ba cấp độ hệ thống là đầm nuôi, vùng nuôi và toàn huyện. Kết quả
nhận được là ở cả ba cấp hệ thống, chỉ số thịnh vượng đều đạt ở mức trung bình.
Nguyên nhân trực tiếp của sự phát triển không bền vững của vùng nuôi liên
quan trực tiếp đến việc không kiểm soát được các yếu tố con giống, chất lượng môi
trường và nguồn thức ăn. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề nằm ở nguồn vốn hạn chế,
chất lượng lao động thấp và thể chế quản lý không phù hợp và kém hiệu quả.
Để đưa hoạt động nuôi tôm trong vùng đi theo con đường phát triển bền
vững, luận án đề xuất phải tổ chức lại hệ thống quản lý, thiết lập cơ chế quản lý dựa
vào cộng đồng trên cơ sở nên tảng lợi ích kinh tế chung, thay đổi cơ chế quản lý
vùng nuôi phân tán, manh mún bằng cơ chế quản lý tập trung và hiệu quả, nâng cao
chất lượng lao động và sử dụng các công cụ kinh tế khác nhau để đảm bảo tăng
cường và ổn định nguồn vốn cho hoạt động nuôi.