1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN
NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN SINH THÁI NHÂN VĂN
VÀO ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
TẠI VÙNG NUÔI TẬP TRUNG VEN BIỂN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - Năm 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN
NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN SINH THÁI NHÂN VĂN
VÀO ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
TẠI VÙNG NUÔI TẬP TRUNG VEN BIỂN
HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
MÃ SỐ: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. LÊ TRỌNG CÚC
2. PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI
Hà Nội - Năm 2012
5
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
i
Lời cam đoan
ii
Mục lục
iii
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt
vi
Danh mục các bảng
vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ix
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững
4
1.1.1. Tổng quan về sinh thái nhân văn
4
1.1.1.1. Lịch sử phát triển và khái niệm sinh thái nhân văn
4
1.1.1.2. Tổng quan về hệ sinh thái nhân văn
6
1.1.1.3. Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn
điển hình
16
1.1.1.4. Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam
18
1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu phát triển bền vững và vai trò của
sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững.
20
1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
20
1.1.2.2. Đánh giá phát triển bền vững
24
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định.
28
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung nghiên cứu
34
6
Trang
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
39
2.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững theo
tiếp cận sinh thái nhân văn
39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
46
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá nhanh nông thôn
46
2.2.2.2. Phân tích hóa lý
47
2.2.2.3. Phân tích chi phí lợi ích mở rộng
48
2.2.2.4. Phương pháp quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và
cộng đồng
50
2.2.2.5. Phương pháp chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott-
Allen
52
2.2.2.6. Phương pháp đánh giá bền vững địa phương theo mô hình
ASI của Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2002.
57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM TẬP TRUNG TẠI VÙNG
VEN BIỂN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
60
3.1. Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi tôm sú tại vùng nuôi tập
trung ven biển huyện Nghĩa Hưng theo tiếp cận sinh thái nhân văn
60
3.1.1. Nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển huyện Nghĩa
Hưng
60
3.1.1.1. Đặc điểm hệ sinh thái vùng nghiên cứu
60
3.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên môi trường vùng nghiên cứu và
những thuận lợi khó khăn cho hoạt động nuôi tôm.
64
3.1.2. Nghiên cứu hệ thống xã hội vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng
72
3.1.2.1. Đặc điểm dân cư và lao động
72
3.1.2.2. Đặc điểm tri thức
75
7
Trang
3.1.1.1. Đặc điểm văn hóa
76
3.1.1.2. Vai trò của thể chế
79
3.1.1.3. Những vấn đề kinh tế và phát triển nuôi trồng thủy sản
91
3.1.2. Đánh giá tính bền vững của hệ sinh thái nhân văn vùng nghiên cứu
theo các thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp
96
3.1.2.1. Đánh giá sức sản xuất
96
3.1.2.2. Đánh giá tính ổn định của năng suất và hoạt động nuôi
97
3.1.2.3. Đánh giá tính bền vững của năng suất và hoạt động nuôi
103
3.1.2.4. Đánh giá tính tự trị của hệ thống
104
3.1.2.5. Đánh giá tính công bằng của hệ thống
106
3.1.2.6. Đánh giá tính hợp tác của hệ thống
108
3.1.2.7. Đánh giá tính thích nghi của hệ thống
109
3.1.4. Đánh giá chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi quảng canh
cải tiến tại Nghĩa Hưng
116
3.1.4.1. Xác định giá trị của rừng ngập mặn
116
3.1.4.2. Tính chi phí lợi ích mở rộng của ao nuôi tôm
124
3.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng
130
3.2.1. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng
WI
130
3.2.2. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số ASI
136
3.3. Tổng hợp kết quả và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền
vững nuôi tôm sú ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
138
KẾT LUẬN
142
KIẾN NGHỊ
144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
146
PHỤ LỤC
158
8
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TĂT
EWI
Chỉ số thịnh vượng sinh thái
HWI
Chỉ số thịnh vượng nhân văn
WI
Chỉ số thịnh vượng
BOD
Nhu cầu ô xy sinh học
ASI
Chỉ số đánh giá bền vững trang trại
ASI
E
Chỉ số bền vững sinh thái
ASI
H
Chỉ số bền vững nhân văn
COC
Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm
BS
Thước đo bền vững
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Miền hiệu quả của chỉ số thịnh vượng/thiếu hụt của Prescott Allen
54
Bảng 2.2. Miền và mức độ hiệu quả của thước đo bền vững BS
55
Bảng 3.1. Kết quả trồng cây ngập mặn ở Nghĩa Hưng từ năm 1989 đến 2005
62
Bảng 3.2. Suy thoái đất ngập nước ven biển Nghĩa Hưng, theo tầm quan
trọng và giá trị đất ngập nước, do BirdLife đánh giá từ năm 1996
đến năm 2006
64
Bảng 3.3. Chất lượng nước sông vùng nghiên cứu
67
Bảng 3.4. Chất lượng nước biển ven bờ năm 2006-2008
68
Bảng 3.5. Lịch cấp thoát nước cho ao nuôi tôm
69
Bảng 3.6. Sản phẩm của hoạt động quai đê lấn biển tại huyện Nghĩa Hưng.
72
Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng năm 2006 theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo địa phương
76
Bảng 3.8. Kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản Nghĩa Hưng
81
Bảng 3.9. Định hướng phát triển diện tích nuôi thủy sản huyện Nghĩa Hưng
đến năm 2010-2015
82
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng “Quy tắc ứng xử trong nuôi
trồng thuỷ sản có trách nhiệm (COC)”
86
Bảng 3.11. So sánh điểm mạnh điểm yếu của ba mô hình nuôi tôm sú tại
Nghĩa Hưng
93
Bảng 3.12. Hiệu suất nuôi tôm sú trong cả nước, tại tỉnh Nam Định và huyện
Nghĩa Hưng năm 2006 theo các mô hình nuôi khác nhau
97
Bảng 3.13. Chỉ tiêu chất lượng trầm tích đáy đầm nuôi tôm trong vùng ven
biển huyện Nghĩa Hưng tháng 7 năm 2008
100
Bảng 3.14. Tích luỹ của hộ nông thôn huyện Nghĩa Hưng tại thời điểm
01/7/2006
105
Bảng 3.15. Kết quả thực hiện chính sách xã hội ở huyện Nghĩa Hưng năm
2006
106
Bảng 3.16. Kết quả điều tra về nhu cầu của người dân để ứng phó với biến
đổi khí hậu tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng năm 2008.
110
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của
nghề nuôi tôm sú tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng
111
10
Trang
Bảng 3.18. Lao động và diện tích đất đang sử dụng bình quân 1 đơn vị theo
loại hình sản xuất và ngành huyện Nghĩa Hưng năm 2006
114
Bảng 3.19. Kết quả tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn huyện Nghĩa Hưng
năm 2006
124
Bảng 3.20. Cơ cấu chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi tôm sú xen cua
quảng canh cải tiến ở ven biển huyện Nghĩa Hưng năm 2006
128
Bảng 3.21. Kết quả tính chi phí lợi ích mở rộng ứng với các năng suất nuôi
tôm sú quảng canh cải tiến ở vùng nuôi tôm sú tập trung huyện
Nghĩa Hưng
129
Bảng 3.22. Kết quả tính chỉ số thịnh vượng sinh thái EWI huyện Nghĩa Hưng
năm 2006
134
Bảng 3.23. Kết quả tính chỉ số thịnh vượng nhân văn HWI huyện Nghĩa
Hưng năm 2006
135
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo Gerald G. Marten, 2001
8
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định
35
Hình 2.2. Sơ đồ thành phần của các cấp hệ sinh thái nhân văn đồng ruộng
trong hệ sinh thái nhân văn do tác giả xây dựng theo lý thuyết của
Gerald G. Marten, 2001
40
Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo lý thuyết của Gerald G.
Marten, 2001 và những hiệu chỉnh của tác giả (phần gạch chéo,
gạch chân và vùng bao màu xanh bên ngoài)
41
Hình 2.4 Sơ đồ khảm hệ sinh thái các cấp trong vùng nuôi thủy sản vùng ven
bờ biển do tác giả xây dựng.
42
Hình 2.5. Sơ đồ mô tả các đặc trưng của hệ xã hội do tác giả đề xuất trên cơ
sở cụ thể hóa lý thuyết của Gerald G. Marten, 2001
44
Hình 2.6. Mô hình quả trứng hệ thống con người – hệ sinh thái (trái) và các
cấp độ hệ xã hội (phải) theo Robert Prescott-Allen, 2001.
44
Hình 2.7. Sơ đồ cấu trúc cán cân chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi
tôm sú do do tác giả xây dựng.
49
Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo chỉ số thịnh vượng của Robert Prescott-Allen (2001).
54
Hình 3.1. Chuỗi thời gian diễn biến hoạt động nuôi tôm ở Nghĩa Hưng
80
Hình 3.2. Sơ đồ VENN về mức độ quan hệ giữa các bên liên quan với người
nuôi thủy sản ở huyện Nghĩa Hưng.
83
Hình 3.3. Hình ảnh vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định
92
Hình 3.4. Chất lượng môi trường nước các đầm nuôi tôm tại vùng ven biển
huyện Nghĩa Hưng, tháng 7 năm 2008
99
Hình 3.5. Sơ đồ dòng vật chất thông tin trong hệ thống nuôi tôm tại vùng ven
biển huyện Nghĩa Hưng
101
Hình 3.6. Diễn biến diện tích nuôi thủy sản, sản lượng cá nuôi và tôm nuôi
của huyện Nghĩa Hưng
104
Hình 3.7. Sơ đồ mô tả các giá trị của rừng ngập mặn
117
Hình 3.8. Hiển thị trên thước đo BS kết quả đánh giá tính bền vững nuôi thủy
sản năm 2006 theo mô hình ASI ở xã Nam Điền (a), ngoài đê Tây
Nam Điền (b) trong đê Đông Nam Điền (c),thị trấn Rạng Đông (d)
137
12
MỞ ĐẦU
Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là vùng đất giáp biển, nằm kẹp giữa hai
con sông Đáy và Ninh Cơ, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi
trồng thủy sản. Nuôi tôm sú đã xuất hiện tự phát tại Nghĩa Hưng từ năm 1982 và
bùng phát mạnh từ đầu những năm 2000. Hàng loạt cơ chế chính sách về đất đai,
nguồn vốn đã được ban hành, hàng loạt chủ trương định hướng, quy hoạch phát
triển và mục tiêu phát triển được thiết lập, hàng loạt quy trình, mô hình nuôi tôm sú
và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường đã được ban hành để dẫn đường chỉ
lối hỗ trợ cho nghề nuôi [30, 47, 53,75]. Đất trồng lúa năng suất thấp và vùng bãi
ngập nước ven bờ được cho phép khai thác sử dụng làm đầm nuôi thủy sản. Nhiều
dự án xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi được thực hiện, với
nguồn vốn đầu tư của cả nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú mới chỉ
đạt được một số thành tựu khiêm tốn. Nảy sinh câu hỏi làm nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý và những người tâm huyết với con tôm sú trăn trở là “Tại sao nghề nuôi tôm
sú chưa đạt được mức phát triển bứt phá xứng đáng với những nỗ lực đã đầu tư?”.
Khác với nhiều vùng trong cả nước, nghề nuôi tôm sú ở Nghĩa Hưng chưa
phải đối mặt với những vấn đề vĩ mô như tranh chấp thương mại, rào cản chất
lượng Nhưng nơi đây lại nảy sinh các vấn đề mang tính địa phương, như tác động
kinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động nuôi tôm, “sốc” do mở rộng vùng nuôi
quá nhanh, làm nảy sinh bất cập liên quan đến cung ứng vốn, giống, kỹ thuật công
nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ
tầng. Chuỗi thị trường từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, yếu kém,
không đủ khả năng định hướng sản xuất, không kiểm soát được tính manh mún,
thiếu ổn định về chất lượng của nghề nuôi, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh. Nuôi
tôm vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chạy theo lợi ích trước mắt và ngắn hạn.
Con người và hệ thống con người - môi trường đang là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học môi trường, khoa học
trái đất, sinh học và đặc biệt là sinh thái nhân văn. Không có nhiều tranh luận
13
chính thức về sự khác biệt và ranh giới giữa các ngành khoa học cùng nghiên cứu
đối tượng là con người và môi trường, vì dường như việc tranh luận tìm ra chân lý
của các vấn đề này đang bị đặt xuống hàng thứ yếu. Theo Jean-Clauder Paseson,
1992, “Để xác định được vị trí của mỗi ngành khoa học về con người so với với các
ngành khác, ít nhất việc “phân loại ngành” phải đi kèm với thỏa thuận về phân chia
nhiệm vụ. Nhưng đây cũng là một mục tiêu khó đạt, do cơ cấu nghiên cứu không
ngừng thay đổi”. Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy, tác giả vẫn nhận được những
đòi hỏi từ người học về việc phân biệt rõ ranh giới giữa các ngành khoa học nói
trên. Theo nhiều học giả, sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ
tương hỗ giữa hệ thống xã hội và hệ thống sinh thái tương ứng. Nó đã chứng tỏ là
tiếp cận phù hợp và hữu hiệu cho nhiều nghiên cứu về những vấn đề môi trường và
phát triển. Trên thế giới, sinh thái nhân văn đã trở thành một ngành đào tạo cấp đại
học và sau đại học tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, trong thống kê các ngành khoa
học công nghệ, theo Quyết định số 12 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ,
chưa có mã ngành “Sinh thái nhân văn”. Sinh thái nhân văn hiện là một môn học
trong chương trình đào tạo “Khoa học môi trường” hệ đai học, cao học của Đại học
Quốc gia Hà Nội. Nhằm mục đích phục vụ giảng dạy môn học này và thực hiện đề
tài nghiên cứu sinh của mình, tác giả mạnh dạn thực hiện việc xác định rõ hơn
khuôn khổ khái niệm và ranh giới cho sinh thái nhân văn trên cơ sở nghiên cứu lịch
sử phát triển ngành và nghiên cứu sức mạnh của khoa học sinh thái nhân văn trong
hỗ trợ phát triển bền vững.
Được báo động từ kết quả nghiên cứu của Rachel Carson’s, 1962, về hậu quả
của ô nhiễm thuốc trừ sâu tới con người, nhân loại ngày càng ý thức sâu sắc hơn
rằng con đường phát triển không quan tâm tới bảo vệ môi trường là không bền
vững. Từ đó, phát triển bền vững được nhìn nhận là cuộc cách mạng sâu sắc trong ý
thức hệ và triết lý đạo đức liên quan đến việc ra quyết định, sản xuất, tiêu thụ theo
cách có trách nhiệm, nội hoá chi phí môi trường, bình đẳng trong cùng thế hệ và
giữa các thế hệ [51]. Đánh giá phát triển bền vững là một công việc phức tạp và khó
khăn. Bởi phát triển nói chung và phát triển bền vững nói riêng đều là một quá
14
trình, các mục tiêu định lượng chỉ được đặt ra cho từng thời đoạn nhất định. Sự phát
triển của các địa phương phân hóa cả theo mức độ vi mô và vĩ mô, cả theo con
đường lựa chọn ưu tiên phát triển, cả theo tiềm lực vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn
vật chất nhân tạo và vốn con người. Hiện thế giới chưa chọn được một bộ tiêu chí
chuẩn thống nhất cho đánh giá phát triển bền vững.
Để góp phần làm rõ các khía cạnh lý luận của sinh thái nhân văn và ứng
dụng tiếp cận nghiên cứu này vào phục vụ mục tiêu phát triển bền vững địa phương,
tác giả chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá
tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tôm tập trung ven biển
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu tập trung vào nội dung chính là
tìm hiểu và phát triển một số nội hàm cụ thể của sinh thái nhân văn và ứng dụng nó
vào nghiên cứu đặc điểm quá trình phát triển nuôi tôm sú tại vùng ven biển Nghĩa
Hưng, đánh giá tính bền vững của việc phát triển nghề nuôi tôm tại vùng này và
nhận diện các rào cản phát triển, đề xuất các giải pháp cho phát triển bền vững.
Lý do lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại huyện Nghĩa Hưng xuất phát từ thực
trạng đầu những năm 2000, địa phương đã tập trung toàn lực cho phát triển mạnh
kinh tế biển và nuôi tôm sú. Do vậy, theo tác giả, tại Nghĩa Hưng những vấn đề sinh
thái nhân văn sẽ được bộc lộ rõ ràng hơn, giúp tạo cơ sở cho việc thực hiện nghiên
cứu. Mặt khác, vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, từ khi chuyển mình sang phát
triển mạnh nuôi nước lợ, vẫn chưa hấp dẫn các nhà khoa học so với các khu vực lân
cận, như vườn quốc gia Xuân Thủy. Do vậy tác giả đã lựa chọn vùng nghiên cứu
này, với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển kinh tế biển nói chung
và phát triển bền vững địa phương nói riêng.
Luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững của phát triển nghề nuôi tôm
tập trung tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững
1.3.1. Tổng quan về sinh thái nhân văn
1.3.1.1. Lịch sử phát triển và khái niệm sinh thái nhân văn
Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu một kiểu hệ thống đặc biệt, đó là
hệ sinh thái nhân văn, một hệ thống được cấu tạo từ các hệ xã hội và hệ sinh thái có
liên hệ hữu cơ với nhau. Hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu chính của sinh học và
hệ xã hội là đối tượng nghiên cứu chính của các khoa học xã hội. Vậy tiếp cận của
sinh thái nhân văn tới hai hệ này có điểm gì khác biệt? Đó là tiếp cận nghiên cứu
đồng thời hai hệ trong quá trình chúng tương tác với nhau và thông qua đó tự tổ
chức sắp xếp thành một thể thống nhất. Kết quả của sự tự tổ chức sắp xếp thành
công giữa hệ sinh thái và hệ xã hội sẽ tạo ra cơ sở cho cả hai hệ thích nghi với nhau,
tiến hóa cùng nhau, nhờ đó mà cùng tồn tại và phát triển lâu bền. Ngược lại, khi hai
hệ không thể thích nghi với nhau, thì sẽ khởi phát dấu chấm hết cho sự tồn tại của ít
nhất là một trong hai hệ và gây tổn thương lâu dài cho hệ còn lại. Có rất nhiều ví dụ
về văn hóa thích nghi của con người với hệ sinh thái, như văn hóa nhà sàn, văn hóa
lúa nước, văn hóa ruộng bậc thang Đồng thời cũng có rất nhiều ví dụ về sự thành
công của các loài trong việc biến đổi thích nghi với tác động của con người, như
mối quan hệ giữa loài muỗi với loài người, trong đó nhân loại chỉ thắng thế trong
những khoảng thời gian ngắn, chứ chưa thể thắng tuyệt đối [7, 8, 11, 21, 56, 83, 88].
Sinh thái nhân văn được công nhận là khởi sinh vào năm 1921, khi nó được
đề cập như một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, trong cuốn sách giáo khoa
“Tổng quan về xã hội học” của nhóm tác giả tại Đại học Chicago, do Robert E. Park
là chủ biên. Ra đời bởi một nhà xã hội học, mang cái tên gần gũi với sinh thái học,
sinh thái nhân văn có một lịch sử phát triển thăng trầm phức tạp. Để hiểu rõ khái
niệm sinh thái nhân văn, cần phải xem xét quá trình lịch sử phát triển của nó [96].
Khởi đầu, thuật ngữ “sinh thái nhân văn” có nội dung hẹp, hàm nghĩa là ứng
dụng các quy luật sinh thái vào nghiên cứu xã hội học đô thị Chicago, trong giai
16
đoạn nó mở rộng và tiếp nhận lượng dân nhập cư đa dạng. Sinh thái nhân văn được
phát triển nhằm phục vụ việc nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa con người với
nhau trong quá trình tự tổ chức và cấu trúc hệ xã hội theo lý thuyết đồng hóa, nghĩa
là mang tính xã hội học. Trong sự phát triển sau đó của sinh thái nhân văn, Robert
E. Park, bận rộn với vai trò là một nhà xã hội học xuất chúng, đã không thể dành
cho ngành khoa học này một sự quan tâm xứng tầm. Trong xã hội học, sinh thái
nhân văn chưa được nhận sự quan tâm đặc biệt của các học giả khác, nhất là khi nó
hiện diện bên cạnh, hoặc thậm chí bị đồng nhất với những ngành khoa học đã có
lịch sử và cơ sở lý thuyết đáng nể, như nhân chủng học, dân tộc học… Theo thời
gian, sinh thái nhân văn ngày càng tách xa khỏi xã hội học, phạm vi nghiên cứu của
nó được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến con người, như nhân
chủng học, dân tộc học, sinh thái học người, kinh tế hộ và phát triển bền vững [19,
38, 78]. Theo Jean -Clauder Paseson, 1992, “Để xác định được vị trí của mỗi ngành
khoa học về con người so với với các ngành khác, ít nhất việc phân loại ngành phải
đi kèm với thỏa thuận về phân chia nhiệm vụ. Nhưng đây cũng là một mục tiêu khó
đạt, do cơ cấu nghiên cứu không ngừng thay đổi”. Sự phát triển lý thuyết hệ thống
và năng lượng đã thổi luồng gió mới vào khoa học sinh thái nhân văn, giúp nó định
hình rõ nét hơn và thu hút được sự quan tâm hơn của nhiều nhà khoa học.
Từ thập niên 1970, khoa học sinh thái nhân văn bước sang thời kỳ phát triển
mới. Nó đã tập hợp được lực lượng trong nhiều trung tâm nghiên cứu độc lập, như
Viện Sinh thái nhân văn ở California, Trung tâm Sinh thái nhân văn thuộc Đại học
Edinburgh, các trường đại học, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp ở châu Âu như
Liên minh quốc tế của Ủy ban Khoa học nhân chủng học và dân tộc học về Sinh
thái nhân văn… Nhiều hội sinh thái nhân văn được thành lập, như Ủy ban Sinh thái
nhân văn khối cộng đồng chung Vương Quốc Anh có trụ sở tại Luân đôn, tổ chức
Sinh thái nhân văn Quốc tế có trụ sở tại Viên. Năm 1979, Hội sinh thái nhân văn
(tên viết tắt là SHE) được thành lập và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của ngành. Gerald L. Young, sáng lập viên đồng thời là chủ tịch thứ tư
của hội, trở thành nhân vật có ảnh hưởng tích cực, đóng góp đáng kể vào việc phát
17
triển sinh thái nhân văn thành lĩnh vực đa ngành, tạo ra ý nghĩa mới cho tên gọi sinh
thái nhân văn. Hội đã giúp phát triển việc đào tạo ngành khoa học này tại nhiều
trường đại học như: Đại học Tự do Brussels, đại học California, đại học
Washington, đại học Michigan, đại học Colorado tại Boulder…
Sinh thái nhân văn đã phát triển thành một khoa học xuyên ngành, thực hiện
nghiên cứu trên cơ sở kết hợp sức mạnh của nhiều đơn ngành theo cách đặc biệt,
tổng hợp và chồng chéo các kiến thức để tạo ra tiếp cận toàn diện, nhằm vào những
vấn đề tràn ra ngoài khuôn khổ ranh giới của các ngành. Theo từ điển môi trường,
“Sinh thái nhân văn là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, triết lý về địa vị thống trị
của con người đối với trái đất và sinh vật, ở nơi mà sự thống nhất toàn vẹn giữa con
người và môi trường là cần thiết cho phúc lợi xã hội. Sinh thái nhân văn dựa trên
tiếp cận theo thuyết tiến hoá trong môi trường và sự thích nghi, tiến hoá về văn hoá
của con người. Sinh thái nhân văn nghiên cứu sự mất cân bằng của mối quan hệ con
người - môi trường, liên quan đến bệnh tật, cung cấp lương thực, sinh thái quần thể
người, ô nhiễm môi trường, phân bố không đồng đều và sử dụng không hợp lý tài
nguyên…”. Tiếp cận sinh thái nhân văn là ứng dụng khoa học sinh thái nhân văn
vào nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn một cách có hệ thống, hướng tới các điều kiện
cân bằng, ổn định, thịnh vượng của toàn hệ….
1.3.1.2. Tổng quan về hệ sinh thái nhân văn
Khái niệm hệ sinh thái nhân văn hiện vẫn được diễn giải theo nhiều quan
điểm khác nhau, trừ một điểm chung thống nhất rằng hệ sinh thái nhân văn được
cấu tạo từ hai phụ hệ. Một số học giả cho rằng hệ sinh thái nhân văn được tạo ra từ
hệ xã hội và hệ sinh thái, số khác cho rằng nó bao gồm hai hệ thống xã hội và môi
trường, nhóm thứ ba cho rằng nó bao gồm hệ sinh thái và hệ môi trường. Theo
Stephen Boyden, 1987, con người vừa thuộc hệ thống xã hội vừa thuộc hệ thống
sinh lý quyển (kiểu sinh quyển thuở sơ khai, khi con người mới có hành vi thích
ứng với điều kiện sống tự nhiên, mà chưa có văn hóa xã hội [52, 78, 100, 105].
Theo Gerald G. Marten, 2001, mặc dù con người là một thành phần sinh vật của hệ
sinh thái, nhưng sẽ hữu ích và đúng đắn hơn, khi quan niệm tương tác con người -
18
môi trường như là mối tương tác giữa hệ thống con người - xã hội nhân văn với
phần sinh quyển còn lại của riêng sinh vật. Các thành phần của hệ sinh thái gồm có
các yếu tố sinh thái vô sinh, hữu sinh tự nhiên (không có con người) và yếu tố sinh
thái nhân sinh (xem hình 1.1). Hệ xã hội nhận từ hệ sinh thái các dịch vụ sinh thái,
các dòng sản phẩm năng lượng, vật chất, thông tin giúp nuôi dưỡng sự sống, phục
vụ sản xuất, tiêu dùng và tự điều chỉnh thích nghi để phát triển bền vững. Hệ sinh
thái nhận từ hệ xã hội dòng năng lượng, vật chất, thông tin dưới dạng chất thải và
các tác động đặc biệt, từ đó thực hiện quá trình sản xuất, đồng thời là quá trình tái
tạo tài nguyên, làm sạch môi trường. Dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp được hệ xã
hội tiếp nhận một cách có chọn lọc. Khi hệ sinh thái không suy giảm năng suất sinh
học chung, nhưng chuyển sang cung cấp những sản phẩm có giá trị thương mại và
giá trị sử dụng thấp hơn hay vô giá trị cho hệ xã hội, thì có thể xem như chức năng
cung cấp các dịch vụ từ hệ sinh thái cho con người bị suy thoái hay đình trệ. Ví dụ
thay vì cung cấp thóc lại chỉ cung lá lúa, do đó mặc dù năng suất sinh học không
thay đổi, thậm chí còn có thể tăng, nhưng giá trị thương phẩm lại suy giảm, thậm
chí mất hoàn toàn…
Mỗi hệ thống sinh thái, hoặc nhân văn đều được cấu tạo từ các hạ hệ của
mình và đồng thời là một hệ thành phần của thượng hệ liền kề. Theo Alan Beeby,
Anne-Maria Brennan, 2008, lý thuyết sinh thái học hiện đại coi mỗi hệ sinh thái
được cấu tạo từ nhiều hạ hệ sinh thái khác nhau, chia làm ba kiểu cơ bản là: 1- Kiểu
hệ nền, chiếm ưu thế, phân bố hầu khắp không gian hệ thống, 2- Kiểu thể khảm là
các ổ, mảnh sinh cư rời rạc, 3- Kiểu hành lang, là các tuyến chia cắt hệ thống nền,
nối thông các thể khảm cùng loại với nhau. Sự tương đồng về đa dạng sinh học
trong các mảnh sinh cư rời rạc tăng theo sự tăng mức độ liên thông qua các hành
lang. Khi các mảnh này không lưu thông với nhau, sẽ có thể dẫn đến hình thành
những quần thể đặc hữu, như rùa hồ Gươm. Trong một vùng sinh thái nhân tác như
đồng lúa, hình thành nhiều thể khảm hệ sinh thái, như ruộng lúa, ao nuôi cá, đầm
sen, ruộng màu (đậu tương, rau…) … Các hộ nông dân canh tác trên cánh đồng lúa
đó sẽ tạo thành hệ xã hội, bao gồm hệ những người trồng lúa, nuôi cá, trồng màu
19
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo Gerald G. Marten, 2001.
Trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, cấp độ tổ chức sinh học được quan
tâm nhiều nhất là quần thể, quần xã và hệ sinh thái, còn cấp độ tổ chức xã hội quan
trọng nhất là cấp quản lý có hiệu lực. Hệ thống hạt nhân của hệ sinh thái là ổ sinh
thái, mảnh sinh cư và hệ thống hạt nhân của hệ xã hội là gia đình. Cấu trúc không
gian của các hệ này được tổ chức theo dạng lớp, tạo ra bằng cách kết nối các hệ hạt
nhân thành những hệ thống cấp cao hơn nhờ các hành lang hữu hình và các mối
quan hệ hữu sinh vô sinh vô hình trong hệ thống. Khi thể chế nhà nước có vai trò
chủ đạo, như ở nông thôn đồng bằng, đô thị, thì cấp quản lý có hiệu lực là bộ máy
hành chính từ xã phường trở lên. Ở miền núi hoặc những vùng đặc biệt, nơi thể chế
cộng đồng đủ mạnh, tri thức bản địa và lệ tục đủ khả năng kiểm soát hệ thống, thì
quy mô hệ thống có thể ở mức thấp hơn, như thôn bản….
Hệ thống phân hóa cấp độ theo chức năng và tốc độ xử lý hoạt động, với quy
luật là tốc độ xử lý hoạt động chậm dần khi chuyển từ cấp độ thấp đến cấp độ cao
hơn. Điều này có nghĩa là hệ thống có tính “đệm”, chỉ những nhiễu động có quy mô
lớn, mạnh và bền hơn là chuyển được sang cấp hệ cao hơn. Theo Gerald. G. Marten,
20
2001, cấp độ tổ chức thấp của hệ xã hội có độ dao động ngẫu nhiên cao hơn, độ ổn
định thấp hơn, với đặc trưng nổi trội thuộc loại bản năng, tự phát, phản xạ tự nhiên.
Theo sự tăng cấp độ tổ chức hệ thống, hành xử nổi trội của hệ xã hội chuyển qua
các cấp độ cao hơn, là sản phẩm của nhân cách (chuẩn mực cá nhân, hiệu quả cá
nhân), của văn hóa (chuẩn mực mẫu thống trị, định hướng tổ chức hoạt động chung
và duy trì cấu trúc xã hội), được điều khiển bởi tri thức bản địa, địa phương, thể chế
cộng đồng, thể chế quản lý tập trung nhà nước, hoặc thể chế bàn tay vô hình của thị
trường tự do. Do đó công cụ giám sát, quản lý các cấp khác nhau của hệ thống sẽ
phải khác nhau.
Các hệ thống nối khớp được với nhau là nhờ quá trình tự tổ chức theo bốn giai
đoạn là: 1- “Khởi phát”, hay “Tái tổ chức hồi phục” sau khi bị sụp đổ từng phần; 2-
“Tăng trưởng”, tức mở rộng, gia tăng tính phức tạp, với ưu thế là các phản hồi
dương và quá trình tự lắp ráp; 3- “Cân bằng”, là trạng thái ổn định phức tạp, với
phản hồi âm chiếm ưu thế, làm tăng độ cứng nhắc và tính dễ tổn thương trước tác
động từ bên ngoài; 4- “Tan rã”, hay “Thay đổi”, sụp đổ từng phần, đẩy hệ ra khỏi
vùng ổn định do nhiễu động bên ngoài gây phản hồi dương. Đây cũng là tiền đề cho
một vòng diễn biến mới, trong đó cách thức “Thay đổi, tan rã” có thể có ảnh hưởng
quan trọng tới quá trình tái tổ chức, lựa chọn kiểu khởi phát ổn định mới [83, 91].
Hệ sinh thái nối khớp với hệ xã hội của mình theo hai cách: tự tổ chức thích nghi
thông qua phản hồi, hoặc bị con người trực tiếp làm thay đổi.
Hệ thống tự tổ chức thông qua các tương tác và phản hồi. Phản hồi là chuỗi
phản ứng liên hoàn từ các bộ phận trong hệ thống, tạo nên sự đáp trả của toàn hệ,
tác động trở lại vào chính yếu tố đã khởi phát chuỗi đó, khiến hệ bắt đầu phát sinh
một chuỗi tác động mới. Phản hồi dương khiến tác động phát sinh được tăng cường,
khuyếch đại, cung cấp khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong hệ, như việc xuất
hiện đột ngột các vấn đề môi trường. Ví dụ trong một ao nuôi tôm, khi chất lượng
môi trường nước giảm, nếu tôm yếu thì sẽ có thể bị chết, gây phản hồi dương làm
chất lượng nước xấu hơn, tôm chết nhiều hơn. Phản hồi là âm khi tác động khởi
phát bị tiêu giảm, có thể dẫn đến làm đảo ngược một xu thế diễn biến xấu, giữ cho
21
các thành phần thiết yếu của hệ ổn định tương đối, đủ để vận hành ăn khớp với nhau
và thực hiện được chức năng ban đầu, do đó nó giúp duy trì tính ổn định có thể là
ưu thế trong một số thời đoạn. Ví dụ, nếu hệ sinh thái ao nuôi cân bằng và tôm
khỏe, thì khi chất lượng môi trường giảm, tôm sẽ chống chịu vượt qua được, đồng
thời các yếu tố sinh thái khác sẽ điều chỉnh để môi trường giảm ô nhiễm.
Quá trình tự tổ chức của hệ thống chia thành hai pha. Pha ổn định tương đối,
biến đổi chậm (còn gọi là pha cải cách, điều bình), thường khởi phát bởi tác động
nội tại, diễn biến dựa chủ yếu vào các phản hồi âm. Pha thay đổi đột ngột (còn gọi
là cách mạng, chuyển pha) diễn ra do sự thắng thế của các phản hồi dương, thường
sinh ra từ nhiễu động bên ngoài, như tác động ngoại lai, du nhập loài ngoại lai hay
văn hóa ngoại lai Văn hóa ngoại lai, hay loài ngoại lai du nhập thường xuất hiện
bất ngờ, có thể rất không phù hợp với hệ, hoặc cần quá trình thích nghi lâu dài.
Trong hệ sinh thái nhân văn, quá trình tự tổ chức “lắp ráp” giữa hệ sinh thái
và hệ xã hội có nguyên lý tương đồng với quá trình tiến hoá sinh học. Nghĩa là hai
hệ sẽ tương tác với nhau và cùng biến đổi thích nghi với nhau, trong đó mỗi hệ tự
điều chỉnh mình để ăn khớp với hệ còn lại khi nhận được các tín hiệu trao đổi mà hệ
đối lập gửi đến, đồng thời cũng gửi đi những “thông điệp” mới có mục tiêu điều
khiển hệ đối lập, định hướng nó thay đổi để phù hợp hơn với mình [8, 9, 11]. Đồng
tiến hoá thích nghi giữa hai hệ sinh thái và xã hội là kết quả của quá trình điều chỉnh
lẫn nhau không bao giờ kết thúc. Đồng thích nghi (ăn khớp với nhau) là hệ quả của
đồng tiến hoá (thay đổi cùng nhau). Hệ sinh thái và hệ nhân văn sẽ cùng tồn tại bền
vững khi hai hệ đồng thích nghi với nhau. Những thay đổi đột ngột trong hệ thống
xã hội hoặc sinh thái có thể dẫn đến phá vỡ tính đồng thích nghi, hình thành chuỗi
các tác động làm giảm khả năng của hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu.
Tính đồng thích nghi của hệ xã hội với hệ sinh thái tự nhiên có thể sẽ mất đi khi con
người di cư sang vùng đất mới, tiếp cận với các hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt, mà
những người di cư này không hiểu gì về chúng. Tính đồng tính nghi có thể suy giảm
sau những thay đổi hệ thống xã hội đột ngột, như áp dụng công nghệ mới [83].
22
Làm thế nào dễ dàng hiểu được tương tác sinh thái - nhân văn khi cả hệ xã
hội và hệ sinh thái đều phức tạp? Câu trả lời nằm trong đặc tính nổi trội: những hoạt
động và điểm đặc trưng mang tính phân biệt, nổi bật lên từ cách thức tổ chức các hệ
thống thích nghi phức tạp. Nhận thức được đặc tính nổi trội là chìa khóa để hiểu rõ
vấn đề, tạo nền tảng cho việc nhận thức thấu đáo mối tương tác sinh thái - nhân văn,
cung cấp hiểu biết sâu sắc cho phát triển bền vững. Sinh thái nhân văn nghiên cứu
mối tương tác giữa hai hệ thành phần của một thực thể thống nhất, là hệ xã hội và
sinh thái, theo những cấp độ, cách tổ chức hệ thống nhất định, đặc biệt là tương tác
phản hồi, cơ sở cho sự tồn tại, phát triển, suy vong của toàn hệ thống.
Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh dấu hiệu nhận biết sự phân dị cấp độ hệ, là
các đặc tính nổi trội, tức là những đặc điểm riêng chỉ tồn tại ở một cấp nhất định,
khi cấp hệ đó có đủ các thành phần, giúp nó lắp ráp ăn khớp với nhau và cho phép
nó vận hành như một tổng thể [25, 44, 59]. Hệ càng đa dạng càng có khả năng tự
điều chỉnh cao và ổn định hơn, bởi chúng tạo cơ hội cho sự thay thế theo những
cách khác nhau, mở ra nhiều khả năng hơn cho sự tồn tại trong môi trường nhiều
biến động. Đặc tính trội của hệ thống sẽ không thể “nổi” được khi hệ bị khuyết
thiếu, không ăn khớp với nhau. Đây chính là cơ sở cho việc tiếp cận hệ thống
khuyến cáo nhận biết và nghiên cứu hệ thống chỉ tập trung vào các đặc tính nổi trội,
bỏ qua những đặc tính khác, nghĩa là chấp nhận lý thuyết về sự ngu dốt tối ưu.
Cũng theo Gerald G. Marten, 2001, các cấp hệ xã hội có ba đặc tính nổi trội
chung, gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều khiển hệ, đó là: 1- Bóp méo thông
tin trong quá trình truyền tin hay còn gọi là “Tam sao thất bản”; 2- Mù quáng phủ
nhận những chân lý xung đột với niềm tin đang có, hay còn được diễn giải là
“không tin được dù đó là sự thật”, dẫn đến không dám liều “đơn thương độc mã”,
mà hành động theo hiệu ứng đám đông, bầy đàn; 3- Hành xử theo cách tạo ra những
kết quả ngược với kỳ vọng, do ngộ nhận và đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, kiểu
“ếch ngồi đáy giếng”, “coi trời bằng vung”. Thiếu hụt thông tin thường là nguyên
nhân quan trọng đẩy nhiều người vào sự ngộ nhận, tin tưởng các loại thông tin tam
sao thất bản hoặc đã bị cố tình bóp méo nhằm động cơ vụ lợi.
23
Ranh giới của hệ được thiết lập theo những cách đặc biệt. Các hệ thống hành
chính được xác lập bằng công cụ luật pháp, có con dấu và duy trì được khuôn khổ,
trạng thái của mình nhờ các văn bản quy phạm pháp quy, các điều khoản quy định
những việc được làm và không được làm. Hệ thống xã hội nhân văn cấp độ khác
biệt với đơn vị hành chính có thể được xác lập dựa trên những khác biệt rõ rệt về
cảnh quan địa hình, là biên giới tự nhiên giới hạn, ngăn cách sự kết nối giữa các yếu
tố giữa bên trong và bên ngoài hệ với nhau. Tại những nơi không có các yếu tố tự
nhiên định hình ranh giới, thì hệ có thể tạo ra ranh giới vô hình bằng sự khác biệt
trong bản sắc văn hóa riêng, như ngôn ngữ, trang phục, công cụ lao động và gắn
bó bằng các mối liên kết xã hội được sản sinh, duy trì bởi toàn bộ hệ thống. Ở mức
độ phát triển cao, các yếu tố gắn kết này hiện hữu trong hương ước, luật tục, chuẩn
mực đạo đức, tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa dân gian và tri thức bản địa.
Điều kiện cần cho việc hiện thực hóa những gắn bó này là tình yêu và ý thức về bổn
phận trách nhiệm luôn được bồi dưỡng, là quyền năng đặc biệt của các quan hệ
huyết thống, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin và sự tồn tại nhân cách biên của
hệ xã hội [41, 49, 83]. Chúng ta biết rằng tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đặc biệt
trong sự hình thành hệ thống xã hội, vì nó vừa là động lực, vừa là phần thưởng cho
sự hình thành loại hệ thống có mục tiêu và khả năng sở hữu độc quyền nó, nhất là ở
nơi tài nguyên hạn chế và là đối tượng thèm muốn của nhiều chủ thể khác nhau.
Năng lực kiểm soát của hệ xã hội là yếu tố quan trọng trong việc quyết định quy mô
hệ thống và cách thức đảm bảo duy trì hệ thống. Một mặt, điều này có liên quan với
năng lực chiếm hữu, độc quyền sở hữu tài nguyên và không gian lãnh thổ; Mặt
khác, nó liên quan đến khả năng liên kết, điều khiển hệ, hạ hệ và thành viên trong
hệ [35, 37, 39, 43]. Theo Robert Park, 1921, hệ xã hội có một cách tự bảo vệ mình
hữu hiệu là hình thành “nhân cách biên”, một đặc tính làm hệ co cụm lại, tạo ra
khoảng cách vô hình làm ranh giới cách ly hệ với bên ngoài. Mối đe dọa từ bên
ngoài càng rõ rệt, mạnh mẽ, thì áp lực hình thành nhân cách biên càng cao. Ngược
lại, khi mối đe dọa từ bên ngoài giảm đi, thì hệ thống sẽ dễ tự cho phép mình lỏng
lẻo hơn, kém gắn kết hơn và ít phòng bị hơn.
24
Hệ xã hội truyền thống làm thế nào để có thể giới hạn tác động của toàn hệ
trong khuôn khổ khả năng đáp ứng của hệ sinh thái? Câu trả lời thường được nhận
biết dễ dàng hơn trong những hệ thống nhỏ, nơi hệ xã hội thiết lập được thể chế tự
quản cộng đồng Thể chế cộng đồng được hình thành và tồn tại theo nguyên tắc
đồng thuận tự nguyện, dựa trên nền tảng của một loại tri thức cộng đồng đặc biệt,
gọi là tri thức bản địa và có xuất phát điểm liên quan đến các lợi ích chung đặc biệt,
được thực hiện nhờ những cơ chế phức tạp: 1- Dựa vào sự hiểu biết sâu sắc hệ sinh
thái, kinh nghiệm lâu đời của cả cộng đồng, hoặc của những người có uy tín nhất
trong cộng đồng và niềm tin vào sự đúng đắn của các tri thức đó, để xác lập cách
khai thác, tác động tới tự nhiên sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến chúng, cách
phòng tránh, hạn chế tác động xấu của tai biến thiên nhiên, nhân sinh. 2- Dựa trên
nguyên tắc và niềm tin vào khả năng của cộng đồng trong kiểm soát nghiêm minh,
trừng phạt khắc nghiệt và không bỏ sót. Mức độ khốc liệt của sự trừng phạt có thể
được gia tăng bằng cách thần bí hóa các tai biến thiên nhiên, siêu nhiên hóa các
năng lực tự nhiên, hay uy lực của người có vị trí đặc biệt trong hệ thống. 3- Dựa
trên sự chia sẻ công bằng nguồn lợi thu được, thực hiện trên cơ sở nguyên tắc phổ
thông đầu phiếu có sự tham gia của tất cả mọi người. 4- Dựa trên chủ quyền thực
của hệ xã hội với hệ tự nhiên, bao gồm quyền được hưởng toàn bộ lợi ích thu được,
năng lực xác lập, bảo vệ được các quyền đó và sự tôn trọng, không can thiệp hay
xâm phạm từ bên ngoài bởi các hệ thống xã hội khác [79, 88, 91].
Tri thức bản địa là những kinh nghiệm thực tiễn, mang bản sắc văn hóa
truyền thống của các hệ sinh thái nhân văn đặc biệt, được hình thành và bảo tồn nhờ
quá trình tương tác giữa hai hệ xã hội và sinh thái trong điều kiện bị cách ly cao bởi
các yếu tố không gian hoặc văn hóa đặc biệt. Nó được khởi sinh, cải tiến, sàng lọc
tại chỗ thông qua phép thử sai liên tục trong quá trình lâu dài cùng tương tác, thích
nghi và cùng biến đổi tiến hóa giữa hai hệ thống. Nói theo thuyết tiến hóa của
Darwin, thì tri thức bản địa đã được thử thách qua áp lực chọn lọc của tự nhiên và
có giá trị lớn trong việc ứng xử thân thiện với môi trường. Nó bao gồm những thông
tin quý giá về cấu trúc, động thái của hệ sinh thái nhân văn, có vai trò quan trọng
25
trong sản xuất, phát triển kinh tế, quan hệ xã hội; Ví dụ như hướng dẫn, điều hòa
quan hệ giữa con người với nhau và với thiên nhiên, điều chỉnh hoạt động sản xuất,
sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, bảo vệ khai thác tài nguyên thiên
nhiên, tổ chức quản lý cộng đồng, dự báo dịch bệnh, thời tiết… Theo sự gia tăng
thời gian tác động tương hỗ, mức độ chặt chẽ của tương tác và mức độ đồng thích
nghi giữa hai hệ sẽ gia tăng. Hệ sinh thái sẽ thay đổi theo hướng ngày càng thích
nghi hơn với cách tác động của hệ xã hội. Hệ xã hội sẽ tích lũy được nhiều hơn các
tri thức bản địa giúp khai thác, quản lý bền vững hệ sinh thái và tài nguyên thiên
nhiên. Các tri thức này thường chỉ có giá trị địa phương, liên quan đến đa dạng sinh
học, sức tải hệ thống, mức khai thác tối ưu và bền vững của chính hệ sinh thái đó.
Tri thức bản địa được duy trì trong hệ xã hội nhờ các phương thức chuyển
giao cổ điển như truyền khẩu, thực hành cầm tay chỉ việc, được bảo tồn bằng các
hình thức văn hóa dân gian như chuyện kể, lời hát, nghi thức tâm linh, luật tục,
hương ước Các giá trị tri thức liên quan đến sản xuất, khai thác tài nguyên, bảo vệ
môi trường… có tính bản quyền thường được truyền dạy theo cách đặc biệt như
chuyển giao thừa kế trong gia đình, dòng họ, người được chọn lựa, hay tổ chức đào
tạo tập trung do những người có uy tín và trách nhiệm thực hiện.
Tri thức bản địa và tri thức địa phương không hoàn toàn giống nhau. Tri thức
bản địa là phần tinh túy và có tính đặc hữu của tri thức địa phương. Tri thức địa
phương là tri thức bản địa được sinh ra tại chỗ cộng với tri thức du nhập đã được
đồng hóa, là những giá trị tri thức có phân bố rộng hơn, có vai trò và giá trị ở quy
mô lớn hơn. Tri thức bản địa và địa phương đều có vai trò hữu ích trong điều khiển
việc khai thác sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là các loại
tài nguyên sở hữu chung của cộng đồng. Bằng kinh nghiệm lâu đời, cộng đồng có
khả năng xác định được giới hạn sức chứa và khả năng cung cấp tài nguyên, làm cơ
sở cho sự khai thác lâu bền, cũng như có những cách độc đáo xác lập quyền sở hữu
và ranh giới tài nguyên, phương thức khai thác tài nguyên và phân phối lợi ích thu
được. Những thất bại trong kiểm soát quản lý có thể được sửa chữa bằng cách thêm
vào các yếu tố thần bí, tâm linh, nhằm mục tiêu là quyết liệt ngăn chặn mầm họa và
26
tác hại bất lợi. Lịch sử đã chứng minh cách thức kiểm soát rủi ro này là rất hiệu quả,
điển hình như là sự tồn tại của các khu rừng ma hay nguồn tài nguyên thiêng liêng
(cây thần, cá thần…) đối với nhiều cộng đồng ít người. Suy cho cùng, khi lực bất
tòng tâm, thì việc người ta phải dựa một phần vào các yếu tố tâm linh để hiện thực
hóa những mục tiêu tốt đẹp cũng không phải là điều đáng bị lên án, miễn là điều đó
không gây hại cho xã hội và môi trường [83, 87, 94, 110]. Yếu tố tâm linh trong đời
sống tính thần của đồng bào các dân tộc ít người không phải lúc nào cũng nhuốm
màu thần bí. Ví dụ như việc bảo tồn nguyên vẹn khu rừng Mường Phăng, nơi có Sở
chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho đến những
năm cuối thế kỷ XX, giữa một vùng rừng bị khai thác đáng kể, được xem như là
một điều kỳ diệu. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là thời đó vùng này chưa bị
tác động mạnh của kinh tế thị trường, thì nguyên nhân sâu sa là do người dân địa
phương đã tự nguyện tự giác thực hiện bảo tồn vì lòng kính trọng Đại tướng và tự
nguyện coi đó là vùng đất linh thiêng bất khả xâm phạm.
Trong thời hiện đại, tri thức bản địa đã thực sự tỏa sáng khi được khám phá
bởi các nhà khoa học đến từ những quốc gia phát triển, nơi con người đang phải
gồng mình gánh chịu tác động của phát triển không bền vững. Điều làm các nhà
khoa học từ thế giới hiện đại phải kinh ngạc là sự hài hòa và hiệu quả của việc quản
lý khai thác tài nguyên bằng tri thức bản địa, ở nơi mà hệ thống xã hội gắn bó lâu
dài với môi trường sống và có được sự hiểu biết sâu sắc về nó. Từ khi phát triển bền
vững được lựa chọn, giá trị của tri thức bản địa ngày càng được đề cao và thể chế tự
quản cộng đồng cũng được xác nhận, vinh danh. Nó là minh chứng cụ thể làm cơ sở
cho lý thuyết phát triển bền vững dựa trên cơ sở tôn trọng tự nhiên, tôn trọng các
nguyên lý sinh thái, phát triển trong phạm vi sức tải của hệ thống tự nhiên. Đó cũng
là lý do phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng, trao cho cộng đồng quyền tự
quyết định những vấn đề phát triển của mình, đang ngày càng được thực thi rộng rãi
hơn [14, 39, 43, 66, 78, 83, 88, 102].
Ngày nay, thể chế quản lý cộng đồng đang được khai thác theo những quy
mô và mức độ cải biến khác nhau, tạo ra những thành quả cũng như thất bại ở nhiều
27
mức độ khác nhau. Ngoài nguyên nhân khách quan vì điều kiện hoàn cảnh, nguyên
nhân chủ quan của việc thể chế này kém hữu hiệu là do không hiểu và đảm bảo
được điều kiện cần cho sự hiệu quả của nó. Nếu không có một nền tảng đạo đức ưu
việt, hoặc sự sùng bái các giá trị tâm linh vô điều kiện, thì sự tuân thủ một quy định
nào đó sẽ phải dựa trên sự công minh và niềm tin vào khả năng đảm bảo quyền
được tiếp cận nguồn lợi như một phần thưởng, hay sự trừng phạt riêng khắc nghiệt,
kịp thời và sự chia đều tổn thất chung cho tất cả mọi người. Sự cải thiện khả năng
giao lưu trao đổi văn hóa giữa các vùng miền có vai trò tích cực làm “phát lộ” và
tôn vinh những giá trị tri thức bản địa, đồng thời cũng có thể đe dọa tạo ra những
tác động làm tổn thương chúng. Tri thức bản địa có thể bị yếu thế, mất khả năng tự
bảo vệ mình trước cuộc xâm lăng của văn hóa thống trị, văn hóa đa số, văn hóa kẻ
mạnh, có thể không cạnh tranh được với tri thức khoa học hiện đại về quyền năng
và sự hữu dụng, có thể bị lãng quên vì ít có dịp được thực hành. Sự đánh giá sai
lầm, hạ thấp giá trị của tri thức bản địa là thứ phụ gia mạnh nhất thúc đẩy quá trình
gây tổn thất các giá trị này diễn ra nhanh hơn. Việc bóc mẽ hoặc đánh giá thấp
những khía cạnh tâm linh của văn hóa cũng góp phần khiến nó bị tước đoạt năng
lực kiểm soát hệ thống.
Khi uy lực của các yếu tố tâm linh đang giảm dần giá trị, thì lợi ích của tài
nguyên, niềm tin hay nỗi sợ vào sự thưởng phạt công minh sẽ có vai trò ngày càng
lớn hơn trong quản lý dựa vào cộng đồng. Theo Elinor Ostrom, 1990, để đảm bảo
thể chế tự quản cộng đồng thành công, cần cơ cấu hệ thống xã hội lớn thành nhiều
cấp hạ hệ lồng vào nhau, sao cho mỗi hạ hệ cơ sở được độc quyền sở hữu một
nguồn tài nguyên riêng và có toàn quyền sử dụng nó làm nền tảng để xây dựng mô
hình thể chế cộng đồng của mình. Ở cấp độ hệ lớn hơn, khi không có nguồn lợi nào
có thể quản lý bằng thể chế cộng đồng, thì phải quản lý bằng thể chế nhà nước.
1.3.1.3. Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn điển hình.
Theo Lê Trọng Cúc, 1990, Phạm Bình Quyền, 2003, Lê Thị Vân Huệ, 2004,
Trần Đức Viên, 2008…, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn điển
hình, cấu tạo từ hệ xã hội và hệ sinh thái. Các hệ sinh thái nông nghiệp thường