Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận về đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát,sạn đối với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.61 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
----------

MÔN HỌC :
LUẬT MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
CÁT, SẠN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ TỪ ĐÓ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Võ Thị Mỹ Hương

TP.HCM 2017


Trang 2/20

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là Quốc gia đa dạng và giàu trữ lượng tài nguyên khoáng sản trong khu vực
Đông Nam Á, từ các loại khoáng sản kim loại như sắt, đồng, thiết, manga, arsen, nhôm…
đến các loại khoáng sản phi kim như đá vôi, sét, cát… Trong đó, với đặc thù là đất nước có
hệ thống sông ngòi phát triển, dày đặc, thuộc khu vực hạ lưu sông Mê Kông, đường bờ biển
trải dài , Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên cát, sỏi phong phú cả về chủng loại và chất
lượng. Đây có thể nói là một lợi thế để phát triển cơ sở hạ từng phục vụ quá trình phát triển,
kiến thiết Quốc gia.
Cát, sỏi là nguồn nguyên vật liệu thiết yếu nhất hiện nay của ngành Xây dựng-một
trong những ngành đóng góp vai trò hàng đầu trong công cuộc phát triển đất nước. Là Quốc
gia trong khu vực có trữ lượng cát, sạn lớn, song Việt Nam vẫn chưa tận dụng và phát huy
được lợi thế của nước giàu tài nguyên. Hoạt động khai thác cát, sỏi vẫn chưa được sự quan


tâm, quản lý chặt chẽ của các Cơ quan chức năng theo định hướng phát triển bền vững, hiệu
quả kinh tế và nhất là hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Khai thác cát, sỏi của nước ta tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng của
nó đến môi trường do hoạt động khai thác trái phép, hay còn được gọi là nạn “cát tặc”.
Nhóm chúng tôi đã sử dụng công cụ Google Trends (một công cụ cho phép theo dõi xu
hướng tìm kiếm các từ khóa trên Google) để thống kê về lượt quan tâm từ khóa “cát tặc” từ
năm 2004 đến nay. Kết quả cho thấy cho lượt quan tâm về “cát tặc” bắt đầu từ tháng
07/2008 cho đến nay, tăng mạnh vào tháng 11/2014 và tháng 03/2017. Đó chỉ là con số của
một thống kê nhỏ, còn đằng sau đó là những ảnh hưởng của hoạt động này đến môi trường,
những thống kê, những con số đó vẫn còn bỏ ngỏ.
Xuất phát từ vấn đề trên, với đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai
thác cát, sạn đối với môi trường và từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Nhóm chúng tôi
mong muốn đem đến cho các bạn một góc nhìn cụ thể, khách quan về hoạt động khai thác
cát, sạn của nước ta hiện nay và mức độ tác động của nó đến các yếu tố của môi trường. Từ
đó Nhóm xây dựng các ý tưởng kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động này
nhằm góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 3/20

MỤC LỤC

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác

cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 4/20

CHƯƠNG I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm hoạt động khai thác khoáng sản
Nước ta là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đặc biệt là
khoáng sản, tài nguyên này phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong
những năm gần đây với sự phát triển mạnh của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nguồn tài
nguyên khoáng sản đã đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt, ngành xây
dựng là một trong những ngành nổi lên nhanh chóng và được cả xã hội quan tâm, chú trọng
đầu tư phát triển. Ngành xây dựng đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nó cũng
thúc đẩy một số ngành khai khoáng phát triển như: đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác... Song
nhu cầu ngày một tăng cao, các hoạt động khai thác vượt khỏi tầm kiểm soát của con người
và khả năng duy trì của tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, trong đó có hoạt động khai thác
cát, sạn. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Trong đó, cát, sạn đang có nhu cầu lớn, phục vụ đắc lực cho ngành xây dựng, giao thông,
thủy lợi và các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của ngành xây dựng tỷ lệ thuận với mức độ
ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên mất kiểm soát. Vì vậy, trong tình trạng môi trường
xuống cấp và bị ô nhiễm nghiêm trọng, Cơ quan nhà nước đã ban hành những quy định
nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật
về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp:
“Cát, sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm:
cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.”

Ngoài ra, theo quy định của Điểm a, e, Khoản 1, Điều 64, Luật Khoáng sản 2010 có
quy định về đặc điểm của các loại cát, sạn như sau:
“+ Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có
các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt
chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý.”
2. Điều kiện được phép hoạt động khai thác khoáng sản
Về việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng nói chung và cát, sạn nói riêng được quy định cụ
thể tại Điều 64 Luật Khoáng sản 2010:
“Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề
nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 5/20

-

Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ
quan

quảnlý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm
thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
-

khai


Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực,
công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;

Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để
xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy
điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.”

định tại

Đồng thời, theo quy định của các văn bản pháp luật như Nghị định 158/2016 hướng
dẫn trực tiếp Luật Khoáng sản 2010 với mục đích nhằm quy định cụ thể về trách nhiệm
cũng như việc thành lập hồ sơ khai thác cát, sạn trong dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch
hoặc trong dự án khai thác khoáng sản thông thường.
“Điều 53. Hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế
hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án
xây dựng công trình
1. Thành phần, hình thức văn bản trong hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng,
phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
trong diện tích dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 64 Luật khoáng sản bao gồm:
a) Bản chính: Bản đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế
hoạch khai thác khoáng sản;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu:
Bản vẽ quy hoạch tổng thể khu vực xây dựng dự án và quyết định phê duyệt dự án của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, hồ
sơ bao gồm:
a) Bản chính: Đơn đề nghị thu hồi cát, sỏi, kèm theo bản vẽ vị trí, phạm vi khu vực dự án

nạo vét, khơi thông luồng; bản đăng ký khối lượng, kế hoạch, phương pháp, thiết bị dùng để
thu hồi cát, sỏi;
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 6/20

b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu:
Kế hoạch, thời gian thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch và quyết định phê duyệt
dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hợp đồng thuê bến bãi chứa cát
(nếu có).”
Ngoài ra, với tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sạn cần phải thực hiện những
yêu cầu về quy trình kỹ thuật thăm dò trong khai thác cát, sạn theo quy định của Thông tư
01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá
làm vật liệu san lấp bao gồm các yêu cầu:
+ Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò
+ Yêu cầu kỹ thuật công tác thăm dò
+ Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng
+ Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng
+ Yêu cầu về công tác tính trữ lượng
+ Tuân thủ nội dung, hình thức trình bày các tài liệu của báo cáo thăm dò.

HƯƠNG II:

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC CÁT, SẠN HIỆN NAY TRÊN CẢ NƯỚC


1.

Tình hình khai thác cát, sạn trên cả nước
Tính đến tháng 06/2017, theo báo cáo(1) của 59/63 tỉnh, thành phố, các địa phương đã
cấp 659 giấy phép thăm dò và 707 giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông. Cả nước có 824
mỏ cát, sỏi được cấp phép. Tổng trữ lượng khai thác cát, sỏi đã phê duyệt là 651,516 triệu
m3. Một số tỉnh thành có trữ lượng khai thác đã phê duyệt lớn là Hải Phòng, Đồng Tháp, Gia
Lai, Nghệ An, Hưng Yên…
Số dự án nạo vét cửa sông, cửa biển, khu neo đậu tránh trú bão, khơi thông luồng hàng
hải, đường thủy nội địa… có tận thu sản phẩm cát được Bộ GTVT cấp phép là 90 dự án.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng khối lượng sản phẩm thu hồi từ các dự án nạo
vét, khơi thông luồng lạch nêu trên khoảng trên 200 triệu m 3 cát (gồm cả cát sông, cát san
lấp, cát nhiễm mặn).
Các cơ quan có thẩm quyền đã cấp hơn 500 giấy phép bến bãi kinh doanh, tập kết, trung
chuyển cát.
1() />
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 7/20



Theo thống kê từ 40/63 địa phương, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cát,
sỏi của các giấy phép khai thác và dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch đã phê duyệt
là 718,94 tỷ đồng. Các tỉnh có số tiến cấp quyền lớn như Thanh Hóa (104,32 tỷ đồng),

Hà Nội (87,648 tỷ), An Giang (85,85 tỷ đồng)…



Nhu cầu kinh phí để thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng hàng hải, cửa biển…
khá lớn trong khi ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 50% nên Bộ
Giao thông Vận tải đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thực
hiện kết hợp thu hồi sản phẩm (chủ yếu là cát) theo hình thức “xã hội hóa”.

Bên cạnh đó, hoạt động khai thát cát, sạn trái phép đang là vấn nóng của nhiều đại phương
trên cả nước, cụ thể:


Theo báo cáo(2) của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cả nước vẫn còn 20
địa phương đang tái diễn tình trạng khai thác cát trái phép.

Hình ảnh khai thác cát trên sông Đồng Nai


Theo báo cáo(3) của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công An), trong đợt cao điểm tấn công,
trấn áp tội phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép (từ ngày 30/03/201706/06/2017) đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 3282 vụ, bằng 75% tổng số vụ việc cả năm
2016, làm rõ và xử lý 925 đối tượng vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính trị giá 17.2
tỷ đồng. Tịch thu 32 tàu, thuyền hút cát và 22.902 m 3 cát, xử phạt hành chính trên 13 tỷ
đồng.

2() />3() />
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật



Trang 8/20

Hình ảnh xử lý nạn khai thác cát trái phép
Nai


Hình ảnh “cát tặc” trên sông Đồng

Đặc biệt, đầu năm 2017 dư luận xôn xao về hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng hoạt
động nạo vét, khơi thông nội thủy, cửa biển…để “xin” dự án, sau đó khai thác cát, sỏi
bán ra nước ngoài (Singapore và một số nước khu vực Đông Nam Á) sau khi Báo điện
tử Tuổi trẻ Online đăng các phóng sự phản ánh hoạt động này (4).

Hình ảnh tàu chở cát ra nước ngoài
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
2.

Đánh giá chung về thực trạng khai thác cát, sạn hiện nay
Nước ta là Quốc gia có hệ thống sông ngòi, nội thủy phát triển, với đường bờ biển dài
trên 3000 km. Đồng nghĩa với nguồn tài nguyên cát, sỏi phong phú với trữ lượng có thể khai
thác là rất lớn-là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, từ thực trạng khai thác cát, sỏi một cách tràn lan như hiện nay, nguồn tài
nguyên này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do hoạt động cấp phép dễ dàng, không có cơ
chế quản lý hoặc quản lý không hiệu quả của cơ quan chức năng trong việc đảm bảo sản
lượng khai thác, cũng như các tác động ảnh hưởng của hoạt động khai thác. Ở một số địa
4() />
Luật Môi trường


Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 9/20

phương còn tồn tại hoạt động bảo kê, có “bóng dáng” lực lượng chức năng, “nhóm lợi ích”
đằng sau doanh nghiệp, tổ chức khai thác.
Hoạt động khai thác cát trái phép, hay còn gọi là “cát tặc” diễn ra ngày càng công khai,
manh động, sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý. Cá biệt có
trường hợp “cát tặc” nhắn tin đe dọa, khủng bố Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khi có chủ
trương tạm dừng hoạt động khai thác trên địa bàn tỉnh.
Tình trạng lợi dụng hoạt động nạo vét, khơi thông nội thủy… không được quản lý,
hoặc có sự móc nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp gây thiệt hại lớn đến nguồn thu
ngân sách, thiệt hại kinh tế. Đặc biệt tình trạng xuất khẩu cát, sạn ra nước ngoài không kiểm
soát như hiện nay gây thất thoát lớn nguồn tài nguyên Quốc gia.
Tại hội thảo(5) về hoạt động khai thác cát,sạn trên cả nước ngày 03/07/2017, Phó thủ
tướng Trương Hòa Bình đánh giá:
"Với đà khai thác như hiện nay thì nguồn tài nguyên này (cát, sỏi) sẽ sớm cạn kiệt;
đồng thời gây ra nhiều hệ lụy khác như xói mòn, sạt lở bờ sông, làm thay đổi dòng
chảy tự nhiên, ảnh hưởng đến các công trình quan trọng, tác động xấu đến môi
trường, gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng người dân sinh sống xung quanh, gây
mất an toàn cho các phương tiện giao thông đường thủy, gây bức xúc dư luận..."
Đánh giá về ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát, sỏi hiện nay, PGS.TS Nguyễn Đình
Hòe (khoa môi trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) đã nhận xét (6):
"Khi khai thác cát quá mức sẽ gây xói lở bờ sông, đê điều. Bởi vì độ thủy lực của dòng
sông cân bằng với độ bồi tích, lúc này độ bồi tích của dòng sông bị mất thì động lực
nước sẽ cao lên. Vì vậy, sạt lở bờ sông, sạt lở đê điều, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu
Long là điều hiển nhiên. Bồi tích là nơi phát triển bùn dư thực vật, là nơi đáp ứng
thức ăn cho cá, là nơi làm tổ của động vật đáy… bây giờ khai thác thì hệ thống thủy

sinh cũng sẽ thay đổi.”
Như vậy, hoạt động khai thác cát, sỏi hiện nay trên cả nước đang ngày gia tăng cả về
hợp pháp và trái phép trước sự quản lý lỏng lẽo, hoặc là không thể kiểm soát của cơ quan
chức năng. Tình trạng gia tăng hoạt động này đã và đang đe dọa gây thiệt hại đến nền kinh
tế, hoạt động xây dựng, giao thông đường thủy và cuộc sống của sinh hoạt của người dân...
Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất các yếu môi trường xoay quanh hoạt động
này.
5(5) />6(6) />
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 10/20

3.

Đánh giá tác động của hoạt động khai thác cát, sạn đối với môi trường

3.1 Tác động tích cực đến môi trường
Dựa trên cơ sở lý thuyết, khai thác cát, sạn trong đúng trữ lượng cho phép, thực hiện
đúng báo cáo đánh giá tác động không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không nghiêm trọng đến
môi trường, vì đây là hoạt động nhầm mục đích nạo vét dòng chảy, khơi thông thủy lợi,
phục vụ giao thông vận tải đường thủy và nông nghiệp.
Dòng chảy rmang một lượng phù sa, cát mịn nhất định, lâu ngày sẽ hình thành cát bãi
cát đáy sông làm nâng cao lớp đáy lòng sông. Do đó, khai thác trong phạm vi cho phép
không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
.2


Tác động tiêu cực đến môi trường nước, hệ thống sông ngòi, kênh rạch và hệ sinh
thái thủy sinh

3.2.1 Sạt lở, xói mòn lòng sông
Khi lấy cát, sạn vượt quá lượng cát từ thượng du chuyển về sẽ gây xuất hiện hiện
tượng xói lòng sông hoặc lở bờ, hay cả hai hiện tường đồng thời xảy ra cùng lúc. Nếu bờ
tương đối ổn định, được kè giữ hoặc che phủ bởi cây cỏ, lòng sông sẽ xói mòn và hạ thấp
trước, đến mức nào đó mái bờ sông mất chân sẽ sập đổ, mặt cắt lòng sông mở rộng ra.
Hoạt động khai thác cát, sạn hiện nay không rải đều, chủ yếu tập trung ở một số điểm
thuận tiện vận chuyển, do đó những địa điểm này độ cao đáy sông đã hạ thấp xuống, gây sạt
lở mạnh bờ sông. Nếu xảy ra lũ lớn, chắc chắn sạt lở nghiêm trọng hơn và có thể đe dọa đến
an toàn của hệ thống đê điều, thủy lợi.
Theo đánh giá của Bộ tài nguyên và Môi trường, ngành và các địa phương, hiện đang
nổi lên tình trạng sạt lở hai bên bờ sông do ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát, sạn trước
đây, nghiêm trọng nhất là các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thống kê có
khoản 90 khu vực bờ sông, biển bị sạt lở dài 652 km; sạt lở nguy hiểm dài khoảng 34 km.
Đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo khoa học “Lũ lụt, ngập úng và sạt lở ở
ĐBSCL-Thực trạng và giải pháp” diễn ra vào ngày 16/06/2017 thì dự báo trong tương lai
tình trạng sạt lở, xói mòn tiếp tục diễn ra mạnh hơn nữa nếu không có biện pháp ngăn chặn,
kiểm soát hoạt động khai thác cát. Cụ thể là từ năm 2000 đến nay, do các công trình thủy
điện của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mê Kông đã giữ lại lượng lớn phù sa và cát trong
dòng chảy, theo số liệu nghiên cứu cho thấy sản lượng bùn cát từ thượng nguồn đổ về là
khoảng 30 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng cát, sạn khai thác ước tính sấp xỉ con số
này.

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật



Trang 11/20

Hình ảnh sạt lở bờ sông Vàm Nao, An Giang
Nguồn: Báo Người Lao Động
3.2.2 Động vật và hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái sông
Cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà còn có vai trò quan trọng trong kiến tạo
đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh, như thảm
thực vật ven bờ, thủy sinh động và thực vật lơ lửng trong dòng sông, hệ sinh vật đáy sông,
hệ sinh thái các cù lao và cồn cát.
Các hệ sinh thái sông quyết định chất lượng nước và môi trường sông. Hệ sinh thái
sông có nhiều dạng sinh vật cảnh tự nhiên, thay đổi từ cây rừng ven bờ sông, các bãi thủy
triều, giồng cát, cù lao giữa bãi sông, đầm lầy, các cửa sông cho đến vùng ngập lũ, các khu
trũng rộng hay các dải đất cao phù sa ven sông…đều thuộc lưu vực sông. Quá trình khai
thác cát, sạn tràn lan như hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các hệ sinh
thái cửa sông (nơi nước ngọt từ sông chảy ra biển, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy
triều,cũng như sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt), làm thay đổi chế độ hóa lý của
nước, do đó tác động gián tiếp tiêu cực đến hệ sinh thái sông.
Theo nghiên cứu của TS Vũ Ngọc Long- Viện trưởng Viện sinh thái học Miền Nam,
hiện tượng xâm ngập mặn, sụp lun ở các cửa biển ở khu vực Tây Nam Bộ hiện nay như Cà
Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… có nguyên nhân từ việc khai thác cát tận diệt.

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 12/20


Hình ảnh sụp lún bờ kè ven biển Gành Hào
Nguồn: Báo Dân Trí
3.2.3

Số lượng và chất lượng nước
Lòng sông bị hạ thấp, mức nước sông mùa kiệt bị hạ thấp theo, các kênh dẫn tưới ven
sông sẽ thiếu nước. Lòng sông bị hạ thấp còn dẫn đến mực nước ngầm 2 bên bờ sông bị hạ,
gia tăng tác động xấu của hạn hán; một số cây trồng ở 2 bên bờ có thể bị chết và tạo ra
những thay đổi đến hệ sinh thái.
Hạ thấp mực nước ngầm còn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước ngọt phục vụ
sinh hoạt của dân cư. Thực tế cho thấy việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông
Hồng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị hạ thấp và giảm mực nước.
3.2.4 Bồi đọng bùn cát
Khi lòng sông, bờ sông bị xói mòn, dòng chảy được bổ sung một lượng bùn cát nhất
định. Các hạt nhỏ, mịn được chuyển về hạ du và lắng đọng ở vùng dòng chảy yếu. Hiện
tượng này có thể ảnh hưởng đến vận tải thủy và trong một số trường hợp có thể làm nước lũ
dâng cao vùng đó.
3.2.5 Sinh hoạt của người dân, các công trình thủy lợi và các tác động khác
Thứ nhất, hoạt động khai thác cát, sạn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sạt lở,
xói mòn bờ sông gây ảnh hưởng trực tiếp và đe dọa nghiêm trọng đời sống của người dân
sinh sống quanh lưu vực sông.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long,
toàn khu vực có trên 260 điểm sạt lở bờ sông, tổng chiều dài 450 km 2, diện tích đất mất
khoảng 500ha/năm. Giữa tháng 04/2017, dư luận xôn xao về vụ sạt lở nhấn chìm 16 căn nhà
ở sông Vàm Nao, An Giang, ước tính thiệt hại lên đến gần 90 tỷ đồng.
Thứ hai, hoạt động khai thác cát,sạn làm hạ thấp đáy lòng sông, tăng áp lực nước…
dẫn đến làm lộ chân, móng các công trình xây dựng, cầu, kè, hệ thống đê điều thủy lợi…ảnh
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác

cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 13/20

hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân quanh lưu vực sông. Theo
nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay 1 số khu vực đáy lòng sông Hậu, sông Tiền hạ thấp
khoảng 1,3m, đe dạo ảnh hưởng đến hệ thống cầu bắc qua các sông này.
Thứ ba là hoạt động khai thác cát, sạn thông qua hình thức nạo vét cửa biển, bến tàu…
như hiện nay còn gây phá hủy hệ sinh thái cảnh quan trong khu vực khai thác, tác động
nghiêm trọng đến môi trường thủy sinh trong biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân
sống phụ thuộc vào khai thác, đánh bắt từ các hệ sinh thái ven biển.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác cát, sạn diễn ra tràn lan như hiện nay còn gây thiệt
hại cho nền kinh tế,chảy máu tài nguyên do cơ chế quản lý còn nhiều lỗ hỏng, ảnh hưởng
anh ninh trật tự xã hội do hoạt động của “cát tặc” ngày càng manh động và táo tợn.

.

Đánh giá hiệu quả quản lý của Cơ quan Nhà nước về hoạt động khai thác cát, sạn
Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép luôn là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong
nhân dân. Các cơ quan chức năng liên tiếp mở những đợt ra quân truy quét, ngăn chặn và xử
lý tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép với mục tiêu chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, sỏi,
thiết lập hành lang bảo vệ nguồn khoáng sản thiết yếu. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát,
sỏi trái phép vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiều khu vực. Tình trạng trên bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan trọng nhất từ lỗ hỏng của các quy định pháp luật và
hiệu quả của hoạt động quản lý các cấp, ngành, địa phương, cụ thể:


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có quy định
về việc lập, phê duyệt và thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác

khoáng sản đã ban hành, nhưng các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề
bất cập, cần được bổ sung hoàn thiện.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2008 đến nay Bộ và các tỉnh,
thành phố đã duyệt 1.420 dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền ký quỹ trên
1.360 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa quan tâm thực hiện.
Nguyên nhân là do vẫn chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về cải tạo, phục hồi môi trường
cho từng loại hình khai thác khoáng sản. Do đó, việc triển khai thực hiện theo các quy định
tại Quyết định số 18/2013 của Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn. Thủ
tục hành chính để rút khoản tiền mà chủ đầu tư đã ký quỹ phục hồi môi trường phức tạp,
nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường như đã cam kết và
cũng không lấy lại tiền ký quỹ.
Mặt khác, nhiều địa phương chưa thành lập được Quỹ Bảo vệ môi trường, gây khó
khăn cho việc ký quỹ và cho cả cơ quan quản lý nhà nước trong theo dõi tình hình ký quỹ,
cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản. Đồng
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 14/20

thời cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy mô, loại hình tổ chức và hoạt động của
Quỹ bảo vệ môi trường ở các địa phương. Vì vậy, các Quỹ bảo vệ môi trường tại các tỉnh
hoạt động không thống nhất, kém hiệu quả và chưa phát huy được vai trò hỗ trợ công tác
bảo vệ môi trường tại địa phương.
Theo quy định tại Nghị định 164/2016 NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản, theo tính toán của Nhóm dựa trên con số trữ lượng cát, sỏi đã được phê

duyệt khai thác thì mức phí bảo vệ môi trường mà các doanh nghiệp khai thác phải nộp là
khoảng 280 tỷ đồng. Mức phí này sẽ được địa phương giữ lại 100% để cải tạo, khắc phục
môi trường từ hoạt động khai thác, tuy nhiên trên thực tế Cơ quản thuế vẫn chưa thực hiện
tốt công tác đăng ký, kê khai, quản lý nguồn phí này, do đó gây thất thoát ngân sách và hơn
thế nữa là gây thiếu kinh phí cho địa phương trong công tác cải tạo, khắc phục môi trường
sau khai thác.


Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo quy định tại Nghị định 18/2015 NĐ-CP về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường thì
đối với dự án khai thác cát, sỏi, vật liệu san lấp mặt bằng có quy mô khai thác từ 50.000 m 3
vật liệu nguyên khai/năm trở lên và dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa
có khối lượng khai thác từ 50.000 m 3 trở lên sẽ phải làm báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Tuy nhiên, như đã đánh giá về tác động của hoạt động này đối với môi trường là vô
cùng nhạy cảm, quy định trên chưa có tính phổ quát thực tế, vì mỗi địa phương, mỗi khu
vực, mỗi khúc sông, cửa biển sẽ có sức kháng chịu khác nhau, 50.000 m 3 có thể phù hợp với
khu vực dòng chạy chậm, nhưng khu vực dòng chảy mạnh thì lại có thể đe dọa môi trường.
Hơn nữa, cơ quan quản lý cũng chưa giảm sát chặt chẽ việc thực hiện báo cáo đánh giá tác
động môi trường, bằng chứng là các vụ phát hiện vi phạm thì chủ doanh nghiệp hầu như
chưa thực hiện.


Việc quản lý hoạt động khai thác của Cơ quan chức năng chưa hiệu quả

Hoạt động khai thác diễn ra thời gian dài, ở đại bàn giáp ranh các địa phương. Do đó
các cấp cơ sở chính quyền địa phương còn buông xuôi, lõng lẽo, và đùn đẩy trách nhiệm
cho nhau, hoặc cho địa phương khác. Về công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu
tranh còn hạn chế.

Từ nhưng đánh giá trên, có thể thấy về các quy định của pháp luật trong quản lý hoạt
động khai thác cát, sạn còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ và sửa đổi phù hợp hơn với
tình hình thực tế các địa phương, cũng như đặc thù về tính chất tác động cao đến môi trường
của hoạt động này. Thứ hai từ phía cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự thể hiện vai trò giảm
sát hiệu quả, còn nhiều tiêu cực ở các địa phương.
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 15/20

Song trước tình hình nóng của hoạt động khai thác cát trái phép, Chính phủ đã ban
hành nhiều chỉ đạo yêu cầu thắt chặt quản lý giữa các Bộ ngành, địa phương. Đặc biệt, Thủ
tướng Chính phủ đã cho tạm dừng cấp phép tất cả các dự án nạo vét sông, luồng hàng hải đã
phần nào chấn chỉnh công tác quản lý, góp phần hạn chế tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đến môi trường.
.

Kết luận đánh giá chung
Từ những đánh giá, phân tích trên về hoạt động khai thác cát, sạn hiện nay cũng như
những tác động của hoạt động này đối với môi trường, có thể thấy hoạt động khai thác cát,
sạn trong một phạm vi cho phép không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bên
cạnh đó đây là hoạt động khai thác, cung cấp nguồn nguyên vật liệu rất quan trọng cho hoạt
động xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, qua đó là yếu tố lợi thế để phát triển đất nước so
với các nước khan hiếm nguồn tài nguyên này (Singapore hầu như phải nhập khẩu hơn 90%
cát xây dựng).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, do cơ chế quản lý của cơ quan Nhà nước
cũng như lợi nhuận cao từ hoạt động này mà trong những năm gần đây, tình trạng khai thác

cát, sạn trái phép, vượt quá sản lượng cho phép và chịu đựng của lòng sông ở một số địa
phương trên cả nước như Đồng Nai, Đaklak, Hải Phòng, các tỉnh lưu vực Đồng bằng sông
Cửu Long…diễn ra bùng phát mạnh cả về quy mô khai thác, sản lượng khai thác.
Hoạt động khai thác tràn lan nguồn tài nguyên này đã gây tác động xấu đến môi
trường như các vấn đề về sạt lở, xói mòn, phá hủy hệ sinh thái, nhiễm mặn…hơn nữa còn
gây cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Trong tình trạng nóng lên toàn cầu, theo cảnh báo của các chuyên gia thế giới, Việt
Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của hậu quả biến đổi khí hậu, đặc biệt là các khu vực
ven biển, đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, tác động từ hoạt động khai thác cát, sạn bữa
bãi như hiện nay, kết hợp tình trạng biến đổi khí hậu sẽ gây hưởng rất nghiêm trọng đến
nước ta.

CHƯƠNG III:

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG

Từ đánh giá về các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề khai thác cát, sạn bộc
lộ nhiều điểm yếu và thực tế triển khai, áp dụng pháp luật vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt là ở
cấp địa phương. Trước những bất cập đó, để hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu
quả quản lý, Nhóm đề tài xin đề xuất những kiến nghị như sau:
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 16/20




Các cơ quan ban hành nên liên kết phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra phương tiện
giao thông đường thủy, kiên quyết xử lý phương tiện hoạt động không có đăng ký,
đăng kiểm, các phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi quá tải, không có nguồn gốc
xuất xứ hợp pháp.



Rà soát các dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa; đối với
các dự án cấp bách, đúng quy hoạch, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về quy chuẩn kỹ
thuật của tuyến luồng và môi trường cho phép tiếp tục thực hiện.



Ngăn chặn tình trạng hợp thức hóa chứng từ đầu vào: Bộ Tài chính phải có biện pháp
quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát, sỏi xây dựng; ngăn chặn có
hiệu quả tình trạng mua bán, sử dụng bất hợp pháp, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối
với cát, sỏi xây dựng mua vào; chỉ đạo các đơn vị Thuế tăng cường phối hợp với các
cơ quan liên quan trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động khai thác
cát, sỏi trên địa bàn; có giải pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi và chống thất thu ngân sách nhà nước.



Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển,
kinh doanh cát, sỏi không rõ nguồn gốc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc không
khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép, kinh doanh cát, sỏi không rõ nguồn gốc xuất
xứ, không đảm bảo điều kiện kinh doanh.




Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường công tác
kiểm tra, yêu cầu các đơn vị khai thác cát chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật về thả phao, cắm mốc khu vực khai thác, thông báo niêm yết công khai thông tin
của mỏ về diện tích, số lượng tàu hoạt động... để các lực lượng chức năng và nhân dân
giám sát; kiểm tra toàn diện các bến, bãi kinh doanh tập kết vật liệu xây dựng trên địa
bàn; kiên quyết xử lý những bến, bãi lập sai quy định để lợi dụng tiêu thụ cát, sỏi trái
phép, không rõ nguồn gốc; phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh trong việc
quản lý khoáng sản nói chung và khai thác cát, sỏi lòng sông nói riêng; xử lý nghiêm
các tụ điểm khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép; kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập
kết cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn.



Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân hoạt
động khai thác cát, sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân và trách
nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi thu
mua cát, sỏi trái phép.
Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 17/20



Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với những đối tượng khai thác trái phép vì

mức tiền phạt hiện nay là quá ít so với mức lợi nhuạn các cát tặc thu lại được, vì vậy
điều đó hoàn toàn không ảnh huwongr gì tới việc các cát tặc bỏ đi miếng mồi ngon



Hoàn thiện và điều chỉnh pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể
hơn về việc khai thác như thế nào thì gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
để từ đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự , nâng cao tính răn đe đối với những đối
tượng đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật



Lực lượng và các cơ quan chức năng của các tỉnh giáp ranh cần liên kết, phối hợp với
nhau trong việc phòng chống tội phạm. Ví dụ như có người khai thác cát trái phép ở
tỉnh A thì sau khi lực lượng và cơ quan ở tỉnh A truy đuổi cần ngay lập tức báo cho cơ
quan ở tỉnh B ( tỉnh giáp ranh giới) hỗ trợ và truy đuổi đối tượng đó để có thể dễ dàng
hơn trong việc tóm gọn cát tặc. Vì phần lớn các khu vực khai thác cát sạn là vùng sông
giáp ranh giữa các tỉnh với nhau



Đánh mạnh vào việc xử lý và phạt đối với các cơ quan chức năng ở địa phương đó để
những người đứng đầu có trách nhiệm hơn, làm việc khắt khe nghiêm túc hơn, tránh
việc lợi ích nhóm và kiểm soát được tình hình một cách chặt chẽ hiệu quả hơn.



Doanh nghiệp nạo vét, khơi thông dòng chảy phải được công khai trên cổng thông tin
điện tử của địa phương và gắn định vị cho các phương tiện khai thác này.




Cắm biển sơ đồ dự án ở điểm đầu, cuối để người dân tham gia giám sát, nếu khai thác
sai phải xử lý nghiêm.



Với các tàu chở cát thì phải có hợp đồng vận chuyện, với bãi tập kết…



Đối với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy: Nếu để xảy ra tình trạng khai thác
cát trái phép thì phải chịu trách nhiệm. Tránh để xảy ra tình trạng người dân, báo chí
thường xuyên phản ánh về vấn đề khai thác cát sỏi trái phép mà vẫn để vi phạm tái
diễn".

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 18/20

KẾT LUẬN

Qua những nội dung dung tìm hiểu và nghiên cứu mà Nhóm đã trình bày cụ thể trong
bài tiểu luận, chúng ta có thể thấy được thực trạng khai thác cát, sạn hiện nay diễn ra khá
phức tạp, tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Từ thực trạng đó, qua những đánh giá về mức độ ảnh
hưởng của hoạt động này đối với các yếu tố của môi trường như đã phân tích tại Chương II

của bài tiểu luận này, chúng ta càng hình dung rõ ràng, toàn diện hơn về mối đe dọa của
hoạt động khai thác cát, sạn đang ngày càng ngày tàn phá hệ môi trường như thế nào ?
Bên cạnh những đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát, sạn. Nhóm
chúng tôi đã tìm hiểu về các quy định của pháp luật về vấn đề này, từ đó đã phát hiện ra
những bất cập trong quy định cũng như hiệu quả áp dụng quy định từ các cấp địa phương
vẫn chưa thực sự hiệu quả và đề ra những giải pháp hoàn thiện hơn quy định pháp luật về
hoạt động khai thác cát sạn.
Với mong muốn mang đến cho các bạn một cái nhìn toàn cạnh nhất về ảnh hưởng của
hoạt động khai thác cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Nhóm đã
khai thác nhiều vấn đề xoay quanh, do đó không thể tránh khỏi những phần có thể rộng so
với đề tài, song đánh giá của Nhóm là cần thiết.
Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 19/20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ Môi Trường năm 2014;
2. Luật Khoáng sản năm 2010;
3.Nghị định 158/2016 Hướng dẫn Luật Khoáng sản năm 2010;
4.Thông tư 01/2016/TT-BTNMT Thông tư quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát,
sỏi sỏi lòng sông và vật liệu đất, đá san lấp;
5. Chỉ thị số 03/CT-TTg Chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp
luật về khoáng sản.


Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Trang 20/20

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN

1.Tạ Quốc Đương
2. Huỳnh Nguyễn Bảo Nghiêm
3.Nguyễn Thị Thúy Vi
4.Nguyễn Thị Việt Hằng
5.Nguyễn Thị Uyên
6.Phan Thị Hồng Thương
7.Trần Thảo Uyên
8. Phan Thị Thu Hương

Luật Môi trường

Đánh giá mức độ tác động của hoạt động khai thác
cát, sạn đối với môi trường và kiến nghị hoàn thiện pháp luật



×