MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt
Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi
năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế
Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn
là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược
người Pháp giữa thế kỷ 19.
Thời Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học của lẫn cả Triều
Đình và của dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức sau khi
đã thanh lập quốc sử quán. Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán
văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác
phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Ở miền Nam Việt
Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương mới với nhiều nét độc đáo riêng so
với các vùng cũ[85]. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư
tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập
đến.Bên cạnh đó, Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một
số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung
đình Huế, Quần thể di tích Cố đô Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. Giáo sư sử
học Việt Nam Phan Huy Lê nhận xét rằng:“ Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để
lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những
giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy.
Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ; hệ thống giáo dục, kho
lưu trữ châu bản; hàng ngàn đình, chùa miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí
Bắc... Nhiều di sản trong số này có thời kỳ dài bị lãng quên và bị coi như một
thứ"tàn dư của phong kiến thối nát". Đó là điều mà ngành du lịch Huế nói riêng
và du lịch Việt Nam nói chung cần tiếp tục khám phá và thấu hiểu những giá trị
quý báu của văn hóa Nhà Nguyễn để khai thác tốt hơn.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu với
du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa đặc trưng của văn hóa
1
Nhà Nguyễn , đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa Phật
giáo Huế, từ đó thúc đẩy việc khai thác những giá trị này, nhóm em đã chọn đề
tài :” Phân tích giá trị văn hóa đặc trưng của văn hóa Nhà Nguyễn. Khai thác giá
trị văn hóa đó trong kinh doanh du lịch” làm đề tài thảo luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc trưng của văn hóa nhà Nguyễn,
để nắm bắt, hệ thống hóa những giá trị về văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chính
trị, từ đó kết nối với phát triển du lịch, nghiên cứu thức trạng khai thác các giá
trị văn hóa nhà Nguyễn trong đời sống và trong du lịch.
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng khai thác hiện nay, nhóm em đã tiến hành
phân tích tổng hợp, rút ra kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa nhà Nguyễn phục vụ một cách có hiệu
quả vào sự phát triển du lịch tại Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn (1802-1945) là vương triều cuối cùng của thời đại quân chủ Việt
Nam. Với tất cả 13 đời vua, khởi đầu từ Gia Long và kết thúc với Bảo Đại, thời
Nguyễn có thể chia ra làm hai giai đoạn : thời Nguyễn Sơ (1802-1883) và thời
Nguyễn Mạt - thuộc Pháp (1885-1945). Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn
Ánh lên ngôi, niên hiệu Gia Long, vẫn đặt kinh đô tại Phú Xuân (thành phố Huế
ngày nay), đặt quốc hiệu là Việt Nam (1804-1838) rồi Đại Nam (1838-1945).
Cương vực nước ta thời Nguyễn tương đương với phần lớn lãnh thổ Việt Nam
ngày nay.
Thời kỳ Nguyễn Sơ đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của 80 năm văn hóa
PhúXuân trong nhiều lãnh vực.
Sông Hương đã được nhiều người xem như là một dòng sông thơ, một dòng
xanh văn hóa, và xin được dùng một hình tượng lãng mạn để gọi dòng sông êm
đềm là người tình muôn thuở của đế đô Phú Xuân-Huế. Quả thật, sông Hương
rất diễm lệ. Tự bao đời Hương vẫn lững lờ trôi qua những xóm làng, những nhà
vườn xinh tươi, từ làng Nguyệt Biều tới cửa Thuận An. Hương là bản giao
hưởng xanh giữa trời và nước, điểm xuyết bằng mảng đỏ hoa phượng, mảng
trắng nón bài thơ và tà áo dài nữ học sinh dập dìu trên những nẻo đường, nhịp
cầu, bến nước.
Kinh thành Phú Xuân-Huế, chốn "thần kinh". Đại Nam nhất thống chí đã
dành những lời đẹp đẽ và trang trọng để nói về kinh thành Huế:
"Đây là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng cân phân giữa miền Nam
2
miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thủy có cửa Thuận An,
cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ có đèo Ngang với ải Hải Vân chặn ngăn, sông
lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuộn, hổ ngồi, hình thế vững
chãi, ấy là do trời đất xếp đặt thật xứng là thượng đô của nhà vua".Các cụm kiến
trúc chính trên địa bàn kinh thành là Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, khu Lục Bộ,
Khâm Thiên Giám, viện Thương Bạc, lầu PhuVăn, đình Nghinh Lương…
Trung tâm của kinh thành là khu Đại Nội với gần 140 công trình kiến trúc,
được xây dựng và trang trí độc đáo : cửa Ngọ Môn, điện Thái Hòa, cung Diên
Thọ, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, thư viện Thái Bình Ngự
Lãm,nhà hát Duyệt Thị…
Nằm ngoài kinh thành là đàn Nam Giao, Hổ Quyền, Văn Miếu, Võ Miếu, điện
Hòn Chén và hàng chục ngôi chùa cổ kính mà nổi tiếng nhất là chùa Thiên Mụ
được xây dựng từ 1061.Xa xa ở phía Nam sông Hương là quần thể các lăng tẫm
của sáu vua Nguyễn từ Gia Long tới Khải Định, một thành tựu rực rỡ của nền
kiến trúc truyền thống Việt Nam.Giữa thế kỷ 19, vua Thiệu Trị (1841-1847) đã
từng gọi Phú Xuân là chốn Thần Kinh, sau đó người Phápđã dịch ra là
LaMerveileuse Capitale.
Cơ quan khoa học nhân văn quan trọng nhất thời Nguyễn là Quốc Sử Quán,
được thành lập từ 1821, với những công trình quan trọng hàng đầu là:
-Đại Nam thực lục : 560 quyển
-Đại Nam liệt truyện 85 quyển
-Đại Nam nhất thống chí 45 quyển
-Khâm định Việt sử thông giám cương mục 53 quyển : trên 4000 trang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các giá trị văn hóa đặc trưng của
văn hóa Việt Nam thời kì nhà Nguyễn như tôn giáo, tín ngưỡng , ẩm thực khoa
học kỹ thuật, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và thực trạng khai thác những giá
trị này trong kinh doanh du lịch.
Còn phạm vi nghiên cứu của đề tài đi sâu vào tìm hiểu không gian văn hóanghệ thuật và đời sống xã hội dưới triều Nguyễn .
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết đã vận dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
3
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng
trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn
khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có
những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
nhằm có một cái nhìn tổng quan nhất về loại tài nguyên giá trị này.
Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp
định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các
yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu;
việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ
sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các định hướng và giải pháp phát
triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bố cục của
bài thảo luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Đặc trưng của văn hóa Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Chương II: Khai thác giá trị văn hóa thời Nguyễn trong kinh doanh du lịch.
Chương III: Kết nối tour du lịch : Hà Nội_Huế_Hà Nội.
Chương IV: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trj văn hóa thời
Nguyễn.
4
Chương I: Đặc trưng văn hóa trong văn hóa Việt Nam dưới triều
Nguyễn.
1.
Tôn giáo, tín ngưỡng thời nhà Nguyễn.
a, Tư tưởng nho giáo thời nhà Nguyễn: Nho giáo dưới triều Nguyễn giữ vị trí
độc tôn
Về Nho giáo Nhà Nguyễn tuyên dương “Nhân trị” và “Đức trị”. Do vậy, nhà
Nguyễn muốn xây dựng chính trị theo đạo nhân, giáo dục đức hoá, gây phong
tục, coi đó là một ưu điểm lớn trong việc trị đạo của nhà Nguyễn. Đồng thời,
cùng với việc thi hành đường lối chính trị “Đức hoá”, nhà Nguyễn cho ban Tư
hành bộ “Hoàng triều luật lệ “(tức bộ Luật Gia Long). Kiên định sùng bái hệ tư
tưởng Tống - Nho và chủ nghĩa giáo điều, khước từ cải cách, duy tân, thực hiện
chính sách bài ngoại cô lập, khủng bố đạo Gia Tô, có thể nói, đây là những nội
dung cơ bản của sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn. Đường lối “trọng
vương kinh bá” hay mối quan hệ giữa “nghĩa và lợi”, có thể nói, là đường lối cơ
bản trong trị đạo của nhà Nguyễn. Nho giáo vốn dĩ đề cao vương đạo. Triều
Nguyễn đã sử dụng đường lối này trong việc cai trị, cải hoá các phong tục tập
quán, đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục và cho rằng, giáo dục cải hoá là
phương thức hiệu quả nhất so với việc đàn áp bằng vũ lực.
Vương triều Nguyễn được thành lập vào đầu thế kỷ XIX. Các vua Nguyễn đã
ra sức xây dựng và củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế lấy Nho giáo
làm bệ đỡ hệ tư tưởng, nói cách khác, là làm nền tảng ý thức hệ cho chế độ
phong kiến trung ương tập quyền. Sự suy thoái đó được biểu hiện trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Mục đích của triều Nguyễn về khôi phục Nho giáo, đưa
nó lên địa vị độc tôn, tức là địa vị “chính đạo” được thể hiện rõ ràng từ vị vua
đầu tiên là Gia Long đến Tự Đức. Nhà Nguyễn đã thực hiện những biện pháp
nhằm củng cố, phát triển Nho giáo và đồng thời hạn chế sự phát triển của các
tôn giáo khác, chẳng hạn các chùa quán bị đổ nát mới cho phép sửa chữa, không
được phép làm mới
. Nho giáo dưới thời vua Gia long :Hoạt động lập pháp nhằm duy trì trật tự
xã hội và kỷ cương phép nước được xem là công việc hệ trọng nhất của các bậc
vua chúa. Đi đôi với việc củng cố bộ máy nhà nước, Gia Long rất coi trọng hình
luật, từ đó ông chỉ thị biên soạn bộ luật của triều Nguyễn gọi là Hoàng triều luật
lệ. Việc làm luật tuy dựa trên tinh thần đức trị kết hợp với pháp trị, không lệch
bên nào, song như chỉ dụ nêu trên rõ ràng là thiên về mặt pháp trị nhiều hơn, bởi
5
vì: “điều nghiêm cấm mạnh như sấm sét”.Và vã có vua Gia Long đã có sự kế
thừa những sản phẩm mà Nho giáo mà các triều đại trước đã làm được bên cạnh
đó ông cũng mở rộng, xây dựng nhiều đền miếu, văn miếu để củng cố giáo lý ,
lấy nho giáo làm hệ tư tưởng. Năm 1804 Gia Long cho xây dựng thái miếu để
thờ cúng tổ tiên dòng họ Nguyễn. Nho giáo thời này còn thể hiện ở việc thờ
cúng tổ tiên và các anh hung
. Nho giáo thời vua Minh Mạng: Nho giáo ngày càng được củng cố và thể
hện khá rõ. Trong đời sống tinh thần cũng như vật chất, ông chăm lo đến đời
sống của người dân, là một triều đại phát triển, nhân dân được sống ấm no hạnh
phúc là nhờ ơn đức lớn của vua dưới hệ tư tưởng nho giáo. Đặc biệt dưới thời
vua Minh Mạng nền khoa cử có những bước phát triển, lấy nho học làm nền
tảng dung nó để tuyển chọn hệ thống quan lại và tổ chức kì thi nhằm tìm ra nhân
tài cho đất nước.Đến năm 1825 vua Minh Mạng ra lệnh cho bộ lễ lập danh sách
những người có công lao ở các đình, chấn và lập đền thờ họ ở các địa phương.
Thờ thành hoàn làng ở đình làng là đặc trưng tín ngưỡng độc đáo của người
Việt.
. Nho giáo thời vua Thiệu Trị: Đã tiếp tục và phát triển nho giáo trong bình
diện ý thức quan hệ của mình. Việc sử dụng nho giáo trong các hệ thống tôn
giáo làm tư tưởng cho việc xây dựng và củng cố vương quyền của mình. Ngoài
việc áp dụng nho giáo vào xây dựng cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, cũng như trong chính trị và giáo dục.
. Nho giáo thời vua Tự Đức: Nho giáo càng được đề cao và là người chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của nho học. Giữa nho giáo và hệ thống thi cử có mối quan
hệ mạnh, vua không chỉ đề cao nho giáo trong việc tổ chức xã hội, cho cá nhân
mà còn coi nho giáo là nội dung học tập chính và quan trọng, là một phương tiện
khái niệm học thuyết để tiến than “ tu thân, trị quốc, bình thiên hại”
Như vậy: là một triều đại trọng dụng nho giáo, lấy nho giáo làm tư tưởng độc
tôn. Đứng trước sự hiện diện của tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt
Nam ở đầu thế kỷ XIX, các vua triều Nguyễn đã có một thái độ ứng xử thích
hợp, hài hoà. Một mặt, nhà nguyễn vẫn đề cao nho giáo, lấy nho giáo làm hệ tư
tưởng chính thống của mình, song mặt khác các vua triều nguyễn vẫn tôn trọng,
duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khéo kết hợp nội dung của nho giáo với tín
ngưỡng truyền thống.
6
b, Thiên chúa giáo trong thời nhà Nguyễn
Triều Gia Long (1802 - 1819) : Trong các vua triều Nguyễn ở thời kỳ tự chủ ,
Gia Long là người rất có thiện chí với Thiên chúa giáo nhưng ông vẫn chủ
trương bảo vệ Nho giáo và nghi lễ thờ cúng tổ tiên; ông cũng cho rằng địa ngục,
thiên đàng của luận thuyết Thiên chúa giáo là sự dị đoan chỉ làm mê hoặc, quyến
rũ những người thiếu hiểu biết . Nhưng quan điểm của vua Gia Long cho rằng
người theo Thiên chúa giáo cũng là công dân nếu họ không tin tưởng vào thờ
cúng tổ tiên và các thần linh thì cũng không nên cấm đoán họ. Không một lệnh
cấm đạo nào được ban hành dưới thời Gia Long, các giáo sĩ đều cho rằng đây là
giai đoạn thuận lợi cho việc truyền giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, Gia Long vẫn
thấy nguy cơ về mất chủ quyền mỗi khi cơ hội đến với phương Tây thông qua
con đường bảo vệ đạo Thiên chúa nên ông căn dặn người kế vị (Minh Mạng)
không nên đối xử phân biệt giữa các đạo Nho, Phật, Thiên chúa giáo. Việc
khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến động xã hội và gây ra thù
oán trong nhân dân; đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua.
Triều vua Minh Mạng : Năm 1824, chính phủ Pháp cử J. B. Chaigneau sang
Huế để duy trì hoạt động ngoại giao có từ thời Gia Long . Năm đó, có một tàu
Pháp đến Đà Nẵng mang thư và lễ vật của vua Pháp gửi đến vua Minh Mạng
nhưng bị Minh Mạng từ chối, một số giáo sĩ nhân đó trốn lên được đất liền để
truyền giáo. Năm 1831, chính phủ Pháp cử một tàu đến Huế đặt lại quan hệ
ngoại giao nhưng bị vua Minh Mạng cự tuyệt . Những động thái đối ngoại đầy
kiêu kỳ này của Minh Mạng đã gây sự phản ứng cho nhiều giới chức Pháp. Năm
1832, Minh Mạng ra dụ: “Cái thuyết thiên đường, tóm lại chỉ là chuyện hoang
đường, không có bằng chứng. Hơn nữa nếu không kính thần minh, không thờ
tiên tổ thì rất trái với chính đạo. Những việc trái luân lý, hại phong hóa, điều ấy
kể ra còn nhiều, thực đã phạm đến pháp luật. Đạo ấy quy là tà đạo hơn đạo nào
hết”
Triều Thiệu Trị (1841 - 1847): Dưới thời Thiệu Trị, nhà vua vẫn duy trì chính
sách cấm đạo được ban hành từ thời Minh Mạng nhưng không tỏ ra tích cực như
triều vua trước. Phần lớn các giáo sĩ bị bắt đều được Thiệu Trị cho lãnh án “trảm
giam hậu” (tội chết nhưng giam đợi xét), rồi cuối cùng cũng được trả tự do. Đối
với các quan theo đạo nhà vua kiên trì thuyết phục tạo cho họ có cơ hội bỏ đạo
đó là trường hợp quan thủ ngự Hồ Văn Dường ở tỉnh Đồng Nai đã tự nguyện bỏ
đạo bằng cách bước qua cây Thánh giá nhưng vẫn chưa chịu dự lễ tế thần ở
miếu Kỳ , trình nhà vua xem xét1F 12. Năm 1841, các giáo sĩ Miche, Duclos,
Galy, Berneux và Charries bị bắt và bị kết án tử hình nhưng Thiệu Trị không cho
7
thi hành án. Năm 1843, tàu chiến Pháp Héroine tự tiện đến Đà Nẵng, thuyền
trưởng Felix Favin Lévecque yêu cầu triều đình Huế thả các giáo sĩ trên. Thiệu
Trị chấp thuận và trao các giáo sĩ cho viên thuyền trưởng nói trên; tàu Pháp rời
cảng Đà Nẵng ngày 16-3-1843
Triều Tự Đức (1848 - 1883): Những áp lực quân sự và ngoại giao của Pháp
đã đưa đến những sóng gió dưới triều đình Tự Đức đã gây ra nhiều biến cố trong
giáo hội Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Giai đoạn 1848 - 1862 là thời kỳ khốc liệt
trong cuộc chiến Việt - Pháp không cân sức cũng là thời kỳ sát đạo gay gắt của
triều đình Huế với các nhà truyền giáo và giáo dân. Năm 1848, lúc mới lên ngôi
vua, Tự Đức đã phê duyệt lệnh cấm đạo: “Phàm những đạo trưởng Tây Dương
đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho
300 lạng bạc. Còn người đạo trưởng Tây Dương ấy do quan sở tại xét hỏi rõ
ràng lý lịch , lập tức đem việc dâng tâu, cho đem đích thân nạn nhân ấy ném
xuống biển . Còn những đạo trưởng và bọn theo đạo là người nước ta, xin do các
nha lại xét việc hình hai, ba lần mới báo cho biết tội, nếu họ biết hối cải bỏ đạo
bước qua cây giá chữ thập thì thả ra ngay. Người nào không chịu nhảy qua cây
giá chữ thập thì người đạo trưởng cũng nên xử tử, các con chiên theo đạo hãy
tạm thích vào mặt , đuổi về cho vào sổ dân. Nếu họ biết hối cải thì cũng cho đến
quan để trừ bỏ thích chữ ấy đi.
Như vậy: Chính sách cấm đạo của các vua Nguyễn là một trong những nguyên
nhân để liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh vào Đà Nẵng (1858) và cũng là một
trong những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của triều đình Tự Đức trong cuộc
chiến chống Pháp vào thế kỷ XIX.
Chính sách đối với Thiên chúa giáo có liên quan trực tiếp đến chủ quyền và
vận mệnh dân tộc là một sai lầm của triều Nguyễn để cả dân tộc phải trả giá
bằng máu xương và sự sĩ nhục là bài học muôn thuở để các thế hệ Việt Nam tìm
cho mình một chính sách tôn giáo đúng đắn , phù hợp trong từng giai đoạn lịch
sử và bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế khác nhau.
c, Phật giáo dưới triều Nguyễn
Triều nguyễn sau khi xây dựng được vương triều của mình rất chú tâm phát
triển tôn giáo truyền thống như phật giáo, ấn độ giáo,… trong đó nổi bật hơn cả
là ảnh hưởng tâm linh trong đời sống các vua thời nhà Nguyễn.
8
Phật giáo là tôn giáo lớn có sức lan toả rộng đặc biệt là các nước Châu á trong
đó có Việt Nam, Huế là một trong ba trung tâm phật giáo lớn của cả nước, chịu
ảnh hưởng sâu đậm văn hoá,lối sống
Dưới triều Nguyễn phật giáo được truyền bá rộng rãi, nhiều chùa ở Huế và
được trùng tu, khởi tạo. Dù đề cao Nho giáo nhưng phật giáo cũng được các vua
Nguyễn quan tâm như là biện pháp để thu phục nhân tâm. Nói tới phật giáo triều
Nguyễn không thể không nhắc tới hệ thống chùa chiền đã được các vua Nguyễn
cho xây dựng mới hoạc trùng tu cải tạo chùa Diệu Đế, chùa Tư Hiếu,.. Đặc biệt
là chùa Thiên Mụ ngôi chùa đã trở thành biểu tượng kinh thành Huế
Chùa Thiên Mụ ( còn gọi là chùa Linh Mụ) được chúa Nguyễn Hoàng xây
dựngvào năm 1661. Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc phật giáo cũng được nâng
cao
Tiểu kết: Như vậy đời sống tín ngưỡng của mình, tôn giáo chiếm một vị trí khá
lỡn trong đời sống của các vua Nguyễn. Tôn giáp không chỉ mang lại sự uy
nghiêm độc tôn cho các vị vua mà còn là công cụ cho các vị vua cai trị vương
quyền của mình.
2. Ẩm thực
"Đối với Huế, ăn uống cũng là một loại hình văn hoá" và chia ẩm thực Huế làm
hai hệ, ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian. Thật ra, ẩm thực cung đình
cũng là ẩm thực dân gian được nâng cao lên, và đến lượt ẩm thực cung đình
ảnh hưởng trở lại làm thay đổi chất lượng của ẩm thực dân gian bởi đầu bếp
cung đình cũng là những người khéo tuyển mộ từ dân gian
*Ẩm thực cung đình
9
Yến tiệc cung đình – đỉnh cao ẩm thực Huế
Trong cung đình, việc tổ chức các món ăn trong mỗi bữa thành một "phương
thang" để vừa bổ dưỡng, vừa trị bệnh là trách nhiệm của viện Thái Y.
Thành lập năm 1802, "Nội Trù thuyền" trực thuộc vệ Thị Nội do bộ Binh quản
lý, năm 1808 cơ quan này đổi tên là "Tư Thiện đội" và năm 1802, dưới
triều Minh Mạng gọi là "Thượng Thiện đội" là một bộ phận chuyên lo việc bếp
núc, từ mua sắm thức ăn, nấu nướng, chuẩn bị bát đĩa, tăm, thìa cho bữa ăn của
vua và cúng giỗ của hoàng gia. Nhân viên đội Thượng Thiện có khoảng 50
người, phải chịu nhiều "điều cấm" để bảo đảm an toàn trong việc ăn uống và đặt
dưới sự giám sát của viện Thái Y.
Bên cạnh đội Thượng Thiện, trong cung còn có viện Thượng Trà chuyên trách
việc cung cấp đồ uống cho vua và cúng giỗ của hoàng gia.
Vua Gia Long được ghi nhận là ăn uống giản dị nhất "nhà vua không bao giờ
uống rượu, bữa ăn chỉ gồm ít thịt, cá, cơm, rau, bánh, trái. Khi vua ăn không ai
được ngồi cùng, kể cả hoàng hậu". Một số món ngự thiện đã được đưa vào ca
Huế qua điệu Nam Ai, liệt kê gồm: nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò, trứng
gà lộn, khum lệt, xào lươn, bó sò trâu. Chiên cua gạch, hầm câu, cao lầu, kho
tàu, thịt quay, dưa gia, kiệu thịt phay, gầm ghì, măng cày. Hon hôn, nướng sẻ,
um cò, tao sò, mực trộn, gân chân vịt, giò nai, cháo hải sâm. Kim châm, da bì,
bánh mì tây.... Địa phương Huế còn có loại "gạo de An Cựu" dành để tiến vua.
10
Ngoài những món chế biến từ nguyên liệu mua từ các chợ kinh kỳ, một số đặc
biệt quý hiếm hay lạ do địa phương khác cống nạp. Ở ngoài Bắc thì có
giống nhãn tiến từ Hưng Yên. Bát trân là tám món quý gồm yến sào (tổ chim
yến), hải sâm (đỉa biển), bào ngư (cửu khổng), hào xi, lộc cân (gân nai), tê bì
(da tê giác), hùng chưởng (tay gấu)...
*Ẩm thực dân gian
Một tô "bún bò giò heo"
Bánh bột lọc
Ẩm thực dân gian Huế và ẩm thực cung đình Huế có những nét tương đồng
bởi những người đầu bếp của hoàng cung cung xuất. Ẩm thực dân gian Huế và
ẩm thực cung đình Huế có những nét tương đồng bởi những người đầu bếp của
hoàng cung cung xuất thân từ dân gian mà ra và các nguyên liệu ở nội trù cũng
được mua ngoài phố chợ trừ một vài loại quý hiếm. Ở nông thôn, đa số là gia
đình lao động trên đồng ruộng hay bách nghệ, người dân tuy cần chất lượng hơn
mỹ thuật, bữa ăn thường ngày đơn giản là cua đồng, cá ruộng, rau vườn tuy
nhiên khi cần thanh nhã như tiệc, kỵ giỗ...thì đầu bếp vẫn có thể thực hiện những
món ăn tinh xảo.
11
Ngoài những nét đặc trưng tổng quát của ẩm thực Việt Nam ẩm thực dân gian
Huế mang những đặc trưng riêng, nổi bật. Một là tính đa dạng, trên mỗi bữa ăn
thường với nhiều chất liệu thịt, cá, rau quả và được thể hiện qua nhiều món như
canh, kho, luộc, nướng, xào, hấp...Hai là tính mỹ thuật, dù giàu nghèo, mâm
cơm bao giờ cũng sắp xếp gọn gàng, tươm tất trên bàn, trên phản, chõng hay
trên chiếc chiếu trải giữa nhà; lễ tiệc phải chú ý bày biện, phối hợp màu sắc của
các thực đơn để hấp dẫn người ăn. Thứ ba là tính tập thể, tất cả các món đều
được bày ra hết, nhất là trọng kỵ giỗ và có thể chúng được bày chồng lên nhau,
mỗi mâm cỗ dành cho nhiều người. Thứ tư là tính tinh tế và ngon lành, kế cả
món mặn lẫn món chay, và để thu hút thực khách, người Huế thường đặt tên cho
món ăn những tên gọi đầy hoa mỹ
Đến Huế ngoài hệ thống cung đình lăng tẩm triều Nguyễn, du khách sẽ có dịp
được thưởng thức vô vàn các món ăn ngon nơi đây. Từ các món ăn cầu kỳ theo
kiểu vua chúa đến các món dân dã thôn quê, người Huế đã biến ẩm thực thành
một thứ "tinh hoa" mà không nơi nào có được. Như một số đặc sản cơm hến,
bún bò huế, bánh bèo, bánh ướt thịt nướng, bánh khoái, và các lọi bánh khác như
bánh in, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh xu xê, tôm chua, các lọai chè Huế nổi
tiếng ngon và lạ.
3. Tình hình chính trị
a.Gia Long Hoàng Ðế (1802-1819)
*Đối nội
Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn của một quốc gia thống nhất, Gia Long
phải quyết định rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có một địa bàn
thống trị rộng lớn từ Bắc chí Nam. Ðể tránh lộng quyền, ngay từ đầu vua bãi bỏ
chức vụ Tể tướng. ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hội, Lễ, Binh, Hình, Công
do các Thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham tri Tả hữu thị lang giúp việc.
Quản lý một đất nước thống nhất kéo dài từ Lạng Sơn đến Hà Tiên đối với Gia
Long lúc đó là hoàn toàn mới mẻ. Gia Long cho tổ chức lại các đơn vị hành
chính từ Trung ương xuống cả nước chia làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở
ra gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn); Từ Bình Thuận trở
vào gọi là Gia Ðịnh thành gồm 5 trấn; ở quãng giữa là các trấn độc lập: Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Ðịnh, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận; đất
kinh kỳ đặt 4 doanh: Trực Lệ Quảng Ðức doanh (tức Thừa Thiên), Quảng Trị
doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Cai quản Bắc thành và Gia
Ðịnh thành có Tổng trấn và Phó tổng trấn. Mỗi trấn có Lưu trấn hay Trấn thủ,
12
Cai bạ và Ký lục. Trấn chia ra phủ, huyện, châu có trên một lãnh thổ thống nhất,
các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.
Quản lý đinh khẩu, ruộng đất và thuế khoá áp dụng theo mẫu hình thời Lê sơ
nhưng được thực hiện trên quy mô lớn hơn, có quy củ hơn. Ðáng chú ý là việc
làm sổ ruộng (địa bạ) dưới thời Gia Long được tiến hành nhất loạt, có quy mô
toàn quốc. Các làng xã phải lập sổ địa bạ ghi rõ từng loại ruộng đất, diện tích, vị
trí, công, tư... chép thành 3 bản nộp lên bộ Hộ. Bộ đóng dấu kiềm, lưu một
quyển, tỉnh giữ một, xã giữ một. Năm năm làm lại địa bạ một lần. Ðến nay còn
lưu giữ khá đủ toàn bộ địa bạ Gia Long của các trấn, doanh cả nước. Trên cơ sở
điều tra kê cứu địa chỉ các địa phương. Cả nước gồm 4 đại hình sông núi, cầu
quán, chợ búa, phong tục, thổ sản... năm Bính Dần (1806), vua Gia Long sai
biên soạn và ban hành bộ "Nhất thống đại dư chí" gồm 10 quyển.
Năm ất Hợi (1815) bộ "Quốc triều hình luật" gồm 22 quyển với 398 điều luật
đã được ban hành.
Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long được tiếp tục. Nhà
nước đã bỏ tiền đào kênh thoát nước Thuỵ Hà và sông Vĩnh Tế tạo thuận lợi cho
việc khẩn hoang. Những công trình lớn như sông Vĩnh Tế huy động sức người,
sức của cả dân Việt và Chân Lạp dọc hai bờ có sông chảy qua. Việc trị thuỷ
vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng được Gia Long chú ý ngay từ đầu. Năm Giáp Tí
(1804), trên đường ra Bắc làm lễ thụ phong của nhà Thanh, Gia Long cũng nêu
vấn đề đắp đê để sĩ phu Bắc Hà bàn luận. Mặc dù chưa nhất trí, nhà vua vẫn
quyết định đắp đê. Thời Gia Long khối lượng đê, kè, cống được đắp nhiều
nhất so với các triều trước.
*Ðối ngoại:
Triều Nguyễn một mặt tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần phục nhà Thanh,
mặt khác lại tạo quan hệ đàn anh với Chân Lạp và Ai Lao. Ðối với các nước
phương Tây, từ chỗ dựa vào lực lượng của họ để giành thắng lợi chuyển sang
lạnh nhạt. Năm Quý Hợi (1803), nước Anh xin mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn
(Quảng Nam) bị nhà vua từ chối. Sĩ quan Pháp đã từng giúp vua được trọng đãi,
giữ chức tại triều, mỗi người có 50 lính hầu, gia đặc ân buổi chầu không phải
lạy... Còn yêu sách khác của chính phủ Pháp đều bị khước từ. Năm Ðinh Sửu
(1817) tầu buôn Pháp tên là "La paix" (hoà bình) chở hàng sang bán nhưng hàng
không hợp thị hiếu người Việt Nam, phải trở về, được miễn thuế. Ðến khi tàu
Cybèle vào Ðà Nẵng đưa thư Hoàng đế Pháp nhẵc lại việc thi hành điều ước ký
13
năm Ðinh Mùi (1787) (Bá Nha thay mặt Nguyễn ánh, có khoản Nguyễn ánh
nhường cho Pháp cửa biển Ðà Nẵng và đảo Côn Lôn). Gia Long kiên quyết bác
bỏ viện lý rằng: Ðiều ước tuy đã ký song thủa đó phía Pháp không thực hiện thì
nay không còn giá trị nữa! Nhà Nguyễn cấm hẳn các thuyền buôn phương Tây
song cũng không mời chào khuyến khích hoặc có một chính sách tỏ ra chủ
động,tích cực hơn.
b, Minh Mệnh Hoàng Ðế
(1820-1840)
Niên hiệu:Minh Mạng
*Đối nội
Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan
tâm đến học hành khoa cử tuyển chọn nhân tài. Dựng Quốc tử giám, đặt chức Tế
tửu và Tư nghiệp năm Tân Tỵ (1821), mở lại thi Hội thi Ðình năm Nhâm Ngọ
(1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm. Vua còn cho đặt đốc
học ở Gia Ðịnh thành, dùng thày giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm
phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam Bộ. Minh Mạng cho lập Quốc
Sử Quán để biên soạn lịch sử dân tộc và các triều đại.
Trong việc dùng người Minh Mạng đặc biệt chú trọng đến học thức. Chế độ
tiền lương cho quan lại cũng được quy định khá chi tiết, từ Chánh nhất phẩm
đến tòng Cửu phẩm cách nhau chừng 18 bậc, tiền lương cũng chênh nhau
khoảng 18 đến 20 lần. Ngoài ra, Tri phủ, đồng Tri phủ, Tri huyện, Tri châu còn
có khoản tiền "dưỡng liêm" từ 20 đến 50 quan tuỳ theo cương vị khác nhau, nhà
vua nghiêm trị bọn quan lại tham nhũng. Có viên quan không dùng thước để gạt
đong thóc thuế, thường dùng tay để dễ bề lạm dụng, biết chuyện nhà vua lập tức
sai chặt tay tên vô lại đó.
Minh Mạng rất quan tâm đến võ bị, đặc biệt là thuỷ quân. Ngay những năm
đầu lên ngôi, vua đã sai người tìm hiểu cách đóng tàu của châu Âu và quyết tâm
làm cho người Việt tự đóng được tàu theo kiểu Tây Âu và biết lái tàu vượt đại
dương, các quy chế luyện tập thuỷ quân, khảo sát vị trí bờ biển, hải cảng cũng
được chú ý. Hàng năm, nhà vua thường phái nhiều tàu vượt biển sang các nước
và các cảng lớn vùng biển Ðông như Jakarta, Singapore, Malaisia... để bán hàng,
mua hàng, luyện tập đi biển và xem xét tình hình các nước. Minh Mạng đã cho
hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyên nông, khai hoang ven
biển Bắc Bộ, lập hai huyện mới Kim Sơn và Tiền Hải. Công cuộc khai hoang và
thuỷ lợi ở Nam Bộ cũng được đẩy mạnh. Minh Mạng đã thử nghiệm giải pháp
bỏ đê phía Nam Hà Nội..., đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên)...
14
Trên cơ sở đã có từ thời Gia Long, nay Minh Mạng củng cố và hoàn thiện hơn
bộ máy quản lý đất nước: đặt nội các trong cung điện để khi cần, vua hỏi han và
làm giấy tờ: biểu sắc, chế cáo năm Kỷ Sửu (1829); đặt cơ mật viện năm Giáp
Ngọ (1834) dùng 4 đại thần, đeo kim bài để phân biệt chức vị. Cơ mật viện cùng
vua bàn bạc và quyết định những việc quan trọng nhất. Năm Tân Mão (1831),
Minh Mạng cho tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn, chia cả nước ra
làm 31 tỉnh. Từ đây, tỉnh là đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước, có
cương vực và địa hình khá hợp lý. Mỗi tỉnh có Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính,
án sát để trông coi công việc. Các châu miền núi được chia theo đơn vị hành
chính thống nhất với miền
xuôi.
*Đối ngoại
Minh Mạng đặc biệt chú ý thần phục nhà Thanh. Lễ thụ phong của vua ở
thành Thăng Long được tổ chức cực kỳ trọng thể. Ngày 10 năm Tân Tỵ (1821),
nhà vua dẫn đầu một đoàn tuỳ tùng có 1782 người gồm Hoàng thân, bá quan văn
võ và 5150 lính (tổng cộng 6932 người) rời Phú Xuân ra Thăng Long để nhận
sắc phong của "thiên triều". Hành trình kéo dài 33 ngày đêm. Ðoàn người đông
đúc đó phải nằm chờ ở Thăng Long mãi từ khi sứ Thanh đến và xong lễ. Thủ tục
đón tiếp và chiêu đãi sứ Thanh diễn ra hết sức chu đáo và long trọng.
Ðối với các nước phương Tây, nhà vua lại tỏ ra lạnh nhạt và nghi kỵ. Chính
sách thụ động như vậy đã kìm hãm sự phát triển của đất nước.
c, Thiệu Trị Hoàng đế
(1841-1847)
Niên hiệu: Thiệu Trị
Tập trung giải quyết hậu quả của thời Minh Mệnh:
*Đối nội:
Khắc phục hậu qủa của giải pháp bỏ đê ở Bắc Bộ. Vào năm Quý Tỵ (1883),
sau nhiều cố gắng củng cố và hoàn thiện hệ thống đê điều ở Bắc Bộ mà vẫn lụt
lội, Minh Mệnh mạnh dạn áp dụng giải pháp "đào sông thay đê". Vua cho phá bỏ
đê điều vùng trũng phía Nam Hà Nội, khơi đào sông thoát lũ vùng Hải Dương,
Hưng Yên nhưng vô hiệu. Theo ý nguyện thần dân địa phương, Thiệu Trị lại cho
đắp đê, đập chắn ngang cửa sông Cửu An. Việc thứ hai là giải quyết vấn đề Chân
Lạp. Cuối thời Minh Mệnh, thành Trấn Tây là mối lo cần giải quyết. Trương
Minh Giảng, Nguyễn Tiến Lâm, Lê Văn Ðức, Nguyễn Công Trứ đem quân đánh
dẹp mãi không yên. Vì thế ngay năm đầu lên ngôi, triều quan như Tạ Quang Cự
tâu xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang. Vua nghe theo, xuống chiếu
bãi binh. Trương Minh Giảng về đến An Giang thì mất. Tháng 6 năm Ất Tỵ
(1845), Chân Lạp bị Xiêm chiếm đóng, đáp lời cầu viện của Chân Lạp, triều
15
đình lại cử binh sang buộc tướng Xiêm là Chất Tri Ký hoà ước rồi hai nước cùng
bãi binh. Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn rút quân về đóng ở Trấn Tây, Năm
Bính Ngọ (1846), Nặc Ðơn Ông sai sứ sang dâng biểu và cống phẩm. Tháng Hai
Ðinh Mùi (1874), triều đình Nguyễn phong Nặc Ông Ðơn Cao Miên quốc
vương và Mỹ Lâm quận chúa, Cao Miên quận chúa. Lại xuống chiếu cho quân
thứ ở Trấn Tây rút về An Giang. Từ đó Chân Lạp lại có vua và phía Tây Nam
bắt đầu yên dần.
*Đối ngoại:
Khi Thiệu Trị lên cầm quyền thì việc cấm đạo có nguôi đi ít nhiều. Một số
giáo sĩ bị bắt giam từ trước tại Huế, bị kết án tử hình nay được tự do nhờ sự can
thiệp của hải quân Pháp.
d, Tự Đức Hoàng đế
Niên hiệu: Tự Ðức
(1848-1883)
Vì lý do ốm yếu mà vua ít sát dân tình, ngày càng trở nên quan liêu, mệnh
lệnh. Trên thế giới, khoa học và công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh
buôn bán ngày càng gay gắt, thế mà đình thần quanh vua chỉ chăm lo việc văn
chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì lấy Nghiêu Thuấn, Hạ,
Thương, Chu xa xưa làm gương, tự vỗ ngực là văn minh, chê thiên hạ là ngoại
di. Vì thế, Tự Ðức cấm buôn bán ngày càng gay gắt hơn, quần thần vẫn chần
chừ, ngại cải cách, nếu có làm, lại dè dặt, nửa chừng.... Triều đình chia làm hai
phe: Cách tân và bảo thủ, người chủ trương cách tân dù rất kiên quyết nhưng
trong điều kiện quá chênh lệch về lực lượng nên cuối cùng bị thất bại
Khi đất nước sa vào tay Pháp lại nảy sinh hai phe: chủ chiến và chủ hòa, nhưng
do phe chủ chiến không đủ mạnh nên đã thất bại
4. Khoa học kỹ thuật thời Nguyễn
-Sử học:
Sử học dưới thời nhà Nguyễn rất phát triển. Có thể nói đây là ngành phát triển
nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử
quán ra đời năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ
sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải
nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Nhà nguyễn
cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim
16
Sử học nhà nguyễn có các thành tựu sau:
+ Tìm kiếm, lưu trữ và cho in lại các tác phẩm sử học của các triều đại trước.
+ Biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các công trình sử học có giá trị lớn như:
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam
Thực lục – Tiền biên và chính biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phi khẩu
phương lược,… Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều công trình của cá nhân
như: Lịch triều tạp ký của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bản,
Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,…và nhất là Lịch triểu hiến chương loại
chí của Phan Huy Chú. Trong đó, Đại Nam thực lục chính biên có tới 587
quyển.
+ Các công trình địa phương chí, và Gia Phả các dòng họ cũng xuất hiện rất
nhiều. Việc biên soạn các bộ địa phương chí gần như thành phong trào: từ các
tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được
biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn không có. Tiêu
biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ
An ký của Bùi Dương Lịch. Thể loại Gia Phả thì có Mạc Thị Gia Phả của Vũ
Thế Dinh. Ngoài ra còn có các tác phẩm soạn theo kiểu quy cách nhiều vấn đề
khác nhau của lịch sử, nổi bật của thể loại này là bộ Lịch triểu Hiến chương loại
chí của ông Phan Huy Chú.
Năm 1942,giám đốc Nhà lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các
tài liệu trước thế kỷ XIX ( thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản bởi
ngoài lý do chiến tranh, môi trường… còn bởi các triều trước không đặt các
chức quan, cơ quan trông coi công tác lưu trữ, thiếu ý thức bảo tồn di sản quá
khứ. Từ triều vua Minh Mạng công tác lưu trữ mới được quan tâm.Cũng năm
1942, số lượng địa ba ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12000 quyển .
-
Địa lý và địa lý lịch sử
Thời nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm đia lý học lớn như bộ Hoàng Việt
Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua Gia
Long. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công
trình khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí . Ngoài ra,
còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao khác ngoài Quốc sử quán như Bắc Thành
địa dư chí và Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú , Phương Đình dư địa chí
của Nguyễn Văn Siêu; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định
thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nam Hà tiệp lục của Quốc sử quán,…
17
Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của
nước Đại Nam thời kỳ đó.
Nhìn chung theo nhận xét của Vương Quảng Hàm thì tuy có nhiều giá trị
nhưng do vẫn còn thiếu một phương pháp nghiên cứu khoa học tốt nên các tác
phẩm về sử học và địa lý thời kỳ này vẫn có nhiều khuyết điểm. Dù vậy, các
triều đại trước cũng không khá hơn nhà Nguyễn trong việc này
-
Kỹ thuật công nghệ
Từ các cuộc đại chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương Tây đã
được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.
Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều công trình được
du nhập theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát Quái, kinh
thành Huế, thành Hà Nội,…Thời Gia Long đã từng cho đóng một loại thuyền
lớn bọc đồng để tuần tra biển.
Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo
gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xé gỗ chạy bằng sức trâu.
Cụ thể là, năm 1834, Nguyễn Viết Túy dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã
chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thủy hỏa kí tế.
Sau đó những năm 1837-1838, theo mẫu của phương Tây, thợ thủ công Nhà
nước đã chế tạo được máy cưa vân gỗ, xé gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới
ruộng,…và còn có cả xe cứu hỏa. Đặc biệt là năm 1839, dựa theo các kiểu
phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông
đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết
sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu
mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là sau đó mọi
việc dường như bị đình lại. Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được
dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim
châm. Nhưng một điều đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào
quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đén giữa thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là
một quốc gia với nền sản xuất nông nghiệp chậm tiến so với các nước phương
Tây.
-
Kiến trúc
18
Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3
vòng thành bảo vệ.Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805
và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương
Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông. Trải qua gần 200 năm khu
kinh thành hiện nay hầu như còn nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng
lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống
thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã
được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư
người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành
quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục
chính của công trình theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Yếu tố Ngũ hành quan
trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc kinh thành tương ứng với ngũ
phương.
5. Kinh tế
Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn phản ánh kết quả hoạt động của các
ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại Việt Nam dưới sự cai trị của
nhà Nguyễn thời kỳ còn độc lập (1802-1884) (giai đoạn kinh tế tiếp theo được
phản ánh trong bài Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc).
Nền kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn là nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông
nghiệp. Bên cạnh đó là sự tái phục hồi hoạt động nội thương sau thời gian dài
đất nước bị chia cắt. Dưới thời Thiệu Trị, chính sách ngoại thương với các nước
phương Tây có một số ưu đãi, trong khi với các nước láng giềng thì còn nhiều
hạn chế và thủ tục phiền phức.
•
Nông nghiệp:
Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm
mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho
Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên Nông.
Cũng nhằm khuyến khích người dân cày ruộng, vua Minh Mạng khôi phục
lại Lễ tịch điền (nhà vua đích thân xuống ruộng cày) và vào năm 1828, nhà vua
giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài.
*Vấn đề ruộng đất:
Trong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân
cấp cho dân nghèo nhưng vua Gia Long cho rằng phép này khó thực hiện nên
19
ông chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trại
riêng của Tây Sơn làm quan điền. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp
ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các
hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng một phần khẩu
phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người
già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.
*Vấn đề khai hoang và phục hóa:
Nhà Nguyễn tiếp tục một số công việc từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc
khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do
đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình.
Sử sách cũng ghi lại tên tuổi nhiều người đã có công trong việc đào kênh, vỡ đất
như Thoại Ngọc Hầu.
Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan
tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem
lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm
1847 đã là 4.273.013 mẫu.
Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn
Tri Phương.
*Đồn điền:
Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm để
thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ
được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường;
sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ
chuyển sang hình thức bình thường. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia
Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương
tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh.
*Doanh điền:
Đây là hình thức triều đình và nhân dân cùng kết hợp khai hoang, mới ra đời
từ thời Nguyễn theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ.
1thời vua Minh Mạng. Cách thức được quy định cụ thể như sau: nhà nước sẽ bỏ
vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng
đưa đi khai hoang theo hai trường hợp.
20
Ngoài ra, triều đình Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết
hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Ruộng đất ở Nam Việt thời Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075
mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 xuất và 4.063.892 mẫu ruộng đất. Tuy
nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần
đất còn lại được phân phối giữa nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là
nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh được nhiều nhất là dăm
ba người.
*Việc trị thủy:
Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu
bổ đê cũ, đắp thêm đê mới. Năm 1809, ông lại cho đặt nha Bắc thành đê chánh
và các chức Tổng lý và Tham lý đê chánh để lo vấn đề đê điều ở các trấn xứ Bắc
Kỳ. Tới năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng cho cho tăng
cường thêm nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới 1833 thì bỏ nha này đi để
chuyên ủy việc đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh.
Việc đắp đê, sửa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ. Thời Tự Đức nhiều
lần đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách
nhiệm của các phủ, huyện, tổng, lý sở tại các nơi đê vỡ.
Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành tổng cộng là 239.933 trượng tương
đương 960 km. Sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc
Kỳ đã tăng lên 303.616 trượng tương đương 1.215 km. Tới cuối thế kỷ XIX, hệ
thống đê này đã dài tới 2.400 km.
Mặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy như vậy
nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết như mong đợi, vì thiếu sự phối
hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi
trường, sinh thái,... các đê đắp lên cứ vỡ liên miên. Đặc biệt là ở sông Hồng, vì
đất bồi nên lòng sông giữa 2 con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê
không tài nào cản nổi. Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê, đào
thêm sông. Ngay từ thời Minh Mạng, nhà vua đã nhiều lần hội nghị về việc này,
ý kiến bất đồng quá nhiều tới nỗi thời 2 vua Thiệu Trị và Tự Đức phải treo bảng
khắp nơi để trưng cầu dân ý.
Năm 1833, theo lệnh nhà vua, vị Tổng đốc Nam Định là Đặng Văn Thiêm đi
khám xét đê điều đã tâu lên Minh Mạng chủ trương"...Sửa đắp đê mới hay đê cũ,
công trình nặng nhọc, phí tổn công khố cũng nhiều, thế mà khó nói trước có giữ
được chắc chắn hay không. Nếu đổi ra làm việc khai sông... như vậy không
những bớt được chút phí tổn mà lại có thể phân được thế nước và bớt được sự
21
xô mạnh dồn xuống." Vua Minh Mạng ra lệnh đình chỉ việc đắp đê để chờ xem
tình hình ra sao rồi mới bàn định lại. Nhưng năm 1834, Minh Mạng sai Giám
thành Phó sứ là Trương Viết Sùy kiểm tra lại thì ông cho rằng "không thể bỏ đê
được".
Năm 1852, vua Tự Đức lại tiếp tục mở cuộc trưng cầu ý kiến về việc phòng đê
ở Bắc Kỳ,
*Việc cứu đói:
Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải
giảm thuế, miễn thuế và chẩn cấp. Người dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ
họp nhau đi cướp và những người chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của
những đoàn dân đói này để xách động nổi loạn như ở Thanh Hóa và Nghệ
An năm 1819.
Mỗi khi mất mùa, triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu
đói. Để có phương tiện thực hiện cứu trợ khẩn cấp, triều đình thiết lập các kho
lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng
có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn, từ 1, 2 phương tới
cả thưng, đấu, bát.
Ngoài ra triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở
các tỉnh và phủ huyện. Những khi đói kém thì các kho này được mở ra để phát
chẩn cho dân nghèo. Triều Nguyễn cũng cho tổ chức Xã Thương rất nhiều dưới
thời vua Tự Đức, khi gạo đắt thì bán ra, khi gạo rẻ thì đong lại để lưu trữ, có thể
cho vay, thu lợi bao nhiêu dùng để cấp dưỡng binh đinh và giúp kẻ nghèo khó.
Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống
ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị
đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.
Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng
chính sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn. Riêng với các tỉnh bị thiệt
hại nặng, nhà vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm
trước. Năm 1841, vua Thiệu Trị cho dân Hưng Yên được miễn số thuế là 23.385
quan và 83.162 hộc lúa.
•
Thủ công nghiệp:
Thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho
hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền,... Chính vì
vậy, nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà
22
nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập
xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti
trông coi các ngành thủ công. Ví dụ như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành
thủ công khác nhau, gồm 57 cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm
ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,...
Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loài thuyền công và thuyền chiến, gồm 235
sở trên toàn quốc. Ngoài ra còn có các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thương bác
hoả dược.
Phần lớn nhân lực trong các xưởng thủ công Nhà nước là do triều đình trưng
dụng thợ khéo trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thiêu thùa... tới làm
việc để cung cấp đồ dùng cho triều đình. Vì vậy người thợ luôn tìm cách trốn
tránh dù chính phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt nặng nề để ngăn chặn.
Trong nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét:"
Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công
trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác." Ngoài các thuyền gỗ, người
thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồn. Ngoài ra họ đã
sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các
máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng,... và cả máy hơi nước.
Nhà Nguyễn cũng tập trung tham gia quản lý khai mỏ. Đến nửa đầu thế kỷ 19,
triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ
Nhà nước. Tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so
với thế giới.
•
Thương mại:
+ Nội thương
Việc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ XIX là một điều kiện thuận lợi cho
thương nghiệp phục hồi và tái phát triển sau một thời gian dài suy thoái. Ngoài
ra, Gia Long và các vua nhà Nguyễn cũng cho sửa sang đường sá, xoi đào
các sông ngòi, đắp các đê điều, để cho việc làm ăn của người dân được tiện lợi,
cụ thể là: đường sá trong nước là sự khẩn yếu cho việc chính trị, vậy nên Gia
Long mới định lệ sai quan ở các doanh, các trấn phải sửa sang đường quan lộ,
bắt dân sở tại phải đắp đường làm cầu, lệ cứ 15.000 trượng đường thì phát cho
dân 10.000 phương gạo. Từ ải Nam Quan (thuộc Lạng Sơn) vào tận Bình Thuận
cứ 4.000 trượng phải làm một nhà trạm ở cạnh đường quan lộ, để cho quan
khách đi lại nghỉ ngơi. Cả thảy 98 trạm. Còn từ Bình Thuận trở vào phía nam
đến Hà Tiên thì phải đi đường thủy.
23
Tuy nhiên, thương mại của Việt Nam rất kém cỏi, họ buôn lẻ hàng hóa
của người Hoa để bán lại kiếm lời. Sự tổ chức thương mại của người Việt sơ sài,
trong phạm vi gia đình. Nếu có những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những
phường họp vài thương hùn vốn với nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay. Họ
không liên kết lại thành những hội buôn làm ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam
cho vay lãi trở nên phát tài nhưng họ dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không
đầu tư kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ. Do đó mà thương
nghiệp không mạnh được, một phần lớn cũng bởi tâm lý của người dân.
Trong vùng quê, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản và
hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ
hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản vànông của
minh và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ
chợ này sang chợ khác.
Ngoài các tổ chức buôn bán đại quy mô ra, Hoa kiều trong các đô thị lớn còn
kinh doanh sòng bạc, đánh đề hay đút lót cho các quan để được đúc tiền, trưng
thầu thuế đò, thuế chợ hay độc quyền rượu. Có những Hoa thương có thế lực
còn chiếm độc quyền cung cấp hàng cho triều đình. Dù vậy, guồng máy chính
phủ cản trở nhiều sự trao đổi hàng hoá bởi sự nhiêu khê của các thủ tục hành
chính ở các cửa ải và sở thuế.
Những cải cách tiền tệ cho thấy là thương mại phát triển hơn so với thế kỷ
trước. Cho tới hết thời Nam-Bắc triều thì chỉ tệ duy nhất được đúc là tiền đồng,
cứ 500 đồng thành 1 quan. Giá trị thứ tiền này rất kém, sử dụng khó khăn chỉ
hợp với 1 xã hội mà hoạt động kinh tế không quá thôn xã và sự mậu dịch không
quan trọng. Vua Gia Long và Minh Mạng đã cho đúc những nén vàng,
nén bạc cho thấy kinh tế thương mại đã có bước tiến lên trước. Tuy nhiên, chúng
ít được đầu tư và được dân chúng đem cất trữ bởi tâm lý dân chúng còn mang
nặng tính nông nghiệp.
+ Ngoại thương
Cho tới thời Thiệu Trị, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với phương
Tây khá cẩn trọng nhưng thương mại với họ vẫn được khuyến khích. Sau năm
1818, các thương gia phương Tây khỏi phải trả thuế nhập cảng quá cao, chỉ vài
loại hàng mới phải chịu thuế xuất cảng còn phần lớn được miễn. Hoạt động
thương mại của Việt Nam với các nước láng giềng không thể phát triển tự do khi
các quan chức đánh thuế nặng lên thương mại, còn thủ tục thì rất phiền phức.
Ngoài ra, triều đình còn cấm đoán một số mặt hàng, muốn bán phải có giấy
phép riêng. Guồng máy hành chính của nhà Nguyễn cản trở rất nhiều các hoạt
động của thương nhân trong thế kỷ XIX mà cũng không có một tầng lớp trung
24
lưu làm giàu bằng thương mại để thúc đẩy triều đình mở rộng giao dịch quốc tế.
Về các thành thị công thương thì Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà do nhiều nguyên
nhân trở nên suy tàn và không thể phục hồi như xưa; còn Thăng Long, Bến
Nghé, Đà Nẵng vẫn tiếp tục cuộc sống công thương như bình thường; Gia Định
vẫn phát triển đều đặn. Xuất hiện thêm vài hiệu buôn người Hoa, một số phường
thủ công cũng ổn định mặt hàng nhưng không thay đổi nhiều.
•
Tiền tệ:
Tiền lưu hành vào thời kỳ này được làm từ vàng, bạc, kẽm, đồng và chì được
phát hành ở dạng tiền xu, nén (thỏi). Khi Nguyễn Vương lên ngôi vua, ông cho
đúc các loại tiền "Gia-long Thông-bảo". Các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu
Trị và Tự Đức ngoài việc đúc tiền kim loại bằng đồng và kẽm có hình tròn lỗ
vuông, còn đúc các loại tiền bằng bạc hay bằng vàng, mang hình ảnh Long Vân,
Nhật Nguyệt, Ngũ Phúc, Phú Thọ Đa Nam; hoặc đúc các thoi bạc thoi vàng hình
hộp chữ nhật. Giá-trị của thoi tiền tính theo quan, theo lạng và được in nổi trên
thoi tiền.
Từ giữa cuối thế kỷ 19, nhà Nguyễn bắt đầu cho phép tư nhân đúc tiền, do đồng
kim loại trong tiền đồng giảm đi nên nhiều tiền đồng có chất lượng kém được
đưa vào lưu thông. Do những điểm yếu đó, nên đến thời vua Tự Đức, phương
tiện thanh toán chủ yếu trong các giao dịch là tiền đồng của nhà Nguyễn.
6. Văn hóa_xã hội
Văn hóa Việt Nam không ngừng biến đổi qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,
tạo nên một góc nhìn khác đối với lịch sử dân tộc, không còn là lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, không phải là lịch sử khai hóa và phân chia lãnh thổ, mà
là lịch sử hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống con người Việt
Nam, được nhân dân xây dựng qua bao nhiêu thế hệ, thể hiện bản sắc riêng của
mình.
a, Xã hội
Thời Nguyễn, chế độ sở hữu ruộng đất công đã suy yếu nhiều. Nạn chấp
chiếm ruộng đất của địa chủ ngày càng trầm trọng. Sách Minh Mạng chính yếu
cho biết vào năm 1840 tại tỉnh Gia Định ”không có ruộng công, các nhà giàu đã
bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu,dân nghèo không được nhờ cậy”. Nạn
cường hào nhũng nhiễu đã nhiều lúc làm cho triều đình Huế lo ngại. Song vì đây
là bộ phận riềng cột của chế độ, cho nên dù có biết vậy mà triều đình đành phải
làm ngơ.
25