Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DSpace at VNU: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.75 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========================

TRẦN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC (TỈNH NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========================

TRẦN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC (TỈNH NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng

Hà Nội - 2016




C LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................ 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 10
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn. .......................................................................................... 12
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY

DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010Error! Bookmar
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội và thực trạng đời sống văn
hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trƣớc năm 2006.Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Mỹ Lộc ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Thực trạng đời sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trước
năm 2006. ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ
huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2006 -2010. .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát đường lối của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam
Định về xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn.Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Chủ trương xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ
huyện Mỹ Lộc. ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn củaĐảng bộ
huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2006 - 2010. ............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc cưới, việc
tang, lễ hội và mừng thọ. ................................ Error! Bookmark not defined.


1.3.2. Xây dựng Làng, thôn xóm văn hóa, Gia đình văn hóa.Error! Bookmark not defined
1.3.3. Xây dựng Hương ước, quy ước ............ Error! Bookmark not defined.


1.3.4. Xây dựng thiết chế văn hóa .................. Error! Bookmark not defined.

1.3.5. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao:Error! Bookmark not define
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ LỘC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG
TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN
2010 – 2015 ............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn
của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc. ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2010 - 2015. ... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đảng bộ huyện Mỹ Lộc chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông
thôn giai đoạn 2010 – 2015. .............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc cưới, việc
tang, lễ hội và mừng thọ. ................................ Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Xây dựng Làng, thôn xóm văn hóa, Gia đình văn hóa.Error! Bookmark not defined
2.3.3. Xây dựng Hương ước, quy ước ............ Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Xây dựng thiết chế văn hóa .................. Error! Bookmark not defined.

2.3.5. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao.Error! Bookmark not defined
Tiểu kết Chƣơng 2. ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆMError! Bookmark not defined.
3.1. Một số nhận xét .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ưu điểm ................................................ Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Hạn chế ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Kinh nghiệm ............................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 13
PHỤ LỤC .............................................................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực không
chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, phát triển văn hóa được coi là một giải
pháp cứu cánh cho nhiều quốc gia. Đặc biệt khi sự gia tăng của các giá trị vật
chất – kinh tế không nhất thiết ở đâu và lúc nào cũng làm cho chất lượng cuộc
sống của con người được tốt hơn lên.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua một
chặng đường 25 năm, và đã thu được nhiều kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại,
vấn đề phát triển văn hóa - xã hội và xây dựng con người mới phục vụ xây dựng
Chủ nghĩa xã hội luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi trọng và
thực hiện đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình
hình thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ
trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó
có lĩnh vực văn hóa, chỉ đạo, hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982).
Đây là một chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây

dựng văn hóa, lối sống và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng cũng đã
ghi rõ: “Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm
nhập vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở, bảo đảm mỗi xã, phường ấp đều có đời sống văn hóa. Tổ
chức hơn nữa đời sống văn hóa mới”.
Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, thông tin ở cơ sở là một trong ba
chương trình công tác chính hàng năm của Bộ Văn hóa thông tin. Vì cơ sở là nơi


trực tiếp động viên, giáo dục xã hội và phát triển cá nhân, điều này chứng tỏ việc
tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương mang tính chiến
lược lâu dài, thực hiện suốt trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi là bước đi
ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc theo định hướng Chủ nghĩa xã hội. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu mà Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 5 khóa VIII (16/7/1998) đã nêu là: “Phải xây dựng môi trường văn hóa từ
trong mỗi gia đình, làng bản, xã phường, khu tập thể, cơ quan… xây đựng đời
sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng
tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã,
phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong việc xây
dựng nếp sống văn minh”. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là thực
hiện một cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trương của Đảng là nghiên
cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại,
khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp văn hóa trên cả hai mặt
sáng tạo và hưởng thụ.
Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là cơ sở đặc biệt để xây dựng nền
văn hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đó là nền văn hóa với vai trò là nền tảng

tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam về cơ bản là một nước nông nghiệp do đó trong tiến trình xây
dựng và phát triển đất nước, nông nghiệp, nông thôn và nông dân có một vị trí,
vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trở
thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới. Xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn là góp phần tạo nên động lực, đẩy nhanh quá trình
đổi mới, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc bảo tồn và chấn hưng văn
hóa nước nhà, vì một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết về xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, Đảng bộ huyện Mỹ Lộc đã thực hiện, triển khai mạnh mẽ công tác xây
dựng đời sống văn hóa trong cư dân nông thôn góp phần vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, cũng như thực hiện một bộ phận trong
chương trình xây dựng “nông thôn mới” và phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa . Trong thời gian qua, đời sống văn hóa ở nông thôn
huyện Mỹ Lộc đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, bộ mặt nông
thôn có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở của huyện Mỹ Lộc cũng còn gặp phải nhiều vấn đề bất cập do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc với công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015 là rất cần thiết. Trên cơ sở đó rút ra những
kinh nghiệm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng đời
sống văn hóa ở nông thôn của huyện Mỹ Lộc trong tương lai.
Với những ý nghĩa nêu trên nên tác giả đã quyết định chọn thực hiện đề tài
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:“Đảng bộ
huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông

thôn từ năm 2006 đến năm 2015”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn được triển khai rộng khắp
trong cả nước, ở Trung ương cũng như các tỉnh đều có những công trình nghiên
cứu được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí:
Bộ Văn hóa thông tin đã cho xuất bản một số cuốn sách có liên quan đến
vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở như:
- Cuốn “Một số vấn đề xây dựng làng - ấp văn hóa hiện nay” (1997), chủ
biên: Nguyễn Khoa Điềm, Nxb Hà Nội. Cuốn sách đã nêu rõ được thực trạng xây
dựng làng - ấp văn hóa trên địa bàn cả nước và đề cập đến những vấn đề được coi
là giải pháp để làm tốt công tác xây dựng làng - ấp văn hóa.


- Cuốn “Xây dựng GĐVH trong sự nghiệp đổi mới” (1997), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Đề cập đến vai trò của gia đình trong sự nghiệp phát triển của
xã hội nói chung và sự nghiệp đổi mới nói riêng. Cuốn sách chỉ rõ việc cần thiết
đẩy mạnh xây dựng GĐVH với những tiêu chí mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm
vụ của công cuộc đổi mới đất nước.
Những năm gần đây cũng có một số cuốn sách được xuất bản về vấn đề
này, điển hình như:
- Dương Thanh Tam, Lê Văn Thịnh (1999), Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung
cuốn sách phản ánh về phong trào do Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ trì. Trên cơ
sở nêu bật những ý nghĩa của phong trào, cuốn sách đã đưa ra một cách phân tích
sâu sắc về những vấn đề thuộc về nội dung của phong trào và hệ thống những
giải pháp để thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” có hiệu quả.
- BCĐ Trung ương (2000), “Hỏi và đáp về phong trào toàn dân xây dựng
đời sống văn hóa”, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Cuốn sách đã giải đáp những vấn đề về
nội dung phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa , từ nội hàm

đến khái niệm cho đến việc hướng dẫn thực hiện phong trào.
- Văn Đức Thanh (2001), “Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội. Xuất phát từ việc phân tích khái niệm văn hóa, tác
giả đã đưa ra một cách nhìn nhận chi tiết về môi trường văn hóa nông thôn, đồng
thời nhấn mạnh đến những yếu tố cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn lành mạnh và một hệ thống các giải pháp để làm được điều đó.
- Lê Quý Trấn, Nguyễn Văn Tam, Trần Thị Ánh Tuyết (2001), “Hội nông dân
Việt Nam với phong trào GĐVH, thôn ấp, bản, Làng văn hóa”, Nxb Lao động, Hà
Nội. Nhóm tác giả nêu bật được vai trò của Hội nông dân với phong trào xây dựng
GĐVH, thôn, ấp, bản, Làng văn hóa. Đồng thời đề cập đến những việc đã làm được
và chưa làm được của Hội nông dân đối với phong trào. Từ đó các tác giả rút ra
những giải pháp cần thiết để nâng cao vai trò của Hội nông dân với phong trào.


- Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005), “Xây dựng Làng văn hóa ở đồng
bằng Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Văn An, Đặng Khắc Lợi (2006), “Hỏi – đáp về xây dựng Làng văn
hóa”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Ngô Quang Hưng, Phạm Phúc Duyên, Đặng Khắc Lợi (2007), “Hỏi – đáp
về xây dựng GĐVH ở làng, bản buôn”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
- Các tác giả Trần Thị Tuyết Mai, Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thu Trang,
Nguyễn Duy Kiên, (2011),“Hỏi – đáp về xây dựng nếp sống văn minh”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội trình bày dưới dạng hỏi – đáp tất cả những vấn đề liên
quan đến việc xây dựng GĐVH, Làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh.
Cuốn sách có vai trò tuyên truyền, hướng dẫn mọi người hiểu được bản chất và
cách thực hiện những vấn đề đã nêu sao cho phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng và Nhà nước.
Liên quan trực tiếp tới xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đáng lưu ý có
các luận văn, luận án sau:

- Luận văn “Đảng bộ huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng
đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010” (2014) của Trần Thị Yên đã
nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Khánh vận dụng chủ trương chung của
Đảng trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010 và
đã đánh giá khách quan các thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra một số kinh
nghiệm góp phần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương xây dựng một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Luận văn “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện
nay” (2015) của tác giả Đoàn Văn Nam đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận
chung về đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần;
Khái quát những mục tiêu và nội dung cơ bản của xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần; Tìm hiểu những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đời sống văn


hóa tinh thần. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở
tỉnh Bắc Giang và những vấn đề đặt ra, để từ đó đưa ra phương hướng và giải
pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc
Giang hiện nay.
- Luận văn “Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây
dựng đời sống văn hóa từ năm 1998 – 2013” (2015) của tác giả Đoàn Văn Tiến
đã nghiên cứu sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lương Tài (Bắc Ninh) về xây dựng
đời sống văn hóa từ năm 1998 – 2013 và phân tích những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời
sống văn hóa của địa phương.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các tác phẩm nói trên đã đề cập
tương đối toàn diện những nội dung cơ bản của văn hóa. Những tri thức khoa học
này là những tài liệu quý báu giúp tác giả nhận thức rõ về bản chất, vai trò của
văn hóa, đồng thời là cơ sở để có thể kế thừa khi thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, viết về đời sống văn hóa ở cơ sở của huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam

Định) một cách có hệ thống dưới góc độ lịch sử cho đến nay chưa có một cuốn
sách chuyên khảo nào. Về nội dung này mới chỉ có một số Kỷ yếu Hội thảo và
Báo cáo bước đầu tổng kết đời sống văn hóa ở cơ sở. Trong đó đáng chú ý có
Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa (2000-2015) của Huyện. Hội nghị đã Báo cáo tập hợp một cách hệ
thống tham luận các cơ sở trên địa bàn huyện trong 15 năm thực hiện cuộc vận
động, trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm, các Báo cáo tham luận
cũng đưa ra những phương hướng đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống văn
hóa trong những năm tiếp theo.
Những tài liệu trên đây đã phần nào cho thấy cái nhìn tổng quan về vấn đề
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung và thực trạng xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) nói riêng. Mặc dù vậy, đến
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về


quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông
thôn từ năm 2006 đến năm 2015.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra
những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của vấn đề và rút ra những bài học kinh
nghiệm.
- Nhiệm vụ
+ Phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến xây dựng đời sống văn hóa nông
thôn huyện Mỹ Lộc.
+ Trình bày theo hệ thống các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện
Mỹ Lộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ 2006 đến năm 2015.
+ Phân tích những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc trong lãnh
đạo xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ 2006 đến năm 2015; từ đó, đúc rút

kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
+ Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc đối với việc xây
dựng đời sống văn hóa ở nông thôn thời gian từ năm 2006 đến năm 2015.
+ Các hoạt động triển khai thực hiện chủ trương của Đảng bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Bao gồm toàn bộ huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo xây
dựng đời sống văn hóa ở nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2015
Tuy nhiên để làm rõ vấn đề, tác giả đề cập khái quát vấn đề xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn trước năm 2006.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định) trong xây dựng đời sống văn hóa ở


nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015 gồm: Chủ trương của Đảng bộ, sự chỉ đạo của
Đảng bộ trong các lĩnh vực: Xây dựng nếp sống văn minh, lối sống văn hóa trong việc
cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ, xây dựng Làng văn hóa, GĐVH, xây dựng
Hương ước, quy ước, xây dựng Thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ và
TDTT; qua đó rút ra những nhận xét chung và bài học kinh nghiệm.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Các tài liệu chủ yếu thực hiện đề tài gồm:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến văn hóa và đời sống
văn hóa trong những năm 2006 đến năm 2015.
- Những cuốn sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu, kỷ yếu Hội thảo,
Báo cáo đề cập đến việc xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn.
- Các bài viết liên quan đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn

trên các tạp chí (Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Tư tưởng văn
hóa, Tạp chí Khoa học xã hội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật…) và báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, báo điện tử Nam Định.
- Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005), lần thứ
XVIII (2006) và lần thứ XIV (2015). Cùng các Chỉ thị, Kế hoạch, Báo cáo cả
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, một số ban ngành của Tỉnh về văn hóa.
- Các văn bản, tài liệu của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ
huyện Mỹ Lộc, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa huyện.
- Tài liệu thu thập qua điều tra và khảo sát thực tế địa bàn huyện Mỹ Lộc
(tỉnh Nam Định).
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để giải quyết những yêu cầu của đề tài này, tác giả đã dựa trên cơ sở lí luận
là những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa và đời sống văn hóa ở cơ sở.
Những phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng chủ yếu trong luận
văn là phương pháp lịch sử, nhằm trình bày khách quan, khoa học sự lãnh đạo


của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc trong việc xây dựng nếp sống đời sống văn hóa ở
nông thôn trên địa bàn huyện qua khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015,
gắn liền với hoàn cảnh cụ thể.
- Phương pháp Logic nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các chủ trương, biện
pháp tổ chức thực hiện và hiệu quả của nó, phân tích, đánh giá những thành công
và hạn chế, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.
- Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so
sánh, đối chiếu, phân tích – tổng hợp và khảo sát thực tiễn để giải quyết các nội
dung liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn.
6.1. Đóng góp về khoa học
- Trình bày một cách hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và

việc thực hiện quan điểm của Đảng về xây dựng phát triển sự nghiệp văn hóa,
xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Mỹ Lộc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015. Đồng
thời, khẳng định sự đúng đắn của các quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo xây dựng của Đảng bộ tỉnh huyện Mỹ
Lộc đời sống văn hóa ở nông thôn.
- Khái quát những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu,
hạn chế, một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện công tác xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn của Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định). Từ đó nếu
những giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa
cơ sở của huyện trong những năm tới.
6.2. Đóng góp về tƣ liệu
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
Huyện ủy, tổ chức đảng của huyện trong quá trình lãnh đạo xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn trong những năm tới và cho các nhà nghiên cứu quan tâm
đến vấn đề này.


7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo công tác xây dựng đời sống
văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2006 – 2010.
Chương 2: Đảng bộ huyện Mỹ Lộc lãnh đạo đẩy mạnh công tác xây dựng
đời sống văn hóa ở nông thôn giai đoạn 2010 -2015.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Anh (2012), Việc hiếu sao cho đúng, Nxb Văn hóa dân tộc, HN.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Lộc (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện
Mỹ Lộc 1930 – 2000.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Lộc, Quyết định số 16/QĐ-UBND,
ngày 14/1/2010, Về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của BCĐ
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Mỹ Lộc.
4. Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Mỹ Lộc,
Hướng dẫn số 869/HD-BCĐ, ngày 21/9/2009, Về việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội.
5. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nghị quyết số 26-NQ/TW về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mỹ Lộc, Nghị quyết 02-NQ/HU ngày
25/1/2010 Về lãnh đạo chỉ đạo nếp sống văn minh.
7. Bộ Tư pháp – Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTT-UBTƯ MTTQVN ngày 31-3-2000.
8. Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị số 27-CT/TW ngày
12-1-1998, về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội.
9. Bộ Văn hóa - Thông tin, Quyết định số 01/2002/ QĐ-BVHTT về việc ban
hành Quy chế công nhận danh hiệu GĐVH, Làng văn hóa
10. Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định số 49/2005/QĐ-BVHTT ngày
13/9/2005 Ban hành quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm
Văn hóa – Thông tin cấp huyện.
11. Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT, ngày
4/11/2005, Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động
văn hóa đến năm 2010.


12. Bộ Văn hóa – Thông tin, Quyết định số 2238/2007/QĐ-BVHTT ngày
12/7/2007 Phê duyệt Dự án “Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin

cơ sở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2010”.
13. Bộ Văn hóa –Thông tin và Ủy Ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch),Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BVHTTUBTDTT, ngày 27/7/2007, Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung
tâm Văn hóa – Thể thao xã, phường, thị trấn.
14. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quyết định số 2446/QĐBVHTTDL, ngày 7/7/2009, Về Quy chuẩn Trung tâm Văn hóa – Thể thao
xã.
15. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ
thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 Về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Tống Văn Chung (2011), Giáo trình Cơ sở xã hội học nông thôn Việt
Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN.
18. Kiều Khắc Dư (2013), Quyển Tài liệu hướng dẫn tổ chức sinh hoạt CLB,
Nam Định
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb
Chính trị quốc gia, HN.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020 (2013), Nxb Chính trị quốc gia, HN.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IV (2002), Nxb Chính trị quốc gia, HN.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, HN.


23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, HN.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Đại hội VIII (tháng 6/1996),
Nxb Chính trị quốc gia, HN.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)

(tháng 7/1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, HN.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nghị quyết Hội nghị Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X, 7-2004, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
29. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, HN.
30. Phan Hồng Giang chủ biên (2005), Chương trình khoa học – công nghệ
cấp Nhà nước KX.05, Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng và Sông Cửu Long, Nxb Văn hóa – Thông tin, HN.
31. Hà Văn Tăng (2012), Cưới theo đời sống mới, Nxb Văn hóa dân tộc, HN.
32. Hà Văn Tăng (2009), Sổ tay xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Nxb Văn
hóa dân tộc, HN.
33. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa xã hội chủ
nghĩa (2001), Giáo trình đường lối văn hóa của Đảng, HN.
34. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb CTQG, Hà Nội
35. Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn (2011), Hỏi – đáp Về
xây dựng nếp sống văn minh, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, HN.
36. Huyện ủy Mỹ Lộc (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ
Lộc lần thứ IX nhiệm kỳ 2005-2010, Nam Định.


37. Huyện ủy Mỹ Lộc (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mỹ
Lộc lần thứ X nhiệm kỳ 2010-2015, Nam Định.
38. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa –
xã hội nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, HN.
39. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Trường Lưu (1999), Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia,
HN.
41. Những sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định (2005), Nam Định.
42. Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao Nam Định (2011), Những văn bản về
cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, Nam Định.
43. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định (2008), Văn bản quản lý nhà
nước về công tác gia đình, du lịch và truyền thông, Nam Định.
44. Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb
Chính trị quốc gia, HN.
45. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19-6-1998 về xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản thôn, ấp, cụm dân cư.
46. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 639/2005/QĐ-TTg về danh sách thành
viên BCĐ cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
47. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg Quy chế thực
hiện nếp sống văn minh trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội.
48. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010.
49. Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động số 24/2008/NQ-CP thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
50. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định Số: 227/2006/QĐ-TTg, ngày 11 tháng
10 năm 2006, Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của BCĐ cuộc vận
động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
51. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009, Về
việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


52. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25-11-2005,
ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội.
53. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04-6-2010

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
54. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 22/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 01 năm
2010, Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020”.
55. Tỉnh ủy Nam Định (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVI, Nam Định
56. Tỉnh ủy Nam Định (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVII, Nam Định
57. Tỉnh ủy Nam Định (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVIII, Nam Định
58. Tỉnh ủy Nam Định (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIV, Nam Định.
59. Trương Công Thấm (2012), Những điều cân biết về văn hóa nông thôn
mới, Nxb Văn hóa dân tộc, HN.
60. Vũ Trung (2012), Sổ tay xây dựng làng bản văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc,
HN.
61. UBND huyện Mỹ Lộc, Kế hoạch số 390/KH-UB, ngày 20/10/1998, Về
việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” từ nay đến
năm 2000 và những năm tiếp theo.
62. UBND huyện Mỹ Lộc, Kế hoạch số 54/KH-UBND, ngày 10/1/2006, về
việc thực hiện quy chế của Chính phủ trong thực hiện Nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội.


63. UBND huyện Mỹ Lộc, Quyết định số 976/2009/QĐ-UBND, ngày
21/9/2009 Về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa đối với
cán bộ công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện
Mỹ Lộc.

64. UBND huyện Mỹ Lộc, Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND, ngày
21/5/2010 Về việc ban hành quy định việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội.
65. UBND huyện Mỹ Lộc, Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 25/5/2010 Về
việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 25/1/2010 của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội năm 2010 và những
năm tiếp theo.
66. UBND huyện Mỹ Lộc, Phòng Văn hóa và Thông tin, Báo cáo “Tổng kết
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998-2012).



×