Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.95 KB, 14 trang )

Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LÊ THỊ THU GIANG

KÍNH NGỮ VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC
BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG TIẾNG HÀN
HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành : Đông phƣơng học

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

HÀ NỘI - 2003

1


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

MỞ ĐẦU
1. Nói đến chức năng của ngôn ngữ thì cho đến nay, ngoài quan điểm coi
ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tƣ duy
vẫn là quan điểm đƣợc chấp nhận và phổ biến hơn cả thì cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học có tính liên ngành, chức năng của ngôn ngữ không còn
chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhƣ vậy nữa. Chẳng hạn, dƣới góc độ của ngành
ngôn ngữ - tâm lý học hay ngôn ngữ - xã hội học..., ngôn ngữ còn có hàng loạt
các chức năng khác nhƣ chức năng điều khiển hành vi, chức năng liên kết các


thành viên trong cộng đồng, chức năng thể hiện sự tôn trọng, đề cao....
Trong tiếng Hàn, khi nói đến chức năng thể hiện sự kính trọng, đề cao
hay khiêm nhƣờng đối với các đối tƣợng giao tiếp, ngƣời ta không thể không nói
tới kính ngữ. Không có tài liệu nào khẳng định việc ngƣời Hàn Quốc(1) nói riêng
và những ngƣời dân trên bán đảo Triều Tiên nói chung đã bắt đầu sử dụng kính
ngữ nhƣ một phƣơng tiện thể hiện sự kính trọng từ bao giờ song kể từ khi chữ
Hangul đƣợc ra đời vào năm 1443 cho đến nay, mặc dù hệ thống kính ngữ trong
tiếng Hàn đã có nhiều thay đổi ở nhiều mặt nhƣng có thể nói, tiếng Hàn hiện nay
vẫn là ngôn ngữ có hệ thống kính ngữ rất phát triển và phức tạp. Giải thích về
hiện tƣợng này, ngƣời ta thƣờng nhìn ở hai khía cạnh: ngôn ngữ và văn hoá. Xét
trên khía cạnh ngôn ngữ thì phải nói rằng trong bản thân đặc điểm và cấu trúc nội
tại của tiếng Hàn đã cho phép những hình thức biểu hiện kính trọng có thể tồn tại
và phát triển. Nghĩa là, trong bản thân hệ thống từ vựng cũng nhƣ cấu trúc ngữ
pháp của tiếng Hàn đã tồn tại sự quy định và phân biệt những yếu tố có và không
có khả năng biểu hiện đƣợc sự kính trọng. Sự phân biệt này có đƣợc bởi quy ƣớc
chung của toàn xã hội. Nó cho phép với dấu hiệu nào thì ý nghĩa nào đƣợc bộc
lộ, thậm chí cả mức độ của từng ý nghĩa đó.
(1)

Tiếng Hàn là ngôn ngữ chung cho cả dân tộc Hàn và đƣợc sử dụng trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên.

Nhƣng do tài liệu chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đều đƣợc thu thập chủ yếu ở Đại Hàn dân quốc nên
tiếng Hàn mà luận văn đề cập chỉ dừng lại ở khái niệm là ngôn ngữ đang đƣợc sử dụng ở quốc gia này
hiện nay.

2


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại


Bên cạnh sự cho phép của bản thân đặc điểm của tiếng Hàn, yếu tố văn
hoá cũng đóng vai trò quan trọng. Kính ngữ là phƣơng tiện ngôn ngữ biểu hiện
các mức độ đề cao, kính trọng nên nhìn chung chúng thƣờng chỉ đƣợc dùng khi
xã hội đã có sự phát triển về trình độ văn hoá đến một mức độ nào đó, ít nhất là
có sự phân hoá trên dƣới và thứ bậc xã hội. Ngƣời dân Hàn không chỉ đã tiếp thu
rất sớm mà còn tiếp thu rất mạnh và trung thành những ảnh hƣởng của Nho giáo.
Ngay cả đến thời điểm chữ Hangul - hệ thống chữ cái ghi âm tiếng Hàn ngày nay
đƣợc sáng tạo (1334) - thì Nho giáo cũng đã vào bán đảo này đƣợc hơn 1300
năm. Cùng với quá trình tiếp thu ảnh hƣởng trên nhiều mặt nhƣ thiết chế chính
trị, chế độ thi cử, quan niệm đạo đức của Nho giáo.... xã hội truyền thống Hàn
Quốc đã phát triển trên cơ sở sự phân biệt về giai tầng đƣợc thực hiện rất rõ ràng
và nghiêm ngặt. Tƣ tƣởng “ nam tôn nữ ti ”, “ trƣởng ấu hữu tự ” cùng với chế độ
đại gia tộc đã thiết lập nên một trật tự rất chặt chẽ trong quan hệ gia đình cũng
nhƣ xã hội. Với lý do đó, ngƣời Hàn Quốc khi ở trong gia đình hay ra ngoài xã
hội bao giờ cũng cần phải xác định đúng vị trí của mình để có những hành vi và
lời nói cho phù hợp và đúng lễ nghĩa. Điều này thể hiện rõ trong quan niệm đạo
đức, phong cách sinh hoạt và cả trong đời sống ngôn ngữ mà một trong những
biểu hiện rõ nhất đó là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống kính ngữ.
Kính ngữ đƣợc duy trì không chỉ nhƣ một phƣơng tiện cần thiết trong
giao tiếp mà còn là cơ sở để đánh giá và công nhận phẩm chất, tƣ cách đạo đức
của ngƣời đó trong cộng đồng. Việc sử dụng kính ngữ đúng lúc, đúng chỗ vì thế
còn chịu thêm áp lực của dƣ luận cộng đồng và chuẩn mực xã hội. Với đặc trƣng
của một xã hội còn mang nhiều nét ảnh hƣởng của những quy chuẩn đạo đức
truyền thống, có thể nói, kính ngữ trong tiếng Hàn là một bộ phận quan trọng,
không thể bỏ qua trong sinh hoạt ngôn ngữ cũng nhƣ văn hoá của ngƣời Hàn
Quốc nhƣng đồng thời nó cũng là một hệ thống rất phức tạp và luôn biến đổi. Vì
thế, ngay từ đầu những thập niên 60 - 70, đây đã là vấn đề đƣợc nhiều nhà ngôn
ngữ Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và nhiều cách tiếp cận
khác nhau.


3


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

Có thể nói, trong hầu hết các công trình nghiên cứu tổng hợp về ngữ
pháp tiếng Hàn, do tính liên quan chặt chẽ cả trên phƣơng diện ngữ pháp và từ
vựng nên kính ngữ luôn đƣợc đề cập tới nhƣ một phần không thể thiếu ( Lee Ik
Seop, Im Hong Bin.1983; Wang Mun Yong, Min Hyeon Sik.1993; Nam Ki Sim.
1978, 1985, 1996; Baek Bong Cha. 1999; Heo Ung. 1983.....). Trong đó vai trò
quan trọng cũng nhƣ các phƣơng thức biểu hiện tiêu biểu của kính ngữ đều đƣợc
phân tích và khẳng định một cách có hệ thống. Nét nổi bật của các công trình này
đồng thời cũng là của hầu hết các sách nghiên cứu về ngôn ngữ của các nhà ngôn
ngữ học Hàn Quốc từ trƣớc đến nay là kính ngữ đƣợc tiếp cận và tìm hiểu chủ
yếu dựa trên cơ sở đối tƣợng tiếp nhận sự đề cao. Với cách tiếp cận này, kính
ngữ đƣợc nhìn nhƣ một hệ thống gồm ba phép đề cao: đề cao chủ thể, đề cao
khách thể và đề cao đối tƣợng tiếp nhận. Trong mỗi phép đề cao đó, tuỳ theo sự
tham gia của các yếu tố ngữ pháp và từ vựng mà ý nghĩa, phƣơng thức biểu hiện
và phạm vi hoạt động của kính ngữ ... đƣợc đi sâu phân tích và nhìn nhận rõ ràng
hơn. Dựa trên quan điểm có tính thống nhất và phổ biến nhƣ vậy, các công trình
nghiên cứu riêng có tầm sâu hơn về kính ngữ hoặc về một phép đề cao cũng lần
lƣợt xuất hiện ( Ko Yeong Keun. 1974; Seo Jung Soo. 1983; Im Hong Bin. 1990;
Seong Ki Ch’eol. 1990; Kim Ch’ung Hoe. 1990.....).
Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình đã tìm một hƣớng đi mới cho việc
nghiên cứu kính ngữ: tìm hiểu phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ trên phƣơng
diện hoạt động ngữ pháp. Wang Mun Yong - Min Hyeon Sik (1993 ) đã chia
phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ thành hai loại: phƣơng thức ngữ pháp và
phƣơng thức từ vựng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ dừng lại ở những công
trình lẻ tẻ và tầm ảnh hƣởng của cách tiếp cận theo đối tƣợng tiếp nhận sự đề cao
vẫn là xu hƣớng có thể khẳng định.

Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu đồng đại, các nhà ngôn
ngữ học Hàn Quốc còn tìm hiểu quá trình biến đổi, hình thành cũng nhƣ mất đi
của các yếu tố biểu hiện cho kính ngữ theo lịch đại ( Ahn Byeong Hee. 1961;
Heo Ung. 1963, 1975; Kwon Jae Il. 1998....). Bằng việc miêu tả, phân tích, so
sánh đặc điểm hoạt động của kính ngữ trong từng thời kỳ, hƣớng nghiên cứu này
4


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

đã giúp cho bức tranh về kính ngữ trong tiếng Hàn đƣợc hiện lên một cách toàn
diện và đầy đặn hơn. Với tình hình nghiên cứu đƣợc chú trọng ở cả chiều rộng và
chiều sâu nhƣ vậy, có thể nói, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc đã nhìn
thấy và đánh giá cao tầm quan trọng của kính ngữ trong sinh hoạt giao tiếp ở
cộng đồng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cũng nhƣ bản thân tiếng Hàn, kính ngữ vẫn
còn là một vấn đề rất mới.
Kể từ khi hai nhà nƣớc Việt Nam - Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức đến nay đã đƣợc tròn mƣời năm. Trong mƣời năm qua, cùng với
sự hợp tác phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá.... việc đào
tạo và nghiên cứu về tiếng Hàn cũng nhƣ về Hàn học tại Việt Nam cũng đã gặt
hái đƣợc nhiều thành tựu. Nhƣng trong khi tầm quan trọng của tiếng Hàn nói
chung và kính ngữ nói riêng với tƣ cách là một phƣơng tiện rất quan trọng và cơ
bản trong việc tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc
đã đƣợc khẳng định thì việc nghiên cứu về kính ngữ trong tiếng Hàn ở Việt Nam
vẫn mới chỉ dừng lại ở những bƣớc đi đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện nay,
ngoài các bài viết có tính chất tổng hợp về tiếng Hàn, ở Việt Nam chỉ có hai công
trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề kính ngữ trong tiếng Hàn nhƣng mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu và khái quát. Đó là khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“ Một số biểu hiện của kính ngữ trong tiếng Hàn ” của cử nhân Nguyễn Thị Thu
Ngân, Khoa Đông phƣơng học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hà Nội thực hiện năm 1998 và báo cáo tham gia hội thảo “ Những vấn đề văn
hoá - ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc ” đƣợc tổ chức tại Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 của Nguyễn Thị Hƣơng
Sen với nhan đề “ Kính ngữ thông dụng trong tiếng Hàn so với tiếng Việt ”. Xuất
phát từ mâu thuẫn giữa tầm quan trọng của kính ngữ trong sinh hoạt giao tiếp và
thực tế nghiên cứu về vấn đề kính ngữ ở Việt Nam, chúng tôi đã chọn kính ngữ
và các phƣơng thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại làm đề tài nghiên
cứu của mình. Mục đích của chúng tôi khi tiến hành thực hiện luân văn này là:
- Tìm hiểu một cách sâu sắc, cơ bản và có hệ thống về các phƣơng thức
biểu hiện của kính ngữ trong tiếng Hàn hiện đại.
5


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

- Thử nghiệm một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu về kính ngữ
trong tiếng Hàn ở Việt Nam.
- Cố gắng để luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu cho việc giảng
dạy và học tập tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam học ngành Hàn học, Khoa
Đông phƣơng học nói riêng và những ngƣời có quan tâm đến tiếng Hàn nói
chung.
Với những mục đích thiết thực trên, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ góp
một phần nhỏ vào nỗ lực phát triển việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu tiếng
Hàn và Hàn học ở Việt Nam.
2. Nhìn chung, kính ngữ đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất coi là
phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc dùng để biểu hiện sự kính trọng, khiêm nhƣờng đối
với các đối tƣợng tham gia giao tiếp. Nhƣ vậy, kính ngữ chỉ là một trong các
phƣơng thức thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp mà ngƣời ta có thể sử dụng
riêng rẽ hoặc đồng thời cùng với các hành vi phi ngôn ngữ nhƣ âm giọng, sắc
mặt, thái độ, cử chỉ..... Nghiên cứu về kính ngữ trong tiếng Hàn, chúng tôi chủ

yếu nghiên cứu về các phƣơng thức biểu hiện trên cơ sở hoạt động ngôn ngữ và ý
nghĩa nội dung của kính ngữ trong từng phƣơng thức đó.
Trong tiếng Hàn, kính ngữ chỉ là một trong các phƣơng thức biểu hiện
tính lịch sự trong giao tiếp thông qua hành vi ngôn ngữ chứ không bao gồm tất cả
các cách nói lịch sự. Có nhiều cách thể hiện phép lịch sự thông qua hành vi ngôn
ngữ và kính ngữ chỉ là một trong các cách thể hiện đó. Để thể hiện phép lịch sự
trong giao tiếp, ngƣời Hàn Quốc có thể sử dụng các lối nói giảm, nói tránh hay
các lối diễn đạt mang tính lịch sự khác nhƣ thực hiện lối nói gián tiếp đối với
những hành vi ngôn ngữ có tính áp đặt và xúc phạm cao...v.v.. nhƣng các hình
thức đó không đƣợc coi là biểu hiện của kính ngữ. Qua việc khảo sát một số công
trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc về kính ngữ chúng tôi thấy, các hình
thức diễn đạt này chỉ đƣợc coi là một lối nói mang tính lịch sự chứ không đƣợc
coi là một bộ phận của kính ngữ.
Xét trên phƣơng diện ngôn ngữ học, kính ngữ trong tiếng Hàn thực chất
chỉ đƣợc xét trong phạm vi nhỏ của một số phụ tố, tiểu từ .... và hệ thống từ vựng
6


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

mang sắc thái kính trọng chuyên dùng. Nhƣ vậy, nói một cách cụ thể, khi xem
xét vấn đề kính ngữ và các phƣơng thức biểu hiện của nó, chúng tôi sẽ tập trung
tìm hiểu hệ thống các hình vị ngữ pháp và từ vựng chuyên dùng mang sắc thái đề
cao hoặc hạ thấp khác nhau đƣợc sử dụng theo những quy tắc nhất định nhằm thể
hiện sự kính trọng hoặc không kính trọng đối với các đối tƣợng tham gia hoạt
động giao tiếp.
Là một sản phẩm xã hội, cũng nhƣ bản thân tiếng Hàn, kính ngữ đã trải
qua nhiều quá trình phát triển và biến đổi tƣơng ứng với xu thế phát triển của
từng thời đại. Trong quá trình đó, song song với những phƣơng thức biểu hiện
ngày càng đƣợc tinh tế hoá thì cũng có những phƣơng thức ngày càng bị suy

thoái mặc dù nó đã từng phát triển và đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong quá khứ.
Diện mạo của kính ngữ trong tiếng Hàn nhƣ thế nào khi chữ Hangul bắt đầu
đƣợc truyền bá? Quá trình sử dụng và biến đổi của kính ngữ đã diễn ra ra sao?
Cái gì trong hệ thống đó đã mất đi và cái gì đang đƣợc phát huy mạnh mẽ? Tại
sao lại có hiện tƣợng đó?.... Có rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh cần phải làm
sáng tỏ khi nói về kính ngữ. Tuy nhiên, với đề tài kính ngữ và phƣơng thức biểu
hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại, luận văn này của chúng tôi không lấy việc
làm nổi rõ các biến động cũng nhƣ sự phát triển của kính ngữ trong các giai đoạn
lịch sử xã hội làm trọng tâm mà chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện, phân tích, miêu
tả, tổng hợp và hệ thống lại diện mạo của kính ngữ trong lát cắt đồng đại là đời
sống sinh hoạt xã hội hiện nay của ngƣời dân Hàn Quốc.
3. Nếu nói “ngôn ngữ chỉ nảy sinh ra do nhu cầu, do sự cần thiết, cấp
bách phải giao tiếp với những ngƣời khác.” ( K. Marx) thì kính ngữ cũng chỉ
đƣợc sử dụng đối với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và hƣớng tới những đối tƣợng
giao tiếp cụ thể. Thậm chí, có những phƣơng thức biểu hiện có thể trở thành
phƣơng thức đặc trƣng cho từng hoàn cảnh hay đối tƣợng giao tiếp nào đó. Vì
thế, mặc dù luận văn lấy phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ làm nội dung chính
nhƣng vì đặc trƣng của kính ngữ là luôn gắn với những đối tƣợng và hoàn cảnh
cụ thể nên chúng tôi cũng sẽ tiến hành khảo sát những đối tƣợng giao tiếp và
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể gắn với từng phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ để
7


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

từ đó tìm ra nội dung ý nghĩa cũng nhƣ phạm vi hoạt động của kính ngữ trong
từng phƣơng thức biểu hiện.
Để nhận diện các phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ, ngoài việc chú ý
tập trung khai thác các hiện thực văn bản bằng tiếng Hàn cũng nhƣ các tài liệu
nghiên cứu có liên quan bằng các phƣơng pháp thƣờng dùng của khoa học ngôn

ngữ, chúng tôi còn sử dụng các mẩu đối thoại cũng nhƣ các dạng văn bản thƣờng
gặp trong đời sống sinh hoạt giao tiếp hàng ngày của ngƣời Hàn Quốc.
Nhƣ chúng tôi đã trình bày, khi nghiên cứu về vấn đề kính ngữ trong
tiếng Hàn hiện đại, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc thƣờng có xu hƣớng tiếp cận
theo đối tƣợng tiếp nhận sự kính trọng để quy thành các phép đề cao và chỉ ra các
phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ trong mỗi phép đề cao đó. Ngoài ra, tuy
không phổ biến nhƣng không thể không nhắc tới một cách tiếp cận khác, đó là
cách tiếp cận theo các phƣơng thức hoạt động của kính ngữ với tƣ cách là một
phƣơng tiện ngôn ngữ. Cụ thể với trƣờng hợp của tiếng Hàn là thông qua con
đƣờng thay thế từ vựng và chắp dính các yếu tố ngữ pháp.
Trong hai cách tiếp cận trên, vì cách tiếp cận thứ nhất lấy đối tƣợng đƣợc
tiếp nhận sự kính trọng, đề cao làm cơ sở xem xét nên nó cho phép hình dung
một cách dễ dàng và trực giác về phép đề cao đối với từng đối tƣợng giao tiếp
đồng thời có thể so sánh đƣợc sự khác biệt về phƣơng thức biểu hiện của kính
ngữ giữa các đối tƣợng giao tiếp khác nhau. Xuất phát từ suy nghĩ phƣơng thức
biểu hiện của kính ngữ có thể và nên đƣợc nhìn nhận trực tiếp từ góc độ ngôn
ngữ, chúng tôi đã quyết định lựa chọn cách tiếp cận thứ hai để tiến hành tìm hiểu
các cách thức, phƣơng pháp biểu hiện ý nghĩa kính trọng của kính ngữ trong
tiếng Hàn. Từ sự nhìn nhận, xem xét một cách độc lập và cụ thể về các phƣơng
thức biểu hiện trên bình diện ngữ pháp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nội dung
biểu hiện và phạm vi hoạt động của các phƣơng thức đó trong tƣơng quan với các
yếu tố ngôn ngữ khác khi tham gia vào các thành phần câu cũng nhƣ với từng đối
tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp có liên quan. Cách tiếp cận này so với cách tiếp cận
trƣớc tuy có phức tạp và ít phổ biến hơn song nó cho phép tìm hiểu và phân biệt
đƣợc các phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ không chỉ trên phƣơng diện đối
8


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại


tƣợng giao tiếp mà còn cả trên phƣơng diện hoạt động ngôn ngữ. Hơn nữa, sự lựa
chọn này cũng là cố gắng của chúng tôi trong việc thử tìm ra một cách tiếp cận
khác trƣớc một vấn đề đã có lịch sử nghiên cứu tƣơng đối dài trong giới ngôn
ngữ học Hàn Quốc.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp quan
sát, miêu tả đồng đại - một phƣơng pháp mang tính chất truyền thống, chuyên
dụng của ngôn ngữ học. Ngoài ra, ở một mức độ nào đó, chúng tôi cũng sử dụng
phƣơng pháp so sánh, đối chiếu với quan niệm cũng nhƣ tình hình sử dụng kính
ngữ ở Việt Nam nhƣng không đặt việc này làm yêu cầu chính.
4. Với mục đích tìm hiểu về phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ trong
tiếng Hàn hiện đại ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng I: Dẫn luận chung về kính ngữ trong tiếng Hàn: Bàn về khái
niệm kính ngữ cũng nhƣ chức năng và các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn sử
dụng kính ngữ trong tiếng Hàn.
Chƣơng II: Kính ngữ biểu hiện bằng phƣơng thức ngữ pháp: Miêu
tả và khảo sát các phƣơng thức biểu hiện của kính ngữ đƣợc tạo lập bằng cách
chắp dính các yếu tố biểu hiện sắc thái kính trọng hoặc không kính trọng. Đây là
phƣơng thức biểu hiện chính của kính ngữ trong tiếng Hàn đồng thời cũng là
phƣơng thức thể hiện rõ đặc trƣng của loại hình ngôn ngữ chắp dính.
Chƣơng III: Kính ngữ biểu hiện bằng phƣơng thức thay thế từ
vựng: Khảo sát và liệt kê các từ mang sắc thái kính trọng thƣờng dùng. Mặc dù
không phải là phƣơng thức biểu hiện chủ yếu song việc thay thế, sử dụng các từ
cùng nghĩa mang sắc thái kính trọng cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến. Đặc
biệt, xét trên phƣơng diện đối tƣợng giao tiếp, đây là phƣơng thức biểu hiện quan
trọng nhất của kính ngữ trong tiếng Hàn đối với đối tƣợng giao tiếp là vai khách
thể.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục.

9



Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

CHƢƠNG I
DẪN LUẬN CHUNG VỀ KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG HÀN
I. KHÁI NIỆM KÍNH NGỮ

Nhƣ chúng tôi đã đề cập, kính ngữ ( 경어, 敬語, a term of respect ) là
một phạm trù ngữ pháp rất quan trọng trong tiếng Hàn. Nó không chỉ thu hút
đƣợc sự quan tâm của giới học thuật Hàn Quốc mà còn của cả các nhà nghiên
cứu nƣớc ngoài. Trong các bài viết về kính ngữ hiện nay, khái niệm này đƣợc
dùng để chỉ một loại phƣơng tiện ngôn ngữ có chức năng thể hiện các mức độ
kính trọng, đề cao đối với một đối tƣợng giao tiếp nào đó. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu các tài liệu của Hàn Quốc, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên
cứu Hàn Quốc không sử dụng khái niệm kính ngữ mà trên thực tế, nó chỉ tồn tại
nhƣ một khái niệm trong từ điển.
Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc, không có
khái niệm kính ngữ mà chỉ có khái niệm phép kính ngữ (경어법 , 敬語法 ). Trên
thực tế, khái niệm kính ngữ là khái niệm mới chỉ xuất hiện trong các bài viết của
các nhà nghiên cứu Việt Nam về hiện tƣợng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, về mặt nội
dung, khái niệm kính ngữ mà một số nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng và khái
niệm phép kính ngữ của một số nhà nghiên cứu Hàn Quốc là giống nhau. Chẳng
hạn nhƣ quan niệm về “ một phạm trù ngữ pháp thể hiện sự tôn trọng của ngƣời
nói đối với một đối tƣợng nào đó thông qua hành vi ngôn ngữ ” đƣợc các nhà
nghiên cứu Việt Nam coi là kính ngữ trong khi các nhà nghiên cứu Hàn Quốc lại
gọi là phép kính ngữ. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nên hiểu kính ngữ và phép
kính ngữ nhƣ thế nào? Có nên đồng nhất hai khái niệm này với nhau không? Có
hay không sự khác biệt trong quan niệm về kính ngữ của các nhà nghiên cứu hai
nƣớc?...
Phép kính ngữ trong tiếng Hàn ngoài cái tên chữ Hán là kính ngữ pháp

(경어법, 敬語法 ) còn đƣợc gọi dƣới nhiều cái tên khác nhau tuỳ theo từng tác

10


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

giả nhƣ: tôn đãi pháp (존대법, 尊待法 ), tôn phi pháp (존비법, 尊卑法 ), đãi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Lƣu Tuấn Anh (2000), " Phụ tố trong tiếng Hàn, một ngôn ngữ thuộc loại
hình chắp dính", Kỷ yếu Hội thảo Đông phương học Việt Nam lần
thứ nhất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 279 - 282.

2.

Lƣu Tuấn Anh (2001 a), " Kính ngữ ", Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 283 - 288.

3.

Lƣu Tuấn Anh, (2001 b). " Bƣớc đầu tìm hiểu về ngôn từ ứng xử trong hội
thoại tiếng Hàn ". Kỷ yếu hội thảo quốc gia Đông phương học Việt
Nam lần thứ hai, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 509 - 540.

4.


Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5.

Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (1- 2 ), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

6.

Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nxb Trẻ, thành
phố Hồ Chí Minh.

7.

Vũ Thị Thanh Hƣơng (2000). " Lịch sự và phƣơng thức biểu hiện tính lịch
sự trong lời cầu khiến tiếng Việt ". Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ
thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 135 - 178.

8.

Vũ Thị Thanh Hƣơng (2000 b), "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến
tiếng Việt". Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt,
Nxb Khoa học Xã hội, tr. 179 - 211.

9.

Ahn Kyeong Hwan (1996), “ Tiểu từ cách trong tiếng Hàn ”, Tạp chí
Ngôn ngữ (2), tr. 30 - 35.

10. Lƣơng Văn Hy (2000), " Ngôn từ, giới và nhóm xã hội: Dẫn nhập những

vấn đề cơ bản và những trƣờng phái lý thuyết chính ", Ngôn từ,
giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội,
tr. 9 - 38.
11


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

11. Nguyễn Văn Khang (2002), “ Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hành
chính, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội tƣơng tác ”. Tiếng Việt
trong giao tiếp hành chính, Nxb Văn hoá Thông tin, tr. 80 - 116.
12. Đinh Trọng Lạc (2001), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
13. Hồ Lê (1996 ), Quy luật ngôn ngữ - Tính quy luật của cơ chế ngôn giao 2,
Nxb Khoa học xã hội, TP HCM.
14. Nguyễn Thị Thu Ngân (1998 ), Một số biểu hiện của kính ngữ trong tiếng
Hàn, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Khoa Đông phƣơng học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hƣơng Sen ( 2001 ), “ Kính ngữ thông dụng trong tiếng Hàn
so với tiếng Việt ”, Những vấn đề văn hoá xã hội và ngôn ngữ Hàn
Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 248 271.
16. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17.

Nguyễn Thị Việt Thanh ( 2001), " Tiếng Nhật ". Các ngôn ngữ phương
Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 65 - 156.

18. Viện thông tin khoa học xã hội (2002), Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp,
Chuyên đề thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Bùi Minh Yến (2002), " Ngôn ngữ xƣng hô trong giao tiếp công sở ( Khảo
sát trên địa bàn Hà Nội ) ". Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính,
Nxb Văn hoá Thông tin , tr 143 - 199.

12


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

Tài liệu tiếng Anh
20. C. Paul Dredge (1983), What is politeness in Korean speech?, Korean
Linguistics, Vo.3, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 21 32.
21.

Ho - min Sohn (1983), Power and Solidarity in Korean language, Korean
linguistics, Vo.3, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 97 122.

22. Ho-min Sohn - Kyoko Hijirida (1986), Cross - Cultural Patterns of
Honorifics and Sociolinguistic Sensitivity to Honorifics Variables:
Evidence from English, Japanese and Korean, Linguistics
Expeditions, Hanshin Publishing Company, Seoul, pp. 411 - 432.

Tài liệu tiếng Hàn
23. 권재일 ( 1996 ), 한국어 문법사, 박이정 출판사, 서울.
24. 남기심 (1996 ), 국어문법의 탐구 II, 태학사, 서울.
25. 남기심 - 고영근 (1985), 표준국어문법론, 탑 출판사,서울.
26. 백봉자 ( 1999 ), 외국인을 위한 한국어 문법사전, 연세대학교 출판사,
서울.
27. 조규빈 ( 1995 ), 고교문법 ( 고등학교 자습서), 지학사, 서울.
28. 왕문용 - 민현식 (1993), 국어문법론의 이해, 개문사, 서울.

29. 이병혁 (1996), “ 한국인의 말과 사고 “, 한국인의 일상문화,
한국일상문화연구원, pp. 193 - 222.
30. 이익섭 - 이상역 (1996), 한국의 언어, 신구문화사, 서울.
31. 이익섭 - 임홍빈 (1997 ), 국어문법론 ( 國語文法論 ), 學恩社, 서울.
32. 임호빈 - 홍경표 - 장숙인 - 공저 ( 1997 ), 외국인을 위한 한국어 문법,
연세대학교출판부, 성울.

13


Kính ngữ và các phương thức biểu hiện của nó trong tiếng Hàn hiện đại

33. 성기절 (2002), “ 한국어 문법 교유론 ”,동남아시아에서는 한국어

교육 - 현재와 미래 워크숍, pp. 39 - 69.
34. 서울대학교 사범대학 - 국어교육연구원 (1996), 문법 (고등학교

교과서), 대한교과서 주식회사, 서울.
35. 성균관 대학교 - 대동문화언구원 (1991), 문법 (고등학교 교과서),
대한교과서 주식회사, 서울.
36. 성균관 대학교 - 대동문화언구원 (1994), 문법 (고등학교 교사용

지도서), 대한교과서 주식회사, 서울.
37. 조선일보, 국립 국어 연구원 (1996), 우리말의 예절, 조선일보사, 서울.

14




×