Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội huyện Chƣơng Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.34 KB, 9 trang )

Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất giai
đoạn 2000 - 2010 trong mối quan hệ với các chỉ
tiêu phát triển kinh tế, xã hội huyện Chƣơng Mỹ
Đỗ Thị Hiếu
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đinh Thị Bảo Hoa
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của biến động tình hình sử dụng đất
đai. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2000 - 2010. Đánh
giá biến động tình hình sử dụng đất ở thời kỳ 2000 - 2010, những nhân tố chính gây nên
sự biến động và xu huớng biến động, ảnh hƣởng của biến động tình hình sử dụng đất đai
đến tài nguyên môi trƣờng khu vực nghiên cứu. Tìm ra mối liên hệ giữa biến động sử
dụng đất với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đề xuất những giải pháp và những hoạch
định phát triển trong tƣơng lai, nhằm góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai
và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Keywords: Địa chính; Biến động sử dụng đất; Huyện Chƣơng Mỹ; Giai đoạn 2000 2010; Tài nguyên đất

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò quan trọng tất cả hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời, ngày nay sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội kèm theo đó là sự sử dụng đất đai ngày càng gia tăng
làm cho đất đai có sự biến động mạnh. Việc đánh giá biến động sử dụng đất sẽ tìm ra xu hƣớng
biến động sử dụng đất từ đó đƣa ra phƣơng án sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, tiết kiệm mà
vẫn đảm bảo quỹ đất cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Đối với một huyện đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ huyện Chƣơng Mỹ
thì việc đánh giá tình hình biến động sử dụng đất là vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ và sử dụng
hợp lý tài nguyên đất. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình biến động sử
dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội
huyện Chƣơng Mỹ, Thành phố Hà Nội ”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu




Nghiên cứu thực trạng và biến động đất đai là một trong những quá trính nghiên cứu về đất đai
nhằm đƣa đất đai vào sử dụng trong cuộc sống. Biến động đất đai đuợc phân tích kỹ thể hiện
rõ các nguyên nhân biến động theo loại hình sử dụng đất và theo đối tuợng sử dụng đất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về khoa học: Đề tài đề cập đến vấ n đ ề sử dụng đất n ói chung và biến động của chúng theo
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Trên cơ sở đó
phân tích mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện.
Về mặt lãnh thổ chỉ giới hạn trong phạm vi huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích
Tìm hiểu tình hình biến động sử dụng đất, đánh giá xu hƣớng biến động sử dụng đất, đƣa ra
biện pháp sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế xã hội
4.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của biến động sử dụng đất
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất các năm 2000, 2005, 2010
- Đánh giá biến động tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa biến động sử dụng đất với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Đề xuất những giải pháp và những hoạch định phát triển bền vững
5. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc đánh giá biến động tình hình sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
đề tài góp phần vào công tác kiểm kê đất đai hằng năm và theo định kỳ đảm bảo chính xác,
khoa học. Đồng thời giúp cho việc định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng
đất cũng nhƣ quy hoạch đô thị và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của huyện.
6. Phuơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: Để nghiên cứu đề tài này cần phải tiến hành thu thập
các số liệu, tài liệu có liên quan
- Phƣơng pháp điều tra và nghiên cứu thực tế: Điều tra là cơ sở để thẩm định lại những nhận

định trong quá trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp ban đầu, thẩm định lại kết quả phân tích
sự biến động đất đai trong bản đồ biến động tình hình sử dụng đất đai và bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Phƣơng pháp thống kê: Mức độ biến động của các yếu tố cần nghiên cứu định luợng do
vậy cần phải sử dụng phuơng pháp thống kê để xử lý các kết quả thu thập đuợc.
- Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh: Từ số liệu điều tra, tiến hành phân tích, so sánh
biến động sử dụng các loại đất qua từng giai đoan, từ đó đánh giá tình hình phát triển các ngành
nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện
- Phƣơng pháp SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nền kinh tế
7. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận tốt nghiệp gồm có 3 chuơng:
- Chuơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Chuơng 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chƣơng Mỹ giai đoạn 2000 - 2010
- Chuơng 3: Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trong mối
quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Chƣơng Mỹ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đánh giá biến động sử dụng đất ở một số nƣớc trên thế giới
Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con ngƣời, là mặt bằng để sản xuất nông lâm


nghiệp. Hiện nay tài nguyên đất đang bị suy giảm nghiêm trọng do: quá trình khai thác một
cách quá mức, do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, do dân số tăng nhanh. Vì vậy việc đánh giá biến
động đất đai luôn đƣợc các quốc gia quan tâm.
Trung Quốc,Nhật Bản,Đài Loan
1.2. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam
Biến động sử dụng đất ở Việt Nam đƣợc thống kê hàng năm, và 5 năm một lần thông qua công
tác thống kê, kiểm kê đất đai. Việc đánh giá biến động sử dụng đất căn cứ vào công tác thống
kê, kiểm kê đất đai và công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các năm.
1.6. Tình hình đánh giá biến động sử dụng đất huyện Chƣơng Mỹ
Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã ở các giai đoạn 2000, 2005,

2010; bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000 – 2010.
Công tác thống kê đất đai đƣợc tổ chức thực hiện hàng năm, công tác kiểm kê đất đai đƣợc tiến
hành 5 năm một lần vào các năm 2000, 2005, 2010 theo chỉ đạo của nhà nƣớc.
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHƢƠNG MỸ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Chƣơng Mỹ là một huyện của Hà Tây cũ, từ năm 2008 là một huyện của Thủ đô Hà Nôi.
Chƣơng Mỹ nằm trong vùng phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây. Trên địa bàn
huyện có tuyến quốc lộ 6 nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc.
2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
2.2.1.1. Tăng trƣởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 7.815 tỷ tăng 6.715 tỷ đồng so với năm 2000 (Tính theo đơn
giá 1994)
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sử chuyển dịch đúng hƣớng, nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản giảm tỷ trọng trong GDP từ 35,56% năm 2000 xuống 24,31% năm 2010; công nghiệp và xây
dựng cơ bản tăng từ 41,82 % lên 58,87 %; thƣơng mại dịch vụ giảm từ 22,62% xuống 16,81%.
Tốc độ tăng trƣởng GDP của huyện năm 2000 là 7,0%, năm 2003 là 10,8%, năm 2005 đạt
12,5%, năm 2010 đạt 14,6%
2.3.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
2.3.2.1. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Ngành nông nghiệp:
Hiện tại huyện Chƣơng Mỹ đang sử dụng 10.739,04 ha đất trồng cây hàng năm chiếm 46,21%
tổng diện tích tự nhiên. Ngoài ra còn có 2.250,78 ha đất cây lâu năm, 303,84 đất lâm nghiệp,
599,58ha đất nuôi trồng thủy sản, 144,89 ha đất nông nghiệp khác
Về cơ cấu cây trồng thì cây lƣơng thực và cây rau trong đó chủ yếu là cây lúa với diện tích
9.569,86 ha, đất trồng cây hàng năm khác 1.168,18 ha, 1.801ha rau
Ngành chăn nuôi của huyện những năm gần đây phát triển nhanh, tốc độ tăng trƣởng hàng năm
đạt khoảng 8%.

- Ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp chiếm 2,6% trong cơ cấu Nông – lâm – ngƣ nghiệp, cây lâm nghiệp chủ yếu là
rừng trồng
- Ngành nuôi trồng thủy sản


Ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 6,28% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, sử dụng 599,58 ha mặt
nƣớc, đó là chƣa kể các hồ vừa làm chức năng thủy lợi vừa nuôi trồng thủy sản.
2.3.2.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn huyện hiện có 480 công ty trách nhiệm hữu hạn, 150 công ty cổ phần, 107 doanh
nghiệp tƣ nhân, 43 hợp tác xã. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
2.3.2.3. Ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch
Tổng giá trị sản xuất ngành thƣơng mại dịch vụ năm 2010 là 4.387 tỷ đồng. Trong đó hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng chiếm 65%, nhóm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu đời
sống của nhân dân chiếm 35%.
2.3.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của huyện Chƣơng Mỹ đang trong quá trình phát triển nhƣng chƣa hoàn thiện cần
đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các cấp các ngành
2.3.3. Dân số và áp lực dân số đối với đất đai
Theo số liệu thống kê, dân số của huyện trong những năm gần đây tƣơng đối ổn định, tổng số
nhân khẩu là 299.391 ngƣời, số lao động trong độ tuổi là 168.027 ngƣời, tổng số hộ là 68.409 hộ,
tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 1,19;
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000 –
2010 TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
3.1.1. Tình hình quản lý đất đai
Trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ hiện mới chỉ có Thị trấn Xuân Mai có bản đồ địa chính
dạng số.
Tất cả các xã đều đã đƣợc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Đến năm 2010, toàn huyện đã cấp đƣợc 72,99% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Đối với đất nông nghiệp, năm 2010, tỷ lệ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp là 97,6%.
Công tác giao đất, cho thuê đất đƣợc đảm bảo đúng pháp luật
Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai luôn đƣợc quan tâm và giải quyết kịp
thời.
3.1.2. Tình hình sử dụng đất
Chƣơng Mỹ là một huyện lớn của Thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 23.240,92 ha,
bình quân diện tích trên đầu ngƣời khoảng 776m2 /ngƣời.
Diện tích đất nông nghiệp 14.038,13ha chiếm 60,4% tổng diện tích tự nhiên,
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 303,84ha chiếm 1,31% diện tích đất tự nhiên.
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 599,58ha
3.1.3. Nhận xét chung
- Mặt tích cực
Đất nông nghiệp có chiều hƣớng giảm. Đất chuyên dùng và đất ở ngày một tăng nhanh.


Những nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai đƣợc thực hiện đồng bộ, thống nhất và toàn diện trên quy
mô toàn huyện.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã đƣợc tiến hành trên phạm vi toàn huyện, đến các xã, thị trấn.
Việc sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế trong việc phát
triển kinh tế xã hội toàn huyện.
Quỹ đất chƣa sử dụng đƣợc quản lý khai thác tốt nhằm đƣa vào sử dụng ở các mục đích khác.
- Những tồn tại
Việc xây dựng kế hoạch ở một số cơ sở xã còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, gây khó khăn
phức tạp và làm chậm tiến độ, nhu cầu sử dụng đất.
Trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở một số xã chƣa làm tốt,
Tình trạng một số doanh nghiệp khi đƣợc thuê đất đã chậm triển khai xây dựng công trình
nhƣ: khu công nghiệp Ngọc Sơn, khu công nghiệp Trƣờng Yên.
Diện tích đất chuyên lúa giảm, thất nghiệp và ô nhiễm môi trƣờng.

3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010
3.2.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế sẽ là:
- Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 41,0%
- Ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 34,0 - 35,0%
- Ngành nông nghiệp 24 - 25%
3.3. Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
3.3.1. Đất nông nghiệp
Đến năm 2010 quỹ đất nông nghiệp của huyện sẽ giảm đi 2.094,5ha, chủ yếu do chuyển sang đất
phi nông nghiệp.
3.3.2. Đất phi nông nghiệp
- Đất ở: Đất ở đô thị trong giai đoạn quy hoạch tăng 98,57ha, đất ở nông thôn tăng 219.84ha.
- Đất chuyên dùng
Tổng diện tích đất trụ sở cơ quan tăng 65,2ha, đất an ninh tăng 0,7 ha, đất quốc phòng
23,0ha.Tổng diện tích đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng thêm
1.175,54ha. Đất có mục đích công cộng: đất giao thông tăng 80,77ha, đất thuỷ lợi tăng 1,95ha,
đất cho nhu cầu truyền dẫn năng lƣợng truyền thông sẽ tăng thêm 0,28ha, đất cơ sở văn tăng
thêm 5,7 ha, đất cơ sở y tế sẽ tăng 1,83ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo tăng 99,47ha, đất chợ tăng
9,32ha. đất có di tích, danh lam thắng cảnh tăng 28,97ha, diện tích đất bãi thải và xử lý chất thải
tăng 31,95ha.
- Đất tôn giáo tín ngƣỡng năm 2010 là 57,75ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 12,02ha so với hiện trạng.
- Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: giảm 30,95 ha.
3.3.3. Đất chƣa sử dụng
Đến cuối giai đoạn quy hoạch diện tích đất chƣa sử dụng của huyện còn 818.8ha.
3.4. Tình hình thực hiện quy hoạch
Diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng đều chƣa đạt đƣợc mức quy
hoạch đề ra.
Diện tích đất nông nghiệp đạt 49,44%, Diện tích đất phi nông nghiệp đạt 47,01% so với quy
hoạch,

Diện tích đất chƣa sử dụng chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng triệt để, chƣa khai thác hết tiềm năng.


Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 17,87% so với mục tiêu, ngành du lịch, dịch vụ và
thƣơng mại chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
3.4. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010
Xu hƣớng biến động chung của toàn huyện Chƣơng Mỹ là diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ,
diện tích đất chƣa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp tăng nhanh, nguyên nhân là do đất nông
nghiệp phải chuyển cho các mục đích sử dụng khác chủ yếu là do mục đích chuyên dùng, đất ở.
3.4.1. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
+ Diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện năm 2010 giảm 1.036,81ha so với năm 2000, chủ
yếu do: Chuyển sang đất ở là 801,43ha, chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là
457,27ha, huyển sang đất có mục đích công cộng là 159,13ha, chuyển sang đất quốc phòng 7,54,
chuyển sang đất tôn giáo tín ngƣỡng 1.21ha, chuyển sang đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,89hC«ng
v¨n sè.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có tác động rất
lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
3.4.2.1. Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2000 đến năm 2010 đã có sự chuyển biến rõ rệt và
hợp lý theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp xảy
ra một cách ồ ạt, đã làm cho đất canh tác ngày càng giảm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh, mạnh,
không tính toán trƣớc những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyển đổi này.
3.4.2.2. Mối quan hệ với các chỉ tiêu phát triển xã hội
Một tác động tích cực là sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút đƣợc các doanh nghiệp,
các nhà đầu tƣ đồng thời góp phần tăng trƣởng kinh tế, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp
phần nâng cao mức sống cho ngƣời nông dân.
Thu nhập nhiều hộ dân cao hơn trƣớc khi thu hồi đất.

Số lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp dịch vụ cũng tăng đáng kể.
Sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải
quyết việc làm của địa phƣơng.
Tình trạng lao động thất nghiệp không có việc làm hàng năm vẫn còn rất nhiều.
Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế tăng, đòi hỏi một diện tích đất
để mở rộng trƣờng học, mở rộng các cơ sở y tế.
Toàn huyện có 82 trƣờng, tăng 2 trƣờng so với năm 2000, các trƣờng còn lại hầu hết đã mở rộng
quy mô, xây thêm các phòng học.ng khi đó số giáo viên tăng chứng tỏ chất lƣợng giáo dục tiểu
học đã tăng.
Số cơ sở y tế không tăng nhƣng dịch vụ y tế đã có bƣớc phát triển
Bên cạnh đó thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp cũng gây nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp
Một số hộ gia đình đã không dùng số tiền đền bù không hợp lý gây ra nhiều tệ nạn xã hội
trên địa bàn huyện.


Việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không tính đến hiệu quả
sử dụng đất và hiệu quả kinh tế xã hội gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình biến động đất đai.
Ngƣợc lại, dân số tăng nhanh cũng gây biến động không nhỏ cơ cấu đất đai do phải chuyển sang
đất ở.
Đối với các hộ tự giãn, một phần là tách từ đất ở, một phần hộ xây dựng trái phép trên đất nông
nghiệp.
Việc các hộ gia đình lấn chiếm đất ruộng không những gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng lớn
đến việc canh tác của các thửa lân cận mà còn gây ra tình trạng mất mỹ quan.
Chính sách về nhà ở sẽ giúp cho đất đai nông nghiệp không bị chuyển thành đất ở một cách tự
phát, đất ở sẽ đƣợc quy hoạch hợp lý, tiết kiệm.
3.4.3. Chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp
3.4.3.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hƣớng nâng cao năng
suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.

Trong ngành trồng trọt, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị
ngày càng tăng.
Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhƣng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại
tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 1.508,8 tỷ đồng so với năm
2000.
Hiện nay các hộ nông dân có xu hƣớng chủ động chuyển sang sản xuất hàng hoá
3.4.3.2. Mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Về mặt kinh tế
Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng,
mà đang chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của
nhà nƣớc. Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện đã chuyển dịch từ trồng lúa đơn thuần
sang các loại lúa có năng suất cao, chất lƣợng tốt, sản xuất các giống lúa chất lƣợng cao đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung các mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại đều có hiệu quả kinh tế cao hơn
nhiều so với cấy lúa song yêu cầu vốn đầu tƣ rất lớn.
Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn, bò, gia cầm phát triển nhanh.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh
của địa phƣơng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà trong những năm qua nông nghiệp
của huyện Chƣơng Mỹ có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt
36,6 triệu đồng.


Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn gặp khó khăn trong khâu kỹ
thuật chăm sóc loại rau màu.
Khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất và gặp khó khăn trong việc
tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản.
Về mặt xã hội
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt đƣợc những
hiệu quả xã hội sau.
Thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ thông qua chuyển đổi

cơ cấu sử dụng đất và thâm canh tăng vụ.
Tăng thu nhập cho ngƣời dân lao động, góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân nông
thôn.
Đảm bảo an ninh lƣơng thực, đa dạng các loại nông sản hàng hoá
Nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho các vùng phụ cận
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời thúc đẩy kinh tế của toàn huyện cũng
nhƣ góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp
cũng gây nên những vấn đề mà xã hội cần quan tâm, giải quyết đó là:
Chú ý tới đầu ra cho sản phẩm
Do sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất, thuốc chuột, thuốc kích thích tăng trƣởng... quá nhiều
làm tăng trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm.
Biến động sử dụng đất và tình hình phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ. Để phát triển
kinh tế - xã hội, đất đai phải đƣợc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng phù hợp với các chỉ tiêu
phát triển kinh tế, đất đai chính là tƣ liệu sản xuất đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội. Ngƣợc lại
kinh tế - xã hội cũng luôn tác động không nhỏ tới đất đai, có thể tác động tiêu cực nhƣ tình trạng
chặt phá rừng, có thể tác động tích cực nhƣ việc cải tao đất trong sản xuất nông nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Cơ cấu kinh tế, cấu sử dụng đất của huyện đã có hƣớng chuyển dịch tích cực.
- Biến động sử dụng đất phù hợp với phát triển kinh tế xã hội.
- Tuy nhiên công tác quy hoạch sử dụng đất chƣa đi đôi với công tác quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội.
2. Kiến nghị
Cần có chính sách bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên lúa


Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần đặc biệt chú ý đến vấn đề môi trƣờng.
Cần lập quy hoạch phát triển kinh tế cho từng xã để có cở sở lập quy hoạch sử dụng đất.

Cần có chiến lƣợc đào tạo nguồn lao động dồi dào của huyện thành lao động có tay nghề cao,
đáp ứng nhu cầu lao động trong huyện và các vùng lân cận.
Để thực hiện đề tài, cần có một quá trình điều tra và nghiên cứu thực tế, nhƣng do thời gian có
hạn nên việc điều tra chƣa đƣợc tỉ mỉ và nghiên cứu thực tế chƣa sâu, nếu có điều kiện thì kết
quả sẽ tốt hơn
Trong thời gian tới cần định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của huyện để tăng thêm tính hoàn thiện
và hiệu quả cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

References



×