Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.51 KB, 7 trang )

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp
cải thiện sức khỏe môi trường tại làng nghề cơ
khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Dương Xuân Điệp
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Thanh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về sự phát triển kinh tế xã hội tại làng nghề Tống Xá cũng như
thực trạng sản xuất, tiêu dùng sản phẩm tại làng nghề Tống Xá. Nghiên cứu các loại
hình sản xuất và các mối nguy hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng tại địa bàn.
Đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường và tình hình sức khỏe người dân tại
làng nghề Tống Xá. Đề xuất được các giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe môi trường
tại làng nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Keywords: Khoa học môi trường; Sức khỏe môi trường; Làng nghề; Nam Định
Content
I. CĂN CỨ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Làng nghề - một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam - đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống,… Tuy nhiên, trong thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề vẫn chưa nhận
được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền theo định hướng phát triển bền
vững.
Nhìn chung, sản xuất tại các làng nghề hiện nay còn sử dụng các thiết bị thủ công, đơn
giản, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế,
ý thức người dân trong bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế. Do đó, nhiều hoạt
động sản xuất của làng nghề đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường
sống và sức khỏe của cộng đồng người dân sinh sống tại làng nghề và các khu vực xung
quanh.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


-

Đánh giá được thực trạng phát triển KT- XH tại làng nghề Tống Xá


-

Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu dùng sản phẩm tại làng nghề Tống Xá

-

Nghiên cứu các loại hình sản xuất và các mối nguy hại đến môi

trường

và sức khỏe cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu
-

Đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường và tình hình sức

khỏe người

dân tại làng nghề Tống Xá
-

Đề xuất được các giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe môi trường

tại

làng


nghề cơ khí Tống Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
III. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phát triển kinh tế-xã hội, biến động về dân số và thay đổi công nghệ sản xuất là những
yếu tố mang tính động lực, thúc đẩy một xã hội phát triển, nhưng đồng thời cũng có thể tạo
nên những áp lực cho xã hội, gây suy thoái môi trường, nghèo đói và suy giảm sức khỏe cộng
đồng, tạo ra các loại bệnh tật khác nhau, trong đó có các loài bệnh mới xuất hiện mới, thậm
chí gây những tác động mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, v.v.
Làng nghề Tống Xá thuộc xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, cách thành phố
Nam Định khoảng 25 km. Xã Yên Xá với diện tích khoảng 199 ha, có 750 hộ với gần 3500 cư
dân. Theo tương truyền, nghề cơ khí đúc đã được đưa vào Yên Xá từ cách đây khoảng 900
năm, ban đầu sản phẩm là các công cụ nông nghiệp như cày, bừa, cuốc xẻng; các mặt hàng
gia dụng như xoong, nồi, kiềng và trong chiến tranh là một số mặt hàng phục vụ quốc phòng.
Hiện nay, sản xuất làng nghề cơ khí đúc tập trung chủ yếu ở thôn Tống Xá. Tại đây, có
khoảng 80 công ty và doanh nghiệp tư nhân, khoảng 50 hộ chuyên nghề cơ khí đúc với tổng
số lao động tham gia sản xuất khoảng 1.200 người. Ngoài ra, hàng năm ở đây còn phải thuê
thêm hàng trăm lao động từ những nơi khác đến. Nghề chính của làng Tống Xá là đúc đồng
và gang, nhôm, thép với các sản phẩm phục vụ công nghiệp sản xuất ximăng, nhiệt điện, xây
dựng, đóng tàu, v.v. Mức thu nhập lao động trung bình của xã khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 90%, nông nghiệp chỉ có 10%.
Hiện tại, Làng nghề này đã có thêm nghề chắp nứa sơn mài với khoảng 30 hộ sản xuất.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trong đó,
các hoạt động nghiên cứu tập trung chủ yếu vào động sản xuất tại làng nghề Tống Xá.
- Sức khỏe môi trường của dân cư tại làng nghề Tống Xá xã Yên Xá, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực hiện:


2


Phương pháp thu thập thông tin và hồi cứu số liệu: thông tin sẽ được thu thập qua nhiều kênh
khác nhau như mạng internet, hệ thống các thư viện thuộc các trường/viện nghiên cứu và các
bộ/ngành, báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng.
Mặc dù nghiên cứu hiện trường chỉ được thực hiện trong năm 2011 nhưng khóa luận
đã sử dụng hệ thống thông tin, tư liệu nghiên cứu, tham khảo các tài liệu trong rất nhiều năm
từ 2006 đến 2011.
Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin thông qua các phiếu hỏi và phỏng vấn:
được áp đụng để điều tra và khảo sát phục vụ đánh giá hiện trạng về các nguồn thông tin hiện
có. Phương pháp này cũng sẽ được áp dụng để khảo sát về nhận thức và hiểu biết chung của
các nhóm đối tượng khác nhau về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ môi trường tại địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các
đối tượng gồm: các cơ sở sản xuất cơ khí, người dân, cán bộ quản lý, nhóm các đối tượng đại
diện cho các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Ủy ban mặt trận
tổ quốc, Hội cựu chiến binh và nhóm đối tượng phụ trách công tác vệ sinh môi trường tại địa
bàn để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng môi trường và sức khỏe tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: các phương pháp và kỹ thuật thống kê hiện đại sẽ được áp dụng trong
xử lý số liệu liên quan về kinh tế - xã hội, môi trường và y tế phục vụ các mục tiêu phân tích
và đánh giá về sức khoẻ môi trường ở địa phương.
Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Kết quả từ các số liệu hồi cứu, điều tra, khảo sát thực địa sẽ được diễn giải, phân tích và thảo
luận chi tiết.
Phương pháp chuyên gia: được áp dụng để tổ chức đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động sản
xuất làng nghề đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt trong quá trình triển khai
thực hiện, khóa luận sử dụng hình thức tham vấn và thu thập ý kiến của nhiều chuyên gia
trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để có thể góp ý, chỉnh sửa và bổ xung cho các kết
quả nghiên cứu;

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: được áp dụng
trong việc lấy mẫu môi trường nước và không khí tại địa bàn nghiên cứu. Các mẫu được được
bảo quản và phân tích tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn Vilas, các chỉ tiêu phân tích được áp
dụng các phương pháp đảm bảo độ chính xác cao: TCVN 6001:2008; SMEWW 3125 : 2005...
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, các cơ sở sản xuất tại làng nghề chủ yếu được chia thành 2 nhóm ngành sản
xuất chính bao gồm: (1) nhóm các cơ sở đúc, bao gồm: đúc thép, đúc gang, đúc đồng đúc

3


nhôm và các dịch vụ nghề đúc; và nhóm các cơ sở chuyên về gia công cơ khí: Chế tạo khuôn
mẫu, cơ khí chính xác, đột dập... Nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu gồm:
sắt phế liệu, đồng phế liệu, gang phế liệu và một phần các nguyên liệu chính phẩm. Ngoài ra
là các loại nguyên liệu phụ gồm sơn, que hàn, hơi hàn, hóa chất tẩy, phụ liệu (bột kim loại
Mn, cao lanh, cát, v.v). Nhiên liệu sử dụng chính ở đây là than kip-lê, dầu.
Khu vực sản xuất tập trung của làng nghề Tống Xá được chia thành 2 khu vực chính
đó là Cụm công nghiệp số I và II. Tổng diện tích của cả 2 cụm công nghiệp là khoảng 5,1 ha
với tổng số khoảng 50 công ty hoạt động. Trong đó cụm công nghiệp số I khoảng 2,7 ha và
Cụm công nghiệp số II với khoảng 2,4 ha. Cụm công nghiệp I được thành lập từ năm 1993 và
cụm công nghiệp số hai là từ năm 2000. Hai cụm công nghiệp này nằm dọc hai bên của con
mương chạy dọc suốt chiều dài khoảng 1km của làng nghề Tống Xá.
Ngoài các doanh nghiệp nằm trong 2 cụm công nghiệp trên thì còn có khoảng trên 20
cơ sở sản xuất hộ gia đình làm nghề đúc đồng, đúc nhôm tự do nằm rải rác trong khu vực dân

Từ các sơ đồ dây chuyền công nghệ đúc gang, thép và đồng có thể thấy được các
nguồn ô nhiễm, các chất ô nhiễm và các điểm tiếp nhận (không khí, nước mặt, nước ngầm,
đất). Các chất ô nhiễm này có thể tác động ngay đến người lao động bị tiếp xúc trực tiếp với
liều lượng cũng như thời gian tiếp xúc cao; cũng có thể gây ô nhiễm không khí, nguồn nước,
đất trồng trọt và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Có thể nói hầu hết các công đoạn sản xuất đúc cơ khí (trừ công đoạn tôi luyện trong
sản xuất gang và thép) đều phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí. Đó là bụi do đốt than,
củi và từ chất bẩn từ phế liệu sử dụng làm nguyên liệu; bụi từ cát làm khuôn và các chất phủ
bề mặt khuôn phát sinh trong quá trình tạo hoặc phá dỡ khuôn. Đó là các loại hơi kim loại
trong quá trình nung và đúc; và các loại hơi khí trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Những
chất ô nhiễm này không những gây ô nhiễm không khí mà còn theo nước mưa làm ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm và đất trồng trọt
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động sản xuất làng nghề Tống Xá đã gây ô nhiễm
môi trường và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng tại địa phương. Sau đây là các kết luận
cụ thể :
1. Làng nghề Tống Xá có tỷ lệ gia tăng dân số khá cao so với tỷ lệ chung của quốc gia.
Diện tích đất nông nghiệp, nước mặt, cây xanh ngày càng có xu hướng giảm. Thu
nhập của dân cư sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp.

4


Nhu cầu cải thiện đời sống, hòa nhập với nền kinh tế của các khu vực khác là động lực
chính thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất công nghiệp làng nghề tại Tống
Xá. Việc phát triển sản xuất tại làng nghề Tống Xá để đáp ứng kịp với các yếu tố
mang tính động lực ở trên đã gây những áp lực lớn đối với sản xuất cũng như môi
trường.
2. So với các làng nghề thuần nông khác tại Việt Nam thì làng Tống Xá có cơ sở hạ tầng
khá phát triển, công nghệ sản xuất được sử dụng nhìn chung là hiện đại so với mặt
bằng chung của các làng nghề sản xuất cơ khí tại Việt Nam. Quy mô làng nghề đặt ra
nhiều mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm khá đa dạng
nhưng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ trong nước, không ổn
định. Điều kiện và môi trường lao động chưa thực sự được quan tâm, người lao động

thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hoá chất; nguy cơ tai nạn lao động cao và
thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. Nhận thức của nhiều chủ hộ sản xuất và người lao
động còn thấp. Môi trường sống nhìn chung đã từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn
đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp
vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Tất cả những yếu tố
trên đang cùng tạo ra những áp lực tác động đến môi trường và con người. Sức khoẻ
người lao động và dân cư đang bị đe doạ do ô nhiễm môi trường.
3. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các bệnh có tỷ lệ mắc cao tại cộng đồng dân cư làng
nghề Tống Xá là nhóm bệnh đường tiêu hóa, nhóm bệnh tâm thần- thần kinh, bệnh tim
mạch- huyết áp, bệnh cơ - xương khớp và bệnh phế quản -phổi.
Kiến nghịn
1. UBND tỉnh Nam Định cần thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi
trường và tình hình sức khỏe cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và tại làng
nghề Tống Xá nói riêng, cụ thể như: Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế
- xã hội - con người đồng bộ với việc quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững; Không ngừng tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ
cũng như cộng đồng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau về BVMT và chăm sóc sức
khỏe; Huy động mọi nguồn lực tại địa phương tăng cường công tác vệ sinh môi
trường, thu gom và xử lý chất thải, cung cấp đầy đủ và sử dụng nước sạch sinh hoạt.
2. UBND xã Yên Xá phối hợp với phòng TNMT huyện Ý Yên và các cơ quan có liên
quan cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch quản lý chất thải và triển khai áp dụng tại
làng nghề Tống Xá. Kế hoạch này này phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường
chung của toàn huyện Ý Yên và tỉnh Nam Định.

5


3. Sở TNMT tỉnh Nam Định cần xây dựng chương trình quan trắc môi trường cho làng
nghề Tống Xá và định kỳ triển khai thực hiện các hoạt động quan trắc và giám sát
môi trường.

4. Sở Y tế Nam Định cần xem xét lại hệ thống thống kê và báo cáo và có cơ chế và chế
tài đối với các doanh nghiệp trong việc khám sức khỏe cho người lao động.
5. Chủ các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và các hộ tham gia sản xuất tại làng nghề
Tống Xá cần đẩy mạnh áp dụng các các giải pháp công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ưu tiên các giải pháp SXSH và kiểm soát ô nhiễm
môi trường do nước thải, chất thải rắn và khí thải.

References
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng
quan môi trường Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi
trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007); Báo cáo quốc gia về sức khỏe môi trường năm
2006, Hà Nội.
4. Bộ Y tế, Trường quản lý cán bộ y tế (1999), Sức khỏe môi trường, Tài liệu giảng dạy
sau đại học. NXB Y học.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo tổng kết nhiệm
vụ “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe
cộng đồng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và khuyến cáo tới cộng đồng” , Hà
Nội.
6. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi
trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. Đinh Hạnh Thưng và Đặng Quốc Nam (2000), Môi trường nông thôn và một số giải
pháp định hướng, tài liệu hội thảo khoa học “Môi trường đô thị, công nghiệp và nông
thôn” , Hà Nội.
8. Lê Thị Lài, Lại Thúy Hiền & CS (2003), Báo cáo tổng kết: Xây dựng mô hình xử lý
nước thải sản xuất ma, nhôm và gia công cán thép bằng phương pháp sinh học đạt
tiêu chuẩn Việt Nam, Hà nội.


6


9. Lê Vân Trình và CS (2000), Môi trường, điều kiện làm việc và sức khoẻ NLĐ tại các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, tài liệu Hội thảo khoa học “Công tác
an toàn-vệ sinh lao động trong khu vực sản xuất phi kết cấu và các làng nghề ở Việt
Nam – Kinh nghiệm của Nhật Bản” , Hà nội.
10. Nguyễn Thị Liên Hương (2006), Nghiên cứu nguy cơ cơ sức khỏe ở làng nghề tại một
số tỉnh phía bắc & giải pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ y học. Hà Nội
11. Vũ Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu một số giải pháp cải thiện môi trường và điều
kiện làm việc ở một số làng nghề nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, Hà Nội
12. UBND Xã Yên Xá (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội. Nam
Định.
13. UBND Xã Yên Xá (2007), Báo cáo về tình hình phát triển cụm công nghiệp làng nghề
Yên Xá-Ý Yên-Nam Định, Nam Định
14. UBND Xã Yên Xá (2006), Báo cáo về việc thực hiện vệ sinh môi trường và biện pháp
bảo vệ mổi trường trong thời gian tới, Nam Định.
15. UBND Xã Yên Xá (2007), Lịch sử nghề đúc của làng nghề Tống Xá, Nam Định
Tiếng Anh

16. United Nations Human Settlements Programme (2002), Health effects of outdoor air
pollution in developing countries of Asia; a literature review. 8(2)5.
17. Health Canada (2004), Canadian handbook on health impact assessment, volume 1-4.
18. Noel de Nevers (1995), Air Pollution Control Engineering- McGraw-Hill
International Edition
19. M Mc Carthy, J P Biddulph (2007), A health impact assessment model for
environmental changea attributable to devolopment project.
20. World health organization (2003), Environmental burden of disease, No 1-13.

7




×