Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Tìm hiểu một số lớp mạng nơron nhân tạo ứng dụng vào bài toán phân cụm mờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217 KB, 4 trang )

Tìm hiểu một số lớp mạng nơron nhân tạo ứng
dụng vào bài toán phân cụm mờ
Lê Minh Hoàng
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS chuyên ngành: Mạng và truyền thông; Mã số: 1 01 10
Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Bùi Công Cường
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Giới thiệu về mạng nơron và bài toán phân cụm dữ liệu. Trình bày một số lớp
mạng nơron nhân tạo liên quan đến quá trình xây dựng mạng FBACN (Mạng phân cụm
kết hợp hai hướng mờ): mạng truyền thẳng, mạng có nối ngược Hopfield, mạng kiểu bộ
nhớ kết hợp hai chiều (BAM). Ứng dụng mạng nơron đa khớp nối vào bài toán phân cụm
dữ liệu mờ. Trình bày 2 thực nghiệm của FBACN và FCM (Thuật toán c-mean mờ) cho
hai tập dữ liệu nổi tiếng: tập dữ liệu hình cánh bướm (Butterfly) và tập dữ liệu về loài hoa
(Iris)
Keywords: Bài toán phân cụm dữ liệu; Công nghệ thông tin; Mạng máy tính;Mạng thần
kinh nhân tạo

Content
Trong vài năm gần đây, công nghệ thông tin đã có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, xâm
nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội chúng ta. Nhìn nhận từ những góc độ lợi ích nó
đem lại, chúng ta đã đặt ra những nhiều những đòi hỏi mà những người làm công nghệ thông tin
phải thực hiện.
Sự bùng nổ thông tin đã đem đến nhiều khối lượng dữ liệu khổng lồ và người làm công
nghệ thông tin phải biết cách xử lý chúng sao cho có hiệu quả nhất. Một trong những yếu tố góp
phần quan trọng trong quá trình xử lý đó là kỹ thuật phân cụm dữ liệu (PCDL).
Trong luận văn này tôi chọn đề tài “Tìm hiểu một số lớp mạng nơron nhân tạo ứng
dụng vào bài toán phân cụm mờ ” làm hướng nghiên cứu của mình. Đề tài đi sâu nghiên cứu
về cách xây dựng một kiến trúc mạng đa khớp nối để ứng dụng cho quá trình tối ưu hoá các ràng
buộc với các hàm mục tiêu có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: high-order, logarith,



sin,….Không giống với mạng Hopfield, mạng chỉ tối ưu với dạng toàn phương. Đối với mô hình
mạng mới này, một mạng phân cụm kết hợp hai hướng mờ (fuzzy bidirectional associative
clustering network - FBACN) bao gồm hai lớp mạng hồi quy được đưa ra cho phân cụm dựa
trên phương pháp hàm mục tiêu.
Như chúng ta đã biết thì fuzzy c-means (FCM) là một giải thuật quan trọng trong lĩnh vực
phân cụm mờ và nhiều giải thuật phát triển sau đó thì cũng sử dụng các công thức của FCM như
là những thành phần chính yếu. Chẳng hạn như mạng Kohonen mờ (fuzzy Kohonen clustering
network) do Tsao đề xuất [6] hay mạng Hopfield mờ (fuzzy Hopfield neural network) do Lin đề
xuất [7]. Tuy nhiên khi một ứng dụng phân cụm mờ có các ràng buộc phức tạp, thì các giải pháp
phân tích trong một bước lặp đơn của các giải thuật đó trở nên kém hiệu quả. Mạng FBACN có
khẳ năng khắc phục được nhược điểm đó.
Về bố cục, luận văn được chia làm 4 phần chính.
Chương 1, giới thiệu một cách ngắn gọn về mạng nơron và bài toán phân cụm dữ liệu.
Chương 2, trình bầy về một số lớp mạng nơron nhân tạo liên quan đến quá trình xây dựng mạng
FBACN, bao gồm lớp mạng truyền thẳng, mạng có nối ngược – Hopfield và bộ nhớ kết hợp hai
hướng (Bidirectional Associative Memory - BAM)
Chương 3, trình bầy về quá trình xây dựng mạng nơron đa khớp nối (FBACN) và ứng dụng vào
bài toán phân cụm mờ.
Chương 4, trình bầy 2 thực nghiệm của FBACN và FCM cho hai tập dữ liệu nổi tiếng đó là tập
dữ liệu hình cánh bướm (Butterfly) và tập dư liệu về loài hoa (Iris)
Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi có những hạn chế
và thiếu sót. Tôi xin được tiếp thu ý kiến sự đánh giá, chỉ bảo của các thầy giáo cũng như các bạn
bè và đồng nghiệp.

References
[1] Martin T. Hagan and Howard B. Demuth “Neural network design”, PWS Publishing
Company, 1996.
[2] J.H.Wang and C.Y.Peng, “Optimal clustering using neural network,” in Proc. IEEE Int.
Conf. Syst., Man, Cybern., vol.2, 1998, pp.1625-1630
[3] Y.Guo, X.Yin, and W.Gong, “ART2 neural network clustering for hierarchical simulation,”

in Proc. SPIE Int. Soc.Opt.Eng., vol. 2.1998, pp.35-48


[4] M.F.Augusteijn and U.J.Steck, “Supervised adaptive clustering: A hybrid neural network
clustering algorithm,” neural Comput.Applicat., vol.7,no. 1, pp.78-89, 1998.
[5] T.Kohonen, “Self – organization and associative memorry”, Berlin, Germany: SpringerVerlag, 1984.
[6] E. C. Tsao, J. C. Bezdek, and N. R. Pal, “Fuzzy Kohonen clustering network”, Patterm
recognition, vol.27, no.5, pp.757-764, 1994.
[7] J. Lin, K. Cheng, and C.Mao, “A fuzzy Hopfield neural network for medical image
segmentation”, IEEE Trans. Nuclear Sci., vol.43, 1996.
[8] Vũ Thanh Nguyên, “Ứng dụng logic mờ, mạng nơron mờ, hệ các luật mờ phân tích dự báo
các mặt hàng chiến lược”, Hội thảo khoa học Hệ mờ, mạng nơron và ứng dụng, lần thứ nhất, Hà
nội 8-9/11/2006.
[9] Bùi Công Cường và Nguyễn Doãn Phước, “Hệ mờ, mạng nơron và ứng dụng ”, NXB Khoa
học và kỹ thuật, 2006.
[10] Jiawei Han and Micheline Kamber, “Data Mining: Concepts and Techniques”, Hacours
Science and Technology Company, USA, 2001.
[11] J.Han, M.Kamber and A.K.H. Tung, “Spatial Clustering Methods in Data mining : A
Survey”, Simon Fraster University, Canada, 2002 .
[12] MARIA HALKIDI, “On Clustering Validation Techniques”, Kluwer Academic Publishers,
Holland, 2001.
[13] Hoàng Tuỵ, “Hàm thực và giải tích hàm”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
[14] Jacek Leski (2001), “An  -Insensitive Approach To Fuzzy Clustering”, International
Journal Applied Mathematics and Computer Sciences, Vol.11, No.4, 2001, pp.993-1007.
[15] Kersten P.R.(1999), “Fuzzy Order Statistics and their application”, IEEE Trans.Fuzzy Syst,
No 6.
[16] Hathaway R.J and Bezdek J.CNTT (2000), “Generalized fuzzy c-means clustering
Strategies using LP Norm Distances”, IEEE Trans.Fuzzy Syst, No 5, pp.576-582.
[17] K.S. Al-Suntal and S.Z.Selin, “A global algorithm for the fuzzy clustering problem,”,
Patterm Recognition, vol. 26, no.9, pp. 1357-1361, 1993.

[18] H.S. Rhee amd K.W.Oh, “Performance

measure for the fuzzy cluster validity,” in

Proc.Asian Fuzzy Syst. Symp., 1996.
[19] R. E. Greene, “Introduction to Topology”, New York: Saunders, 1983, ch.1


[20] J. E. Steck, “Convergence of recurrent networks as contraction mappings,” in Proc.
Int.Joint Conf. Newral Networks, vol.III, 1992, pp.462-467
[21] J.E.Steck and S.N.Balakrishnan, “Use of Hopfield newral networks in optimal guidance,”
IEEE Trans. Aerosp.Electron. Syst., vol.30, no.1, pp 287-293, Jan.1994.



×